Tải bản đầy đủ (.doc) (181 trang)

Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 181 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
______
NGUYỄN THỊ THU NGA
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN
TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Cận đại và Hiện đại
Mã số: 62.22.54.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Đức Cường
Hà Nội – 2013
LỜI CAM ĐOAN
Luận án được hoàn thành năm 2013, tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, chưa được công bố dưới bất kỳ
hình thức nào, những số liệu sử dụng trong luận án và đánh giá là
trung thực và có cơ sở.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Nga
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện Khoa học Xã hội, Phòng
Đào tạo và khoa Sử học đã tạo điều kiện thuận lợi đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS
Trần Đức Cường, người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động
viên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ bảo tôi trong
quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ủy ban Nhân dân tỉnh
Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp,
Trung tâm lưu trữ tỉnh Đồng Tháp, Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp, Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp, Viện Sử học, Trường Đại


học Đồng Tháp, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình và bạn bè,
đồng nghiệp - những người luôn sát cánh, động viên và truyền nhiệt
huyết để tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Nga
3
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
STT Số hiệu bảng Tên bảng Trang
1 2.1 Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 –
2010
30
2 2.2
Diện tích, dân số, mật độ dân số tỉnh Đồng Tháp năm
2010
34
3 3.1
Chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp so với cả nước năm
1989 – 1992
71
4 3.2 Diện tích, năng xuất và sản lượng lương thực từ 1990
đến 2000
72
5 4.1 Giá trị và tỷ trọng cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng
Tháp Giai đoạn 2000 – 2010
100
6 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực có hạt của
tỉnh Đồng Tháp
102

7 4.3 Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu của tỉnh
Đồng Tháp
104
8 4.4 Số lượng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
1995 – 2010
106
9 4.5
Giá trị sản xuất thủy sản phân theo ngành họat động
109
10 4.6
Bảng tổng sản phẩm của tỉnh Đồng Tháp phân theo ngành
kinh tế
113
11 4.7 Dân số, lao động tỉnh Đồng Tháp phân theo khu vực và
ngành nghề
116
12 4.8 Cơ cấu, số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động phân theo chuyên môn
117
13 4.9
Tỷ lệ hộ nghèo ở các khu vực
119
14 4.10
Cơ cấu hộ nông dân phân theo loại nhà ở
120
15 4.11 Một số đồ dùng lâu bền trong hộ nông dân và tỷ lệ hộ
nông dân sử dụng đồ dùng lâu bền trong gia đình
121
16 4.12 Số lượng trường, giáo viên, học sinh các cấp học theo các
năm

126
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ
TÀI 12
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về tình hình kinh tế - xã hội cả nước trước
và trong thời kỳ đổi mới 12
1.2. Nhóm công trình đề cập đến những vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn giai
đoạn trước và trong 25 năm đổi mới 16
1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu kinh tế - xã hội vùng nông thôn Đồng bằng
sông Cửu Long 18
1.4. Nhóm những nghiên cứu về khu vực Đồng Tháp Mười và kinh tế nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Đồng Tháp 24
Chương 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG
THÁP TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1988 27
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 27
2.2. Những thay đổi của kinh tế - xã hội ở nông thôn Đồng Tháp từ năm 1975 đến
năm 1988 49
Tiểu kết chương 2 63
Chương 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN
ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2000 65
3.1. Đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự vận dụng của Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng
nông
thôn 65
3.2. Những chuyển biến kinh tế 70
3.3. Những chuyển biến xã hội 84
Tiểu kết chương 3 93

Chương 4. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG
THÔN ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 94
4.1. Tỉnh Đồng Tháp vận dụng chủ trương của Đảng thực hiện công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010 94
4.2. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đồng Tháp trong việc thực hiện công nghiệp
hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 97
4.3. Những biến đổ xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp 115
4.4. Tỉnh Đồng Tháp thực hiện hướng tới chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 128
Tiểu kết chương 4 132
KẾT LUẬN 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………140
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, vấn đề nông
dân, nông nghiệp và nông thôn được đặc biệt coi trọng. Đây là vấn đề then chốt
góp phần giữ vững ổn định xã hội, tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Năm 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: “Nước ta về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp lạc
hậu với gần 80% dân số sống ở nông thôn. Đây cũng là địa bàn tập trung đại bộ
phận người nghèo trong xã hội. Vì vậy phát triển nông nghiệp, nông thôn đã,
đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định
tình hình kinh tế, xã hội tạo cơ sở cho phát triển công nghiệp”. [8; tr 44]
Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X
tháng 7 năm 2008 cũng xác định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí
chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng bảo vệ Tổ
quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy

bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”[ 49; tr 123].

Xuất phát từ thực tiễn của đất nước và tham khảo kinh nghiệm nhiều
nước trên thế giới khi tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đều
phải ưu tiên phát triển nông nghiệp và lấy nông thôn làm tiền đề để giữ vững sự
ổn định xã hội, tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước
Việt Nam đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn. Kết qủa sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã
đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp có tốc độ tăng
trưởng khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả,
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, một số mặt hàng xuất khẩu
6
chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê, điều, hạt tiêu, hàng thủy
sản Kinh tế nông thôn đã và đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, đời sống nông dân được cải thiện theo hướng tích cực, nông
thôn có những bước phát triển theo hướng nâng cao điều kiện sinh hoạt vật chất
cho nông thôn theo các tiêu chí “ điện, đường, trường, trạm”.
Trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập và thống nhất
cho tổ quốc, nông thôn miền Nam nói chung và nông thôn tỉnh Đồng Tháp nói
riêng là địa bàn đứng chân chiến lược của các lực lượng cách mạng, là một trong
nơi cung cấp nhân tài, vật lực cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -
1954) và chống Mỹ (1954 - 1975). Trong thời kỳ hòa bình xây dựng và phát
triển đất nước, nông thôn là địa bàn quan trọng để thực hiện các chính sách kinh
tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được
khởi đầu từ năm 1986 đến nay đã tác động sâu rộng đến từng người dân, từng
gia đình, từng địa phương trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội. Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra cần phải giải quyết ở khu vực nông thôn như
xác đinh vị trí, vai trò và tầm quan trọng của địa bàn nông thôn trong việc thực
hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cũng như xây dựng xã
hội nông thôn ổn định và phát triển bền vững nhằm mục đích rút ngắn khoảng

cách chênh lệch giữa sự phát triển của thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các
địa phương.
Nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội nông thôn nước ta nói chung,
nông thôn tỉnh Đồng Tháp nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát
triển, nhất là phát triển bền vững. Những kết quả nghiên cứu thu được không chỉ
phản ánh thực trạng hay là một bản tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội nông
thôn của một tỉnh so với các tỉnh khác trong khu vực và toàn quốc mà còn góp
phần tìm ra nguyên nhân của những thành công và những khó, khăn thách thức
trên con đường phát triển. Chính vì vậy, nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội
nông thôn là một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhất là
7
trong bối cảnh cả nước đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn.
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là hoạt động nông nghiệp với thế mạnh là
sản xuất lúa gạo. Đối với tỉnh Đồng Tháp nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ
đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đi lên của tỉnh. Kinh tế nông
nghiệp Đồng Tháp trong những năm gần đây có những chuyển biến mạnh, từ
nền sản xuất nông nghiệp truyền thống mang nặng tính tự cung tự cấp sang kinh
tế nông nghiệp hàng hoá, đã góp phần đưa kinh tế của tỉnh từng bước ổn định và
phát triển, đồng thời làm cơ sở cho công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài “ Những biến đổi về kinh
tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010” có ý nghĩa
cả về mặt khoa học và thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học
Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Tỉnh Đồng Tháp là
một tỉnh thuần nông. Do đó, các vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn là đối tượng
được quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các lính vực khác
nhau: kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử… Bên cạnh những nét tương đồng với các
địa phương khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Đồng Tháp có

những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử hình thành so với
các tỉnh trong khu vực. Cho nên việc nghiên cứu những biến đổi trong kinh tế -
xã hội nông thôn tỉnh Đồng Tháp không những góp phần nghiên cứu kinh tế - xã
hội nông thôn đương đại Việt Nam mà còn làm sáng tỏ những biến đổi trong đời
sống kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Đồng Tháp nói riêng và khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long nói chung. Sự biến đổi về kinh tế - xã hội nông thôn đang diễn ra
hết sức mau lẹ, đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi giải quyết để nông thôn bước vào con
đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa và tham gia có hiệu quả vào quá trình hội
nhập khu vực và thế giới, góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước.
8
Do đó, việc nghiên cứu nông thôn tỉnh Đồng Tháp sẽ tô đậm và làm
phong phú thêm bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước và sẽ góp phần vào việc
nghiên cứu kinh tế - xã hội nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và
nông thôn cả nước nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn
Dân cư nông thôn Việt Nam hiện chiếm gần 80% số dân cả nước và trong
đó khoảng 67% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp
chiếm khoảng 20% GDP của cả nước. Đây là một nguồn lực hết sức to lớn cho
phát triển đất nước trong thời kỳ hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề kinh
tế - xã hội ở địa bàn nông thôn không những góp phần làm sáng rõ chính sách
phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước mà còn chuyển tải
những dữ liệu phản ánh thực trạng, các vấn đề đặt ra từ thực tế cuộc sống trong
quá trình phát triển. Qua đó cung cấp nguồn tài liệu tham khảo giúp các nhà
hoạch định chính sách có được cơ sở thực tiến để kiến nghị với Đảng và Nhà
nước các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế nông nghiệp, nông thôn
hiện nay.
Là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động sản
xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, hơn ở đâu hết đời sống nông thôn tỉnh
Đồng Tháp biểu hiện rõ những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển

nông nghiệp. Nghiên cứu những biến đổi kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Đồng
Tháp trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2010, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần
đánh giá thực trạng quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội nông thôn qua các thời
kỳ. Từ đó nêu lên những tồn tại, thách thức, triển vọng cùng với những khuyến
nghị về tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên
địa bàn tỉnh. Mặt khác, việc nghiên cứu những chuyển biến kinh tế - xã hội nông
thôn trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2010 còn mang ý nghĩa tổng kết việc
thực hiện đường lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ở một địa phương
cụ thể, nêu lên các thành tựu cũng như những tồn tại và vai trò lãnh đạo của
9
Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước sau 38 năm
hoà bình, thống nhất đất nước.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian là địa bàn tỉnh Đồng Tháp ngày nay (theo địa giới
hành chính năm 2010) - một tỉnh thuần nông, nằm trong vùng đồng bằng
sông Cửu Long – vùng trọng điểm lương thực của cả nước. Với trên 80%
dân cư sống ở địa bàn nông thôn, hơn ở đâu hết mối quan hệ giữa nông dân,
nông nghiệp, và nông thôn ở đây được gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong khi
nghiên cứu tác giả chủ yếu tập trung ở địa bàn nông thôn nhưng cũng không
thể tách bạch các đơn vị hành chính thuộc địa bàn này bởi địa giới hành
chính luôn có sự đan xen giữa khu vực thành thị và nông thôn. Như vậy, đôi
chỗ chúng tôi sẽ nói chung tình hình kinh tế - xã hội của cả tỉnh Đồng Tháp
sau đó sẽ phân tích để làm nổi bật vùng nông thôn.
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài là từ năm 1975 đến năm 2010,
bao gồm ba giai đoạn cơ bản: giai đoạn từ năm 1975 đến trước khi có Nghị
quyết 10 của Bộ chính trị (tháng 4 năm 1988), giai đoạn sau khi có Nghị quyết
10 (tháng 4 năm 1988) đến năm 2000, và giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 -
10 năm đầu thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn.

Đối với tỉnh Đồng Tháp sự phân kỳ này là dựa vào các mốc thời gian
mang dấu ấn đối với sự phát triển nói chung và diện mạo nông nghiệp, nông
thôn nói riêng.
Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1987: kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp từ
sau khi hòa bình lập lại đến trước khi có Nghị quyết 10/ NQ – TW của Bộ Chính
trị (1988).
10
Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2000: kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp từ
khi thực hiện Nghị quyết 10 về “Đổi mới kinh tế nông nghiệp”, và Chỉ thị 74 –
CT, ngày 18/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc khai thác và phát triển
kinh tế - xã hội Đồng Tháp Mười đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế nông nghiệp
nông thôn tỉnh Đồng Tháp.
Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010: 10 năm kinh tế - xã hội nông
thôn tỉnh Đồng Tháp trong quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Mặc dù, từ năm 1996 cả nước đã bước
vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhưng
đối với tỉnh Đồng Tháp, cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thì
phải đến năm 2001, tức là sau khi có Quyết định số 173, ngày 26 tháng 11
năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng
Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 - 2005”, nhiệm vụ trọng tâm đề
ra “tạo bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ” và tiếp theo đó là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
Đồng Tháp lần thứ VII (2001) về nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch 5 năm
2001 – 2005 phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó “trọng tâm phát
triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “đặc biệt
chú trọng sản xuất nông sản phẩm gắn với công nghiệp chế biến hàng xuất
khẩu và thị trường”.
Qua sự phân chia giai đoạn như trên, luận án sẽ trình bày một cách liên
tục các sự kiện, vấn đề làm nổi bật lên những biến đổi cơ bản về kinh tế - xã hội
nông thôn thôn qua các giai đoạn nêu trên.

2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài đã được xác định như tên gọi, là những biến đổi về
kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp thời kỳ từ năm 1975 đến năm 2010.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả chưa có điều kiện đề cập đầy đủ
tới tất cả các khía cạnh thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó có các
11
vấn đề như bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa truyền thống, vấn đề quy
hoạch và xây dựng nông thôn mới mà chỉ tập trung làm rõ:
Trước hết, về biến đổi kinh tế, luận án trình bày những chuyển biến của
kinh tế nông nghiệp, biểu hiện trên ba lĩnh vực chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi
và nuôi trồng thủy sản và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế nông thôn.
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là kinh tế nông thôn, nhưng tác
giả không đi sâu nghiên cứu kinh tế nông nghiệp với tư cách là đối tượng của
ngành kinh tế học hay xã hội học, mà gắn kinh tế với xã hội ở nông thôn cũng
như ở thành thị vì kinh tế nông nghiệp ở thành thị trong thời điểm nghiên cứu
chiếm vị trí không lớn.
Về khía cạnh xã hội, luận án đi sâu nghiên cứu một số mặt cơ bản của cộng
đồng xã hội, cơ cấu xã hội, đời sống của cư dân nông thôn tỉnh Đồng Tháp.
Từ những chuyển biến kinh tế - xã hội, luận án nêu lên những nhân tố chủ
yếu tạo nên sự chuyển biến đó, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại và giải pháp
để Đồng Tháp thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tài liệu đáng tin cậy, luận án tái dựng lại một cách hệ thống về
sự biến đổi kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn từ năm 1975 đến
năm 2010. Từ đó đưa ra những nhận xét về quá trình phát triển đã qua, những thành
tựu và vấp váp, những khuyết nhược điểm về nhận thức, các chủ trương chính sách và
các biện pháp thực hiện qua đó góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc định hướng
con đường phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của tỉnh trong thời gian tới.

Nghiên cứu về quá trình chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn nông
thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010, việc thực hiện đề tài còn mang ý
nghĩa tổng kết lại việc triển khai và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở một địa
phương, qua đó đưa ra một số nhận xét nhằm góp phần gợi ý một số biện pháp để nông
12
nghiệp tỉnh Đồng Tháp có bước phát triển mới nhằm cải thiện đời sống nông dân và
thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn hiện nay.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày, phân tích những điều kiện và tiềm năng của tỉnh, về quá trình
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn tỉnh Đồng Tháp, chỉ ra những
biến đổi kinh tế - xã hội nông thôn của địa phương qua các giai đoạn: 1975 –
1987; 1988 – 2000; 2001 – 2010. Qua đó, đánh giá, so sánh với các tỉnh trong và
ngoài khu vực, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của thành công và
hạn chế cho hôm nay và mai sau.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mác xít, đứng trên lập trường chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào hoàn cảnh cụ thể, luận án sử dụng
phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gich là phương pháp cơ bản. Thông
qua quá trình nghiên cứu tác giả sẽ kết hợp các phương pháp liên ngành, bao
gồm phương pháp lịch sử, kinh tế học, xã hội học, văn hóa học, phương pháp
thống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu, Ngoài ra, tác giả luận án với điều
kiện thuận lợi có quá trình công tác tại tỉnh Đồng Tháp từ năm 2003 đến năm
2010 nên trong quá trình thực hiện luận án còn thực hiện phương pháp điều tra,
điền dã để tiếp cận thực tiễn nông nghiệp, nông thôn Đồng Tháp nhằm làm
tăng thêm tính thuyết phục cho những vấn đế mà đề tài hướng tới.
Nội dung của đề tài được xác định là chuyển biến kinh tế - xã hội và cách
tiếp cận chủ yếu từ góc độ lịch sử chứ không phải từ góc độ kinh tế học hay xã
hội học nông thôn. Vấn đề kinh tế thường gắn với xã hội trong những giai đoạn

cụ thể, do đó khi nghiên cứu, vấn đề kinh tế cũng được chú trọng thông qua sự
tác động của đường lối, và các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của
13
nhà nước. Kết quả đạt được trên phương diện kinh tế lại đưa đến sự chuyển biến
trong đời sống nông dân và diện mạo nông thôn. Với các vấn đề xã hội cũng
được tiếp cận trên cơ sở chuyển biến từ kinh tế mang lại và cũng gắn bó chặt chẽ
với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đời sống nông
dân và xã hội nông thôn.
4.2. Nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu sử dụng nghiên cứu đề tài được tập hợp và khai thác từ
nhiều nguồn khác nhau:
Một là, các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước,của Tỉnh ủy,
HĐND, UBND và các Sở, Ban ngành tỉnh Đồng Tháp qua các giai năm từ 1975
đến 2010 có liên quan đến vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn.
Hai là, nguồn tài liệu do Cục Thống kê Đồng Tháp công bố ( bao gồm:
niên giám thống kê qua các năm và các cuộc điều tra như điều tra về nông
nghiệp, nông thôn, mức sống dân cư, lao động và việc làm, dân số - gia đình và
nhà ở, ) Nguồn tài liệu này cung cấp cơ bản số liệu về kinh tế - xã hội của
Đồng Tháp qua các năm, các giai đoạn. Đây là nguồn tài liệu giữ vị trí quan
trọng đối với việc nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nguồn số
liệu qua các số liệu báo cáo của các ban ngành trực tiếp liên quan tới nông
nghiệp, nông thôn như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp,
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Ba là, nguồn tài liệu từ các công trình khoa học của tỉnh như tổng kết 10
năm, 15 năm, 20 năm, nghiên cứu của tỉnh hình kinh tế - xã hội, phân tầng xã
hội, cùng với các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh qua các
kỳ đại hội. Nguồn tài liệu này mang tính khái quát nhưng có phân tích, so sánh
với các giai đoạn trước và có khuyến nghị, định hướng cho sự phát triển.
Bốn là, nguồn tài liệu được công bố trên các trang web của các tỉnh, thành
khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn,
14
Năm là, sách chuyên khảo liên quan đến đề tài, chủ yếu các sách viết về
vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kỳ. Nguồn tài liệu này giúp tác giả
có cái nhìn về Đồng Tháp trong mối tương quan giữa Đồng Tháp với các tỉnh
trong khu vực.
- Các luận án, luận văn, công trình điều tra của các nhà sử học, kinh tế, xã
hội học trong và ngoài nước đã công bố có liên quan tới đề tài.
- Một số sách, báo, tạp chí xuất bản ở Trung ương và địa phương.
- Ngoài ra, khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành điều tra
thực tế để thu thập tài liệu, thực hiện công tác xác minh, giám định tư liệu, điền
dã ở các địa phương của tỉnh cũng như một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu
Long.
Mặc dù đã cố gắng nhưng vì lý do khách quan và hạn chế chủ quan, đối
với một số nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu về Đồng Tháp giai đoạn trước năm
1975 tác giả ít có điều kiện tiếp cận nguồn tư liệu gốc, do đó tác giả đã mạnh dạn
trích dẫn lại từ các nguồn công trình nghiên cứu trước đó của các tác giả khác.
Trong khi trích dẫn lại, tác giả luôn tuân thủ ba nguyên tắc: một là các công trình
nghiên cứu có độ tin cậy cao; hai là trích dẫn rõ ràng; ba là có sử dụng phương
pháp đối chiếu với các công trình trong phạm vi cùng chủ đề.
5. Đóng góp của luận án
Luận án có những đóng góp cơ bản như sau:
Một là, trên cơ sở sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa nhiều nguồn tư liệu, với
nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó có một số tư liệu mới được công bố,
luận án tái hiện bức tranh về sự biến đổi kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng
Tháp trong 35 năm kể từ năm 1975 đến năm 2010.
Hai là, làm rõ vị trí, vai trò và những đóng góp cũng như hạn chế của kinh
tế nông nghiệp và nông thôn Đồng Tháp trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Đồng Tháp, của đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước nhằm
phát huy hơn nữa sức mạnh của nông dân và nông nghiệp trong quá trình công

15
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay. Thông qua đó, chỉ ra những cơ hội
và thách thức trên con đường phát triển nông nghiệp của Đồng Tháp nói riêng và
vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Ba là, cùng với những công trình nghiên cứu trước đó, luận án cung cấp
nguồn tư liệu và những kiến giải cho việc nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân
và nông thôn trong lịch sử. Đồng thời qua đây có thể rút ra những bài học kinh
nghiệm cho việc hoạch định chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp, nông
thôn hôm nay và mai sau.
Bốn là, các số liệu và cơ sở dữ liệu mà luận án đưa ra là đáng tin cậy vì
được rút ra từ các cuộc khảo sát, điều tra kinh tế - xã hội, số liệu thống kê và báo
cáo của các ban, ngành của nhà nước như Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp,
Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Đồng Tháp, nên có thể sử dụng luận án làm nguồn tài liệu tham
khảo và chuyên khảo về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười nói
chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Chương 2: Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm
1975 đến năm 1987
Chương 3: Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn Đồng Tháp từ
năm 1988 đến năm 2000
Chương 4: Bước phát triển mới về kinh tế - xã hội ở nông thôn Đồng Tháp
từ năm 2001 đến năm 2010.
16
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
Tìm hiểu và nghiên cứu về kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung trong đó có

kinh tế - xã hội nông thôn miền Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh
Đồng Tháp nói riêng luôn giữ vị trí quan trọng góp phần cung cấp các luận cứ
khoa học cho việc hoạch định các chủ trương chính sách phát triển đất nước.
Chính vì vậy, luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các cơ quan
nghiên cứu và các cấp chính quyền. Từ năm 1975 đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, bài báo khoa học, đề cập đến những
nội dung trên từ những góc độ khác nhau. Song, đáng lưu ý là từ những năm 80
của thế kỷ XX, việc nghiên cứu các vấn đề về nông thôn, nông nghiệp và nông
dân Việt Nam được đặt ra một cách khá toàn diện với sự tham gia và cộng tác
của các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: sử học, kinh tế
học, xã hội học, dân tộc học, văn hóa học, Hướng nghiên cứu chính tập trung
vào hiện trạng và những chuyển biến đang diễn ra ở nông thôn trên các phương
diện của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Đã có nhiều cuộc hội thảo,
tọa đàm khoa học được tổ chức, nhiều kỷ yếu khoa học, luận án Tiến sỹ, luận
văn Thạc sỹ và các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề nông thôn,
nông nghiệp và nông dân được công bố. Đống thời có có những đề tài nghiên
cứu cấp nhà nước, được tiến hành một cách quy mô, điều tra trên diện rộng được
thực hiện.
Thực hiện đề tài luận án “Những biến đổi kinh tế - xã hội ở nông thôn
tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010”, chúng tôi đã tiếp cận nguồn tài
liệu chủ yếu nghiên cứu về nông thôn, nông nghiệp và nông dân, đặc biệt chú ý
17
tới những công trình nghiên cứu trên phạm vi các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long.
Có thể chia các công trình theo bốn nhóm chính:
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về tình hình kinh tế - xã hội cả nước
trước và trong thời kỳ đổi mới
Nhà nghiên cứu Đặng Phong cùng cộng sự đã công bố một số tác phẩm viết
về kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, như :
Cuốn sách “Những bước đột phá của An Giang trên chặng đường đổi mới

kinh tế” do Đặng Phong và Đỗ Hoài Nam đồng chủ biên, Nxb Khoa học xã hội
xuất bản năm 2006. Cuốn sách dày 348 trang, gồm 2 phần, trong đó nội dung
chính ở phần hai. Các tác giả đi sâu phân tích những bước đột phá đầu tiên của
An Giang vào cơ chế thị trường. Các bước đột phá được thể hiện trong quá trình
thu mua lúa theo giá thị trường, quá trình giải thể các tập đoàn sản xuất nông
nghiệp và lấy hộ nông dân làm đơn vị sản xuất cơ bản, quá trình thực hiện giải
tán tập đoàn máy kéo kém hiệu quả và giao lại máy cho chủ cũ. Nội dung cuốn
sách đã không chỉ nhằm giới thiệu thành tích kinh tế một địa phương, mà qua đó
thấy rõ thêm những diễn biến cam go, nhưng ngoạn mục trong lịch sử đổi mới ở
nước ta.
Trong cuốn sách “Long An, mũi đột phá vào cơ chế thị trường” do hai tác
giả Đặng Phong và Đỗ Hoài Nam đồng chủ biên, Nxb Khoa học xã hội xuất bản
năm 2007 đã nghiên cứu về những thành công mà Long An đã làm được như
một sự ghi nhận trân trọng nhất. Cuốn sách gồm 2 phần, 7 chương trong đó nội
dung chính nằm ở phần 2 với 4 chương nghiên cứu trọng tâm là những nội dung:
“Những ý tưởng và thử nghiệm ban đầu”, “Diễn biến của cuộc đột phá”, “Hoàn
thiện chính sách đột phá trên các mặt khác nhau như giá, lương, tiền và nhiều
lĩnh vực kinh tế khác”, “Hiệu quả và ảnh hưởng của chính sách đột phá vào cơ
chế thị trường”, “Phản ứng và lan toả của người dân và các cấp lãnh đạo đối
với công cuộc đột phá của Long An”.
18
Cuốn sách đã cho người đọc thấy Long An đã thành công trong chiến dịch
đột phá vào kinh tế thị trường và điều này có sức lan toả rất lớn tới nhiều địa
phương trong cả nước, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam,
trước hết là đổi mới tư duy kinh tế.
Cuốn sách “Tư duy kinh tế Việt Nam : Chặng đường gian nan và ngoạn
mục 1975 – 1989”, do nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2008, tác giả Đặng
Phong chủ biên. Tác phẩm phân tích tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1975-
1989 với những nội dung cụ thể, như: tư duy, đường lối kinh tế giai đoạn 1975-
1979; những chuyển biến kinh tế những năm 1979-1980 và những nội dung

những chuyển biến quan trọng trong chính sách kinh tế giai đoạn 1986-1989.
Cuốn sách “Phá rào" trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, Nxb Tri thức,
2009, tác giả Đặng Phong chủ biên. Cuốn sách tái dựng lại một bức tranh sống
động, phong phú về những tìm tòi, tháo gỡ trong kinh tế thời trước đổi mới.
Những đột phá trong công nghiệp, nông nghiệp, lưu thông phân phối. Từ độc
quyền tới mở cửa và những bài học lịch sử từ những mũi đột phá đó.
Cuốn sách “Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt
Nam : Dự án hỗ trợ tổng kết 20 năm Đổi mới ở Việt Nam” của nhóm tác giả
Nguyễn Văn Thường, Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương… Nxb Khoa học
Xã hội, 2007. Các tác giả đã phân tích, lý giải những thành tựu quan trọng của
các lĩnh vực đời sống xã hội qua 20 năm tiến hành đổi mới đất nước, cụ thể như:
điều chỉnh chức năng quản lí của Nhà nước, phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam, đổi mới chính sách công nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân, hệ thống an
sinh xã hội, các giải pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt
Nam
Tác giả Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn (chủ biên) cuốn sách “Đổi mới ở
Việt Nam: Nhớ lại và suy ngẫm”, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008. Cuốn sách đã tập
hợp 12 bài viết của các tác giả là những người làm công tác nghiên cứu tư vấn,
đã từng trực tiếp tham gia chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới trên những
19
cương vị và trong những lĩnh vực khác nhau, như Việt Phương có bài “Con
đường vinh quang và khổ ải”; Đào Xuân Sâm “Những bước đường đổi mới
chuyển sang nền kinh tế thị trường (1979 - 2007)”; Trần Đức Nguyên “Chiến
lược 1991-2000: Bước đột phá về quan điểm phát triển”; Vũ Quốc Tuấn “Phát
triển doanh nghiệp – Suy nghĩ về một quá trình”; Phạm Chi Lan “Tạo lập môi
trường pháp lý cho kinh doanh ở Việt Nam – Những chặng đường đáng nhớ”;
PGS. TS Nguyễn Văn Nam “Hội nhập kinh tế quốc tế”; TSKH. Nguyễn Thị
Hiền “Xóa bao cấp qua giá cả - một khâu đột phá trong đổi mới kinh tế”; GS.
TS Dương Phú Hiệp “Về một số đặc điểm của quá trình đổi mới ở Việt Nam”;

… Các bài viết trong cuốn sách này đã mô tả và phân tích nhiều sáng kiến của
nhân dân, nhiều cố gắng của lãnh đạo trong những năm trước đổi mới và trong
hơn hai mươi năm của thời đổi mới, cho đến hiện nay. Đó là sự phản ánh qua trí
tuệ và tình cảm của một số người trong cuộc, cố gắng dựng lên hình ảnh và cả
thần thái của công cuộc chuẩn bị và tiến hành đổi mới, từ nhiều cách tiếp cận,
trên nhiều lĩnh vực, theo nhiều chiều cạnh, ở tầm cả nước, tầm địa phương, tầm
doanh nghiệp và cả tầm từng gia đình. Toàn bộ cuốn sách này góp phần trả lời
một câu hỏi kép: Ở nước Việt Nam, ai đổi mới cái gì thành cái gì? Qua đổi mới,
cái gì từng bước bị loại đi, cái gì dần dần ra đời và lớn lên, kết quả thực tế đối
với sự phát triển của đất nước và đời sống của nhân dân là thế nào?
Nhà nghiên cứu Võ Đại Lược có tác phẩm “Kinh tế Việt Nam - Lí luận và
thực tiễn”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2011. Cuốn sách trình bày về lý luận
và thực tiễn phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới, kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về vấn đề tái cơ cấu thể chế kinh tế và các
ngành kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại, thực trạng và giải pháp nền kinh tế.
Hầu hết các công trình này đều đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề đổi mới
kinh tế ở Việt Nam như nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải đổi mới kinh tế,
sự xuất hiện những tư duy đổi mới trong kinh tế, bắt đầu từ “khoán chui” vào
nửa cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, rồi đến “khoán 100” vào năm 1981, “khoán
10” năm 1988 trong nông nghiệp; “xé rào”, “ kế hoạch ba” trong công nghiệp;
20
“đổi tem phiếu thay bằng tiền” trong thương nghiệp Xuất phát từ thực tiễn
nghiên cứu hầu hết các tác giả đều đã thống nhất “đổi mới” được xem là lối thoát
cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội mà Việt Nam mắc phải và có chiều hướng
ngày càng trầm trọng vào cuối những năm 70 và sang những năm 80 của thế kỷ
XX. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu của công cuộc đổi mới,
Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn chồng chất.
1.2. Nhóm công trình đề cập đến những vấn đề nông nghiệp, nông dân và
nông thôn giai đoạn trước và trong 25 năm đổi mới
Là một nước nông nghiệp với gần 80% dân cư sống trong khu vực nông

nghiệp nông thôn, tình trạng thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm của người lao động
diễn ra khá phổ biến, khoảng cách thu nhập giữa người lao động trong nông nghiệp
với người lao động trong các lĩnh vực khác, giữa các vùng chưa được thu hẹp, tình
trạng đói nghèo chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hóa xã hội ngày càng
phức tạp, trong việc công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn và các vấn đề liên quan
đến phát triển bền vững đặc biệt là môi trường còn nhiều nan giải Trong những
năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách giải quyết
những khó khăn trên, nhưng đây vẫn đang là vấn đề bức xúc. Tại cuộc Hội thảo giữa
hai đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc với chủ
đề “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn –
Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc” (sau được Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia in thành kỷ yếu năm 2006), các tác giả đi sâu phân tích những nhận thức
lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và Trung Quốc. Đồng
thời Hội thảo cũng đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu rút ra từ quá trình thực
hiện chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam và chính
sách “tam nông” của Trung Quốc.
Tác giả Phan Đại Doãn có một số công trình nghiên cứu về nông nghiệp,
nông thôn truyền thống, trong đó phái kể tới:
21
Cuốn “Làng Việt Nam một số vấn đề về kinh tế xã hội”, Nxb Mũi Cà
Mau, 1992. Tác giả đã trình bày các vấn đề kinh tế xã hội làng Việt Nam trải
qua những giai đoạn lịch sử, điển hình như vấn đề ruộng đất, kinh tế tiểu nông,
hàng hoá nông thôn truyền thống, cơ cấu xã hội của làng và những nét chính về
văn hoá truyền thống, tôn giáo của nông thôn Việt Nam. Qua đó tác giả cũng đã
nêu lên những xu hướng biến đổi kinh tế xã hội của làng Việt trong giai đoạn đổi
mới.
Cuốn “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch
sử”, chủ biên Phan Đại Doãn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. Thông qua
việc trình bày những vấn đề chung về lịch sử quản lý nông thôn, cách nhìn nhận,

đánh giá về thiết chế chính trị xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay nhóm tác giả
đã nêu lên những kinh nghiệm cụ thể về quản lý nông thôn trong lịch sử Việt
Nam dưới nhiều góc độ khác nhau: so sánh làng Bắc Bộ với làng Nam Bộ, quản
lý các làng bản miền rừng núi, làng công giáo.
Tác giả Nguyễn Văn Bích chủ biên thực hiện một số công trình nghiên
cứu về nông nghiệp, nông thôn, trong đó phải kể tới:
Cuốn “Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” do Nguyễn Văn Bích chủ biên, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Tác giả đã trình bày vai trò của chính phủ và chính
sách kinh tế đối với nông nghiệp, nông thôn Việt nam. Thông qua việc phân tích
chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới, tác giả nêu lên
những ảnh hưởng của chính sách kinh tế đối với một số lĩnh vực cơ bản trong
việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Qua đó, các tác giả chỉ
ra tiềm năng và những vấn đề đặt ra đối với kinh tế nông thôn.
Cuốn “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp: Thành tựu, vấn đề và
triển vọng”, Nguyễn Văn Bích (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1994. Nhóm tác giả đã trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp và nông thôn
trước thời kỳ đổi mới. Thông qua việc phác thảo đôi nét về thành tựu và tồn tại
của quá trình đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam tác giả đưa ra
22
những hướng đổi mới tiếp tục: cụ thể như khai thác các khả năng còn tiềm ẩn,
đẩy mạnh động lực phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Cuốn “Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam”: do Lê Mạnh Hùng (chủ biên), Nxb Thống kê, Hà nội, 1998.
Các tác giả đã nêu lên những vấn đề kinh tế Việt Nam trước yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thông qua việc trình bày thực
trạng nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ 1986-1997 nhóm tác giả nêu lên
vai trò của nông nghiệp, nông thôn, và những yêu cầu cũng như nội dung của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta.
Hai tác giả Chu Hữu Quý và Nguyễn Kế Tuấn đồng chủ biên cuốn “Con

đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Nhóm tác giả đã trình bày cơ sở lí luận chung về
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Thông qua việc nêu
lên thực trạng của nông nghiệp nông thôn Việt Nam các tác giả đã đưa ra các
giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tác giả Đặng Kim Sơn có cuốn “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - 20
năm đổi mới và phát triển”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006. Từ chỗ trình bày
tổng quan nền nông nghiệp Việt Nam trước đổi mới tác giả phân tích quá trình
đổi mới chính sách, thể chế và cơ cấu nền nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Qua đó tác giả khái quát thành tựu, hạn chế và thách thức trong việc phát triển
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong 20 năm đổi mới.
Nội dung chính của các công trình nhóm này đề cập tới thực trạng nông
nghiệp Việt Nam giai đoạn trước và trong 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới
của Đảng và Nhà nước. Thông qua đó, các tác giả đi sâu nghiên cứu sự đổi mới
cơ chế quản lý nông nghiệp, nông thôn thể hiện trên tất cả các mặt. như: quan hệ
đối với tư liệu sản xuất mà trọng tâm là quan hệ đối với ruộng đất, quan hệ phân
phối sản phẩm; các chương trình đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn…
Nhiều vấn đề lý luận đã được làm rõ trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế - xã hội nông thôn, nông nghiệp nước ta. Những công trình
23
này đã giúp cho chúng tôi hiểu biết thêm về cơ sở lý luận và phương pháp tiếp
cận khi nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn.
1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu kinh tế - xã hội vùng nông thôn
Đồng bằng sông Cửu Long
Từ sau năm 1975 đến nay, nhất là từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi
mới, nhiều cơ quan, nhà khoa học, các nhà nghiên cứu từ Trung ương đến địa
phương tập trung nghiên cứu về kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long
và đã công bố nhiều công trình, tác phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn.
Đầu tiên phải kể đến các chương trình cấp nhà nước nghiên cứu toàn diện
về đặc điểm nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long là: “Chương trình điều tra

cơ bản tổng hợp Đồng bằng Sông Cửu Long”, mã số 60-02 (1983-1985);
“Chương trình điều tra cơ bản tổng hợp Đồng Bằng Sông Cửu Long”, mã số
60B (1986-1988); “Chương trình quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu
Long” VIE 87/03 (1989-1993). Chương trình nghiên cứu mở rộng của Ban
Chiến lược Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
về “Phát triển kinh tế tỉnh - Chiến lược phát triển kinh tế Đồng bằng sông
Cửu Long ( 1993 – 2000) ”. Các công trình này đã nêu lên một hệ thống tư liệu
tương đối đầy đủ về thực trạng và dự báo năng lực phát triển kinh tế, và sự
chuyển biến về cơ cấu kinh tế nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua
một số năm. Song đáng chú ý hơn cả là Dự án khoa học“ Điều tra, đánh giá
diễn biến tự nhiên, kinh tê – xã hội vùng Đồng Tháp Mười sau 10 năm khai
thác (1985 - 1995)” do Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Quốc gia
thực hiện, đây là công trình đi sâu nghiên cứu cơ bản về đặc điểm tự nhiên cũng
như một số vấn đề kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, công trình đã đưa ra những
định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười đến
năm 2010.
Bên cạnh đó phải kể tới những công trình nghiên cứu về đồng bằng sông
Cửu Long, đó là tác phẩm: “Lịch sử khai thác vùng đất Nam bộ” do Huỳnh Lứa
chủ biên (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,1987); “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”
24
của Sơn Nam (Nxb Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1994),, hai tác phẩm này đã
trình bày lại tiến trình lịch sử của miền Nam trong việc mở mang đất đai canh
tác, củng cố chính quyền, xác định biên giới, xây dựng các cơ sở vật chất thời
trung đại và cận đại. Hai tác phẩm đã nêu bật quá trình khai hoang vùng Đồng
bằng sông Cửu Long của tuyệt đại đa số nhân dân lao động và chính sách bóc lột,
bần cùng hóa của thực dân Pháp ngót 80 năm đối với vùng đồng bằng trù phú này.
Nhìn chung, các công trình này đã nêu bật quá trình khai hoang vùng đất
Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời phân tích các nguồn lực phát triển, tình hình
ruộng đất và những biến đổi trong sở hữu ruộng đất của Đồng bằng sông Cửu Long
qua các giai đoạn lịch sử. Các công trình này có thể xem như là nền tảng cho việc

nghiên cứu vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long.
Tác giả Võ Tòng Xuân trong tác phẩm: “Một số vấn đề phát triển nông
nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Nxb Mũi Cà Mau năm 1985, đã giới
thiệu một cách tổng thể về đồng bằng sông Cửu Long, như điều kiện tự nhiên
bao gồm: diện tích, tài nguyên, thế mạnh và đặc biệt coi việc phát triển cây
lương thực trong nền kinh tế nông nghiệp là thế mạnh của địa phương thuộc
Đồng bằng sông Cửu Long
Trần Hữu Đính có công trình “Quá trình biến đổi về chế độ sở hữu
ruộng đất và cơ cấu giai cấp ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long 1969-
1975” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994). Tác giả đã trình bày một cách có
hệ thống và qua đó làm rõ nguyên nhân, đặc điểm của quá trình biến đổi về sở
hữu ruộng và cơ cấu giai cấp ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ
1954-1975, đặc biệt là giai đoạn 1969-1975. Tác giả cũng đã phân tích rõ đặc
điểm, vai trò và vị trí của các giai tầng ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long,
đặc biệt là tầng lớp trung nông trong quá trình thực hiện sản xuất nông nghiệp
hàng hóa. Qua đó, tác giả lý giải những điểm khác biệt giữa cơ cấu kinh tế và
giai cấp ở nông thôn miền Bắc, miền Trung khi đi lên chủ nghĩa xã hội.
Các tác giả Nguyễn Công Bình, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn Quang Vinh,
Nguyễn Qưới có tác phẩm “Đồng bằng sông Cửu Long – Nghiên cứu và phát
25

×