Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Cộng đồng người khmer tỉnh trà vinh với cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước (1954–1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 124 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

KIM THỊ VA THA NA

CỘNG ĐỒNG NGƢỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH
VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ,
CỨU NƢỚC (1954 - 1975)

Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam (Định hƣớng ứng dụng)
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ

Hà Nội - 2016


2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Kim Thị Va Tha Na


3


MỤC LỤC
Nội dung
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
5. Nguồn tài liệu
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
7. Những đóng góp của luận văn
8. Bố cục luận văn
CHƢƠNG 1: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ CỦA ĐỒNG
BÀO KHMER TRÀ VINH CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC TỪ 1954 - 1960
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH TRƢỚC NĂM 1975
1.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cƣ
1.1.2. Về cộng đồng ngƣời Khmer Trà Vinh
1.2. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ 1954 -1960
1.2.1. Bối cảnh vùng đồng bào Khmer Trà Vinh
1.2.2. Phong trào trong những năm 1954 - 1956
1.2.3. Sự phát triển của phong trào trong những năm 1956 - 1959
1.2.4. Cùng nhân dân miền Nam đồng khởi đứng lên đấu tranh trong những
năm 1959 - 1960
1.2.5. Phong trào Đồng khởi 1960
* Tiểu kết chƣơng 1
CHƢƠNG 2: ĐỒNG BÀO KHMER TRÀ VINH TỪ PHONG TRÀO
ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ CHUYỂN SANG PHONG TRÀO ĐẤU
TRANH VŨ TRANG TỪ 1961 ĐẾN 1973
2.1. TÌNH HÌNH VÙNG ĐỒNG BÀO KHMER SAU ĐỒNG KHỞI
2.2. PHÁT TRIỂN LỰC LƢỢNG, MỞ RỘNG CHIẾN TRANH DU
KÍCH TIẾN CÔNG ĐỊCH

2.3. THỰC HIỆN BA MŨI GIÁP CÔNG PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC, GÓP
PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƢỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA
ĐẾ QUỐC MỸ TỪ ĐẦU NĂM 1961 ĐẾN GIỮA NĂM 1965
2.3.1. Đặc điểm tình hình sau Đồng khởi
2.3.2. Phát triển lực lƣợng cách mạng, mở rộng chiến tranh du kích.
2.3.3. Thực hiện ba mũi giáp công phá ấp chiến lƣợc
2.4. PHÁT TRIỂN THẾ TRẬN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN, CHỐNG
ĐỊCH BÌNH ĐỊNH, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƢỢC “CHIẾN

Trang
1
1
3
4
5
5
6
6
7
8
8
8
10
15
15
18
20
25
26
32

35
35
36
39
39
43
45
52


4
TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ TỪ ĐẦU NĂM 1965 ĐẾN
GIỮA NĂM 1968
2.4.1. Đặc điểm tình hình những năm 1965 – 1968
2.4.2. Đẩy mạnh phong trào nhân dân du kích chiến tranh
2.4.3. Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968
2.5. ĐOÀN KẾT ĐẤU TRANH ĐÁNH BẠI CHIẾN LƢỢC “VIẾT NAM
HÓA CHIẾN TRANH”
2.5.1. Đặc điểm tình hình những năm 1969 – 1973
2.5.2. Kiên cƣờng bám trụ, tiến công đánh bại các kế hoạch bình định của
địch
2.5.3. Đoàn kết đấu tranh thực hiện chiến dịch Tiến công chuyển thế chiến
lƣợc năm 1972
* Tiểu kết chƣơng 2
CHƢƠNG 3: ĐỒNG BÀO KHMER TRÀ VINH VỚI CUỘC TỔNG
CÔNG KÍCH, TỔNG KHỞI NGHĨA CÙNG ĐỒNG BÀO CẢ NƢỚC
GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC 1973 ĐẾN
1975
3.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHỮNG NĂM 1973 – 9175
3.2. CÁC ĐIỀU KIỆN CHUẨN BỊ TỔNG KHỞI NGHĨA

3.3. TIẾN HÀNH TỔNG CÔNG KÍCH-GIẢI PHÓNG TỈNH TRÀ
VINH
* Tiểu kết chƣơng 3
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC I: DANH SÁCH CÁC MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG LÀ
NGƢỜI DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH
PHỤ LỤC II: CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT LÀ NGƢỜI KHMER
TỈNH TRÀ VINH ĐÃ CÓ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO SỰ NGHIỆP
CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG
PHỤ LỤC III: CÁC ANH HÙNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG NHÂN
DÂN LÀ NGƢỜI DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH
PHỤ LỤC IV: THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ THÀNH PHẦN DÂN CƢ DÂN TỘC Ở CÁC HUYỆN, THỊ TRONG TỈNH NĂM 2016
PHỤ LỤC V: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ PHONG TRÀO YÊU NƢỚC
CỦA ĐỒNG BÀO KHMER TỈNH TRÀ VINH

52
54
57
60
60
62
68
74
76
76
80
84
90
92

95
99
103
105
107
108


5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH:

Ban Chấp hành.

BCHTW :

Ban Chấp hành Trung ƣơng.

CNH, HĐH :

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long.

ĐKSSYN:


Đoàn kết sƣ sãi yêu nƣớc.

GD & ĐT:

Giáo dục & Đào tạo.

GDTX:

Giáo dục thƣờng xuyên.

GS :

Giáo sƣ.

HĐND :

Hội đồng nhân dân.

KHKT:

Khoa học kỹ thuật.

MTDTGP:

Mặt trận dân tộc giải phóng.

NXb:

Nhà xuất bản.


PGS :

Phó giáo sƣ.

THCS :

Trung học cơ sở.

THPT :

Trung học phổ thông.

TP:

Thành phố.

TT-VH :

Thể thao -Văn hoá.

UBND :

Uỷ ban nhân dân.

XHCH:

Xã hội chủ nghĩa.


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng chung sống lâu đời trên vùng đất Nam bộ, các dân tộc anh em Kinh,
Khmer, Hoa… đã xây dựng một truyền thống đoàn kết ngày càng bền vững. Trãi
qua các thời kỳ lịch sử của đất nƣớc, ngƣời Khmer đã cùng với ngƣời Kinh,
ngƣời Hoa và các dân tộc anh em khác cùng nhau đoàn kết khai phá đất đai, cải
tạo thiên nhiên để biến vùng này thành đồng bằng trù phú, đất đai phì nhiêu;
cùng đồng cam cộng khổ trong các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống
giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngƣời Khmer
Nam bộ nói chung, ở tỉnh Trà Vinh nói riêng đã thể hiện tinh thần yêu nƣớc và
truyền thống đoàn kết, khả năng cách mạng kiên cƣờng, bất khuất của mình
trong các cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tinh thần yêu nƣớc và
truyền thống cách mạng ấy đƣợc phát huy mạnh mẽ khi có sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Khi thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, đặt chân đến vùng đất Nam bộ,
ngƣời Khmer tỉnh Trà Vinh đã sát cánh cùng ngƣời Kinh, ngƣời Hoa đoàn kết
chống Pháp, tuy nhiên các phong trào đấu tranh bị thực dân Pháp đàn áp, dập tắt.
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cuộc cách mạng trên cả nƣớc. Chi
bộ Đảng Cộng sản ở tỉnh Trà Vinh đƣợc thành lập, lãnh đạo các phong trào đấu
tranh của nhân dân tỉnh nhà; phong trào đấu tranh của đồng bào Khmer tỉnh Trà
Vinh từ đó có bƣớc chuyển biến mới, đã giành đƣợc nhiều thắng lợi mới.
Sau Hiệp định Giơnevơ Mỹ xâm lƣợc miền Nam Việt Nam, một lần nữa
ngƣời Khmer tỉnh Trà Vinh cùng ngƣời Kinh, ngƣời Hoa bƣớc vào cuộc kháng
chiến mới gian khổ hơn, ác liệt hơn. Nhƣng trong giai đoạn này, dƣới sự lãnh
đạo của Đảng, phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào Khmer phát triển
mạnh mẽ, cuộc đấu tranh đã tập hợp hàng chục ngàn đồng bào, chƣ tăng tham
gia, đã chuyển từ đấu tranh chính trị phát triển thành đấu tranh vũ trang, nổi dậy


7

giành chính quyền, đặc biệt là trong phong trào Đồng khởi ngày 14-9-1960,
nhiều phum, sóc, ấp, xã có đông đồng bào Khmer đƣợc giải phóng.
Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc và tay sai,
đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh tiếp tục phát huy truyền thống yêu nƣớc cùng với
ngƣời Kinh, ngƣời Hoa kiên cƣờng bám đất giữ làng, tạo nên nhiều chiến công
trên cả ba mặt chính trị, binh vận và quân sự. Nhiều cuộc đấu tranh chính trị của
đồng bào chống gom dân lập ấp chiến lƣợc, chống bắt thanh niên Khmer đi quân
dịch, chống càn quét, đốt chùa chiền, xóm làng và giết hại đồng bào. Trên mặt
trận binh vận, đồng bào đã góp phần lập đƣợc nhiều thành tích nhƣ: năm 1963,
đại úy ngụy Thạch Phan cùng cả đại đội bảo an phản chiến rã ngũ ở ấp Bà Thể
(xã Bình Phú, Càng Long); một trung đội ngụy quân, hầu hết là ngƣời Khmer ở
Paccroma (xã Phong Thạnh, Cầu Kè) mang toàn bộ vũ khí về với cách mạng;
năm 1968, binh sĩ Khmer ở 10 đồn bót địch thuộc huyện Châu Thành rã ngũ,
đồng bào tịch thu vũ khí mang về với cách mạng [25]. Trên mặt trận quân sự,
nhiều chiến công của quân và dân ta có sự đóng góp trực tiếp của cán bộ, chiến
sĩ là ngƣời Khmer trong các đơn vị bộ đội, du kích nhƣ: đội du kích xã Lƣơng
Hòa, anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân Kiên Thị Nhẫn, Thạch Thị Thanh,
Lâm Sắc…Từ đó, đồng bào Khmer đã cùng quân dân trong tỉnh lập nên nhiều
chiến công vang dội, nhiều vùng có đồng bào Khmer đƣợc giải phóng mà đỉnh
cao là cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng thị xã Trà
Vinh vào ngày 30-4-1975, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc.
Là ngƣời Khmer sinh ra và lớn lên ở quê hƣơng Trà Vinh, tôi rất tự hào
với truyền thống đoàn kết đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của đồng bào
và nhân dân tỉnh nhà. Qua những năm giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử,
nhất là lịch sử địa phƣơng tỉnh Trà Vinh nhƣ: phong trào đấu tranh chống Mỹ
của nhân dân tỉnh Trà Vinh, chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với dân tộc,
tôn giáo và những ngƣời yêu nƣớc, những ngƣời cách mạng nhƣ thế nào? Âm
mƣu, thủ đoạn của Mỹ - chính quyền Sài Gòn đối với dân tộc Khmer, dân tộc



8
Hoa tỉnh Trà Vinh nhƣ thế nào? Hệ quả của chính sách đó đối với đời sống kinh
tế - văn hóa – xã hội là gì? …
Với những nội dung, những câu hỏi quan trọng đó đã thôi thúc tôi chọn
vấn đề “Cộng đồng người Khmer tỉnh Trà Vinh với cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954–1975)” làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đời sống sinh hoạt của cộng đồng ngƣời Khmer ở Nam bộ Việt Nam đã
đƣợc các học giả trong nƣớc và ngoài nƣớc nghiên cứu trên góc độ của nhiều
chuyên ngành khoa học khác nhau và có nhiều công trình đƣợc công bố. Một số
công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố có liên quan đến đề tài:
- Người Việt gốc Miên của Lê Hƣơng xuất bản (1969) tại Sài Gòn. Công
trình nói về nguồn gốc, dân số, sinh hoạt, xã hội, phong tục, tập quán, tín
ngƣỡng, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, kinh tế, địa danh, lịch sử. Trong đó, ông có
đề cập về mối quan hệ chính trị, xã hội …. của ngƣời Khmer ở tỉnh Vĩnh Bình
(tỉnh Trà Vinh hiện nay).
- Năm 1993, chuyên đề của nhiều tác giả do Trƣờng Lƣu chủ biên viết về
Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Viện văn hóa, Nxb. Văn
hóa dân tộc, Hà Nội. Các tác giả đã trình bày khái quát về ngƣời Khmer đồng
bằng sông Cửu Long, về văn hóa, phong tục tập quán, chính trị, kinh tế, xã hội,
... các tác giả đã đề cập khá toàn diện về dân tộc Khmer và văn hóa Khmer vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
- Năm 2002, tác giả Nguyễn Mạnh Cƣờng viết về Vài nét về người Khmer
Nam bộ, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. Sách giới thiệu về ngƣời Khmer Nam bộ
nhƣ một cộng đồng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam với nhiều cách
tiếp cận: nhân học, dân tộc học, khảo cổ học, lịch sử, văn hóa của ngƣời Khmer.
- Năm 2005, Ban tƣ tƣởng Tỉnh ủy Trà Vinh viết về Lịch sử tỉnh Trà Vinh,
tập ba (1954 - 1975). Sách giới thiệu về Lịch sử tỉnh Trà Vinh giai đoạn từ 1954



9
- 1975 và trong tập sách này nêu về sự đoàn kết góp sức của đồng bào Kinh,
Khmer, Hoa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Năm 2006, Hội khoa học lịch sử Việt Nam đã xuất bản quyển “Lược sử
vùng đất Nam bộ Việt Nam”, Nxb. Thế giới, Hà Nội. Sách nêu rõ các văn bản
pháp lý quốc tế đã ký kết giữa các nƣớc có liên quan đến lịch sử vùng đất Nam
bộ, đã làm rõ các mốc lịch sử, các giai đoạn cơ bản trong quá trình hình thành
vùng đất và cƣ dân nơi đây.
- Năm 2015, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Trà Vinh viết về Phong trào
yêu nước của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh (1930 - 2010), Nxb. Chính trị Quốc
gia - sự thật Hà Nội. Sách giới thiệu về phong trào yêu nƣớc của đồng bào
Khmer tỉnh Trà Vinh giai đoạn từ 1930 - 2010 và trong tập sách này đã nêu sự
đóng góp quan trọng của ngƣời Khmer tỉnh nhà trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên là những tƣ liệu quý, giúp tác giả
luận văn kế thừa, tổng hợp và tìm hiểu thêm về công cuộc đấu tranh của đồng bào
Khmer. Tuy nhiên, tìm hiểu về các cuộc đấu tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975
thì chƣa có công trình nào đề cập chuyên sâu. Đây cũng là lý do thôi thúc tác giả
chọn đề tài này làm luận văn để đi vào việc tìm hiểu chuyên sâu về các cuộc đấu
tranh chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu: Phục dựng lại một cách hệ thống vai trò và những đóng góp to
lớn, tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cƣờng, những hy sinh mất mát của đồng
bào Khmer tỉnh Trà Vinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Chỉ ra
đƣợc sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh Trà Vinh trong việc phát huy tinh
thần yêu nƣớc, truyền thống, sức mạnh đoàn kết các dân tộc. Qua đó giáo dục
thế hệ trẻ về lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó
keo sơn giữa các dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.



10
Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên luận văn tập trung giải
quyết các vấn đề sau:
- Sƣu tầm, tập hợp, khai thác những tƣ liệu viết về đời sống sinh hoạt, các
hoạt động văn hóa, xã hội, đấu tranh … của đồng bào Khmer trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975 và đồng thời nghiên cứu qua thâm nhập
thực tế, gặp các diễn giả, các nhân chứng lịch sử còn sống để trao đổi, khai thác
tƣ liệu, có sự so sánh và phân tích tìm nguyên nhân để rút ra những nhận xét cần
thiết.
- Từ thực tế nghiên cứu, rút ra những nhận định chung về những giá trị,
những đóng góp to lớn, những hy sinh mất mát của đồng bào Khmer tỉnh Trà
Vinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, từ đó bổ sung vào chƣơng
trình giáo dục lịch sử địa phƣơng về tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cƣờng
của nhân dân Trà Vinh, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay
và mai sau.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Thời gian: Luận văn tìm hiểu về công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu
nƣớc của cộng đồng dân tộc Khmer giai đoạn 1954 – 1975.
- Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu truyền thống đoàn kết, đấu
tranh của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
5. Nguồn tài liệu
- Nguồn sử liệu điền dã: Điền dã ở các căn cứ lịch sử cách mạng, di tích
lịch sử, bảo tàng Trà Vinh, các chùa, các làng quê, phum sóc có đông đồng bào
sinh sống, gặp các đồng chí lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử còn
sống để phát vấn tìm hiểu.
- Nguồn sử liệu thành văn: Thu thập các tƣ liệu từ thƣ viện tỉnh, các công
trình nghiên cứu của nhà khoa học, các học giả địa phƣơng trong tỉnh, các học
giả ngoài tỉnh, tài liệu của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, tài liệu lịch sử của các Đảng
bộ huyện, thị, thành phố; các sách chuyên khảo về lịch sử địa phƣơng; lịch sử



11
trong nƣớc và quốc tế; những bài viết trong các tập chí khoa học chuyên ngành,
các bài báo cáo tham luận trong các hội thảo khoa học chuyên ngành; Một số
luận án tiến sĩ, thạc sĩ và các bài viết đƣợc đăng tải trên Internet.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của đề tài, chúng tôi sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp logic và phƣơng pháp lịch sử là
những phƣơng pháp cơ bản để phân tích, lí giải các vấn đề mà đề tài đặt ra.
Ngoài ra, các phƣơng pháp khác nhƣ tổng hợp, thống kê, so sánh đối chiếu…
cũng đƣợc sử dụng kết hợp trong quá trình thực hiện đề tài.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu, lấy ý kiến chuyên gia, các vị tiền bối, những
ngƣời tham gia hoạt động cách mạng, các nhân chứng lịch sử còn sống.
Phƣơng pháp thu thập tài liệu, tƣ liệu điền dã; thâm nhập thực địa vùng
đồng bào dân tộc Khmer đang sinh sống ở Trà Vinh, xử lý và phân tích các
nguồn tƣ liệu liên quan.
7. Những đóng góp của luận văn
- Đóng góp về mặt lí luận khoa học, giáo dục: Là công trình nghiên cứu
một cách hệ thống về đồng bào Khmer, một dân tộc có nền văn hóa phong phú,
đa dạng và phát triển lâu đời ở vùng đất Nam bộ; có tinh thần cách mạng kiên
cƣờng, dũng cảm, đoàn kết cùng với ngƣời Kinh, ngƣời Hoa tiến hành cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Đặc biệt là khi có sự lãnh đạo của Đảng, trực
tiếp là Tỉnh ủy Trà Vinh, phong trào đấu tranh của đồng bào Khmer cùng với
phong trào đấu tranh của nhân dân ta trên toàn quốc đã giành đƣợc thắng lợi vẻ
vang, giải phóng thống nhất Tổ quốc.
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Góp phần vào việc giáo dục, phát huy các
giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Kết quả nghiên cứu
của luận văn sẽ góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho việc tìm ra các giải
pháp và hoạch định các chính sách của Nhà nƣớc đối với đồng bào Khmer. Luận



12

văn còn là tƣ liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục
vụ cho công tác giảng dạy lịch sử địa phƣơng.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có 3 chƣơng
Chƣơng 1: Phong trào đấu tranh chính trị của đồng bào Khmer Trà Vinh
chống Mỹ cứu nƣớc từ năm 1954 đến 1960
Chƣơng 2: Đồng bào Khmer Trà Vinh từ phong trào đấu tranh chính trị
chuyển sang phong trào đấu tranh vũ trang từ năm 1961 đến 1973
Chƣơng 3: Đồng bào Khmer Trà Vinh với cuộc tổng công kích, tổng khởi
nghĩa cùng đồng bào cả nƣớc giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc từ năm
1973 đến 1975.


13
CHƢƠNG 1
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ CỦA ĐỒNG BÀO
KHMER TRÀ VINH CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC TỪ 1954 ĐẾN 1960
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH TRƢỚC NĂM 1975
1.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cƣ
a. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội
Trà Vinh là tỉnh đồng bằng ven biển phía Nam, thuộc vùng Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL). Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 2.341 km2,
chiếm 5,84% diện tích tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có tọa độ
địa lý từ 9031'46'' đến 10004'45'' vĩ độ Bắc và 105057'16'' đến 106036'04'' kinh độ
Đông. Ranh giới hành chính của tỉnh: phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre thông qua sông
Cổ Chiên, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng thông qua sông Hậu, phía Tây giáp tỉnh
Vĩnh Long và phía Đông tiếp giáp biển Đông. Tỉnh Trà Vinh có vị thế quan

trọng trong phát triển kinh tế biển của vùng ĐBSCL. Tỉnh cách TP. Hồ Chí
Minh 200 km theo tuyến đƣờng Quốc lộ 53 và cách TP. Cần Thơ 95 km, lại
đƣợc bao bọc ở phía Bắc và Nam bởi hai nhánh sông Tiền và sông Hậu đổ ra
biển Đông qua 2 cửa sông lớn là Cung Hầu và Định An, có bờ biển dài 65 km
tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh thông thƣơng và phát triển vận tải hàng hóa
đƣờng thủy đi các tỉnh/thành trong nƣớc và các nƣớc trong khu vực.
Do ở vùng đồng bằng ven biển nên địa hình có những giồng cát, chạy liên
tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, những giồng
cát này càng cao và rộng lớn. Ngoài ra, với sự chia cắt của những giồng cát và hệ
thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Riêng phần
phía Nam của tỉnh là vùng đất thấp, bị nhiều giồng cát hình cánh cung chia cắt
thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ cao 0,5m đến 0,8m nên hàng năm
thƣờng bị ngập mặn 0,4m đến 0,8m trong thời gian 3 đến 5 tháng.


14
Về khí hậu thì có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn
định, Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số
hạn chế về mặt khí tƣợng nhƣ gió chƣớng (gió từ hƣớng đông) thổi mạnh, nƣớc
bốc hơi cao, mƣa ít. Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6°C, nhiệt độ cao nhất là
35,8°C, nhiệt độ thấp nhất là 18,5°C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm
trung bình khoảng 6,4°C. Nhìn chung nhiệt độ tƣơng đối điều hòa và sự phân
chia 4 mùa trong năm không rõ ràng, chủ yếu là 2 mùa (mùa mƣa, mùa nắng).
Ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến thiên ẩm độ có xu thế biến
đổi theo mùa; mùa khô đạt 79%, mùa mƣa đạt 88%.
Quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc tỉnh Trà Vinh gắn liền
với các đặc điểm sinh sống, lao động, văn hóa và tôn giáo; với truyền thống văn
hóa tộc ngƣời, đặc điểm sinh thái vùng cƣ trú và hoàn cảnh phát triển lịch sử là
yếu tố chi phối sự vận động về đời sống tâm linh của cộng đồng cƣ dân tỉnh Trà
Vinh. Có nhiều tôn giáo, tín ngƣỡng đã cắm sâu vào đời sống tinh thần của các

bộ phận dân cƣ trên địa bàn nhƣ: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hồi giáo,
Tin lành,…Mỗi dân tộc ở Trà Vinh có phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết
riêng.
b. Dân cư
Cộng đồng cƣ dân tỉnh Trà Vinh đƣợc hình thành và phát triển trong lịch
sử bằng sự hoà hợp, sống cộng cƣ, gần gũi giữa các tộc ngƣời Kinh, Khmer,
Hoa, Chăm... Trong thành phần dân cƣ, dân tộc đông nhất là ngƣời Kinh, kế đến
là ngƣời Khmer, sau đó là ngƣời Hoa, ngƣời Chăm.
Ngƣời Khmer sống xen kẽ với ngƣời Kinh, ngƣời Hoa trên hầu hết các
huyện, thị trong toàn tỉnh nhƣng sống tập trung nhiều nhất ở các huyện Trà Cú,
Châu Thành, Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần. Trƣớc năm 1975 theo báo cáo thống
kê của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Vĩnh Bình có 237.330 ngƣời dân tộc
Khmer [6]. Hiện nay tổng dân số toàn tỉnh là 1.030.216 ngƣời, trong đó dân tộc


15

Khmer có 324.061 ngƣời chiếm 31,46% dân số toàn tỉnh. Đa số đồng bào Khmer
chỉ tập trung trong những Phum, Sróc.
1.1.2. Về cộng đồng ngƣời Khmer Trà Vinh
a. Nguồn gốc, quá trình tụ cư
Theo lịch sử ghi nhận: Ngƣời Khmer Nam Bộ ngày nay, tổ tiên của họ
thuộc tộc ngƣời Vah Nah trong nhóm chủng tộc Austradien; ngôn ngữ thuộc ngữ
hệ Môn - Khmer. Họ là dân bản địa có mặt rất sớm, sống trên vùng đất Nam Bộ,
từ sau khi vƣơng quốc Phù Nam bị sụp đổ vào thế kỷ VI cho đến thế kỷ thứ XVI,
ngƣời Khmer là cƣ dân chủ yếu ở miền Tây và một phần miền Đông lan tới lƣu
vực sông Bến Nghé (nay là sông Sài Gòn), [32]. Xã hội Khmer chịu ảnh hƣởng
đậm nét nền văn hóa Ấn Độ. Tổ tiên của họ sớm hình thành nhà nƣớc phong
kiến và có những giai đoạn phát triển khá hƣng thịnh. Đạo Bà La Môn và đạo
Phật truyền vào cộng đồng dân tộc Khmer rất sớm. Qua quá trình phát triển, tổ

tiên của ngƣời Khmer Nam Bộ đã trải qua các chế độ phong kiến: Từ Phù Nam
đến Chân Lạp rồi sau đó tách thành Thủy Chân Lạp và Lục Chân.
Về địa bàn cƣ trú, Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ ở thế kỷ XVIII có
đọan viết: 11 khu vực theo trục Bà Rịa, Trấn Biên (Biên Hòa) Phiên An (Bến
Nghé), khu vực Mỹ Tho, Long Hồ và khu vực Hà Tiên .. [32] trƣớc giai đoạn
khai phá đều có tộc ngƣời Khmer sinh sống và đang khai khẩn vùng đất này. Đó
là một vùng đất rộng lớn nối liền từ các tỉnh phía Bắc Sài Gòn kéo dài tới Mũi
Cà Mau.
Trƣớc thế kỷ XVII, ngƣời Khmer ở Nam bộ đã sống tụ cƣ thành các
phum, sóc độc lập với vƣơng triều Angkor; không phụ thuộc về mặt hành chính
với một nhà nƣớc phong kiến nào khác. Họ đã định canh, định cƣ, có nhà ở theo
kiểu nhà sàn.
b. Đời sống kinh tế, xã hội


16
Về trang phục, họ ăn mặc theo trang phục truyên thống dân tộc, đàn ông
mặc Sarông với áo cổ tròn tay ngắn; đàn bà mặc xompôt với áo tầm dong cổ
tròn, thân áo dài phủ xuống đến đầu gối.
Ngành nghề sinh sống chính của ngƣời Khmer lúc bấy giờ chủ yếu là làm
ruộng, kèm theo đó có một số ngành nghề phụ khác nhƣ trồng các loại khoai
môn, mía và các hoa màu khác. Ngoài ra còn có nghề đánh bắt cá ở đồng, kênh
rạch, sông biển bằng nhiều phƣơng tiện còn lƣu truyền đến ngày nay nhƣ: nôm,
chha-neang, chha-ngom hoặc bằng đăng chặn tôm cá theo con nƣớc thủy triều
lên xuống... Từ nguồn cá, tôm, tép phong phú này, ngƣời Khmer đã biết chế biến
nhiều loại thực phẩm có thể tích trữ để sử dụng lâu ngày đƣợc nhƣ : trây-prăy (cá
muối mặn), trây-nghiết (cá khô), trây-prohoốc (mắm bồ hoốc), trây-măm (mắm
cá), pro-oóc (mắm tép).
Đặc biệt, đối với nghề trồng lúa nƣớc, họ đã có một bƣớc phát triển cao.
Để có nƣớc tƣới tiêu, ngăn mặn, xổ phèn, rửa mặn họ đã biết đắp đập, làm thành

hệ thống kênh mƣơng hoàn chỉnh tận dụng thủy triều hoặc đào ao lớn (Srắs) ở
các vùng đất giồng cát, đất cao để lấy nƣớc (ở Trà Vinh có Ao Bà Om hay còn
gọi là Ao Vuông, có Bào Dài ở xã Nhị Trƣờng, huyện Cầu Ngang); ở vùng đất
gò hay vùng đất cao gần giồng cát, việc lợi dụng nƣớc mƣa để làm ruộng và
dùng thùng gánh hay gàu giai, gàu sòng kéo nƣớc lên. Đồng thời, bà con cũng
biết chế tác nhiều công cụ hết sức đa dạng để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ:
cây nọc để cấy lúa ở những nơi đất cứng, cây phảng để phát hoang trƣớc khi cấy,
cây vòng hái để gặt lúa; trong khâu làm đất, bà con đã hình thành nên các loại
dụng cụ thích hợp nhƣ: cái cày có chui cầm, lƣỡi hình tam giác, các loại bừa,
trục to dùng đôi trâu kéo thay sức ngƣời. Đồng bào phân biệt nhiều loại ruộng
đất gieo và trồng các giống lúa, biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng loại đất.
Đồng bào Khmer cũng đã biết cách chọn giống lúa sao cho phù hợp với từng loại
ruộng, không sợ bị úng, bị hạn mà lại cho năng suất cao.


17
Song song với nghề làm ruộng rẫy, đồng bào Khmer còn tham gia đánh
bắt cá trong tự nhiên nhằm cải thiện đời sống. Số ngƣời chuyên làm nghề đánh
bắt thủy sản không nhiều, chủ yếu một bộ phận đồng bào sống gần sông, biển ở
các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú…
Đồng bào Khmer rất khéo tay trong việc đan đát, dệt chiếu, mộc dân
dụng… từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phƣơng nhƣ mây, tre, trúc, lác... làm
thành nhiều đồ gia dụng nhƣ giƣờng, ghế, thúng, rổ, thang, dụng cụ bắt cá,
tép...Sản phẩm đan đát bền, đẹp, phong phú, đa dạng về kiểu dáng, tinh tế trong
cách đan cài các hoa văn.
c. Đặc điểm về văn hóa
Đồng bào Khmer có nền văn hóa phong phú, cả văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần. Văn hóa vật chất bao gồm những dạng thức cơ bản nhƣ loại hình
cƣ trú, nhà ở, công cụ lao động, thức ăn, trang phục…Văn hóa tinh thần bao gồm
các loại văn học, nghệ thuật, âm nhạc, điệu múa, các lễ hội. Văn hóa của đồng

bào Khmer là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa đa dạng và thống nhất
của Việt Nam. Đó là hoạt động sáng tạo về vật chất, tinh thần của cộng đồng
ngƣời trong quá trình chinh phục và thích nghi với thiên nhiên.
d. Tín ngưỡng - tôn giáo
Trong quá trình phát triển, hai tôn giáo chính là Bà La Môn giáo và Phật
giáo đã tồn tại với tổ tiên ngƣời Khmer suốt nhiều thế kỷ qua, đã khắc sâu vào
đời sống tinh thần và phong tục tập quán của đồng bào. Cuối thế kỷ thứ XIII, khi
vƣơng triều Ăngkor suy vong thì đạo Bà La Môn cũng suy sụp theo. Từ đó đạo
Phật giành đƣợc thế đứng. Trên bảy thế kỷ qua, đạo Bà La Môn tuy không còn là
một nền đạo hiện diện trong cộng đồng dân tộc Khmer, nhƣng di sản mà nền văn
hóa ấy để lại trong kiến trúc xây dựng, nghệ thuật trang trí, kho tàng văn học,
trong phong tục tập quán của dân tộc đã và đang lƣu truyền, nó vẫn khẳng định
sự tồn tại và bền vững của nền văn hóa Bà La Môn bên cạnh văn hóa Phật giáo.
Hơn 90% đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh theo Phật giáo Nam tông. Đây là tỉnh


18
có số lƣợng chƣ tăng và chùa Khmer nhiều nhất trong các tỉnh Nam bộ, với
3.115 chƣ tăng và 142 chùa (toàn khu vực Nam bộ có 463 chùa Khmer).
Về mặt tổ chức Phật giáo Nam tông Khmer: ở từng chùa có vị trụ trì (chau
ach thi ka), sƣ nhì (krôu sốt), các vị tỳ khƣu, sa di. Bên cạnh các chƣ tăng, ở từng
chùa có chọn một số ngƣời tham gia trong ban quản trị chùa. Ban quản trị chùa
thƣờng gồm: trƣởng ban quản trị, chủ chùa ( nhôm wot ), thƣ ký, thủ quỹ, trƣởng
ban nghi lễ, trƣởng ban hoằng pháp. Từng huyện có anukon, tỉnh có Mêkon phụ
trách Salakon (Hội đồng kỷ luật sƣ sãi tức Khnăs mântrây soong). Do đặc điểm
của Phật giáo Nam tông Khmer gắn liền với dân tộc, mọi diễn biến về chính trị,
xã hội quan hệ đến cộng đồng dân tộc đều ảnh hƣởng, tác động trở lại đối với
Phật giáo Nam tông Khmer và ngƣợc lại, mọi diễn biến của Phật giáo Nam tông
Khmer cũng đều ảnh hƣởng đến cộng đồng dân tộc. Thực tế lịch sử thời phong
kiến, thời thực dân thống trị và cả trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc

đã chứng minh điều đó. Nhiều phong trào đấu tranh của Phật giáo Nam tông
Khmer đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và chƣ tăng Khmer tham gia
xuống đƣờng, biểu tình biểu thị ý chí của dân tộc gắn với tôn giáo và tôn giáo
gắn với dân tộc. Chính trong quá trình đó, kẻ thù đã tìm cách phân hóa, chi phối
Phật giáo Nam tông Khmer, hình thành các hệ phái Thêravađa, Khemaranikai…
Về phía cách mạng, ta cũng tranh thủ vận động các chƣ tăng tham gia kháng
chiến.
Đối với đồng bào Khmer, ngôi chùa không chỉ là trung tâm sinh hoạt Phật
giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa. Chùa là biểu tƣợng đặc trƣng cho
văn hóa dân tộc Khmer, nơi rèn luyện đạo đức và nhân cách con ngƣời, cũng là
nơi giáo dục thanh thiếu niên ngƣời Khmer. Đồng bào Khmer xem chùa là nơi
thiêng liêng, trang trọng, nơi tập trung những gì tinh túy nhất của dân tộc.
e. Truyền thống đoàn kết đấu tranh
Tinh thần yêu nƣớc của nhân dân Trà Vinh đƣợc thể hiện ngay từ buổi đầu
khai phá, mở mang vùng đất mới đã anh dũng chống lại giặc ngoại xâm giữ gìn


19
xóm làng quê hƣơng, bảo vệ mồ mả ông bà tổ tiên. Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến
đánh Nguyễn Ánh lần thứ nhất vào mùa hè năm 1776, nhân dân ở các phủ Trà
Vinh, Ba Thắc (Sóc Trăng) đã nổi dậy hƣởng ứng.
Khi thực dân Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, triều đình Nhà Nguyễn dâng ba tỉnh
miền Đông, rồi dâng luôn ba tỉnh miền Tây cho giặc Pháp. Nhân dân Trà Vinh
cùng với nhân dân lục tỉnh đã liên tục kiên cƣờng khởi nghĩa chiến đấu chống
giặc Pháp do các sĩ phu yêu nƣớc lãnh đạo nhƣ Trƣơng Định, Nguyễn Hữu
Huân, Nguyễn Trung Trực...
Phát huy truyền thống của dân tộc trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ
nƣớc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh
và chính quyền cách mạng, nhân dân Trà Vinh đã làm nên những chiến công
vang dội nhƣ trận La Bang (16/12/1948); chiến dịch Cầu Kè (1949); chiến dịch

Trà Vinh (1950)…góp phần cùng cả nƣớc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
chấn động địa cầu, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, rút quân về nƣớc.
Năm 1954, hòa bình lập lại chƣa đƣợc bao lâu, đế quốc Mỹ lại tiếp tục can
thiệp và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lƣợc ở Việt Nam. Nhân dân Trà Vinh
một lần nữa cùng cả nƣớc đứng lên làm cuộc kháng chiến. Kẻ thù lần này nguy
hiểm, tàn bạo gấp nhiều lần so với trƣớc, chúng có đầy đủ phƣơng tiện chiến
tranh hiện đại và nhiều thủ đoạn lừa mị nhân dân. Mặc dù vậy dƣới sự lãnh đạo
tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Trà Vinh đã lãnh đạo nhân dân
trong tỉnh quyết chiến đấu không sợ hy sinh gian khổ, ngƣời trƣớc ngã, ngƣời
sau xông tới tiêu diệt quân thù, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Không
có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng bào các dân
tộc ở Trà Vinh đã vƣợt qua muôn vàn thử thách, một lòng theo Đảng, góp phần
cùng nhân dân miền Nam đánh bại hoàn toàn các chiến lƣợc chiến tranh do Mỹ
đề ra (chiến tranh đơn phƣơng; chiến tranh đặc biệt; chiến tranh cục bộ, Việt
Nam hóa chiến tranh), làm nên những chiến công vang dội nhƣ Đồng Khởi
(1960); Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 (với chiến thắng đó, quân dân Trà


20
Vinh đƣợc Đảng và Nhà nƣớc khen tặng Huân chƣơng Thành đồng hạng nhất và
lá cờ vẻ vang với tám chữ vàng: “toàn dân nổi dậy, đoàn kết lập công”.)…Sau
khi Hiệp định Pari đƣợc ký kết (27/1/1973), Mỹ rút quân về nƣớc, nhân dân Trà
Vinh cùng nhân dân cả nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục đánh đổ chính
quyền Sài Gòn giành độc lập dân tộc thống nhất nƣớc nhà. Với cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử, ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày 30
tháng 4 đã đi vào lòng mỗi ngƣời dân Việt Nam nói chung và nhân dân Trà Vinh
nói riêng nhƣ một mốc son chói lọi về một ngày toàn thắng thống nhất Tổ quốc,
cùng cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội.
1.2. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ 1954 -1960

1.2.1. Bối cảnh vùng đồng bào Khmer Trà Vinh
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ
đƣợc ký kết. Pháp thua rút về, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp đƣa Ngô
Đình Diệm lên. Cách mạng giai đoạn này chuyển hƣớng từ đấu tranh võ trang
chuyển sang đấu tranh chính trị, thực hiện Hiệp định Giơnevơ, củng cố hòa bình
để tiến tới thống nhất đất nƣớc. Đảng chủ trƣơng đƣa một số cán bộ, bộ đội, học
sinh tập kết ra miền Bắc học tập để chuẩn bị lực lƣợng sau này vể xây dựng đất
nƣớc. Đồng thời tổ chức sắp xếp cán bộ ở lại để bảo tồn lực lƣợng và xây dựng
cơ sở, lực lƣợng cách mạng chuẩn bị cho nhiệm vụ kế tiếp nhằm tiếp tục đấu
tranh chống bọn thực dân và chính quyền tay sai khi chúng phản lại Hiệp định.
Thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ giao toàn quyền cho chính quyền
Sài Gòn quyết định mọi chủ trƣơng liên quan đến các dân tộc thiểu số, trong đó
có đồng bào Khmer Nam bộ. Song Mỹ cũng đầu tƣ trực tiếp đào tạo, sử dụng
một số ngƣời Khmer Nam Bộ làm nhân vật tiêu biểu và một số tổ chức gồm
những ngƣời Khmer có tƣ tƣởng “tự do” kiểu Mỹ để sử dụng khi cần thiết.
Chính sách của chính quyền thời Ngô Đình Dỉệm đối với đồng bào
Khmer.


21
- Về văn hóa và tôn giáo: Chúng khoét sâu sự dị biệt giữa hai phái
Mahanikai và Thomajud trong Phật giáo Tiểu thừa Khmer cũng nhƣ sự khác biệt
về hình thức giữa hai phái cũ (bôran) và phái mới (samay). Đi đôi với chính sách
diệt các giáo phái khác, đề cao Công giáo, cƣỡng bức các dân tộc và đồng hóa
Phật giáo Khmer. Nội dung chính sách cƣỡng bức, đồng hóa của chính phủ Ngô
Đình Diệm là chặt đứt hoàn toàn mọi quan hệ của ngƣời Khmer Nam Bộ với
Campuchia. Gọi ngƣời Khmer Nam Bộ là ngƣời “Vỉệt gốc Miên”, không cho
học chữ Khmer ở các trƣờng nhà nƣớc và hạn chế tối đa việc học chữ Khmer ở
các trƣờng chùa.
Năm 1957 chỉ thị xóa Miên ngữ trong chƣơng trình giáo dục của Bộ quốc

gia Giáo dục; chuyển thầy và trò các trƣờng này sang học quốc ngữ. Các trƣờng
Miên ngữ đều bị đóng cửa; bắt giam những trí thức Khmer có tƣ tƣởng yêu dân
tộc, chống chế độ độc tài, ghép vào tội chính trị, thân cộng. Đàn áp các phong
trào đấu tranh của đồng bào và sƣ sãi Khmer đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống
chính sách phân biệt dân tộc của chúng.
- Về mặt chính trị: Kết chặt việc huy động lực lƣợng quân sự càn quét
vùng căn cứ cách mạng, truy lùng bắt bớ những ngƣời kháng chiến cũ, gia đình
cách mạng và những ngƣời có tƣ tƣởng yêu nƣớc. Chúng ra sức tăng cƣờng bộ
máy cai trị trấn áp, phản động hóa chính quyền, thẳng tay đàn áp phong trào
quần chúng, gom dân vào áp chiến lƣợc, lập nhiều khu trù mật, dựng lên tề xã,
ấp và liên gia trƣởng để kiểm soát chặt chẽ vùng dân tộc Khmer. Phát triển các tổ
chức chính trị phản động nhƣ phong trào Cách mạng quốc gia, Đảng dân chủ,
Nông dân, Hiệp hội phụ nữ liên đới, tổ chức ấp bộ thanh niên cộng hòa. Đối với
đồng bào Khmer thì chúng chủ trƣơng đồng hóa dân tộc, xóa y phục, tập quán,
chữ viết, và cả họ của ngƣời Khmer mà thời Minh Mạng đã áp đặt cho, Hình
thành các tổ chức Miên vụ các cấp nhƣ: Tổng nha Miên vụ trung ƣơng đặt tại
Cần Thơ, trực thuộc phủ Thủ tƣớng; ở các tỉnh có ty Miên vụ. Ngoài ra, chúng
cho thành lập các nhóm, lực lƣợng phản động nhƣ tổ chức Khăn trắng, tổ chức


22
Khmer Saríly (là tổ chức chính trị phản động gắn với quân sự ) ... các tổ chức
này, đã cấu kết nhau chặt chẽ để đánh phá chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đặc biệt là việc bố trí lƣới gián điệp rộng khắp, cộng với luật 10/59
chúng đã đàn áp nhân dân vô cùng tàn khốc, uy hiếp tinh thần của đồng bào một
cách mạnh mẽ.
Từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ - Ngụy áp dụng hàng loạt chính sách đối
với vùng nông thôn, mục tiêu phát triển nông thôn là để nắm dân, tiêu diệt cộng
sản. Nhƣ ban hành các chỉ dụ số 02, 07, 56, trong các năm 1955-1956 gây tình
trạng xáo canh nhằm vô hiệu hóa chính sách cải cách ruộng đất của Chính phủ

Việt Minh, Chúng ra luật 10-59 và mở các chiến dịch “bình định nông thôn”,
tăng cƣờng khủng bố những ngƣời theo kháng chiến, “bức bách đồng bào các
dân tộc”, “tố cộng, diệt công”, lập ra các “ấp chiến lƣợc”, “khu trù mật”, “ấp tân
sinh” để gom dân.
Trƣớc những âm mƣu thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mỹ và bọn tay sai;
nhất quán theo nguyên tắc trong chính sách dân tộc của Đảng: Bình đẳng, đoàn
kết, tƣơng trợ. Các tỉnh đảng bộ khu vực Nam Bộ, trong đó có Trà Vinh đã tích
cực vận động đồng bào và sƣ sãi Khmer tham gia kháng chiến. Tiếp tục phát
triển cao hơn chính sách của Việt Minh, phù hợp với đặc điểm dân tộc Khmer
trong tình hình mới. Tiếp tục cắt đuôi phong kiến về ruộng đất. Vận động phú
nông trang trải ruộng đất cho nông dân Khmer không đất và thiếu đất sản xuất.
- Về văn hóa: tiếp tục phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Cụ
thể là các lễ hội lớn của dân tộc Khmer nhƣ Chôlchnăm Thmây, Đôlta; Mặt trận
các cấp giúp đỡ tổ chức tốt, tạo sinh khí vui tƣơi, đoàn kết dân tộc Việt, Khmer,
Hoa. Song song đó, phát động phong trào thực hiện nếp sống văn hóa mới trong
lễ cƣới và các lễ hội khác, chống mê tín dị đoan, bài trừ bói toán, cờ bạc rƣợu
chè.
- Về ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc đƣợc phát huy. Có chƣơng trình tiếng
Khmer trên sóng đài phát thanh Giải phóng; có báo, tạp chí Khmer cấp tỉnh; các


23
tờ tin khẩu hiệu, biểu ngữ, tài liệu, nghị quyết đƣợc dịch sang tiếng Khmer để
học tập, tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong vùng dân tộc Khmer. Động viên,
khuyến khích sáng tác các loại hình nghệ thuật, nhạc bằng tiếng Khmer, thành
lập đoàn văn công Ánh Bình minh. Khuyến khích các trƣờng tổ chức dạy học
chữ Khmer, chữ phổ thông; biên soạn và phát hành sách giáo khoa Khmer ngữ,
mở lớp dạy chữ Khmer cho lực lƣợng học sinh là thanh thiếu niên Khmer.
- Thành lập cơ quan Khmer vận cấp khu, tỉnh, huyện, thị; đào tạo, bố trí
cán bộ Khmer tham gia ở tất cả các cấp, các ngành từ Khu đến ấp, bao gồm cấp

ủy, mặt trận Dân tộc giải phóng (MTDTGP), các đoàn thể, an ninh, lực lƣợng vũ
trang, thành lập ban sãi vận, hội đoàn kết sƣ sãi yêu nƣớc (ĐKSSYN), phát triển
thực lực cách mạng, thành lập tổ chức quản lý Phật sự của Phật giáo Khmer, các
ban quản trị chùa đƣợc phát huy và đƣợc cơ cấu vào các đoàn thể.
1.2.2. Phong trào trong những năm 1954 đến 1956
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra chỉ thị về nhiệm vụ đấu tranh giải phóng
dân tộc của nhân dân trong giai đoạn mới. Ở tỉnh Trà Vinh, ngay sau khi Hiệp
định Giơnevơ đƣợc công bố, nhiều cuộc mít tinh với hàng trăm, hàng ngàn quần
chúng tham gia đã diễn ra khắp các địa bàn trong tỉnh để đón mừng Hiệp định,
nhiều ngôi chùa Khmer trở thành tụ điểm mít tinh, hội họp để cán bộ phổ biến
nội dung Hiệp định, hƣớng dẫn đồng bào nắm vững cơ sở pháp lý của Hiệp định
để làm căn cứ đấu tranh với địch. Điển hình là cuộc mít tinh lớn diễn ra tại chùa
Kompông (Chùa Ông Mẹt) vào cuối tháng 7-1954 đã thu hút hàng ngàn đồng
bào Kinh - Khmer - Hoa ở thị xã Trà Vinh và các vùng lân cận tham gia. Khi Mỹ
- ngụy vi phạm Hiệp định Giơnevơ, phong trào đấu tranh của đồng bào các dân
tộc diễn ra liên tục, ngày càng rộng khắp, có những cuộc mít tinh, hội họp đã
biến thành những cuộc biểu dƣơng lực lƣợng, trực diện đấu tranh trƣớc lƣỡi lê và
họng súng của quân thù nhƣ ở huyện Càng Long và một số chùa Khmer ở xã
Lƣu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú...


24
Các tổ chức cách mạng tiếp tục vận động, giác ngộ quần chúng đi theo
cách mạng, theo Đảng. Nhờ đó làm cho một bộ phận trí thức và sƣ sãi Khmer
thức tỉnh và hăng hái đi theo cách mạng. Tiêu biểu nhƣ A cha Thạch Sa-Bút, một
trí thức tu sĩ Khmer thoát li theo cách mạng; sau đó, hàng loạt bạn bè và các đệ
tử của ông lần lƣợt tham gia kháng chiến; các đồng chí Sơn Wang, Sơn Wên,
Thạch Wong, tham gia liên tục cho đến ngày giải phóng 30-4-1975.
Tỉnh ủy Trà Vinh thực hiện chủ trƣơng chuyển lực lƣợng tập kết ra miền
Bắc, đồng thời bố trí cán bộ ở lại bám trụ địa bàn, bám dân tiếp tục hoạt động

cách mạng trong điều kiện mới.., Trong đó có nhiều cán bộ, chiến sĩ ngƣời
Khmer đƣợc phân công ở lại bám địa bàn hoạt động, điển hình nhƣ các đồng chí:
Sơn Tốt, Thạch Ngọc Chẩn, Ma Ha Sơn Thông, Trần Lái.
Thời gian này, Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo củng cố tổ chức theo phƣơng
châm “tinh giản, gọn nhẹ, trọng chất lƣợng hơn số lƣợng”. Nguyên tắc hoạt động
của cán bộ, đảng viên là phải bảo đảm bí mật, thận trọng, kiên trì bám đất, bám
dân... Đồng thời, Tỉnh ủy chỉ đạo tuyển chọn đƣa ngƣời của ta vào tổ chức của
địch để vận động xây dựng lực lƣợng trong hàng ngũ địch làm cơ sở nội ứng cho
ta. Qua đó, ta đã tổ chức đƣợc nhiều cơ sở trong lòng địch, nắm đƣợc một số
nhân sự giữ những chức danh chủ chốt của địch ở các cấp khác nhau, riêng lực
lƣợng dân vệ ta nắm đƣợc khoảng 30%. Hình thành đơn vị du kích hoặc lực
lƣợng vũ trang, trong đó bao gồm hầu hết là chiến sĩ Khmer nhƣ tiểu đoàn 512,
đội đu kích xã Lƣơng Hòa, Châu Thành.
Hồi ký của đồng chí Ma Ha Sơn Thông phản ánh khái quát kết quả xây
dựng cơ sở cách mạng trong thời gian này nhƣ sau: “...Trong thời gian ngắn
ngủi, cán bộ chúng ta đã lợi dụng cơ hội xây dựng rất nhiều cơ sở cách mạng
mới, kể cả những nơi trƣớc đây khó xâm nhập đƣợc. Chính sách tạm cấp ruộng
đất cho dân nghèo (kể cả binh lính ngụy), chính sách giảm tô, giảm tức mang lại
lợi ích chính đáng cho nông dân và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng đã
ảnh hƣởng sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Tôi rất mừng là đến lúc này số


25
đông bà con dân tộc Khmer, kể cả gia đình binh lính ngụy đều bày tỏ thái độ
chính trị hƣớng về cách mạng rõ ràng".
Từ giữa năm 1955 đến đầu năm 1956 phong trào đấu tranh chính trị của
đồng bào các dân tộc tỉnh Trà Vinh ngày một dâng cao. Tháng 3-1956, Mỹ Diệm bày trò dân chủ giả hiệu, tổ chức bầu cử tổng thống, đồng bào các dân tộc
trong tỉnh đấu tranh chống lại bằng nhiều hình thức, nhƣ tìm lý do không đi bỏ
phiếu, hoặc bị cƣỡng bức đi bỏ phiếu thì gạch tên Ngô Đình Diệm hoặc nhét
khẩu hiệu “Đả đảo Ngô Đình Diệm!” vào thùng phiếu... Đồng bào Khmer - Kinh

ở huyện Trà Cú còn mang theo rắn thả vào đám đông làm náo loạn nơỉ bỏ phiếu
v.v. cùng với đấu tranh chống bầu cử, các cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ,
đòi thả những ngƣời bi bắt, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ... diễn ra liên tục.
Điển hình ở xã Ngũ Lạc, huyện Cầu Ngang, đồng bào Khmer - Kinh liên tục nổi
dậy đấu tranh chống địch đƣa quân vây bắt dân đi làm đồn bót, có cuộc đấu tranh
kiến nghị với hàng trăm chữ ký gửi lên ủy ban quốc tế ở Sài Gòn tố cáo hành
động ức hiếp nhân dân của địch ở đồn Cây Da. Có những cuộc đồng bào đã sáng
tạo, mƣu trí đấu tranh bảo vệ và giải thoát cho nhiều cán bộ, đảng viên bị địch
bắt, nhƣ cuộc đấu tranh ở ấp Cây Xoài, đồng bào đã đấu tranh giải thoát đồng chí
Mƣời Tƣờng, đồng chí Nguyễn Phƣớc Dợt (Hai Trị) thoát khỏi sự vây ráp bắt bớ
của địch. Ở xã Huyền Hội (huyện Càng Long), địch vây bắt đƣợc đồng chí Ba
Chà là Chi ủy viên của xã. Chi bộ kịp thời vận động đồng bào (đa số là ngƣời
Khmer), kéo lên biểu tình ở trụ sở xã, hô to khẩu hiệu đòi thực hiện Điều 14C
trong Hiệp định Giơnevơ, không đƣợc bắt bớ ngƣời kháng chiến... Bọn tề xã
đuối lý, chần chừ, đồng bào xáp lại kéo đồng chí Ba Chà về đám đông, trong lúc
giằng co với địch, đồng bào cắt dây trói, đồng chí Ba Chà lẫn vào đám đông tẩu
thoát. Địch điên tiết bắn xả vào đoàn biểu tình, làm chết bà Thạch Thị Hai, bị
thƣơng nhiều ngƣời khác... Đồng bào ta (có sự lãnh đạo của Chi bộ) đã tổ chức
lễ tang cho bà Thạch Thị Hai, nêu tội ác và phát động lòng căm thù giặc.
1.2.3. Sự phát triển của phong trào trong những năm 1956 đến 1959


×