Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Chùa trong đời sống của người khmer ở huyện trà cú, tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

LÊ THỊ BẠCH TUYẾT

CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI KHMER
Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TÌNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

LÊ THỊ BẠCH TUYẾT

CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI KHMER
Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TÌNH TRÀ VINH

Chuyên ngành: LL & PPDH Lịch sử
Mã số: 60.22.03.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy



HÀ NỘI - 2017
2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn “Chùa trong đời sống
của người Khmer ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh”, tôi gặp rất nhiều khó khăn,
cũng là lúc tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô, người
thân, đồng nghiệp, bạn bè.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi rất
tâm đắc những kiến thức hữu ích, những kinh nghiệm hay mà thầy cô đã chỉ
dạy cho tôi, đó sẽ là hành trang để tôi có thể làm tốt hơn công việc hiện tại và
mang lại nhiều kết quả thiết thực.
Để có thể hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến các thầy, cô trong khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặc
biệt, tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thu Thủy - người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này. Cảm ơn thầy Trần Văn Tịch - đồng nghiệp dạy môn Ngữ văn cùng
trường,cảm ơn anh Nguyễn Trung Tuấn công tác tại Ban tuyên giáo huyện
Trà Cú,cảm ơn các sư trụ trì, các vị Achar của các chùa, các cô, các bác
người Khmer đã giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tập tài liệu và hoàn thiện
luận văn.
Xin biết ơn quý thầy, cô phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi về thủ tục hành chính trong suốt khóa học.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè những người
đã trực tiếp ở bên cạnh tôi giúp đỡ và động viên tôi.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017


Lê Thị Bạch Tuyết

3


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 4
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 9
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................... 9
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................ 10
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................ 11
7. Bố cục luận văn ................................................................................... 11
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRÀ CÚ VÀ HỆ THỐNG CHÙA Ở
HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH .......................................................... 13
1.1. Khái quát về huyện Trà Cú .............................................................. 13
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.............................................. 13
1.1.2. Lịch sử hình thành................................................................. 15
1.1.3. Kinh tế - xã hội ...................................................................... 18
1.1.4. Dân cư, dân tộc ..................................................................... 26
1.1.5. Truyền thống văn hóa ........................................................... 27
1.2. Hệ thống chùa ở huyện Trà Cú ........................................................ 29
1.2.1. Số lượng, phân bố ................................................................. 29
1.2.2. Lịch sử hình thành các ngôi chùa ......................................... 30
1.2.3. Đặc điểm kiến trúc ................................................................ 33
* Tiểu kết chương 1................................................................................. 39
Chương 2: VAI TRÒ CỦA CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA
NGƯỜI KHMER Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH ......................... 41

2.1. Trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo ....................................................... 41
2.2. Trung tâm văn hóa cộng đồng.......................................................... 43
2.3. Trường học, giáo dục đạo đức ......................................................... 47
2.4. Trung tâm lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa ............................ 49
4


2.5. Nơi hoạt động từ thiện nhân đạo ...................................................... 50
* Tiểu kết chương 2................................................................................. 51
Chương 3: VAI TRÒ CỦA CHÙA TRONG PHONG TRÀO ĐẤU
TRANH CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH
TRÀ VINH ..................................................................................................... 52
3.1. Che chở, bảo vệ cho cách mạng ....................................................... 52
3.1.1. Chùa Phnô Om Pung ............................................................ 52
3.1.2. Chùa Trô Pras Bat ................................................................ 55
3.1.3. Chùa Tà Sất ........................................................................... 55
3.2. Tham gia phong trào đấu tranh cách mạng ...................................... 56
3.2.1. Chùa Phnô Om Pung ............................................................ 56
3.2.2. Chùa Trô Pras Bat ............................................................... 63
3.2.3. Chùa Cha .............................................................................. 76
* Tiểu kết chương 3................................................................................. 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Huyện Trà Cú là một vùng sâu của tỉnh Trà Vinh, nơi đây là địa bàn
sinh sống lâu đời của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, người Khmer
chiếm 2/3 dân số của huyện Trà Cú. Đồng bào Khmer nơi đây sống chân chất,
lao động cần cù. Đa số đồng bào Khmer đều theo Phật giáo Nam tông, vì vậy
ở Trà Cú có khá nhiều ngôi chùa Khmer theo phong cách Nam tông. Hiện
nay, trên địa bàn huyện Trà Cú có tổng cộng 44 ngôi chùa Nam tông Khmer
(hiện nay do tách xã nên chỉ còn 37 chùa) trên tổng số 141 ngôi chùa tại tỉnh
Trà Vinh.
Ngôi chùa của người Khmer nói chung và chùa của người Khmer ở
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh nói riêng là một trong những nét đặc sắc của
Phật giáo Nam tông vùng Tây Nam Bộ. Nó không chỉ là biểu tượng của Phật
giáo Nam tông mà còn là biểu tượng của đời sống tinh thần của người dân
Khmer. Với người Khmer, chùa là nơi thiêng liêng, nơi thờ Phật, nơi gửi gắm
niềm tin qua những việc làm hiện tại, ước mong, hi vọng ở cõi Niết bàn trong
tương lai. Ngôi chùa gắn bó với mỗi người dân Khmer gần như suốt cuộc đời,
từ lúc sinh ra, trưởng thành cho đến khi lìa xa trần thế, bởi với họ, “sống vào
chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”. Do vậy, tìm hiểu chùa trong đời sống
của người Khmer ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn sâu sắc.
Về ý nghĩa khoa học, tìm hiểu chùa trong đời sống của Khmer ở huyện
Trà Cú giúp tìm hiểu vị trị và vai trò của chùa trong đời sống của người
Khmer ở huyện Trà Cú. Đồng thời, góp phần giới thiệu nét văn hóa của người
Khmer ở Nam Bộ nói chung và người Khmer ở huyện Trà Cú nói riêng.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài thực hiện thành công góp phần bổ sung tri
thức về dân tộc Khmer và văn hóa của người Khmer, cũng như Phật giáo ở
miền Tây Nam Bộ; là nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
6


lịch sử địa phương huyện Trà Vinh, vùng Tây Nam Bộ.

Trong thực tiễn, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chùa về văn hóa của
người Khmer ở các tỉnh có người Khmer sinh sống, như Sóc Trăng, Kiên
Giang... Riêng ở tỉnh Trà Vinh, số đề tài nghiên cứu còn ít, đặc biệt là ở
huyện Trà Cú.
Vì những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Chùa trong đời sống của
người Khmer ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về chùa của người Khmer và chùa trong đời sống của
người Khmer đã được đề cập đến trong một số nội dung của một số công
trình.
Cuốn sách Người Khmer tỉnh Cửu Long của các tác giả Huỳnh Ngọc
Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết
xuất bản năm 1987 đã trình bày khái quát về người Khmer tỉnh Cửu Long, về
tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, lễ hội, văn học, nghệ thuật và truyền thống
đoàn kết trong chiến đấu và xây dựng đất nước.
Tác giả Lê Thanh Hiền trong Luận văn Thạc sĩ Vai trò của ngôi chùa
Khmer trong đời sống văn hóa cộng đồng (trường hợp chùa Ba Si – Trà Vinh)
đã trình bày vai trò của ngôi chùa Ba Si ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
trong đời sống văn hóa cộng đồng của người Khmer. Tuy không trực tiếp đề
cập đến các ngôi chùa ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh nhưng luận văn trên là
tài liệu tham khảo để có cái nhìn so sánh giữa vai trò của chùa trong cộng
đồng người Khmer ở huyện Trà Cú với các địa phương khác ở Trà Vinh và ở
Tây Nam Bộ.
Các luận văn Thạc sĩ Văn hóa học Ngôi chùa trong đời sống văn hoá
của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng (1997) của Lâm Thanh Sơn; Chùa phật
giáo Nam Tông trong đời sống văn hóa người Khmer ở Kiên Giang (2014)
của Lưu Thị Sốc Kha... tuy không đề cập trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
7



nhưng những trình bày về vai trò của ngôi chùa trong đời sống văn hóa của
người Khmer ở Sóc Trăng và Kiên Giang là cơ sở để luận văn có thể so sánh
và chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về vị trí của chùa trong đời
sống văn hóa của người Khmer ở Sóc Trăng, Kiên Giang và Trà Vinh.
Cuốn sách Phong tục thờ cúng tổ tiên nét đẹp văn hóa của các dân tộc
của tác giả Mã A Lềnh và Triệu Thị Phượng do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
xuất bản năm 2007 đã trình bày phong tục, nghi lễ thờ cúng tổ tiên của các
dân tộc trong đó có phong tục, nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở
Nam Bộ. Khác với các dân tộc khác, người Khmer không thờ cúng tổ tiên tại
nhà, việc thờ cúng được thực hiện tại chùa vào dịp các lễ hội lớn trong năm,
như: Lễ Sênh đôl ta, Chol chnăm thmay.
Tác giả Phan An trong cuốn Dân tộc Khmer Nam Bộ xuất bản năm
2009 đã giới thiệu văn hóa người Khmer Nam Bộ, về Phật giáo Khmer Nam
Bộ và những ngôi chùa trong sóc Khmer. Tác giả đã miêu tả các kiến trúc
trong khuôn viên chùa, đồng thời khẳng định chùa Khmer là nơi tu hành của
các sư sải, nơi thực hiện các nghi lễ tôn giáo và các lễ hội có liên quan đến tôn
giáo của bà con người Khmer. Nội dung cuốn sách cũng đề cập đến cơ chế
quản lí xã hội truyền thống của nông thôn người Khmer Nam Bộ.
Tác giả Trần Đình Ba trong cuốn Lễ hội Việt Nam xuất bản năm 2011
khi trình bày về các lễ hội ở Việt Nam đã trình bày lễ hội của người Khmer ở
Nam Bộ.
Tác phẩm Người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam xuất bản năm 2012 là
cuốn sách song ngữ Việt - Anh. Nội dung cuốn sách trình bày về bản sắc văn
hóa truyền thống độc đáo của người Khmer qua phong tục, lễ hội cũng như
những sinh hoạt cộng đồng khác. Cuốn sách còn trình bày về chùa của người
Khmer, một số ngôi chùa và lễ hội tiêu biểu...
Cuốn sách Phong trào yêu nước của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh
(1930 – 2010) xuất bản năm 2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Trà Vinh
8



sau khi khái quát đặc điểm địa lí, dân cư, đặc điểm của đồng bào Khmer tỉnh
Trà Vinh đã trình bày về phong trào yêu nước của đồng bào Khmer dưới sự
lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến năm 1975. Trong các phong trào đấu
tranh đều có sự tham gia của đồng bào Khmer ở huyện Trà Cú. Cuốn sách
cũng làm rõ những đóng góp quan trọng, tinh thần đấu tranh cách mạng kiên
cường, những hi sinh mất mát của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. Trong sách
có bức ảnh chư tăng Bà Môn huyện Trà Cú xuống đường ngày 30/4/1975.
Kế thừa các thành quả của các công trình nghiên cứu trước, tác giả tiếp
tục nghiên cứu sâu về chùa và vai trò của chùa trong đời sống văn hóa tinh
thần của người Khmer ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về hệ thống chùa và vai trò
của chùa trong đời sống văn hóa của người Khmer ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh. Luận văn cũng trình bày những đóng góp của các ngôi chùa trong
phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu trong phạm vi hành chính của huyện Trà Cú,
tỉnh Trà Vinh.
Về thời gian nghiên cứu lịch sử hình thành các ngôi chùa ở Trà Cú, Trà
Vinh và vai trò của chùa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc
biệt là sự đóng góp của các ngôi chùa trong hai cuộc kháng chiến đến nay ở
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu về các ngôi chùa ở huyện Trà Cú, tỉnh
Trà Vinh và vai trò của chùa trong đời sống của người Khmer ở huyện Trà
9



Cú, tỉnh Trà Vinh và những đóng góp của chùa trong phong trào đấu tranh
cách mạng của nhân dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau đây:
Một là, tìm hiểu khái quát về huyện Trà Cú và các ngôi chùa trên địa
bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh hiện nay.
Hai là, luận văn chỉ ra vị trí, vai trò của chùa trong đời sống của người
Khmer ở huyện Trà Cú, tình Trà Vinh.
Ba là, luận văn cũng tìm hiểu đóng góp của chùa trong phong trào đấu
tranh cách mạng của nhân dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
- Tư liệu gốc: văn bia, thần tích, thần sắc, sắc phong ở các ngôi chùa ở
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
- Tư liệu thành văn, gồm:
+ Các sách tham khảo về chùa, về văn hóa của người Khmer ở Nam
Bộ.
+ Các sách tham khảo về hệ thống chùa ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh;
về văn hóa, về đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở huyện Trà Cú,
tỉnh Trà Vinh.
+ Các bài viết trên các báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan đến đề tài.
- Tư liệu điền dã: Nguồn tư liệu thực địa qua quá trình khảo sát thực tế
ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn sử dụng hai
10



phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để phục
dựng, trình bày, phân tích và lí giải các vấn đề mà đề tài đặt ra. Ngoài ra, vì là
một luận văn tìm hiểu về lịch sử địa phương, do đó, phương pháp điền dã, khảo
sát thực tiễn cũng được tác giả sử dụng có hiệu quả nhằm tìm hiểu về các ngôi
chùa ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và đi sâu vào thực tiễn để tìm hiểu và xem
xét vị trí, vai trò của chùa trong đời sống của người Khmer ở huyện Trà Cú,
tỉnh Trà Vinh. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác, như: thống kê,
phân tích, tổng hợp, so sánh... để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu về hệ thống chùa và vai trò của chùa
trong đời sống người Khmer ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Chùa là trung
tâm tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer, là trung tâm văn hoá của cộng
đồng, nơi diễn ra các lễ hội của phum, sóc; chùa Khmer cũng như một trường
học, là nơi giáo dục đạo đức, phong cách làm người, trường vừa dạy chữ cho
trẻ em, vừa đào tạo kĩ năng lao động cho thanh niên tu học trong chùa; chùa là
thư viện, là bảo tàng lưu giữ tất cả những giá trị vật chất cũng như các giá trị
về mặt tinh thần của người Khmer; chùa là nơi hoạt động từ thiện nhân đạo,
nuôi dưỡng người già cả, neo đơn hoặc trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
Đồng thời luận văn cũng chỉ ra những đóng góp của chùa Khmer trong
phong trào cách mạng ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập các kiến
thức có liên quan đến văn hóa và lich sử đấu tranh của đồng bào Khmer Nam
Bộ, đặc biệt là các tiết dạy lịch sử địa phương huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Trà Cú và hệ thống chùa ở huyện Trà
Cú, tỉnh Trà Vinh
11



Chương 2: Vai trò của chùa trong đời sống văn hóa của người Khmer ở
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
Chương 3: Vai trò của chùa trong phong trào đấu tranh cách mạng của
nhân dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

12


Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRÀ CÚ VÀ HỆ THỐNG CHÙA
Ở HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH
1.1. Khái quát về huyện Trà Cú
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Trà Cú là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà Vinh, nằm cách Thành
phố Trà Vinh 33 km theo đường bộ, trên tuyến quốc lộ 53 và 54. Phía Bắc
giáp huyện Tiểu Cần và huyện Châu Thành; phía Nam giáp huyện Duyên
Hải; phía Đông giáp huyện Cầu Ngang và huyện Duyên Hải, phía Tây giáp
sông Hậu (tỉnh Sóc Trăng). Đây là tuyến vận tải hàng hóa qua cửa biển Định
An. Trung tâm của huyện là thị trấn Trà Cú.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 48.951,69 ha, trong đó đất
nông nghiệp chiếm 84,51% (31.215,7 ha). Trà Cú có đất nông nghiệp thích
hợp cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, hoa màu và chăn nuôi, có
diện tích mặt nước cho phát triển nuôi trồng thủy hải sản, có cửa Định An
thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ và dịch vụ nghề cá.
Về mặt địa hình,Trà Cú mang đặc điểm địa hình rõ nét của vùng đồng
bằng ven biển, địa hình huyện có nhiều giồng cát hình cánh cung song song
với bờ biển, có cao trình trên 2 m. Cao trình bình quân phổ biến từ 0,4 m đến
0,8 m so với mặt nước biển, cao trình thâp phân bố rãi rác ở các xã Đại An,

Đôn Châu, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên.
Trà Cú có khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển với hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa nắng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch; mùa nắng từ
tháng 10 đến tháng 4 dương lịch năm sau. Theo đó, vào mùa nắng Trà Cú bị
nước mặn xâm nhập. Do nằm trong khu vực miền Tây Nam Bộ, nên khí hậu
của Trà Cú mang đầy đủ những đặc điểm và tính chất của khí hậu vùng này.
13


Nhiệt độ trung bình từ 24,9 – 28,50C; tổng lượng mưa bình quân trong năm
đo được khoảng 1.900 mm.
Trà Cú có hệ thống sông rạch chằng chịt thuận lợi cho phát triển giao
thông đường thủy. Sông Hậu qua huyện là 1 trong 2 nhánh chính của đoạn
cuối sông Hậu phân cách bởi cù lao Dung, nhánh qua huyện có mặt rộng 1,5 2,5 km, sâu trên 10 m. Các sông rạch chính: Rạch Trà Cú - Vàm Buôn dài
khoảng 18 km, bắt nguồn từ sông Hậu nối thông với Rạch Trà Mềm qua cống
Tập Sơn; Rạch Tổng Long dài khoảng 17 km bắt nguồn từ sông Hậu thông
với Kênh 3/2. Ngoài ra còn nhiều kênh rạch khác như: Kênh 3/2, kênh An
Quảng Hữu, kênh Nguyễn Văn Pho, rạch Vàm Ray, rạch Bắc Trang, rạch Trà
Mềm. Chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông, nên chế độ thuỷ triều
trong ngày nước lên xuống hai lần, mỗi tháng có hai lần triều cường sau ngày
mồng một và ngày 15 âm lịch (từ 2 - 3 ngày), biên độ triều hàng ngày rất lớn,
nhất là khu vực gần cửa sông. Vùng đất phía Tây Quốc lộ 53 của huyện bị
xâm nhập mặn vào mùa khô, chủ yếu từ sông Hậu như rạch Trà Cú, Tổng
Long, Vàm Ray.
Diện tích đất nông nghiệp là 31.261,7 ha, chiếm 84,51% diện tích tự
nhiên gồm: đất trồng cây hàng năm 23.986,81 ha, chiếm 76,73% diện tích đất
nông nghiệp(trong đó đất trồng lúa); đất trồng cây lâu năm 4.919,77 ha, chiếm
15,74% diện tích đất nông nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản 2.355,12 ha, chiếm
7,53% diện tích đất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp 5.708,85 ha; đất chưa
sử dụng 21,9 ha; sông rạch 3.043,24 ha.

Tài nguyên khoáng sản: Theo khảo sát lập bản đồ địa chất khoáng sản
đồng bằng Nam Bộ huyện có mỏ đất sét ở xã Phước Hưng với trữ lượng
tương đối lớn, dân đã khai thác để làm gạch, nhưng gạch thường bị vênh và
trọng lượng viên gạch nặng. Nhìn chung, sét có thành phần hóa học đạt so với
yêu cầu, nhưng lượng cát ít, trong sét có nhiều Hydro-mica nên gạch dễ bị
vênh khi nung.
Huyện Trà Cú có nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá phong
14


phú, trong đó nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Hậu, rạch Trà Cú – Vàm
Buôn, rạch Tổng Long… phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
của nhân dân.
Trong huyện không có danh lam thắng cảnh gì, chỉ có chùa Cò ở Đại
An, một công trình kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo Nam tông và còn là nơi
trú ngụ của nhiều loại chim, cò, nên trở thành một địa điểm tham quan của
khách du lịch trong và ngoài huyện.
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện có Quốc lộ 53, Quốc
lộ 54, đường tỉnh 914, Hương lộ 25, 27, 28, 36, 12 và hàng trăm các con
đường chạy vào các khóm, ấp tạo cho nhân dân đi lại thuận tiện.
1.1.2. Lịch sử hình thành
Trà Cú là một địa danh gắn liền với dân tộc Khmer, theo các tài liệu
nghiên cứu chưa có tài liệu nào giải thích về địa danh này, nhưng theo cách
giải thích địa danh Trà Vinh dựa vào từ Preah Trapeng nghĩa là “tượng Phật
gặp trong ao. Do sự tích: không biết từ năm nào có một trận bão to, nước
sông dâng lên, đồng bào thấy một tượng Phật trôi tấp vào bờ ao, liền rước để
trên gò đất, xây ngôi chùa tại đó, đặt tên là Bodhisalareaj nay gọi là chùa
Ông Mẹt…” [1,253]. Theo Lê Hương trong Người Việt gốc Miên dưới thời
Minh Mạng vua muốn đổi các địa danh ra chữ Nho nên địa danh Preah
Trapeng lấy chữ Trapeng đổi thành Trà Văn sau đó gọi trại ra thành Trà Vinh.

Còn địa danh Trà Cú chưa có tư liệu nào đề cập tới địa danh này trong quá
trình tác giả đi tìm. Tuy nhiên, người Khmer tại Trà Cú gọi tên địa danh của
mình là Thkau, nghĩa là tên của một loại cây, qua từ Thkau chưa đủ khả năng
để kết luận đây là từ gốc dịch ra từ Trà Cú hay người Khmer đọc trại từ Trà
Cú thành Thkau?.
Theo ngẫu nhiên các địa danh có từ Trà đứng trước như Trà Vinh
thường là nơi cư trú của người dân tộc Khmer. Ví dụ: Trà Kha, Trà Cú, Trà
Cuông… như vậy từ Trà trong các địa danh đang ẩn chứa trong nó một “bí
15


mật” nào đó có liên quan đến tộc người Khmer, dẫn theo quyển Văn hóa
Khmer Nam Bộ: “địa danh có thành tố “Trà…”, mô hình “Trà + X”, cả hai
thành tố nay đều không rõ nghĩa”.
Cùng với Đồng bằng sông Cửu Long, huyện Trà Cú là một vùng đất
mới, với những biến thiên của quy luật kiến tạo địa chất. Vào thời kỳ biển lùi,
vùng đất Trà Cú rất hoang sơ, rừng bao phủ hầu hết diện tích đất, đầm lầy
sông rạch chằng chịt, dưới sông đầy đỉa, trên rừng đầy thú dữ. Vào thời đó
nơi đây đã có số ít người dân tộc Khmer sinh sống và canh tác trên những
vùng đất cao, gọi là các giồng.
Vào thế kỷ XVII trong phong trào đưa dân vào khai phá vùng đất
hoang, các Chúa Nguyễn đã chiêu mộ các lưu dân và quân đội của mình khai
phá vùng đất này. Các Chúa Nguyễn tạo điều kiện cho các tộc người Khmer,
người Hoa cùng chung sức khai hoang lập ấp. Cũng cùng thời gian này cuộc
chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627 - 1672) vẫn chưa có hồi kết thúc, nên số
lượng người bần nông bỏ xứ vào vùng đất này ngày càng đông với mong
muốn đi tìm một vùng đất mới, một chân trời mới để có thể sinh sống bình
yên.
Qua các giai đoạn chịu ảnh hưởng của các Vương triều Khmer, cũng
như thời đại phong kiến trong giai đoạn thuộc địa và sau này Trà Cú luôn chịu

cảnh chia tách, đổi tên.
Trên thực tế, trải qua các thời kỳ lịch sử địa giới hành chính huyện Trà
Cú có sự thay đổi. Vào thế kỷ thứ XVII, huyện Trà Cú thuộc đất Trà Vang,
tiền thân của tỉnh Trà Vinh nằm trong dinh Vĩnh Trấn. Lúc đó toàn Nam Kỳ
có 4 dinh: Trấn Biên, Phiên Trấn, Vĩnh Trấn, Long Hồ và 1 trấn là Hà Tiên.
Sang đầu thế kỷ thứ XIX, dinh Vĩnh Trấn đổi là Hoằng Trấn (1804), rồi
trấn Vĩnh Thành (1808), bao gồm cả đất Vĩnh Long và An Giang.
Năm 1832, Minh Mạng chia đất Nam Kỳ thành 6 tỉnh, gọi là “Nam Kỳ
lục tỉnh”, gồm: Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và
16


Hà Tiên. Trà Vinh là một huyện trong phủ Lạc Hoá của tỉnh Vĩnh Long.
Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng chia Nam kỳ lục tỉnh thành 20
tỉnh, trong đó có tỉnh Trà Vinh lập năm 1900. Trà Cú là một quận của tỉnh Trà
Vinh tồn tại cho đến sau Cách mạng tháng Tám 1945. Riêng đối với 3 tỉnh
miền Tây, còn gọi là miệt Hậu Giang, Pháp chia thành 11 tỉnh: Bạc Liêu, Bến
Tre, Cần Thơ, Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc
Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Khi Pháp quay lại xâm lược lần thứ hai, để tiến hành kháng chiến, theo
chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cuối năm 1945 Nam
Bộ được chia thành 3 chiến khu: Khu 7, Khu 8 và Khu 9. Trà Vinh thuộc
Khu 8.
Tháng 5/1951, do nhu cầu của tình hình, Trung ương lại chia Nam Bộ
thành hai phân liên khu: Đông, Tây và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Hai tỉnh
Trà Vinh và Vĩnh Long sát nhập thành tỉnh Vĩnh - Trà nằm trong Liên khu
miền Tây, gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Long Châu Hà tồn tại cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sau hiệp định Genève, tháng 10/1954, Chính phủ Trung ương đổi phân
Liên khu miền Tây thành Liên khu Tỉnh uỷ miền Tây.

Đến cuối 1954, Trà Cú có 11 xã, bao gồm cả Nhị Trường và Long
Vĩnh, 132 ấp; sang năm 1955 còn 9 xã, 120 ấp.
Cuối năm 1961 đầu năm 1962, Quân khu 3 được thành lập, trong đó có
tỉnh Trà Vinh, do đó huyện Trà Cú thuộc Quân khu 3.
Trong thời kháng chiến chống Mỹ, Ngô Đình Diệm cắt quận Vũng
Liêm của tỉnh Vĩnh Long, quận Cầu Kè và Trà Ôn của tỉnh Cần Thơ sáp nhập
vào Trà Vinh, đặt tên là tỉnh Vĩnh Bình, nhưng vẫn giữ nguyên tên quận Trà
Cú. Đến trước tháng 4/1975, Trà Cú là một huyện của tỉnh Trà Vinh.
Sau ngày 30/4/1975, Trà Cú là một huyện của tỉnh Trà Vinh.
17


Từ tháng 2/1976 đến tháng 10/1991, Trà Cú là một huyện của tỉnh Cửu
Long.
Từ tháng 10/1991 đến nay, Trà Cú là một huyện của tỉnh Trà Vinh.
Huyện Trà Cú từ năm 2015 có 17 xã và 2 thị trấn: Hai thị trấn là Trà Cú
và Định An, 17 xã bao gồm Đại An, Định An, Kim Sơn, Thanh Sơn, Ngãi
Xuyên, Long Hiệp, Ngọc Biên, Tân Hiệp, Hàm Giang, Hàm Tân, Tập Sơn,
An Quảng Hữu, Tân Sơn, Phước Hưng, Lưu Nghiệp Anh.
1.1.3. Kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Kinh tế
Huyện Trà Cú nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển,
có hai mùa mưa nắng rõ rệt trong năm rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Vì thế, hoạt động kinh tế chính của cư dân Khmer ở đây là nông nghiệp,
trong đó chủ yếu là nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh nghề nông, họ cũng
làm các ngành nghề khác như chăn nuôi, đánh bắt cá đồng, buôn bán nhỏ.
Ngoài ra, họ cũng làm các nghề thủ công truyền thống như đan, rèn, dệt,
làm gốm…Trong huyện có các làng nghề truyền thống, như: Làng nghề Đan
Đát Giồng Đình, làng nghề chiếu Cà Hom.
Trong nghề nông truyền thống, người Khmer phân biệt các loại

ruộng đất khác nhau và trên mỗi loại, họ canh tác những loại cây trồng
khác nhau cũng như có kỹ thuật canh tác thích hợp cho từng loại. Nói
chung, có hai loại ruộng đất chính là ruộng để canh tác lúa và rẫy để trồng
các loại hoa màu. Trên mỗi loại ruộng, người Khmer canh tác những giống
lúa thích hợp và có thời gian canh tác khác nhau, được phân biệt thành vụ
lúa sớm, vụ lúa mùa và vụ lúa muộn. Trên loại ruộng vừa canh tác hai vụ,
họ cũng quen gọi vụ hè thu hay vụ đông xuân như nông dân người Việt
trong vùng.
Nông cụ để làm đất gồm có cày, bừa, trục, cuốc, leng, xẻng… và sức
kéo chính là bò hoặc trâu. Cũng cần lưu ý là người Khmer thường nuôi bò
18


để làm sức kéo, trong khi người Kinh ở lân cận lại thích nuôi trâu hơn. Bò
cũng dùng để kéo xe và từng là phương tiện vận chuyển khá quan trọng của
người Khmer.
Trước đây, khi còn canh tác chủ yếu một vụ lúa trong năm thì người
Khmer thường canh tác các loại giống lúa mùa,. Trong hơn 10 năm gần
đây, người Khmer đã canh tác từ 2 – 3 vụ lúa và thường canh tác các giống
lúa cao sản. Kỹ thuật canh tác vì vậy cũng có những thay đổi nhất định, do
tăng vụ và sự phát triển của các dịch vụ trong nông nghiệp, nhất là cơ giới
hóa trong khâu làm đất cũng như trong khâu thu hoạch: thuê máy kéo, máy
phóng… Trong khâu chăm sóc, họ cũng sử dụng các loại thuốc diệt cỏ để
giảm bớt sức lao động.
Khi còn làm lúa mùa hay lúa một vụ, người Khmer thường gieo mạ
rồi cấy. Ở những nơi đất gò, cứng, người thợ cấy phải dùng nọc cấy chọc lỗ
rồi tra mạ vào. Ở những nơi đất mềm, người đi cấy chỉ cần dùng ngón tay
cái đưa rễ mạ vào đất và dùng các ngón tay kéo đất bít rễ mạ để cây lúa
đứng vững. Nhổ mạ có thể do nam giới (đối với những đám mạ nặng nhổ,
do mạ bám đất), cũng có thể do nữ giới làm, còn việc cấy thường là công

việc của phụ nữ mặc dù nam giới cũng biết cấy. Hiện nay, người Khmer đã
sử dụng kỹ thuật sạ, nhất là trong vụ hè thu như nông dân người Việt, do
đó không cần gieo mạ, nhổ mạ và cấy như trước nữa. Tuy nhiên, vào vụ
đông xuân, nhiều gia đình người Khmer cũng như người Việt vẫn phải gieo
mạ, nhổ mạ rồi cấy như trước kia.
Công việc thu hoạch gồm cắt lúa, đập hoặc gặt rồi cho bò hay trâu
đạp. Trước đây, khi làm lúa mùa, thân lúa cao, người Khmer thường dùng
vòng hái để gặt lúa. Đến khi canh tác lúa cao sản, thân lúa thấp, họ không
dùng vòng hái nữa, mà dùng lưỡi liềm để cắt lúa. Sau khi gặt lúa xong,
người nông dân dùng bồ để đập lúa. Rơm được đưa về chất thành “cây
rơm”, dùng cho trâu bò ăn hoặc dùng vào các việc khác.
Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nông nghiệp, người Khmer có nhiều
19


hình thức sở hữu, tuy nhiên hình thức sở hữu chính là ruộng đất tư.
Người Khmer gọi ruộng đất tư của mình là đất của riêng hay “đất mồ
hôi”. Cơ sở hình thành loại ruộng đất này là việc nhân dân tự do khai phá
dưới các chính sách khai khẩn đất hoang của nhà nước đương thời. Ngoài
ra, khi nhà nước thừa nhận việc mua bán, trao đổi ruộng đất trong nhân
dân, nhiều người Khmer có điều kiện kinh tế đã mua một phần diện tích
ruộng đất của các hộ dân khác trong vùng làm ruộng đất tư của mình. Theo
tác giả Phan An, trong Một số vấn đề kinh tế - xã hội của vùng nông thôn
Khmer đồng bằng sông Cửu Long in trong Vấn đề dân tộc ở đồng bằng
sông Cửu Long: tỷ lệ ruộng đất tư ở vùng nông thôn Khmer khá cao. Ở
huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh nơi có đông người Khmer cư trú tỷ lệ ruộng
đất tư chiếm từ 95-97% [2; tr. 126].
Bên cạnh việc kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, người dân Khmer
còn lấy hoạt động đánh bắt trên sông, rạch làm hoạt động sản xuất hàng
ngày. Người dân Khmer tuy sống chủ yếu trên các giồng đất cao, nhưng do

sống trong một địa bàn cư trú rộng lớn và có một hệ thống sông, rạch
chằng chịt. Hệ thống sông cung cấp cho những cư dân các dân tộc nói
chung và cư dân Khmer nói riêng một nguồn sinh kế hết sức dồi dào.
Ngay từ thời Nguyễn đã ghi nhận việc đánh bắt nguồn lợi thủy sản
trên các sông lớn, nhiều loài cá được ghi chép lại, các loài cá này còn tồn
tại tới tận ngày nay. Việc đánh bắt nguồn thủy sản vô cùng dồi dào này
cũng được quy định khá chặt chẽ. Dưới thời Nguyễn và ở đầu thế kỷ XX,
việc đánh bắt mang tính nhỏ lẻ, hộ gia đình thì chính quyền không can dự,
mọi người dân có thể tự do khai thác; đối với việc đánh bắt mang tính quy
mô lớn do một địa chủ hay nhà tư sản có tiềm lực kinh tế và hoạt động
đánh bắt mang tính thương nghiệp thì nhà nước có quy định rõ ràng. Việc
đấu thầu đánh bắt cá đã được tiến hành theo phương thức, nhà nước chia
các đoạn sông thành nhiều đoạn dài, ngắn khác nhau, những gia đình có
tiền, có nhu cầu sẽ đấu thầu để có được quyền khai thác. Thậm chí có
20


trường hợp người dân đấu thầu xong rồi lại bán lại quyền khai thác cho
người khác.
Các hình thức đánh bắt có giăng lưới bén, thả câu, đi soi, đặt lờ,
lọp… Những hình thức đánh bắt này còn rất đơn giản và ngư cụ cũng còn
rất giản đơn như chĩa, lờ, nơm, câu…
Hoạt động nông nghiệp đã có những chuyển biến quan trọng với việc
tăng vụ (chuyển từ một lên hai vụ và tại nhiều nơi lên ba vụ lúa), thay đổi
cây trồng chăn nuôi… Sản xuất nông nghiệp của người Khmer hiện nay
không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày trong gia đình, mà
họ đã có ý thức sản xuất nông sản hàng hóa. Biểu hiện cho sự thay đổi
quan trọng này là việc cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây ăn trái có giá
trị kinh tế (như xoài, sầu riêng, cam, bưởi, nhãn… ), chăn nuôi (bò thịt, vịt
đàn… ), trồng nấm rơm.

Hoạt động chăn nuôi nói chung phát triển đều khắp. Nghề trồng nấm
rơm trong những năm gần đây được khuyến khích nhằm tận dụng nguồn
rơm rạ có sẵn, phần diện tích trong vườn, ruộng nên đã phát triển thành
một phong trào tại các địa phương, góp phần tăng thu nhập cho không ít hộ
người Khmer.
Tại các khu vực cư trú của người Khmer có một số gia đình mở cửa
tiệm bán tạp hóa, bán nước giải khát, bánh trái cho trẻ em… Đây cũng là
một thay đổi trong đời sống kinh tế của người Khmer vì trước đây hầu như
không có người Khmer làm nghề buôn bán.
Ngoài ra, người Khmer cũng làm các nghề thủ công truyền thống
như đan, rèn, dệt, làm gốm… nhằm đáp ứng nhu cầu trong sinh hoạt hàng
ngày, và phần rất nhỏ cho hoạt động buôn bán, trao đổi.
Tuy hoạt động kinh tế của người dân Khmer đã có những bước
chuyển mạnh mẽ sau khi giải phóng, nhưng về mặt bằng chung, thu nhập,
mức sống của người Khmer Tây Nam Bộ còn khá thấp, ở nhiều vùng mức
21


sống của người dân còn thấp hơn so với mặt bằng chung của địa phương.
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong sản xuất, hiện
nay bà con Khmer đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến
độ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất tạo ra được nhiều mô hình trồng trọt,
chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình trồng bắp lai, trồng đậu
phộng, trồng môn sáp, ớt chỉ thiên. Ngoài ra, bà con còn biết sử dụng vốn
vay của Nhà nước để phát triển sản xuất có hiệu quả, đúng mục đích góp phần
làm nâng cao đời sống trong phum sóc.
1.1.3.2. Xã hội
Vốn là cư dân nông nghiệp, khi tới vùng đồng bằng sông Cửu Long,
người Khmer đã tập hợp nhau lại thành những tập thể láng giềng nhỏ và tổ
chức nó thành những đơn vị xã hội tự quản. Mỗi tập thể định cư trên một địa

điểm bám sát đất trồng trọt gọi là phum. Đơn vị cao hơn phum và bao gồm
nhiều phum gọi là srok (theo Việt hóa là sóc). Phum, sóc không phải là đơn vị
hành chính nhà nước, mà là những đơn vị xã hội cổ truyền, ràng buộc nhau
bởi các phong tục, lễ nghi mà ngôi chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Thời
các chúa Nguyễn và vua Nguyễn, các phum, sóc được người dân Khmer
thành lập trên các giồng đất cao, hoặc những gò đất cao, hoặc nền đất cao
hơn mặt bằng chung xung quanh, thậm chí người dân Khmer còn tự tạo lên
nền đất cao để cư trú thông qua việc đắp đất, tạo độ cao.
Trong đời sống của các dân tộc Khmer vùng đồng bằng sông Cửu
Long, phum là đơn vị cư trú thường bao gồm từ 5 – 7 gia đình, sống quây
quần trong một khoảnh đất nhất định, trên những dải đất cao (được gọi là
những “giồng đất, giồng cát”). Các gia đình trong phum hầu hết đều có quan
hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân với nhau. Thông thường gồm gia đình
của cha mẹ, gia đình của các con gái và con rể. Ngoài ra, có thể còn thêm một
vài gia đình không có quan hệ huyết thống, kể cả gia đình người Hoa và
người Kinh. Phum được định hình là một khu vườn có lũy tre xanh bao bọc,
có cổng trước, cổng sau, bên trong là các ngôi nhà và xung quanh các ngôi
22


nhà thường có đống rơm, truồng trâu bò, nhà tắm, giếng nước, nhà để công
cụ sản xuất và những mảnh vườn nhỏ để trồng rau hoặc cây ăn quả. Các
phum thường ở sát nhau, được phân chia bằng những hàng rào tre bao bọc
xung quanh, có cổng ra vào.
Quản lý và điều hành phum do một người lớn tuổi có uy tín trong đồng
bào đảm nhận, bất kể là đàn ông hay đàn bà và thường được gọi là “Mê
phum”. Mê phum không có một quy chuẩn nào cố định lựa chọn mà thường
do Mê phum trước đó chỉ định. Sự thừa kế này có tính đến khả năng và tư
cách đạo đức. Mê phum không chỉ đứng ra quản lý các công việc chung
của phum mình, mà còn đại diện cho phum đứng ra giải quyết các công

việc đối ngoại với các phum hoặc công việc bên ngoài liên quan đến phum.
Về đối nội, các Mê phum giúp cho các thành viên trong phum giải quyết
các công việc như: giúp về tổ chức ma chay, cưới hỏi, đôn đốc các con trẻ
đến tuổi thì vào chùa để đi tu; hoặc đứng ra tổ chức các lễ hội, nghi thức tín
ngưỡng tôn giáo có liên quan đến phum như lễ “cúng thần dòng họ của
phum”, “cúng thần bảo hộ của phum”…
Về quan hệ xã hội trong các phum, vì là đơn vị cư trú của một hoặc
một nhóm gia đình, nên về cơ bản thiết chế xã hội của người Khmer trong
các phum chứa đựng hai mối quan hệ chủ đạo, tạo nên sự liên kết xã hội
giữa các thành viên trong phum là: quan hệ huyết thống và quan hệ hôn
nhân. Ngoài hai mối quan hệ chủ đạo trên còn có các quan hệ khác như:
kinh tế, xã hội, tình cảm, tôn giáo…
Sinh hoạt của phum mang tính chất cộng đồng tự quản của một tập hợp
người vừa có quan hệ cùng huyết thống lại vừa có quan hệ lãnh thổ láng
giềng. Thành viên cấu trúc nên phum là những gia đình bà con huyết thống,
nhưng đồng thời mỗi gia đình thành viên là một đơn vị kinh tế hoàn toàn độc
lập. Mặc khác, nếu xét theo quan hệ huyết thống, thì tính liên kết huyết thống
trong phum cũng rất lỏng lẻo, nó không đủ dể tạo nên những dòng họ có tính
kế thừa lâu đời, nó cũng không có những loại của cải chung như đất hương
23


hỏa, nhà từ đường… để làm cơ sở liên kết kinh tế chung.
Trong quá trình tụ cư, các phum của người Khmer vùng đồng bằng
sông Cửu Long đã hòa nhập với làng xóm của người Kinh và người Hoa, tạo
điều kiện thuận lợi và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu văn hóa, đoàn kết,
gắn bó, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.
Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, sóc của đồng bào Khmer cũng là
một đơn vị cư trú, lớn hơn phum, tương tự như làng của người Việt. Mỗi sóc
gồm nhiều phum và một ngôi chùa. Những sóc lớn có thể có hai ngôi chùa.

Chùa là bộ mặt của phum, sóc nên được xây dựng rất công phu, khang trang,
thoáng mát.
Việc quản lý sóc được giao cho ban quản trị sóc, mà người đứng đầu
được gọi là Mê sóc do ban quản trị sóc bầu ra. Những thành viên trong ban
quản trị được nhân dân tuyển chọn trong số những đàn ông lớn tuổi có uy tín,
có trình độ học vấn, hiểu biết phong tục, tập quán, có tinh thần trách nhiệm
với đồng bào. Cùng với ban quản trị, Mê sóc trông coi, điều hành các công
việc chung thuộc nội bộ của sóc, thay mặt cho các thành viên trong sóc thực
hiện các công việc đối ngoại, duy trì mối liên hệ thường xuyên giữa nhà chùa
với dân sóc.
Xã hội truyền thống của người Khmer trước đây là sự kết hợp giữa tổ
chức tự quản của cộng đồng với sự tham gia của tổ chức nhà chùa. Sự đan
xen hỗn hợp này đã tạo cho xã hội truyền thống của người Khmer vùng đồng
bằng sông Cửu Long một đặc tính xã hội riêng biệt khác với nhiều tộc người
khác.
Đứng đầu mỗi chùa có một vị sư cả (lục gru) là người trụ trì ngôi chùa,
vị lãnh đạo tôn giáo cao nhất của một hoặc vài sóc. Trong tâm thức người
Khmer, sư cả được coi là đại diện cho đức Phật, những lời giáo huấn của ông
được nhân dân tôn trọng và thực thi một cách nghiêm túc. Trong mỗi chùa
cùng với sư cả và các sư sãi chuyên lo các việc tôn giáo còn có tổ chức của tín
24


đồ là ban quản trị chùa gồm có ông chủ chùa, thầy phụ trách nghi lễ và các vị
khác phụ trách về tài chính, Phật sự. Ban quản trị chùa thay mặt nhà chùa
đứng ra tổ chức, hoạch định chương trình các buổi lễ, định địa tô cho chùa,
giải quyết những vấn đề Phật sự như sửa sang, trùng tu chùa, tìm kiếm những
ngân khoản chi tiêu cho nhà chùa…
Quan hệ thân thuộc dòng họ của người Khmer có nhiều điểm khác
biệt so với người Việt, người Chăm, người Hoa cùng địa bàn. Người

Khmer quan niệm về thân tộc, không chỉ bao gồm những người có quan hệ
huyết thống mà còn bao gồm cả những người có quan hệ hôn nhân. Khái
niệm “bà con” bao gồm những người có quan hệ họ hàng huyết thống mở
rộng cả về bên nội, bên ngoại, thậm chí cả những người có quan hệ hôn
nhân về hai phía. Giữa bà con cùng huyết thống và những bà con do quan
hệ hôn nhân, người Khmer không có sự phân biệt trong tình cảm cũng như
cung cách ứng xử. Trong mối quan hệ họ hàng, người Khmer không có một
phân biệt nào giữa bên cha và bên mẹ, không có khái niệm về bên nội bên
ngoại, cũng không có khái niệm về tộc hay họ tính theo một phía cha hoặc
mẹ. Tất cả họ hàng của phía cha và mẹ đều được quan niệm và đối xử
giống như nhau [9; tr. 63].
Quan hệ hôn nhân của đồng bào dân tộc Khmer khá đa dạng. Cũng
như các dân tộc khác, người con trai, con gái khi đến tuổi lập gia đình họ
sẽ tìm hiểu nhau, được sự chấp thuận của gia đình hai bên, họ sẽ tổ chức lễ
cưới theo nghi thức địa phương. Có nhiều lễ cưới được tổ chức tại các ngôi
chùa trong các phum nơi sinh sống, do các nhà sư giúp đỡ về công tác tổ
chức nghi thức truyền thống.
Sau ngày kết hôn, việc định cư bên nhà trai hay nhà gái là điều ở
đồng bào Khmer không có sự nhất quán. Nếu như đối với dân tộc Việt, sau
lễ kết hôn thường thì người con gái sẽ theo chồng về ở nhà chồng. Tuy
nhiên, đối với đồng bào Khmer có những trường hợp cho thấy người con
trai sẽ về nhà vợ sinh sống, và cũng có trường hợp người con gái sẽ về nhà
25


×