Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Quân và dân huyện cầu ngang (tỉnh trà vinh) với cuộc kháng chiến chống mĩ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.81 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM MINH HÙNG

“QUÂN VÀ DÂN HUYỆN CẦU NGANG (TỈNH TRÀ VINH)
VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC
GIAI ĐOẠN 1954 – 1975”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM MINH HÙNG

“QUÂN VÀ DÂN HUYỆN CẦU NGANG (TỈNH TRÀ
VINH) VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU
NƯỚC GIAI ĐOẠN 1954 – 1975”

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số:60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
(ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG)

Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Ngọc Huyền

HÀ NỘI, NĂM 2017




MỤC LỤC: ........................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................. 6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 9
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 9
4.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 9
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 9
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 10
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................................. 10
7. Bố cục của luận văn ....................................................................................................... 11
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CẦU NGANG VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU
TRANH VŨ TRANG CÁCH MẠNG CỦA HUYỆN ..................................................... 11
1.1. Khái quát về vùng đất và con người huyện Cầu Ngang .......................................... 12
1.1.1. Lược sử hình thành huyện Cầu Ngang .............................................................. 12
1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................................ 15
1.1.3. Đặc điểm dân cư, xã hội ...................................................................................... 18
1.1.4. Truyền thống sản xuất, văn hóa .......................................................................... 21
1.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Cầu Ngang .................. 24
1.2.1. Trong thời kì đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ......................................... 24
1.2.2. Trong thời kì tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền và kháng chiến chống thực
dân Pháp ......................................................................................................................... 28
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................... 30
Chương 2. HOẠT ĐỘNG CỦA QUÂN VÀ DÂN HUYỆN CẦU NGANG VỚI CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC .................................................................. 31
2.1. Giai đoạn 1954 – 1960 ................................................................................................. 31

1


2.1.1. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ........................................................ 32
2.1.2. Phong trào Đồng khởi năm 1960 ........................................................................ 39
2.2. Giai đoạn 1961 – 1965 ................................................................................................. 44
2.2.1. Chống Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa lấn chiếm, lập ấp chiến lược . 45
2.2.2. Phá vỡ từng mảng ấp chiến lược vùng ruột, góp phần đánh bại chiến lược
chiến tranh đặc biệt của Mỹ. ......................................................................................... 47
2.3. Giai đoạn 1965 – 1968 ................................................................................................. 50
2.3.1. Chủ động tấn công quân Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa, giữ vững vùng
nông thôn giải phóng ..................................................................................................... 51
2.3.2. Tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 .................................................. 56
2.4. Giai đoạn 1969 – 1975 ................................................................................................. 61
2.4.1. Khôi phục và phát triển chiến tranh du kích, bước đầu đánh bại kế hoạch lấn
chiếm và bình định nông thôn của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ........................ 62
2.4.2. Tiếp tục chống phá kế hoạch bình định cấp tốc của chính quyền Việt Nam
Cộng hòa, tạo tiền đề giành thắng lợi ........................................................................... 65
2.4.3. Đánh bại âm mưu lấn chiếm nhằm phá hoại Hiệp định Paris, tiếp tục giải
phóng nông thôn ............................................................................................................ 67
2.4.4. Góp sức tổng tấn công và nổi dậy trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải
phóng huyện Cầu Ngang ............................................................................................... 69
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................... 72
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ, CỨU
NƯỚC CỦA QUÂN VÀ DÂN HUYỆN CẦU NGANG ................................................. 73
3.1. Đặc điểm phong trào đấu tranh, kháng chiến .......................................................... 73
3.1.1. Về hình thức tổ chức phong trào......................................................................... 73
3.1.2. Về quy mô, mục tiêu và lực lượng kháng chiến ................................................. 75
3.1.3. Về nghệ thuật quân sự ......................................................................................... 76


2


3.2. Đóng góp của quân và dân trên địa bàn huyện trong cuộc kháng chiến chống Mĩ,
cứu nước ............................................................................................................................. 78
3.3. Bài học kinh nghiệm trong đấu tranh, sản xuất....................................................... 80
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................... 82
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 85

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, góp phần làm nên diện
mạo cơ bản của lịch sử Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử địa phương là điều kiện
không thể thiếu trong việc giảng dạy ở nhà trường hiện nay. Hiện nay, lịch sử
địa phương được đưa vào giảng dạy ở các cấp học phổ thông nhằm thực hiện
mục tiêu giáo dục của nhà trường, góp phần làm phong phú tri thức của học
sinh về quê hương, đất nước, giúp thế hệ trẻ hình thành tinh thần yêu nước,
đồng thời qua đó giáo dục lòng yêu quý, gắn bó với quê hương, ý thức về
nghĩa vụ đối với Tổ quốc. Lịch sử địa phương còn có tác dụng to lớn trong
việc giáo dục tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ và ý thức nguồn cội cho thế hệ trẻ chủ nhân của xã hội tương lai, bởi nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt nguồn
từ tình yêu quê hương, xứ sở, nơi mình đã sinh ra và trưởng thành.
Huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh có địa bàn nằm ven cửa biển Cung
Hầu và biển Đông, có vị trí địa lý mang tính chiến lược, án ngữ một trong
những cửa biển quan trọng nhất của Nam Bộ. Đây là địa bàn bản lề nối khu
vực đồng bằng trung tâm tỉnh Trà Vinh với khu vực ven biển có nhiều rừng

ngập mặn rộng lớn phía Nam. Về mặt địa hình, Cầu Ngang có thể được chia
thành 2 tiểu vùng, lấy tỉnh lộ 35 (nay là quốc lộ 53 làm ranh giới): Tiểu vùng
phía Đông (thường được gọi là “vùng ngoài”) bao gồm các xã Mỹ Long,
Hiệp Mỹ, một phần Mỹ Hòa và một phần Vinh Kim có địa hình thấp trũng,
lầy lội, nhiều sông rạch, khó đi lại; Tiểu vùng phía Tây (thường được gọi là
“vùng ruột”) bao gồm các xã Long Sơn, Nhị Trường, Hiệp Hòa, một phần xã
Vinh Kim và một phần xã Mỹ Hòa có địa hình cao ráo, dễ đi lại, kể cả những
tháng mùa mưa nước nổi. Về mặt nhân văn, các xã phía Tây tỉnh lộ 35 là
vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, trong khi các xã phía Đông tuyệt đại

4


đa số lại là người Kinh. Riêng xã Vinh Kim và một phần của Mỹ Hòa (nay
thuộc thị trấn Cầu Ngang) là địa bàn có đông đồng bào theo đạo Công giáo.
Cộng đồng các dân tộc Cầu Ngang vốn giàu lòng yêu nước và truyền
thống đấu tranh chống áp bức bất công, chống giặc ngoại xâm. Khu vực các
xã ven biển phía Đông tỉnh lộ 35 từng là nơi khởi phát và là căn cứ của các
cuộc khởi binh chống thực dân Pháp ngay khi chúng vừa đặt bàn chân xâm
lược lên đất nước ta. Chính tại vùng đất này, đặc biệt là hai xã Mỹ Long và
Mỹ Hòa, cũng là một trong những nơi hình thành phong trào cách mạng vô
sản và thành lập Chi bộ Đảng sớm nhất trong tỉnh. Trong 2 cuộc kháng chiến
chống xâm lược, lợi dụng địa hình có rừng ngập mặn, nhiều sông rạch, lầy lội,
không thuận tiện cho các hoạt động hành quân càn quét của địch mà rất thuận
tiện cho các hoạt động chiến tranh du kích, quân và dân Cầu Ngang đã xây
dựng các căn cứ rộng lớn, liên hoàn với các căn cứ ven biển của huyện Duyên
Hải, làm nơi đứng chân xây dựng và phát triển lực lượng cho các cơ quan,
đơn vị vũ trang cách mạng cấp huyện, cấp tỉnh vươn lên chiến đấu và chiến
thắng kẻ thù.
Trong khi đó, thực dân Pháp lẫn đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai luôn

nhất quán thực hiện âm mưu “chia để trị” thâm độc, nhằm phá hoại sức mạnh
của khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng kích động, lừa mị, lợi dụng sự cả tin,
nhẹ dạ của một bộ phận đồng bào dân tộc và tôn giáo cũng như dựa vào địa
hình khô ráo, thuận tiện để xây dựng, phát triển địa bàn Vinh Kim, Nhị
Trường, Mỹ Hòa như những căn cứ quân sự, tiến hành gom quân bắt lính,
chuẩn bị hậu cần...đẩy mạnh cuộc chiến tranh phản cách mạng.
Việc dựng lại bức tranh toàn cảnh 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của quân dân huyện Cầu Ngang đồng thời nhằm nghiên cứu thêm phục
vụ trong việc giảng dạy lịch sử địa phương, giúp thế hệ trẻ có thêm những
hiểu biết cần thiết về quê hương mình, quá trình đấu tranh cách mạng, từ đó
5


thấy được trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng quê hương, đất nước
ngày càng giàu mạnh.
Với những ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề “Quân và dân huyện Cầu
Ngang (tỉnh Trà Vinh) với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước giai đoạn
1954 – 1975” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu Lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện Cầu Ngang
trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ 1954-1975 chỉ bắt đầu cách đây hơn ba
mươi năm. Cho đến nay chủ đề này vẫn còn nhiều nội dung chưa được đề
cập, khám phá, cũng như còn nhiều ý kiến khác nhau chưa có sự thống nhất
về một số vấn đề đã được quan tâm giữa các nhà nghiên cứu.Tuy nhiên, trong
hơn ba mươi năm qua huyện Cầu Ngang đã đạt được một số thành tựu quan
trọng trong việc sưu tầm và biên soạn Lịch sử đấu tranh cách mạng của địa
phương.
Thực tế đã có không ít công trình nghiên cứu, tác phẩm…đề cập đến một
số mặt liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của quân và dân huyện Cầu
Ngang. Qua các nghiên cứu này, các tác giả đã tìm hiểu các giai đoạn và nghệ

thuật quân sự đối với sự nghiệp kháng chiến nói chung và kháng chiến chống
Mỹ nói riêng, đưa ra một số hình thức đấu tranh cách mạng, cách đánh, lối
đánh địch của quân và dân Trà Vinh trong đó có quân và dân Cầu Ngang. Cụ
thể có thể kể đến một số tác phẩm sau đây:
Từ năm 1995 đến năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh lần lượt cho
xuất bản cuốn Lịch sử tỉnh Trà Vinh, tập 1; tập 2 và tập 3. Nội dung cuốn sách
giới thiệu về con người, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và quá trình đấu tranh
cách mạng của nhân dân Trà Vinh trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và
chống Mỹ.

6


Trên cơ sở quyết định số 144 QĐ/HU ngày 7/11/1994 của Ban thường
vụ Huyện ủy Cầu Ngang về việc thành lập “Tiểu ban sưu tầm tư liệu và biên
soạn lịch sử truyền thống của huyện”, năm 2000, Huyện ủy Cầu Ngang ra mắt
bạn đọc quyển Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện
Cầu Ngang 1930-1975 với sự tham gia trực tiếp biên soạn và đóng góp ý kiến
của nhiều cựu lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí là người Cầu Ngang hoặc
đã từng hoạt động trên địa bàn Cầu Ngang.
Năm 2013, Ban tuyên giáo Cầu Ngang xuất bản cuốn Chiến công lịch sử
đồng khởi Mỹ Long ngày 14-9-1960. Cuốn sách đề cập đến cuộc Đồng khởi ở
thị trấn Mỹ Long huyện Cầu Ngang và cho thấy rõ thực lực của phong trào
quần chúng cách mạng địa phương đang phát triển sôi sục tại thời điểm năm
1960.
Năm 2014, huyện ủy Cầu Ngang tiếp tục ra mắt bạn đọc quyển Lịch sử
Lực lượng vũ trang huyện Cầu Ngang anh hùng giai đoạn 1945 – 1975. Cuốn
sách đề cập đến quá trình ra đời, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực
lượng vũ trang huyện Cầu Ngang. Quá trình xây dựng và phát triển của lực
lượng này luôn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng bộ, chính

quyền và sự che chở, nuôi dưỡng của nhân dân địa phương. Đó chính là nhân
tố mang tính quyết định vô cùng to lớn của lực lượng vũ trang huyện Cầu
Ngang trong suốt 09 năm kháng chiến chống Pháp và 21 năm kháng chiến
chống Mỹ.
Ngoài ra huyện ủy Cầu Ngang còn biên soạn các cuốn như: Lịch sử
truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các xã anh
hùng: Mỹ Long, Hiệp Mỹ, Long Sơn, Nhị Trường và Thị trấn Cầu Ngang.Tất
cả những sách trên chủ yếu viết lại theo lời kể của các nhân chứng từng tham gia
chiến đấu trên địa bàn huyện, các cán bộ nguyên là lãnh đạo địa phương và cán bộ
hưu trí các xã của huyện Cầu Ngang,

7


Việc xuất bản tập lịch sử của Đảng bộ, quân và dân các xã anh hùng là một
công trình có ý nghĩa của Đảng bộ, quân dân huyện Cầu Ngang. Tuy nhiên vẫn

chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn huyện.
Kế thừa những thành tựu khoa học của những người đi trước và giới hạn
trong phạm vi, mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ đi sâu thêm phân tích các sự
kiện, tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện ấy đồng thời tập hợp, hệ thống hóa
các sự kiện lịch sử tại địa phương để từ đó tìm ra những đặc điểm chung của
cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thời kỳ 1954 -1975 tại Cầu Ngang.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự nghiệp đấu tranh cách mạng của một địa phương là một phần trong
sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Do đó “Quân và dân huyện Cầu Ngang
(Tỉnh Trà Vinh) với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước giai đoạn 1954 –
1975” chính là một bộ phận của lịch sử dân tộc Việt Nam. Mỗi một địa

phương đều có quá trình hình thành, phát triển, có những biến động và những
đặc điểm riêng của mình. Tuy nhiên trong bối cảnh chung của đất nước,
nhiệm vụ cách mạng của từng địa phương đều gắn chặt và nằm trong yêu cầu
phát triển của đất nước, huyện Cầu Ngang không thể nằm ngoài quy luật ấy.
Chính vì thế mà mỗi một sự kiện lịch sử riêng rẽ như: một cuộc khởi nghĩa,
một trận đánh lớn diễn ra tại địa phương Cầu Ngang đều có quan hệ chặt chẽ
đến những biến cố lịch sử chung của dân tộc. Đó là quy luật phát triển của đời
sống xã hội mà trong đó quy luật của công cuộc dựng nước và giữ nước đứng
ở vị trí hàng đầu. Do đó phải nêu được sự thể hiện của quy luật phổ biến của
lịch sử trong quá trình lịch sử địa phương.

8


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu về cuộc kháng chiến và những
đóng góp của quân dân huyện Cầu Ngang (Tỉnh Trà Vinh) trong thời kì kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước, giai đoạn 1954 – 1975.
Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu những nội dung lịch sử có
liên quan thuộc phạm vi không gian, địa giới huyện Cầu Ngang ngày nay.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Quân và dân huyện Cầu Ngang (Tỉnh Trà Vinh) với
cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1975” nhằm mục
đích khôi phục lại một cách hệ thống những mốc lịch sử quan trọng của Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cầu Ngang từ sau hiệp định Giơnevơ từ
năm 1954 đến năm 1975. Trên cơ sở đó rút ra những đóng góp của quân và
dân huyện Cầu Ngang vào sự nghiệp cách mạng của cả nước, góp phần làm
nổi bật truyền thống đấu tranh yêu nước và kháng chiến của nhân dân trên địa
bàn huyện.

Nghiên cứu luận văn cũng nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý
báu và có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình kháng chiến của quân dân huyện
Cầu Ngang để vận dụng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ ở địa
phương hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở những nguồn tư liệu lịch sử đáng tin cậy đã được chọn lọc,
luận văn khôi phục lại một cách chân thực, tương đối toàn diện và hệ thống về
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của quân dân huyện Cầu Ngang tỉnh Trà
Vinh qua từng giai đoạn thuộc thời kì 1954 – 1975 trong cả đấu tranh kháng
chiến và lao động sản xuất.
9


Từ đó, luận văn bước đầu đánh giá được những đóng góp cách mạng của
quân dân huyện Cầu Ngang với thắng lợi của huyện Cầu Ngang trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ nói riêng và cả nước nói chung, góp phần đánh giá vai
trò của Đảng bộ và nhân dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ
tổ quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là quan điểm chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc nhìn nhận, đánh
giá vấn đề, đặt các vấn đề trong mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Để thực hiện đề tài luận văn, tác giả sử dụng hai phương pháp chủ yếu là
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic nhằm khôi phục lại cuộc kháng
chiến của quân và dân huyện Cầu Ngang trong thời kì chống Mĩ, cứu nước và
trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét, đánh giá. Ngoài ra, tác giả luận văn còn
chú ý sử dụng kết hợp với những phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp
tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối
chiếu…
6. Đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu, góp phần
dựng lại bức tranh toàn cảnh về quá trình kháng chiến của quân dân huyện
Cầu Ngang trong hơn 21 năm (1954 - 1975), làm rõ các giai đoạn phát triển
của cuộc đấu tranh của quân và dân huyện nhà.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích,
góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường
phổ thông huyện Cầu Ngang nhằm giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào về
những truyền thống tốt đẹp của địa phương cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ
trẻ.

10


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Khái quát về huyện Cầu Ngang và truyền thống đấu tranh
cách mạng của huyện
Chương 2. Hoạt động của quân và dân huyện Cầu Ngang với cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước
Chương 3. Một số nhận xét về cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước
của quân và dân huyện Cầu Ngang.

11


Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CẦU NGANG VÀ TRUYỀN
THỐNG ĐẤU TRANH VŨ TRANG CÁCH MẠNG CỦA HUYỆN
1.1. Khái quát về vùng đất và con người huyện Cầu Ngang


1.1.1. Lược sử hình thành huyện Cầu Ngang
Vùng đất nay thuộc địa bàn huyện Cầu Ngang đón nhận các thế hệ lưu
dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng vào khai phá từ khá sớm, khoảng cuối thế
kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Thời gian này, để đủ sức đương đầu với thế lực
Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, các Chúa Nguyễn đã khuyến khích những gia
đình, dòng họ có đủ nhân lực, vật lực, tài lực vào vùng đất mới khai hoang
mở cõi. Tại địa bàn tỉnh Trà Vinh, dọc theo phía sông Cổ Chiên, các nhóm di
dân có tổ chức này đã hình thành 10 “vang” là những đơn vị quần cư nửa dân
sự, nửa quân sự. Trong 10 “vang” đó, tại địa bàn Cầu Ngang có một số
“vang” mà ngày nay vẫn còn vết tích lưu lại trên các địa danh như Vang Ngũ
(nay là vùng Bờ Kinh sang Cà Tum), Vang Cửu (nay là ấp Vinh Cửu thuộc xã
Vinh Kim), Vang Thập (nay là ấp Mỹ Thập thuộc xã Mỹ Long Bắc). Song
song đó là những nhóm di dân tự phát, mà phần lớn là những người nghèo
khó, những giáo dân Công giáo “chạy đạo”, cư trú chủ yếu tại địa bàn Vinh
Kim và các vùng đất ven sông lớn, ven cửa biển. Trong khi đó, cộng đồng cư
dân Khmer lại cư trú và sinh sống tập trung trên những con giồng đất cát, nhất
là trên các địa bàn mà ngày nay thuộc các xã “vùng ruột”.
Trong thời kỳ Chúa Nguyễn, vùng đất nay là huyện Cầu Ngang chưa
hình thành các đơn vị hành chính cấp cơ sở mà được xem là địa bàn còn
hoang vu thuộc phủ Lạc Hóa, Long Hồ Dinh.
Trong cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn (1776 –
1802), trong một thời gian khá dài Nguyễn Ánh cùng tàn quân đã từng chạy
về vùng ven biển Thâu Râu, mà vết tích còn lưu lại là Bến Ngự, Giếng Bà

12


Sở…Do vậy, sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho đặt tại địa bàn này ngôi làng
người Việt mang tên Long Hậu, với hàm ý ghi nhận sự hậu thuẫn cho nhà vua
những năm bôn tẩu. Vùng đất này thuộc huyện Trà Vang (sau đổi thành Trà

Vinh), phủ Lạc Hóa, Long Hồ Dinh.
Đến thập niên 30 của thế kỉ XIX, vua Minh Mạng phân Nam Kỳ thành 6
tỉnh. Lúc này, vùng đất nay là huyện Cầu Ngang thuộc huyện Trà Vinh, phủ
Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long.
Sau khi đánh chiếm và thiết lập ách cai trị, năm 1900, thực dân Pháp
chia Nam Kỳ thành 21 tỉnh và đơn vị hành chính. Tỉnh Trà Vinh khi đó chính
thức được thành lập. Lúc này, vùng đất nay là huyện Cầu Ngang được chia
thành 2 quận là Ô Lắc (bao gồm cả huyện Duyên Hải ngày nay) và quận Bàng
Đa (bao gồm một phần huyện Châu Thành ngày nay).
Năm 1928, thực dân Pháp thành lập quận Cầu Ngang trên cơ sở quận Ô
Lắc và một phần của quận Bàng Đa cũ. Lỵ sở quận Cầu Ngang dời từ Ô Lắc
về xã Mỹ Hòa. Địa bàn quận Cầu Ngang lúc này bao gồm cả hai huyện Cầu
Ngang và Duyên Hải ngày nay, trừ đi xã Long Vĩnh còn thuộc quận Trà Cú.
Sau nhiều lần sáp nhập, đến năm 1940, các đơn vị hành chính quận Cầu
Ngang tương đối ổn định, bao gồm 4 tổng (Bình Trị Thượng, Bình Trị Hạ,
Vĩnh Lợi Hạ, Vĩnh Trị Thượng), 12 xã (Vinh Kim, Mỹ Hòa, Mỹ Long, Hiệp
Mỹ, Long Sơn, Hiệp Hòa, Nhị Trường, Ngũ Lạc, Long Hữu, Hiệp Thạnh,
Trường Long Hòa, Long Toàn).
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1951, Ủy ban
Kháng chiến Hành chánh Nam bộ ban hành Nghị định sáp nhập 2 tỉnh Trà
Vinh và Vĩnh Long thành tỉnh Vĩnh Trà (theo Nghị định 199/NB-51 của Ủy
ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ, ký ngày 17/8/1951). Ủy ban Kháng
chiến Hành chánh tỉnh Vĩnh Trà quyết định thành lập huyện căn cứ Duyên
Hải, bao gồm các xã Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, Dân Thành, Long Toàn
13


(của huyện Cầu Ngang) và Long Vĩnh (của huyện Trà Cú). Đồng thời, huyện
Cầu Ngang giao xã Nhị Trường cho huyện Trà Cú và nhận thêm 3 xã của
huyện Châu Thành là Hưng Mỹ, Phước Hảo và Long Hòa. Như vậy, địa bàn

huyện Cầu Ngang thời điểm này giữa ta và địch không trùng nhau. Phía ta,
huyện Cầu Ngang gồm các xã Vinh Kim, Mỹ Long, Hiệp Mỹ, Mỹ Hòa, Long
Sơn, Long Hữu, Ngũ Lạc, Hiệp Hòa, Phước Hảo, Hưng Mỹ và Long Hòa.
Đến năm 1954, tỉnh Vĩnh Trà giải thể để thành lập lại hai tỉnh Vĩnh Long và
Trà Vinh; huyện Duyên Hải cũng được giải thể và huyện Cầu Ngang trở về
ranh giới như thời điểm 1940.
Năm 1956, chính quyền Sài Gòn ban hành Sắc lệnh 143-NV, đổi tên tỉnh
Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình và lập tiểu khu quân sự Vĩnh Bình (theo Sắc
lệnh 143-NV của Tổng thống VNCH, ký ngày 22/10/1956). Cũng thời gian
đó, chính quyền Sài Gòn ban hành Nghị định 39-BNV/HC thành lập quận và
chi khu quân sự Long Toàn, bao gồm các xã Long Toàn, Hiệp Thạnh, Long
Hữu, Trường Long Hòa và Long Vĩnh (theo Nghị định 39-BNV/HC của Bộ
Nội vụ VNCH, ký ngày 21/7/1956). Quận Cầu Ngang và chi khu quân sự Cầu
Ngang gồm các xã Vinh Kim, Mỹ Long, Mỹ Hòa, Hiệp Mỹ, Hiệp Hòa, Nhị
Trường, Long Sơn và Ngũ Lạc.
Năm 1962, Tỉnh ủy Trà Vinh quyết định thành lập huyện Duyên Hải,
bao gồm các xã Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Toàn, Trường Long Hòa và
Long Vĩnh. Tuy nhiên, đến năm 1963, xã Long Hữu lại được tách khỏi huyện
Duyên Hải và nhập về huyện Cầu Ngang. Thời điểm này, ranh giới hai huyện
Cầu Ngang và Duyên Hải (phía địch là quận Long Toàn) giữa ta và địch gần
trùng nhau, chỉ khác là về phía ta, Long Hữu thuộc huyện Cầu Ngang còn về
phía địch, xã này thuộc quận Long Toàn.

14


Năm 1968, Tỉnh ủy Trà Vinh lại quyết định nhập hai huyện Cầu Ngang
và Duyên Hải thành huyện Cầu Ngang. Đến năm 1971, Tỉnh ủy lại quyết định
tách huyện Duyên Hải ra khỏi huyện Cầu Ngang.
Sau ngày đất nước thống nhất, năm 1976, tại kỳ họp lần thứ nhất, Quốc

hội khóa VI đã ra Nghị quyết sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành
tỉnh Cửu Long. Sau đó, hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải cũng nhập lại
thành huyện Cầu Ngang.Năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định
số 98 chia tách huyện Cầu Ngang ra thành hai huyện Cầu Ngang và Duyên
Hải. Huyện Cầu Ngang lúc này có 8 xã là Vinh Kim, Mỹ Long, Mỹ Hòa,
Hiệp Mỹ, Hiệp Hòa, Nhị Trường, Long Sơn và Thạnh Hòa Sơn.
Sau nhiều lần chia tách, đến nay, huyện Cầu Ngang có 15 đơn vị hành
chính cấp xã là thị trấn Cầu Ngang, thị trấn Mỹ Long, xã Vinh Kim, xã Mỹ
Long Bắc, xã Mỹ Long Nam, xã Mỹ Hòa, xã Thuận Hòa, xã Hiệp Hòa, xã
Kim Hòa, xã Nhị Trường, xã Trường Thọ, xã Long Sơn, xã Hiệp Mỹ Đông,
xã Hiệp Mỹ Tây và xã Thạnh Hòa Sơn. Trụ sở các cơ quan hành chính, kinh
tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng của huyện Cầu Ngang chủ yếu đặt
tại thị trấn Cầu Ngang [18; Tr.11].
1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Trên bản đồ Việt Nam, tỉnh Trà Vinh có thể được xem là một bán đảo
hình chữ nhật, có trục theo hướng Tây Bắc – Đông Nam; tiếp giáp sông Tiền
ở hướng Đông Bắc, sông Hậu ở hướng Tây Nam và biển Đông ở hướng Đông
Nam. Trên bán đảo ấy, huyện Cầu Ngang có địa bàn vùng sâu, ven biển, nằm
án ngữ ở cửa Cung Hầu (thuộc hệ thống sông Tiền). Huyện lỵ Cầu Ngang
cách tỉnh lỵ Trà Vinh 24 km, theo hướng Đông Nam; cách cửa Cung Hầu 7
km theo hướng đông và cách biển Đông hơn 30 km theo hướng Đông Nam.
Vị trí huyện Cầu Ngang tọa lạc tại tọa độ 9o31’19’’ – 9o31’58’’ kinh độ Đông
và 106o19’38’’ – 106o00’00’’ vĩ độ Bắc. Ranh giới tứ cận của huyện Cầu
15


Ngang như sau: Bắc và Đông Bắc giáp sông Cổ Chiên và cửa Cung Hầu, Tây
Bắc giáp huyện Châu Thành, Nam và Đông Nam giáp huyện Duyên Hải và
Tây Nam giáp huyện Trà Cú.
Đoạn sông Cổ Chiên và cửa biển Cung Hầu tại địa bàn huyện Cầu

Ngang dài 16 km, mặt sông khá rộng (3 – 10 km). Do tính chất đặc trưng các
dòng sông tại Nam Bộ mang nhiều phù sa nên cửa biển Cung Hầu có nhiều
bãi bồi, luồng lạch không ổn định, thường xuyên thay đổi dòng chảy cũng như
độ sâu theo thời gian, khiến cho tàu thuyền có trọng tải vài trăm tấn trở lên
khó có thể ra vào nhưng lại rất thuận tiện cho những phương tiện vận tải thủy
loại nhỏ dễ dàng neo đậu, di chuyển ra biển Đông cũng như vào sâu trong đất
liền. Chính vì vậy, từ nhiều thế kỷ trước, các thế hệ cư dân người Việt đầu
tiên đã nhận ra vị trí quan trọng này mà hình thành các làng nghề đánh bắt
thủy hải sản truyền thống, mà quan trọng và nổi tiếng nhất làng đáy biển Mỹ
Long. Sau khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp cũng như đế quốc Mỹ và
chính quyền tay sai luôn nhận ra giá trị chiến lược của địa bàn Cầu Ngang.
Song song với việc khai thác tuyến đường thủy, chúng tiến hành quy hoạch và
xây dựng hệ thống tuyến giao thông bộ, nối liền các xã trong huyện cũng như
nối huyện lỵ Cầu Ngang và cả khu vực ven biển phía nam tỉnh Trà Vinh với
tỉnh lỵ. Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xây
dựng tuyến tỉnh lộ 35 (nay là quốc lộ 53), từ tỉnh lỵ Trà Vinh qua huyện lỵ
Cầu Ngang, xuống các xã ven biển. Tiếp đó, các hương lộ lần lượt ra đời như
hương lộ 18 đi Hiệp Hòa, hương lộ 19 đi Mỹ Long, hương lộ 20 đi Nhị
Trường, hương lộ 21 đi Ngũ Lạc, hương lộ 22 đi Thạnh Hòa Sơn, hương lộ 23
đi Hiệp Thạnh…Hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy này đã giúp
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng chính quyền tay sai khai thác các tiềm
năng kinh tế địa phương cũng như triển khai các hoạt động tiến công, phòng
thủ trên bộ, trên sông, trên biển ở cả một địa bàn rộng lớn phía nam tỉnh Trà
16


Vinh, bao gồm các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và một phần huyện Châu
Thành [27; Tr.8].
Nhìn chung, địa hình Cầu Ngang có thể được chia thành hai phần khá rõ
rệt, mà ranh giới của nó là tuyến tỉnh lộ 35 (nay là quốc lộ 53). Phần phía

đông tỉnh lộ trong chiến tranh thường được gọi là các xã “vùng ngoài”, bao
gồm các xã Mỹ Long (nay chia thành thị trấn Mỹ Long, xã Mỹ Long Bắc và
xã Mỹ Long Nam), Hiệp Mỹ (nay chia thành hai xã Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ
Tây), một phần xã Mỹ Hòa (nay chia thành thị trấn Cầu Ngang, xã Mỹ Hòa và
xã Thuận Hòa), một phần xã Vinh Kim và một phần xã Long Sơn. Phần phía
tây tỉnh lộ - trong chiến tranh gọi là các xã “vùng ruột”, bao gồm các xã Hiệp
Hòa (nay chia thành Hiệp Hòa và Kim Hòa), Nhị Trường (nay chia thành Nhị
Trường và Trường Thọ), Thạnh Hòa Sơn (trước đây thuộc xã Ngũ Lạc), một
phần xã Long Sơn, một phần xã Mỹ Hòa và một phần xã Vinh Kim.
Địa hình chủ yếu của các xã “vùng ngoài” là những cánh đồng thấp
trũng, có cao trình trong khoảng 0,2 – 0,6 m so với mặt biển. Đặc biệt, dọc
theo cửa biển Cung Hầu và sông Cổ Chiên, trước năm 1975, tồn tại một tuyến
rừng bán ngập mặn, từ xã Vinh Kim qua Mỹ Long, một phần xã Hiệp Mỹ và
Mỹ Hòa, với những loại thực vật chủ yếu như bần, mắm, chà là, già, vẹt, ráng,
dừa nước, ô rô, cóc kèn… nối vào tuyến rừng bạt ngàn các xã ven biển Duyên
Hải. Lợi dụng tính chất ngập trũng, nhiều sông rạch chia cắt, xen lẫn với rừng
cây chằng chịt, khó đi lại, không thuận tiện cho địch triển khai các hoạt động
quân sự bằng bộ binh và cơ giới nên các thủ lĩnh nghĩa quân trước đây cũng
như các cơ quan, đơn vị vũ trang cách mạng sau này tập trung xây dựng địa
bàn này thành những khu căn cứ đứng chân, xây dựng và phát triển lực lượng.
Trong khi đó, các xã “vùng ruột” có địa hình cao ráo hơn, với những
cánh đồng có cao trình trong khoảng 0,3 – 0,8 m so với mặt biển. Do tính chất
khô ráo, ít sông nước, lại bị chia cắt với các xã căn cứ “vùng ngoài” ven biển
17


nên địa bàn này có nhiều thuận lợi cho địch, bất lợi cho ta trong hoạt động
chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ đứng chân…
Xen kẽ vào những cánh đồng mênh mông, cả các xã “vùng ngoài” cũng
như “vùng ruột”, là những con giồng đất cát có cao trình trong khoảng 0,5 –

1,2 m so với mặt biển. Cá biệt, trước năm 1975, ở Cầu Ngang còn có những
động cát cao 2 – 4 m so với mặt biển (Mỹ Long, Long Sơn, Thạnh Hòa
Sơn…). Những con giồng đất cát cao ráo, dễ đi lại, kể cả những tháng mùa
mưa nước nổi trở thành địa bàn cư trú lý tưởng cho cộng đồng các dân tộc
Kinh – Khmer – Hoa, hình thành những đơn vị quần cư từ rất sớm.
Cũng chính từ đặc điểm khô ráo, dễ đi lại của những con giồng đất cát là
cơ sở để hình thành tuyến tỉnh lộ 35 (nay là quốc lộ 53) chạy dọc theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam và những tuyến hương lộ theo hình xương cá tới các
xã. Đây là một thuận lợi cơ bản cho thực dân, đế quốc trong việc vận chuyển,
triển khai lực lượng bộ binh, cơ giới, pháo binh đánh phá, bình định trên địa
bàn huyện Cầu Ngang và huyện Duyên Hải.
Ngoài cửa biển Cung Hầu và đoạn sông Cổ Chiên, trên địa bàn huyện
Cầu Ngang còn có những con sông tự nhiên quan trọng như sông Thâu Râu
chảy qua địa bàn các xã Mỹ Long, Hiệp Mỹ, Mỹ Hòa, Long Sơn…; sông Chà
Và chảy qua địa bàn xã Vinh Kim.
Từ thập niên 1980, trên đoạn sông Cổ Chiên chảy qua địa phận Cầu
Ngang và cửa biển Cung Hầu hình thành một số cồn, cù lao mới nổi và bãi
bồi đang trong quá trình bồi tụ. Do đó, địa bàn Cầu Ngang có thêm một loại
hình địa hình đặc trưng là đất cù lao, bãi bồi [27; Tr. 9].
1.1.3. Đặc điểm dân cư, xã hội
Theo số liệu thống kê năm 2012, huyện Cầu Ngang có tổng dân số là
131. 131 người, trên tổng diện tích đất tự nhiên là 379,08 km2 (trong đó có 53
km2 đất bãi bồi, chưa có cư dân sinh sống), mật độ dân số là 413 người/km2.
18


Về diện tích tự nhiên, huyện Cầu Ngang đứng thứ 4 trong 8 huyện thành phố
của tỉnh Trà Vinh (sau Duyên Hải, Trà Cú và Châu Thành); Về dân số, huyện
Cầu Ngang đứng thứ 4 (sau Trà Cú, Càng Long và Châu Thành); Về mật độ
dân số, huyện Cầu Ngang đứng thứ thứ 6 (sau thành phố Trà Vinh, Càng

Long, Tiểu Cần, Trà Cú và Cầu Kè).
Trong số hơn 131 ngàn người dân, huyện Cầu Ngang có 58,2% dân số
nằm trong độ tuổi từ 15 đến 55 (đối với nữ) và 60 (đối với nam). Điều này
cho thấy Cầu Ngang hiện trong thời kỳ “dân số vàng”. Người lao động Cầu
Ngang vốn cần cù, thông minh, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong lao động
sản xuất, đặc biệt là các nghề làm ruộng trên đất nhiễm mặn, nghề đóng đáy
hàng khơi, nghề trồng hoa màu trên đất giồng cát…Gần đây, trên địa bàn Cầu
Ngang xuất hiện một số ngành nghề mới như công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ, thương mại, xây dựng, nuôi trồng thủy sản…
Huyện Cầu Ngang có 48.963 người đồng bào dân tộc Khmer, chiếm tỷ lệ
37,2% so với dân số chung. So với các huyện, thành phố trong tỉnh Trà Vinh,
huyện Cầu Ngang đứng thứ 4 về dân số Khmer, sau Trà Cú, Cầu Kè, Châu
Thành. Nhìn chung, đồng bào dân tộc Khmer Cầu Ngang cư trú thành các
phum sóc theo các con giồng đất cát, tập trung tại các xã Nhị Trường, Trường
Thọ, Kim Hòa, Hiệp Hòa, Long Sơn, Mỹ Hòa, Thuận Hòa, Thạnh Hòa Sơn…
Người Hoa trên địa bàn huyện Cầu Ngang, theo số liệu thống kê năm 2012,
có khoảng 420 người, chiếm tỷ lệ 0,3% so với dân số chung. Người Hoa tại
Cầu Ngang phần đông là dân Quảng Đông, Triều Châu và Hẹ, cư trú tập trung
tại các thị trấn Cầu Ngang, thị trấn Mỹ Long và các xã Trường Thọ (Chông
Văn), Nhị Trường (Là Ca), Hiệp Hòa (Bình Tân, Bàu Cát), sinh sống chủ yếu
bằng nghề mua bán, đóng đáy biển và trồng rẫy. Tuy nhiên, do cộng đồng
người Hoa có số lượng không lớn nên, theo thời gian, họ dần hòa nhập vào
cộng đồng người Kinh, người Khmer.
19


Việc mở rộng giao thông, khai khần đất đai mở ra những cánh đồng bao
la, phì nhiêu nhưng tạo ra sự phân hóa gai cấp dẫn tới sự đấu tranh giữa kẻ
bóc lột, tước đoạt và người bọ bóc lột, bị tước đoạt giành lại cuộc sống và
quyền chiếm hữu ruộng đất. Do có nhiều thủ đoạn gian ác, biết lòn cúi, được

sự bao che giúp đỡ của bọn thực dân Pháp và chính quyền tay sai, bọn địa chủ
đã chiếm hầu hết đất đai trong huyện mà người nông dân đã dày công khai
thác bằng các hình thức như cậm ranh trên đất nôn dân đã khai phá, dựa vào
cường quyền, cấu kết với bọn kinh lý đo đạc vả thông đồng với bọn tòa án
làm bằng khoán để chiếm đoạt, hoặc cho vay nặng lãi kiểu cho vay 20, nghĩa
là đầu mùa cho vay 10 cuối mùa phải trả 20, lâu ngày trả không nổi phải chùi
ruộng.
Cầu Ngang có khoảng 70 tên địa chủ lớn nhỏ chiếm trên 90% ruộng đất.
Tước hết ruộng đất vẫn chưa bằng lòng, chúng còn bóc lột thẳng tay về tô tức
và công sức của nông dân, đo công cấy, công gặt thì đo công già bằng tầm 03
thước, thu lúa ruộng thì thu từ 3 giạ đến 6 giạ một công trong khi năng suất
lúa chỉ từ 5 đến 10 giạ, làm ra bao nhiêu giao hết bấy nhiêu vậy mà khi làm
xong vụ lúa chúng còn cho bọn tầng khạo xét nhà coi nông dân còn giấu lúa
hay không, chúng còn cho đốt đống rơm để tìm lúa giấu. Còn bọn chủ rừng
thì cấm không ai được bén mảng đến đốn củi hoặc bắt cua, cá. Làm ruộng
không có lúa ăn, vào rừng đốn củi bắt cá không được, bí lối lòng nông dân
phải đi làm mướn cho chúng bằng cách đốn củi bán cho chù rừng theo giá rẻ
mạt và phải mua lại gạo và nhu yếu phẩm cũng của chủ rừng với giá cắt cổ,
nếu thiếu thì vay. Vì vậy, người nông dân đi đốn củi nói với nhau: “nếu để
cho lưỡi rều sét thì sẽ bị đói” Đến ngày giỗ ngày tết của bọn địa chủ, tá điền
phải đến dọn dẹp nhà cửa, đem gạo ngon, 1 hoặc 2 cặp vịt mập, trắng gọi là
công lễ trong khi đó cuộc sống của người nông dân luôn bị hẩm hui, đói rét,

20


cơm khong đủ ăn, áo không đủ mặc, bệnh hoạn không thuốc men và thậm chí
chết cũng không có đất chôn.
Rõ ràng, tình cảnh trên khiến cho những người bỏ sức lao động tạo ra
ruộng đất thành ra hai bàn tay trắng. Vì vậy, trước Cách mạng tháng 8/1945

hai gai cấp đối lập chủ yếu ở Cầu Ngang là nông dân và địa chủ.
Sau cách mạng, thành phần địa chủ dần bị loại bỏ. Nông dân, binh sĩ và
đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện như người Kinh, người Khmer,
người Hoa luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, sát cánh với nhau trong cách
mạng và kháng chiến.
1.1.4. Truyền thống sản xuất, văn hóa
Vốn là vùng đất tương đối trù phú, có nền kinh tế đa dạng, cả nông
nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp nên khi thực dân Pháp tiến hành khai thác
nền kinh tế Việt Nam đem về chính quốc thì Cầu Ngang cũng là một trong
những nơi mà người Pháp chú ý tập trung khai thác. Vì vậy song song với
việc phân chia địa giới, sắp xếp bộ máy hành chánh, ổn định dân cư, chúng
tập trung xây dựng hệ thống giao thông thủy bộ và phát triển kinh tế.
Trong những thập kỉ đầu thế kỉ XX, diện tích ruộng lúa ở Cầu Ngang
được mở rộng, đất hoang hóa khai thác gần hết. Đến trước năm 1945, xã Nhị
Trường được coi như vựa lúa của Cầu Ngang. Nghề trồng trọt sản xuất các
loại rau, màu, cũ, quả, có những loại có giá trị được bán rộng rãi trên thị
trường ngoài huyện như: dưa hấu, thuốc giồng, đậu phộng. Nghề trồng dâu
nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, nghề trồng lát dệt chiếu... cũng nđược phát triển.
Còn hoa lợi của rừng: chủ yếu là lá dừa nước để lợp nhà, đốn củi và đốt than
bán cho các nơi khác.
Thủy sản cũng là một trong hai thế mạnh về kinh tế ở Cầu Ngang nên
phương pháp đánh bắt và chế biến cũng nhanh chóng cài tiến. Trong sông
rạch và cập ven biển thì có xịp, xà ngôn, câu lưới, chày. Ở ngoài biển thì có
21


ba khu vực như Bến Đáy (Mỹ Long), Cồn Ngao (Hiệp Thanh), Cồn Lợi
(Long Toàn) chuyên đóng đáy, loại hàng khơi (đóng ở lạch sạu, xa bờ, bắt
được nhiều tôm cá quý), loại sông cầu gần bờ, nhẹ vốn,. Ngoài ra còn dùng
các loại cá lưới đề đánh bắt như lưới bắt được cá gọc, cá đường, câu kiều, loại

câu không màu chuyên bắt các loại cá không vảy, còn các loại cá nước ngọt
như cá lóc, cá trê, cá rô...ở đồng ruộng thì đâu đâu cũng có, nhiều nhất là ở
các khu vực Giồng Trôm (Long Toàn), Đồng Tây (Mỹ Long), Căn Mom (Nhị
Trường), tôm cá làm ra cũng được chế biến để xuất khẩu hoặc bán rộng rãi
trên thị trường như bao tử cá gọc, cá đường, vi cá mâp phơi khô xuất khẩu,
tôm khô, cua, ba khía muối, cá muối ốp v.v... [18; Tr.24].
Mặc dù trình độ lực lượng sản xuất ở mỗi giai đoạn có hoàn cảnh và điề
kiện kinh tế khác nhau, song vào những năm đầu của thế kỷ này, kinh tế Cầu
Ngang đã có bước phát triển đáng kể, một số làng nghề truyền thống được
duy trì và phát triển như: Nghề đóng đáy biển (Mỹ Long); Nghề trồng hoa
màu trên đất giồng cát (Mỹ Long); Nghề tôm khô (Vinh Kim); Nghề bánh tét
Trà Cuôn (Kim Hòa); Nghề cốm dẹp Ba So (Nhị Trường)…
Cũng giống như nhiều địa phương khác của tỉnh Trà Vinh, trải qua quá
trình lịch sử, một số tôn giáo đã có mặt, phát triển trên địa bàn huyện Cầu
Ngang. Trong đó, số lượng tín đồ đông và có sự ảnh hưởng nhất định đến lịch
sử phát triển địa phương là các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo và Cao Đài.
Phật giáo xuất hiện tại Cầu Ngang song song với quá trình khai hoang
mở cõi của cộng đồng ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa trên địa bàn này. Ngày
nay, tín đồ Phật giáo ở Cầu Ngang chiếm tỷ lệ xấp xỉ 60% so với dân số và
chia thành 2 hệ phái lớn là Bắc tông và Nam tông. Phật giáo Bắc tông chủ yếu
phát triển tín đồ trong đồng bào người Kinh và người Hoa, với hai tông phái
là Thiền tông và Tịnh độ tông. Theo thời gian, giáo lý và giáo luật Phật giáo
Bắc tông Cầu Ngang hòa vào đạo lý truyền thống dân tộc, không quá câu nệ
22


hình thức tu tập, giới luật mà chỉ nhằm khuyến khích con người làm lành lánh
dữ, tránh sát sanh, không khoa ngôn vọng ngữ, sống hòa hiếu với thiên nhiên
và xã hội chung quanh…Trong khi đó, tuyệt đại đa số đồng bào Khmer Cầu
Ngang đều theo Phật giáo Nam tông. Đối với đồng bào Khmer, ngôi chùa

không chỉ là nơi tu hành và thực hiện các lễ nghi tôn giáo mà còn là trung tâm
sinh hoạt văn hóa tinh thần mang tính cộng đồng của phum sóc. Đa phần nam
thanh niên Khmer chuẩn bị vào tuổi trưởng thành đều có một thời gian nhất
định, dài hay ngắn tùy theo điều kiện của mỗi người, xuống tóc vào chùa tu
hành như một hình thức báo hiếu lại vừa học chữ, học những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc như một hành trang để bước vào đời.
Cũng trong quá trình di dân về vùng đất phương Nam lập nghiệp,
khoảng cuối thế kỷ thứ XVIII, một số giáo dân Công giáo đang bị “cấm đạo”
gắt gao ngoài Ngũ Quảng đã dắt díu nhau chạy dạt về vùng đất mới và định
cư tại vùng đất bên bờ sông Chà Và. Từ đó, giáo xứ Công giáo Vinh Kim
được hình thành. Sau khi xâm chiếm nước ta, thực dân Pháp sử dụng nhiều
biện pháp, cả về kinh tế lẫn chính trị, tạo điều kiện cho các họ đạo Công giáo
ra công khai hoạt động và ngày càng phát triển. Đến sau Hiệp định Genève,
chính quyền Ngô Đình Diệm với âm mưu “quốc giáo hóa Công giáo” nhằm
biến Công giáo thành chỗ dựa chính trị cho chế độ đã khiến cho Công giáo ở
Cầu Ngang càng có điều kiện phát triển nhanh chóng. Từ một giáo xứ Vinh
Kim ban đầu, dần dần phát triển thêm một số giáo xứ khác trên địa bàn xã
Vinh Kim, Mỹ Hòa (nay là thị trấn Cầu Ngang), Hiệp Hòa (nay là xã Kim
Hòa)…Hiện nay, tại Cầu Ngang, tín đồ Công giáo chiếm khoảng 9.256 người,
chiếm tỷ lệ 7% so với dân số chung. Về số lượng và tỷ lệ, tín đồ Công giáo
Cầu Ngang đứng thứ 2 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (sau huyện Tiểu Cần) và xã
Vinh Kim được xem là vùng có đông đồng bào Công giáo thứ 2 trong tỉnh
(sau thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần).
23


×