Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Sự chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện cầu ngang, tỉnh trà vinh từ năm 1995 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

TRẦN VĂN TUẤN

SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN
CẦU NGANG (TỈNH TRÀ VINH)
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015

HÀ NỘI, NĂM 2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

TRẦN VĂN TUẤN

SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN
CẦU NGANG (TỈNH TRÀ VINH)
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam (theo định hướng ứng dụng)

Mã số: 62 22 03 13

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐÀO TUẤN THÀNH


HÀ NỘI, NĂM 2017

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định
trong luận văn do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác định.

3


Mục lục
MỞ ĐẦU…………………………………………………………...6
NỘI DUNG………………………………………………………..12
Chương 1………………………………………………………………………..12
KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI, TÌNH HÌNH
KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN CẦU NGANG TRƯỚC NĂM 1995………….12
1.1 Khái quát về vùng đất, con người huyện Cầu Ngang…………. …………..12
1.1.1 Điều kiện tự nhiên……………………………………………………….12
1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội ………………………………...........................18
1.1.2.1Đặc điểm kinh tế………………………………………………………..18
1.1.2.2 Đăc điểm xã hội………………………………………………………..18
1.2. Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân huyện Cầu Ngang qua các
thời kỳ lịch sử……………………………………………………………………….20

1.3. Huyện Cầu Ngang trong thời kì đổi mới đất nước ………………………26
1.3.1. Bối cảnh lịch sử ………………………………………………………..26

1.3.2. Đường lối đổi mới của Đảng……………………………………………27
1.4. Tình kinh kinh tế, xã hội huyện Cầu Ngang trước năm 1995 ……………30
1.4.1 Tình hình kinh tế………………………………………………………...30
1.4.2 Tình hình xã hội…………………………………………………………36
* Tiểu kết chương 1 ………………………………………….......................39
Chương 2 ……………………………………………………………………40
SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN CẦU NGANG
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015 ………………………………………….40
2.1. Chuyển biến về kinh tế huyện Cầu Ngang ……………………………..40
2.2.1 Nông nghiệp- lâm- ngư nghiệp ……………………………………….40
2.2.1.1 Nông nghiệp…………………………………………………………………40
4


2.2.1.2 Lâm nghiệp ………………………………………………………….46
2.2.1.3 Ngư nghiệp……………………………………………………………47
2.2.1.4 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…………………………………….49
2.2.1.5 Thương mại, dịch vụ…………………………………………………..51
2.2.1.6 Tài chính, tín dụng.................................................................................53
2.2.1.7 Xây dựng cơ sở hạ tầng ……………………………………………….56
* Tiểu kết chương 2…………………………………………………………….58
Chương 3 …………………………………………………………………….60
SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI Ở HUYỆN CẦU NGANG
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015……………………………………………60
3.1 Văn hóa- giáo dục ………………………………………………………...61
3.2 Y tế - môi trường……………………………………………………........68
3.2.1 Về Y tế…………………………………………………………………..68
3.2.2 về Môi trường……………………………………………………………72
3.3 Lao động - việc làm ……………………………………………………….72
3.4 Thực hiện các chính sách xã hội…………………………………………..74

3.5 Công tác an ninh - quốc phòng…………………………………………….76
* Tiểu kết chương 3…………………………………………………………...79
KẾT LUẬN ………………………………………………………………….81
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………........84

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tăng trưởng kinh tế được coi là thước đo trình độ phát triển của mọi quốc
gia trên thế giới. Chính vì thế mà tất cả các nước dù đi theo chế độ xã hội nào thì
cũng đều có những chiến lược để phát triển kinh tế của đất nước. Đối với nước ta
sau thắng lợi của của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), đất
nước được độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong 10 năm đầu (1976
- 1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm do Đại
hộI IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng đề ra, bên cạnh những thành
tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết
điểm. Khó khăn của ta ngày càng lớn, sai lầm chậm được sửa chữa, đưa đến
khủng hoảng, trước hết về kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đổi mới.
Đường lối đổi mới của Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12/1986), được
điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6/1991), Đại hội VIII (6/1996),
Đại hội IX (4/2001). Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, đất nước ta đã thu được
rất nhiều thành tựu to lớn: thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Cầu Ngang là một huyện nằm cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 24
km về phía Nam và giáp với thị xã biển Duyên Hải nơi có trung tâm nhà máy
nhiệt điện cấp quốc gia và địa danh du lịch nổi tiếng Biển Ba Động đi ngang qua.
Do đó Cầu Ngang có hệ thống đường giao thông thuận lợi, có nhiều lợi thế để

phát triển một nền kinh tế đa dạng, có tiềm năng là một thị trường lớn về cung
cấp và tiêu thụ.
Trải qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Cầu Ngang đã có
nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Điều đó đã khẳng định đường
lối đúng đắn của Đảng, cũng như sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với
hoàn cảnh địa phương của nhân dân huyện Cầu Ngang. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn.
6


Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sự chuyển biến về kinh tế, xã hội của huyện
Cầu Ngang sau 10 năm đổi mới và tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết các
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII, VIII, IX, X trong giai đoạn từ năm 1995 đến
năm 2015 không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà cả về thực tiễn.
Thông qua các nguồn tài liệu, luận văn dựng lên bức tranh về kinh tế, xã hội
huyện Cầu Ngang từ 1995 đến 2015, trên cơ sở đó rút ra những bài học thành
công cùng những hạn chế chủ quan và khách quan. Đồng thời, mong muốn góp ý
kiến nhỏ bé vào việc gợi mở một số giải pháp và phương hướng phát triển của
huyện trong tương lai.
Nghiên cứu đề tài này còn để làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hoá của
nhân dân huyện Cầu Ngang trong quá khứ và hiện tại. Từ đó, giáo dục thế hệ trẻ
của huyện thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó. Một số
nội dung của luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy
lịch sử địa phương của huyện Cầu Ngang.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn chủ đề “Sự chuyển biến kinh tế,
xã hội ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh từ năm 1995 đến năm 2015” làm
hướng nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân, tập thể, các tổ chức viết
về đề tài kinh tế - xã hội. Liên quan đến đề tài là các Văn kiện Nghị quyết của

Đảng, nhất là Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX,X,XI. Trong Văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu lên hai nội dung rất quan trọng,
mang tính chất định hướng cho sự phát triển là “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010” và “Phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 - 2005”; đặc biệt là “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế
xã hội đến năm 2000” của Ban chấp hành trung ương Đảng do Nhà xuất bản Sự
thật - Hà Nội xuất bản năm 1991.
Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo của Đảng và nhà nước
viết về vấn đề đổi mới như: “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời
đại” của Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1987; cuốn “Sự nghiệp
7


đổi mới của chủ nghĩa xã hội” của Đỗ Mười, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1992;
và cuốn của Nguyễn Văn Linh là “Đổi mới để tiến lên”, Nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội 1991…Những tài liệu trên đã nêu lên yêu cầu và định hướng đổi mới
kinh tế - xã hội cho cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng.
Phản ánh quá trình vận động cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng ở tỉnh Trà Vinh có: “Lịch sử tỉnh Trà Vinh tập 1” (1732-1945) xuất bản năm 1995;” Lịch sử tỉnh Trà Vinh - tập 2 “(19451954) xuất bản năm 1999 “ Lịch sử tỉnh Trà Vinh - tập 3 (1954 - 1975)” xuất bản
năm 2005. Năm 2000 huyện uỷ Cầu Ngang xuất bản “Lịch sử truyền thống đấu
tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Cầu Ngang anh hùng giai đoạn
1930 - 1975”. Cuốn sách đã giới thiệu về huyện Cầu Ngang trong lịch sử, công
cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong
cách mạng tháng 8/1945 và tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 1954).
Năm 2015, huyện uỷ Cầu Ngang xuất bản “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân
huyện Cầu Ngang giai đoạn 1975 - 2010”. Cuốn sách đã dựng lại quá trình xây
dựng, trưởng thành và thành tích lãnh đạo của Đảng bộ trên các lĩnh vực kinh tế
- văn hoá - an ninh - quốc phòng trong 10 năm sau khi hoà bình lập lại, trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và thực
hiện công cuộc đổi mới ở huyện Cầu Ngang.
Báo cáo Nghị quyết tại Đại hội Đảng bộ huyện Cầu Ngang các khoá VII, VIII,
IX, X, XI đã đề cập đến các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh - quốc

phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
nhân dân. Các báo cáo đó đã nêu lên những thành tựu, hạn chế, chỉ ra được
nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại
biểu khoá trước, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp
cho nhiệm kỳ tiếp theo nhằm đưa huyện phát triển toàn diện, vững chắc.
Báo cáo tổng kết hàng năm của Uỷ ban nhân dân huyện Cầu Ngang nêu lên kết
quả đạt được về công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thương
nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường.
8


Trên cơ sở đó, có những đánh giá chung tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm trước, đề ra nhiệm vụ mục tiêu trong năm tới.
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu sự
chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Cầu Ngang từ năm 1995 đến năm 2015.
Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện từ năm
1995 đến năm 2015 là một vấn đề mới rất cần thiết.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Cầu Ngang
trong thời kì từ năm 1995 đến năm 2015.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ 1995 đến năm 2015. Tuy nhiên, để làm sáng
tỏ sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện, luận văn còn đề cập khái quát tình hình
kinh tế, xã hội trước đó.
Sở dĩ tôi lấy năm 1995 làm mốc mở đầu cho công trình nghiên cứu vì đây là năm
Đảng bộ huyện tổng kết 2 nhiệm kì Đại hội Đảng bộ huyện và 10 năm công cuộc đổi
mới huyện nhà được ghi nhận như một mốc son của lịch sử. Với đường lối đổi mới
đúng đắn đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
Năm 2015 là mốc kết thúc của công trình nghiên cứu vì đây là năm tổng kết 4
nhiệm kì Đại hội Đảng bộ huyện và 30 năm công cuộc đổi mới huyện nhà, đánh giá

và rút kinh nghiệm phát triển kinh tế, xã hội và đây cũng là năm huyện đạt nhiều
thành tựu về kinh tế, xã hội.
Về không gian: Luận văn giới hạn trong huyện Cầu Ngang thuộc tỉnh Trà Vinh.
Địa giới huyện gồm 13 xã và hai thị trấn (Cầu Ngang và Mỹ Long).
3.3.Nhiệm vụ đề tài
Thứ nhất, khái quát về huyện Cầu Ngang: điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế
- xã hội, truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân huyện Cầu Ngang
qua các thời kỳ lịch sử. Tình hình kinh tế, xã hội của huyện trước 1995.

9


Thứ hai, nghiên cứu hệ thống, toàn diện những chuyển biến về kinh tế, xã hội
của huyện từ năm 1995 đến năm 2015. Qua đó, rút ra, mặt mạnh và những hạn
chế của huyện Cầu Ngang trong phát triển kinh tế, xã hội từ năm 1995 đến năm
2015.
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
4.1 .Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu liên quan tới đề tài gồm: các Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà
nước; các văn kiện, Nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Trà Vinh, Huyện uỷ
Cầu Ngang, Uỷ ban Nhân dân huyện Cầu Ngang; các số liệu thống kê của các cơ
quan kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh và huyện Cầu Ngang.
Luận văn còn kế thừa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học
đăng trên các sách chuyên khảo, bài viết, bài nghiên cứu về đổi mới kinh tế, xã
hội đăng trên báo và tạp chí, đặc biệt là các cuốn viết về Lịch sử tỉnh Trà Vinh
và Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Cầu Ngang.
4.2 .Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương
pháp lôgic. Ngoài ra, tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, so

sánh, phân tích… để rút ra nhận xét trong quá trình nghiên cứu
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày hệ thống, sinh động quá trình phát triển, chuyển biến kinh
tế, xã hội của huyện Cầu Ngang trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2015.
Luận văn đánh giá những thành công của công cuộc đổi mới của huyện Cầu
Ngang, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế và nêu lên một số giải pháp nhằm
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Cầu Ngang.

10


Với những đóng góp đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ
huyện Cầu Ngang trong việc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
Đồng thời, luận văn có thể làm tư liệu giảng dạy lịch sử địa phương.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn chia làm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát vùng đất, con người, tình hình kinh tế, xã hội
huyện Cầu Ngang trước năm 1995
- Chương 2: Sự chuyển biến về kinh tế ở huyện Cầu Ngang từ năm
1995 đến năm 2015
- Chương 3: Sự chuyển biến về xã hội ở huyện Cầu Ngang từ năm
1995 đến năm 2015

11


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI, TÌNH HÌNH

KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN CẦU NGANG TRƯỚC
NĂM 1995
1.1 Khái quát về vùng đất, con người huyện Cầu Ngang
1.1.1Điều kiện tự nhiên
Cầu Ngang là một huyện vùng sâu, ven biển, nằm án ngữ ở cửa Cung Hầu
(thuộc hệ thống sông Tiền). Huyện lỵ Cầu Ngang cách tỉnh lỵ Trà Vinh 24 km, theo
hướng đông Nam; cách cửa Cung Hầu 7 km theo hướng Đông và cách biển Đông
hơn 30 km theo hướng đông Nam. Vị trí huyện Cầu Ngang tọa lạc tại tọa độ
9o31’19’’ – 9o31’58’’ kinh độ Đông và 106o19’38’’ – 106o20’00’’ vĩ độ Bắc [26, tr
.9].
Ranh giới tứ cận của huyện Cầu Ngang như sau: Bắc và đông Bắc giáp sông
Cổ Chiên và cửa Cung Hầu, tây Bắc giáp huyện Châu Thành, Nam và đông Nam
giáp huyện Duyên Hải và tây Nam giáp huyện Trà Cú.
Vào thời Minh Mạng (1820 – 1840), trong quá trình đẩy mạnh việc khai phá
vùng đất Nam Bộ, triều đình đã huy động nhân dân đào con kinh Chà Và và kinh
Cầu Ngang, nối liền sông Vinh Kim với sông Thâu Râu.
Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX, tuyến tỉnh lộ 35 (nay là quốc lộ 53)
được hình thành, từ tỉnh lỵ Trà Vinh qua huyện lỵ Cầu Ngang, xuống các xã ven
biển. Tiếp đó, các hương lộ lần lượt ra đời, hình thành hệ thống lộ “xương cá” mà
tỉnh lộ 35 là “xương sống” như hương lộ 18 đi Hiệp Hòa, hương lộ 19 đi Mỹ Long,
hương lộ 20 đi Nhị Trường, hương lộ 21 đi Ngũ Lạc, hương lộ 22 đi Thạnh Hòa Sơn,
hương lộ 23 đi Hiệp Thạnh…
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong công cuộc xây
dựng quê hương, được sự hỗ trợ và chi viện của tỉnh, chính quyền và nhân dân huyện
Cầu Ngang dành một nguồn lực quan trọng đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi
12


Nguồn [26, tr. 3]
13



(kinh, đê bao, cống đập) cùng hệ thống đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ, lộ giao
thông nông thôn…).
Từ đó, đã từng bước đáp ứng được nhu cầu khai thác các tiềm năng thế mạnh,
phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như phục vụ sản xuất và
sinh hoạt, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Huyện Cầu Ngang được chính thức thành lập vào năm 1928. Trong quá trình
lịch sử, Cầu Ngang và Duyên Hải nhiều lần được sáp nhập lại thành huyện Cầu
Ngang.
Đến năm 2010, huyện Cầu Ngang có 15 đơn vị hành chính cấp xã là thị trấn
Cầu Ngang, thị trấn Mỹ Long, xã Vinh Kim, xã Mỹ Long Bắc, xã Mỹ Long Nam, xã
Mỹ Hòa, xã Thuận Hòa, xã Hiệp Hòa, xã Kim Hòa, xã Nhị Trường, xã Trường Thọ,
xã Long Sơn, xã Hiệp Mỹ Đông, xã Hiệp Mỹ Tây và xã Thạnh Hòa Sơn.
Các thiết chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng của
huyện Cầu Ngang chủ yếu đặt tại thị trấn Cầu Ngang.
Về địa hình: Cầu Ngang có thể được chia thành hai phần khá rõ rệt, mà ranh
giới của nó là tuyến tỉnh lộ 35 (nay là quốc lộ 53). Phần phía Đông tỉnh lộ - trong
chiến tranh thường được gọi là các xã “vùng ngoài”, bao gồm các xã Mỹ Long (nay
chia thành thị trấn Mỹ Long, xã Mỹ Long Bắc và xã Mỹ Long Nam), Hiệp Mỹ (nay
chia thành hai xã Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây), một phần xã Mỹ Hòa (nay chia
thành thị trấn Cầu Ngang, xã Mỹ Hòa và xã Thuận Hòa), một phần xã Vinh Kim.
Phần phía Tây tỉnh lộ - trong chiến tranh gọi là các xã “vùng ruột”, bao gồm các xã
Hiệp Hòa (nay chia thành Hiệp Hòa và Kim Hòa), Nhị Trường (nay chia thành Nhị
Trường và Trường Thọ), Thạnh Hòa Sơn (trước đây thuộc xã Ngũ Lạc), Long Sơn,
một phần xã Mỹ Hòa và một phần xã Vinh Kim.
Địa hình chủ yếu của các xã “vùng ngoài” là những cánh đồng thấp trũng, có
cao trình trong khoảng 0,2 – 0,6 m so với mặt biển, có mật độ sông rạch tự nhiên cao.
Trên các cánh đồng của các xã “vùng ngoài”, tuy thường xuyên bị xâm nhập mặn và
triều cường nhưng trải qua kinh nghiệm nhiều thế kỷ, người nông dân đã lợi dụng


14


hiệu quả các qui luật tự nhiên phục vụ cho việc canh tác lúa cũng như khai thác
nguồn lợi thủy sản tự nhiên rất phong phú và đa dạng.
Sau ngày thống nhất đất nước, Cầu Ngang đã đầu tư xây dựng hệ thống thủy
lợi, phục vụ ngày càng tốt hơn việc mở rộng, khai thác có hiệu quả diện tích đất nông
nghiệp tại các xã này, nhất là trong việc chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất thấp
sang nuôi trồng thủy sản, với hiệu quả kinh tế vượt trội. Trong khi đó, các xã “vùng
ruột” có địa hình cao ráo hơn, với những cánh đồng có cao trình trong khoảng 0,3 –
0,8 m so với mặt biển, có mật độ sông rạch tự nhiên thấp.
Trong thời gian dài nhiều thế kỷ, nhân dân các xã này lâm vào cảnh thiếu nước
trầm trọng cho sản xuất và sinh hoạt nên đời sống gặp khó khăn, kinh tế xã hội địa
phương chậm phát triển.
Với chính sách ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng có đông đồng bào dân
tộc Khmer, tỉnh Trà Vinh nói chung và huyện Cầu Ngang nói riêng đã tập trung các
nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông và các thiết chế cơ
sở vật chất kỹ thuật khác, tạo nên bước đột phá mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp
và các thế mạnh khác, từng bước xóa dần khoảng cách trong diện mạo kinh tế xã hội
cũng như đời sống vật chất tinh thần của người dân các xã này.
Xen kẽ vào những cánh đồng mênh mông, cả các xã “vùng ngoài” cũng như
“vùng ruột”, là những con giồng đất cát có cao trình trong khoảng 0,5 – 1,2 m so với
mặt biển. Cá biệt, trước năm 1975, ở Cầu Ngang còn có những động cát cao 2 – 4 m
so với mặt biển (Mỹ Long, Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn…). Những con giồng đất cát
cao ráo, dễ đi lại, kể cả những tháng mùa mưa nước nổi trở thành địa bàn cư trú lý
tưởng cho cộng đồng các dân tộc Kinh , Khmer , Hoa, hình thành những đơn vị quần
cư từ rất sớm [26, tr. 11].
Từ xa xưa, cộng đồng các dân tộc Kinh , Khmer , Hoa tại Cầu Ngang đã sớm
biết khai thác thế mạnh của đất giồng cát, hình thành nghề trồng hoa màu, với sản

lượng lớn và nhiều chủng loại đặc sản.
Sau ngày đất nước thống nhất, với nhiều chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà
nước, nghề trồng hoa màu trên đất giồng cát tại Cầu Ngang ngày càng phát triển, góp
15


phần quan trọng vào việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tạo thêm những nguồn
thu nhập, nâng cao đời sống người dân địa phương.
Từ thập niên 1980, trên đoạn sông Cổ Chiên chảy qua địa phận Cầu Ngang và
cửa biển Cung Hầu hình thành một số cồn, cù lao mới nổi và bãi bồi đang trong quá
trình bồi tụ. Do đó, địa bàn Cầu Ngang có thêm một loại hình địa hình đặc trưng là
đất cù lao, bãi bồi. Địa hình cù lao, bãi bồi cũng đang được chính quyền và nhân dân
các xã ven sông, ven biển Cầu Ngang khai thác tốt trong việc phát triển nghề nuôi
trồng thủy sản, du lịch…
Về Khí hậu: Cầu Ngang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, chế độ gió ở Cầu Ngang thuộc loại
gió của vùng đồng bằng ven biển nằm trong khu vực chí tuyến, phân bố gió hàng
năm như sau:
Tháng 1 và tháng 2 thường có gió theo hướng Đông - Nam từ cấp 3 đến cấp 4
(gọi là gió chướng);
Tháng 3 và tháng 4 là thời kỳ gió chuyển mùa, đổi hướng Tây - Nam cấp 3
đến cấp 4;
Tháng 5 và tháng 6 gió mùa theo hướng Tây - Nam là chính, đây là thời điểm
hội tụ gió mùa, bắt đầu những đợt mưa dông;
Từ tháng 7 đến tháng 12, gió mùa chuyển dần theo hướng Đông – Nam rồi sang
Đông – Bắc, trung bình sức gió cấp 2.
Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, huyện Cầu Ngang cũng có những
thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định.
Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển, Cầu Ngang có một số hạn chế về
mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít.

Nhiệt độ trung bình là 26,6°C, biên độ nhiệt cao nhất là 35,8°C, nhiệt độ thấp
nhất là 18,5°C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp khoảng 6,4°C. Toàn huyện có
tổng số giờ nắng cao: 7,7 giờ/ngày, bức xạ quang hợp dồi dào: 82.800 cal/năm, cho
phép cây trồng phát triển quanh năm.
Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không
rõ chủ yếu 2 mùa mưa và nắng. Ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến
16


thiên ẩm độ có xu thế biến đổi theo mùa, mùa khô có ẩm độ từ 76% đến 86%, mùa
mưa có ẩm độ từ 86% đến 88%.
Chế độ mưa nắng ở Cầu Ngang có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa nắng), mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1.6271.250 mm), phân bố không ổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và không gian.
Cầu Ngang nằm ven biển Đông, nhưng rất hiếm khi có bão mà chỉ ảnh hưởng bão ở
khu vực lân cận, trên địa bàn Cầu Ngang đôi lúc xuất hiện những cơn lốc xoáy nhỏ,
trên phạm vi hẹp.
Cầu Ngang nằm trong vùng vĩ độ thấp nên nhận nhiều ánh sáng, trung bình có
trên 2.500 giờ nắng mỗi năm. Trong suốt thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 hầu như
không mưa, thời gian này gọi là mùa khô, nắng hạn hàng năm thường xảy ra gây khó
khăn cho sản xuất với số ngày không mưa kéo dài.
Nói chung, các yếu tố khí hậu ở Cầu Ngang tương đối ổn định, ít có biến đổi bất
thường đột ngột, khí hậu ở Cầu Ngang thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.
Về đất đai: Theo thông tin từ phòng Thống kê huyện Cầu Ngang tính đến ngày
01/01/2015, tổng diện tích đất tự nhiên của Cầu Ngang là 31.908 ha. Đất đai được
chia thành các nhóm chính như sau:
- Đất cát giồng, phân bố tại các giồng cát hình cánh cung chạy dài song song
với bờ biển thuộc các xã Mỹ long Bắc , Mỹ Long Nam và các xã Long Sơn, Thạnh
Hòa Sơn…độ cao địa hình từ 1,4m đến 2m. Loại đất này thích hợp trồng cây ăn
trái và hoa màu.
- Đất phù sa: Đất phù sa nhiễm mặn ít và trung bình nằm trong vòng cung mặn,

nước kênh rạch bị nhiễm mặn từ 1 đến 4 tháng, loại đất này phân bố tập trung tại
các xã Mỹ Hòa, Vinh Kim, Kim Hòa… Độ cao từ 0,6m đến 1,2m nên hầu như
không bị ngập úng, đất thích hợp trồng lúa 2 vụ/năm hay 1 vụ lúa, 1 vụ màu hoặc
lúa 1 vụ vào mùa mưa và kết hợp nuôi trồng thủy sản.
- Đất phèn gồm có các loại:
+ Đất phèn nhiễm mặn ít: tập trung ở các xã Hiệp Hòa, Kim Hòa có thể cải tạo để
trồng lúa.
17


+ Đất phèn nhiễm mặn trung bình: phân bố ở các xã Mỹ Hòa, Vinh Kim… Địa hình
khá cao, từ 0,6m đến 1,2m, không bị ngập lũ, có thể canh tác bằng cách trồng lúa
mùa kết hợp nuôi trồng thủy sản.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
1.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Cầu
Ngang. Ngoài ra, nhân dân Cầu Ngang còn chuyển các vùng đất trồng lúa kém hiệu
quả do nhiễm phèn mặn sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng
và tôm sú phân bố ở các xã Mỹ Long Nam, Mỹ Hòa, bên cạnh đó nhân dân Cầu
Ngang còn tận dụng các vùng đất giồng cát để trồng các loại cây hoa màu khác như:
dưa, bắp, đậu… mang lại hiệu quả kinh tế cao tập trung chủ yếu ở các xã Mỹ Long
Bắc, Long Sơn ….
Ngoài trồng trọt, nhân dân Cầu Ngang còn đẩy mạnh chăn nuôi gia súc như: trâu,
bò, lợn, gà, vịt…để cung cấp nguồn thực phẩm, sức kéo và phân bón cho đồng
ruộng. Đánh bắt thủy hải sản cũng là ngành kinh tế mang lại thu nhập cũng như giải
quyết được việc làm khá tốt cho nhân dân Thị Trấn Mỹ Long.
Cầu Ngang cũng là huyện có khá nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như
nghề đan thảm lục bình ở xã Vinh Kim, làng nghề gói Bánh Tét ở Trà Cuôn, Tôm
Khô Vinh Kim…đã đăng kí độc quyền nhãn hiệu được nhân dân trong và ngoài nước
ưa chuộn.

1.1.2.2. Đặc điểm xã hội
Theo số liệu thống kê của huyện Cầu Ngang đến năm 2015, Cầu Ngang có
134.739 người, mật độ 421 người/ km2 [37, tr.4]. Sinh sống trên địa bàn huyện là ba
thành phần dân tộc chính, trong đó dân tộc Kinh chiếm hơn một nửa, tiếp đến là dân
tộc Khmer và người Hoa.

18


Bảng 1.1: Thống kê các dân tộc ở huyện Cầu Ngang- Trà Vinh
Dân tộc

Số người

Tỷ lệ % so với tổng số dân

1

Kinh

84.317

62.58

2

Khmer

49.902


37,03

3

Hoa

520

0,39

Tổng cộng

134.739

100

Ghi chú

Nguồn [26, tr 13]
Huyện Cầu Ngang có 3 dân tộc sinh sống, đây là một trong những nét cơ bản
tạo nên những nét văn hóa chung của cư dân ở đây, là điểm hội tụ giao thoa văn hóa
giữa các dân tộc anh em đang sinh sống trên địa bàn huyện.
Dân tộc Kinh: Chiếm 62,58% dân số trong huyện, hầu như có mặt ở tất cả các thị
trấn và các xã trong huyện, cùng sống xen kẽ với các dân tộc khác. Người Kinh quen
với việc trồng lúa nước kết hợp với một số nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, họ
còn có mở rộng thêm một số nghề khác như buôn bán tại nhà, tại chợ. Người Kinh
không những giàu kinh nghiệm sản xuất mà còn có khả năng tiếp thu nhanh những
tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Văn hóa tín ngưỡng quan trọng nhất của người Kinh là thờ cúng tổ tiên, ông bà
cha mẹ. Người Kinh sinh sống ở huyện Cầu Ngang đã có sự giao lưu văn hóa với các

dân tộc khác, điều này làm cho Cầu Ngang có nền văn hóa đa dạng, phong phú.
Dân tộc Khmer chiếm 37,03% dân số trong huyện, họ sinh sống thành các phum
sóc theo các con giồng cát tập trung tại các xã Nhị Trường, Trường Thọ, Kim Hòa,
Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn,… kinh tế chủ yếu là làm nghề nông nghiệp như trồng
lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kết hợp làm nghề thủ công như đan tre,
nứa…
Người Khmer ở huyện Cầu Ngang tuyệt đại đa số theo Phật giáo Tiểu thừa. Đối
với đồng bào Khmer, ngôi chùa không chỉ là nơi tu hành và thực hiện các lễ nghi tôn
giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần mang tính cộng đồng của phum
sóc… Trong năm có nhiều lễ hội như: Ok om bok, Sel Dolta, Chol Chnam
Thamay… đã tạo nên nét phong phú trong văn hóa của người Khmer.
19


Người Hoa chiếm 0,39% so với số dân chung. Người Hoa tại Cầu Ngang phần
phần đông là dân gốc Quảng Đông, Triều Châu và Hẹ, cư trú tập trung tại các thị trấn
(Cầu Ngang, Mỹ Long), Hiệp Hòa, Trường Thọ, sinh sống chủ yếu bằng nghề mua
bán, đóng đáy biển và trồng rẫy. Người Hoa có các hình thức sinh hoạt văn hóa tinh
thần phong phú như: Thờ cúng tổ tiên, múa lân sư rồng, ...
Ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa ở huyện Cầu Ngang sống xen kẽ nhau trong các
xã, thị trấn trên khắp địa bàn huyện, mỗi dân tộc đều có một nét sinh hoạt văn hóa đa
dạng và nhiều lễ hội trong năm từ đó tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng phong phú
của cư dân huyện Cầu Ngang.
Từ lâu, ba dân tộc anh em trên địa bàn huyện Cầu Ngang đã có truyền thống đoàn
kết keo sơn gắn bó, tương trợ nhau trong quá trình khai hoang lập ấp, lao động xây
dựng cuộc sống.
Trong quá khứ cũng như hiện nay, cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như
các thế lực thù địch, luôn kích động hòng gây chia rẽ trong âm mưu lâu dài “chia để
trị” nhưng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cộng đồng các dân tộc Kinh, Khmer , Hoa
Cầu Ngang luôn phát huy truyền thống đoàn kết, kề vai sát cánh nhau trong chiến

đấu cũng như trong lao động sản xuất xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tô thắm
trang sử vàng của quê hương Cầu Ngang anh hùng.
1.2 Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân huyện Cầu
Ngang qua các thời kỳ lịch sử

Cầu Ngang vốn là một vùng đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm
và truyền thống cách mạng. Ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược và đặt ách cai
trị lên mảnh đất Nam Bộ nước ta, liên tục các thập niên 1860, 1870 và 1880, tại các
dải rừng ven biển Cầu Ngang, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, do các sĩ phu
yêu nước lãnh đạo như Lê Tấn Kế ,Trần Bình, Lê Xuân Phụng, Đoàn Công Bửu,
Phan Tôn , Phan Liêm, Đốc binh Say… Trong đó, nổi bật nhất là cuộc khởi binh của
Đề Triệu, tại vùng Long Hậu – Mương Khai, xuống tới Ba Động, với nhiều chiến
tích oai hùng, gây thiệt hại đáng kể cho thực dân Pháp.

20


Khi các cuộc khởi binh này thất bại và tan rã, Cầu Ngang lại trở thành địa bàn
hoạt động của các phong trào yêu nước khác như Thiên Địa Hội, Truyền bá chữ quốc
ngữ, Đông Du, Duy Tân…
Đầu thập niên 1920, Cầu Ngang trở thành một trong những địa bàn đầu tiên
của tỉnh Trà Vinh đón nhận và hình thành tổ chức ban đầu theo khuynh hướng vô
sản, với sự xuất hiện của tổ chức Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên đỏ tại Mỹ
Hòa, Mỹ Long, Vinh Kim, mà công lao truyền bá, gây dựng thuộc về nhà cách mạng
Dương Quang Đông – người con ưu tú của quê hương Cầu Ngang.
Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, dưới sự chủ trì của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thì ngay trong mùa Xuân năm 1930, Cầu Ngang đã thành
lập Chi bộ Đảng tại Long Hậu (nay là xã Mỹ Long Nam) và là một trong ba Chi bộ
đầu tiên của tỉnh Trà Vinh [26, tr. 15]. Sau đó, Quận ủy Cầu Ngang và Chi bộ Đảng
các xã Mỹ Hòa, Mỹ Thập Phú (nay là Mỹ Long Bắc), Long Vĩnh, Hiệp Mỹ, Vinh

Kim… lần lượt ra đời, trực tiếp lãnh đạo quần chúng nhân dân trong huyện đấu tranh
chống thực dân phong kiến, giành độc lập tự do cho dân tộc và ruộng đất cho dân
cày.
Từ đây, trong suốt giai đoạn tiền khởi nghĩa (1930 – 1945) và 2 cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975), Cầu
Ngang là một trong những chiếc nôi thiêng, là căn cứ đứng chân vững chắc và là
nguồn đào tạo, tôi luyện, cung cấp đội ngũ cán bộ lãnh đạo cách mạng các cấp.
Trải qua các cao trào đấu tranh 1930 – 1931, Mặt trận Dân chủ 1936 – 1939 và
cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ 1940… Đảng bộ Cầu Ngang đã không ngừng trưởng thành,
tôi luyện và tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo phong trào cách mạng quần chúng. Thắng
lợi của cuộc Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 tại Cầu Ngang là sự kết hợp bản lĩnh
chính trị, năng lực lãnh đạo của Đảng bộ với sức mạnh đoàn kết yêu nước, ý chí
chống ngoại xâm mãnh liệt của quần chúng nhân dân, vừa giành chính quyền thành
công trên địa bàn huyện, vừa góp phần quan trọng cho thắng lợi cách mạng trên
phạm vi cả tỉnh cũng như cả nước.
Thắng lợi của cuộc Khởi nghĩa tháng tám năm 1945 là mốc son lịch sử, đánh
dấu cho một chặng đường lịch sử mới và của Đảng bộ, quân và dân huyện Cầu
21


Ngang – chặng đường xây dựng và bảo vệ chế độ mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, không bao lâu sau, thực dân Pháp và các thế lực phản động đã câu
kết nhau, điên cuồng chống phá cách mạng, chống phá những thành tựu vĩ đại của
Nhân dân ta. Đảng bộ, quân và dân Cầu Ngang đã anh dũng chiến đấu chống lại sự
xâm lược của kẻ thù, gây cho chúng nhiều thiệt hại trên đường hành quân chiếm
đóng huyện lỵ.
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Ủy ban Kháng chiến hành chánh huyện,
quân và dân Cầu Ngang đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân và toàn diện.
Từ hai bàn tay trắng lúc ban đầu, nhưng với tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo,

quân và dân Cầu Ngang đã sáng tạo nên nhiều cách đánh mưu mẹo, bất ngờ, lấy ít
thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh, giành những thắng lợi giòn giã như trận Thị Ròn,
trận đồn Vinh Kim, trận đánh chiếm dinh quận, trận phục kích Mai Hương diệt tên
Quận Be…
Qua chiến đấu, các đơn vị vũ trang cách mạng Cầu Ngang không ngừng trưởng
thành, vừa dẫn đường mở mũi, vừa phối kết hợp hiệu quả với các đơn vị bộ đội tỉnh,
bộ đội quân khu tham gia các chiến dịch, tạo nên những thắng lợi vang dội như trận
Bình Tân (xã Hiệp Hòa), La Bang – Bến Trại (xã Ngũ Lạc), trận La Bang – Sóc
Ngang (Long Sơn và Mỹ Hòa)… gây thiệt hại nặng cho các tiểu đoàn, trung đoàn
địch, thu nhiều vũ khí, giải phóng nhiều xã.
Những chiến công của quân và dân Cầu Ngang đã làm nức lòng cán bộ, chiến
sĩ và Nhân dân trong huyện, làm lung lay ý chí chiến đấu của kẻ thù, tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ về thế và lực cũng như cục diện chiến tranh trên phạm vi cả tỉnh, góp
phần xứng đáng vào thắng lợi cuối cùng của Đảng bộ, quân dân Trà Vinh trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngay khi Hiệp định Genève còn chưa ráo mực, đế quốc Mỹ đã nhanh chân nhảy
vào hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam, dựng lên chế độ bù nhìn Ngô
Đình Diệm nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Cầu
Ngang trở thành một trong những trọng điểm đàn áp, khủng bố với nhiều thủ đoạn
mang tên “Sóng tình thương”, “Đồng tâm diệt cộng”… nhắm vào những người
22


kháng chiến cũ và quần chúng yêu nước. Với Luật 10/59, chúng lê máy chém đi khắp
nơi, phát xít hóa bộ máy cai trị… Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, cộng đồng các dân
tộc Cầu Ngang kiên trì đấu tranh chính trị, từng bước xây dựng lực lượng vũ trang,
kết hợp đấu tranh chính trị với bạo lực vũ trang giành quyền làm chủ. Bắt đầu từ Mỹ
Long (14/9/1960), cuộc Đồng khởi nhanh chóng lan rộng và giành thắng lợi trên
phạm vi toàn huyện. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân Cầu Ngang
ngày càng mở rộng với sự ra đời của các đơn vị địa phương quân huyện, dân quân du

kích xã ngày đêm bám dân, bám đất làm nòng cốt cho phong trào nhân dân du kích
phát triển mạnh mẽ, đẩy địch vào thế bị động đối phó, góp phần cùng quân dân cả
Tỉnh làm phá sản các chiến lược “chiến tranh Đơn phương”, “chiến tranh Đặc biệt”,
“chiến tranh Cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.
Trong chiến dịch Xuân Mậu Thân năm 1968, tuy nhận lệnh trễ làm cho công tác
chuẩn bị không thật chu đáo nhưng quân và dân Cầu Ngang đã anh dũng chiến đấu,
gây cho địch nhiều tổn thất, mở rộng vùng căn cứ giải phóng, giáng đòn quyết định
vào tinh thần và ý chí chiến đấu của kẻ thù. Qua đó, góp phần xứng đáng cùng quân
dân cả tỉnh, quân dân toàn miền Nam đánh bại chiến lược "Chiến tranh Cục bộ" của
địch.
Sau Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân – 1968 của quân dân ta, tình
thế chiến trường lâm vào thế bất lợi nhưng Mỹ ngụy vẫn điên cuồng và hiếu chiến
hơn, ồ ạt triển khai chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", huy động toàn bộ lực
lượng quân sự ráo riết đẩy mạnh các cuộc càn quét lấn chiếm, đóng đồn bình định.
Tính đến tháng 10/1970, chúng đóng hơn 150 đồn lớn nhỏ khắp 9 xã trong huyện.
Song song đó, chúng tung các đoàn thám báo, bình định, phượng hoàng về các xóm
ấp, tiến hành xây dựng mạng lưới “tình báo đại chúng” nhằm rà soát, đánh phá cơ sở
ta. Phong trào cách mạng Cầu Ngang đối mặt với những khó khăn, thử thách mới.
Đảng bộ, quân và dân Cầu Ngang luôn đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí, với
quyết tâm sắt đá, không chùn bước, không khuất phục trước kẻ thù, kiên cường bám
trụ để giữ đất, giữ dân, bảo vệ vùng căn cứ và các căn cứ lõm. Đơn vị biệt động
huyện lỵ thường xuyên tổ chức các hoạt động thọc sâu vào nội ô, xây dựng cơ sở và
du kích mật, đánh sập cầu Cầu Ngang và cầu Chà Và; đơn vị C 507 địa phương quân
23


huyện, có cơ sở nội ứng phục vụ, đánh tiêu diệt đồn tề xã Hiệp Mỹ; du kích các xã
làm nòng cốt phát triển phong trào nhân dân du kích chiến tranh, chống lấn chiếm
bình định, tiến tới bao vây đồn bót, giữ vững khu căn cứ và các căn cứ lõm.
Sau Hiệp định Paris (27/01/1973), tuy phải rút đội quân viễn chinh và chư hầu

về nước, nhưng đế quốc Mỹ không từ bỏ ý đồ xâm lược miền Nam Việt Nam, tiếp
tục tăng cường viện trợ quân sự cho ngụy quyền Sài Gòn. Chúng ráo riết đôn quân
bắt lính, đẩy mạnh các hoạt động giành dân lấn đất và xây dựng kế hoạch hậu chiến.
Quán triệt chủ trương của Khu ủy khu Tây Nam bộ và Tỉnh ủy Trà Vinh, Đảng
bộ Cầu Ngang lãnh đạo quân và dân trong huyện nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định,
kiên quyết trừng trị quân địch lấn chiếm, vi phạm Hiệp định Paris. Với cách đánh bao
vây đánh lấn, kết hợp ba mũi giáp công, quân và dân Cầu Ngang đã bao vây bức rút
ba đồn bảo an cấp đại đội của địch là Đầu Bằng (Long Hữu), Giồng Chỏi (Mỹ Long)
và Bến Giồng Tượng (Hiệp Mỹ). Đến cuối năm 1974, quân dân ta đã giải phóng cơ
bản các xã “vùng ngoài” như Mỹ Long, Hiệp Mỹ, Long Hữu…
Vào chiến dịch Mùa Khô 1974 – 1975, được sự hỗ trợ và phối hợp của các đơn
vị vũ trang tỉnh, quân và dân Cầu Ngang đã đánh diệt 6 đồn, trong đó có 2 đồn tề xã;
đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn bảo an và tiêu hao hai tiểu đoàn bảo an khác; bức
rút 35 đồn bót, trong đó có 4 cụm đồn tề xã, giải phóng hoàn toàn 6 xã, tạo áp lực và
thế bao vây chi khu địch từ ba hướng Nam, Đông và Tây. Các đơn vị vũ trang và
phong trào quần chúng cách mạng càng thêm phát triển, lớn mạnh. Địch lúc này chỉ
co cụm phòng thủ tại chi khu (đóng tại huyện lỵ), các phân chi khu Ngũ Lạc (tại Cây
Da), Hiệp Hòa (tại Bàu Cát), Long Sơn (tại Tân Lập) và phân chi khu Vinh Kim trên
tuyến tỉnh lộ 35 (nay là quốc lộ 53).
Đi vào chiến dịch Mùa Xuân 1975, theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ban Chỉ
huy chiến dịch tỉnh Trà Vinh, Huyện ủy và Ban Chỉ huy chiến dịch huyện Cầu
Ngang tập trung lực lượng vũ trang huyện và xã, xây dựng phương án tiến công trên
tinh thần“tập trung tiến công chi khu, vừa tự lực giải phóng huyện vừa căng kéo lực
lượng địch, tạo điều kiện cho tỉnh giải phóng tỉnh lỵ. Sau khi giải phóng huyện lỵ,
huyện sẽ hỗ trợ cho các xã còn lại giải phóng” [26, tr. 23].

24


Đồng loạt với các huyện trong tỉnh, đêm 28/4/1975, các đơn vị vũ trang Cầu

Ngang hình thành các mũi, nổ súng tiến công địch tại huyện lỵ và giữ vững trận địa
tiến công trong suốt 2 ngày 29 và 30/4/1975. Tại Ngũ Lạc, Long Sơn, Hiệp Hòa,
Vinh Kim, quân dân các xã này cũng tập trung lực lượng, bao vây, tiến công và chiến
đấu chống địch phản kích.
Đến trưa ngày 30/4/1975, sau khi Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương
Văn Minh công bố lệnh đầu hàng, rồi sau đó là tên Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu
trưởng Vĩnh Bình Nguyễn Văn Sơn cũng công bố lệnh đầu hàng quân cách mạng,
Ban Chỉ huy chiến dịch tại Cầu Ngang tập trung các lực lượng quân sự, chính trị,
binh vận tiến công làm suy sụp tinh thần bọn ngụy quân vừa liên tục đấu tranh, kêu
gọi bọn ngụy quyền, bọn sĩ quan chỉ huy buông súng đầu hàng.
Trước sức tiến công của quân dân ta cũng như từ thất bại chung của địch trên
phạm vi cả tỉnh, cả nước, vào lúc 16 giờ 40 phút ngày 30/4/1975, tên Quận trưởng
kiêm Chi khu trưởng Cầu Ngang và đồng bọn phải chấp nhận đầu hàng. Sau đó lực
lượng địch tại các xã còn lại cũng buông súng đầu hàng. Huyện Cầu Ngang được giải
phóng hoàn toàn vào lúc 17 giờ ngày 30/4/1975 [26,tr 24].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân dân huyện Cầu Ngang đã giành được
thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn, ít đổ máu, góp phần xứng đáng cùng quân dân cả
tỉnh, cả nước kết thúc thành công hai cuộc kháng chiến vĩ đại kéo dài 30 năm (1945 –
1975) chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất đất nước.
Trong lịch sử đấu tranh kiên cường của một huyện luôn ở thế đối đầu ác liệt,
thế đầu sóng ngọn gió của cuộc đấu tranh trường kỳ, toàn huyện Cầu Ngang có 2.518
liệt sĩ, 918 thương binh, 5.782 gia đình có công với nước và 325 bà mẹ Việt Nam anh
hùng . Đây là những người con ưu tú của quê hương, mãi mãi được lịch sử và các thế
hệ cư dân địa phương tôn vinh, kính trọng [26,tr 25].
Qua những thành tích đóng góp cho cách mạng, rất nhiều tập thể đơn vị vũ
trang và cá nhân cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Cầu Ngang được Đảng,
Nhà nước tặng thưởng hàng ngàn danh hiệu, huân huy chương các loại. Trong đó có
25



×