Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đời sống văn hóa tinh thần của người khmer ở trà vinh từ năm 1992 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.51 KB, 80 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Thị Huyền Sâm, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô trường Đại học sư phạm
Hà Nội, trường Đại học Trà Vinh đã giảng dạy, định hướng giúp đỡ em trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Học viên
Thạch Som Nang

1


MỤC LỤC
Mở đầu.....................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 6
3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................9
5. Đóng góp của luận văn .....................................................................................10
6. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................10
Chương 1: Khái quát về tỉnh Trà Vinh và dân tộc Khmer ở Trà Vinh .................12
1.1. Khái quát về tỉnh Trà Vinh ............................................................................12
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và cư dân ..........................................12
1.1.2. Khái quát lịch sử hành chính tỉnh Trà Vinh .......................................16
1.1.3. Khái quát kinh tế - xã hội Trà Vinh …................................................17
1.2. Khái quát kinh tế - xã hội của dân tộc Khmer ở Trà Vinh …........................22
1.2.1. Về kinh tế ............................................................................................22


1.2.2.Về xã hội ...............................................................................................24
Tiểu kết chương 1...........................................................................................26
Chương 2. Phong tục, tín ngưỡng và tôn giáo của người Khmer ở Trà Vinh từ
năm 1992 đến nay .................................................................................................28
2.1. Phong tục .....................................................................................................28
2.1.1. Lễ cắt tóc trả ơn mụ và lễ giáp tuổi ...................................................28
2.1.2. Lễ xuất gia đi tu .................................................................................29
2.1.3. Lễ hỏi và lễ cưới ................................................................................31
2.1.4. Lễ tang và lễ dâng phước....................................................................36
2.1.5. Lễ giỗ .................................................................................................39
2.1.6. Lễ kết giới (Bon bân chol sima) ........................................................40
2


2.2.Tín ngưỡng .....................................................................................................42
2.3.Tôn giáo ..........................................................................................................44
2.4. Một số nhận xét về phong tục, tín ngưỡng và tôn giáo của người Khmer ở Trà
Vinh ......................................................................................................................45
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................50
Chương 3. Lễ hội và các loại hình nghệ thuật của người Khmer ở Trà Vinh từ năm
1992 đến nay .................................................................................................51
3.1. Một số lễ hội tiêu biểu của người Khmer ở Trà Vinh ...................................51
3.1.1. Lễ vào năm mới ...................................................................................51
3.1.2. Lễ cúng ông bà ....................................................................................54
3.1.3. Lễ cúng trăng .......................................................................................57
3.2. Một số trò chơi dân gian trong các lễ hội của người Khmer ở Trà Vinh ......58
3.2.1.Thả đèn nước ........................................................................................58
3.2.2. Đua ghe ngo .........................................................................................59
3.3. Các loại hình nghệ thuật ................................................................................61
3.3.1. Âm nhạc ...............................................................................................62

3.3.2. Dàn nhạc ngũ âm .................................................................................63
3.3.3. Múa ......................................................................................................65
3.3.4. Sân khấu ..............................................................................................66
3.4. Một số nhận xét về lễ hội và các loại hình nghệ thuật của người Khmer tỉnh
Trà Vinh ................................................................................................................69
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................74
Kết luận ................................................................................................................75
Tài liệu tham khảo ................................................................................................77

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi dân tộc đều sáng tạo ra
truyền thống văn hóa riêng cho mình.Truyền thống văn hóa đó theo chiều dài lịch
sử đã trở thành tập quán, nếp sống, bản sắc của dân tộc.
Dân tộc gắn với bản sắc văn hóa. Đánh mất bản sắc văn hóa là tự đánh mất
dân tộc. Do vậy, mỗi dân tộc để tồn tại và phát triển phải giữ được những giá trị
văn hóa mang bản sắc của mình. Sở dĩ dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm
dựng nước và giữ nước với biết bao sóng gió, thử thách vẫn vươn lên với sức
sống ngày càng mãnh liệt là vì đã giữ được bản sắc văn hóa, đồng thời làm cho
những di sản văn hóa của dân tộc thêm tốt đẹp, phong phú bằng cách kết hợp văn
hóa truyền thống với những tinh hoa văn hóa của thời đại.
Coi việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc là chủ trương
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm xây dựng một "nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ V khóa VIII (1998), Đảng ta đã khẳng định rõ: "Di sản văn hóa là tài sản
vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để tạo ra
những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế

thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao
gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể".[25,tr.206]
Để đưa những chủ trương về văn hóa của Đảng vào cuộc sống, chúng ta
phải hiểu văn hóa truyền thống của tộc người ở Việt Nam, trong đó có văn hóa
của các tộc người thiểu số. Vì vậy, việc tìm hiểu đời sống văn hóa nhất là đời
sống văn hóa tinh thần của các dân tộc ít người vừa nhằm mục đích bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa của các tộc người đó, đồng thời cũng chính là để
lưu giữ sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.
4


Trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam, tộc người Khmer sống tập trung ở
các tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, An
Giang, Tây Ninh. Ngoài ra ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh
Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu và vài tỉnh ở miền Đông Nam bộ cũng
có một số cụm dân cư không đáng kể. Văn hóa của đồng bào Khmer là một bộ
phần quan trọng trong nền văn hóa đa dạng và thống nhất của Việt Nam. Đó là
hoạt động sáng tạo về vật chất, tinh thần của cộng đồng người trong quá trình
chinh phục và thích nghi với thiên nhiên.
Ở tỉnh Trà Vinh, dân tộc Khmer với tư cách là một cộng đồng dân cư chiếm
31,62 % dân số toàn tỉnh nên đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chính
trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của Trà Vinh. Trong đó đời sống văn hóa tinh thần của
họ vừa mang đậm bản sắc của dân tộc Khmer Nam Bộ nói chung, vừa có những
nét riêng biệt của Trà Vinh. Do đó việc nghiên cứu đời sống văn hóa tinh thần của
người Khmer ở Trà Vinh từ sau khi tái lập tỉnh (1992) sẽ không chỉ góp phần làm
rõ bức tranh văn hóa của người Khmer ở Trà Vinh mà qua đó còn giúp hiểu sâu
sắc nét đặc sắc, sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân
tộc Khmer Nam Bộ. Sâu xa hơn, việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần tìm hiểu văn
hóa các tộc người thiểu số, đây là một trong những định hướng quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta nhằm hướng tới mục tiêu "xây dựng nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" trong dòng chảy của văn minh hiện đại dưới tác
động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa.
Mặt khác, là người dân tộc Khmer, sinh ra, lớn lên và hiện là giáo viên
giảng dạy môn lịch sử trên quê hương Trà Vinh, nên việc tìm hiểu về dân tộc và
quê hương mình sẽ giúp cho tôi giảng dạy tốt hơn phần lịch sử văn hóa, lịch sử
địa phương qua đó góp phần giáo dục, bồi đắp cho học sinh lòng tự hào đối với
dân tộc và tình yêu đối với quê hương đất nước.

5


Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu
vấn đề "Đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở Trà Vinh từ năm 1992
đến nay" làm đề tài luận văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu văn hóa Khmer nói chung và văn hóa Khmer ở tỉnh Trà Vinh
nói riêng không thể tách rời quá trình lịch sử phát triển của các ngành khoa học
nghiên cứu văn hóa các dân tộc ít người Việt Nam.
Trước năm 1975, diện mạo văn hóa Khmer được nhiều nhà nghiên cứu
người Pháp quan tâm, nhưng họ chủ yếu nghiên cứu và đề cập từng khía cạnh
riêng biệt như lịch sử, mỹ thuật và kiến trúc chùa, nghi lễ tôn giáo, sinh hoạt dân
gian, thơ ca dân gian.
Sau năm 1975, việc nghiên cứu về văn hóa của người Khmer liên tục được
chú trọng và đạt nhiều kết quả đáng quan tâm, trong đó phải kể đến các các tác
phẩm như:
+ Cuốn "Phong tục lễ nghi của người Khmer vùng đồng bằng sông
Cửu Long" của Thạch Voi, Hoàng Túc, NXB tổng hợp Hậu Giang 1988, giới
thiệu những phong tục, nghi lễ của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long trong
đó có các lễ thức của nghi lễ vòng đời người.
+ Cuốn "Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long" do

Trường Lưu chủ biên, NXB văn hóa dân tộc 1993 là công trình chú trọng đến tín
ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán của người Khmer ở đồng bằng sông
Cửu Long.
+ Cuốn "Một số lễ tục dân gian người Khmer đồng bằng sông Cửu
Long" (1999) và “Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ” (2002)
của Trần Văn Bổn, là hai công trình đã nêu khai lược về lịch sử vùng đất và cư
dân Nam Bộ cổ xưa. Trong tác phẩm Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer

6


Nam Bộ tác giả chưa phản ánh đầy đủ các phong tục, nghi lễ vòng đời người,
không có sự so sánh phân tích giữa các tỉnh đông đồng bào Khmer trong khu vực.
+ Cuốn "Xây dựng đời sống văn hóa vùng Khmer Nam bộ" Nhiều tác
giả, Vụ văn hóa dân tộc - Bộ văn hóa thông tin, Hà Nội 2004, đã tập hợp các bài
viết xoay quanh thực trạng xây dựng đời sống văn hóa cho vùng dân tộc Khmer
trong giai đoạn hiện nay và các giải pháp mới. Trong đó có một số bài viết liên
quan đến đề tài là “Đạo Phật Tiểu thừa Khmer Nam Bộ ở vùng nông thôn đồng
bằng sông Cửu Long” của Nguyễn Xuân Nghĩa, “Ảnh hưởng của Phật giáo
Theravada trong tang ma người Khmer Nam Bộ” của Nguyễn Mạnh Cường. Các
bài viết này cũng đã nêu được vai trò của Phật giáo Nam tông trong xã hội và ảnh
hưởng của nó ở các lễ thức trong nghi lễ vòng đời của người Khmer.
+ Cuốn "Vài nét về văn hóa dân gian của người Khmer", của Nguyễn
Anh Động, NXB văn hóa thông tin, tác giả đã sưu tầm, ghi chép một số nét về
lĩnh vực sinh hoạt trong dân gian xưa và nay của người Khmer.
+ Cuốn "Văn hóa Khmer Nam bộ" do Phạm Thị Phương Hạnh chủ biên,
NXB chính trị quốc gia- sự thật Hà Nội 2012, nhằm phát huy những nét đẹp,
những mặt tích cực, những tiềm năng, thế mạnh của dân tộc Khmer trong sự phát
triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong thời kì mới của đất nước.
Tất cả những thành tựu trên phản ánh một bước tiến lớn trong lịch sử

nghiên cứu về văn hóa Khmer nói chung. Tuy nhiên việc nghiên cứu đều trải trên
một phạm vi rộng (ít nhất là toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, hay cả vùng
Khmer Nam bộ), do vậy chưa làm rõ được những sắc thái phong phú, đa dạng của
văn hóa Khmer ở một địa phương cụ thể, đặc biệt là tỉnh Trà Vinh. Mặc dù vậy,
những công trình này đã tạo phông văn hóa chung để tôi làm rõ đời sống văn hóa
của người Khmer ở Trà Vinh.
Gần đây công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Khmer ở Trà Vinh đã được
đẩy mạnh. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
7


+ Cuốn "Phong trào yêu nước của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh (1930
- 2010)" do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Trà Vinh biên soạn, NXB Chính trị quốc
gia - Sự thật 2015. Nội dung cuốn sách tập trung làm nổi bật tinh thần yêu nước,
ý chí cách mạng, những hy sinh mất mát, những thắng lợi vẽ vang của đồng bào
Khmer, còn về một số đặc điểm văn hóa của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh cuốn
sách chỉ khái quát về tín ngưỡng, tôn giáo và mốt số lễ hội tiêu biểu.
+ Cuốn " Địa phương chí tỉnh Trà Vinh" Nhiều tác giả, do Sở văn hóa
thông tin tỉnh Trà Vinh xuất bản.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết về văn hóa của người Khmer Trà Vinh
đăng trên các báo, tạp chí.
Những công trình nghiên cứu trên không những có thái độ rất trân trọng
đối với truyền thống văn hóa, mà còn là sự tổng kết, kê thừa những thành tựu
nghiên cứu khoa học trong nước về văn hóa các dân tộc thiểu số, tiếp tục nghiên
cứu, trình bày có hệ thống những đặc điểm của văn hóa và đời sống văn hóa của
người Khmer từ truyền thống đến hiện đại.
Như vậy, các tác phẩm phần lớn cũng đã giới thiệu về đời sống văn hóa
tinh thần của người Khmer. Do vậy, tôi sẽ tiếp tục bổ sung những thành quả
nghiên cứu trên đây, các công trình nghiên cứu đó sẽ là những gợi mở hết sức
quan trọng để tôi tiến hành nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của người

Khmer Trà Vinh.
3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn tư liệu
3.1.1.Tư liệu thành văn
Một số tài liệu, công trình lý luận về vấn đề văn hóa dân tộc của Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (khóa VIII). Vấn đề dân tộc và chính
sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam do Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương
soạn thảo.
8


Các sách chuyên khảo, các luận văn cùng các bài báo, tạp chí có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu.
3.1.2.Tư liệu truyền miệng
Qua việc tiếp xúc với đồng bào trong những đợt điền dã, tôi được nghe kể
về phong tục tập quán, tục lễ xã hội, đặc biệt là được nghe những điệu dân ca,
những câu ca dao, tục ngữ và cả những kinh nghiệm trong cuộc sống và sản xuất
của đồng bào.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận Mácxít, quan niệm
của Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, về dân tộc. Đề tài được
tiếp cận dưới góc độ lịch sử, do đó phương pháp nghiên cứu chuyên ngành phương pháp lịch sử và phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu chủ đạo
được vận dụng khi triển khai đề tài kết hợp với phương pháp điền dã, phương
pháp nghiên cứu liên ngành như phương pháp nghiên cứu địa lí, phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh … Từ việc tiếp cận, sưu tầm, xử lí, đối chiếu các
nguồn tài liệu thành văn và tư liệu truyền miệng, nghiên cứu các sự kiện, hiện
tượng văn hóa tiêu biểu của người Khmer ở Trà Vinh từ năm 1992 đến nay để tái
hiện bức tranh đời sống văn hóa tinh thần của họ một cách chân thực, khách quan
và sống động. Từ đó rút ra những nhận xét và kết luận khoa học, chính xác, khách
quan về đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở Trà Vinh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trà Vinh là địa bàn cư trú của cộng đồng dân cư các dân tộc Kinh - Khmer
- Hoa, song đồng bào Khmer chiếm 31,62% dân số, là một dân tộc có nền văn
hóa phong phú, đa dạng và phát triển lâu đời. Do đó, luận văn này chỉ tập trung
tìm hiểu "Đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở Trà Vinh từ năm 1992
đến nay"
9


4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Giới hạn về không gian: Luận văn nghiên cứu đời sống văn hóa tinh
thần của người Khmer ở Trà Vinh, bao gồm thành phố Trà Vinh và 7 huyện
(Duyên Hải, Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần).
4.2.2. Giới hạn về thời gian: Luận văn nghiên cứu đời sống văn hóa tinh
thần của người Khmer ở Trà Vinh từ năm 1992 đến nay. Mốc bắt đầu - năm 1992
là mốc tái thành lập tỉnh Trà Vinh và mốc kết thúc là đến nay nhằm làm rõ diện
mạo đời sống tinh thần của người Khmer trong điều kiện mới.
4.2.3. Giới hạn về vấn đề nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các
lĩnh vực chủ yếu của đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở Trà Vinh:
Phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách khái quát về đời sống văn hóa
tinh thần của người Khmer ở Trà Vinh từ năm 1992 đến nay, khẳng định những
giá trị văn hóa trong quá trình vận động, biến đổi và tác động của nó đến sự phát
triển kinh tế, xã hội của dân tộc Khmer.
Với công trình nghiên cứu còn rất khiếm tốn của mình, tôi hy vọng góp
phần nhỏ bé vào việc tuyên truyền, giới thiệu, giáo dục cho các dân tộc, trước hết
là dân tộc Khmer hiểu và ý thức về giá trị văn hóa truyền thống của mình. Các em
học sinh trung học phổ thông ở Trà Vinh là đối tượng đầu tiên mà tôi hướng tới,

góp phần trang bị cho các em hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc
mình.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Khái quát về tỉnh Trà Vinh và dân tộc Khmer ở Trà Vinh

10


Chương 2: Phong tục, tín ngưỡng và tôn giáo của người Khmer ở Trà Vinh
từ năm 1992 đến nay
Chương 3: Lễ hội và các loại hình nghệ thuật của người Khmer ở Trà Vinh
từ năm 1992 đến nay

11


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH VÀ DÂN TỘC KHMER Ở TRÀ VINH
1.1. Khái quát về tỉnh Trà Vinh
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và cư dân
Về vị trí địa lý
Tỉnh Trà Vinh là một trong 13 tỉnh, thành phố của đồng bằng sông Cửu
Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, tỉnh Trà Vinh có diện tích đất tự nhiên là
234.116ha .
Trong hệ thống tọa độ địa lý, tỉnh Trà Vinh có vị trí giới hạn từ 9031’46’’
đến 1004’45’’ vĩ độ Bắc và từ 105057’16’’ đến 106036’04’’ kinh độ Đông. Địa giới
hành chính của tỉnh Trà Vinh là: phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Bến tre, có ranh
giới là sông Cổ Chiên, dài gần 60km, phía nam và tây nam giáp tỉnh Sóc Trăng,

có ranh giới là sông Hậu, dài gần 60km, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía đông
và đông nam giáp Biển Đông, bờ biển dài 65km, với cửa Định An (sông Hậu) và
cửa Cung Hầu (sông Cổ Chiên), nằm trên địa bàn 3 huyện Cầu Ngang, Châu
Thành và Duyên Hải.[4,tr.11]
Tỉnh Trà Vinh có địa hình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao
trên dưới 1m so với mực nước biển. Địa hình tỉnh Trà Vinh khá phức tạp do sự
chia cắt của các giồng cát và hệ thống trục lộ, kênh rạch chằng chịt. Nhiều vùng
trũng xen kẽ với giồng cát cao, chiều hướng của độ dốc chỉ được thể hiện trên các
cánh đồng. Phần phía nam là vùng đất thấp, bị chia cắt bởi các giồng cát hình
cánh cung, nhiều nơi chỉ có độ cao từ 0,5m đến 0,8m so với mực nước biển. Do
đó, những nơi này thường bị ngập mặn từ 3 đến 5 tháng/năm.
Về điều kiện tự nhiên
Tỉnh Trà Vinh có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú,
đa dạng như: khí hậu, đất đai, sông rạch, động, thực vật, thủy, hải sản...
12


Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những
thuận lợi chung như: nhiệt độ cao và ổn định. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế
về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít. Nhiệt độ trung bình
của tỉnh Trà Vinh từ 250 đến 270C. Vào mùa mưa, nhiệt độ cao nhất khoảng 32 0C
và thấp nhất khoảng 210C, Vào mùa khô, nhiệt độ cao nhất khoảng 33 - 340C và
thấp nhất khoảng 23 - 240C. Độ ẩm của tỉnh vào mùa khô khoảng 78 – 860 và mùa
mưa khoảng 86 – 880. Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1.500 – 1.627mm)
và phân bố không ổn định. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất là
huyện Càng Long và thành phố Trà Vinh, thấp nhất là huyện Cầu Ngang và huyện
Duyên Hải. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Càng về phía biển, thời
gian mưa càng ngắn dần tức là mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm.
Thường có những đợt nắng gay gắt liên tiếp từ 5 đến 10 ngày gây ra hạn làm cho
sản xuất gặp khó khăn. Nhìn chung, khí hậu của tỉnh Trà Vinh tương đối ôn hòa,

thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và ổn định cuộc sống cho người dân địa
phương.
Đất đai tỉnh Trà Vinh được hình thành từ lâu đời với những thăng trầm do
quá trình kiến tạo địa chất. Do đó, Trà Vinh là một dải đồng bằng ven biển, không
núi đồi, được phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi đắp hàng năm. Trà Vinh có
nhiều đất giồng cát và gò cao với hợp chất là cát pha đất sét, một nơi có phù sa
mùn. Đất giồng và gò có độ cao từ 2 – 5m so với mặt nước biển. Ngoài ra, tỉnh
Trà Vinh còn có loại đất phù sa nằm ven sông Cổ Chiên và sông Hậu, hàng năm
lượng phù sa từ hai con sông này bồi đắp để hình thành một lớp đất màu mỡ ở
ven bờ, ở các cồn, cù lao rất phù hợp cho việc trồng cây ăn trái. Đất đai ở ven
biển Trà Vinh có sự thay đổi theo thời gian, ngày càng lấn ra biển. Từ năm 1940
đến nay, mũi Ba Động (huyện Duyên Hải) đã lấn ra biển hàng kilômét. Hàng
năm, đất được bồi tiến ra biển từ 30 – 50m [4,tr.14]. Nhìn chung, đất đai của Trà

13


Vinh phong phú và đa dạng, góp phần tạo nên nhiều hệ sinh thái, động thực vật
cùng tồn tại. Đây là một nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh.
Nhìn tổng thể, tỉnh Trà Vinh như một dải cù lao nằm giữa sông Tiền và
sông Hậu. Càng tiến ra Biển Đông, hai con sông này ngày càng rộng lớn, lượng
nước lớn hơn. Mạng lưới sông, rạch được chia theo ba hệ thống: hệ thống đổ ra
sông Cổ Chiên, hệ thống đổ ra sông Hậu, hệ thống đổ ra Biển Đông. Với hệ thống
sông rạch chằng chịt. Trà Vinh có mạng lưới giao thông đường thủy nối liền các
địa phương trong tỉnh và các nơi khác, tưới tiêu ruộng đồng, phục vụ nông
nghiệp, cung cấp nguồn thủy sản trên sông và nguồn phù sa vô tận, cân bằng sinh
thái, là một tiềm năng lớn của tỉnh.
Bờ biển của Trà Vinh dài 65km với hai cửa sông: Định An và Cung Hầu.
Biển Trà Vinh cát, nhiều phù sa, phần lớn là bãi bùn. Do phù sa, bãi bùn và
trường sóng lớn, nên nước biển nơi đây hiếm khí trong xanh, phần lớn có màu

nâu đục. Với hệ thống sông rạch chằng chịt, đất đai khá màu mỡ và khí hậu ôn
hòa, tỉnh Trà Vinh có hệ động, thực vật vô cùng đa dạng, là địa bàn sinh trưởng
của nhiều loài, giống khác nhau.
Về phía đồng bằng, trên những con giồng cát và đồng bằng xưa kia là rừng
dày, rừng rậm. Dấu vết sót lại ngày nay là là những cây cổ thụ ở khu vực Ao Bà
Om (thành phố Trà Vinh). Các loại gỗ quý hiện nay vẫn còn khá nhiều như: sao,
dầu... Đây cũng là nơi cư ngụ của nhiều loại động vật như: trâu, bò, dê, sóc, chim
cò...Vì thế, Trà Vinh có nhiều vườn chim thiên nhiên độc đáo như: chùa Giồng
Lớn ( huyện Trà Cú), chùa Hang (huyện Châu Thành)...
Về phía ven biển là hệ thống rừng ngập mặn với các loại cây bần, sú...
thuộc các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành. Diện tích rừng và
đất rừng ven biển khoảng 24.000ha. Các loại thuỷ, hải sản ven biển cũng khá
phong phú với khoảng 40 họ, 78 giống và 150 loài, bao gồm cá biển ven bờ, cá
nước lợ, và cá di trú. [4,tr.16]
14


Sự phong phú và đa dạng về động, thực vật đã cung cấp cho tỉnh Trà Vinh
nhiều tài nguyên thiên nhiên, là tiềm năng, lợi thế phục vụ cho việc khai thác và
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.
Về dân cư
Theo thống kê, dân số tỉnh Trà Vinh là trên 1.027.012 người. Trong đó, có
854.808 người (chiếm 83,19% dân số) sống ở khu vực nông thôn, 172.707 người
(chiếm 16,81% dân số) sống ở khu vực thành thị (thành phố và các thị trấn).
[4,tr.19]
Người Kinh có tỷ lệ cao nhất của tỉnh với 694.261 người, chiếm 67,57%
dân số của tỉnh, cư trú ở khắp các địa bàn trong tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất ở
thành phố Trà Vinh, các thị trấn. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ.
Trà Vinh có đông đồng bào Khmer với 324.877 người, chiếm 31,62% dân

số. [4,tr.20]. Đồng bào Khmer có mặt ở các huyện, thành phố trong tỉnh, nhưng
tập trung đông nhất ở các huyện Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu
Cần... và sống tập trung thành các phum, sóc trên các giồng cát, ven các sông rạch
hoặc ven đường giao thông xen kẻ với các ấp, khóm của người Kinh. Ngành nghề
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Người Hoa có 7.690 người, chiếm 0,8% dân số của tỉnh. Người Hoa sống
tập trung nhiều nhất ở thành phố Trà Vinh và các thị trấn. Ngành nghề chủ yếu là
dịch vụ và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. [4,tr.20]
Tổng số người theo các tôn giáo là 569.999 người, chiếm 54,5% dân số của
tỉnh. Trong đó, Phật giáo có số lượng tín đồ 498.930 người, chiếm 86%, Công
giáo với 54.370 tín đồ, Cao Đài với 15.366 tín đồ, Tin lành 634 người, Hồi giáo
195 người, Phật giáo Hòa Hảo 142 người... Cộng đồng các tôn giáo trên địa bàn
tỉnh luôn đoàn kết, hòa đồng, tương thân tương ái, sống “tốt đời, đẹp đạo”.
[4,tr.20-21]
15


1.1.2. Khái quát lịch sử hành chính tỉnh Trà Vinh
Thời nhà Nguyễn, Trà Vinh là tên một huyện (trước đó là phủ), thuộc phủ
Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long (được lập năm 1832).Sau khi chiếm ba tỉnh miền Tây
Nam Kỳ vào năm 1867, thực dân Pháp chia tỉnh Vĩnh Long cũ thành ba tiểu khu
là Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre.
Địa danh Trà Vinh được xác lập là đơn vị hành chính cấp tỉnh đầu tiên dưới
thời Pháp thuộc theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của toàn quyền Đông
Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện, kể từ 1 tháng 1 năm
1900. Như vậy, Trà Vinh là một trong 20 tỉnh Nam Kỳ lúc bây giờ.
Dưới thời Pháp thuộc, tỉnh Trà Vinh gồm tám quận: Càng Long, Cầu
Ngang, Cầu Kè (ban đầu thuộc tỉnh Cần Thơ, sau đó nhập vào tỉnh Vĩnh Long rồi
thuộc tỉnh Trà Vinh), Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu
Cần, Trà Cú và Trà Ôn.

Ngày 27-6-1951, Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ (thuộc chính
quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa), sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh
thành tỉnh Vĩnh Trà, huyện Tiểu Cần được sáp nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh
Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh
Bình theo sắc lệnh số 143/NV, ngày 22 tháng 10 năm 1956. Tuy nhiên, Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh.[4,tr.17]
Tỉnh Trà Vinh sáp nhập với tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long vào tháng
2 năm 1976. Đến ngày 26 tháng 12 năm 1991, theo Nghị quyết của Quốc hội
khóa VIII, Kỳ họp thứ 10, tỉnh Cửu Long lại được tách thành hai tỉnh như cũ là
Vĩnh Long và Trà Vinh. Như vậy, tỉnh Trà Vinh được tái lập và chính thức đi vào
hoạt động từ tháng 5 năm 1992. [4,tr.17]
16


Tỉnh Trà Vinh hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã và thành
phố, 106 xã, phường, thị trấn, bao gồm: Thành phố Trà Vinh, Thị xã Duyên Hải,
huyện Càng Long, huyện Châu Thành, huyện Cầu Kè, huyện Cầu Ngang, huyện
Duyên Hải, huyện Trà Cú, huyện Tiểu Cần.
1.1.3. Khái quát kinh tế - xã hội Trà Vinh
Về kinh tế
Trà Vinh khi mới tái lập là một trong những tỉnh nghèo, xuất phát điểm về
kinh tế - xã hội rất thấp, nhưng với chủ trương đúng đắn, toàn diện của Đảng bộ
tỉnh Trà Vinh, đã từng bước đưa Trà Vinh phát triển cùng với các tỉnh, thành trong
khu vực và cả nước.
Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển, việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi có tiến bộ, sản xuất lúa được tập trung thực hiện ngay từ đầu, xây

dựng các công trình thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật nhất là chọn giống lúa mới có năng suất cao, tăng cường các
biện pháp phòng trừ dịch hại... nên kết quả sản xuất từng bước tăng năng suất.
Đối với cây màu lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, chủ
trương của tỉnh là hình thành vùng chuyên canh, đưa cây màu xuống ruộng, chủ
trương này được nông dân hưởng ứng.
Từ khi có chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, tỉnh
cho xây dựng hàng loạt các trại chăn nuôi ở các huyện thị, mở rộng mạng lưới thú
y ở cơ sở, cho vay vốn... đã có tác dụng thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Nhìn chung, nông nghiệp của tỉnh phát triển trên tất cả các mặt theo hướng
đa dạng cây trồng, vật nuôi, đã tạo được một cơ cấu sản xuất phù hợp với cơ chế
thị trường, giúp nông dân gặt hái nhiều kết quả. Sản xuất nông nghiệp đã góp
phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và ổn định an ninh chính trị của
tỉnh.
17


Lâm nghiệp
Tỉnh đã có nhiều chủ trương khôi phục lại rừng, thực hiện giao đất giao
rừng, tích cực đầu tư trồng rừng tập trung, phong trào trồng rừng tập trung, trồng
cây phân tán ở nhiều nơi được chú ý, nhất là từ khi thực hiện chủ trương giao đất,
giao rừng cho người lao động đã khuyên khích nhân dân tích cực trồng, chăm sóc
và bảo vệ rừng.
Cùng với việc trồng rừng tập trung, rừng phòng hộ, tỉnh đã vận động nhân
dân trồng cây phân tán, những việc làm đó đã hạn chế một phần tình trạng phá
rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển.
Ngư nghiệp
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển ở vùng ngập mặn ven biển ở Duyên
Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, tập trung nhất là phong trào nuôi tôm sú. Ngành thủy
sản đã có nhiều cố gắng trong việc hướng dẫn kỹ thuật thả nuôi, vệ sinh môi

trường ao nuôi, tăng cường công tác khuyến ngư, khuyến khích các đơn vị và hộ
gia đình sản xuất tôm giống và đưa trại tôm giống liên doanh vào hoạt động nhằm
cung cấp con giống tại chỗ, hạn chế nhập tôm giống ngoài tỉnh.
Ở vùng nước ngọt, phong trào nuôi tôm cá tự nhiên và nuôi tôm càng trên
đất ruộng lúa cũng được phát triển với nhiều mô hình nuôi tôm – lúa, cá – lúa đạt
giá trị kinh tế cao.
Tính đến năm 2016 giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản là 32.849
tỷ đồng, tăng gấp 43,71 lần so với năm 1992 và tăng 7 lần so với năm 2006. Giá
trị sản phẩm thu được trên diện tích đất trồng trọt từ 4,5 triệu đồng/ha năm 1992
tăng lên 35 triệu đồng năm 2006 và 110 triệu đồng/ha năm 2016. [28]
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tỉnh đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, nhiều xí
nghiệp mới được xây dựng ở tỉnh và huyện. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển
biến theo hướng phát triển công nghiệp chế biến nông – ngư sản, sản xuất hàng
18


tiêu dùng, cơ khí sửa chữa, khôi phục, phát triển nghề thủ công truyền thống, xuất
hiện nhiều mô hình làng nghề ở thị xã và nông thôn.
Sản xuất công nghiệp của tỉnh hiện nay phát triển vượt bậc trở thành một
trong những ngành kinh tế chủ chốt của tỉnh.
Giá trị sản xuất năm 1992 chỉ đạt 270 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt 2320 tỷ
đồng và đế 2016 đạt 21.190 tỷ đồng, tăng 78 lần so với năm 1992.
Toàn tỉnh có 01 khu kinh tế, 03 khu công nghiệp đã được phê duyệt, trong
đó có Khu Công nghiệp Long Đức đã đi vào hoạt động. Tổng số dự án đăng ký
trong khu kinh tế, khu công nghiệp là 48 dự án, với tổng số vốn đăng ký là
151.035,41 tỷ đồng. [28]
Thương mại – dịch vụ
Trên cơ sở nắm vững đường lối đổi mới, trước mắt là đổi mới tư duy kinh
tế, nắm vững các quan điểm về kinh tế thị trường của Trung ương, Đảng bộ cùng

nhân dân tỉnh Trà Vinh đề ra những chủ trương và biện pháp thích hợp với thực
tế ở địa phương. Trước tình hình đó, tỉnh tập trung chỉ đạo giải quyết khó khăn về
vốn, thị trường tiêu thụ, điều chỉnh giá mua, thực hiện liên doanh liên kết... Nhờ
đó hoạt động thương mại có bước tiến bộ đáng kể và đang có nhiều cơ hội mở
rộng thị trường, khách hàng.
Do có chủ trương khuyến khích phát triển dịch vụ và do yêu cầu của cơ chế
thị trường. Lĩnh vực dịch vụ phục vụ sản xuất nông – ngư nghiệp, dịch vụ thông
tin liên lạc, vận tải, tín dụng... phát triển khá mạnh.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 1992 đạt
702 tỷ đồng, năm 2006 đạt 4.990 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 21.063 tỷ đồng, tăng
4,2 lần so với năm 2006 và 30 lần so với năm 1992. [28]
Đến nay toàn tỉnh có 118 chợ, tổng diện tích đất chợ 563.572 với tổng số
hộ kinh doanh là 11.477 hộ. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp đã đầu tư

19


hệ thống siêu thị như: Siêu thị Co.opmart, siêu thị điện máy Minh Nhẫn, siêu thị
điện máy Chợ Lớn, Trung tâm Thương mại Wincom Trà Vinh. [28]
Hàng hóa cung ứng trên thị trường đa dạng và phong phú, mạng lưới phân
phối được mở rộng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Công tác quản lý
thị trường được tăng cường, góp phần ổn định thị trường.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 462 triệu USD tăng 32,3 lần so
với năm 1992 và gần 5 so với năm 2006, các mặt hàng xuất khẩu gạo, thủy sản
đông lạnh, giày da, hàng may mặc, hóa chất, linh kiện ô tô... [28]
Các dịch vụ giao thông vận tải, bưu chính – viễn thông, tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm có bước phát triển theo hướng hiện đại. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ
tầng du dịch như: Khu du lịch biển Ba Động, khu du lịch văn hóa Ao Bà Om, mở
rộng khu di tích Đền thờ Bác Hồ, hàng năm phục vụ trên 300.000 lượt khách đến
tham quan trong đó có gần 9.000 lượt khách quốc tế. [28]

Kinh tế hợp tác và hợp tác xã được quan tâm chỉ đạo, hiện toàn tỉnh có 91
hợp tác xã với 31.841 thành viên tham gia, với tổng số vốn điều lệ 112.049 triệu
đồng. Các hợp tác xã được chuyển đổi hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012,
các tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định 57 của Chính phủ. Loại hình kinh tế
trang trại cũng được chú trọng, toàn tỉnh có 105 trang trại, với tổng số lao động là
850 người, tổng diện tích đất các trang trại là 450ha, doanh thu bình quân 2,5 tỷ
đồng/trang trại/năm. [28]
Về xã hội
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm học 2016 – 2017, toàn
tỉnh có trên 230.000 học sinh (so với khi mới tách tỉnh số học sinh tăng trên
100.000 em, so năm 2006 tăng 44.000 em). Tỷ lệ trẻ em đi học trong độ tuổi bậc
Tiểu học đạt 99,9%, bậc Trung học cơ sở đạt 98,5%, Trung học phổ thông đạt
70%. Đội ngũ giáo từng bước được bổ sung về số lượng và nâng dần chất lượng,
20


có trên 99% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn [28]. Cơ sở vật chất phục vụ dạy
và học được đầu tư thêm. Chất lượng giáo dục và đào tạo không ngừng được
củng cố và nâng dần.
Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp được củng cố, phát triển. Thành lập
Trường Đại học Trà Vinh, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Trung cấp Văn hóa –
Nghệ thuật, Trường Cao đẳng nghề, Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ, xây dựng
Trung tâm học tập cộng đồng ở 100% xã, phường, thị trấn. Xã hội hóa giáo dục
phát triển trên các lĩnh vực đầu tư xây dựng, trường lớp, xây dựng gia đình hiếu
học...
Khoa học công nghệ được chú trong đầu tư. Quan tâm đào tạo nguồn nhân
lực, ứng dụng khoa học công nghệ. Đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, cán bộ
quản lý phát triển khá, hiện có trên 18.685 cán bộ, công chức, viên chức có trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ từ cao đẳng trở lên, tăng gấp 10 lần so với năm 1992.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tốt hơn. Mạng lưới y tế
các cấp được củng cố, tăng cường, 100% số xã trong tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia
về y tế xã, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, đảm bảo điều kiện chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân. Số giường bệnh năm 1993 chỉ có 750 giường, đến
nay tăng lên 1.850 giường. Nhân lực của ngành y tế từ 1.480 người (trong đó chỉ
có 137 bác sĩ và 05 dược sĩ đại học), đã tăng lên 3.032 người (trong đó có 609 bác
sĩ, 85 dược sĩ đại học). [28]. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, công tác y
học dự phòng được thực hiện có hiệu quả, ý thức phòng bệnh của nhân dân được
nâng lên, kịp thời dập tắt các ổ dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn trên diện
rộng.
Chính sách dân số, gia đình và trẻ em được các cấp ủy đảng, chính quyền
tập trung chỉ đạo thực hiện, đạt kết quả tốt trên nhiều mặt, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên liên tục giảm. Năm 1993 là 1,93%, đến 2016 chỉ còn 1,03%. Triển khai
thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc bà mẹ, trẻ em, năm 1992, tỷ lệ trẻ em
21


có hoàn cảnh đặc biệt dưới mọi hình thức đạt 42%, thì đến nay tỷ lệ này đạt trên
95%. Tình hình trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng giảm, hơn 90% trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt được đi học. Trên 98% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo
hiểm y tế. Tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 92,82% [28].
Sau khi tái lập tỉnh, Trà Vinh có gần 20% hộ đói, 40% hộ nghèo, nhưng với
sự quyết tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, sự nỗ lực vươn lên của
các hộ nghèo, người nghèo. Đến nay, Trà Vinh không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo
giảm còn 11,23%.
Công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với nước được toàn xã
hội quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 65000 người có công với cách mạng, hưởng trợ
cấp ưu đãi của Nhà nước và sự chăm lo của các tầng lớp nhân dân. Đã xây dựng
mới và bàn giao 13.292 căn nhà tình nghĩa cho thương binh, gia đình liệt sĩ có
hoàn cảnh khó khăn, 231 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn

vị nhận phụng dưỡng suốt đời. [28].
Như vậy, kinh tế phát triển nhanh, quy mô kinh tế tăng lên gấp nhiều lần so
với lúc mới tái lập tỉnh, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, kết cấu hạ tầng được
xây dựng làm tăng tiềm lực và tạo điều kiện phát triển nhanh hơn, đời sống của
nhân dân tiếp tục cải thiện.
1.2. Khái quát đời sống kinh tế - xã hội của người Khmer ở Trà Vinh
1.2.1 Về kinh tế
Cũng giống như người Khmer ở Nam bộ nói chung, người Khmer ở Trà
Vinh nói riêng từ xưa, đã biết trồng lúa nước và có nhiều kinh nhiệm trong việc
canh tác lúa nước cũng như đánh bắt cá và chăn nuôi. Họ đã biết phân biệt nhiều
loại ruộng đất gieo và trồng các giống lúa, để có các biện pháp kĩ thuật thích hợp
cho từng loại đất. Người Khmer có nhiều sáng kiến tạo ra các biện pháp thủy lợi
thích hợp cho địa thế ruộng đất nơi mình cư trú. Ở vùng đất gò hay vùng đất cao
gần giồng cát, việc lợi dụng nước mưa để làm ruộng và dùng thùng gánh hay gầu
22


giai, gầu sòng kéo nước lên. Đồng bào còn lợi dụng đường nước để dẫn vào dự
trữ nước, khi cần thì tát vào ruộng. Ở những vùng gần sông, rạch và bị nhiễm
mặn, phèn, đồng bào còn lợi dụng thủy triều để đưa nước vào ruộng, rồi đắp
những đập nhỏ để giữ nước xổ phèn, giữ phù sa lại hoặc tập trung đào các ao lớn
ở các vùng đất giồng, đất cao để lấy nước như: Ao Bà Om (phường 8, thành phố
Trà Vinh), Bào Dài (xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang). Đồng thời, bà con cũng
biết chế tác nhiều công cụ hết sức đa dạng để phục vụ sản xuất nông nghiệp như:
cây nọc để cấy lúa ở những nơi đất cứng, cây vòng hái để cắt lúa. Đặc biệt, trong
khâu làm đất, bà con đã hình thành nên các loại dụng cụ thích hợp như, cái cày có
chuôi cầm, lưỡi hình tam giác. Đồng bào Khmer cũng đã biết cách chọn giống lúa
sao cho phù hợp với từng loại ruộng, không sợ bị úng, bị hạn mà lại cho năng suất
cao.
Ngày nay, sản xuất nông nghiệp trong vùng đồng bào Khmer tiếp tục phát

triển, có nơi sản xuất 02 vụ lúa, 01vụ màu hoặc 03 vụ lúa/năm, phát triển nhiều
mô hình đem lại hiệu quả cao, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giống cây
trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ
thuật vào sản xuất, cơ giới hóa sản xuất... góp phần tăng năng suất, năng suất lúa
trung bình từ 4,97 tấn/ha năm 2010 lên trên 5,7 tấn/ha năm 2015. [39]
Ngoài nghề làm lúa nước, một bộ phận đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh còn
làm nghề trồng rẫy, trồng cây ăn trái, chăn nuôi bò, heo, gà, vịt... Trong những
năm gần đây, một bộ phận nhỏ đồng bào ở các xã vùng ven biển thuộc các huyện
Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú có thêm nghề mới đó là nuôi trồng thủy sản (tôm
sú, tôm thẻ, cua, cá lóc...) mang lại thu nhập khá cao.
Song song với nghề làm ruộng rẫy, đồng bào Khmer còn tham gia đánh bắt
cá trong tự nhiên nhằm cải thiện đời sống. Số người chuyên làm nghề đánh bắt
thủy sản không nhiều, chủ yếu một bộ phận đồng bào sống gần sông, biển ở các
huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần...
23


Ngoài ra, đồng bào Khmer ở Trà Vinh còn có các hoạt động thủ công
nghiệp. Họ rất khéo tay trong việc đan lát, dệt chiếu, mộc dân dụng...Từ nguyên
liệu có sẵn tại địa phương như mây, tre, trúc, lác...họ làm thành nhiều đồ gia dụng
như bồ đựng lúa, giường, ghế, thúng, rổ, thang, dụng cụ bắt cá, tép...Sản phẩm
đan lát bền, đẹp phong phú, đa dạng về kiểu dáng, tinh tế trong cách đan cài các
hoa văn. [4, tr.23-24].
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân
tộc, đã hình thành, phát triển nhiều làng nghề như làng nghề bánh tét Trà Cuôn ở
xã Kim Hòa, làng nghề cốm dẹp Ba So ở xã Nhị Trường. Nhiều tổ hợp tác xã
trong vùng đồng bào dân tộc hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm.
1.2.2 Về xã hội
Xã hội của người Khmer có nhiều đặc điểm khác biệt so với người Kinh,
người Hoa trong một vùng cư trú. Những yếu tố xã hội đặc trưng được thể hiện

trong mối quan hệ thân tộc, hôn nhân và gia đình mà trước hết là dòng họ và mối
quan hệ thân tộc trong dòng họ.
Về tên họ và quan hệ dòng họ, trước khi nhà Nguyễn thiết lập bộ máy hành
chính ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Khmer ở đây không có họ, họ
thường lấy tên cha đặt làm tên họ còn tên riêng thì thường dùng những chữ tốt
đẹp. Sau khi nhà Nguyễn thiết lập bộ máy hành chính, để tiện cho việc kiểm tra
hộ khẩu, quản lý cư dân, nhà Nguyễn buộc người Khmer phải mang một trong
năm họ: Thạch, Lâm, Sơn, Kim, Danh [6,tr.59] . Con cái sinh ra, người Khmer
thường đặt tên họ cho con theo họ của cha. Nhưng trong quan hệ xã hội truyền
thống của người Khmer thể hiện rõ trong quan hệ dòng họ, hôn nhân và gia đình
thì tên họ chỉ đơn thuần là một hình thức pháp lý, không có ý nghĩa nào trong
việc hình thành một tộc họ theo phụ hệ như người Kinh, người Hoa, cũng như
một tộc họ theo mẫu hệ như người Chăm. [6,tr.62]

24


Quan hệ hôn nhân thường xảy ra trong cùng phum sóc, người Khmer tuyệt
đối ngăn cấm quan hệ hôn nhân giữa những người bà con huyết thống trực hệ như
cha mẹ với con cái, ông bà với cháu ruột, cô, dì, chú, bác với cháu, giữa các anh
chị em ruột thịt. Nhưng ở quan hệ hôn nhân giữa các anh, em họ chéo (con cô,
con cậu) lẫn anh em họ song song (con chú bác, con dì) đều được chấp nhận.
Trong xã hội người Khmer, hôn nhân một vợ một chồng là chủ yếu. Đặc
biệt, vị trí và quyền hạn của người vợ được coi ngang bằng với người chồng.
Quan hệ hôn nhân thường xảy ra trong cùng phum sóc hoặc ở nơi lân cận. Trong
các vùng cư trú đa dân tộc các cuộc hôn nhân Kinh – Khmer hoặc Hoa – Khmer
diễn ra khá phổ biến. Trong quan niệm thân tộc người Khmer tính luôn những
người quan hệ huyết thống trong đó cả những người có quan hệ hôn nhân.
Ở nông thôn Trà Vinh, các gia đình Khmer thường cư ngụ trong các căn
nhà riêng biệt, trong đó gồm có vợ chồng và con cái, có cơ sở kinh tế riêng (ruộng

đất, trâu, bò, dụng cụ sản xuất...), tổ chức sản xuất riêng. Trong gia đình Khmer,
cha mẹ thật sự có uy quyền đối với con cái, nhưng trong sinh hoạt hàng ngày
cũng như khi giải quyết những công việc quan trọng vẫn thường có mối quan hệ
thông cảm lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái. Đối với con cái, cha mẹ không có sự
phân biệt đối xử trai hay gái, trưởng hay thứ, con nuôi và con đẻ. Tương tự như
vậy nàng dâu hay chàng rể trong gia đình được đối xử ngang nhau, anh em bên
vợ, anh em bên chồng không có sự phân biệt trong quan hệ. [6,tr.89]
Người Khmer gọi nơi cư trú là “phum” và “sóc”. Phum là đơn vị cư trú có
ít nhất từ một gia đình trở lên (thường là 5 – 7 gia đình, có khi đến 9 – 10 gia
đình), phum còn là thiết chế xã hội đặc thù của người Khmer, trong đó chứa đựng
hai mối quan hệ chủ đạo, tạo nên sự liên kết xã hội giữa các thành viên trong
phum, là quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân với nhau. Ngoài ra còn có
quan hệ khác như kinh tế, xã hội, tình cảm và tôn giáo... Phum là đơn vị xã hội tự
quản nhỏ nhất của người Khmer. Đứng đầu phum là một Mê phum, người này có
25


×