Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phong trào đấu tranh chống mĩ của nhân dân huyện trà cú, tỉnh trà vinh (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÂM VĂN VĨNH

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG MĨ CỦA NHÂN DÂN
HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH (1954 - 1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN LỊCH SỬ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÂM VĂN VĨNH

PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG MĨ CỦA NHÂN DÂN
HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH (1954 - 1975)

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HẠNH

HÀ NỘI, NĂM 2017



Người hướng dẫn khoa học: ....................................


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử - Trường Đại
Học Sư Phạm Hà Nội đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý giá, chỉ bảo tận
tình và đóng góp ý kiến cho luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện khoa học xã hội, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy
Trà Vinh, Ban tuyên giáo huyện ủy Trà Cú, bạn bè đồng nghiệp và những người
thân trong gia đình đã quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ để
tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả

Lâm Văn Vĩnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4

4.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 5
5.1. Nguồn tư liệu........................................................................................... 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài........................................................................................ 5
7. Bố cục của đề tài ............................................................................................ 6
NỘI DUNG............................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MĨ CỦA NHÂN DÂN TRÀ CÚ .......................................................................... 7
1.1. Khái quát về huyện Trà Cú ......................................................................... 7
1.1.1. Địa lý tự nhiên ...................................................................................... 7
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Trà Cú ............................ 10
1.1.3 Dân cư và tôn giáo .............................................................................. 12
1.2. Lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân huyện Trà Cú............. 14


1.2.1 Phong trào đấu tranh cách mạng khi chưa có Đảng............................ 14
1.2.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Trà Cú khi có Đảng lãnh đạo đến
trước năm 1954 ............................................................................................ 16
1.2.2.1 Phong trào đấu tranh của nhân dân Trà Cú từ năm 1930 đến 1945 .. 16
1.2.2.2 Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Trà Cú từ năm
1945 đến 1954 .......................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH CHỐNG MĨ CỦA NHÂN DÂN
TRÀ CÚ (1954-1975).......................................................................................... 26
2.1. Quân và dân Trà Cú đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ giai đoạn
1961-1973......................................................................................................... 26
2.1.1 Sự triển khai các chiến lược chiến tranh của Mĩ trên địa bàn huyện
Trà Cú .......................................................................................................... 26
2.1.2 Đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ trên địa bàn huyện Trà Cú . 32

2.2 Quân và dân Trá Cú tham gia chiến địch Hồ Chí Minh giải phóng đất nước
1973-1975......................................................................................................... 48
2.2.1 Chủ trương của Tỉnh ........................................................................... 48
2.2.2 Trà Cú giành thắng lợi với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử .............. 51
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN
TRÀ CÚ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ ............................. 58
3.1 Đặc điểm của phong trào ........................................................................... 58
3.1.1 Về lực lượng ........................................................................................ 58
3.1.2. Về hình thức đấu tranh ....................................................................... 60
3.1.3 Sự kết hợp liên minh chiến đấu của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa
trong tỉnh Trà Vinh....................................................................................... 61
3.1.4 Về vai trò lãnh đạo của Đảng .............................................................. 64


3.2 Kết quả và tác động của phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân
Trà Cú .............................................................................................................. 67
3.2.1 Làm thất bại âm mưu của đế quốc và tay sai ...................................... 67
3.2.2 Cổ vũ nhân dân cả nước đưa cách mạng thắng lợi ............................. 69
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 76
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 79
PHỤ LỤC 1: NHỮNG TẤM GƯƠNG ANH HÙNG HUYỆN TRÀ
CÚTRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ .................................................... 79
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HUYỆN TRÀ CÚ ........................... 83


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 -1975) là

kết quả của sức mạnh tổng hợp, kết hợp với đấu tranh chính trị với đấu tranh
vũ trang. Đó là thắng lợi của cuộc chiến tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó dưới sự lạnh đạo của
Tỉnh ủy Trà Vinh, Đảng bộ và quân dân Trà Cú đã phát huy truyền thống yeu
nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nhân dân Trà Cú cùng với nhân dân
cả nước vượt qua mọi gian lao nguy hiểm, họ đãchiến đấu rất anh dũng, sẵn
sàng hi sinh, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975, giành độc lập tự do,
hòa bình thống nhất đất nước.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua nhiều
cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và giành thắng lợi. Trong đó, có cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) dưới sự lãnh đạo của Đảng,
tỉnh Ủy Trà Vinh, nhân dân Trà Cú đã góp phần làm nên hào hùng chiến
thắng của dân tộc Việt Nam.
Thông qua việc tìm hiểu đóng góp của nhân dân Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đã giúp chúng tôi cung cấp thêm nguồn tài
liệu lịch sử và hiểu rõ hơn về những diễn biến chung của lịch sử dân tộc trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
Việc tìm hiểu đề tài giúp chúng tôi có thể đánh giá khách quan và đúng
đắn hơn về lịch sử đấu tranh của nhân dân Trà Cú. Từ đó để bổ sung tư liệu
về sự đóng góp của nhân dân Trà Cú trong cuộc kháng chiến trường kì của
dân tộc. Thông qua đó góp phần bổ sung tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu
và giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh và sinh viên trong tỉnh Trà
Vinh. Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phong trào đấu tranh

-1-


chống Mĩ của nhân dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh (1954-1975)" làm
luận văn cao học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều và chuyên biệt. Nội dung này
thường được nghiên cứu chung trong các công trình nghiên cứu về lịch sử của
tỉnh Trà Vinh hoặc lịch sử Đảng nói chung.
Trước hết phải kể đến bộ sách Lịch sử Trà Vinh của Ban tư tưởng tỉnh
Ủy Trà Vinh xuất bản 1995. Trình bày về đặc điểm, vị trí, địa lý sinh thái và
dân cư Tỉnh Trà Vinh, nói về Trà Vinh trước năm 1930 và từ năm 1930 đến
cách mạng tháng Tám 1945.
Trong năm 1996, nhà xuất bản Quân đội nhân dân cho xuất bản cuốn
Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nêu những nét khái quát về
nhân dân và lực lượng vũ trang của huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Cùng năm
1996, Ban tuyên giáo tỉnh ủy- hội nhà báo Việt Nam xuất bản cuốn Bà mẹ
Việt Nam anh hùng trên quê hương Trà Vinh anh dũng. Với nội dung nói về
những nét khái quát của một số người mẹ anh hùng trên quê hương Trà cú,
tỉnh Trà Vinh.
Vào năm 1998, nhà xuất bản Quân đội Nhân dân cho xuất bản cuốn
Lực lượng vũ trang nhân dân Trà Vinh 30 năm kháng chiến 1945-1975. Nêu
một cách sơ lược về cuộc kháng chiến của nhân dân Trà Vinh 1954-1975.
Đến năm 2002, Ban tư tưởng tỉnh ủy Trà Vinh cho xuất bản Tỉnh ủy
Trà Vinh hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng – 70 năm chiến thắng vẻ
vang 1930-2000. Đã trình bày những khái quát về quân dân Trà Vinh tiến
hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ thắng lợi 1945-1975.
Năm 2005, Ban tư tưởng tỉnh Ủy Trà Vinh đã xuất bản cuốn Lịch sử
Trà Vinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 1954-1975. Trong cuốn sách này

-2-


cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Trà Cú được nhắc đến qua một số
trận đánh điển hình trong bối cảnh chung cuộc chiến tranh trong cả nước.

Năm năm sau, năm 2010 nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội cho
xuất bản cuốn Lịch sử đấu tranh cách mạng của phụ nữ Trà Vinh 1930-1975.
Nội dung của cuốn sách nêu những nét khái quát về phụ nữ Trà Vinh trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975.
Năm 2014, nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản cuốn Tổng tiến
công và nổi dậy Mậu Thân 1968 giá trị lịch sử. Nêu vài nét về đường lối độc
lập, tự chủ của Đảng khi quyết định Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân
1968, tiến lên đánh bại ý chí xâm lược cuả đế quốc Mĩ.
Trong năm 2015, nhà xuất bản chính trị Quốc gia cho xuất bản cuốn
lịch sử Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Trà Cú 19302010. Trong công trình này, nội dung trình bày chủ yếu xoay quanh những nét
chung về phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Trà Cú 1954 -1975.
Cũng vào năm này, tất cả các Đảng bộ xã đã biên soạn và cho xuất bản Lịch
sử Đảng bộ của xã mình. Trong đó, nội dung đều dành cho những trang viết
về cuộc đấu tranh chống Mĩ và sự phối hợp chiến đấu của nhân dân trong
vùng. Đồng thời, nhà xuất bản văn học cho xuất bản cuốn Địa danh kháng
chiến Nam Bộ vào năm 2015. Nêu những nét sơ lược về những địa danh
kháng chiến Nam Bộ, trong đó có đề cặp khái quát về địa danh lịch sử ở tỉnh
Trà Vinh và huyện Trà Cú. Song song đó vào năm 2015, nhà xuất bản công
an nhân dân xuất bản cuốn Nam bộ những nhân vật lịch sử. Với nội dung là
trình bày khái quát về một số các thuyền trưởng dọc ngang vịnh Thái Lan
1954-1975.
Như vậy, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến nhân
dân Trà Cú, tỉnh Trà Vinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cũng như ở một
số xã của huyện. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên

-3-


cứu một cách có hệ thống sâu sắc và toàn diện về nhân dân Trà Cú đấu tranh
chống Mĩ. Đây là cơ sở để người viết kế thừa những thành quả nghiên cứu

của những người đi trước tiếp tục đi sâu và tìm hiểu hơn nữa.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân
huyện Trà cú, tỉnh Trà Vinh (1954-1975) là đối tượng nghiên cứu chính của
luận văn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu phong trào đấu tranh của nhân
dân huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, khu vực Tây Nam Bộ, Vĩnh Long.
Về thời gian: Luận văn tập trung vào giai đoạn 1954-1975.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài làm rõ phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân
Trà Cú trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trên cơ sở đó, luận văn
bước đầu đánh giá những đóng góp của nhân dân Trà Cú đối với cuộc kháng
chiến chống Mĩ của tỉnh Trà Vinh nói riêng và của Việt Nam nói chung.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, đề tài có những nhiệm vụ chính sau đây:
Một là, làm rõ bối cảnh lịch sử của nhân dân Trà cú trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ (1954-1975).
Hai là, nghiên cứu quá trình kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Trà cú
(1954-1975) thông qua nguồn tài liệu lưu trữ lịch sử địa phương.
Ba là, một vài nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trà cú
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

-4-


5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu

Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác
nhau, bao gồm những nguồn tư liệu chính sau:
- Nguồn tài liệu lưu trữ
- Sách tham khảo
- Lịch sử Đảng huyện Trà Cú, Trà Vinh, Lịch sử Tây Nam Bộ, Địa
danh kháng chiến Nam Bộ
- Các nhân chứng lịch sử, Internet.
- Ngoài ra còn có sách thông sử, chuyên khảo, tham khảo và các bài
báo trên tạp chí có liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mĩ nói chung và
nhân dân Trà Cú nói riêng
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp
logic, phương pháp biện chứng. Sử dụng những phương pháp trên người viết
đặt vấn đề về phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Trà Cú nói riêng
và nhân dân cả nước nói chung
Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp cụ thể khác nhau:
sưu tầm, đối chiếu,, so sánh, phân tích, phỏng vấn nhân vật lịch sử…Người
viết cũng phân tích các sự kiện lịch sử của nhân dân Trà Cú trong sự nghiệp
chiến đấu chống Mĩ (1954-1975).
6. Đóng góp của đề tài
Thứ nhất: Đề tài cung cấp bổ sung thêm nguồn tư liệu mới đóng góp
vào việc nghiên cứu của nhân dân Trà Cú trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước (1954-1975).
Thứ hai: Đề tài góp phần làm rõ truyền thống cách mạng của nhân dân
Trà Cú dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ở Trà
Vinh nói riêng và trên phạm vi Nam bộ nói chung.

-5-



Thứ ba: kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tham khảo hữu ích cho
việc giảng dạy về lịch sử địa phương cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Bằng những sự kiện nhân vật lịch sử cụ thể, Luận văn góp phần khơi dậy và
phát huy niềm tự hào về truyền thống kiên cường bất khất của nhân dân Trà
Cú, tỉnh Trà Vinh. Giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1.Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân
dân Trà Cú.
Chương 2.Quá trình kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Trà Cú giai
đoạn 1954-1975.
Chương 3.Một vài nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trà
Cú trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

-6-


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỦA
NHÂN DÂN TRÀ CÚ

1.1. Khái quát về huyện Trà Cú
1.1.1. Địa lý tự nhiên
Trà Cú là một huyện thuộc tỉnh Trà Vinh, nằm ven cửa biển Định An,
giáp biển Đông. Phía Bắc Trà Cú giáp với huyện Tiểu Cần và huyện Châu
Thành, phía Nam giáp với huyện Duyên Hải, phía Đông giáp huyện Cầu
Ngang và huyện Duyên Hải, phía Tây giáp song Hậu ( tỉnh Sóc Trăng). Trung

tâm của huyện là thị trấn Trà Cú.
Trà Cú được hình thành từ lâu đời và đã trải qua những thăng trầm vì bị
chi phối bởi những quy luật kiến tạo địa chất cùng những lần “biển lùi”, “biển
tiến” [25;11]
Có thể xem vùng đất Trà Cú như là con đẻ của Mê Kông và biển Đông.
Hai chi lưu của dòng Mê Kông (sông Mẹ) là sông Hậu đã, đang và sẽ tiếp tục
cần mẫn chuyển tả phù sa ra biển để không ngừng bồi đắp cho miền đất này.
Theo thời gian, Trà Cú, miền đất hạ lưu sông Mê Kông cứ vươn dài ra biển.
Vào thế kỷ XVII, bờ biển ở vùng Đôn Châu (Trà Cú), mà ngày nay, khu vực
này đã nằm sâu trong nội địa.
Nhìn bao quát, đất Trà Cú là một đồng bằng ven biển, không có núi
đồi, độ cao trung bình từ 2 đến 3 mét so với mực nước biển, nằm kẹp giữa hai
con sông lớn.
Nhìn chi tiết, dải đất đồng bằng Trà Cú có nhiều chỗ gợn lên như lớp
sóng, bởi tác động của thủy triều biển đông trên vùng đất phù sa bồi tụ. Từ

-7-


lâu, đồng bào địa phương gọi những chỗ đất gợn lên như vậy là “gò”, là
“giồng” và đặt tên riêng cho từng gò đất, giồng đất đó. Hợp chất đất ở các
giồng, gò là cát pha sét, một số nơi có phù sa pha mùn. Các giồng đất thường
trải dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam. Các giồng đất có kích thước khác
nhau về chiều rộng, chiều dài và độ cao: chiều rộng trong khoảng từ 100 đến
200 mét, chiều dài trong khoảng từ 400 đến trên 2.000 mét, độ cao từ 2 đến 5
mét so với mực nước biển. Ngày nay, trên lãnh thổ Trà Vinh hiện diện hàng
trăm giồng đất như thế, song mật độ phân bổ và tuổi của các giồng đất có
khác nhau. Nói chung càng gần biển, các giồng đất càng thêm dày, thêm trẻ.
Trên địa bàn Huyện Trà Cú có các giồng: Ba Tục, Ông Cụm, Cóc Lách, Nhuệ
Tứ, Cây Da, Mé Láng, Cá Lóc, Bến Tranh, Cà Hom, Bà Dam v.v... Ở ven

biển còn có những đụn cát đang hình thành và thường thay đổi hình dáng.
..Trà Cú mang đặc điểm địa hình rõ nét của vùng đồng bằng ven biển, huyện
có nhiều giồng cát hình cánh cung song song với bờ biển, có độ cao trung
bình trên 2m. Cao bình quân phổ biến từ 0,4m đến 0,8m so với mặt nước
biển, cao trình thấp phân bố rải rác ở các xã Đại An, Đôn Châu, Ngãi Xuyên,
Ngọc Biên.[25;12]
Nằm trong vùng đất ven biển thuộc hạ lưu sông Mê Kông, Trà Cú như
một dãi cù lao nằm gần sông Hậu. Đó là con sông sâu và rộng có lưu lượng
lớn, rộng dần ra biền, chuyển tải hàm lượng phù sa lớn; vào mùa nước lũ,
trung bình mỗi mét khối nuớc trên hai dòng sông này mang theo 374 gam phù
sa. Sông Hậu được ví như một đường biên giới lớn cho mạng lưới sông rạch
và kênh đào chằng chịt và phân bố tương đối đều như mạch máu trên khắp cơ
thể tự nhiên của Trà Cú. Mạng lưới sông rạch và kênh đào ở đây dày đặc, tính
trung bình cứ 100 mét vuông diện tích tự nhiên có tới 10 mét vuông diện tích
mặt nuớc.
Các hệ thống sông rạch và kênh đào nói trên giao nhau, tạo nên một
mạng lưới lưu thông và điều hòa thủy mực các nguồn nước cung cấp cho địa

-8-


bàn Trà Vinh: nước sông Hậu, nước sông Cổ Chiên, nước biển, nước mưa
v.v... Mạng lưới sông rạch và kênh đào ấy không chỉ có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng đối với việc tưới tiêu cho cây trồng, mà còn không ngừng đem nguồn
phù sa vô tận trên dòng chảy sông Mê Kông, bồi đắp cho dải đất Trà Vinh.
Trà Cú có một vùng biển khá độc đáo với 35 ki lô mét bờ biển, giới hạn
từ Duyên Hải đến cửa Định An (của sông Hậu). Mỗi năm, hàng trăm tỉ mét
khối nước từ thượng nguồn Mê Kông theo cửa sông này đổ ra biển. Đây là
cửa sông rộng lớn, là bãi đẻ thích hợp cho nhiều loài thủy sản.
Vùng biển Trà Cú có độ sâu vừa phải (từ 5,5 đến 23,8 mét), nhưng có

đà sóng lớn. Bãi biển Trà Cú ít cát, nhiều phù sa, nên phần lớn bờ biển là bãi
bùn. Do phù sa, do bãi bùn và do đà sóng lớn, nên nước biển Trà Cú hiếm khi
trong xanh, phần lớn là có màu nâu đục, vì vậy vùng biển này còn có biệt
danh là ''biển nâu''.
Hệ thống biển, sông, kênh, rạch ở Trà Cú có ý nghĩa quan trọng đối với
các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội v.v... Ngoài chức năng tưới tiêu
và vun bón phù sa cho cây trồng của các sông, rạch, kênh đào như đã nói ở
trên, hệ thống biển, sông, kênh, rạch này còn là môi trường lí tưởng cho việc
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, còn giữ chức năng của một mạng lưới giao
thông quan trọng, còn là nhân tố cần thiết cho việc điều hòa khí hậu và cân
bằng sinh thái. Hệ thống biển, sông, kênh, rạch nói trên vừa góp phần làm
sinh động cảnh quan của Trà Cú, đồng thời góp phần tích cực vào quá trình
tiếp xúc và giao lưu văn hóa của Trà Vinh với những miền quê khác..
Trên cơ sở nguồn tài nguyên lớn về thực vật và động vật trên đây, con
người sinh sống trên vùng đất Trà Cú qua hàng mất trăm năm đã không ngừng
thích nghi và tác động làm biến đổi nó. Bằng sức lao động dẻo dai, nghị lực và trí
tuệ, đồng bào các dân tộc ở Trà Cú đã đem lại cho miền quê này nhiều giống, loài
mới về động vật và thực vật, bổ sung và làm giàu thêm nguồn tài nguyên lớn đó.

-9-


- Đường giao thông
Hệ thống biển, sông, kênh, rạch ở Trà Cú đã đem lại một mạng lưới
giao thông đường thủy thuận lợi và có khả năng phát triển tốt. Với đường
sông, kênh, rạch, đặc biệt kênh đào Quan Chánh Bố (Cửa biển Định An) từ
Trà Cú có thể giao lưu với tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có thể
thông thương với Cần Thơ và các nước trong khu vực. Tiềm năng giao thông
đuờng thủy ở Trà Cú rất lớn.
Hệ thống sông, kênh, rạch ở Trà Cú cũng đem lại hạn chế nhất định về

phát triển giao thông đường bộ. Đến nay, mạng lưới đường bộ ở Trà Cú còn
rất khiêm tốn, có thể kể đến các tuyến đường:
Quốc lộ, 54 chạy xuyên dọc địa bàn huyện, từ Định An về thị xã Trà
Vinh, nối thị xã Trà Vinh với quốc lộ1, rồi từ đó rẽ phải đi thị xã Vĩnh Long,
thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, hoặc rẽ trái đi thành phố Cần Thơ,
biên giới Tây Nam, đất mũi Cà Mau v.v... Con đường này dài gần 120 kí lô
mét, trong đó có gần 30 ki lô mét nằm trên địa phận huyện [1;23]
Đường liên tỉnh số 914, nối thị xã Duyên Hải với Đại An, huyện Trà Cú.
Con đường này dài 45 kí lô mét, trong đó có gần 15 kí lô mét nằm trong huyện.
Các con đường nêu trên còn có những chi nhánh của nó là những tuyến
đường liên huyện, liên xã, tạo nên một mạng lưới giao thông đường bộ ngày
một phát triển, hợp lực tích cực với mạng lưới giao thông đường thủy, góp
phần nhu cầu giao thông liên lạc, vận tải và giao lưu thông tin, văn hóa ngày
một nhiều của cư dân.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Trà Cú
Vào thế kỉ thứ XVII, huyện Trà Cú thuộc đất Trà Vang, tiền thân của
tỉnh Trà Vinh, nằm trong dinh Vĩnh Trấn. Lúc đó, toàn Nam kì có 4 dinh là
Trấn Biên, Vĩnh Trấn, Long Hồ và 1 trấn là Hà Tiên.

-10-


Sang đầu thế kỉ XIX, dinh Vĩnh Trấn là Hoằng Trấn (1804), rồi trấn
Vĩnh Thành (1808), bao gồm đất Vĩnh Long và cả An Giang.
Năm 1832, vua Minh Mạng chia đất Nam Kì thành 6 tỉnh, gọi là “ Nam
kì lục tỉnh” gồm : Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và
Hà Tiên. Trà Vinh là một huyện trong phủ Lạc Hóa của tỉnh Vĩnh Long.
Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng chia “Nam kỳ lục tỉnh” thành 20
tỉnh, trong đó tỉnh Trà Vinh được thành lập năm 1900. Lúc đó, Trà Cú là một
quận của tỉnh Trà Vinh và tồn tại cho đến sau cách mạng Tháng Tám năm

1945. Riêng đối với 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ, còn gọi là “miệt Hậu Giang”,
thực dân Pháp chia thành 11 tỉnh: Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Châu Đốc, Hà
Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần hai, để tiến hành
kháng chiến, theo chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng,
cuối năm 1945 Nam Bộ được chia thành ba chiến khu: khu 7, khu 8 và khu 9.
Trà Vinh thuộc khu 8.
Tháng 5 năm 1951, do nhu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp,
Trung ương lại chia Nam Bộ thành hai phân liên khu: Đông, Tây và Đặc Khu
Sài Gòn - Chợ Lớn. Hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long sáp nhập thành tỉnh
Vĩnh – Trà, nằm trong liên khu miền Tây, gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long,
Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà và tồn tại cho đến khi kết thúc
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Sau Hiệp định Giơnevơ, tháng 10 năm 1954, Trung ương đổi phân liên
khu miền Tây thành Liên khu Tỉnh Ủy miền Tây.
Cuối năm 1954, Trà Cú có 11 Xã, bao gồm cả Nhị Trường và Long
Vĩnh với 132 Ấp, đến 1955 còn 9 xã với 120 Ấp.
Cuối 1961 đầu 1962, Quân khu 3 được thành lập, trong đó có tỉnh Trà
Vinh, do đó huyện Trà Cú thuộc Liên khu 3.

-11-


Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Ngô Đình Diệm cắt
quận Vũng Liêm của tỉnh Vĩnh Long và các huyện Cầu Kè, Trà Ôn của tỉnh
Cần Thơ sáp nhập vào Trà Vinh, đặt tên là tỉnh Vĩnh Bình, nhưng vẫn giữ
nguyên tên quận Trà Cú. Đến trước tháng 4 năm 1975, huyện Trà Cú là một
huyện của tỉnh Trà Vinh.
Ngày nay, huyện Trà Cú có 19 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Trà Cú (
là trung tâm của huyện), thị trấn Định An và các xã Phước Hưng, Tập Sơn,

An Quảng Hữu, Lưu Nghiệp Anh, Ngãi Xuyên, Thanh Sơn, Kim Sơn, Hàm
Giang, Hàm Tân, Đại An, Định An, Đôn Châu, Đôn Xuân, Long Hiệp, Tân
Hiệp, Ngọc Biên, Toàn huyện có 160 ấp, khóm.[25;14]
1.1.3 Dân cư và tôn giáo
- Dân cư
Cộng đồng dân cư huyện Trà Cú được hình thành và phát triển trong
lịch sử bằng sự hòa hợp, sống gần gũi bên nhau của các tộc người Việt,
Khmer, Hoa, Chăm…. Hàng trăm năm qua trong thành phần dân cư- dân tộc
ở huyện Trà Cú, đông nhất là người Khmer, kế đến là người Việt, sau đó là
người Hoa, người Chăm. Trong đó, người Khmer chiếm 61,97% dân số. Trà
Cú là huyện có đông đồng bào Khmer nhất huyện. Ngày nay, trong cộng đồng
dân cư huyện Trà Cú có thêm thành viên là những tộc người: Tày, Thái Nùng,
Mường, Dao, BaNa….Trong lịch sử, huyện Trà Cú là một vùng nông thôn, có
quá trình đô thị hóa rất chậm. Trong tổng dân số, có tới hơn hơn 90,1% sống
ở nông thôn. Địa bàn cư trú chủ yếu là người Khmer là vùng nông thôn, hình
thái cư trú xen kẽ giữa người Việt với người Khmer là phổ biến. Địa bàn cư
trú của người Hoa là chợ, thị trấn, hình thái cư trú xen giữa người Hoa và
người Việt là phổ biến.[25;15]
So với các huyện, Trà Cú là một huyện có mật độ dân số ở trung
bình. Lịch sử hình thành và phát triên của huyện Trà Cú cho đến nay cho

-12-


thấy: vùng đất giồng thì tập trung đông đảo người Khmer cư trú, những
trung tâm thương mại thì tập trung đông người Hoa cư trú. Người Việt
sống trên khắp địa bàn, tập trung nhiều ở những dãy đất vùng ven giồng
hoặc xen kẻ giữa các giồng. Sự hình thành cộng đồng dân cư ấy mang
những sắc thái riêng. Sắc thái ấy chi phối đến quá trình tác động qua lại
giữa con người với môi sinh trên địa bàn này. Sắc thái ấy chi phối quá trình

giao lưu văn hóa, hình thành và phát triển truyền thống văn hóa cũng như
bản sắc văn hóa ở địa phương.
Vùng đất huyện Trà Cú được xem là vùng đất mới. Ngày nay, chủ nhân
của vùng đất mới này là cộng đồng đa dân tộc với mật độ dân số trung bình.
Đặc trưng nổi bật của dân số này là “trẻ”.
- Tôn giáo
Cư dân sinh sống trên địa bàn huyện Trà Cú ngày nay có đời sống tâm
linh hết sức phong phú. Hầu hết đồng bào Khmer theo đạo Phật (Phật giáo
Nam Tông), sinh sống tập trung trên những con giồng đất cát xung quanh
chùa. Ngoài ra, còn một bộ phận người Kinh và người Hoa theo đạo Thiên
Chúa, Tin Làn và Cao Đài.
Trà Cú hiện cò 74 cơ sở tôn giáo sinh hoạt theo tín ngưỡng dân gian
với hơn 1000 chức sắc, chứa việc và khoảng 100000 tín đồ phật tử, gồm 44
chùa của người Khmer, 11 ngôi chùa Phật của người Kinh, 6 thánh thất Cao
Đài, 1 nhà thờ Tin Làn, còn lại là các đình, chùa, miếu của người Kinh và
người Hoa. Trong 44 chùa Phật giáo Khmer Nam Tông với lối kiến trúc cổ,
đặc sắc của người Khmer có chùa Phnô Đung ( còn gọi là chùa Giồng Lớn),
tọa lạc tại ấp Giồng Lớn, xã Đại An có niên đại trên 100 năm. Khuôn viên
chùa Phnô Đung rộng với cảnh quan đẹp, có nhiều loài cò, chim hoang dã
sinh sống, trú ngụ. Trong cuộc kháng chiến quân xâm lược, hầu hết các chùa
Khmer ở huyện Trà Cú đều là cơ sở của cách mạng.[25;15]

-13-


Trong thời kì chống thực dân đế quốc xâm lược, kẻ địch dùng nhiều âm
mưu, thủ đoạn thâm độc hòng gây chia rẽ dân tôc, tôn giáo. Nhưng dưới sự
lãnh đạo của Đảng, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo trong huyện, luôn giữ
vững truyền thống cách mạng, đoàn kết đấu tranh chống giặc cứu nước, đã lập
được nhiều thành tích vẽ vang trong hai cuộc chống Pháp và đế quốc Mĩ, luôn

tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện đường lối đổi mới đất
nước, nhân dân các dân tộc ở huyện Trà Cú phát huy truyền thống cách mạng,
cần cù lao động, sang tạo, đoàn kết phấn đấu xây dựng huyện Trà Cú từ một
huyện nghèo trở thành huyện giàu đẹp của tỉnh Trà Vinh.
1.2. Lịch sửđấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân huyện Trà Cú
1.2.1 Phong trào đấu tranh cách mạng khi chưa có Đảng
Vào những năm thế kỉ XX khi chế độ phong kiến Việt Nam bước vào
giai đoạn suy tàn, thực dân Pháp nhảy vào xâm lược. Ngay khi biết tin thực
dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định vào năm 1959, nhân dân Trà Cú
cùng với nhân dân Trà Vinh đã kịp thời huy động sức người, sức của, kịp thời
hỗ trợ cho cuộc hành quân do Tổng đốc Trương Văn Uyển chỉ huy tiến về Gia
Định phối hợp với quân đội triều đình chống Pháp, rồi sau đó tích cực hưởng
ứng các phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Bộ dưới ngọn cờ lãnh đạo
của Trương Định, Thủ Khoa Huân..
Khi triều đình Huế ký Hòa ước Nhâm Tuất năm 1862 nhường ba tỉnh
miền Tây Nam kì cho thực dân Pháp thì nhân dân Trà Cú với vũ khí gậy tầm
vông và giáo mác đã hang hái cùng với nhân Định Tường, Vĩnh Long gia
nhập nghĩa quân của Trương Công Định chiến đấu chống lại quân xâm lược
bảo vệ quê hương.
Năm 1867, thực dân Pháp xâm lược đặt ách cai trị và giày xéo ở vùng
đất Trà Cú. Nhưng nhân dân Trà Cú không chấp nhận chế độ thực dân, kiên

-14-


quyết vùng lên chống lại. Trong 20 năm đầu kể từ khi thực dân Pháp xâm
lược Nam bộ, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Trà Cú biểu
hiện chủ yếu bằng các hoạt động ủng hộ và trực tiếp tham gia các cuộc khởi
nghĩa vũ trang. Các hoạt động này diễn ra liên tục, hòa nhập với phong trào

kháng chiến chống Pháp ở Định Tường, Vĩnh Long và Nam Kỳ lục tỉnh nói
chung. Các cuôc khởi nghĩa ấy với khí thế rất mạnh mẽ, nhưng còn lẻ tẻ và
đều tan rã bởi lực lượng quân sự áp đảo của thực dân Pháp và tay sai.
Vào những năm đầu thế kỉ XX, cả dân tộc Việt Nam chưa tìm ra con
đường đúng đắn để giải phóng dân tộc. Nhân dân Trà Cú cũng như nhân dân
lao động trên khắp đất nước ta phải sống trong cảnh lầm than dưới ách đô hộ
của thực dân Pháp. Những người lao động nghèo khổ ngày càng bị bần cùng về
đời sống vật chất, bị dồn nén về đời sống tinh thần. Vì thế, vùng đất Trà Cú đầu
thế kỉ XX trở thành miếng đất tốt cho sự gieo mầm những hạt giống tư tưởng
mới. Một bộ phận những người yêu nước ở đây theo khuynh hướng dân chủ tư
sản và tiếp nhận phong trào Duy Tân một cách nồng nàn, một bộ phận khác
chủ trương tiếp tục phong trào Cần Vương, đẩy mạnh khởi nghĩa vũ trang. Tiếp
đó ở Trà Cú cũng dấy lên phong trào đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu năm
1925, phong trào để tang Phan Chu Trinh năm 1926.. Thực tế lịch sử chỉ ra
rằng những hoạt động yêu nước chống Pháp mang tính chất nông dân và tiểu tư
sản đã diễn ra khá sôi nổi trên vùng đất Trà Cú trong hơn hai thập niên đầu thế
kỉ XX, nhưng đều thể hiện sự hạn chế và bất lực trước thời cuộc, nên từ sau
năm 1926, các phong trào ấy diễn ra theo cường độ giảm dần, một số người đã
tỏ ra bi quan, an phận hoặc tìm đường ẩn náo nơi tôn giáo. Nhiều người cho
rằng tình hình đen tối và bế tắc tưởng chừng nhưng không có lối ra.
Giữa bối cảnh đó, vẫn còn những người yêu nước kiên trì theo dõi và
phân tích thời cuộc, tìm đường đi mới cho con đường cứu nước, trong số đó
có người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức Nguyễn Ái Quốc). Người đã tiếp

-15-


thu chủ nghĩa Mác-Lênin, năm 1920 tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp
và lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước, thức tỉnh phong trào yêu nước
của nhân dân ta.

Bằng nhiều hình thức và con đường khác nhau, nhân dân Trà Cú đã tiếp
nhận và tích cực hưởng ứng những phong trào. Những năm 1930, ông
Nguyễn An Ninh đã đến Trà Cú, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân yêu
nước để tham gia Hội kín của Nguyễn An Ninh.
Từ khi thực dân Pháp chiếm đóng trên quê hương, cùng với nhân dân
Nam Kì, nhân dân Trà Cú đã liên tục đứng lên chống lại ách đô hộ của chúng.
Nhưng do thiếu sự lãnh đạo của một chính đảng mácxít nên các phong trào
đấu tranh chống lại sự nô dịch của địch không giành được thắng lợi.
1.2.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Trà Cú khi có Đảng lãnh đạo
đến trước năm 1954
1.2.2.1 Phong trào đấu tranh của nhân dân Trà Cú từ năm 1930
đến 1945
Năm 1930 dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đại diện cho Quốc tế
cộng sản, tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng –
Trung Quốc. Hội nghị thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản
trong nước thành một chính đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam. Từ khi Đảng ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân Trà Cú phát
triển mạnh mẽ. Ở Trà Cú xuất hiện những hình thức vận động tuyên truyền
đấu tranh mới mà trước đó chưa từng có như truyền đơn, mít tinh, hội họp…
Trong những năm 1930 – 1931, nhiều cuộc đấu tranh của đồng bào các
dân tộc Kinh – Khmer – Hoa đã diễn ra trên hầu hết các địa bàn Trà Cú, ủng
hộ phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh, ủng hộ Đảng Cộng sản. Để chống lại
phong trào cách mạng của nhân dân, thực dân Pháp ngăn chặn và dập tắt
phong trào, trong bối cảnh đó, nhiều cán bộ, đảng viên và những người yêu

-16-


nước Trà Cú bị địch bắt đưa đi tù đày. Từ cuối năm 1931 trở đi, hành động
khủng bố điên cuồng của quân thù đả làm cho phong trào cách mạng của

đồng bào các dân tộc Trà Cú tạm thời bị lắng xuống. Năm 1933 một số đảng
viên cộng sản, cán bộ cốt cán của huyện Trà Cú bị địch bắt tù đày trở về cùng
với một số cán bộ, đảng viên từ nước ngoài và từ nơi khác đến Trà Cú tuyên
truyền vận động và tổ chức hoạt động. Nhờ đó, phong trào của huyện được
phục hồi.
Năm 1934, tỉnh ủy Trà Vinh đã phân công một số cán bộ về địa phương
gây dựng cơ sở. Thời gian này, huyện Trà Cú chưa có tổ chức đảng nhưng đã
có nhiều cơ sở cách mạng. Đến năm 1935, phong trào cách mạng của nhân
dân Trà Cú có bước phát triển mới.
Trước những diễn biến của tình hình thế giới. Đảng cộng sản Đông
Dương đã họp Hội nghị lần thứ nhất năm 1936, tại Thượng Hải (Trung quốc).
Sau khi phân tích tình hình thế giới, tình hình nước Pháp và tình hình Đông
Dương, Hội nghị đã xác định, kẻ thù trước mắt cua nhân dân Đông Dương là
bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng. Vì vậy, Hội nghị quyết
định tạm thời chưa nêu ra mục tiêu đánh đổ thực dân Pháp và giai cấp địa chủ
giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, mà chỉ ra mục tiêu trước mắt
là đấu tranh chống chế độ bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống
chiến tranh, đòi tự do, cơm áo, hòa bình. Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông
Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng. Mở đầu cho
phong trào cách mạng là thành lập các ủy ban hành động, tiến tới Đông
Dương Đại hội. Nhiều ủy ban hành động đã thành lập và tổ chức các cuộc mít
tinh, hội họp, xuất bản nhiều sách báo, tiến tới các cuộc biểu tình, đình công,
đòi các quyền dân sinh, dân chủ… lan đến Trà Cú khá nhiều, nhất là ở Phước
Hưng, Bến Dừa… Nhân dân Trà Cú công khai bàn luận những tin tức đó với
thái độ hửng ứng.

-17-


Năm 1936 nhân dân Trà Cú đã tích cực ủng hộ và tham gia phong trào

Đông Dương Đại hội. Nhiều cơ sở cách mạng ở trong chùa tại các xã được
thành lập như Hội truyền bá Quốc ngữ, Hội ái hữu, Hội đờn ca tài tử tại chùa
Bà Giam, chùa Tà Rom… phát triển mạnh.
Cuối năm 1939, đầu năm 1940 Tỉnh ủy Trà Vinh cử đồng chí Trần
Thành Trai và một số cán bộ về huyện Trà Cú để gây dựng phong trào và làm
một số việc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa toàn Nam Kỳ. Do điều kiện chủ
quan và khách quan nên cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chưa thành công và bị đế
quốc dìm trong biển máu. Mặc dù bị thất bại nhưng đã thổi lên ngọn lửa căm
thù chống thực dân xâm lược, thức tỉnh tinh thần cách mạng của quần chúng
Nam Kỳ nói chung và nhân dân Trà Cú nói riêng. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ
nổ ra đánh dấu thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam là khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân.
Tháng 5 năm 1941, Nguyễn Ái quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách
mạng. Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại
Pác Bó – Cao Bằng. Sau khi phân tích tình hình quốc tế và trong nước, Hội
nghị xác định nhiệm vụ của Đảng ta lúc này là chuẩn bị khởi nghĩa giành
chính quyền. Sau Hội nghị, Trung ương Đảng cử cán bộ bắt liên lạc với Đảng
bộ Nam Kỳ. Năm 1942, ở Nam kỳ đã nhận được tài liệu về Mặt trận Việt
Minh, nhân dân Trà Cú đã truyền nhau báo bí mật “ Giải phóng” của Xứ ủy
Nam Kỳ
Khi thời cơ cách mạng đến, ở Trà Cú, Ban khởi nghĩa quận Trà Cú do
Cao Phát Thành làm trưởng ban, tập trung phối hợp ở các xã, Ngãi Xuyên,
Lưu Nghiệp Anh… vừa tổ chức bao vây quận trưởng, vừa tổ chức binh vận,
buộc tên Báo quận trưởng Trà Cú và nhân viên phải đầu hang, nộp vũ khí và
giao chính quyền cho cách mạng. Ở các địa phương khác khởi nghĩa giành
chính quyền cùng với cả nước và thành lập chính quyền cách mạng.

-18-



Thanh niên nam nữ Khmer, Kinh, Hoa và cả phụ nữ Trà Cú hang hái
tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong, kết thành hàng ngũ ngày đêm
luyện tập quân sự, học tập chính trị, ca hát những bài ca cách mạng như “
Tiếng gọi thanh niên”, “ Lên đàng”, làm công tác xã hội. chưa bao giờ ở Trà
Cú có một phong trào rầm rộ và thu hút được nhiều người tham gia.
Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Trà Cú diễn ra rất nhanh chóng,
tất cả các xã trong huyện quần chúng xuống đường đi giành chính quyền. Chỉ
trong một ngày 25 tháng 8 năm 1945, toàn bộ chính quyền từ quận đến xã của
Trà Cú đều về tay nhân dân. Với những thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng
Tám vĩ đại, nhân dân Trà Cú cùng toàn thể dân tộc Việt Nam bước vào kỉ
nguyên mới – kỉ nguyên độc lập tự do, sẳn sang chiến đấu dù phải hi sinh
gian khổ cũng quyết tâm bảo vệ những thành quả mà cách mạng đã đem lại.
1.2.2.2 Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Trà Cú từ
năm 1945 đến 1954
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công chưa được bao lâu thì
thực dân Pháp được sự hỗ trợ của quân Đồng minh Anh, quay trở lại xâm
lược nước ta một lần nữa.Âm mưu xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp
đã được đề ra từ khi nước Pháp còn bị phát xít Đức chiếm đóng và ngày càng
ráo riết thực hiện khi phe đồng minh thắng trận trong Chiến tranh Thế giới
thứ hai.
Đáp ứng lời kêu gọi của Trung ương,nhiều đội quân “ Nam tiến” lên
đường vào Nam chiến đấu bên cạnh nhân dân tại Sài Gòn và các tỉnh ở Nam
Bộ. Đầu năm 1946, một đơn vị Nam tiến đã chiến đấu ngay trên chiến trường
Trà Cú dưới sự lãnh đạo của huyện ủy. Lời kêu gọi và chỉ thị của Trung ương
Đảng vang vọng khắp non sông. Xứ ủy Nam Kỳ củng có chỉ thị cho toàn
Đảng bộ Nam Bộ thi hành lời kêu gọi của Bác Hồ. Cuộc kháng chiến của
nhân dân Trà Cú và của nhân dân Nam Bộ không còn bó hẹp trong phạm vi

-19-



×