Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

nghiên cứu tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần và biện pháp kỹ thuật cho dòng, giống có triển vọng trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 156 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM













LÊ HỒNG THIẾT









NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÕNG, GIỐNG LÖA
THUẦN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO DÕNG GIỐNG CÓ
TRIỂN VỌNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÖ THỌ




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP








THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÊ HỒNG THIẾT








NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÕNG, GIỐNG LÖA
THUẦN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO DÕNG GIỐNG CÓ
TRIỂN VỌNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÖ THỌ


Chuyên ngà nh: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Đức Thạnh






THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Lê Hồng Thiết


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu tận tình của các cấp lãnh đạo, các tập
thể, cá nhân và gia đình.
Trước tiên, cho phép tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Nguyễn Đức Thạnh hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện cũng
như hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo Bộ môn Cây lương thực, Viện Khoa học
kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi Phía Bắc, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú
Thọ, đã giúp đỡ, tạo điều kiện, cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Toàn bộ thí nghiệm trong luận văn được thực hiện tại Bộ môn Cây lương
thực, Viện khoa học Nông lâm nghiệp Miền núi Phía Bắc, xã Phú Hộ - Thị Xã
Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Tại đây tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong suốt quá trình thực hiện
đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Phòng Quy hoạch - Kế hoạch,
Phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn tỉnh Phú Thọ đã tạo
điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp
đã luôn quan tâm, động viên khích lệ tôi.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những sự
giúp đỡ quý báu này.
Thái Nguyên , ngày 10 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn



Lê Hồng Thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AFP
: Thông tấ n xã
BĐĐN
: Bắt đầu đẻ nhánh
CCCC
: Cao cây cuối cùng
CN
: Công nguyên
Cv
: Hệ số biến động
Đ
: Điểm
Đ/c
: Đối chứng
ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH
: Đồng bằng sông Hồng
ĐHNN
: Đại học Nông nghiệp
ĐN
: Đẻ nhánh
FAO

: Tổ chức nông lương thế giới

: Giai đoạn
HH
: Hữu hiệu
ICRSAT
: Viện nghiên cứu cây trồng Á nhiệt đới .
IMF
: Quỹ tiền tệ quốc tế
IRRI
: Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế.
KD
: Khang Dân
KHKT
: Khoa học kỹ thuật
KTĐN
: Kết thúc đẻ nhánh
LSD
: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
MNPB
: Miền núi phía Bắc
NSLT
: Năng suất lý thuyết
NSTT
: Năng suất thực thu
OECD
: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
P1000
: Trọng lượng 1000 hạt
Số bông/m

2

: Số bông trên m
2
.
Số hạt/bông
: Số hạt trên bông
SSNM
: Quản lý dinh dưỡng theo vùng
TDMNPB
: Trung du miền núi phía Bắc
TGST
: Thời gian sinh trưởng
TLC
: Tỷ lệ chắc
TW
: Trung ương
USDA
: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
WB
: Ngân Hàng Thế Giới
WFP
: Chương Trình lương thực Thế Giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lúa gạo các châu lục trên thế giới

giai đoạn 1995-2007 8
Bảng 1.2: Mười nướcnhập khẩu và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm
2007 10
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng, tiêu thụ và xuất nhập khẩu gạo của
Việt Nam giai đoạn từ 1961-2010 22
Bảng 1.4: Lượng gạo tiêu thụ và lượng calories từ gạo/đầu người giai đoạn
1961-2009 24
Bảng 1.5: Sự thay đổi diện tích đất lúa (ha) ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009 26
Bảng 1.6: Xu thế phát triển lúa gạo Việt Nam thời kỳ 2006 - 2010 30
Bảng 1.7: Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam thời kỳ 1996 - 2005 34
Bảng 1.8: Cơ cấu giống lúa tại 7 cánh đồng lớn Vùng TDMNPB (2007) 47
Bảng 1.9: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa của tỉnh Phú Thọ
48
Bảng 1.10: Bảng thống kê diện tích lúa thuần qua các năm trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ 49
Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết vùng Phú Thọ năm 2010 và vụ xuân 2011 63
Bảng 3.2: Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa thí nghiệm 67
Bảng 3.3: Đặc điểm về thân lá của các dòng giống lúa 69
Bảng: 3.4: Động thái đẻ nhánh củ a cá c giố ng lú a thí nghiệ m 71
Bảng 3.5: Đặc điểm nhánh đẻ và kiểu đẻ nhánh của các dòng, giống lúa 74
Bảng 3.6: Tình hình nhiễm sâu bệnh trên các dòng giống 75
Bảng 3.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 78
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của Đạm đến thời gian của các giai đoạn sinh trưởng các
giống lú a (ngày) 81
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của đạm đến chiều cao cây, số nhánh, số lá của 2 giống
lúa thí nghiệm 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của đạm đến chỉ số diện tích lá (LAI) và khối lượng

chất
khô tích luỹ (DM) của 2 giống lúa 85
Bảng 3.11:Ảnh hưởng của mức bón đạm đến hiệu suất bón đạm 86
Bảng 3.12: So sánh năng suất của 2 giống lúa BT13 vàTQ2T giữa các mức
bón đạm 87
Bảng 3.13: Ảnh hưởng các mức bón đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống lúa 89
Bảng 3.14: Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại của dòng BT13 và
TQ2T 91
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế giữa các công thức phân bón đạm 92
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây, số nhánh 94
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất giống
của giống thử nghiệm. 97
Bảng 3.18. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại của 2 giống lúa 98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam từ 1961-2009 25
Hình 3.1: Động thái tăng trưởng số nhánh vụ xuân 72
Hình 3.2: Động thái tăng trưởng số nhánh vụ mùa 73
Hình 3.3. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến động thái đẻ nhánh giống lúa
TQ2T 83
Hình 3.4: Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh giống lúa
BT13 95
Hình 3.5: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến động thái đẻ nhánh giống lúa
TQ2T 95








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề: 1
2. Mục tiêu của đề tài: 4
3. Yêu cầu của đề tài: 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ
TÀI 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo trên thế giới: 7
1.3.2. Các nghiên cứu về lúa thuần năng suất chất lượng. 31
1.3.3. Những nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống. 36
1.3.4. Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa. 39
1.3.5. Các kết quả nghiên cứu về mật độ cho lúa. 42
1.4. Đối với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. 45
1.5. Sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: 48
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 51
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu 51
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 51
2.2. Nội dung nghiên cứu: 52
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 52

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 52
2.3.2. Quy trình kỹ thuật làm mạ và thời vụ gieo trồng: 55
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi 57
2.4.1. Xác định thời gian gieo mạ đến cấy và từ cấy đến thu hoạch: 57
2.4.2. Một số chỉ tiêu hình thái và nông sinh học: 57
2.4.3. Các chỉ tiêu về năng suất. 58
2.4.4. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại. 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
2.4.5. Các chỉ tiêu về sinh lý liều lượng bón phân đạm. 61
2.4.6. Các chỉ tiêu theo dõi cho thí nghiệm nghiên cứu mật độ. 61
2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu: 62
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 63
3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2010 và vụ xuân năm 2011 tại Phú Thọ 63
3.1.1. Nhiệt độ: 64
3.1.2 Lượng mưa. 65
3.1.3. Ẩm độ không khí. 66
3.1.4. Số giờ chiếu nắng. 66
3.2. Kết quả tuyển chọn các dòng giống lúa. 66
3.2.1.Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa thí nghiệm. 66
3.2.2. Đặc điểm thân, lá của các dòng, giống thí nghiệm. 69
3.2.3. Đặc điểm đẻ nhánh và kiểu đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thí
nghiệm. 70
3.2.4. Tình hình sâu, bệnh gây hại lúa 75
3.2.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. 77
3.3. Kết quả nghiên cứu liều lượng bón phân đạm cho 2 giống lúa BT13 và
TQ2T 80
3.3.1. Ảnh hưởng của Đạm đến thời gian của các giai đoạn sinh trưởng giống
lúa BT13 và TQ2T 80

3.3.2. Ảnh hưởng của các liều lượng bón đạm đến thời gian sinh trưởng. 80
3.3.5. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến hiệu suất bón đạm. 86
3.3.6. Ảnh hưởng của đạm đến năng suất lúa. 86
3.3.7. Ảnh hưởng của đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa 88
3.3.9. Hiệu quả kinh tế. 92
3.4. Kết quả nghiên cứu mật độ cấy cho 2 giống lúa BT13 và TQ2T. 93
3.4.1 .Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây, số nhánh BT13 và TQ2T 93
Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao của 2 giống thử nghiệm 93


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
3.4.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất giống
BT13 và TQ2T: 96
3.4.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của 2 giống lúa thử nghiệm ở các mật độ cấy
khác nhau. 98
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 99
1. Kết luận 99
2. Đề nghị 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
x

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Cây lúa (Oryza sativa) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình
phát triển của loài người. Từ buổi đầu của nền văn minh, cây lúa đã trở thành
cây lương thực chính của người Việt Nam và có vai trò quan trọng trong nét văn
hoá ẩm thực của dân tộc ta. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu ăn ngon của

người dân ngày càng tăng vì vậy lúa chất lượng đã trở thành nhu cầu không thể
thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân trong và ngoài nước.
Lúa là một trong ba loại cây lương thực chủ yếu trên thế giới: lúa mì, lúa và
ngô. Khoảng 40% dân số trên thế giới sử dụng lúa gạo như là nguồn lương thực
chính. Sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước châu Á. Với mức tiêu dùng
hàng năm khoảng 180 - 200 kg/người.
Về mặt dinh dưỡng trong lúa gạo có đầy đủ các chất giống như các loại cây
lương thực khác, trong đó tinh bột chiếm hàm lượng chủ yếu (chiếm đến 62,4%
hàm lượng chất khô). Ngoài ra trong lúa gạo còn có một số loại Vitamin, đặc
biệt là vitamin B1.
Mỗi vùng, mỗi điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cần có giống cây
trồng tốt và điều kiện canh tác phù hợp. Vì vậy một trong những biện pháp kinh
tế kỹ thuật nhằm tận dụng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội là bố trí cơ cấu
cây trồng cho phù hợp với một vùng hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp.
Trong việc xác định giống cây trồng hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao, đất đai là
một trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu, cho nên cần phải nắm
vững được mối quan hệ giữa giống cây trồng với đặc điểm đất đai thì mới xác
định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Việc xác định đưa giống lúa thuần chất lượng vào sản xuất ở mỗi vùng, mỗi
khu vực sản xuất nhằm bảo đảm tính hợp lý, phù hợp của từng giống lúa đó với
điều kiện cụ thể của nơi sản xuất, thì ngoài việc giải quyết các mối liên hệ giữa
giống lúa thuần với điều kiện đất đai, tập quán canh tác, còn phải quan tâm tới
phương thức sản xuất ở vùng, khu vực đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp, các giống lúa được
con người tạo ra được chọn tạo sau có ưu việt hơn giống trước đó và được thay
thế cho nhau. Có những giống mới đưa vào sản xuất nhưng do môi trường sản
xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho các giống khác. Hiện nay các

giống lúa này tồn tại xen kẽ nhau và thích hợp với từng điều kiện của mỗi địa
phương.
Sản xuất của người nông dân phần lớn là sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực
trồng trọt đối tượng cần nghiên cứu là giống cây trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng của nó như phân bón, thời tiết, khí hậu v.v.
Năng suất cây trồng nói chung và lúa nói riêng chịu tác động của các yếu tố
tự nhiên như đất, nước, dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết đồng thời nó cũng chịu
tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế - xã hội như trình độ canh tác, khả năng đầu
tư, thâm canh
Hiện nay do biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang là những vấn đề cấp bách
của các nhà khoa học. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây mưa nắng
thất thường. Nắng thì hạn, mưa thì ngập úng, nên trong chỉ đạo sản xuất nông
nghiệp rất khó xác định để chỉ đạo. Bởi lẽ là giống lúa lai khi chỉ đạo gieo trồng
gặp thời tiết trên thì rất tốn kém cho nông dân. Ở đề tài này với mục tiêu chọn ra
được một số giống lúa thuần năng suất, chất lượng, chủ động, đáp ứng nhu cầu
của nông dân, với mục đích chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị, thay thế
những cây trồng hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cải tiến để đưa cơ
cấu giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất phù hợp với
điều kiện của nông dân và vùng sinh thái.
Trong thực tế sản xuất thì mỗi giống lúa đều có ưu, nhược điểm song sự
chuyển dịch cơ cấu giống lúa thuần như thế nào để giải quyết được nhu cầu cấp
bách của người dân nghèo mà vẫn có lợi về mặt tài chính, đem lại hiệu quả kinh tế
cao và phù hợp với đặc điểm của vùng sản xuất, của một không gian, thời gian nhất
định và được người dân chấp nhận và mở rộng.
Cơ cấu các giống lúa thuần hiện nay đang được gieo trồng thường được chọn
lựa trên lợi ích lớn nhất cho đa số người dân, cơ cấu giống lúa thuần chất lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
phải được bố trí hợp lý, phù hợp với tập quán của địa phương, mà vẫn đảm bảo an

toàn hệ sinh thái trong vùng.
Sản xuất lúa nước là nghề truyền thống của nhân dân tỉnh Phú Thọ. Trong
những năm gần đây đã thay đổi tập quán độc canh cây lúa với các giống lúa cổ
truyền bằng tập quán đưa thêm một số cây trồng cạn vào gieo trồng trên đất lúa, tạo
nên hệ thống cây trồng đa dạng, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn thay đổi giống lúa
truyền thống bằng việc đưa vào các giống lúa thơm chất lượng cao, lúa năng suất
nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên cùng diện tích canh tác.
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc có tổng diện
tích tự nhiên là 3.532,5 km². Dân số trung bình là 1,32 triệu người chiếm 1,5%
dân số cả nước. Phú Thọ có 21 dân tộc trong đó gồm có dân tộc Kinh, Mường,
Cao Lan , mật độ dân số 372,7 người/km
2
; Diện tích trồng lúa cả năm năm
2005 là 73.248 ha năng suất 48,5 tạ/ha và năm 2010 là 69.615 ha năng suất 51,2
tạ/ha tăng so với năm 2005 là 2,7 tạ/ha tập trung chủ yếu ở các huyện Lâm
Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng.
Bên cạnh đó năng suất lúa của tỉnh Phú Thọ đã có bước tăng đáng kể, đóng
góp trong đó là sự phát triển của các giống lúa lai. Tuy nhiên giống lúa lai cũng
bộc lộ những hạn chế nhất định trong sản xuất lúa của tỉnh, do đòi hỏi đầu tư
thâm canh cao, chất lượng gạo trung bình, không chủ động được giống, giá
giống cao, chưa phù hợp với tập quán để giống hàng vụ, hàng năm tỉnh Phú Thọ
đã chi hỗ trợ giá cho giống lúa lai hàng chục tỷ đồng nhằm hỗ trợ giá giống cho
bà con nông dân trên địa bàn nhưng hiệu quả kinh tế không đáng kể. Trong khi
đó giống lúa thuần giải quyết được khá triệt để những hạn chế của giống lúa lai.
Do nhu cầu về an ninh lương thực và chất lượng cuộc sống nên sản phẩm lúa
gạo chất lượng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không ngừng
tăng lên. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần và biện pháp kỹ thuật cho
dòng, giống có triển vọng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ”.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
2. Mục tiêu của đề tài:
- Xác định 1 - 2 giống lúa thuần năng suất chất lượng cao thích nghi và cho
năng suất cao để gieo trồng tại Phú Thọ.
- Đánh giá được năng suất của dòng, giống lúa thuần có triển vọng.
- Xác định được mức phân bón, mật độ cấy thích hợp để hoàn chỉnh quy trình
kỹ thuật sản xuất cho dòng, giống lúa thuần.
3. Yêu cầu của đề tài:
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, chống chịu, năng suất và mức độ nhiễm sâu
bệnh hại của các giống lúa thuần trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Xác định được liều lượng phân bón và mật độ cấy phù hợp bổ sung vào quy
trình kỹ thuật cho giống lúa thuần đã được tuyển chọn tại tỉnh Phú Thọ.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
4.1. Ý nghĩa khoa học:
- Xác định được giống lúa thuần cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp
với điều kiện sinh thái trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Xác định liều lượng bón phân đạm và mật độ cấy cho các giống lúa tuyển
chọn, góp phần xây dựng quy trình gieo trồng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp và bổ xung vào tài liệu phục vụ cho
công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Xác định được 1-2 giống lúa thuần bổ sung vào bộ giống lúa thuần năng
suất, chất lượng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Kết quả nghiên cứu góp phần cải thiện quy trình làm tăng năng suất, hiệu quả
kinh tế cho sản xuất lúa. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng
đời sống cho nông dân tỉnh Phú Thọ.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu các dòng, giống lúa thu thập, chọn lọc và nhập
nội từ các tỉnh vùng trung du miến núi phía Bắc, các Trường Đại học. Thí

nghiệm được tiến hành trên khu đất ruộng Bộ môn Cây lương thực Viện Khoa
học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc xã Phú Hộ - Thị Xã Phú Thọ -
tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Lúa gạo là nguồn lương quan trọng của khoảng 3 tỷ người trên thế giới.
Trong khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích đất dùng cho trồng lúa
không tăng. Do đó vấn đề lương thực được đặt ra như mối đe doạ đến sự an ninh
và ổn định cẩu thế giới trong tương lai. Theo dự đoán của các chuyên gia dân số
phải tăng 80% mới đáp ứng đủ nhu cầu sống còn của số dân mới.
Theo thông tấn xã Việt Nam, ông Phạm Quốc Trụ, đại diện phái đoàn Việt
Nam tại Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức
Quốc tế khác tại Giơnevơ cho biết: Việt Nam sẽ sát cánh với cộng đồng Quốc tế
trong cuộc đấu tranh chống khủng hoảng lương thực. ông Trụ nhấn mạnh Việt
Nam coi quyền có lương thực là một trong những quyền cơ bản của con người
và rất coi trọng vấn đề an ninh lương thực. Thực tế, trong những năm qua, Việt
Nam đã có những nỗ lực lớn trong việc nâng cao sản lượng lương thực để thực
hiện quyền có lương thựccho nhân dân nước mình và cùng với cộng đồng Quốc
tế góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Giống lúa có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực, nó làm
tăng năng suất và sản lượng lúa gạo, góp phần quan trọng trong việc ổn định an
ninh lương thực. Công tác giống được chú trọng phát triển cùng với các biện
pháp kỹ thuật và khả năng đầu tư sẽ làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển
nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng nông sản.
Giống lúa mới được coi là tốt phải có độ thuần cao, để thể hiện đầy đủ các

yếu tố di truyền của giống lúa đó, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện
ngoại cảnh bất thuận của từng vùng khí hậu, đồng thời chịu thâm canh, kháng
được sâu bệnh hại, cho năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định qua nhiều thế hệ.
Muốn phát huy hết tiềm năng năng suất của giống lúa tốt đó phải sử dụng chúng
hợp lý, phù hợp với đất đai, điều kiện khí hậu, kinh tế xã hội của vùng đó.
Các giống khác nhau có khả năng phản ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
vùng khác nhau. Xác định được một số giống tốt cho từng vùng sản xuất nông
nghiệp là việc cần thiết và đòi hỏi có thời gian. Một số giống tốt cần thoả mãn
một số yêu cầu sau:
- Sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu đất đai và điều kiện canh
tác tại địa phương.
- Cho năng cao ổn định qua các năm khác nhau trong giới hạn của biến động
thời tiết.
- Có tính chống chịu tốt đối với sâu, bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
- Có chất lượng đáp ứng được yêu cầu sự dụng.
* Chất lượng gạo: Trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thì chất lượng gạo quyết
định phần lớn giá trên thị trường. Theo báo nông nghiệp nông thôn ngày nay
07/5/2004, thì những yếu tố quyết định chất lượng gạo bao gồm:
- Hình dạng hạt: Các yếu tố cấu thành hình dạng của hạt gạo gồm: kích thước
và hình dạng hạt, độ đồng đều, độ bóng, độ bạc bụng, màu sác hạt, ngoài ra
còn phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi dân tộc.
Phú Thọ là một tỉnh miền núi có tiểu vùng khí hậu mang đặc điểm chung của
khí hậu miền núi Bắc bộ, có hai mùa rõ rệt, hệ thống thuỷ lợi khá ổn định. Trình
độ dân trí ngày được nâng cao, khả năng tiếp cận và đón nhận những tiến bộ
khoa học kỹ thuật ngày một tăng.
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú thọ đã có sự tăng
trưởng rõ nét là được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng và sự lãnh chỉ đạo của

các cấp các ngành đặc biệt là ngành Nông Nghiệp của tỉnh nhà, hướng dẫn, đôn
đốc chỉ đạo cải tiến các khâu kỹ thuật đồng bộ như; Giống, thời vụ, phân bón,
biện pháp canh tác . Việc chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu gieo trồng, từ gieo cấy lúa
thuần năng suất thấp sang gieo cấy lúa lai năng suất cao và chuyển đổi cơ cấu
giống lúa từ năng suất cao sang chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, với
diện tích lúa lai ngày một tăng lên diện tích lúa thuần một ngày giảm đi, tuy
nhiên diện tích trồng lúa hàng năm của tỉnh trên 70 ngàn ha thì lúa thuần chiếm
47,5 %, trong những năm gần đây giống lúa lai cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất
định trong sản xuất của bà con nông dân, do đòi hỏi đầu tư thâm canh cao, chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
lượng gạo trung bình, không chủ động được giống, giá giống cao, tỷ lệ nhiễm sâu
bệnh ngày một tăng , chưa phù hợp với tập quán để giống hàng vụ, hàng năm tỉnh
đã chi cho hỗ trợ giống lúa lai hàng chục tỷ đồng nhằm hỗ trợ giá giống cho bà con
nông dân trên địa bàn nhưng hiệu quả kinh tế tăng không đáng kể. Bên cạnh đó
ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát, suy giảm kinh tế trong nước
và những tác động diễn biến phức tạp của thời tiết: nắng thì hạn, mưa thì ngập
úng, rét đậm, rét hại lịch sử, nắng nóng lịch sử, hạn hán xảy ra gay gắt trên diện
rộng; lũ, bão, lốc gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Đặc biệt từ những thiệt hại của
thiên tai năm 2008 đã làm diện tích lúa bị ngập, hư hại 6.415 ha. Mạ bị ngập, hư
hại 12,6 ha; giá trị thiẹt hại 78.021 triệu. Trong khi đó giống lúa thuần giải quyết
được khá triệt để những hạn chế của giống lúa lai. Do vậy, việc lựa chọn những
giống lúa thuần có năng suất cao phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương để
bổ xung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh Phú Thọ là cần thiết.
Vì vậy để rút ngắn thời gian nghiên cứu, thừa kế từ kết quả khảo nghiệm các
dòng, giống lúa thuần của vụ xuân năm 2010 của Viện khoa học nông nghiệp Miền
Núi Phía Bắc, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và so sánh các dòng, giống lúa thuần
có triển vọng nghiên cứu tiếp cho vụ mùa năm 2010 và vụ chiêm xuân năm 2011.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên Thế Giới.

1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo trên thế giới:
Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng và sản xuất lúa
gạo, trong đó tập trung nhiều ở các nước Châu Á, 85 % sản lượng lúa trên thế
giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ,
Inđônêxia, Banglades, Myanmar và Nhật Bản [26].
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế, cho đến nay lúa vẫn là
cây lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Chính vì vậy,
tổng sản lượng lúa trong vòng 30 năm qua đã tăng lên gấp hơn 2 lần: từ 257
triệu tấn năm 1965 lên tới 535 triệu tấn năm 1994. Cùng với nó, diện tích trồng
lúa cũng tăng lên đáng kể, năm 1970 diện tích trồng lúa toàn thế giới là 134.390
triệu ha, đến năm 1994 con số này đã lên tới 146.452 triệu ha. Trong đó, các
nước Châu Á vẫn giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo [26].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Theo FAO (2007) tổng diện tích trồng lúa trên toàn thế giới là 156,953
triệu ha, năng suất trung bình đạt 4,152 tấn/ha và tổng sản lượng lúa là 681,53
triệu tấn. Nước có năng suất đạt cao nhất là Nhật Bản với 6,55 tấn /ha, sau đó là
Trung Quốc với 6,33 tấn/ha. Tuy nhiên, xét về sản lượng thì Trung Quốc lại là
nước có sản lượng lúa cao nhất đạt 185,45 triệu tấn, sau đó là Ấn Độ với sản
lượng đạt 129 triệu tấn. Về diện tích thì Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa cao
nhất với 43 triệu ha, sau đó là Trung Quốc có diện tích là 29,3 triệu ha.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo các châu lục trên thế giới
giai đoạn 1995-2007
Năm
1995
2000
2005
2006
2007

T.độ tăng
1995-2000
T.độ tăng
2000-2007
Diện tích (Triệu ha)
Thế giới
149,594
154,167
154,701
156,302
156,953
0,60
0,26
Châu phi
6,995
7,659
8,756
9,483
9,386
1,83
2,95
Châu Mỹ
8,183
7,619
8,102
6,861
6,632
-1,42
-1,96
Châu Á

133,734
138,143
137,207
139,261
140,301
0,65
0,22
Châu Âu
0,546
0,606
0,576
0,591
0,606
2,11
0,00
Châu Úc
0,137
0,140
0,060
0,106
0,028
0,52
-20,74
Năng suất (tấn/ha)
Thế giới
3,659
3,885
4,084
4,121
4,152

1,10
0,96
Châu phi
2,133
2,282
2,304
2,321
2,502
0,77
1,32
Châu Mỹ
3,568
4,152
4,498
4,928
4,954
2,34
2,56
Châu Á
3,735
3,949
4,166
4,193
4,218
1,10
0,95
Châu Ấu
4,946
5,250
5,803

5,804
5,772
1,61
1,36
Châu Úc
8,469
7,988
6,055
9,326
6,703
-3,30
-2,48
Sản lƣợng (Triệu tấn)
Thế giới
547,432
598,894
631,868
644,116
651,743
1,44
1,22
Châu phi
14,923
17,477
20,179
22,014
23,483
3,06
4,31
Châu Mỹ

29,197
31,635
36,441
33,809
32,857
2,24
0,54
Châu Á
499,456
545,482
571,544
583,873
591,720
1,36
1,17
Châu Ấu
2,700
3,181
3,344
3,428
3,498
2,16
1,37
Châu Úc
1,156
1,119
0,360
0,992
0,185
-11,00

-22,70
Nguồn: FAOSTAT. FAO 3/2009 [49]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Theo số liệu bảng 1.1. cho thấy: tình hình sản xuất lúa trên Thế giới có xu
hướng tăng chậm dần, và với tốc độ tăng dân số như hiện nay thì cần phải nâng
cao hơn nữa năng suất, sản lượng cũng như chất lượng mới đảm bảo được vấn
đề an ninh lương thực của toàn xã hội. Dự đoán của FAO thì trong vòng 30 năm
tới, tổng sản lượng lúa trên toàn Thế giới phải tăng được 56% mới đảm bảo
được nhu cầu lương thực cho mọi người dân.
Châu Á được coi là cái nôi của lúa gạo do sản xuất cũng như tiêu thụ
chiếm tới trên 90% tổng sản lượng lúa gạo của Thế giới, nơi đó diễn ra cuộc
“Cách mạng xanh” giữa thế kỷ XX, ở đây đó lai tạo ra nhiều giống lúa nước
ngắn ngày, năng suất cao, nhờ vậy đó góp phần thành công trong việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ theo hướng sản xuất lúa hàng hóa ở nhiều
quốc gia. Sự nổi bật của khu vực này có ảnh hưởng quyết định vào tương lai
cũng như quá khứ của tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới.
Từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, các nhà sinh lý thực vật đã nhận
thấy không một loại cây trồng nào có thể sử dụng hoàn toàn triệt để tài nguyên
thiên nhiên của mỗi vùng. Các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên Thế giới hàng
năm đã lai tạo, tuyển chọn ra nhiều loại giống cây trồng mới, đưa ra nhiều công
thức luân canh, quy trình kỹ thuật tiến bộ, đề xuất cơ cấu cây trồng thích hợp
cho từng vùng sinh thái nhằm tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản lượng/đơn
vị diện tích canh tác, trong đó, Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đã góp nhiều
thành tựu. (Vũ Tuyên Hoàng, 1995) [21].
Ở Châu Phi, lúa gạo càng ngày càng trở nên quan trọng, mặt khác, mức
sản xuất của vùng chỉ đáp ứng được 73%. Vì vậy, Châu Phi vẫn còn tiếp tục
nhập khẩu gạo, do mức tiêu thụ của vùng vẫn tiếp tục tăng nhanh so với các
vùng khác. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy các nước có nền nông nghiệp

lúa nước phát triển theo hướng hàng hóa.
Người dân Châu Phi tiêu thụ lúa gạo ngày càng nhiều và dần thay thế các
loại thức ăn cổ truyền đến mức độ đã gây ra nhiều cuộc tranh luận trong vùng.
Theo FAOSTAT (2004), trong năm 2001, Châu Phi cần đến 26,6 triệu tấn lúa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
trong khi chỉ sản xuất được 16,6 triệu tấn và nhu cầu lúa gạo sẽ còn tăng cao hơn
nữa trong thời gian sắp tới [26]
Bảng 1.2 Mƣời nƣớc nhập khẩu và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
năm 2007

Nƣớc nhập khẩu gạo
Nƣớc xuất khẩu gạo
Tên nƣớc
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Tên nƣớc
Sản lƣợng
(triệu tấn)
1
Indonesia
2,00
Thái Lan
9,5
2
Philippine
1,90
Ấn Độ
6,03

3
Nigeria
1,60
Việt Nam
4,52
4
Bangladesh
1,57
Mỹ
3,04
5
EU-27
1,11
Pakistan
2,40
6
Saudi Arabia
0,95
Trung Quốc
1,34
7
Ivory coast
0,95
Ai Cập
1,21
8
Iran
0,90
Urugoay
0,37

9
Nam Phi
0,82
Campuchia
0,45
10
Senegal
0,80
Argentina
0,44
Toàn thế giới
31,59
Toàn thế giới
31,58
(www.ASSET)
Hiện nay, tình trạng thiếu lương thực xảy ra nhiều nước trên thế giới dẫn
đến sự leo thang của giá cả lương thực, tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn an ninh
chính trị và xã hội. Thêm hàng triẹu người vốn đã rễ "tổn thương" trên thế giới
lại phải đối mặt với thiếu đói vì thiếu lương thực. Theo các chuyên gia, đây cũng
là lần đầu tiên trong lịch sử, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lương thực lan
rộng từ các quốc gia phát triển đến những nước đang phát triển, hơn 73 triệu
người của 78 nước phụ thuộc vào lương thực cứu trợ của chương trình Lương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
thực tế giới (WEP). Đầu tháng 4 năm 2008, giá gạo trên thị trường thế giới đột
ngột tăng từ 550 USD/tấn lên 760 USD/tấn, một số nước tăng lên 1000
USD/tấn, làm cho hàng triệu người lâm vào tình trạng thiếu đói. Tổ chức Nông
Lương thế Giới (FAO) cho biết, đã có 36 nước ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ
La tinh đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp thiếu lương thực. Nguồn gạo dự trữ

hiện nay của thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua. Một số
nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam
tạm ngừng hoặc giảm lượng gạo xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực
trong nước. Nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng lương thực là do sự gia
tăng dân số thế giới, những thảm hoạ thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh do sự
biến đổi khí hậu của toàn cầu, đất đai sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp
do quá trình đô thị hoá, giá dầu mỏ tăng đẩy giá phân bón và chi phí vận chuyển
hàng nông nghiệp lên cao, một số nước tập trung phát triển năng lượng sinh học
đã gây áp lực tăng giá lương thực
Tình trạng thiếu lương thực và giá lương thực tăng cao là một trong
những nguyên nhân xảy ra các cuộc biểu tình và bạo lực tại một số nước như:
Hai-ti, Camơrun, Ai cập, Buốckia phaxô Ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF) đều coi khủng hoảng lương thực là thách thức lớn nhất của thế
kỷ XXI. Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và phát triển họp tại Gana
(từ ngày 20 - 24/4/2008). Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Kimun cảnh báo, giá
lương thực tăng cao có nguy cơ thủ tiêu những thành quả trong công cuộc chống
đói nghèo, nếu tiềp tục leo thang có thể phá hoại tăng trưởng kinh tế và an ninh
toàn cầu. Kế hoạch thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ do Liên Hợp quốc đề
xướng, trong đó giảm một nửa số người nghèo vào năm 2015 sẽ khó có thể hoàn
thành.
Đứng trước nguy cơ thiếu hụt lương thực đang diễn ra, chính phủ nhiều
nước đã thực hiện một số giải pháp nóng để đối phó trước mắt. Liên Hợp quốc
dự kiến dành 2,9 tỷ USD hỗ trợ cho các chương trình lương thực thế giới trong
năm 2008. Tổng giáp đốc FAO kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựng một chiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
lược toàn cầu đối phó với cuộc khung hoảng lương thực hiện nay. Về lâu dài,
các nước không chỉ đẩy mạnh nghiên cứu thêm nhiều loại giống cây lương thực
năng suất cao, hỗ trợ kỹ thuật và giống cây trồng, mà còn phải cùng nhau hợp

tác bình ổn giá lương thực. Thái Lan đưa ra đề nghị thành lập Tổ chức các nước
xuất khẩu gạo, nhằm kiểm soát giá gạo và an ninh lương thực thế giới. Ngân
hàng thế giới dự báo nhu cầu lương thực thế giới tăng gấp đôi vào năm 2030,
một phần là do dân số thế đạt khoảng 3 tỷ người vào năm 2050, nhưng ở đây
còn rất nhiều nguyên nhân khác. Nhiệt độ toàn cầu gia tăng do ô nhiễm môi
trường bắt đầu ảnh hưởng tới sản xuất lương thực ở rất nhiều nước: hạn hán, bất
ổ khí hậu, nước biển dâng. Nhu cầu năng lượng sinh học xanh và nhu cầu dùng
thịt gia tăng của thế giới là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng lương thực toàn
cầu. Dự trữ lúa gạo ở mức thấp nhất trong ba thập kỷ qua. Giá dầu tăng dẫn đến
chi phí vận tải khiến giá phân bón tăng.
Theo nguồn tin từ Bộ Nông Nghiệp các nước công bố trong tháng 4 và
tháng 5 năm 2008, sản xuất lúa năm 2008 triển vọng đạt tốt hơn năm 2007 ở hầu
hết các nước sản xuất lúa chính ở Châu Á như; Bangladesh, Trung Quốc, Ấn
Độ, Phillippines và Thái Lan, cũng như ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
Năm 2008, theo dự báo của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, sản lượng lúa đạt
633,9 triệu tấn (tương đương 425,3 triệu tấn gạo), tăng 1% so với năm 2007.
Ngày 15/8/2011, Ngân hà ng thế giớ i (WB) ra cả nh bá o rằ ng giá lương
thự c ngà y mộ t tăng đang đẩ y nhữ ng ngườ i nghè o nhấ t ở cá c nướ c đang phá t
triể n và o nguy hiể m.
Phúc trình mới nhất của tổ chức này cũng nói tình trạng giá không ngừng
biế n độ ng đang làm trầm trọng thêm nạn đói và hạn hán ở vùng Sừng châu Phi.
WB nó i mặ c dù giá lương thự c bình quân có thấ p hơn so vớ i đỉnh điể m
hồ i thá ng 2/2011, nó vẫn đang cao hơn 1/3 so vớ i năm 2010.
Ngân hà ng Thế giớ i cả nh bá o rằ ng q uỹ dự trữ lương thực thế giới đang
thấ p ở mứ c bá o độ ng và điều này chng những gia tăng bất ổn mà còn là m cho
giá cả thêm biến động , kinh tế gia củ a tổ chứ c phi chính phủ Farm Africa , nói:
“Chú ng ta sẽ đố i diệ n vớ i hậ u quả là hạn há n tá i diễ n và nếu không đầu tư vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13

nông nghiệ p chú ng ta sẽ thấ y tình hình tồ i tệ trở lạ i” , gầ n 70 - 80% dân số số ng
phụ thuộc vào nông nghiệp mà việc đầu tư vào ngành này chỉ vào khoảng 10%
hoặ c ít hơn.
Theo bá o cá o trong thá ng 7/2011, giá lương thực thế giới tăng 33% so vớ i
cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó , giá dầu đã tăng đến 45% kéo theo gia tăng các
mặ t hà ng phân bó n.
Thông tấ n xã AFP dẫ n lờ i Chủ tịch Ngân hà ng Thế giớ i Rob ert Zoellick
nói trong một thông cáo : “Giá cả lương thự c gia tăng liên tụ c và dữ trự lương
thự c ở mứ c thấ p cho thấ y chú ng ta vẫ n cò n ở trong vò ng nguy hiể m ; và những
ngườ i dễ bị tổ n hạ i nhấ t lạ i là nhữ ng ngườ i ít có khả năng đố i phó nhấ t.”
“Cả nh giá c là điề u rấ t quan trọ ng bở i vì ngà y nay cò n nhiề u bấ t trắ c và
biế n độ ng.”
Trong bá o cá o theo dõ i giá lương thự c mớ i đây củ a WB , giá lương thực
hiệ n đang gầ n mứ c cao kỷ lụ c hồ i năm 2008 đã trở thành một trong những
nguyên nhân chính dẫ n đế n tì nh trạ ng khó khăn ở vù ng Sừ ng châu Phi.
WB cho biế t, trong ba thá ng vừ a qua đã có 29.000 trẻ em dưới 5 tuổ i chế t
vì đói ở Somalia và 600.000 trẻ em ở khu vực này vẫn còn bị đe dọ a trong cuộ c
khủng khoảng vốn đe dọa sinh mạng của 12 triệ u ngườ i.
Zoellick nó i : “Không nơi nà o có giá lương thự c cao , nạn nghèo đói và
tình hình bất ổn kết hợp cùng nhau gây ra thảm họa như ở vùng Sừng châu Phi.”
Ông lưu ý WB thú c đẩ y kế hoạ ch giú p đỡ ngắ n hạ n thông qua cá c chương
trình bảo trợ xã hội cho người nghèo ở các nước trong khu vực như Kenya và
Ethiopia.
Zoellick, ngườ i thú c đẩ y cá c nề n kinh tế củ a nhó m G 20 nên đặ t khủ ng
hoảng lương thự c lên ưu tiên hà ng đầ u trong năm 2011, nói rằng việc gây thêm
quỹ là việc cấp thiết ở khu vực.
Phúc trình của WB cũng cho biết, giá cả lương thực tiếp tục dao động trên
diệ n rộ ng trên thế giớ i .Giá cả thực phẩm tăng cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến lạm phát ở một số nước như Việt Nam và Trung Quốc . Lạm phát do gia
tăng về giá lương thự c ở Việ t Nam, đã lên tớ i 30,6% do tình trạ nh thiế u thố n cá c


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
mặ t hà ng sả n xuấ t trong nướ c như thị t và rau. Tại Trung Quốc, giá các mặt hàng
như thịt lợ n, tôm và cá đã tăng lên đá ng kể trong bá o cá o quý gầ n đây ké o theo
lạm phát lương thực tăng 14,6 % hồ i thá ng 6/2011 so vớ i cù ng kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, báo cáo của WB ngườ i ta cho rằ ng lạ m phá t tăng trong nhữ ng
quố c gia nà y sẽ hạ nhiệ t trong tương lai gầ n khi cá c nguồ n cung ứ ng tạ i chỗ
đượ c cả i thiệ n và chính sá ch tiề n tệ đượ c thắ t chặ t nhằ m giả i quyế t nhữ ng bấ t ổ n
của nền kinh tế vĩ mô”.
Năm 2008, giá cả lương thực toàn thế giới đã gia tăng với mức độ chóng
mặt chưa từng có. Giá cả tiếp tục leo thang và duy trì ở mức cao cho tới giữa
năm 2011, khi mà giá các mặt hàng vượt xa mức trần của năm 2008 là do nhiều
nhân tố ảnh hưởng tới sự bất ổn của giá lương thực, bao gồm cả chính sách năng
lượng và nông nghiệp, giá các mặt hàng tiêu dùng và sự đầu cơ thị trường,
những sự kiện thời tiết cực đoan, nhu cầu gia tăng trên toàn cầu. Bên cạnh sự gia
tăng sản phẩm nông nghiệp và sự cải tiến trong việc phân loại lương thực, thế
giới sẽ gặp phải vấn đề phức tạp trong việc cung cấp lương thực cho lượng dân
số đang ngày càng gia tăng trong vòng hai thập kỷ tới.
Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước G20 vào tháng 11 năm 2011 đang
được trông đợi là sẽ tập trung vào các phương thức cải thiện an ninh lương thực
và giảm bớt tình trạng bấp bênh về giá cả. Một báo cáo mới nhất đưa ra hồi
tháng 6 này tới các Bộ Trưởng Nông nghiệp các quốc gia thuộc G20 từ 10 tổ
chức Phi chính phủ lớn, bao gồm cả Tổ chức Thương mại Thế giới, Ngân hàng
Thế giới và Chương trình lương thực thế giới của Liên Hợp quốc đã cảnh báo
rằng tới năm 2050, nhu cầu lương thực sẽ gia tăng khoảng 70% đến 10% để đáp
ứng cho số dân đang ngày gia tăng ít nhất khoảng 2,5 tỷ người nữa. “Riêng vấn
đề này đã đủ để tạo áp lực làm gia tăng giá cả”, bản báo cáo nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc năm 2009, sự phát triển các sản phẩm
nông nghiệp được cho rằng đến từ sự gia tăng hoa lợi của các vụ mùa và sẽ được

xác định là diễn ra chủ yếu tại các quốc gia đang phát triển. Các chuyên gia cho
rằng có nhiều cơ hội để cải tiến kỹ thuật nông nghiệp trong thế giới đang phát
triển. Tuy nhiên, trong bản cáo năm 2011 được FAO đưa ra, sự phát triển sản

×