Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tình hình kinh tế xã hội huyện cầu kè (tỉnh trà vinh) từ năm 1986 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

THẠCH THỊ SÓC KHONL

TÌNH HÌNH KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN CẦU KÈ
(TỈNH TRÀ VINH)
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Lịch Sử
Mã số: 60.14.01.11

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS ĐẶNG THANH TOÁN

HÀ NỘI - 2016
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, lịch sử địa phương được đưa vào giảng dạy ở các cấp học
phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng của nhà trường xã
hội chủ nghĩa, góp phần làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương,
đất nước, giúp thế hệ trẻ hình thành tinh thần yêu nước trong sáng, đồng thời
qua đó giáo dục lòng yêu quý, gắn bó với quê hương, ý thức về nghĩa vụ đối
với Tổ quốc, với dân tộc. Lịch sử địa phương còn có tác dụng to lớn trong
việc giáo dục tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ và ý thức lao động cho thế hệ trẻ chủ nhân của xã hội tương lai, bởi nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt nguồn
từ tình yêu quê hương, xứ sở, nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Mặt khác,


lịch sử địa phương còn góp phần làm cho thế hệ trẻ thấy rõ ý nghĩa của công
cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo
đang đem lại những thành tựu to lớn khắp mọi miền đất nước, từ đó càng
thêm yêu quý quê hương, đất nước, tin tưởng vào tương lai của dân tộc Việt
Nam.
Đất Cầu Kè, quà tặng của biển Đông và sông Cửu Long, là vùng đất
giàu truyền thống lịch sử văn hóa, là vùng sinh thái đa dạng, chứa đựng nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú, đó chính là điều kiện lý tưởng cho những ai
đến sinh sống lập nghiệp ở vùng đất này. Cư dân Cầu Kè là một cộng đồng đa
dân tộc sống gần gũi với nhau, có đời sống văn hóa phong phú, quá trình
chung sống bên nhau của cộng đồng dân cư này cũng là quá trình giao lưu và
hội nhập văn hóa, đây là hiện thực xuyên suốt lịch sử khai phá, bảo vệ, xây
dựng và phát triển vùng đất này.
Trải qua hơn hai trăm năm hình thành và phát triển, với đặc thù kinh tế
văn hóa của mình, Cầu Kè có nhiều đóng góp quý báu cho dân tộc cả trong
chiến đấu chống ngoại xâm cũng như trong lao động sản xuất, làm phong phú

2


và độc đáo thêm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt trong
quá trình khẩn hoang về phương Nam của những cư dân người Việt vào thế
kỷ XVI - XVII, trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong quá
trình cùng cả nước xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), nhân dân Cầu Kè
tiếp nối truyền thống của cha ông nhanh chóng bắt tay khắc phục hậu quả
chiến tranh, đặc biệt là khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội. Sau mười năm
từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (1975 - 1985), với tính cần cù, chịu
thương chịu khó của nhân dân và sự nỗ lực của Đảng bộ, các cấp chính
quyền, kinh tế- xã hội huyện Cầu Kè thu được những thành tựu bước đầu,

diện mạo huyện Cầu Kè dần thay đổi, đời sống người dân được cải thiện so
với trước giải phóng. Tuy nhiên công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở
Cầu Kè còn nhiều khó khăn, hạn chế, điều này tác động không nhỏ đến tốc độ
phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện Cầu Kè nói riêng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đề ra đường
lối đổi mới đã tạo điều kiện cho cả nước đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh nói chung, huyện Cầu Kè nói riêng. Vận dụng triệt để và sáng tạo đường
lối đổi mới của Đảng vào thực tế địa phương, kinh tế -xã hội huyện Cầu Kè
trong những năm 1986 - 2015 có những chuyển biến quan trọng, đời sống
người dân ngày càng nâng cao, những chuyển biến về kinh tế -xã hội đó nói
lên tinh thần cách mạng, ý chí vươn lên trong khó khăn để xây dựng quê
hương, đất nước, xây dựng cuộc sống tốt đẹp của nhân dân Cầu Kè. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển kinh tế-xã hội
huyện Cầu Kè cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần nhanh chóng khắc
phục.
Việc dựng lại bức tranh toàn cảnh về quá trình phát triển kinh tế-xã hội
huyện Cầu Kè thời kỳ đổi mới (1986 – 2015), thấy rõ những thành tựu, sự

3


chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế -xã hội địa phương có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn sâu sắc, góp phần giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát, hệ thống,
đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới đất
nước, tỉnh Trà Vinh nói chung, huyện Cầu Kè nói riêng, đây cũng là căn cứ
khoa học để các cơ quan chức năng hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp, từ đó tạo động lực cho việc xây dựng quê hương Cầu Kè
ngày càng phát triển.
Đồng thời, việc nghiên cứu về kinh tế -xã hội huyện Cầu Kè từ năm
1986 đến năm 2015 có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu, giảng dạy lịch
sử địa phương, giúp thế hệ trẻ có thêm những hiểu biết cần thiết về quê hương

mình, về công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, từ đó thấy được trách
nhiệm của mình đối với việc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu
mạnh…
Với những ý nghĩa đó, tôi đã chọn vấn đề “Tình hình kinh tế-xã hội
huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) từ năm 1986 đến năm 2015” làm đề tài luận
văn thạc sĩ sử học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về kinh tế thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung, của địa
phương nói riêng là vấn đề được giới khoa học ở cả Trung ương và địa
phương quan tâm. Nhưng các công trình nghiên cứu về kinh tế-xã hội huyện
Cầu Kè thời kỳ đổi mới (1986 - 2015) còn rất ít và cũng chỉ mới đề cập đến
những vấn đề chung về tình hình kinh tế- xã hội của huyện Cầu Kè.
- Năm 1995 Ủy ban nhân dân huyện Cầu Kè xuất bản cuốn Lịch sử
huyện Cầu Kè, Tập 1; tập 2 xuất bản năm 1999; tập 3 xuất bản năm 2005. Nội
dung giới thiệu về con người, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và quá trình đấu
tranh cách mạng của nhân dân huyện Cầu Kè trong hai cuộc chiến tranh
chống Pháp và chống Mỹ.

4


- Năm 2001, Đảng bộ tỉnh Trà Vinh và Huyện Ủy Cầu Kè đã xuất bản
cuốn lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân
Huyện Cầu Kè anh hùng (1930-1975)
- Tháng 7/2000, Trung tâm Thông tin và chuyển giao tiến bộ sinh học
Việt Nam xuất bản cuốn Đồng bằng sông Cửu Long đón chào thế kỷ XXI, giới
thiệu ngắn gọn những thành tựu, tiềm năng, triển vọng, các chương trình kêu
gọi đầu tư và khẳng định những ưu thế về nhiều lĩnh vực địa lý, kinh tế-xã hội
, văn hóa, lịch sử… của 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Trà
Vinh…

- Năm 2011, công ty cổ phần văn hóa tổng hợp Trà Vinh cùng với Ban
Tuyên giáo Huyện Uỷ Cầu Kè cho xuất bản cuốn Đề cương tóm tắt lịch sử
Đảng bộ huyện Cầu Kè.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn
diện, hệ thống và cụ thể về quá trình chuyển biến kinh tế của huyện Cầu Kè,
tỉnh Trà Vinh từ năm 1986 đến năm 2015.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng
Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ tình hình kinh tế- xã hội
huyện Cầu Kè trong thời kỳ đổi mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: giới hạn trên địa bàn huyện Cầu Kè.
- Về thời gian: từ năm 1986 đến năm 2015.
Sở dĩ tôi lấy năm 1986 làm mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì
đây là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986),
được ghi nhận như một mốc son của lịch sử. Với đường lối đổi mới đúng đắn
do Đại hội Đảng lần VI đề ra đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh nói chung, huyện Cầu Kè nói riêng.

5


Năm 2015 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là năm
tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm qua hơn 20 năm đổi mới, phát triển
kinh tế- xã hội Cầu Kè và đây cũng là năm Cầu Kè đạt nhiều thành tựu góp
phần phát triển kinh tế- xã hội huyện nhà và thị xã Trà Vinh trở thành thành
phố trực thuộc tỉnh.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn quá trình chuyển biến kinh tế-xã hội huyện
Cầu Kè từ năm 1986 đến năm 2015, tôi kéo dài sự nghiên cứu của mình về
trước năm 1986.

3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài là tìm hiểu quá trình chuyển biến
các mặt kinh tế -xã hội huyện Cầu Kè (1986 – 2015), qua đó nêu được những
thành tựu, hạn chế của quá trình đó, đồng thời chỉ ra được những nguyên nhân
của những thành tựu, hạn chế và rút ra được những kinh nghiệm của quá trình
xây dựng và phát triển kinh tế -xã hội huyện Cầu Kè
Từ thực tiễn của quá trình chuyển biến các mặt kinh tế- xã hội huyện
Cầu Kè (1986 – 2015), đề xuất những giải pháp, kiến nghị, nhằm đẩy mạnh
phát triển kinh tế huyện hiện tại và trong tương lai.
4. Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành đề tài này, tôi tham khảo và sử dụng những nguồn tài
liệu chủ yếu sau:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về kinh tế-xã
hội , các văn kiện, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước.
- Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng bộ huyện Cầu Kè.
- Những kế hoạch và báo cáo tổng kết hàng năm của các sở, ban ngành
và của UBND huyện Cầu Kè.
- Số liệu của Cục Thống kê huyện Cầu Kè.

6


- Các công trình nghiên cứu đề cập đến các lĩnh vực của huyện Cầu Kè.
- Các trang Web có liên quan đến kinh tế -xã hội của huyện Cầu Kè.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là quan điểm chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc nhìn nhận, đánh
giá vấn đề, đặt các vấn đề trong mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Là một đề tài lịch sử, nên phương pháp chính trong việc nghiên cứu tôi

sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp
tiếp cận hệ thống, đồng thời chú ý kết hợp với những phương pháp hỗ trợ
khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu…
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn dựng lại bức tranh toàn cảnh, có hệ thống quá trình chuyển
biến kinh tế-xã hội huyện Cầu Kè trong hơn 20 năm đổi mới (1986 - 2015),
làm rõ những thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong xây dựng, phát
triển kinh tế -xã hội Cầu Kè, có ý nghĩa mở đường cho giai đoạn phát triển về
sau.
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo góp phần vào việc nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ thông huyện Cầu Kè, giáo
dục lòng yêu nước, lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của địa phương
cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Luận văn còn là tài liệu tham khảo thiết thực cho các cấp huyện Cầu Kè
hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội địa phương trong những giai
đoạn sau.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu
thành ba chương:
Chương 1. Khái quát về huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) trước năm 1986

7


Chương 2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Cầu Kè từ năm 1986 đến
năm 2015
Chương 3. Một số nhận xét về kinh tế- xã hội huyện Cầu Kè từ năm
1986 đến năm 2015

Chương 1

Khái quát về huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) trước năm 1986
1.1. Khái quát về vùng đất, con người Cầu Kè
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lịch sử hình thành và phát triển: Cầu kè là quận thuộc tỉnh Cần Thơ từ năm
1913, gồm có 2 tổng: Thạnh Trị với 5 làng và Tuân Giáo với 8 làng. Ngày 07
tháng 06 năm 1954, tách 3 làng Tích Thiện,Vĩnh Xuân, Trà Côn của tổng
Thạnh Trị nhập vào quận Trà Ôn cùng tỉnh. Ngày 09 tháng 02 năm 1956,
quận Cầu Kè thuộc tỉnh Tam Cần.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, quận Cầu Kè thuộc tỉnh Vĩnh Bình, gồm tổng
Tuân Giáo với 8 xã, quận lỵ đặt tại xã Hòa Ân. Sau ngày 30 tháng 04 năm
1975, Cầu Kè là huyện của tỉnh Cửu Long. Ngày 26 tháng 11 năm 1991, tỉnh
Cửu Long tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Huyện Cầu Kè thuộc
tỉnh Trà Vinh, gồm 9 xã: An Phú Tân, Châu Điền, Hòa An, Ninh Thới, Phong
Phú, Phong Thạnh, Tam Ngãi,Thạnh Phú, Thông Hòa. Ngày 07 tháng 10 năm
1995, Thủ tướng Việt Nam ban hành Nghị định 62-CP, thành lập thị trấn Cầu
Kè trên cơ sở tách ra từ xã Hòa Ân. Ngày 02 tháng 03 năm 1998, Chính phủ
Việt Nam ban hành Nghị định số 13/1998/NĐ-CP, về việc thành lập một số
xã thuộc các huyện Châu Thành, Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Cầu Kè và
Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Theo đó, thành lập xã Hòa Tân thuộc huyện Cầu
Kè trên cơ sở 1.261,72 ha diện tích tự nhiên và 5.198 nhân khẩu của xã Hòa
Ân; 1.657,97 ha diện tích tự nhiên và 4.501 nhân khẩu của xã An Phú Tân.

8


Cuối năm 2003, huyện Cầu Kè có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm
thị trấn Cầu Kè và 10 xã: Châu Ðiền, Phong Phú, Phong Thạnh, Ninh Thới,
Hòa Tân, An Phú Tân, Tam Ngãi, Hòa Ân, Thông Hòa, Thạnh Phú.
Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nên huyện Cầu Kè không phát triển
nhiều về ngành nuôi trồng thủy sản như một số huyện ở hạ lưu sông Cửu

Long. Cầu Kè vẫn là huyện thuần nông nhất của tỉnh, diện tích trồng lúa ước
khoảng 30.000 ha, sản xuất ra sản lượng lương thực ước đạt 157.000 tấn lúa/
năm (2006). Tuy nhiên trong những năm gần đây, huyện đang có sự dịch
chuyển từ việc trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là các xã nằm ven
sông Hậu [36,tr. 3,4,5]
Vị trí địa lí: Huyện Cầu Kè ở phía tây tỉnh Trà Vinh, phía bắc giáp huyện Trà
Ôn (Vĩnh Long), phía đông là huyện Càng Long và Tiểu Cần, phía tây và nam
là sông Hậu. Huyện có diện tích đất nông nghiệp: đất sản xuất nông nghiệp
11.580, 69ha, đất nuôi trồng thủy sàn 43,02. Đất phi nông nghiệp: đất ở
643,73, đất chuyên dùng 4.089,15 và dân số là 116.000 người. Huyện ly là
thị trấn Cầu Kè cách thị xã Trà Vinh khoảng 40 km về hướng tây. Huyện Cầu
Kè cũng là nơi có loại dừa sáp nổi tiếng
Tuy nhiên, Cầu kè cũng gặp nhiều bất lợi đối với sự phát triển kinh tế,
do nằm ở vị trí không phải trên đường giao lưu của các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long, không có quốc lộ 1 đi qua, việc giao lưu theo đường bộ chủ yếu
diễn ra trên tuyến quốc lộ 53 nối liền với tỉnh Vĩnh Long và hai tuyến quốc lộ
54 và 60 nối với tỉnh Sóc Trăng .
Địa hình: Thị trấn Cầu Kè có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp nhưng bị
nhiều kênh rạch, hướng đổ dốc không rõ rệt. Đất thổ cư nằm dọc theo quốc lộ
54, đất thổ cư mật độ phổ biến từ 1,3 km2; cá biệt ở khu vực Tà Thiêu lên đến
2,3m,vườn cây ăn trái cao độ mặt đất từ 1,4-1,8, đất ruộng cao độ mặt đất từ
0,9 đến 1,2

9


Thủy văn : Sông Cầu Kè là sông chạy qua khu vực trung tâm thị trấn, thuyền
bè có trọng tài 20-30 tấn giao thông dễ dàng. Bề rộng của sông 20-24m, sâu
4m chịu tác động chế tạo bàn nhật triều không đều trên biển Đông; mực nước
đình triều hàng tháng thay đổi từ 1,0 đến 1,4m. Hiện nay có thăm dò khảo sát

một vài nơi. Nguồn nước ngầm phong phú cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và
sản xuất.
Đặc điểm dân số và nguồn lao động:
Với vị thế là Trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của huyện Cầu Kè, trong
những năm gần đây thị trấn Cầu Kè đã và đang nổ lực xây dựng diện mạo của
một đô thị loại V, đặc biệt là hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu
tư xây dựng ngày càng hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân đầu tư
phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống, tạo nền tảng vững chắc để
thị trấn chuyển mình vươn lên trở thành đô thị loại V của huyện Cầu Kè.
Thị trấn Cầu Kè có diện tích tự nhiên trên 300 hécta, có 1.825 hộ, với hơn
6.700 nhân khẩu (trong đó, dân tộc Khmer chiếm hơn 23%, dân tộc Hoa
chiếm 3,56%), thị trấn được chia làm 08 khóm, có hệ thống đường thủy và
Quốc lộ 54 đi qua đã góp phần quan trọng trong việc bố cục không gian xây
dựng đô thị xanh-sạch-đẹp. Hiện nay, thị trấn Cầu Kè kinh tế đang chuyển
dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ
trọng nông nghiệp, có trên 75% hộ dân lao động phi nông nghiệp và tỷ lệ lao
động qua đào tạo nghề chiếm gần 80% so với dân số, tốc độ tăng trưởng kinh
tế trung bình hàng năm là 19%, tổng thu ngân sách trên địa bàn hơn 11 tỷ
đồng, thị trấn có chợ trung tâm, chợ đầu mối giao lưu, trao đổi các mặt hàng
nông sản, rau quả,…. Trong những năm qua thị trấn Cầu Kè được sự đầu tư
của huyện, tỉnh nên đã phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội. Đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, trong 02 năm qua thị trấn đã đầu tư
hơn 10 tỷ đồng xây dựng các công trình dân dụng; khu hành chính tập trung;

10


nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông; lắp đặt hệ thống cống thoát
nước, đèn chiếu sáng công cộng, đèn trang trí, lắp đặt cổng chào trên các
tuyến đường chính trong nội ô thị trấn, xây dựng công viên, quy hoạch khu

sản xuất, kinh doanh tập trung, qua đó đã đem lại cho thị trấn một diện mạo
mới và giúp cho người dân mạnh dạn đầu tư chuyển đổi ngành nghề, mở rộng
quy mô sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn thị trấn Cầu Kè hiện có gần 960 cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, buôn bán, trong đó có nhiều cơ sở là đại lý
cung cấp hàng hóa cho thị trường tiêu dùng trong và ngoài huyện.… góp phần
giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho gần 2.900 lao động ở địa
phương. Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo của thị trấn giảm xuống còn 7,7%, thu nhập
bình quân đầu người đạt hơn 37 triệu đồng/người/năm, có hơn 98% hộ xây
dựng được nhà ở cơ bản và bán cơ bản, đặc biệt đến cuối năm 2016 thị trấn
Cầu Kè được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công nhận là địa phương
hoàn thành công tác xóa nhà dột nát. Phấn khởi trước sự phát triển đi lên của
địa phương, anh Nguyễn Văn Bé Sáu, ở khóm 6 phấn khởi nói: “Trong thời
gian gần đây thấy cơ sở hạ tầng của thị trấn phát triển rất là nhanh, đường xá,
nhà cửa của bà con khang trang, cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, Nhà
nước lắp đặt được hệ thống đèn chiếu sáng rất là đẹp, cảnh mua bán của
người dân bây giờ rất nhộn nhịp, kinh tế phát triển rất là nhanh”.
Vùng đất Cầu Kè được xem như là đất phật, vì các con sông không
ngừng bồi đấp cho miền đất này, đất đai phù xa màu mở, nước không nhiễm
mặn, một năm làm ba vụ lúa thâm canh, ngoài trồng lúa còn trồng hoa mảu ,
Trái cây ăn quả: như chôm chôm, cam sành, chanh, các loại bưởi, soài....đặc
biệt là dừa đặc ruột là là đặc sảng của quê hương Cầu Kè. và theo thời gian
vùng đất Cầu Kè cứ vươn dài ra, đất Cầu Kè có nhiều chỗ gợn lên như lớp
sóng, bởi tác động của thủy triều biển Đông trên vùng đất phù sa bồi tụ. Từ
lâu đồng bào địa phương gọi những chỗ đất gợn lên đó là “gò”, là “giồng” và

11


đặt tên riêng cho từng gò đất, giồng đất đó. Hợp chất đất ở các giồng, gò là
cát pha sét, một số nơi có phù sa pha bùn, các giồng đất thường trải dài theo

hướng Đông Bắc – Tây Nam. Các giồng đất có kích thước khác nhau về chiều
rộng, chiều dài và độ cao: chiều rộng khoảng 100m đến 200m, chiều dài
khoảng 400m đến 2.000m, độ cao khoảng 2 đến 5m so với mặt nước sông.
Ngày nay trên vùng đất Cầu Kè hiện diện hàng trăm giồng đất như thế, song
mật độ phân bố và tuổi của các giồng đất khác nhau.
Phân loại một cách tương đối, ở Cầu Kè có: Đất trồng cây hằng năm:
gồm đất trồng lúa 11,403ha: gần 5,74 ha đất đất trồng có vùng chăn nuôi,
171,18 đất trồng cây hàng năm khác, 8.309,26 ha đất trồng cây lâu năm . Sự
chia cắt bởi các 3 hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng
khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể
hiện trên từng cánh đồng. Riêng phần phía Nam huyện là vùng đất thấp, bị
các giồng cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều
nơi chỉ ở độ cao từ 0,5m đến 0,8m nên hàng năm thường bị ngập mặn trong
thời gian 3 đến 5 tháng. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, thích hợp cho việc tưới tiêu, ít bị hạn cũng như không bị ngập úng.
Hệ thống biển, sông, kênh, rạch: Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu
chạy qua tỉnh An Giang, làm ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và
Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng Có thể phân chia mạng lưới
sông rạch, kênh đào ở Trà Vinh thành ba hệ thống: hệ thống đổ ra biển (trên
địa bàn huyện Duyên Hải), hệ thống đổ ra sông Cổ Chiên (trên địa bàn huyện
Châu Thành, Càng Long, Cầu Ngang và thị xã Trà Vinh), hệ thống đổ ra sông
Hậu (trên địa bàn huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú). Đoạn rộng nhất của con
sông này là giữa huyện cầu Kè (Trà Vinh ) và huyện Long Phú (Sóc Trăng)
khoảng gần 4km.

12


Các hệ thống sông rạch, kênh đào giao nhau tạo nên một mạng lưới lưu
thông và điều hòa thủy mực các nguồn nước cung cấp cho địa bàn huyện Cầu

Kè, hệ thống sông rạch, kênh đào ấy không chỉ có ý nghĩa đối với việc tưới
tiêu mà còn đem lại nguồn phù sa vô tận, bồi đắp cho dải đất huyện Cầu Kè
tỉnh Trà Vinh.
Hệ thống sông, kênh, rạch ở Cầu Kè có ý nghĩa quan trọng đối với các
lĩnh vực đời sống kinh tế- xã hội. Ngoài chức năng tưới tiêu và vun bón phù
sa cho cây trồng, hệ thống, sông, kênh, rạch còn là môi trường lí tưởng cho
việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, là nhân tố cần thiết cho việc điều hòa
khí hậu và cân bằng sinh thái. Nó vừa góp phần làm sinh động cảnh quan của
huyện, vừa góp phần tích cực vào quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa của
huyện nhà với những miền quê nằm khác
Khí hậu: Cầu Kè trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nhưng nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, chế độ gió ở Trà Vinh Cầu
Kè thuộc loại gió của vùng đồng bằng ven biển nằm trong khu vực chí tuyến,
phân bố gió hàng năm như sau:
Tháng 1 và tháng 2 thường có gió theo hướng Đông - Nam từ cấp 3 đến
cấp 4 (gọi là gió chướng); tháng 3 và tháng 4 là thời kỳ gió chuyển mùa, đổi
hướng Tây - Nam cấp 3 đến cấp 4; tháng 5 và tháng 6 gió mùa theo hướng
Tây - Nam là chính, đây là thời điểm hội tụ gió mùa, bắt đầu những đợt mưa
dông.
Từ tháng 7 đến tháng 12, gió mùa chuyển dần theo hướng Đông – Nam
rồi sang Đông – Bắc, trung bình sức gió cấp 2.
Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, huyện Cầu Kè cũng có
những thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ
cao và ổn định, Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven sông huyện Cầu

13


Kè có một số hạn chế về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao,
mưa ít.

Nhiệt độ trung bình toàn huyện là 26,6°C, biên độ nhiệt tối cao là
35,8°C, nhiệt độ tối thấp là 18,5°C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp
khoảng 6,4°C. Toàn huyện có tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ
quang hợp dồi dào: 82.800 cal/năm, cho phép cây trồng phát triển quanh năm.
Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 2 mùa trong năm rõ
rệt chủ yếu mùa mưa và nắng.
Chế độ mưa nắng ở Cầu Kè có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa nắng),
mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tổng lượng mưa từ trung bình đến
thấp (1.627-1.250 mm), phân bố không ổn định và phân hóa mạnh theo thời
gian và không gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở xã
phong thạnh , phong phú, Châu Điền, thị trấn Cầu Kè; thấp nhất là ở Thông
Hòa và Tam Ngãi .
Cầu Kè nằm gần các sông, nên rất hiếm khi có bão mà chỉ ảnh hưởng
bão ở khu vực lân cận, trên địa bàn huyện Cầu Kè đôi lúc xuất hiện những
cơn lốc xoáy nhỏ, trên phạm vi hẹp.
Huyện Cầu Kè nằm trong vùng vĩ độ thấp nên nhận nhiều ánh sáng,
trung bình có trên 2.500 giờ nắng mỗi năm. Trong suốt thời gian từ tháng 12
đến tháng 4 hầu như không mưa, thời gian này gọi là mùa khô, nắng hạn hàng
năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa kéo dài
(từ 8 đến 10 ngày) xen vào mùa mưa. Cầu Kè là các huyện ít bị nắng hạn.
Nói chung, các yếu tố khí hậu ở Cầu Kè tương đối ổn định, ít có biến
đổi bất thường đột ngột, khí hậu thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.
Điều kiện thủy văn của huyện Cầu Kè tác động nhiều đến mặt sinh hoạt
của con người, nó có ý nghĩa tích cực đối với các hoạt động trồng trọt, chăn

14


nuôi, và giao thông đường thủy, mặt khác nó cũng có những hạn chế nhất
định đến việc cung cấp nước ngọt và giao thông đường bộ.

Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai: Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê của huyện Cầu Kè, tính
đến 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Cầu Kè là 24.662,41 ha. Đất
đai được chia thành các nhóm chính như sau:
- Đất nông nghiệp : Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 11.580,69ha, đất
nuôi trồng thủy sản 43,02ha,đất nông nghiệp khác 2,30ha.
- Đất phi nông nghiệp: gồm đất ở (643,73ha)và đất chuyên dùng
(4.089,15ha)
- Đất phù sa, chia thành các loại sau:
+ Đất phù sa không nhiễm mặn ở Cầu Kè . Đất có độ cao từ 0,6m đến
1,2m, chủ yếu trồng lúa 3 vụ/năm, một số diện tích có thể trồng cây ăn trái
hay hoa màu.
+ Đất phù sa nhiễm mặn ít nằm trong vòng cung mặn, nước kênh rạch
bị nhiễm mặn từ 2 đến 5 tháng, loại đất này phân bố tập trung ở Cầu Kè . Độ
cao từ 0,6m đến 1,2m nên hầu như không bị ngập úng, đất thích hợp trồng lúa
3 vụ/năm hay 1 vụ lúa, 1 vụ màu (Đất này cũng thích hợp để trồng hoa
màu,cam,dừa.....).
- Đất phèn gồm có các loại:
Đất phèn không nhiễm mặn: phân bố ở Cầu Kè. Địa thế cao, không bị
ngập lũ, có thể cải tạo để trồng lúa.
Nhìn chung, đất đai ở Cầu Kè chiếm nhiều nhất là đất nông nghiệp
trồng lúa là chính. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiện nay,
huyện phải thực hiện nhiều dự án cải tạo đất nhằm rửa phèn, rửa mặn. Dự án
thủy lợi Nam Măng Thít là một trong những công trình trọng điểm do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư trên địa bàn hai tỉnh Vĩnh Long

15


và Trà Vinh. Mục tiêu của dự án là nhằm kiểm soát mặn, lấy nước và giữ

nước ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn cho gần 171.626 ha đất canh tác và
225.628 ha đất tự nhiên, đồng thời có nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân
dân trong vùng, kết hợp khai thác nguồn lợi thủy sản, phát triển giao thông,
cải tạo môi trường.
Rừng: Trước kia rừng ở huyện dày đặc, có nhiều lâm sản quý không
chỉ đáp ứng cho địa phương mà còn xuất sang các vùng kế cận. Ngày nay
rừng đã bị giảm sút về mặt diện tích, rừng tự nhiên chỉ còn lại là rừng bần, đại
bộ phận diện tích rừng đã trở thành đất trống, hàng cây thưa thớt, trữ lượng gỗ
không đáng kể, khả năng tái sinh tự nhiên thấp, tác dụng phòng hộ kém.
Thủy sản: Sản lượng thủy sản khai thác (cá, tôm, thủy sản khác)
khoảng 740.60 tấn / năm.Sản lượng thủy sản nuôi 4.139.70ta61/năm.
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2015, huyện Cầu Kè có
611.14 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản; sản lượng thủy sản khai
thác năm 2015 đạt 96,12 tấn. Hoạt động khai thác thủy sản tập trung trong
những năm qua đã làm ảnh hưởng đáng kể tới nguồn lợi thủy sản của địa
phương, hiện nay sản lượng khai thác ven bờ của huyện tính theo đơn vị đánh
bắt đã giảm nhiều so với các năm trước. Nhiều ngư dân cho biết, đôi khi thu
không đủ để bù chi, điều đó chứng tỏ nguồn lợi thủy sản đang đứng trước
nguy cơ cạn kiệt.
Khoáng sản: Cầu Kè là huyện ở hạ nguồn sông Cửu Long, độ cao địa
hình từ 0-5m. Về mặt địa chất, toàn bộ huyện là trầm tích trẻ với nguồn gốc
phù sa sông biển, vì vậy khoáng sản ở huyện chỉ có cát san lấp, cát xây dựng
không đáng kể và một số ít sét gạch ngói.
Cát san lấp chủ yếu là cát sông, đoạn sông Tiền giáp thị xã Trà Vinh có
trữ lượng cát nhỏ, tiêu chuẩn đạt yêu cầu phục vụ san lấp trong xây dựng, có
thể khai thác 30.000 đến 50.000 m3/năm. Ở sông Hậu cồn nổi lên hầu hết là

16



bùn, chỉ có khu vực ấp xã An Phú Tân là có cát, nhưng trữ lượng cũng nhỏ, có
thể khai thác 30.000 m3/năm.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
Trong giai đoạn trước năm 1975, hoạt động kinh tế nổi bật nhất ở Cầu
Kè vẫn là sản xuất nông nghiệp với các ngành nghề như: trồng lúa, chăn nuôi,
hoa màu, cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày, và nuôi trồng thủy hải sản
…. Nền sản xuất xã hội là nền sản xuất nhỏ, cá thể, manh mún; Sản xuất nông
nghiệp phần lớn là quảng canh, trình độ cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp còn thấp, ruộng vườn hoang hóa còn nhiều, chăn nuôi theo tập quán ở
quy mô gia đình; ngành công nghiệp chủ yếu là TTCN với quy mô nhỏ, thủ
công và bán cơ khí, sản xuất tập trung chủ yếu ở địa bàn thị xã, ven thị xã và
thị trấn.
Sau cách mạng tháng tám năm 1945 và trong chín năm kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), một trong những thành quả
quan trọng nhất mà cách mạng đem lại cho nông dân Cầu Kè là thành quả về
ruộng đất. Chính quyền cách mạng đã thực hiện chính sách lấy ruộng đất của
các đại địa chủ việt gian bỏ chạy, của các địa chủ tự nguyện hiến đất và ruộng
đất vắng chủ, đất hoang hóa chia cho nông dân canh tác dưới danh nghĩa “tạm
giao”, “tạm cấp”. Vì vậy, đến năm 1954 phần lớn nông dân ở Cầu Kè đã có
ruộng đất và được quyền chủ động canh tác trên ruộng đất tạm cấp, tạm giao.
Chính những nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân đã
đem lại những khích lệ to lớn đối với đồng bào các dân tộc trong tỉnh và góp
phần củng cố niềm tin vững chắc của đồng bào đối với Đảng và sự nghiệp
cách mạng.
Thời kỳ 1954 - 1975, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính
trong các hoạt động kinh tế ở huyện, việc trồng lúa giữ vai trò chủ yếu nhưng
nhiều nơi bị ngưng trệ vì cường độ chiến tranh khóc liệt, diện tích đất nông

17



nghiệp bị hoang hóa tiếp tục gia tăng; nghề đánh bắt và chế biến thủy – hải
sản bị giảm sút nhiều do địch phong tỏa bãi biển, bến sông vì mục đích quân
sự và do bom đạn, hóa chất…làm hủy hoại ngư trường. Nhiều ngành nghề
TTCN tiếp tục bị sa sút, phần lớn đồ dùng sinh hoạt của nhân dân là những
hàng hóa từ Sài Gòn – Chợ Lớn đưa đến hoặc từ nước ngoài nhập vào.
[16,tr.29]
Ở vùng địch kiểm soát, đi đôi với việc tổ chức chính quyền, thành lập
quân đội và lực lượng cảnh sát, ngụy quyền thực hiện chương trình “cải tổ
nông thôn”, đưa chính sách “cải cách điền địa” lên hàng quốc sách; đưa vào
huyện một số cây trồng, vật nuôi mới và một số máy móc thiết bị cho sản xuất
nông nghiệp, TTCN và hoạt động ngư nghiệp. Một số hộ nông dân huyện bắt
đầu làm quen với việc sử dụng máy móc nông nghiệp, những máy móc tiết bị
được sử dụng nhiều là các loại máy cày, máy kéo, máy suốt lúa, máy xay,
bình xịt thuốc... nhưng hiệu quả của nó không đáng kể vì phần lớn nông dân
chưa đủ điều kiện tiếp thu và áp dụng, họ vẫn duy trì những tập quán sản xuất
cũ, đời sống chưa được cải thiện và ngày càng rơi vào cảnh đói nghèo. kinh tế
huyện nổi bật là xã hội nông nghiệp, đại đa số là nông dân, trình độ dân trí
thấp, tuy kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, vẫn độc canh cây lúa, nhưng đã xuất
hiện một cơ chế mới đó là cơ chế nông – thương là một tiền đề quan trọng để
phát triển kinh tế hàng hóa.
Xã hội huyện Cầu Kè nổi bật là xã hội nông nghiệp, đại đa số là nông
dân, trình độ dân trí thấp, tuy kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, vẫn độc canh cây
lúa, nhưng đã xuất hiện một cơ chế mới đó là cơ chế nông – thương là một
tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế hàng hóa huyện.
Cộng đồng dân cư Cầu Kè được hình thành và phát triển trong lịch sử
bằng sự hòa hợp, sống gần gũi bên nhau của các tộc người Kinh, Khmer, Hoa,
Chăm… Hàng trăm năm qua trong thành phần dân cư – dân tộc ở Cầu Kè

18



đông nhất là người Kinh, kế đến là người Khmer, sau đó là người Hoa. Người
Khmer sống tập trung đông nhất ở 4 xã Hòa Tân, Hòa Ân, Châu Điền, Tam
Ngãi , chiếm từ 30% đến 50% trong tổng số dân cư.
Đã có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng xâm nhập vào đời sống tâm linh ở các
bộ phận dân cư trên địa bàn như: Phật giáo (Đại thừa, Tiểu thừa khoảng
450.000 tín đồ), Cao đài (13.000 tín đồ), Thiên chúa giáo (60.000 tín đồ), Hồi
giáo (100 tín đồ), Bửu sơn kỳ hương, Tứ ân báo hiếu…. vấn đề tôn giáo cũng
là một đặc điểm lớn của cư dân Trà Vinh. [16, Tr. 29]
Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc
biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ
viết riêng, các lễ hội truyền thống như: Chôl Chnăm Thmây (mừng năm mới),
Sêne Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông
(lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị
văn hoá khác.
Theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có tới 140 chùa Khmer, vượt xa số
lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa
bàn Trà Vinh cộng lại. Người Khmer xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều
chùa có kiến trúc độc đáo, hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là: chùa Âng, toạ
lạc tên khu đất rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om; chùa Hang (Châu
Thành), rộng 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn tiếng chim gọi bầy;
chùa Nôdol (Trà Cú), còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã
hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loại
chim quý khác; chùa Samrônge, chùa tọa lạc tại ấp Đôn Hóa, xã Nguyệt Hóa,
huyện Châu Thành (nay là phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh),
tương truyền được xây dựng vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với
nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer.

19



Lễ hội cúng ông (Quan Công, địa phương gọi là “ông bổn”) của người
Hoa vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè; Vài nơi tập trung khu xóm
theo Thiên Chúa Giáo như Bãi San, Đức Mỹ..., nhiều nhà thờ tại thành phố
Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển...
Trà Vinh có một số đồ ăn thức uống đã trở thành các đặc sản địa
phương như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là,
đuông đất và đuông dừa; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm
kho, bún nước lèo, lươn um lá cách, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột
đồng khìa nước dừa, vọp chong nướng lụi, bánh xèo, bánh ống, bánh canh
Bến Có v.v.
Những điều kiện về địa lí – tự nhiên và dân cư tỉnh trà Vinh chứa đựng
nhiều tiềm năng to lớn đề phát triển nông nghiệp toàn diện, làm ra những sản
phẩm đa dạng và phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản.
Đó là cơ sở quan trọng để phát triển công nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là công
nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm; đồng thời những điều kiện ở Trà
Vinh còn là tiềm năng phát triển công nghiệp du lịch, tổ chức phát triển giao
lưu và hợp tác quốc tế.
Cộng đồng dân cư huyện Cầu Kè được hình thành và phát triển trong
lịch sử bằng sự hòa hợp, sống gần gũi bên nhau của các tộc người Kinh,
Khmer, Hoa, Hàng trăm năm qua trong thành phần dân cư – dân tộc ở Cầu
Kè, đông nhất là người Kinh, kế đến là người Khmer, sau đó là người Hoa.
Cầu Kè là một trong 5 huyện (Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Châu
Thành), có người Khmer sống tập trung đông nhất chiếm từ 30% đến 50%
trong tổng số dân cư.
Đã có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng xâm nhập vào đời sống tâm linh ở các
bộ phận dân cư trên địa bàn như: Phật giáo (Đại thừa, Tiểu thừa khoảng
450.000 tín đồ), Cao đài (13.000 tín đồ), Thiên chúa giáo (60.000 tín đồ), Hồi


20


giáo (100 tín đồ), Bửu sơn kỳ hương, Tứ ân báo hiếu…. vấn đề tôn giáo cũng
là một đặc điểm lớn của cư dân Cầu Kè
Tuy là vùng đất trẻ nhưng Cầu Kè có văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn
hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng,
các lễ hội truyền thống như: Chôl Chnăm Thmây (mừng năm mới), Sêne
Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Dâng bông, Dâng phước
và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác.18 chùa Khmer, vượt xa số
lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa
bàn Cầu Kè cộng lại. Người Khmer xây dựng trên địa bàn Cầu Kè nhiều chùa
có kiến trúc độc đáo, hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là: Phô-ty-sa-rây ở Ấp
chông nô 3 Xã Hòa Tân, toạ lạc tên khu đất rộng 4 ha, Chùa Ô Tưng Xã Châu
Điền , rộng 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn tiếng chim gọi bầy'
Lễ hội cúng ông (Quan Công, địa phương gọi là “ông bổn”) của người
Hoa tại thị trấn Cầu Kè huyện Cầu Kè và ấp Giồng Lớn thuộc Xã Hòa Ân
Đây là lễ giổ Ông bổn đã có khoản 200 năm rồi, tổ chức hàng năm vào ngày
từ 25-28/07 âm lịch, dân gian có câu 25 vào đám 28 xôi vàng, hình ảnh này
ghi lại bên trong chánh điện 2 Ông đang cắt lưỡi vẽ bùa còn trước cửa 5 Ông
cũng đang cắt lưỡi vẽ bùa nữa, bùa này cho phật tử nhiều nơi đến thỉnh về thờ
hoặc đi đường, hàng năm Ông vẽ khoản trên 10.000 lá vẫn không đủ, phật tử
về dự mỗi năm; đạo Thiên Chúa Giáo được xây dựng ở Huyện Cầu Kè gồm 3
xã như ở xã Hòa Ân, xã Hòa Tân, xã Thông Hòa; có kiến trúc đẹp và cổ điển.
Cầu Kè có một số đồ ăn thức uống đã trở thành các đặc sản địa phương
như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; mắm kho, bún nước lèo, lươn um lá cách,
tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, bánh xèo, bánh
ống, đặc biệt là dừa đặc ruột (dừa sáp) là trái cây đặc sản của quê hương Cầu
Kè v.v.


21


Những điều kiện về địa lí – tự nhiên và dân cư huyện Cầu Kè chứa
đựng nhiều tiềm năng to lớn đề phát triển nông nghiệp toàn diện, làm ra
những sản phẩm đa dạng và phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy
hải sản. Đó là cơ sở quan trọng để phát triển công nghiệp trên địa bàn, đặc
biệt là công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm; đồng thời những điều
kiện ở Cầu Kè còn là tiềm năng phát triển khu du lịch, sinh thái ( cồn Tân Qui
ở Xã An Phú Tân ) tổ chức phát triển giao lưu và hợp tác quốc tế.
1.1.3. Truyền thống lao động sản xuất và đấu tranh bất khuất của
nhân dân huyện Cầu Kè qua các thời kỳ lịch sử
Tính đến ngày1 tháng 1 năm 2001 diễn tích dân số toàn huyện
24.576,65 ha. Dân số: 117378 người, trong đó có 36.399 người Khmer 7.280
hộ. Người Hoa 705 hộ, chiếm 0,60%. Từ xa xưa, cộng đồng các dân tộc cộng
cư trên đất Cầu Kè vốn có truyền thống đoàn kết gắn bó keo sơn, đây chính là
cơ sở hình thành sức mạnh vật chất lẫn tinh thần để con người Cầu Kè đủ sức
chiến đấu và chiến thắng kẻ thù cũng như hình thành, lưu giữ những giá trị
văn hóa độc đáo, góp phần làm đa dạng phong phú thêm nền văn hóa Việt
Nam thống nhất. Có thể nói, đoàn kết – chiến đấu – xây dựng là cái trục
xuyên suốt chi phối toàn bộ tiến trình lịch sử huyện Cầu Kè. Đầu tiên và lâu
dài nhất, cộng đồng các dân tộc Cầu Kè đã một lòng một dạ chung lưng đấu
cật cùng nhau trong công cuộc khai phá thiên nhiên, dãy rừng hoang vu ngày
nào nay đã trở thành những cánh đồng quanh năm vàng bông trĩu hạt, thành
những xóm làng trù phú, những khu đô thị trẻ trung tràn đầy sức sống.
Cư dân đến Cầu Kè Trà Vinh khai hoang lập ấp trong đó có những nông
dân không có ruộng, những người chịu không nổi tình trạng phân tranh ngày
càng đẫm máu của Trịnh - Nguyễn, những người lính thú mãn hạn ở lại, những
người nông dân lưu tán. Từ cuối thế kỷ XVIII, các Chúa Nguyễn thực hiện
chính sách chiêu mộ lưu dân vào Nam khai hoang lập ấp; tạo điều kiện cho


22


người Hoa từ Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc) đến khẩn
hoang. Vùng đất Nam Bộ bắt đầu có sự chung sống của các dân tộc Kinh,
Khmer, Hoa, Chăm... Cư dân Cầu Kè là cộng đồng đa dân tộc, sống đoàn kết,
gắn bó để chống chọi với thiên nhiên, thú dữ. Từ đó, hình thành truyền thống
chống áp bức bóc lột, kiên trung bất khuất.
Xuôi theo quá trình Nam tiến, cư dân Miền Trung đến vùng đất Cầu Kè khá
sớm. Cư dân chủ yếu là dân nghèo hoặc lính thú của Triều Nguyễn.Trong một
thời gian khá dài (từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII), vùng đất Nam Bộ “hình
như đang ở trong quá trình hoang hóa do sự tan rã cơ cấu dân cư. Những
nhóm người thưa thớt chỉ còn quần tụ ở một số vùng Vũng Tàu- Bà Rịa, Prei
Nokor, Sóc Trăng, Trà Vinh, Thất Sơn,… Trừ một vài nhóm lẻ tẻ người
Khmer nghèo khổ đi tìm cuộc sống … , trong một thời gian dài vùng hoang
dã Nam Bộ là nơi bôn tẩu, ẩn nấp của những phe phái thất thế. Giai đoạn sau
đó, vùng đất Cầu Kè cũng đã ghi nhân dấu tích của những cư dân miền Trung
theo chân Nguyễn Hữu Cảnh vào Miền Nam. Ghi nhân chứng tích này bằng
nhưng tên gọi của cư dân Quảng Ngãi chẳng hạn: Ngãi nhất, Ngãi Nhì, Ngãi
Tam là ba khu vực tập trung số đông người Quãng Ngãi thuộc vùng Tam
Ngãi Cầu Kè. Ngoài ra còn có Ngãi Tứ khu vực thuộc Trà Ôn Vĩnh Long.
Trong lúc cuộc khai hoang lập ấp còn đang tiếp diễn thì cộng đồng các
dân tộc ở huyện cùng nhân dân cả nước vùng lên chiến đấu trước những kẻ
thù xâm lược; khi thực dân Pháp đặt chân xâm lược lên mảnh đất này, thì gần
như ngay lập tức, chúng vấp phải sự phản kháng mãnh liệt của những người
nông dân quanh năm tưởng chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Khi
các phong trào khởi binh theo xu hướng Cần Vương đi vào chỗ thất bại thì
cộng đồng các dân tộc Cầu Kè Trà Vinh nhanh chóng đứng vào những cuộc
vận động yêu nước theo ý thức hệ tư sản dân tộc như phong trào Thiên Địa

hội, Đông du, Duy tân, Thanh niên cao vọng, Truyền bá chữ quốc ngữ…

23


Bước sang thế kỉ XX trên địa bàn Cầu Kè có nhiều phong trào yêu
nước với nhiều màu sắc chính trị khác nhau, phong trào Thiên Địa Hội ở
Vĩnh Xuân do ông Nguyễn Ngươn Hanh phụ trách, chống sưu cao thuế nặng.
Phong trào cách mạng 1905-1906, hưởng ứng phong trào Duy Tân dấy lên
mạnh mẽ trong cả nước. Ở Tam Ngãi thầy giáo Chương, Thầy giáo Ảnh
truyền bá chữ quốc ngữ, âm thầm giáo dục thế hệ thanh niên những hoài bão
cao đẹp. Các ông trong hội Duy Tân còn tổ chức một số thanh niên hưởng
ứng " Đông Du" theo Nhật du học theo sự hướng dẫn của cụ Phan Bội Châu,
đã chọn một số thanh niên đi du học Nhật trong đó có Nguyễn Thành Truyện
con trai ông Nguyễn Ngươn Hanh. Quận Cầu Kè là nơi cơ sở Đảng và phong
trào cách mạng vững nhất tỉnh Cần Thơ tại đây có 6 chi bộ mạnh và đã có
quận ủy, Quận Cầu Kè được chọn là trọng điểm thứ hai của tỉnh sau tỉnh lỵ
Cần Thơ.Từ tháng 4na8m 1940, Đảng bộ quận Cầu Kè đã xúc tiến chuẩn bị
cho khởi nghĩa. Công tác tuyên truyền vận động quần chúng diễn ra tích cực
,nhiều cuộc mit tinh đồng bào công giáo (Bà Mi). Cuộc mít tinh ở giồng lớn
(Hòa Ân ) đông tới 200 người do đồng chí Trần Thái Mỹ, Đảng bộ, thay mặt
quận ủy nói chuyện. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp (
lập nên những chiến công vang dội như trận, chiến dịch Bắcsama – Cầu Kè
(1949), chiến dịch Cầu Kè (mùa xuân 1950) góp phần cùng nhân dân cả nước
đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định
Genève, kết thúc chiến tranh, rút quân về nước.[33,tr .19,20,21]
Sau Hiệp định Genève đế quốc Mỹ đã nhanh chân nhảy vào hất cẳng
thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam, dựng lên chế độ bù nhìn Ngô Đình
Diệm nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Huyện Cầu Kè trở thành một trong những trọng điểm đàn áp, khủng bố với

nhiều thủ đoạn mang tên “Sóng tình thương”, “Đồng tâm diệt cộng”… nhắm
vào những người kháng chiến cũ và quần chúng yêu nước. Với Luật 10/59,

24


chúng lê máy chém đi khắp nơi, phát xít hóa bộ máy cai trị… Dưới sự lãnh
đạo của huyện ủy, cộng đồng các dân tộc trong huyện kiên trì đấu tranh chính
trị, từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với
bạo lực vũ trang giành quyền làm chủ. Nằm chung trong tình hình đó Huyện
ủy Cầu Kè cũng rút vào hoạt động bí mật từ thời điểm này .Từ có lực lượng
trong tay, bây giờ bộ đội ta cũng tập kết hết ra miền Bắc theo Hiệp định, có
thể nói về thực lực quân sự, Cầu Kè đã coi như "tay trắng" phải làm lại từ đầu
với sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng nhân dân Cầu Kè đã bước qua thử thách
mới buộc nhân dân Cầu Kè cũng như đồng bào và chiến sĩ cả miền Nam phải
đối mặt với đế quốc Mỹ là nước có tiềm lực quân sự và kinh tế mạnh nhất thế
giới tư bản . Các đơn vị địa phương quân huyện, dân quân du kích xã ngày
đêm bám dân, bám đất làm nòng cốt cho phong trào nhân dân du kích phát
triển mạnh mẽ, đẩy địch vào thế bị động đối phó, góp phần cùng quân dân cả
nước làm phá sản các chiến lược “chiến tranh Đơn phương”, “chiến tranh Đặc
biệt”, “chiến tranh Cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của
Mĩ.[33,tr.165,166]
Trong chiến dịch Tổng tiến công – nổi dậy mùa Xuân 1975, đêm
29/4/1975, bộ đội của huyện đã áp sát tuyến trong khu chi Cầu Kè ,cùng lúc
này tất cả các đồn bót ngoài chi khu và và trên tuyến lộ 37 đều bị du kích bao
vây và bị tác động mạnh bởi lời kêu gọi đầu hàng của mũi tấn công thứ ba
.Trước khí thế ấy 10 giờ 30 tháng 4 xã Phong Thạnh ,tiếp đó các đồn bót của
địch từ Châu Điền đến sát Tiểu Cần đã buông xuống đầu hàng. Thực tiễn lúc
này trận chiến trên toàn huyện liên tục sôi động trước 30 tháng 4,cùng nhịp
của trái tim lớn đập chung với Sài Gòn và cả Tỉnh Trà Vinh trong thời điểm

quyết định cuối cùng. Làn sóng điện, cả công khai và nội bộ từng phút, từng
giờ đã truyền đi những tin mới nhất làm nức lòng và càng cổ vũ mạng mẽ
quân dân Cầu Kè.

25


×