Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện công tác giám định chất lượng tai công ty cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 109 trang )

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5
i.
Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................................... 5
ii. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................................ 6
iii. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................................. 6
iv. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................................ 6
v. Kết cấu đề tài ............................................................................................................................................. 7
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM .................................................................................................... 8
1.1. Khái niệm chung về chất lượng sản phẩm .................................................................................... 8
1.1.1.Khái niệm chất lượng sản phẩm ......................................................................... 8
1.1.2.Vai trò của chất lượng trong nền kinh tế thị trường ........................................ 9
1.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm ..................................................... 10
1.1.3.1. Chỉ tiêu có thể so sánh được. ........................................................................... 10
1.1.3.2. Chỉ tiêu không so sánh được ........................................................................... 10
1.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ................................................. 11
1.1.4.1. Các yếu tố bên ngoài ....................................................................................... 11
1.1.4.2. Các yếu tố bên trong tổ chức ........................................................................... 12
1.2. Quản lý chất lượng và giám định chất lượng sản phẩm ......................................................... 15
1.2.1.Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm ......................................................... 15
1.2.2.Khái niệm giám định chất lượng sản phẩm. ........................................................ 17
1.2.3.Nội dung quản lý và giám định chất lượng sản phẩm ......................................... 17
1.2.3.1. Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế ................................................... 17
1.2.3.2. Quản lý chất lượng trong giai đoạn cung ứng ................................................ 18
1.2.3.3. Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất .................................................. 18
1.2.3.4. Quản lý chất lượng trong phân phối bán hàng ............................................... 19


1.3. Các phương thức quản lý chất lượng sản phẩm ............................................................................... 20
1.3.1.Kiểm soát chất lượng – QC (Quanlity Control) ................................................... 20
1.3.2.Giám định chất lượng – QI (Quality Inspection) ................................................. 21
1.3.3.Đảm bảo chất lượng – QA (Quality Assurance) .................................................. 23
1.3.4.Kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC (Total Quality Control) ......................... 23
1.3.5.Quản lý chất lượng toàn diện – TQM (Total Quality Management) ................... 23
1.4. Phương pháp thống kê trong công tác quản lý và giám định chất lượng sản phẩm. ................. 25
1.4.1.Phiếu kiểm tra (checksheet) ................................................................................. 25
1.4.2.Sơ đồ dòng chảy ( flow chart). ............................................................................. 26
1.4.3.Biểu đồ Pareto. ..................................................................................................... 27
1.4.4.Biểu đồ xương cá (biểu đồ Ishikawa.) ................................................................. 29
1.4.5.Biểu đồ tần suất ( Biểu đồ Histogram) ............................................................... . 30
1.4.6.Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram). ................................................................... 30
1.4.7.Biểu đồ kiểm soát. ................................................................................................ 31
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám định chất lượng sản phẩm. ......................................... 32
1.5.1.Máy móc thiết bị. .................................................................................................. 32
1.5.2.Các nguồn lực sử dụng (khoáng sản). ................................................................. 32
Học viên: Nguyễn Quang Trung

1

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

1.5.3.Phương pháp giám định. ...................................................................................... 33
1.5.4.Con người. ............................................................................................................ 33

PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH VINACOMIN ....................... 35
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần giám định Vinacomin. ................................................................... 35
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần giám định Vinacomin. .............................. 35
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ. ........................................................................................... 36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý. ..................................................................... 37
2.1.4. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh, sáng chế bản quyền ....................... 41
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .......................................... 42
2.2. Phân tích thực trạng công tác giám định chất lượng tại công ty cổ phần giám định Vinacomin .
.................................................................................................................................................................... 44
2.2.1. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ................................................ 44
2.2.2. Quy trình cung cấp dịch vụ giám định chất lượng của công ty Vinacomin ........ 44
2.2.3. Phân loại hoạt động giám định chất lượng ........................................................ 47
2.2.3.1. Phân loại theo kỹ thuật giám định ................................................................... 47
2.2.3.2. Phân loại hoạt động giám định theo hợp đồng ................................................ 48
2.2.4. Phân tích thực trạng hệ thống quản lý chất lượng tại công ty ........................ 51
2.2.4.1. Mục tiêu chiến lược chất lượng của công ty .................................................... 51
2.2.4.2. Hệ thống quản lý chất lượng của công ty ........................................................ 52
2.2.5. Quy trình giám định chất lượng sản phẩm của công ty ................................... 58
2.2.5.1. Qui trình giám định than xuất khẩu rót trực tiếp xuống phương tiện, tầu biển
........................................................................................................................................ 58
2.2.5.2. Qui trình giám định than xuất khẩu bốc chuyển tải ......................................... 61
2.2.5.3. Qui trình giám định than tiêu thụ trong nước, giao nhận nội bộ trong Tập
đoàn ............................................................................................................................... 62
2.2.6. Một số công cụ giám định chất lượng của công ty ........................................... 64
2.2.7. Bộ máy quản lý và nhân lực giám định chất lượng của công ty ..................... 65
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác giám định chất lượng của công ty. ............. 68
2.3.1. Các yếu tố bên trong công ty .............................................................................. 68
2.3.1.1. Chính sách đối với người lao động .................................................................. 68
2.3.1.2. Trình độ công nghệ ........................................................................................... 70

2.3.1.3. Máy móc thiết bị và tài sản cố định ................................................................. 73
2.3.1.4. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................................... 75
2.3.1.5. Chính sách cổ tức ............................................................................................. 79
2.3.2. Các yếu tố bên ngoài tổ chức ............................................................................. 80
2.3.2.1. Vị thế của Công ty cổ phầm Giám định Vinacomin so với các doanh nghiệp
khác trong ngành ........................................................................................................... 80
2.3.2.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới ................................... 81
2.3.2.3. Các yếu tố rủi ro .............................................................................................. 82
2.4. Phân tích hiệu quả công tác giám định chất lượng của công ty cổ phần Vinacomin ......... 84
2.4.1. Phân tích tình hình thực hiện giám định sản lượng so với kế hoạch ............. 84
2.4.2. Phân tích tình hình thực hiện giám định sản lượng giữa các năm ................ 85
Học viên: Nguyễn Quang Trung

2

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

2.4.3. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả công tác giám định chất lượng .................... 86
2.5Nhận xét thực trạng công tác giám định chất lượng tại công ty cổ phần VINACOMIN .. 88
2.5.1. Thuận lợi ............................................................................................................ 88
2.5.2. Khó khăn ............................................................................................................ 89
2.5.3. Điểm mạnh ......................................................................................................... 89
2.5.4. Điểm yếu ............................................................................................................. 90
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM

ĐỊNH VINACOMIN ................................................................................................... 91
3.1. Nhận xét về hiệu quả công tác giám định chất lượng của công ty ........................................... 91
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác giám định chất lượng tại công
ty cổ phần giám định Vinacomin ............................................................................................................... 91
3.2.1. Giải pháp 1: ........................................................................................................ 92
3.2.1.1. Cơ sở của giải pháp ......................................................................................... 92
3.2.1.2. Nội dung thực hiện giải pháp ........................................................................... 94
3.2.1.3. Kết quả và hiệu quả dự kiến khi áp dụng giải pháp ....................................... 98
3.2.2. Giải pháp 2 ....................................................................................................... 100
3.2.2.1. Cơ sở của giải pháp ....................................................................................... 100
3.2.2.2. Nội dung thực hiện giải pháp ......................................................................... 101
3.2.2.3. Kết quả và hiệu quả dự kiến của giải pháp.................................................... 102
3.3. Giải pháp 3: ............................................................................................................................................ 104
3.2.3.1 Cơ sở của giải pháp ........................................................................................ 104
3.2.3.2 Nội dung thực hiện giải pháp .......................................................................... 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 108
1. KÕt luËn ............................................................................................................ 108
2. KiÕn nghÞ ........................................................................................................... 108

Học viên: Nguyễn Quang Trung

3

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trng i Hc Bỏch Khoa H Ni

Lun Vn Thc S Kinh T


Trường đại học bách khoa hà nội
VIệN KINH Tế & QUảN Lý
**********

Luận văn thạc sỹ kinh tế
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Đề TàI:

MT S GII PHP HON THIN CễNG TC GIM NH
CHT LNG TI CễNG TY C PHN GIM NH VINACOMIN

Hc viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:

Hc viờn: Nguyn Quang Trung

4

Nguyễn Quang Trung
TS. Nguyễn Danh Nguyên

Lp: Cao hc H Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
PHẦN MỞ ĐẦU


i.

Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của của doanh nghiệp là tiến hành sản xuất

không ngừng nâng cao hiệu quả, cung cấp hàng hóa và dịch vụ có giá trị ngày càng cao
cho xã hội. Để quá trình sản xuất đạt được kết quả cao nhất thì doanh nghiệp phải khai
thác và sử dụng các nguồn lực hiệu quả tối đa, tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản
phẩm. Đồng thời kết hợp đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm xây dựng uy
tín và trách nhiệm đối với khách hàng và xã hội.
Công ty cổ phần giám định VINACOMIN là doanh nghiệp nhà nước hoạt động
trên lĩnh vực đo lường và giám định sản phẩm; đơn vị thành viên của Tập đoàn Than –
Khoáng sản Việt Nam. Công ty thành lập ngày 01/04/1995 theo quyết định số
133/NL/TCCB-LĐ ban ngày 04/03/1995 của Bộ Năng Lượng. Là một đơn vị thừa
hưởng kinh nghiệm trên 40 năm trong công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm Than –
Khoáng sản Việt Nam cùng với sự đầu tư về con người, cơ sở vật chất và trang thiết bị
tiên tiến, đồng bộ. Trong lĩnh vực nghiên cứu sử dụng và giám định khối lượng, chất
lượng Than – Khoáng sản, kết quả phân tích, giám định của công ty đã và đang được
sử dụng phục vụ cho tất cả các dự án nghiên cứu đầu tư tại Việt Nam cũng như buôn
bán thương mại trên thị trường. Trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, công ty là chủ các đề tài
soát xét hiệu chuẩn các tiêu chuẩn Than – Khoáng sản hiện hành tại Việt Nam.
Để công ty ngày càng phát triển thì cần thiết phải có những định hướng và biện
pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định chất lượng sản phẩm. Cùng
với đó, để nâng cao hiệu quả công tác giám định chất lượng sản phẩm thì việc đầu tiên
công ty phải đưa ra được kế hoạch thực hiện, đánh giá lại toàn bộ hiện trạng công ty từ
đó đưa ra được các quyết định mang tính chiến lược nâng cao chất lượng giám định sản
phẩm. Với mong muốn có được cái nhìn tổng thể về chất lượng và giám định chất
lượng sản phẩm trong công ty cũng như hiểu rõ được các phương pháp, công cụ phục
vụ cho công tác giám định được hiệu quả hơn, đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện
công tác giám định chất lượng tại công ty cổ phần giám định VINACOMIN” được


Học viên: Nguyễn Quang Trung

5

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

thực hiện để làm cơ sở khoa học có thể áp dụng cho hoạt động giám định của công ty
ngày một hoàn thiện hơn.
ii.

Mục tiêu nghiên cứu

a. Mục tiêu chung
Thông qua phân tích đánh giá thực trạng về công tác giám định chất lượng tại
công ty để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty trong bối
cảnh hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp mang tính chiến lược nhằm cải thiện
hiệu quả công tác giám định chất lượng sản phẩm tại công ty Vinacomin.
b. Mục tiêu cụ thể
Thu thập thông tin và dữ liệu từ các bộ phận thống kê, kế toán và các phòng ban
về công tác giám định chất lượng của công ty.
Phân tích kết quả, hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của công tác giám định chất
lượng tại công ty bằng các chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể.
Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến hoạt động giám định
chất lượng tại công ty.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác giám định chất lượng
sản phẩm hiện tại.
iii.

Đối tượng nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các chỉ tiêu về nội dung kinh tế, kỹ thuật được
thể hiện qua: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu thống kê và giám định chất
lượng, báo cáo thành tựu đạt được trong công tác giám định và các tài liệu có liên
quan.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty cổ phần giám định VINACOMIN.
Số liệu đánh giá công tác giám định chất lượng của Công ty cổ phần VINACOMIN
trong 3 năm từ 2008 đến 2010.
iv.

Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập số liệu
Học viên: Nguyễn Quang Trung

6

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế


• Kế thừa số liệu thống kê về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
• Kế thừa các tài liệu báo cáo liên quan đến công tác giám định
• Thu thập số liệu thực tế tại công ty
• Trao đổi, phỏng vấn các cán bộ, chuyên viên có liên quan trong đề tài nghiên cứu.
b. Phương pháp xử lý số liệu
• Phương pháp thống kê kinh tế
• Phương pháp phân tích kinh tế
v.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì luận văn được chia làm 3 phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận về chất lượng và giám định chất lượng sản phẩm.
Phần 2: Phân tích thực trạng công tác giám định chất lượng tại Công ty cổ phẩn
giám định Vinacomin.
Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác giám định chất
lượng tại Công ty cổ phần Vinacomin.

Học viên: Nguyễn Quang Trung

7

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế


PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
1.1. Khái niệm chung về chất lượng sản phẩm
1.1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, là một khái niệm mang tính
tổng hợp các mặt kinh tế, khoa học, xã hội. Chất lượng sản phẩm được hình thành
trong quá trình nghiên cứu, phát triển, được đảm bảo trong quá trình sản xuất và được
duy trì trong quá trình sử dụng.
Có hai quan niệm về chất lượng:
 Quan niệm cổ điển : chất lượng là sự phù hợp với các quy định đề ra của sản phẩm
hoặc dịch vụ. Điều này đồng nghĩa với các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
 Quan niệm hiện đại: theo ISO 9000 thì chất lượng là mức độ của một tập hợp các
đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu.
Các yêu cầu trong quan niệm này là các nhu cầu mong đợi đã được công bố, ngầm
hiểu chung hay bắt buộc.
Sản phẩm làm ra phải đảm bảo các đặc tính làm thoả mãn các nhu cầu mong
đợi của khách hàng và không gây ảnh hưởng đến xã hội và môi trường xung quanh.
Chất lượng gắn liền với việc thoả mãn các nhu cầu khách hàng cũng như đảm bảo các
cam kết hoặc các thông lệ về sử dụng sản phẩm đó. Bởi vậy, sản phẩm nào đó không
đáp ứng được các tiêu chí này thì được coi là không đảm bảo chất lượng.
Chất lượng chính là sự phù hợp với mục đích sử dụng, đảm bảo các cam kết của
nhà sản xuất hoặc thông lệ sử dụng sản phẩm đó và mức độ thoả mãn của khách hàng.
Chính định hướng “ thoả mãn khách hàng’’ là một động lực cần thiết để một doanh
nghiệp có thể giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trên thị trường đầy gay gắt.

Học viên: Nguyễn Quang Trung

8


Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trng i Hc Bỏch Khoa H Ni

Lun Vn Thc S Kinh T

Cht lng ngy cng tr thnh yu t quan trng nhm nõng cao tớnh cnh
tranh tranh ca sn phm, l iu kin quan trng sn phm ca doanh nghip tn
ti. Trong s cỏc yu t: cht lng, giỏ c, dch v, thi gian giao hng thỡ cht
lng ngy cng c chỳ ý nhiu hn.
Cht lng l yu t quan trng m bo h giỏ thnh sn phm. Vỡ cỏc sn
phm khụng m bo cht lng s gõy thit hi n tng giỏ tr ca sn phm, chi phớ
bo hnh, khc phc nờn lm tng giỏ thnh ca sn phm.
Cht lng l mt trong nhng iu kin quan trng nht thc hin quy lut
khỏch quan phỏt trin xó hi loi ngi: tho món nhu cu ngy cng cao ca con
ngi.
Tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp

Nõng cao cht lng

Giảm chi phí (ít bị tái
chế, ít sai lỗi, không
lãng phí thời gian lao
động, MMTB hoạt
động có hiệu quả
hơn,...)

Tạo công ăn việc làm

nhiều hơn

Đứng vững và phát triển
SXKD

Chiếm lĩnh được thị
trường nhờ chất lượng
cao hơn và giá rẻ hơn

Nâng cao năng suất

Hỡnh 1.1. Vai trũ ca vic nõng cao cht lng sn phm
1.1.2. Vai trũ ca cht lng trong nn kinh t th trng
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, chất lượng ngày càng trở thành yếu tố cạnh
tranh hàng đầu, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bởi người tiêu dùng

Hc viờn: Nguyn Quang Trung

9

Lp: Cao hc H Long 2


Trng i Hc Bỏch Khoa H Ni

Lun Vn Thc S Kinh T

coi trọng giá trị của chất lượng sản phẩm hơn là giá cả của sản phẩm đó. Ngày nay, nhu
cầu (lòng mong đợi) của khách hàng ngày càng tăng, thị trường ngày càng đòi hỏi sự
phong phú, đa dạng và trình độ chất lượng cao đối với sản phẩm, chính vì vậy doanh

nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm yếu kém s nh hng ti hiu qu hot ng ca doanh
nghip:
- Khách hàng sẽ từ chối trong tương lai sản phẩm mà họ không hài lòng về chất lượng.
- Mỗi một người trong số khách hàng này sẽ tuyên truyền về sự không hài lòng của
mình cho những người khác.
- Mỗi một lỗi nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp sẽ là nguyên nhân làm tăng sự quay
trở lại của lượng hàng hoá bán ra.
- Chi phí để có một khách hàng mới sẽ đắt hơn rất nhiều so với chi phí để giữ được một
khách hàng cũ.
1.1.3. Cỏc ch tiờu ỏnh giỏ cht lng sn phm
Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm là sự miêu tả định lượng các thuộc tính tham
gia vào việc cấu thành chất lượng của chúng. Vì vậy, thông qua việc đánh giá, so sánh
các chỉ tiêu chất lượng, ta có thể lượng hoá được chất lượng chung của một sản phẩm
hay một quá trình.
1.1.3.1.

Ch tiờu cú th so sỏnh c.

L ch tiờu cú th tớnh toỏn c da trờn c s cỏc s liu iu tra, thu thp t hot
ng sn xut kinh doanh ca cụng ty.
Nhúm ch tiờu cht lng ny bao gm:
-

Ch tiờu t l sn phm sai hng: Ch tiờu ny dựng ỏnh giỏ tỡnh hỡnh cht
lng sn phm trong sn xut.

-

lch chun v t l sn phm t cht lng.


-

Ch tiờu ỏnh giỏ th hng v cht lng ca sn phm

-

Ch tiờu v li ớch kinh t mang li ca sn phm

1.1.3.2.

Ch tiờu khụng so sỏnh c

Hc viờn: Nguyn Quang Trung

10

Lp: Cao hc H Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

-

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

Chỉ tiêu về tuổi thọ (độ bền) của sản phẩm: Là thời gian sử dụng sản phẩm cho
đến khi sản phẩm đó hư hỏng hoàn toàn, nó được tính bằng thời gian sử dụng
trung bình.


-

Chỉ tiêu về độ tin cậy của sản phẩm: Là thời gian sử dụng trong điều kiện bình
thường vẫn giữ nguyên được đặc tính của nó, các chỉ tiêu phản ánh độ tin cậy
bao gồm: xác suất sử dụng không hỏng, cường độ xảy ra khi hỏng, khối lượng
công việc trung bình đến khi hỏng.

-

Chỉ tiêu về thẩm mỹ: Là cảm nhận bên ngoài về sản phẩm trong đánh giá của
khách hàng và người tiêu dùng.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
1.1.4.1.

Các yếu tố bên ngoài

a. Nhu cầu của nền kinh tế.
Chất lượng sản phẩm bao giờ cũng bị chi phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và
nhu cầu của nền kinh tế, thể hiện ở các mặt.
- Nhu cầu thị trường: Nhu cầu của thị trường là xuất phát điểm của quá trình quản lý
chất lượng. Doanh nghiệp cần phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng đòi hỏi của thị
trường, nghiên cứu, lượng hoá nhu cầu của thị trường để có các chiến lược và sách
lược đúng đắn.
- Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất: Đó là khả năng kinh tế (tài nguyên, tích luỹ, đầu
tư…) và trình kỹ thuật (chủ yếu là trang thiết bị công nghệ và các kỹ năng cần thiết) có
cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức chất lượng tối ưu hay
không. Việc nâng cao chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho phép của nền
kinh tế.
- Chính sách kinh tế: Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại sản phẩm và mức thoả

mãn các loại nhu cầu của chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm.
b. Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp thì trình độ chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của nó vào sản
Học viên: Nguyễn Quang Trung

11

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

xuất. Kết quả chính của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự nhảy
vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật hiện nay là:
- Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế
- Cải tiến hay đổi mới công nghệ
- Cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới
c. Hiệu lực của cơ chế quản lý.
Khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi tổ chức phụ thuộc rất
nhiều vào cơ chế quản lý của mỗi nước, thông qua các biện pháp kinh tế, kỹ thuật,
hành chính, xã hội được cụ thể hoá bằng nhiều chính sách như chính sách đầu tư, chính
sách giá, chính sách thuế, tài chính, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với
một số tổ chức quản lý của các nước về quản lý chất lượng .
Hiệu lực của cơ chế quản lý là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chất lượng

sản phẩm, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi
của nhà sản xuất và người tiêu dùng .
1.1.4.2.

Các yếu tố bên trong tổ chức

Trong phạm vi một tổ chức, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm có thể được biểu thị bằng quy tắc 4M được thể hiện trong hình 1.2:

Nguyên
vật liệu

Con
người

Máy móc
thiết bị

Chất lượng
sản phẩm

Phương
pháp

Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Học viên: Nguyễn Quang Trung

12

Lớp: Cao học Hạ Long 2



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

a. Con người (Manpower)
Là lực lượng lao động trong một tổ chức, bao gồm người lãnh đạo đến nhân viên
thừa hành. Năng lực, phẩm chất của mỗi thành viên và mối liên kết giữa các thành viên
có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng.
b. Phương pháp (Methods)
Phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất
của doanh nghiệp. Có nguyên liệu tốt, có kỹ thuật công nghệ thiết bị hiện đại nhưng
không biết tổ chức quản lý lao động, tổ chức sản xuất, tổ chức kiểm tra chất lượng sản
phẩm, tiêu thụ, bảo quản, sửa chữa, bảo hành … thì không thể nâng cao được chất
lượng sản phẩm.
c. Máy móc, thiết bị (Machines)
Máy móc thiết bị của doanh nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt và có tác dụng
quyết định việc hình thành chất lượng sản phẩm. Kỹ thuật, công nghệ, thiết bị có mối
quan hệ khá chặt chẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng
hoá chủng loại nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng.
d. Nguyên vật liệu (Materials)
Vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên nhiên
vật liệu của doanh nghiệp. Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào có ảnh hưởng quyết định
đến chất lượng sản phẩm. Muốn có sản phẩm đạt chất lượng, điều trước tiên nguyên
liệu để chế tạo sản phẩm phải đạt những yêu cầu về chất lượng ( đúng số lượng , đúng
chủng loại, đúng mức chất lượng, đúng kỳ hạn ) thì doanh nghiệp mới chủ động ổn
định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch sản xuất.
Trong 4 yếu tố trên, con người được xem là yếu tố quan trọng nhất, bởi trong
quá trình sản xuất con người tác động và cả 3 yếu tố còn lại và phụ thuộc nhiều vào

trình độ tay nghề cũng như kinh nghiệm sản xuất. Các yếu tố như máy móc thiết bị
được xem như là công cụ phục vụ cho con người trong quá trình sản xuất. Vật tư
nguyên vật liệu là đầu vào cho sản xuất, sau quá trình gia công của công nhân sẽ tạo ra
sản phẩm. Hình 1.3 dưới đây tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động
đến chất lượng sản phẩm.
Học viên: Nguyễn Quang Trung

13

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Khoa học
kỹ thuật

Nhu cầu của
nền kinh tế

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

Thói quen,
tập quán
tiêu dùng

Công nghệ SX
phong phú

Hướng dẫn tiêu dùng


Thói quen
khác nhau

Chu kỳ công nghệ
được rút ngắn

Đòi hỏi của thị trường

Hiệu lực
quản lý

Quan niệm về
CLSP khác nhau

Chính sách
sản xuất

Chính sách thuế, đầu tư

Trình độ phát triển
của nền kinh tế

CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM
Ý thức kỷ luật

Tay nghề
Thời gian giao nhận
Kinh nghiệm


Yếu tố
con người

Số lượng NVL

Tổ chức lao động

Tình trạng
thiết bị
Sản xuất, kiểm tra,
dự trữ

Chất lượng NVL

Nguyên
vật liệu

Bố trí, sắp xếp
thiết bị

Máy móc
thiết bị

Phương pháp
tổ chức quán lý

Hình 1.3. Các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Học viên: Nguyễn Quang Trung


14 Cao học Hạ Long 2
Lớp:


Trng i Hc Bỏch Khoa H Ni

Lun Vn Thc S Kinh T

1.2. Qun lý cht lng v giỏm nh cht lng sn phm
1.2.1. Khỏi nim v qun lý cht lng sn phm
Ngy nay, qun lý cht lng ó m rng ti tt c cỏc hot ng, t sn xut
n qun lý, dch v v ton b chu trỡnh sn phm. iu ny th hin qua mt s nh
ngha sau:
" QLCL l mt h thng hot ng thng nht cú hiu qu ca nhng b phn
khỏc nhau trong mt t chc, chu trỏch nhim trin khai nhng tham s cht lng,
duy trỡ v nõng cao nú m bo sn xut va tiờu dựng mt cỏch kinh t nht, tho
món nhu cu ca tiờu dựng " ( A.Feigenbaun - M )
"QLCL l h thng cỏc bin phỏp to iu kin sn xut kinh t nht nhng sn
phm hoc nhng dch v cú cht lng tho món yờu cu ca ngi tiờu dựng" (
Kaoru Ishikawa - Nht )
"QLCL l nhng hot ng ca chc nng qun lý chung nhm xỏc nh chớnh
sỏch cht lng v thc hin thụng qua cỏc bin phỏp nh lp k hoch cht lng,
kim soỏt cht lng, m bo cht lng v ci tin cht lng trong h thng cht
lng" ( ISO 8402)
"QLCL l cỏc hot ng phi hp vi nhau iu hnh v kim soỏt mt t
chc v mt cht lng" (ISO 9000: 2000)
Theo TCVN 5814-94: "QLCL là tập hợp những hoạt động của chức năng quản
lý chung xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng
thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến

chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng".
Trong ú:
Chính sách chất lượng: Là ý đồ và định hướng chủ đạo, bao quát cho hành động
chất lượng của doanh nghiệp từ đó tạo cơ sở để doanh nghiệp có thể đưa ra những
chương trình, kế hoạch thích hợp về đảm bảo và cải tiến chất lượng cho từng thời kỳ
trước mắt và lâu dài. Để người thực hiện có thể làm tốt công việc của mình thì đòi hỏi
chính sách chất lượng phải thật rõ ràng, t mỉ thể hiện cụ thể các tiêu chuẩn chất lượng.

Hc viờn: Nguyn Quang Trung

15

Lp: Cao hc H Long 2


Trng i Hc Bỏch Khoa H Ni

Lun Vn Thc S Kinh T

Nếu ban lãnh đạo cao nhất không đề ra được chính sách chất lượng thì công tác quản lý
chất lượng trong doanh nghiệp sẽ mất phương hướng, các hoạt động sẽ bị rời rạc, phân
tán.
Lập kế hoạch chất lượng: Thiết lập các mục tiêu, các yêu cầu chất lượng cũng
như các yêu cầu về việc áp dụng các yếu tố của hệ chất lượng. Lập kế hoạch chất lượng
bao gồm:
-

Lập kế hoạch sản phẩm: xác định, phân loại và cân nhắc mức độ quan trọng của
các chỉ tiêu và lập kế hoạch tiến hành.


-

Lập kế hoạch quản lý và tác nghiệp: công tác tổ chức, lập tiến độ sản xuất,...

-

Chuẩn bị phương án chất lượng, đề ra các quy định cải tiến chất lượng,...
Đảm bảo chất lượng: Là những hoạt động có kế hoạch, hệ thống và được chứng

minh là mức cần thiết để thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
-

Đối với người tiêu dùng: đảm bảo chất lượng là tạo lòng tin cho người sử dụng
sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.

-

Đối với doanh nghiệp: đảm bảo chất lượng là biểu thị sự cam kết của người sản
xuất về mức sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng.
Cải tiến chất lượng: L những hoạt động trong tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả

và hiệu suất của các quá trình để tạo thêm lợi ích cho tổ chức và khách hàng. Sản phẩm
nếu chỉ đạt được những chỉ tiêu kỹ thuật trong sản xuất thì chưa đủ vì điều đó mới chỉ
đảm bảo được một mức nào đó về chất lượng. Vì vậy, nhà quản lý phải tìm mọi cách để
nâng cao, cải tiến chất lượng không ngừng, làm giảm chi phí và nâng cao chất lượng.
Quản lý chất lượng là quản lý về mặt chất của quá trình, liên quan tới mọi công
đoạn trong quá trình hoạt động của hệ thống, liên quan đến con người, đến chất lượng
công việc. Chất lượng của công tác quản lý sẽ quyết định chất lượng của sản phẩm và
hiệu quả kinh tế của toàn xã hội. Chính vì vậy, ngày nay quản lý chất lượng là một nội
dung rất quan trọng trong hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và

là một yêu cầu tất yếu khách quan để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.

Hc viờn: Nguyn Quang Trung

16

Lp: Cao hc H Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

1.2.2. Khái niệm giám định chất lượng sản phẩm.
Giám định chất lượng là quá trình tìm hiểu thu thập mẫu, phân tích, đánh giá các tiêu
chí về đặc tính, chất lượng của sản phẩm trong cả chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra.
Là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính
của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu qui định nhằm xác định sự phù hợp của
mỗi đặc tính.
Giám định chất lượng sản phẩm liên quan đến công tác kiểm tra, quan sát
(thường liên quan đến việc chọn mẫu và đánh giá mẫu kiểm tra chất lượng), các quy
trình, thủ tục và dịch vụ nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm trong toàn
bộ quá trình sản xuất.
Hiện nay hoạt động giám định chất lượng có thể được phân ra loại theo các tiêu
chí về khối lượng, chất lượng, mức độ đảm bảo an toàn về khí thải, chất thải hay nước
thải công nghiệp.
Giám định theo khối lượng bao gồm các thông số về khối lượng sản phẩm, khối
lượng riêng, thể tích nhằm so sánh với các thông số tiêu chuẩn hoặc phục vụ cho quá
trình lập kế hoạch hàng hóa, phương tiện vận chuyển được chính xác.

Giám định theo chất lượng sản phẩm bao gồm các tiêu chí về chỉ tiêu kích cỡ
trên một đơn vị thể tích, mức độ lẫn tạp, đặc tính cơ lý hóa, chỉ tiêu về độ bền, độ
cứng..
1.2.3. Nội dung quản lý và giám định chất lượng sản phẩm
1.2.3.1.

Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế

Đây là hệ thống hết sức quan trọng và ngày nay được coi là nhiệm vụ đầu tiên
trong quản lý chất lượng, mức độ thoả mãn nhu cầu sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào
chất lượng thiết kế. Chất lượng thiết kế tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.
Để thực hiện mục tiêu đó cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Tập hợp tổ chức và thực hiện sự phối hợp giữa các nhà thiết kế, tài chính, tác
nghiệp... để thiết kế sản phẩm, chuyển hoá những yêu cầu đó thành đặc điểm sản
phẩm.

Học viên: Nguyễn Quang Trung

17

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

Đưa ra các phương án khác nhau về sản phẩm có thể đáp ứng yêu cầu khác nhau


-

của khách hàng. Đặc điểm sản phẩm có thể lấy từ sản phẩm cũ hay cải tiến những
sản phẩm đó cho phù hợp với những yêu cầu mới hoặc nghiên cứu thiết kế đặc
điểm sản phẩm mới.
Đánh giá phương án thiết kế và lựa chọn phương án tối ưu, phân tích kinh tế về mối

-

quan hệ giữa lợi ích của đặc điểm sản phẩm mới đưa lại và chi phí cần thiết để tạo
ra chúng. Trong giai đoạn này, sử dụng các hệ thống đảm bảo chất lượng: Hệ thống
điều kiện kỹ thuật thiết kế, duyệt thiết kế, thẩm định bản vẽ, thử nghiệm sản phẩm.
1.2.3.2.

Quản lý chất lượng trong giai đoạn cung ứng

Mục tiêu cơ bản của phân hệ cung ứng là đáp ứng đầy đủ 5 yêu cầu: chính xác
về thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, chủng loại. Do đó giai đoạn này cần:
-

Lựa chọn nhà cung ứng phù hợp đảm bảo tính ổn định cao của đầu vào quá trình
sản xuất, xây dựng mối quan hệ tin tưởng lâu dài.

-

Tạo lập một hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ với người cung ứng.

-


Thoả thuận về việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của nguyên vật liệu cung ứng
cũng như các phương pháp thẩm tra, xác minh.

-

Phải xác định rõ, đầy đủ, thống nhất các điều khoản trong việc giải quyết trục trặc
khuyết tật trong quá trình cung ứng nguyên vật liệu như: phương án giao nhận,
thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận...

1.2.3.3.

Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất

Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất là rất cần thiết và quan trọng nhất
trong cả chuỗi hoạt động nhằm huy động và khai thác có hiệu quả các quá trình công
nghệ, máy móc thiết bị và con người đã lựa chọn để sản xuất sản phẩm có chất lượng
phù hợp thiết kế ban đầu và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Quản lý chất lượng
trong quá trình sản xuất bao gồm những nội dung sau:
-

Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sử dụng.

-

Thiết lập các quy trình, thủ tục, thao tác, tiêu chuẩn ở toàn bộ dây chuyền sản
xuất.

-

Kiểm tra các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, bộ phận, chi tiết, thành phẩm.


Học viên: Nguyễn Quang Trung

18

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

-

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

Kiểm tra hoàn chỉnh thường xuyên các dụng cụ đo lường chất lượng sản phẩm,
công việc được tiến hành với cả lĩnh vực quản lý.

-

Kiểm tra công nghệ, thiết bị kỹ thuật và có giải pháp đảm bảo chất lượng hoạt
động của máy móc thiết bị.
Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu về kỹ thuật, nguyên vật liệu, bán thành

phẩm, thành phẩm, chất lượng quản trị...Và các hệ thống đảm bảo chất lượng: Hệ
thống duyệt thiết kế quy trình (kỹ sư công nghệ, người thiết kế sản phẩm...), hệ thống
kiểm tra chất lượng.
1.2.3.4.

Quản lý chất lượng trong phân phối bán hàng


Mục đích nhằm cung cấp nhanh, đầy đủ, kịp thời các sản phẩm đáp ứng nhu cầu
khách hàng với chi phí hợp lý, bên cạnh đó tìm mọi cách để tạo điều kiện cho người sử
dụng có thể khai thác được tối đa những tính năng của sản phẩm. Do vậy, mà chúng ta
cần xác định các hình thức và phương thức quảng cáo cho phù hợp, gây ấn tượng.
Những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý chất lượng trong giai đoạn này gồm:
-

Xác định danh mục sản phẩm hợp lý.

-

Tổ chức mạng lưới tiêu thụ nhanh chóng, rộng khắp.

-

Đảm bảo thông tin đầy đủ cho khách hàng về thuộc tính sản phẩm, điều kiện sử
dụng và các hướng dẫn cần thiết cho khách hàng.

-

Đảm bảo việc sản xuất và cung cấp phụ tùng, chi tiết thay thế.

-

Tổ chức mạng lưới bảo hành và sửa chữa khi bán hàng.

-

Đề xuất các phương án bao gói, bảo quản, vận chuyển bốc dỡ...
Thông thường người ta sử dụng hệ thống phục vụ tại chỗ (lắp đặt, bảo hành, chỉ


đường...) và hệ thống đánh giá sản phẩm, nhận thông tin từ khách hàng về sản phẩm họ
thích hoặc không thích.
Để công tác quản lý chất lượng có hiệu quả thì việc xác định trách nhiệm ban
lãnh đạo, các phòng ban, mỗi cá nhân với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp là vô
cùng quan trọng, không thể chỉ phó mặc cho nhân viên phòng KCS mà nên coi chất
lượng sản phẩm là trách nhiệm của mọi thành viên. Điều cần thiết là phải làm sao để
việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trở thành tự giác trong ý thức của mỗi người công
Học viên: Nguyễn Quang Trung

19

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

nhân.Việc xác định, định lượng sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng trong sản xuất dựa
vào các cách làm như giám định toàn bộ, giám định đại diện
Giám định toàn bộ: Là thực hiện kiểm tra đối với toàn bộ sản phẩm sản xuất ra
thường áp dụng trong doanh nghiệp sản xuất với số lượng không lớn, sản phẩm quý
hiếm có giá trị cao, không để sản phẩm kém ra thị trường. Tuy nhiên cách này gây tốn
kém về thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Giám định đại diện (chọn mẫu): Bộ phận kiểm tra lấy một số mẫu ngẫu nhiên
trong toàn bộ sản phẩm để đánh giá, thường được áp dụng ở doanh nghiệp có quy mô
lớn, chất lượng sản phẩm tương đối đều, chi phí kiểm tra ít nhưng lại không loại bỏ hết
sản phẩm hư hỏng, có khuyết tật.
Ngoài ra chúng ta còn kiểm soát chất lượng thông qua cảm quan hay bằng phương

pháp thực nghiệm.
Phương pháp cảm quan: Chủ yếu dựa vào khả năngcủa con người về chỉ tiêu chất
lượng đòi hỏi trình độ chuyên môn của nhân viên kiểm tra phải cao, phải có bề dày
kinh nghiệm. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm vật tư máy móc thiết bị nhưng
lại thiếu tính chính xác.
Phương pháp kiểm tra bằng thực nghiệm: Là phương pháp dựa hoàn toàn vào hệ
thống máy móc thiết bị để xác định chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Có kết quả khách
quan, độ chính xác tuỳ thuộc vào độ chính xác của máy móc.
1.3. Các phương thức quản lý chất lượng sản phẩm
Quản lý chất lượng như ngày nay được áp dụng là kết quả của một sự phát triển
chưa khép lại. Tuỳ theo cách đánh giá, lịch sử chất lượng có thể chia thành nhiều bước
phát triển. Về cơ bản tất cả các nhóm chuyên gia đều nhất trí về hướng đi của các bước.
Có 5 bước phát triển của chất lượng như sau:
1.3.1. Kiểm soát chất lượng – QC (Quanlity Control)
Kiểm soát chất lương là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được
sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Kiểm soát chất lượng là kiểm soát mọi
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng, bao gồm:

Học viên: Nguyễn Quang Trung

20

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

Kiểm soát con người thực hiện. Người thực hiện phải được đào tạo đủ kiến

thức, kỹ năng thực hiện công việc. Họ phải được thông tin đầy đủ về công việc cần
thực hiện và kết quả cần đạt được. Họ phải được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc.
Kiểm soát phương pháp và quá trình sản xuất. Các phương pháp và quá trình
sản xuất phải được thiết lập phù hợp với điều kiện sản sản xuất và phải được theo dõi,
kiểm soát thường xuyên nhằm phát kiện kịp thời nhui74ng biến động của quá trình.
Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào. Nguồn cuing cấp nguyên vật liệu phải được
lựa chọn. Nguyên vật liệu phải được kiểm tra chặt chẽ khi nhập vào và trong quá trình
bảo quản.
Kiểm soát, bảo dưỡng thiết bị. Thiết bị phải được kiểm tra thường xuyên, định
kỳ và được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng qui định.
Kiểm tra môi trường làm việc, ánh sáng, nhiệt độ, điều kiện làm việc…
Việc kiểm soát chất lượng nhằm chủ yếu vào quá trình sản xuất để khắc phục những
sai sót ngay trong quá trình sản xuất. Để quá trình kiểm soát chất lượng đạt hiệu quả,
tổ chức cần xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm rõ ràng và
phối hợp tốt giữa các bộ phận. Hoạt động kiểm soát được tiến hành theo chu trình
PDCA do Deming đưa ra.
Trong đó :

Plan : Hoạch định
Do

A

: Thực hiện

Check : Kiểm tra
Act

C


: Điều chỉnh

P

D

Hình 1.4. Vòng tròn cải tiến Deming
1.3.2. Giám định chất lượng – QI (Quality Inspection)
Là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính
của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu qui định nhằm xác định sự phù hợp của
mỗi đặc tính.

Học viên: Nguyễn Quang Trung

21

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

Giám định chất lượng sản phẩm liên quan đến công tác kiểm tra, quan sát
(thường liên quan đến việc chọn mẫu và đánh giá mẫu kiểm tra chất lượng), các quy
trình, thủ tục và dịch vụ nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm trong toàn
bộ quá trình sản xuất.
Hoạt động giám định có thể bao gồm việc thu thập dữ liệu thông qua việc lấy
mẫu kiểm định. Thông thường công việc này được thực hiện bởi bộ phận đảm bảo chất
lượng, các phòng ban khác nhưng không phải thường xuyên.

Ngoài ra các công cụ thống kê như biểu đồ kiểm soát cũng được sử dụng trong
giám định chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo độ tin cậy giao động trong khoảng cho
phép về chất lượng.
Căn cứ vào các điều kiện và nhu cầu cụ thể công tác giám định sẽ phải được
thực hiện trong suốt chuỗi giá trị của sản phẩm:
Trước khi thực hiện giám định: Nguyên vật liệu và các thành phần sản xuất
khác sẽ được kiểm tra trước khi bắt đầu đưa vào sản xuất. Sau khi các mẫu sản phẩm
được cung cấp, bộ phận giám định sẽ lựa chọn ngẫu nhiên và kiểm tra các mẫu ngẫu
nhiên đó xem xác suất tỷ lệ khuyết tật. Nếu cần thiết bộ phận giám định sẽ thông báo,
hỗ trợ kỹ thuật nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm và tránh nguy cơ xảy ra khuyết tật
trong quá trình sản xuất.
Trong quá trình giám định: Thông thường thì cán bộ giám định sẽ thực hiện khi
10 – 15% sản phẩm được hoàn thành. Tại thời điểm này cán bộ giám định sẽ xác định
độ lệch nếu có so với tiêu chuẩn và đưa ra các hướng khắc phục để đảm bảo tình thống
nhất của sản phẩm và chất lượng trong quá trình sản xuất. Tất cả các lỗi đã được phát
hiện sẽ được kiểm tra lại để xác nhận chắc chắn rằng chúng đã được khắc phục.
Sau khi thực hiện giám định: Kiểm tra xác suất lại lần nữa để đảm bảo rằng
hàng hóa không còn khuyết tật và sẵn sàng vận chuyển đến khách hàng. Ngoài ra cán
bộ giám định cũng không thể quên việc kiểm tra lại trước khi sản phẩm được chuyển
đến tay khách hàng để loại bỏ các khuyết tật mới có thể phát sinh.

Học viên: Nguyễn Quang Trung

22

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội


Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

1.3.3. Đảm bảo chất lượng – QA (Quality Assurance)
Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ
thống quản lý chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng
thỏa đáng rằng thực thể sẽ thỏa mãn nhu cầu chất lượng.
Các yêu cầu của khách hàng được thể hiện dưới dạng các quy định kỹ thuật hay
tiêu chuẩn sản phẩm. Tuy nhiên các quy định này không đảm bảo là các yêu cầu của
khách hàng luôn luôn được đáp ứng.
Tiêu chuẩn chất lượng xuất hiện đầu tiên ở Anh năm 1950, đã góp phần nâng
cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Năm 1987, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã xây dựng và ban hành bộ
tiêu chuẩn ISO 9000 để giúp các nhà cung cấp có được một mô hình chung về đảm bảo
chất lượng, tạo niềm tin cho khách hàng.
1.3.4. Kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC (Total Quality Control)
Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống nhằm huy động sự nỗ lực hợp
tác giữa các bộ phận khác nhau trong một tổ chức vào quá trình có liên quan đến chất
lượng từ nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm đến dịch vụ sau bán nhằm thỏa mãn
nhu cầu khách hàng một cách tiết kiệm nhất bằng cách phát hiện và giảm chi phí không
chất lượng, tối ưu hóa cơ cấu chi phí chất lượng.
Khái niệm TQC được du nhập vào Nhật Bản vào những năm 1950, được áp
dụng và có những khác biệt nhất định đối với TQC ở Mỹ. Sự khác nhau chủ yếu là ở
Nhật Bản có sự tham gia của mọi thàng viên trong tổ chức,nên ở Nhật có tên gọi là
Kiểm Soát Chất Lượng Toàn Công ty – CWQC (Company Wide Quality Control).
1.3.5. Quản lý chất lượng toàn diện – TQM (Total Quality Management)
Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước
đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía
cạnh có liên quan đến chất lượng với sự huy động tham gia của mọi bộ phận và mọi cá
nhân để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công

đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của tổ chức.
Học viên: Nguyễn Quang Trung

23

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế

Mặc dù có nhiều quan niệm, triết lý khác nhau của nhiều tác giả, nhưng nhìn chung
mọi người đều cho rằng TQM là sự lưu tâm đến chất lượng trong tất cả các hoạt động,
là sự hiểu biết, sự cam kết, hợp tác của toàn thể thành viên trong doanh nghiệp/tổ chức,
nhất là ở các cấp lãnh đạo.
Các đặc trưng của TQM cũng như những hoạt động của nó có thể gói gọn vào
12 điều mấu chốt dưới đây và đó cũng đồng thời là trình tự căn bản để xây dựng hệ
thống TQM:
Nhận thức: Phải hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung, xác
định rõ vai trò, vị trí của TQM trong doanh nghiệp.
Cam kết: Sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên trong
việc bền bỉ theo đuổi các chương trình và mục tiêu về chất lượng, biến chúng thành cái
thiêng liêng nhất của mỗi người khi nghĩ đến công việc.
Tổ chức: Đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm của từng
người.
Đo lường: Đánh giá về mặt định lượng những cải tiến, hoàn thiện chất lượng
cũng như những chi phí do những hoạt động không chất lượng gây ra.
Hoạch định chất lượng: Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng, các yêu
cầu về áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng.

Thiết kế chất lượng: Thiết kế công việc, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, là cầu nối
giữa marketing với các chức năng tác nghiệp.
Hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng chính sách chất lượng, các phương
pháp, thủ tục và quy trình để quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Sử dụng các phương pháp thống kê: Nhằm theo dõi các quá trình và sự vận
hành của hệ thống chất lượng.
Tổ chức các nhóm chất lượng như là những hạt nhân chủ yếu của TQM để cải
tiến và hoàn thiện chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm.
Sự hợp tác nhóm được hình thành từ lòng tin cậy, tự do trao đổi ý kiến và từ sự
thông hiểu của các thành viên đối với mục tiêu, kế hoạch chung của doanh nghiệp.

Học viên: Nguyễn Quang Trung

24

Lớp: Cao học Hạ Long 2


Trng i Hc Bỏch Khoa H Ni

Lun Vn Thc S Kinh T

o to v tp hun thng xuyờn cho mi thnh viờn ca doanh nghip v
nhn thc cng nh v k nng thc hin cụng vic.
Lp k hoch thc hin TQM: Trờn c s nghiờn cu cỏc cm nang ỏp dng
TQM, lp k hoch thc hin theo tng phn ca TQM thớch nghi dn, tng bc
tip cn v tin ti ỏp dng ton b TQM.
1.4. Phng phỏp thng kờ trong cụng tỏc qun lý v giỏm nh cht lng sn
phm.
1.4.1. Phiu kim tra (checksheet)

L mu ghi nhn d liu n gin cho thy bc tranh tng quỏt ca quỏ trỡnh
cn nghiờn cu. Phiu kim tra là công cụ dùng để thu thập thông tin, dữ liệu giúp cho
doanh nghiệp thấy rõ được bức tranh tổng quát của quá trình cần nghiên cứu. Mẫu thu
thập số liệu được thiết kế tuỳ thuộc vào đối tượng quan sát và mục đích nghiên cứu.
Bng 1.1. Phiu kim tra

Hc viờn: Nguyn Quang Trung

25

Lp: Cao hc H Long 2


×