Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu đề xuất và phân tích hiệu quả giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất gạch xây trên địa bàn tỉnh phú thọ, giai đoạn đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

HOÀNG NGỌC CHÂU

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ GIẢI
PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH XÂY TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN BÌNH

HÀ NỘI 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua, trong quá trình thực hiện, tôi đã gặp không ít khó
khăn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý thuyết công nghệ sản xuất gạch; thực
trạng phát triển công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và gạch xây trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ; đề xuất và phân tích hiệu quả giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất gạch
xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn đến năm 2020. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực
của bản thân cùng sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo: PGS.TS Trần Văn
Bình, tôi đã hoàn thành được luận văn.
Tôi xin được chân thành cảm ơn toàn thể các anh, chị, em làm việc tại các
doanh nghiệp sản xuất gạch và các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Phú Thọ đã tạo
điều kiện thuận lợi và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu, số liệu quan trọng làm cơ sở
để nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo:
PGS.TS Trần Văn Bình đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và sửa chữa nội dung để tôi
có thể hoàn thành được luận văn một cách hoàn chỉnh nhất




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận văn theo đúng quy định và trung thực, nếu có gì
sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

HỌC VIÊN

Hoàng Ngọc Châu
Khóa: 2009


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH, ƯU
NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỖI LOẠI CÔNG NGHỆ
1.1.1. Công nghệ sản xuất gạch nung
1.1.1.1. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung thủ công
1.1.1.2. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu Hoffman
1.1.1.3. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu lò Tuynel
1.1.1.4. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu lò Habla:
1.1.1.5. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu lò VSBK

1.1.1.6. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Lò nung gạch đốt trấu
kiểu Thái Lan
1.1.1.7 Kết luận chung về ưu, nhược điểm của công nghệ sản xuất gạch
nung:
1.1.2. Công nghệ sản xuất gạch không nung
1.1.2.1. Công nghệ sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu
1.1.2.2. Công nghệ sản xuất gạch không nung bê tông nhẹ
1.1.2.3. Công nghệ sản xuất gạch không nung polyme hoá (đất hoá đá)
1.1.2.4. Kết luận chung về ưu, nhược điểm gạch không nung
1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
1.2.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án
1.2.1.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư


1.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn
1.2.2. Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm (hoặc từng giai đoạn của
cả đời dự án) và xác định dòng tiền của dự án.
1.2.3. Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư
1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
1.2.3.2. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án
1.2.3.3. Hệ số hoàn vốn (RR) hay tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư :
1.2.3.4. Tỉ số lợi ích - chi phí
1.2.3.5. Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)
1.2.3.6. Hệ số hoàn vốn nội bộ ( IRR)
1.2.3.7. Điểm hòa vốn
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ GẠCH XÂY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIỆN; TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ
HỘI CỦA TỈNH PHÚ THỌ

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
2.1.1.2. Địa hình
2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn
2.1.1.4. Điều kiện nguồn lực chủ yếu
2.1.2. Sơ lược về tài nguyên đất của các huyện, thành, thị của tỉnh Phú Thọ
2.1.2.1. Thành phố Việt Trì
2.1.2.2. Thị xã Phú Thọ
2.1.2.3. Huyện Cẩm Khê
2.1.2.4. Huyện Đoan Hùng
2.1.2.5. Huyện Hạ Hòa
2.1.2.6. Huyện Lâm Thao
2.1.2.7. Huyện Phù Ninh
2.1.2.8. Huyện Tam Nông
2.1.2.9. Huyện Tân Sơn


2.1.2.10. Huyện Thanh Ba
2.1.2.11. Huyện Thanh Sơn
2.1.2.12. Huyện Thanh Thủy
2.1.2.13. Huyện Yên Lập
2.1.3. Số liệu tổng hợp về nguồn tài nguyên phục vụ cho sản xuất gạch
không nung bằng công nghệ polyme hoá (đất hoá đá)
2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2006-2010
2.1.4.1. Tốc độ tăng trưởng, tình hình sản xuất kinh doanh các ngành, lĩnh vực
2.1.4.2. Cơ cấu, phát triển kinh tế
2.1.4.3. Quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế
2.1.4.4. Kinh tế đối ngoại
2.1.4.5. Hoạt động tài chính, tín dụng ngân hàng
2.1.4.6. Hoạt động khoa học công nghệ; quản lý tài nguyên và môi trường

2.1.4.7. Các hoạt động văn hoá- xã hội và thực hiện các chính sách xã hội
2.1.4.8. Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước
2.1.5. Tình hình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:
2.2. THỰC TRẠNG NGÀNH VẬT LIÊU XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT GẠCH XÂY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
2.2.1. Thực trạng ngành Vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ
2.2.1.1. Về tổng quan
2.2.1.2. Hiện trạng sản xuất từng chủng loại VLXD
2.2.2. Thực trạng công nghệ sản xuất gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH XÂY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH PHÚ THỌ, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
3.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH
KHÔNG NUNG VÀ LỘ TRÌNH LOẠI BỎ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
GẠCH NUNG CỦA QUỐC GIA VÀ TỈNH PHÚ THỌ
3.1.1. Các căn cứ pháp lý
3.1.2. Quan điểm phát triển
3.1.2.1. Quốc gia


3.1.2.2. Tỉnh Phú Thọ
3.1.3. Mục tiêu phát triển
3.1.3.1. Mục tiêu chung
3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể
3.1.4. Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung
đến năm 2020
3.1.4.1. Về chủng loại sản phẩm
3.1.4.2. Về công nghệ và quy mô công suất
3.1.4.3. Sử dụng vật liệu xây không nung
3.1.5. Phương án quy hoạch sản xuất gạch không nung của tỉnh Phú Thọ

3.1.5.1. Giai đoạn đến 2015
3.1.5.2. Giai đoạn 2016-2020
3.1.6. Dự báo nhu cầu gạch xây của tỉnh
3.1.6.1. Xu hướng phát triển thị trường gạch xây
3.1.6.2. Dự báo nhu cầu VLXD đến năm 2020
3.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, TÀI CHÍNH, MÔI TRƯỜNG DỰ
ÁN ĐIỂM HÌNH
3.2.1. Sự cần thiết
3.2.2. Cơ sở để lựa chọn dự án
3.2.3. Mục tiêu của dự án
3.2.4. Đánh giá nhu cầu của thị trường
3.2.5. Các nhà máy gạch đất hóa đá đã và đang xây dựng trên thị trường
Việt Nam.
3.2.6. Đánh giá về khă năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhà máy
3.2.7. Phương án sản phẩm
3.2.7.1. Giới thiệu khái quát về gạch đất hóa đá
3.2.7.2. Hình dạng và kích thước cơ bản
3.2.7.3. Các đặc tính kỹ thuật
3.2.7.4. So sánh gạch polymer nhóa và các sản phẩm gạch xây khác
3.2.8. Phương án công nghệ
3.2.8.1. Quy trình công nghệ


3.2.8.2. Các bước thực hiện
3.2.8.3. Lựa chọn dây chuyền thiết bị
3.2.9. Phân tích hiệu quả kinh tế của dự án
3.2.9.1. Các căn cứ
3.2.9.2. Những giả định làm cơ sở phân tích kinh tế - tài chính
3.2.9.3. Khái toán tổng mức đầu tư
3.2.9.4. Chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm

3.2.9.5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế dự án
3.2.9.6. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế
3.2.9.7. Phân tích độ nhay của dự án
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

VIẾT TẮT

NỘI DUNG

GN

Gạch nung

GKN

Gạch không nung

VLXL

Vật liệu xây dựng

VSBK

Lò nung liên tục kiểu đứng


KHCN

Khoa học công nghệ

VLXKN

Vật liệu xây không nung

AAC

Gạch bê-tông khí chưng áp

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

1

Bảng 1.1. So sánh sản phẩm gạch ACC với gạch đất sét nung

2

Bảng 2.1. Quy hoạch về nguồn tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ

3

Bảng 2.2. Kết quả về các chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ, giai

đoạn 2006-2010

4

Bảng 2.3. Nhu cầu VLXD tỉnh Phú Thọ năm 2005 và năm 2010

5

Bảng 2.4. Tổng hợp sản lượng VLXD tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2006 - 2010

6

Bảng 2.5. Tổng hợp số liệu sản xuất gạch xây tỉnh Phú Thọ qua
các năm

7

Bảng 3.1. Dự báo mức độ tiêu thụ gạch xây bình quân đầu người
cả nước đến năm 2020

8

Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu gạch xây theo bình quân đầu người
tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

9

Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu gạch xây theo mức tăng sản lượng thực
tế hàng năm đến năm 2020


10

Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu gạch xây tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Trang


11

Bảng 3.5. Nhu cầu vật liệu xây ở Việt Nam đến năm 2020

12

Bảng 3.6. Nhu cầu vật liệu xây của từng vùng kinh tế

13

Bảng 3.7. Một số kết quả điều tra khảo sát về sản xuất

14

Bảng 3.8. Các nhà máy gạch đất hóa đá ở Việt Nam

15

Bảng 3.9. Nhu cầu về nguyên liệu gạch đất hóa đá

16


Bảng 3.10. Tiêu chuẩn gạch đặc đất sét nung TCVN

17

Bảng 3.11. Tính chất cơ lý gạch không nung từ đất

18

Bảng 3.12. Tính chất cơ lý gạch không nung từ đất

19

Bảng 3.13. So sánh gạch polymer hóa và các sản phẩm gạch
tuynen

20

Bảng 3.14. Thiết bị dây truyền công nghệ

21

Bảng 3.15: Khái toán tổng vốn đầu tư

22

Bảng 3.16. Cơ cấu vốn

23

Bảng3.17. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

1

Hình 1.1. Lò gạch sử dụng công nghệ sản xuất thủ công

2

Hình 1.2. Lò gạch sử dụng công nghệ Hoffman đốt bằng củi

3

Hình 1.3. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu lò
Tuynel

4

Hình 1.4. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu lò Habla

5

Hình 1.5. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu lò VSBK

6

Hình 1.6. Lò nung gạch đốt trấu liên hoàn kiểu Thái Lan


7

Hình 1.7. Kim tựu tháp Ai Cập

8

Hình 1.8. Sơ đồ công nghệ sản xuất gạch không nung DmCline

9

Hình 1.9. Công trình sử dụng gạch ximăng cốt liệu

10

Hình 1.10. Dây truyền sản xuất gạch không nung polyme hoá và
sản phẩm

11

Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Phú Thọ

Trang


12

Hình 3.1. Hình dạng sản phẩm

13


Hình 3.2. Phiếu kết quả thử nghiệm


TÓM TẮT

Lịch sử sản xuất và sử dụng gạch vẫn là một điều gây tranh cãi, nhưng
đã được loài người sử dụng hàng ngàn năm trước Công nguyên. Hiện vật
gạch được tìm thấy ở Çayönü, một khu vực gần Tigris có niên đại 7500 trước
Công nguyên. Do đặc tính bền bỉ theo thời gian, gạch đã được sử dụng cho
các công trình xây dựng có tuổi thọ hàng ngàn năm.
Hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh đang đòi hỏi nhu
cầu sử dụng vật liệu xây dựng nói chung, trong đó có sản phẩm gạch xây nói
riêng là rất lớn. Theo số liệu thống kê, nhu cầu vật liệu gạch xây ở Việt Nam
tăng rất nhanh, năm 1990 mới đạt 3,5 tỉ viên gạch quy tiêu chuẩn, đến năm
2009 đã lên đến 24 tỉ viên, tăng gần 7 lần. Theo quy hoạch phát triển vật liệu
xây dựng Việt Nam, đến năm 2020 nhu cầu vật liệu xây khoảng 42 đến 44 tỉ
viên.
Cùng với tốc độ phát triển đó, đã có rất nhiều công nghệ sản xuất gạch
xây ra đời và phát triển, nhưng tựu chung lại, có thể chia thành 2 loại công
nghệ sản xuất gạch xây như sau:
+ Công nghệ sản xuất gạch nung: Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò
nung thủ công, Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu Hoffman,
Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu lò Tuynel (lò đường hầm),
Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu lò Habla, Công nghệ sản xuất
gạch sử dụng lò nung Kiểu lò VSBK, Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò
nung Lò nung gạch đốt trấu kiểu Thái Lan,
+ Công nghệ sản xuất gạch không nung: Công nghệ sản xuất gạch
không nung xi măng cốt liệu, Công nghệ sản xuất gạch không nung bê tông
nhẹ, Công nghệ sản xuất gạch không nung polyme hoá (đất hoá đá)

Qua nghiên cứu, phân tích: Mỗi loại công nghệ trên đều có những ưu điểm
và hạn chế khác nhau nhưng có thể tựu chung lại một số vấn đề như sau:
- Công nghệ sản xuất gạch nung đã bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề
môi trường: làm giảm diện tích đất nông nghiệp, sử dụng các nguồn nhiên liệu
không tái sing, thải nhiều khí thải độc hại gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và
năng suất vật nuôi, cây trồng.


- Công nghệ sản xuất gach không nung giải quyết được vấn đề môi trường và
nhiều ưu điểm vượt trội.
Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương nhằm hạn chế sản
xuất gạch nung và thay vào đó là sản xuất gạch không nung.
Tuy nhiên để áp dụng công nghệ sản xuất gạch không vào thực tế trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ thì cần có những nghiên cứu, phân tích đánh giá không chỉ về vấn
đề môi trường mà cả về hiệu quả kinh tế.
Vì vậy, tác giả đã thông qua việc nghiên cứu lý thuyết về Phương pháp phân
tích kinh tế tài chính của dự án đầu tư đổi mới công nghệ:
- Khái niệm về phân tích tài chính của dự án đầu tư đổi mới công nghệ;
- Vai trò của việc phân tích tài chính của dự án đầu tư đổi mới công nghệ
- Xem xét một số vấn đề khi phân tích tài chính như: Giá trị thời gian của
tiền, Công thức tính chuyển các khoản tiền phát sinh, Xác định tỉ suất “r”và chọn
thời điểm tính toán trong phân tích tài chính dự án đầu tư.
- Nội dung phân tích tài chính: Xác định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu
nguồn vốn của dự án, Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm ( hoặc từng giai
đoạn của cả đời dự án ) và xác định dòng tiền của dự án, Các chỉ tiêu phân tích tài
chính dự án đầu tư, Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án đầu tư, Phân tích độ
nhạy của dự án,
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đông phân tích tài chính trong dự
án đầu tư đổi mới công nghệ: Nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan.
Từ đó, đánh giá về các điều kiện tự nhiên, tình phát triển kinh tế - xã hội và

thực trạng sản xuất gach trên địa bàn tỉnh, nhận thấy:
Phú Thọ là một trong số nhiều tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao, nhu cầu
xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, các cơ sở sản xuất, các công trình công cộng… tăng
nhanh đã đặt ra nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng cung ứng thị trường. Trong khi đó,
thực hiện theo chủ trương của Chính phủ tỉnh Phú Thọ đã, đang xóa bỏ cơ sở sản
xuất gạch nung thủ công. Như vậy, phải có nguồn vật liệu mới đáp ứng nhu cầu
trên, đảm bảo sản phẩm vừa rẻ, bền, phù hợp xu hướng phát triển và đáp ứng nhu


cầu thị trường. Tỉnh Phú Thọ có các nguồn nguyên liệu, đặc biệt nguồn nguyên liệu
sẵn có trên địa bàn rất thích hợp cho sản xuất một số loại vật liệu xây dựng không
nung thân thiện môi trường. Trong đó, xác định nguồn nguyên liệu đất đồi là hết
sức phong phú, dồi dào để ứng dụng và phát triển công nghệ sản xuất gạch không
nung từ đất đồi và nguyên liệu sẵn có khác, tạo bước đột phá mới về vật liệu xây dựng
không nung trên địa bàn tỉnh.
Từ đó, căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ nói chung,
tỉnh Phú Thọ nói riêng và đặc biệt là qui hoạch vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ đến năm
2020, lộ trình loại bỏ công nghệ sản xuất gạch nung của Quốc gia và tỉnh Phú Thọ
đề xuất và phân tích hiệu quả giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất gạch xây trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn đến năm 2020. Phân tích hiệu quả kinh tế, tài chính,
môi trường dự án điểm hình trên địa bàn huyện Thanh Ba. Kết quả tính toán, phân
tích, đánh giá khẳng định việc đầu tư 01 dự án: “xây dựng nhà máy sản xuất gạch
không nung theo công nghệ polyme hoá (đất hoá đá)” là hoàn toàn khả thi và có
thể nhân rộng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Qua kết quả đã phân tích, đưa ra các kết luận, kiến nghị về giải pháp đổi

mới công nghệ sản xuất gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn đến
năm 2020.



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua, trong quá trình thực hiện, tôi đã gặp không ít khó
khăn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý thuyết công nghệ sản xuất gạch; thực
trạng phát triển công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và gạch xây trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ; đề xuất và phân tích hiệu quả giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất gạch
xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn đến năm 2020. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực
của bản thân cùng sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo: PGS.TS Trần Văn
Bình, tôi đã hoàn thành được luận văn.
Tôi xin được chân thành cảm ơn toàn thể các anh, chị, em làm việc tại các
doanh nghiệp sản xuất gạch và các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Phú Thọ đã tạo
điều kiện thuận lợi và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu, số liệu quan trọng làm cơ sở
để nghiên cứu và thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo:
PGS.TS Trần Văn Bình đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và sửa chữa nội dung để tôi
có thể hoàn thành được luận văn một cách hoàn chỉnh nhất

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Các số
liệu sử dụng phân tích trong luận văn theo đúng quy định và trung thực, nếu có gì
sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

HỌC VIÊN

Hoàng Ngọc Châu
Khóa: 2009

2



.MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế của các nước, vật liệu xây dựng có vai trò rất quan trọng,
nhất là đối với các nước đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng như Việt Nam. Hiện
nay, với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh đang đòi hỏi nhu cầu sử dụng vật
liệu xây dựng nói chung, trong đó có sản phẩm gạch xây nói riêng là rất lớn. Gạch
xây là một bộ phận cấu thành quan trọng của ngôi nhà hoặc 01 công trình kiến trình
dân sự. Một năm, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, cả nước ta tiêu
thụ từ 22-24 (tỉ viên), nếu cứ với đà phát triển này, đến năm 2020 lượng gạch cần
cho xây dựng là hơn 42 tỉ viên, một số lượng khổng lồ. Để đạt được mức này, với
việc sử dụng gạch nung truyền thống thì lượng đất sột phải tiêu thụ vào khoảng 600
triệu m3 đất sột tương đương với 30.000 ha đất canh tác. Bình quân mỗi năm mất
2500 ha đất canh tác, riêng năm 2020 mất tới khoảng 3150 ha đất. Không những
vậy, gạch nung cũng tiêu tốn rất nhiều năng lượng: Than, củi, đặc biệt là than đỏ,
quá trình này thải vào bầu khí quyển của chúng ta rất nhiều khí độc không chỉ ảnh
hưởng tới môi trường sức khoẻ của con người mà cũng làm giảm tới năng suất của
cây trồng, vật nuôi. Với những vấn đề trên, gạch nung đang dần là một điểm yếu về
công nghệ quan trọng trong công nghiệp xây dựng ở nước ta và rất cần được quan
tâm. Chính vì vậy, theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
đến 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng
Việt Nam đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số
121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008, phải phát triển gạch không nung thay thế gạch
đất nung từ 20% - 25% vào năm 2015 và 30% - 40% vào năm 2020.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, địa hình đa dạng, phong phú, giàu tiềm
năng đất gò đồi; nhiều diện tích đất không có khả năng canh tác hoặc canh tác kém
hiệu quả. Nếu chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả sẽ
đem lại lợi ích kinh tế cao hơn.


10


Hiện nay, Phú Thọ là một trong số nhiều tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao,
nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, các cơ sở sản xuất, các công trình công
cộng… tăng nhanh đã đặt ra nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng cung ứng thị trường.
Trong khi đó, thực hiện theo chủ trương của Chính phủ tỉnh Phú Thọ đã, đang xóa
bỏ cơ sở sản xuất gạch nung thủ công. Như vậy, phải có nguồn vật liệu mới đáp ứng
nhu cầu trên, đảm bảo sản phẩm vừa rẻ, bền, phù hợp xu hướng phát triển và đáp
ứng nhu cầu thị trường.
Qua khảo sát, nghiên cứu sơ bộ nhận thấy ở tỉnh Phú Thọ có các nguồn
nguyên liệu, đặc biệt nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn rất thích hợp cho sản
xuất một số loại vật liệu xây dựng không nung thân thiện môi trường. Trong đó, xác
định nguồn nguyên liệu đất đồi là hết sức phong phú, dồi dào để ứng dụng và phát
triển công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất đồi và nguyên liệu sẵn có khác, tạo
bước đột phá mới về vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh.
Với các lý do trên, việc nghiên cứu đề xuất và phân tích hiệu quả giải pháp
đổi mới công nghệ sản xuất gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn đến năm
2020 là thực sự cần thiết và cấp bách.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
NGHIÊN CỨU
- Mục đích nghiên cứu: Đưa công nghệ sản xuất gạch không nung thay thế
công nghệ sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đảm bảo lộ trình phát triển
vật liệu xây dựng của Quốc gia.
- Đối tượng nghiên cứu: Công nghệ sản xuất gạch nung, gạch không nung,
thực trạng và giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ, giai đoạn đến năm 2020.
- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh có công
nghệ sản xuất gạch trong nước cả nước.
3. TÓM TẮT CÔ ĐỌNG CÁC LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI

CỦA TÁC GIẢ:
- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về công nghệ sản xuất gạch

11


- Đánh giá thực trạng phát triển công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và
gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Đề xuất và phân tích hiệu quả giải pháp đổi mới công nghệ sản xuất gạch
xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn đến năm 2020
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích số liệu;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp phân tích kinh tế tài chính của dự án đầu tư đổi mới công nghệ;
- Phương pháp ứng dụng phần mềm trong tính toán;
5. NỘI DUNG LUẬN VĂN:
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết công nghệ sản xuất gạch
- Chương 2: Thực trạng phát triển công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và
gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Chương 3: Đề xuất và phân tích hiệu quả giải pháp đổi mới công nghệ sản
xuất gạch xây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn đến năm 2020
+ Kết luận và kiến nghị

12


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH, ƯU NHƯỢC

ĐIỂM CỦA MỖI LOẠI CÔNG NGHỆ
Lịch sử sản xuất và sử dụng gạch vẫn là một điều gây tranh cãi, nhưng đã
được loài người sử dụng hàng ngàn năm trước Công nguyên. Hiện vật gạch được
tìm thấy ở Çayönü, một khu vực gần Tigris có niên đại 7500 trước Công nguyên.
Do đặc tính bền bỉ theo thời gian, gạch đã được sử dụng cho các công trình xây
dựng có tuổi thọ hàng ngàn năm.
Hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh đang đòi hỏi nhu cầu
sử dụng vật liệu xây dựng nói chung, trong đó có sản phẩm gạch xây nói riêng là rất
lớn. Theo số liệu thống kê, nhu cầu vật liệu gạch xây ở Việt Nam tăng rất nhanh,
năm 1990 mới đạt 3,5 tỉ viên gạch quy tiêu chuẩn, đến năm 2009 đã lên đến 24 tỉ
viên, tăng gần 7 lần. Theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, đến
năm 2020 nhu cầu vật liệu xây khoảng 42 đến 44 tỉ viên.
Cùng với tốc độ phát triển đó, đã có rất nhiều công nghệ sản xuất gạch xây ra
đời và phát triển, nhưng tựu chung lại, có thể chia thành 2 loại công nghệ sản xuất
gạch xây như sau:
1. 1.1. Công nghệ sản xuất gạch nung:
1.1.1.1. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung thủ công:
Từ lâu đời, vật liệu gạch xây chủ yếu vẫn là gạch đất sét nung, là một vật liệu
truyền thống. Đất sét được đào lên và trộn với nước và nhồi kỳ cho nhuyễn và được
đưa vào khuôn (bằng thủ công) để in ra viên. Viên đất sét được phơi cho khô và
chất vào lò. Nhiên liệu để đốt lò là củi, than đá trộn bùn làm thành viên được đặt
bên dưới lò. Lò được đốt trong nhiều tiếng đồng hồ cho đến khi gạch "chín", chuyển
sang màu đỏ hoặc nâu sẫm. Lò được tắt và đợi đến khi nguội thì dỡ gạch ra.
+ Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư thấp,

13


- Không cần diện tích lớn;

- Nguyên vật liệu dễ kiếm;
- Thực hiện đơn giản, không cần trình độ;
+ Nhược điểm:
- Năng suất thấp;
- Các công đoạn xếp gạch vào lò, nung, làm nguội được tiến hành gián đoạn
theo từng mẻ đốt. Các giai đoạn sấy, gia nhiệt, nung, làm nguội diễn ra độc lập
trong buồng đốt nên quá trình nung kéo dài, khả năng tận dụng nhiệt kém, nhiên
liệu bị tiêu hao nhiều;
- Chất lượng gạch chất lượng gạch không đồng đều giữa các mẻ đốt;
- Thải nhiều khí độc gây ô nhiễm môi trường;

Hình 1.1. Lò gạch sử dụng công nghệ sản xuất thủ công
1.1.1.2. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu Hoffman:
Lò này được du nhập vào Việt Nam (miền Nam) vào thập niên 60 của thế kỷ
20. Năm 2008 và 2009 tại tỉnh An Giang (Chợ Mới) có một số chủ cơ sở đã triển
khai xây dựng kiểu lò này.
Lò Hoffman gồm 2 dãy, mỗi dãy có 11 khoang gạch với 12 cửa đốt (có thể
có số khoang và số cửa nhiều hơn). Có 2 phương pháp đốt cơ bản là đốt cửa hông
và đốt trên xuống, đồng thời có thể kết hợp cả 2 cách đốt lò này đã được cải tiến bởi
nhiều tổ chức và cá nhân để chuyển từ việc đốt củi sang đốt phụ phẩm nông nghiệp

14


(vỏ cà phê, vỏ hạt điều, vỏ đậu phộng, trấu) như hiện nay. Lò Hoffman hiện đang
được sử dụng rộng rãi tại Tây Ninh, Bình Thuận vả rãi rác một số tỉnh miền Đông
Nam bộ. Qua khảo sát tại Tây Ninh cho thấy nhu cầu nhiên liệu trấu đốt cho 1 kg
gạch vào khoảng 150g (tiết kiệm trên 60% lượng trấu) lợi nhuận tăng cao với lò thủ
công. Ngoài ra, do sử dụng ít nhiên liệu và sử dụng hiệu quả cao nguồn nhiệt, do
đốt liên tục và tuần hoàn, nên giảm lượng khí ô nhiễm thải ra môi trường (giảm trên

70% so với lò thủ công). Đặc biệt, do sử dụng nhiệt triệt để, khói thải tập trung tại
một ống khói cao từ 11-15m, chủ động đẩy khói bằng mô tơ quạt, nên dễ xử lý ô
nhiễm môi trường.
Chi phí đầu tư: khoảng 1 tỉ đồng/lò công suất 1.000.000 viên/tháng. (sản
lượng tương đương 10 lò thủ công)
+ Ưu điểm:
- Dễ vận hành, sử dụng được nhiều loại nhiên liệu khác nhau như than đá,
củi, gas, dầu, phụ phẩm nông nghiệp.
- Gây ô nhiễm môi trường trung bình, dễ xử lý môi trường;
- Chất lượng gạch sau nung khá đồng đều, tỉ lệ gạch ống đạt mác 50 trên 85%.
+ Nhược điểm:
- Cần diện tích mặt bằng lớn;
- Chí phí đầu tư ban đầu lớn;
- Tỉ lệ hao hụt cao khi phải dựng lò không chủ động
- Cấu trúc lò có một cửa đưa gạch mộc vào nung, đồng thời cũng là cửa lấy
gạch thành phẩm ra nên môi trường làm việc của người công nhân không đạt tiêu
chuẩn vệ sinh lao động, an toàn lao động;

15


Hình 1.2. Lò gạch sử dụng công nghệ Hoffman đốt bằng củi
1.1.1.3. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu lò Tuynel (lò
đường hầm):
Do người Đức phát minh năm 1877. Đây là kiểu lò nung theo công nghệ
nung liên tục với buồng đốt cố định. Lò này được du nhập vào miền Bắc Việt Nam
khoảng thập niên 70 của thế kỷ 20, Đây là dạng lò nung dạng ống trụ hình chữ nhật
đặt nằm. Đây là kiểu lò nung liên tục với buồng đốt cố định, gạch mộc được chất
trên các xe goòng và lần lượt di chuyển qua một buồng đốt cố định. Kiểu lò này
được sử dụng phổ biến nhất ở các nước phát triển và hiện tại lò tuy Tuynel đã được

tự động cao và được đánh giá thích hợp cho điều kiện sản xuất công nghiệp và quy
mô lớn.
Lượng than đá sử dụng dao động từ 70 - 75g/1kg gạch. Nhiên liệu sử dụng
có thể là than đá, khí gas, dầu các loại.
Chi phí đầu tư: khoảng 3,5 tỉ đồng/lò 1.250.000 viên/tháng (sản lượng tương
đương 12 lò thủ công)
+ Ưu điểm:
- Dễ xử lý môi trường;
- Có khả năng tự động hóa cao;
- Chất lượng gạch sau nung đạt có độ đồng đều trung bình, gạch ống đạt mác
50 trên 90%.

16


+ Nhược điểm:
- Cần diện tích mặt bằng lớn;
- Chí phí đầu tư ban đầu lớn;
- Tỉ lệ hao hụt cao khi phải dừng lò không chủ động

Hình 1.3. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu lò Tuynel
1.1.1.4. Công nghệ sản xuất gạch sử dụng lò nung Kiểu lò Habla:
Do người Đức Phát minh năm 1927. Đây là kiểu lò nung theo công nghệ
nung bán liên tục (có thể vận hành liên tục) với buồng đốt di động. Kiểu lò này
được cải tiến từ lò Hoffman (lò Hoffman có vách ngăn) nên có thể dừng lò khi có sự
cố và điều tiết sản lượng dễ dàng. Lửa đốt và hơi nóng được dẫn đi theo đường ZigZag nên lượng nhiệt liệu đốt có giảm.
Lò được xây dựng bằng gạch thẻ, gồm 2 dãy, mỗi dãy 6 buồng đốt (có thể ít
hoặc nhiều hơn), lò hoạt động theo công nghệ buồng đốt di động, bán liên tục (có
thể hoạt động liên tục nếu tăng thêm số lượng buồng), lò có công suất từ 5.00020.000 viên/ngày đêm và nung được nhiều loại gạch khác nhau như: Gạch ống,
gạch thẻ, gạch tàu, ngói, gốm, nhiên liệu đốt chủ yếu là trấu. Việc đưa thêm vách

ngăn và xây dựng mui lò như kiểu mui lò Năng Gù đã tạo được sự lưu thông nhiệt
hiệu quả hơn và tạo sự phân bố nhiệt độ trong buồng nung đồng đều hơn lò
Hoffman. Đặc biệt, do cấu tạo mui lò có mái vòm vuông góc với trục lò, nên tạo
điều kiện cho khí nóng bên trong lò dễ dàng di chuyển về phía dưới đáy lò, khắc

17


phục khá tốt hiện tượng thiếu nhiệt của các khối gạch nằm dưới chân. Bên cạnh đó,
do ứng dụng cơ chế sử dụng nhiệt thửa của buồng đốt để nung sơ bộ và sấy gạch
trong các buồng kế cận, nên lò này có hiệu suất sử dụng năng lượng khá cao. Hơn
nữa, nhiệt độ khí thải đưa ra môi trường thấp và được điều tiết bởi một quạt hút
trung tâm nên dễ dàng cho việc lắp đặt hệ thống xử lý.
Nói về hiệu quả kinh tế, mô hình công nghệ lò nung gạch đốt trấu cải tiến có
những ưu điểm vượt trội. Hiện lò đang được ứng dụng khá hiệu quả tại cơ sở năm
Phương, Công TNHH Kim Thạch (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp), với công suất
20.000 viên ngày đêm. Qua đánh giá sơ bộ cho thấy, lượng trấu sử dụng dao động
250g-300 trấu/kg gạch (tiết kiệm 30% so với lò thủ công). Đặc biệt, gạch sau nung
có độ đồng đều cao (hơn lò Hoffman, nhưng thấp hơn lò Tuynel), chất lượng đạt 50
khoảng 80%, tỷ lệ rạn vỡ thấp dưới 2%.
Chi phí đầu tư: khoảng 600 triệu đồng/lò 500.000 viên/tháng (Sản lượng
tương đương 5 lò thủ công)
+ Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư trung bình,
- Dễ vận hành,
- Sử dụng được nhiều loại nhiên liệu khác nhau như than đá, củi, gas, dầu,
phụ phẩm nông nghiệp. Có thể chuyển sang dạng lò nung bán liên tục, dễ xử lý môi
trường,
- Chất lượng gạch sau nung khá đồng đều, tỉ lệ gạch ống đạt mác 50 ( 60<
M50< 80%)

+ Nhược điểm:
- Tiêu hao nhiên liệu cao hơn lò Hoffman;
- Gây ô nhiễm môi trường khá cao nếu không có hệ thống xử lý.
- Môi trường làm việc khá khắc nghiệt cho công nhân;

18


×