Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Phật giáo nam tông của người khmer ở huyện trà cú, tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦM MINH PHƯƠNG

PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI
KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60220313

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ỨNG DỤNG

HÀ NỘI, THÁNG 7/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦM MINH PHƯƠNG

PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI
KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60220313

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN DUY BÍNH


HÀ NỘI, THÁNG 7/2017


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu và hoàn thành đề
cương luận văn. Tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ to lớn và tận tình của
các thầy giáo, cô giáo khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Tôi xin cảm ơn toàn thể thầy giáo, cô giáo khoa lịch sử , đặc biệt là sự
giúp đỡ tận tình của thầy PGS.TS Nguyễn Duy Bính, các thầy cô trong tổ bộ
môn lịch sử Việt Nam cùng các thầy cô trong phòng thư viện trường Đại học
Trà Vinh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tìm kiếm
nguồn tư liệu để nghiên cứu viết luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ và nhiệt
tình giúp đỡ, động viên, chia sẻ cùng tôi trong những ngày tháng học tập, nghiên
cứu vất vả nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội: ngày 21 tháng 7 năm 2017
Tác giả

Trầm Minh Phương

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Hà Nội: ngày 21 tháng 7 năm 2017

Tác giả

Trầm Minh Phương

ii


MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ trọng tâm ........................... 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7
3.3. Nhiệm vụ trọng tâm ........................................................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 8
4.1. Mục đích............................................................................................. 8
4.2. Nhiệm vụ ............................................................................................ 8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................... 8
5.1. Nguồn tư liệu ...................................................................................... 8
5.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 8
6. Đóng góp của đề tài................................................................................... 9
7. Bố cục của đề tài ..................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ,
TỈNH TRÀ VINH .......................................................................................... 11
1.1. Lịch sử hình thành, dân cư, dân số của người Khmer ......................... 11

1.2. Địa bàn cư trú ....................................................................................... 15
1.3. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ......................................................... 20
1.3.1. Kinh tế ........................................................................................... 20
1.3.2. Văn hóa, xã hội ............................................................................. 28

iii


1.4. Truyền thống đấu tranh cách mạng của đồng bào Khmer ................... 34
1.4.1. Đồng bào Khmer kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954) 34
1.4.2. Đồng bào Khmer kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai
(1954-1975) ................................................................................... 35
1.5. Tiểu kết chương 1 ................................................................................ 37
CHƯƠNG 2: PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở
HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH TRƯỚC NĂM 1975 ..................... 38
2.1. Quá trình du nhập, truyền bá Phật giáo Nam tông của người Khmer .. 38
2.2. Hệ thống giáo lý, giáo luật Phật giáo Nam tông của người Khmer ..... 41
2.3. Cơ sở thờ tự .......................................................................................... 47
2.4. Các lễ hội tiêu biểu của người Khmer ................................................. 55
2.4.1. Chôl Chnăm Thmây ( Lễ hội mừng năm mới) ............................. 57
2.4.2. Lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) ..................................................... 62
2.4.3. Óoc-om-bok (Lễ hội cúng trăng) .................................................. 63
2.4.4. Lễ hội đua ghe ngo ........................................................................ 65
2.5. Vai trò của Phật giáo Nam tông trong đời sống xã hội của người Khmer 69
2.6. Tiểu kết chương 2................................................................................. 75
CHƯƠNG 3: PHẬT GIÁO NAM TÔNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở
HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH SAU NĂM 1975 ............................ 76
3.1. Chính sách của Đảng và nhà nước đối với Phật giáo Nam tông Khmer ....76
3.1.1. Chính sách tôn giáo của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam ................................................................................................. 76

3.1.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo từ năm 1975
đến nay ............................................................................................. 79
3.2. Những thay đổi trong đời sống tôn giáo của người Khmer Trà Vinh 83
3.2.1. Về giáo lý ...................................................................................... 83
3.2.2. Về cơ sở thờ tự .............................................................................. 84

iv


3.2.3. Về lễ hội ........................................................................................ 93
3.3. Về đời sống xã hội ............................................................................... 94
3.4. Tiểu kết chương 3 .............................................................................. 104
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107

v


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời, trải qua hàng ngàn năm hình
thành và phát triển. Đó là sự đóng góp của toàn thể nhân dân các dân tộc cùng
chung sống. Mỗi dân tộc lại có những nét đặc trưng, bản sắc dân tộc riêng, thậm
chí yếu tố tôn giáo đóng vai trò quan trọng cho sự cấu thành bản sắc dân tộc.
Tất cả đã tạo nên cho Việt Nam có một nền văn hóa đa dạng trong thống nhất.
Dân tộc Khmer là dân tộc đã định cư tương đối sớm trên lãnh thổ Việt Nam.
Họ sống tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ-Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngay từ đầu công nguyên đã có một bộ phận người Khmer sinh sống
trên vùng đất này. Vào khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ VII, qua quá trình di dân và

định cư của người Khmer được đẩy mạnh sau khi Nhà nước Chân Lạp của
người Khmer thôn tính Vương quốc Phù Nam, biến phần đất của Vương quốc
Phù Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long thành một phần của Thủy Chân Lạp.
Tuy nằm trong phần đất Thủy Chân Lạp của Vương quốc Chân Lạp, nhưng
Tây Nam Bộ hầu như không nhận được sự quan tâm phát triển phát triển của
Nhà nước phong kiến Chân Lạp. Về cơ bản đây là vùng đất hoang vu, hẻo
lánh, vô chủ cho đến trước thế kỉ XVII.
Từ thế kỉ XIII, khi Vương quốc Chân Lạp suy yếu và trước sự nhòm ngó
của các quốc gia lân bang, rất nhiều cư dân Chân Lạp đã bỏ vùng đất quê cha
đất tổ Lục Chân Lạp để đến với Tây Nam Bộ. Những cư dân Khmer tiếp tục
đẩy mạnh quá trình di dân lập làng trên vùng đất đã bị chính quyền của họ bỏ
quên suốt nhiều thế kỉ.
Ở tỉnh Trà Vinh đồng bào Khmer là một bộ phận không thể tách rời
trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Tỉnh Trà Vinh có gần 300.000 người
Khmer, chiếm tỉ lệ khoảng 30% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Khmer sống tập
trung nhiều
1


nhất ở các huyện Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành, Cầu Ngang…Huyện
Trà Cú có đông đồng bào Khmer nhất tỉnh, chiếm 60% dân số so với dân số
toàn huyện, chủ yếu sinh sống ở các xã vùng nông thôn sâu. Hầu như nơi nào
có đồng bào Khmer sinh sống thì ở đó có chùa Khmer, với kiến trúc độc đáo,
hòa quyện thiên nhiên. Đối với người Khmer, ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt
tôn giáo, văn hóa và lễ hội góp phần tạo nên những sắc thái riêng, góp phần tạo
nên bản sắc văn hóa cho từng tộc người.
Phật giáo Nam tông được truyền vào Việt Nam theo con đường của các
nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi theo con đường biển tới Srilanca, Mianma, Thái
Lan tới vùng sông Mê Công( Campuchia) và vào vùng các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long (phía Nam) của Việt Nam., được đông đảo người dân đặc biệt là

đồng bào dân tộc Khmer đón nhận, trở thành tôn giáo của người Khmer. Do
đó gọi là Phật giáo Nam tông Khmer. Vào khoảng thế kỉ thứ IV, Phật giáo
Nam tông có mặt ở Trà Vinh rất sớm , họ sống theo các phum sóc. Từ cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đại bộ phận các phum, sóc của người Khmer đều có
chùa thờ phật. Tính đến nay, ở Trà Vinh có 141 chùa nằm rãi khắp các huyện
kể cả thành phố Trà Vinh, riêng huyện Trà Cú có đến 44 ngôi chùa. Người
Khmer theo phật giáo tiểu thừa (Hynayana), các ngôi chùa Khmer là sự kết hợp
hài hòa giữa lối kiến trúc Ấn Độ và quan niệm bản địa.
Ở đây, Phật giáo Nam Tông đã được người Khmer tiếp nhận và phát
triển trong cộng đồng qua nhiều thế kỉ, Phật giáo Nam tông chiếm địa vị độc
tôn, nó chi phối nhiều mặt trong đời sống đồng bào Khmer, đã gởi gấm tâm tư,
tình cảm của mình trong Phật giáo và thắm sâu vào cuộc sống tâm linh cũng
như trong các phong tục và lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer. Trà Cú có
vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng-an ninh ở khu vực
tây nam bộ nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng là nơi giao thoa giữa các dòng
văn hóa Kinh, Khmer, Hoa. Tôn giáo Phật giáo Nam tông Khmer chiếm vị trí
rất quan trọng,
2


góp phần tạo nên diện mạo mới về Phật giáo Nam tông Khmer ở Trà Vinh nói
chung và Trà Cú nói riêng. Quá trình tồn tại và phát triển Phật giáo Nam tông
có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là sự ảnh
hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer. Có thể
nói Phật giáo Nam tông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành
nét bản sắc cho dân tộc Khmer trên tất cả các yếu tố, từ phong tục tập quán,
sinh hoạt vật chất-tinh thần, những ứng xử trong cộng đồng…Đồng thời Phật
giáo Nam tông còn góp phần nâng cao giá trị đạo đức, đạo lý làm người, góp
phần phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tạo nên tính cách, bản
sắc văn hóa người Khmer tỉnh Trà Vinh nói chung. Tuy nhiên, ở Trà Cú cũng

có một số phần tử thuộc nhóm Khmer krom đã kích động, lợi dụng tôn giáo,
thông qua tôn giáo để dụ dổ mua chuộc người Khmer chống phá chính quyền
của ta. Vì thế, tìm hiểu đề tài “Phật giáo Nam tông của người Khmer ở huyện
Trà Cú, tỉnh Trà Vinh”giúp ta không chỉ hiểu sâu sắc hơn quá trình phát triển
của Phật giáo Nam tông Khmer cũng như những biến đổi của đạo Phật trong
đời sống xã hội người Khmer. Đồng thời có những chính sách bảo tồn, phát
huy, phát triển tín ngưỡng cũng như bản sắc văn hóa của người Khmer trong
cộng đồng văn hóa Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình bước đầu nghiên cứu đề tài, học viên đã tiếp cận được
một số tác phẩm, công trình nghiên cứu có liên quan. Đồng thời với các tác
phẩm, công trình nghiên cứu này nó góp phần quan trọng trong quá trình học
viên thực hiện đề tài
Một số tác phẩm, công trình có liên quan như:
Tác giả Phan An, tác phẩm Dân tộc Khmer Nam Bộ của Nhà xuất bản
chính trị quốc gia (tháng 4 năm 2009), người Khmer Nam Bộ bị chi phối và chịu
ảnh hưởng nhiều bởi nếp sống cổ truyền, phong tục tập quán, cả nét sinh hoạt tôn
giáo-Phật giáo Khmer. vấn
3


đề xóa đói giảm nghèo của người Khmer ở Trà Vinh và sự phát triển đời sống
chính trị, kinh tế, xã hội của đồng bào Khmer trong tương lai. [(5) 7-22].
Tác giả Trần Văn Bính (2004), tác phẩm Văn hóa các dân tộc Tây Nam
Bộ thực trạng và những vấn đề đặt ra của Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà
Nội, tác giả đã đánh giá, phân tích tương đối toàn diện, khách quan về thực
trạng đời sống văn hóa của một số dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Bộ trong
công cuộc đổi mới, tác phẩm còn nói về tín ngưỡng-tôn giáo của dân tộc
Khmer ở Việt Nam hiện nay [(6) 7-254].
Tác giả Nguyễn Mạnh Cường, Tác phẩm Phật giáo Khmer Nam Bộ(

những vấn đề nhìn lại) xuất bản năm 2008, tác giả nói về người Khmer Nam
Bộ từ khi mới sinh ra cho đến khi chết đều gắn bó với ngôi chùa của phum,
sóc mình. Họ là những tín đồ phật tử rất thuần thành vì từ lúc mới chào đời,
cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay họ vẫn được các nhà sư làm lễ cầu siêu mong
cho linh hồn của họ sớm được về cõi Niết Bàn. Các chàng trai Khmer mới lớn
lên họ đã đến tu học ở các chùa…Những nghiên cứu này đánh giá đúng vai trò
của người Khmer trong lịch sử cũng như đề cao vị thế của Phật giáo Nam tông
Khmer trong giáo hội Phật giáo Việt Nam [(17) 11-215].
Tác giả Nguyễn Khắc Cảnh với tác phẩm Phum Sóc Khmer ở đồng bằng
sông Cửu Long. Tác phẩm được chia thành ba chương, trong đó trọng tâm là
chương hai và chương ba. Chương 2: Cấu trúc và chức năng của Phum; Chương
ba: Cấu trúc và chức năng của Sóc. Đây là công trình nghiên cứu một cách toàn
diện, đầy đủ về quá trình hình thành và ra đời của Phum, Sóc, đơn vị kinh tế xã
hội của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long - Tây Nam Bộ đồng thời
thông qua tác phẩm, người đọc có thể nhận biết được về đời sống kinh tế xã
hội, văn hóa của người dân Khmer trong thiết chế kinh tế, xã hội của họ. Tuy
nhiên, trọng tâm chính của tác phẩm là về đời sống kinh tế, xã hội của người
Khmer trong các Phum, Sóc ở đồng bằng sông Cửu Long [(14) 6-174]

4


Tác giả Phạm Thị Phương Hạnh(chủ biên), tác phẩm Văn hóa Khmer
Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam(tái bản có sửa chữa, bổ sung)
của Nhà xuất bản chính trị quốc gia- năm 2011, nói về sự giao thoa văn hóa
với các dân tộc anh em, nhưng cơ bản, người Khmer vẫn giữ được những nét
văn hóa đặc sắc, những cốt cách, tinh hoa của dân tộc mình. Thể hiện rõ nét
nhất qua các ngôi chùa Khmer và sinh hoạt ở mỗi phum sóc, gắn liền với Phật
giáo Nam tông tiểu thừa qua tiếng nói, chữ viết, các lễ hội truyền thống, các
hình thức nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, sân khấu, ca

múa…, gồm sáu phần: Phần thứ nhất nói về một số nét khái quát về người
Khmer Nam Bộ, phần thứ hai nói về tín ngưỡng- tôn giáo, phần thứ ba nói về
lễ hội, phần thứ tư nói về văn hóa- nghệ thuật, phần thứ năm nói về phong
tục- tập quán, phần thứ sáu nói về ngành, nghề truyền thống [(25) 7-275].
Tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, tác phẩm Người Khmer tỉnh Cửu Long của
Sở văn hóa-thông tin Cửu Long xuất bản ( năm 1987) nói về truyền thống
đoàn kết Kinh- Khmer bắt nguồn từ thực tiển lao động và chiến đấu chống
ngoại xâm đã tất yếu dẫn đến sự giao lưu trong văn hóa, gồm bốn chương:
chương I khái quát về người khmer tỉnh Cửu Long, chương II Tín ngưỡng-tôn
giáo và phong tục- lễ hội, chương III Văn học và nghệ thuật, chương IV
Truyền thống đoàn kết Việt-Khmer trong chiến đấu và xây dựng [(37) 7-209].
Tác giả Đinh Lê Thư (chủ biên), tác phẩm Vấn đề giáo dục vùng đồng
bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long (năm 2005), tác giả đề cập đến vấn đề
giáo dục song ngữ Việt-Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đây là một
vấn đề không chỉ liên quan đến giáo dục mà còn thể hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước đối với dân tộc Khmer để đảm bảo quyền bình đẳng
dân tộc và góp phần vào việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc
Khmer. Đã có những đóng góp tích cực khi đề ra những giải pháp để nâng cao
hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong vùng dân tộc Khmer. Sự phân bố
người Khmer ở các
5


huyện, thị thuộc các tỉnh Trà Vỉnh…trình độ học vấn của người Khmer ở Trà
Vinh [(38) 11-314].
Ngoài ra còn cò một số công trình nghiên cứu về dân tộc Khmer, Phật
giáo Nam tông của người Khmer vùng Tây Nam Bộ được nhiều tác giả nổi
tiếng đăng trên tạp chí chuyên ngành sau:
Phan An với bài Phật giáo trong đời sống của người Khmer Nam Bộ
đăng trên tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 5-2003, đã khái quát được vị trí vai

trò của các vị sư sãi, nhà chùa đối với đời sống của đồng bào Khmer. Thông
qua bài viết thấy được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhà chùa, sư sãi với
đồng bào Khmer trong phum sóc
Nguyễn Hồng Dương, Sắc lệnh về vấn đề tôn giáo một dấu mốc quan
trong về quan điểm, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam đối với
tôn giáo, tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 10-2012, tác giả để lại cho người đọc
có những tư liệu quan trọng về tôn giáo sau năm 1954. Qua đó thấy đươc chính
sách của Đảng và nhà nước rất quan trọng, nhằm phát huy quyền tự do tín
ngưỡng của nhân dân
Nguyễn Xuân Nghĩa (2003), Đạo phật tiểu thừa Khmer ở vùng nông
thôn đồng bằng sông Cửu Long: chức năng xã hội truyền thống và động thái
xã hội, tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 5-2003. Trong bài viết tác giả giúp chúng
ta nắm được quá trình du nhập của Phật giáo tiểu thừa vào đồng bằng sông
Cửu Long, dẩn dến sự hình thành các ngôi chùa Khmer.
Huỳnh Ngọc Thu, Báo hiếu trong hành vi tôn giáo của cộng đồng người
Khmer Nam Bộ, tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 6-2013. Tác giả nghiên cứu rất
kỹ về những giá trị đạo đức của người Khmer Nam Bộ. Những giá trị đó được
thể hiện thông qua hình thức báo hiếu của con đối với cha mẹ, của phật tử đối
với sư sãi. Thông qua bài viết thấy được vị trí quan trọng của Phật giáo Nam
tông ảnh hưởng lớn đối với người Khmer

6


Bên cạnh một số bài nghiên cứu trên, củng có một số bài viết có liên
quan đến đề tài mà học viên nghiên cứu như:
Lê Thanh Hiền - Vai trò của ngôi chùa Khmer trong đời sống văn hóa
cộng đồng ( Luận văn thạc sĩ khoa ngôn ngữ-văn hóa-nghệ thuật Khmer Nam
Bộ, Đại học Trà Vinh)
Nguyễn Thị Khánh Phượng - Lễ hội Phật giáo của người Khmer Trà Vinh

Trần Thanh Tâm - Nghệ thuật sân khấu Dù Kê tỉnh Trà Vinh
Nguyễn Trung Thành – Phật giáo Khmer ở Tây Nam Bộ: truyền thống
và hiện đại ( Nguồn: Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử- năm 2015)
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ trọng tâm
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về phật giáo nam tông của người Khmer huyện Trà Cú
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: nghiên cứu về vùng đất huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
Thời gian: tập trung nghiên cứu về Phật giáo Nam tông của người
Khmer ở Trà Cú từ khi Phật giáo được tiếp nhận và trở thành tôn giáo chính
thống của người Khmer
3.3. Nhiệm vụ trọng tâm
Luận văn khái quát được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống của
người Khmer ở Trà Cú
Quá trình truyền bá Phật giáo và sự tiếp nhận Phật giáo của người
Khmer ở Trà Cú, Trà Vinh
Nội dung của luận văn là đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo
Nam tông đối với người Khmer ở Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Qua đó thấy được
những biến đổi của Phật giáo trong đời sống văn hóa, xã hội của người
Khmer.

7


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Luận văn phân tích làm rõ Phật giáo Nam tông Khmer đối với đời sống
tinh thần của đồng bào Khmer Trà Cú. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm
phát huy ảnh hưởng tích cực của Phật giáo Nam tông trong quá trình xây dựng
đời sống văn hóa mới trong cộng đồng người Khmer

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát chung về Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh và Phật
giáo Nam tông Khmer huyện Trà Cú. Phân tích thực trạng của Phật giáo Nam
tông đối với đời sống tinh thần của đồng bào Khmer huyện Trà Cú
Khái quát một số vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy
ảnh hưởng tích cực của phật giáo đối với đời sống tinh thần trong quá trình xây
dựng đời sống văn hóa mới trong cộng đồng người Khmer ở Trà Cú
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chính thực hiện luận văn này bao gồm các nguồn sau: Văn
hóa Khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam(tái bản có sửa
chữa, bổ sung), Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng, Văn hóa các dân tộc
Tây Nam Bộ thực trạng và những vấn đề đặt ra, Các lễ hội truyền thống của
đồng bào Khmer Nam Bộ, Dân tộc Khmer Nam Bộ, Người Khmer tỉnh Cửu
Long, Vấn đề giáo dục vùng đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long,
Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ…Góp phần tìm hiểu Phật giáo
Nam tông Khmer Trà Cú-Trà Vinh và các bài đăng trên tạp chí chuyên ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận:
+ Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét sự vật trong mối
liên hệ ràng buộc lẫn nhau, trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng
với một tư duy mềm dẻo, linh hoạt…
8


+ Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh quá
khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như nó
đã từng diễn ra (quá trình ra đời, phát triển, tiêu vong).
+ Phương pháp logich là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện,

hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ
bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự
kiện, hiện tượng lịch sử đang “ẩn mình” trong các yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu
nhiên phức tạp ấy.
- Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp sưu tầm, chỉnh lý, xử lý tư liệu
+ Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp điền dã
+ Phương pháp liên ngành
6. Đóng góp của đề tài
Chúng tôi mong muốn thông qua quá trình nghiên cứu có thể góp phần
hiểu biết về:
Lịch sử dân tộc Khmer, vùng đất cư trú truyền thống của dân tộc này trên
lãnh thổ Việt Nam.
Đời sống vật chất, văn hóa, xã hội của người Khmer.
Thông qua đề tài có thể thấy được quá trình tiếp nhận và phát triển của
Phật giáo Nam tông trong dân tộc Khmer ở Trà Cú-Trà Vinh.
Thông qua đề tài có thể thấy được vị trí, vai trò của Phật giáo Nam tông
của người Khmer trong đời sống vật chất tinh thần của đồng bào Khmer tỉnh
Trà Vinh nói chung và huyện Trà Cú nói riêng.
Những biến đổi của Phật giáo Nam tông của người Khmer được đề tài
giải quyết một cách tương đối cơ bản. Đây cũng là đóng góp lớn của đề tài.
Thông qua những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, đặc biệt những
giá trị tinh thần như: phong tục, tín ngưỡng, các lễ hội truyền thống chịu ảnh
hưởng của phật giáo nam tông của người Khmer cũng thấy được những đóng
góp quan trọng của văn hóa đồng bào Phật giáo Nam tông người Khmer vào
9


những giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Việt Nam, góp phần làm cho văn

hóa Việt Nam thêm đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong
thống nhất.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn gồm 3 chương
Chương I: Khái quát về người Khmer ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
Chương II: Phật giáo Nam tông của người Khmer huyện Trà Cú, tỉnh
Trà Vinh trước năm 1975.
Chương III. Phật giáo Nam tông của người Khmer huyện Trà Cú,
Tỉnh Trà Vinh sau năm 1975.

10


11


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI KHMER
Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH

1.1. Lịch sử hình thành, dân cư, dân số của người Khmer
Đồng bằng sông Cửu Long được xuất hiện rất muộn so với những vùng
đồng bằng khác ở nước ta, là một đồng rộng lớn và màu mỡ nhất của Việt
Nam với diện tích 40,000 km2, bao gồm 12 tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ:
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ,
Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Được hình thành
trong quá trình địa chất lâu dài, chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của sông Cửu
Long(còn có tên gọi là sông Mê Kông) [21,23,25]. Theo nhà địa lý Lê Bá
Thảo cho rằng, cách đây 2500 năm dưới sự che chở của các cồn cát duyên hải,

của đồi núi miền Đông Nam Bộ ở phía Bắc và dãy Đậu Khấu ở phía Tây
Nam, vịnh biển vùng sông Cửu Long được lấp dần. Cùng với sự rút lui của
mực nước biển. Lúc bấy giờ, bề mặt đồng bằng còn chịu ảnh hưởng của các
dòng thủy triều mạnh, bị chia cắt thành vô vàn các lạch triều lớn nhỏ đan cắt
vào nhau, tiền thân của các kênh rạch mà ta thấy ngày nay
Vào những thế kỉ đầu công nguyên, châu thổ đồng bằng sông Cửu Long
đã được khai thác với sự ra đời của một nền văn hóa rực rỡ - văn hóa Ốc Eo
(An Giang-Việt Nam) từ thế kỉ II đến đầu thế kỉ thứ VIII – đánh dấu một bước
tiến có ý nghĩa lịch sử trong cuộc chinh phục đồng bằng sông Cửu Long.
Từ thế kỉ X trở đi, do biển rút dần, những giồng đất lớn được nổi lên
ở vùng Sóc Trăng, Trà Cú, Giồng Riềng trở thành những vùng đất đai màu
mỡ thu hút cư dân đến cư trú.
Từ thế kỉ XII, những người nông dân Khmer nghèo khổ trốn tránh sự
bóc lột hà khắc, nạn lao dịch nặng nề của giai cấp phong kiến và vua chúa

12


của các triều đại Ăng-ko đã tìm cách di cư đế vùng đồng bằng sông Cửu
Long màu mở. Ở đây những ngày đầu, họ chiếm cứ những vùng cát lớn, quần
tụ thành những cụm cư trú tập trung. Từ thế kỉ XV, khi đế chế Ăng-ko sụp
đổ, người dân Campuchia lại rơi vào cảnh đói nghèo và bị đàn áp nặng nề
bởi bọn phong kiến ngoại tộc Thái Lan, kể cả tầng lớp quan lại, sư sãi và trí
thức Khmer đương thời. Để thoát khỏi ách áp bức ngoại tộc, người Khmer
đã di cư đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày một đông. Đến cuối thế
kỉ XV đầu thế kỉ XVI, về đại thể ở đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành
ba vùng dân cư tập trung của người Khmer:
Vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau( chủ yếu là Sóc Trăng, Vĩnh Châu,
Vĩnh Lợi)
Vùng An Giang, Kiên Giang ( chủ yếu là Vọng Thê, Tri Tôn, Nhà

Bàng, sau đến phía Tây Bắc Hà Tiên
Vùng Vĩnh Long, Trà Vinh (chủ yếu tập trung ở bảy huyện thị của tỉnh
Trà Vinh, còn Vĩnh Long thì rất ít) [25,26,27,28,30].
Hiện nay dân tộc Khmer nằm trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
là 1 trong 54 dân tộc cùng chung sống, gắn bó trên lãnh thổ Việt Nam. Cũng
như dân tộc Kinh (Việt), Hoa, Mường, Thái… dân tộc Khmer có lịch sử hình
thành, phát triển lâu đời.
Dân tộc thiểu số là khái niệm dùng để chỉ những dân tộc trong một
quốc gia (hoặc nhiều quốc gia khác nhau) có dân số ít hơn so với dân tộc đa
số đóng vai trò chủ thể trong quốc gia đó. Ví dụ như dân tộc Mường, Thái,
Khmer… Trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Khmer (người
Khmer) được xếp thuộc các dân tộc thiểu số, họ sinh sống chủ yếu ở vùng
Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long).
Lịch sử hình thành và phát triển của người Khmer Tây Nam Bộ kéo
dài trong suốt hơn nửa thế kỷ (khoảng từ thế kỷ XII), và gắn liền với vùng
đất Tây Nam Bộ Việt Nam.

13


Tên gọi người Khmer. Theo đó, người Khmer là tên gọi tương đối đồng
nhất từ xưa đến nay. Tuy vậy, cũng có một số tên gọi khác dùng để chỉ người
Khmer. Các chúa Nguyễn và vua Nguyễn thường gọi các dân tộc, tộc người,
nhóm người không phải là người Việt (Kinh) là người Man, Mán, tuy vậy
trong cách gọi mà vua chúa nhà Nguyễn sử dụng ta vẫn có thể xác định được
danh xưng đó cho dân tộc nào, vì khi nói về người Man, Mán, Miên, các vua
chúa Nguyễn gọi liền với địa vực của người Man đó, như man Phú Yên, tức
chỉ những người dân tộc thiểu số ở Phú Yên (có thể là người Chăm); man
Châu Đốc ( những người Khmer ở Châu Đốc, vì vùng này người Khmer chiếm
số lượng đông đảo)… Thời các vua Nguyễn gọi là Miên. Đây là cách gọi xuất

phát từ âm tiếng Hán được Việt hóa. Miên thực ra không có ý nghĩa xấu, chữ
Miên trong văn bản triều Nguyễn hay dùng có ý nghĩa là Lụa [41,7].
Xét theo nguồn gốc thì người Khmer Nam Bộ ngày nay và người
Khmer Campuchia có chung nguồn gốc hình thành, ngoài ra còn chung tiếng
nói, tôn giáo và đặc điểm sinh hoạt văn hóa. Theo tác giả Đoàn Thanh Nô
thì: “người Khmer Nam Bộ … thuộc hậu duệ của người Phù Nam, ngữ hệ
Môn – Khmer” [41, 7]. Trong danh mục các dân tộc thế giới thì người Khmer
Nam Bộ và người Khmer Campuchia cũng chỉ là một tộc người. Họ không
phải là “người Việt gốc Miên”. Nhưng do sống lâu đời trên vùng đồng bằng
sông Cửu Long, tách biệt với tận gốc, lại có mối giao tiếp thường xuyên, lâu
dài trên nhiều lĩnh vực với người Việt và các dân tộc khác nên ở người Khmer
Nam Bộ xuất hiện nhiều yếu tố văn hóa và ý thức riêng so với người Khmer
Campuchia [6,7,8, 15-16]. Ví dụ, người Khmer Nam Bộ chủ yếu ở nhà đất
(nhà trệt) như người Việt trong vùng, không ở nhà sàn như người Khmer
Campuchia. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong những dịp lễ hội,
người Khmer Nam Bộ hầu như chỉ mặc quần ào bà ba (nhất là màu đen) như
người Việt Nam Bộ. Đặc biệt trong suốt quá trình hình thành và phát triển,

14


dân tộc Khmer đã đồng hành, gắn bó, số phận của mình với các dân tộc anh
em khác như người Việt, người Hoa…
Đặc điểm nhận dạng của người Khmer được miêu tả như sau: “Người
Khmer thuần chất còn gọi là Khmer rặt có nước da đen, lưỡng quyền cao,
quai hàm hơi nhô, tóc đen và hơi quăn, chân mày ngắn, rậm, mắt to và đen,
dưới mí mắt có quầng đen, râu rậm, và nhiều người có râu quai nón, môi
dầy, mũi nhọn. Vóc dáng người Khmer to và chắc hơn người Việt” [28, 100].
Người Khmer Nam Bộ hầu hết là những người nông dân cần cù đã bao
thế kỷ cùng với người nông dân Việt chung sức khai phá vùng đồng bằng

sông Cửu Long, họ có chung số phận, đều bị các thế lực phong kiến, thực dân
bóc lột, đàn áp. Nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
người Khmer đã tự nguyện đi theo cách mạng do Đảng ta lãnh đạo, sát cánh
với đồng bào người Việt và các dân tộc anh em hi sinh xương máu để giải
phóng mảnh đất thiêng liêng phía nam Việt Nam, bảo vệ toàn vẹn tổ quốc
Việt Nam [7, 18].
Dân số người Khmer có những biến đổi to lớn trong suốt quá trình
phát triển của dân tộc này trên lãnh thổ Việt Nam: theo tư liệu lịch sử năm
1862, trong thời kỳ thực dân pháp xâm lược miền Nam Việt Nam, lúc bấy
giờ dân tộc Khmer có khoảng 147.718 người. Năm 1906 có 209.225 người,
năm 1916 có 242.157 người [44, 58]. Năm 1946, theo thống kê của phủ thống
đốc Nam Kỳ tộc người Khmer có khoảng 242.157 người [41, 9-10]. Theo số
liệu thống kê dân số năm 2009 thì người Khmer ở Việt Nam có tổng số dân
là 1.260.640 người, đứng thứ 5 trong 54 dân tộc anh em. Người Khmer phân
bố rộng rãi trong cả nước, nhưng tập trung đông đảo nhất là ở Nam Bộ, trong
đó vùng Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long) là vùng tập trung nhiều
nhất với tổng số dân là 1.183.476 người. Như vậy, từ 147.718 người năm
1862 ở lần thống kê dân số đầu tiên (thời Pháp xâm lược Nam Bộ) đến năm

15


2009, dân số người Khmer đã tăng thêm khoảng hơn 1.000.000 người. Riêng
tại tỉnh Trà Vinh, huyện Trà Cú là một huyện có đông đồng bào Khmer nhất
tỉnh khoảng 111.607 người chiếm 60% dân số so với dân số toàn huyện ( dân
số của huyện khoảng 180.084 người) thống kê dân số năm 2013.
1.2. Địa bàn cư trú
Cũng như trong toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở đây địa hình
bị chia cắt bởi một hệ thống chằng chịt những sông rạch và kênh đào. Địa
hình vùng này phẳng thấp, có những sống đất dọc theo hai bờ sông Tiền,

sông Hậu và những gò đất chạy song song với bờ biển cao một vài mét.
Những sống đất và gò đất này được người Khmer gọi là “phnô”(giồng).
Những giồng hay gò đất là vùng đất phù sa cổ, trên mặt là đất cát pha thịt,
dưới sâu là đất sét, dể thoát nước. Đây là những dãy duyên hải xưa cũ mà
đồng bằng trong quá trình tiến dần ra biển hình thành nên. Đây là một trong
những vùng cư trú cổ xưa nhất của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu
Long mà minh chứng là những chùa tháp đươc xây dựng từ khoảng 400
năm về trước, hiện còn đươc bảo lưu ở đây. Phum, Sóc của người Khmer
phần lớn được xây dựng trên các dãy đất giồng, một số cư trú xen kẽ trong
các trũng đồng ruộng mênh mông gọi là “ô” một số cư trú ven kênh và ven
bờ biển. [33,34]
Dân tộc Khmer hiện nay có địa bàn phân bố dân cư tương đối rộng, họ sinh
sống ở mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, người Khmer phân bố
tập trung, đông đảo nhất là vùng Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long).
Tây Nam Bộ là vùng “đồng bằng tương đối trẻ”. Đồng bằng sông Cửu
Long được hình thành dựa trên sự bồi tụ của sông Mê Kông. Sông Mê Kông
chảy vào Việt Nam thông qua hai hệ thống sông Tiền và sông Hậu, được nhân
dân gọi là sông Cửu Long vì khi sông Mê Kông chảy qua vùng đất Nam Bộ
thoát ra biển thông qua 9 cửa sông lớn. Trải qua hàng triệu năm bồi đắp

16


hệ thống sông Tiền, sông Hậu cùng với các hệ thống nhánh sông của nó đã
bồi tụ lên vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ này.
Tuy là vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sự canh
tác, sản xuất nông nghiệp của con người, nhưng do là vùng đồng bằng có
mặt bằng địa hình thấp, vẫn đang trong quá trình bồi lắng tiếp tục của hệ
thống sông Cửu Long, ngoài ra, trong lịch sử vùng đồng bằng này thường
xuyên bị sự xâm nhập của nước biển, do mực nước biển dâng cao. Từ những

thế kỉ đầu sau công nguyên, vùng đất này nhiều lần bị nước biển xâm lấn,
tạo nên những vùng trũng, vùng đầm lầy ngay ở sâu trong đất liền. Từ thế
kỷ XVII khi mực nước biển hạ về như hiện nay, con người mới quần tụ đông
đảo hơn trước.
Từ thế kỷ I – VII, Tây Nam Bộ thuộc lãnh thổ của vương quốc Phù
Nam cổ đại. Từ thế kỷ VII – XVI, XVII, Chân Lạp (thuộc quốc của Phù
Nam) lớn mạnh xâm chiếm, biến lãnh thổ Phù Nam, trong đó có Tây Nam
Bộ thành lãnh thổ của mình, thuộc vùng thủy Chân Lạp. Tuy thuộc Chân
Lạp, nhưng do thiếu sự quan tâm của nhà nước Chân Lạp, vùng đất này
không được nhà nước chú tâm phát triển. Bên cạnh một số lớp dân cư người
Khmer sinh sống ở một số các giồng đất cao của đồng bằng, thì nơi đây còn
có những người dân di cư khác.
Suốt hơn 10 thế kỷ thuộc lãnh thổ Thủy Chân Lạp của Chân Lạp,
nhưng về cơ bản Tây Nam Bộ vẫn là vùng đất hoang vu, dân số ít ỏi, đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội, không có nhiều thay đổi so với thủa ban đầu của nó.
Thế kỷ XIII, khi xứ giả nhà Nguyên sang xứ Chân Lạp, thì vùng này vẫn còn
hết sức hoang vu: “Có đến mười cảng nhưng chỉ có cảng thứ tư (cửa sông
Tiền) là có thể vào được, tất cả các cảng khác đều bị cát làm cạn nên thuyền
lớn không vào được. Nhưng đứng xa đều trông thấy mây leo, cây già, cát
vàng, lau trắng, thảng thốt nhìn qua thật không dễ phân biệt” [43, 20].

17


Thậm chí đến thế kỷ XVII, Lê Quý Đôn còn nhận xét vùng đất Nam Bộ vẫn
còn rất hoang vu hẻo lánh: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai từ cửa biển Cần
Giờ, Lôi (Soài) Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở vào, toàn là rừng rậm hàng ngàn
dặm” [21, 66].
Từ thế kỷ XVI, đã xuất hiện những lớp dân di cư người Việt từ phía
Bắc đến đây sinh sống, họ là những người dân khốn cùng buộc phải từ bỏ nơi

“chôn nhau, cắt rốn” của mình để vào đây sinh sống, họ là những nạn nhân
của các cuộc chiến tranh phong kiến giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, nạn
nhân của sự cướp bóc, đàn áp, thống trị của chế độ phong kiến hà khắc… Sự
sáp nhập vùng đất Tây Nam Bộ gắn liền với công cuộc Nam tiến
của các chúa Nguyễn (1558-1776), bắt đầu bằng sự kiện chúa Nguyễn Phúc
Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp, và kết thúc vào năm
1757, khi vua Chân Lạp Nặc Nhuận dâng vùng đất Vĩnh Long ngày nay cho
chúa Nguyễn Phúc Khoát: “hiến hai phủ Trà Vinh và Ba Thắc” [34, 444]. Sự
sáp nhập này không chỉ đơn thuần là việc sáp nhập một vùng lãnh thổ mới,
mà còn là sự sáp nhập số lượng cư dân mới, dân tộc mới, một nền kinh tế,
xã hội, văn hóa mới (nhưng không hoàn toàn xa lạ) vào nền quốc gia Đại
Việt thế kỷ XVI – XVIII. Thông qua các biện pháp chính trị, ngoại giao,
quân sự (chủ yếu là chính trị, ngoại giao) mà vùng đất Tây Nam Bộ thuộc về
lãnh thổ Đàng Trong của các chúa Nguyễn Đại Việt. Và cũng từ đây, dân tộc
Khmer đã trở thành dân tộc của Đại Việt, họ cùng có chung số phận và vận
mệnh như các dân tộc khác trong lãnh thổ Đại Việt, họ cũng góp công sức
của mình vào sự phát triển của đất nước Đại Việt.
Về cơ bản, sự phân bố dân cư của người Khmer họ vẫn sinh sống trên
vùng đất cổ truyền, nơi họ sinh sống qua hàng trăm năm nay, đó là vùng Tây
Nam Bộ. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến thiên lịch sử của đất nước, dân tộc
Khmer cũng phần nào có sự di cư, dịch chuyển địa vực cư trú.

18


×