Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG ĐA DẠNG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.73 KB, 26 trang )

ĐA DẠNG SINH HỌC
CHỦ ĐỀ : ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THÂN MỀM CHÂN BỤNG
TRÊN CẠN
KỸ THUẬT ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC
1. CHỌN ĐIỂM KHẢO SÁT THU MẪU
- Khu hệ Thân mềm Chân bụng ở cạn Việt Nam được nghiên cứu từ
khoảng giữa thế kỷ XIX, các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở phía Bắc, như
khu vực vùng núi Đông Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang),
Tây Bắc (Lai Châu, Lào Cai, Sơn La), một phần vùng đồng bằng (Ninh
Bình, Thanh Hóa) và ven biển (Quảng Ninh, Hải Phòng). Các khu vực này
có điều kiện phù hợp với sinh cảnh của chúng.
- Vị trí thu mẫu phải phân bố sao cho đảm bảo tính đại diện cho khu vực
nghiên cứu
2. KỸ THUẬT THU MẪU
2.2 Phương pháp thu mẫu
Thu mẫu định tính
- Mẫu định tính được thu ngẫu nhiên ở tất cả các sinh cảnh khác nhau,
phạm vi thường rộng hơn so với mẫu định lượng với mục đích bổ sung
thành phần loài cho mẫu định lượng. Vì vậy, khi thu mẫu phải thu tất cả
các mẫu với mọi kích thước, từ con non đến con trưởng thành (kể cả mẫu
đã chết chỉ còn lại vỏ) để không bỏ sót thành phần loài. Mẫu được thu trên
mặt đất, trong tầng thảm mục, lớp đất mặt, trên thân hoặc lá cây. Các bước
được tiến hành thu mẫu theo hướng dẫn của Vermeulen và Maassen, cụ thể
như sau:
+ Đối với mẫu có kích thước lớn có thể nhặt bằng tay hoặc dùng panh kẹp
để thu mẫu. Đối với các mẫu nhỏ dùng sàng có mắt lưới cỡ 3mm, 5mm,
8mm bằng kim loại để sàng các lá mục, bên dưới sàng được hứng bằng
tấm nilon sáng màu hoặc giấy trắng. Nếu có ốc nhỏ bám dưới lá mục, khi
sàng mẫu sẽ rơi xuống và có thể dùng kính lúp cầm tay hoặc nhìn bằng
mắt nhặt mẫu.
+ Đối với các mẫu ốc nhỏ lẫn trong đất hoặc mùn ở các kẽ đá hoặc trong


hang, có thể sử dụng phương pháp cho đất hoặc thảm mục vào chậu nước
để mẫu nổi lên và vớt lấy mẫu.
- Tất cả các mẫu thu định tính đều được bảo quản trong các túi vải hoặc túi
nylon riêng, có ghi ký hiệu cẩn thận theo từng sinh cảnh và các lưu ý cần
thiết khác (nếu có).

1


Thu mẫu định lượng
- Thu mẫu định lượng là thu toàn bộ mẫu hiện diện trong diện tích mặt đất
có mẫu, diện tích thường được sử dụng là 1m 2. Giá trị của mẫu định lượng
cho biết mật độ, sự phong phú về số lượng hoặc sự đa dạng về thành phần
loài của khu vực nghiên cứu. Mỗi một khu vực đại diện tiến hành lập 3 - 5
ô tiêu chuẩn với diện tích 1m2.
- Sau khi xác định được vị trí cần thu mẫu, dùng thước dây xác định ô tiêu
chuẩn theo diện tích ở trên, thu tất cả các mẫu có trong ô đó, nếu có lẫn thảm
mục thì phải dùng sàng để loại bỏ những vụn lá và tiến hành thu mẫu như
phương pháp thu định tính. Số lượng ô tùy vào tình hình cụ thể của các mẫu
thu thập sơ bộ bước đầu, để quyết định đến số lượng và diện tích ô vuông.
Nếu số lượng mẫu ốc cạn ít, thưa thớt không thể thu trên diện tích 1m2
được, có thể thu với diện tích lớn hơn. Mẫu ốc cạn thu được ở mỗi ô vuông
cho vào một túi nilon hoặc một lọ đựng mẫu có đề nhãn. Nhãn ghi các thông
tin: Địa điểm, thời gian, tọa độ, sinh cảnh, đặc điểm thảm thực vật...
Điều tra theo tuyến
- Lập tuyến điều tra đi qua các các kiểu sinh cảnh đại diện, trên các kiểu
địa hình (núi đất và núi đá, nương rẫy, vườn nhà).
- Quan sát bằng mắt trong phạm vi quan sát chiều ngang và chiều dọc.
Tìm kiếm các loài trên cạn, trên mặt đất, vách đá, trên lá, cành cây... Bắt
bằng tay, thu các loài và nhóm loài đại diện (vỏ hoặc con sống), chụp ảnh

các loài đại diện đã thu thập. Mẫu vật và ảnh được ghi các thông tin kèm
theo như địa điểm, tọa độ, ngày tháng, sinh cảnh, độ cao, địa hình.
Phỏng vấn người dân
Tiến hành phỏng vấn người dân địa phương, cán bộ quản lý - bảo tồn về
tình trạng, giá trị và sử dụng của ốc cạn tại khu vực nghiên cứu. Lựa chọn
5 người dân địa phương và 1 cán bộ xã để phỏng vấn về tình hình khai
thác, sử dụng, buôn bán, bảo tồn ốc cạn tại khu vực đó. Thông tin phỏng
vấn theo hai dạng là thu thập thông tin qua điện thoại và phỏng vấn trực
tiếp.
Xử lý và bảo quản mẫu
- Đối với mẫu vật chết (vỏ ốc) tiến hành rửa sạch, phơi hoặc sấy và bảo
quản khô trong các túi nylon hoặc hộp nhựa đựng mẫu.
- Đối với mẫu ốc cạn còn sống bao gồm cả sên trần và ốc trên cạn được
ngâm vào nước trong một đêm (khoảng 12 - 24 giờ) hoặc metanol loãng để
cho ốc chết từ từ, duỗi hết các phần đầu, chân và các tua cảm giác, sau đó
tiến hành định hình và bảo quản trong dung dịch cồn 90o.
4 Phân tích định loại

2


- Hầu hết các loài ốc cạn có thể định loại dựa vào các đặc điểm hình thái
của vỏ như: Kích thước, hình dạng, màu sắc, số vòng xoắn, rãnh xoắn,
đỉnh vỏ, miệng vỏ... Được thể hiện qua các số đo hay tỷ lệ của chúng.
Xử lý số liệu
- Thông tin về phân bố của loài được căn cứ vào tần suất xuất hiện và mức độ
phong phú của loài trên các tuyến và điểm điều tra. Sử dụng các phần mềm
ứng dụng để tính toán và xử lý số liệu, sơ đồ, bản đổ, biểu đồ để mô phỏng
phân bố của chúng, diễn giải.
- Dựa vào số liệu thống kê về thành phần loài ở khu vực nghiên cứu để so

sánh, đánh giá mức độ đa dạng, phong phú của chúng ở khu vực nghiên
cứu với một số khu vực lân cận.
- Các cách phân tích số liệu trong ô vuông :
+ Mật độ (số cá thể của loài/m2):
2

- Mật độ cá thể của loài i: v (số cá thể của loài thứ i/m ) = Σni/ΣS.
- Mật độ cá thể các loài trong các ô nghiên cứu:

V (số cá thể /m2) = Σn/ΣS.
Trong đó:
* ni: Là số lượng cá thể loài thứ i trong ô nghiên cứu.
* Σni: Là tổng số cá thể loài i trong các ô nghiên cứu.
* Σn: Là tổng số cá thể trong các ô nghiên cứu.
* ΣS: Là tổng diện tích các ô nghiên cứu.
+ Độ đa dạng của loài (D‟): Được tính theo chỉ số đa dạng Simpson
(Simpson‟s Index of Diversity).
D‟ = 1- Σpi2
Trong đó:
(D‟) chỉ số đa dạng Simpson.
D‟ trong khoảng từ 0 - 1.
D‟ có giá trị càng lớn thì càng đa dạng.
pi: Tỉ lệ loài i trên tổng số các cá thể (pi =(ni/Σn).
+ Độ phong phú của loài: Được tính theo công thức của Kreds (1989).
P% = (ni/Σn) x 100
+ Tần số xuất hiện (độ thường gặp) được tính bằng công thức của Sharma
(2003):
C‟ = p/P*100%

3



Trong đó: C‟: Là tần số xuất hiện (độ thường gặp).
p: Là số lượng các địa điểm thu mẫu có loài xuất hiện.
P: Là tổng số các địa điểm thu mẫu khi nghiên cứu.
Đánh giá tần số xuất hiện theo giá trị của tần số xuất hiện:
Loài thường gặp C‟ > 50%,
Loài ít gặp 25% < C‟ < 50%,
Loài ngẫu nhiên C‟ < 25%.
CHỦ ĐỀ THỰC VẬT THÂN THẢO
II. KỸ THUẬT ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC
2.1 Địa điểm khảo sát:
- Thu mẫu rãi rác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.2 Kỹ thuật thu mẫu.
2.2.2 Các kỹ thuật , phương pháp:
• Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Thu thập một số tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu thực vật để vận
dụng vào việc phân tích, biện luận các kết quả đạt được.
• Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Bố trí thu mẫu: Mẫu được thu rải rác ở các môi trường trong địa bản
Vĩnh Phúc
- Quan sát, mô tả đặc điểm hình thái: Quan sát mô tả đặc điểm hình thái
các cơ quan sinh dưỡng của các loài thực vật nghiên cứu, ghi chép các đặc
điểm sinh thái ở các môi trường nghiên cứu. Chụp ảnh các đối tượng
nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên.
Phương pháp cắt, nhuộm mẫu
+ Cắt trực tiếp bằng tay với lưỡi dao lam.
+ Mẫu cắt xong muốn nghiên cứu được chi tiết, chúng ta phải tiến hành
nhuộm mẫu. Sử dụng phương pháp nhuộm kép, gồm các bước:

▫ Ngâm mẫu cắt vào nước javen trong 15-20 phút để tẩy sạch nội chất của
tế bào, rửa sạch bằng nước cất.
▫ Ngâm mẫu vào axit axetic 1% khoảng 5 phút để loại hết javen còn dính
lại, rửa sạch bằng nước cất.
▫ Nhuộm xanh bằng dung dịch xanh metylen loãng (1/1000-1/10.000
trong
nước cất) từ 10 giây đến 1-2 phút, rửa sạch bằng nước cất.
▫ Nhuộm đỏ bằng dung dịch đỏ carmin trong 20-30 phút, rửa lại sạch bằng
nước cất.


Thu mẫu và cố định mẫu cây

4


Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận , nhất là : cành , lá , hoa và cả quả
càng tốt (đối với cây lớn ) hay cả cây đối vơi cây thân thảo
Mỗi cây thu từ 3-5 mẫu , con mẫu cây thân thảo thì tìm các mẫu giống
nhau và cũng thu vơi số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của
loại, vừa để trao đổi
Việc thu hái mẫu thân thảo thường dễ tiến hành . Tuy nhiên phải chú ý tuỳ
loại cây mà thu thập các bộ phận quan trọng nhất để việc làm các tiêu bản
được đầy đủ và việc giám định được dễ dàng . Với cây thân thảo , dùng
kéo cắt , cắt một đoạn thân hoặc cành cỏ đủ hoa , quả và lá . Đối với các
loại cây có củ có thể dùng xẻng nhỏ đào cả cây , rũ sạch đất để làm mẫu.
- Những loại cây thân thảo có kích thước lớn , mọng nước , không thu cả
cây được, cần căn cứ vao đặc điểm cần cho định loài để thu lái.
- Cũng có thể thu hái cả một thân cây thảo lơn , cắt thành từng đoạn , ghi
cùng một số liệu và có chú thích thêm để làm các tiêu bản liên hoàn.

- Các mẫu rễ, thân, lá lấy đồng đều về kích thước nhằm đảm bảo tính
đồng bộ, chính xác khi nghiên cứu so sánh.
Cố định mẫu:
- Cố định mẫu bằng dung dịch FAC cải tiến với tỷ lệ thành phần các chất:
Cồn etylic 96o: 400ml; axit axetic 40%: 40ml; focmalin: 80ml; Nước cất:
280ml
- Rượu etylic thấm nhanh vào mẫu vật làm cho chất tế bào và chất nhân
kết thành hạt dày đặc, làm tan chất dầu. Tuy nhiên, rượu làm méo mó hình
thái tế bào và làm cho màng tế bào cứng dòn lại.
- Focmalin giữ được cấu trúc của chất tế bào, không làm tan lipit, không
làm méo mó hình dạng tế bào. Nhưng focmalin làm cứng dòn mẫu cây
nhất là lá.
- Axit axetic có tác dụng chủ yếu là giữ cho cấu tạo nhân không thay đổi
nhưng không giữ được cấu tạo của chất tế bào và thường gây phân hủy
các thể tơ. Khác với rượu, axit axetic còn làm cho tế bào trương lên và
ngăn chặn hiện tượng làm cứng màng tế bào.
2.3 Xử lý bảo quản mẫu :
- Xử lý mẫu :
Sau một ngày thu mẫu cần đeo nhãn cho mỗi mẫu. Trên mỗi nhãn cần ghi
chép :
+ Số liệu mẫu.
+ Địa điểm và nới lấy ( rải rác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc)
+ Ngày lấy mẫu:13/11/2016
+ Đặc điểm quan trọng : cây thân thảo các loại cây như bạc hà ,cà rốt ,
khoa tây , chuối , củ cải vàng , cỏ gà……

5


+ Người lấy mẫu: Đỗ Lê Thành Hưng , Đinh Thị Ngọc Giang

+ Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu còn các thông tin khác sẽ ghi vào sổ
riêng hoặc ghi phiếu mô tả, nhật ký.
+ Sau khi đã đeo nhãn , các mẫu cần được xử lý . Mẫu được bỏ vào
thùng tôn , hoặc thùng gỗ rồi vận chuyển về phòng thí nghiệm.
- Để bảo quản mẫu , có rất nhiều cách để bảo quản mẫu, thông thương
nên dùng túi polyetylen để đựng mẫu mà không dùng cặp gỗ dán như
trước đây vì vừa cồng kềnh, vừa khó bảo quản , cần có sổ ghi chép riêng ,
dây buộc , kéo cắt , nhãn dán , bút chì 2B .
2.4 Phân tích định loại
Tài liệu định loại thực vật ở việt nam.
Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật
hạt kín ở Việt N m, NXB Nông nghiệp, H Nội, 532 trang.
Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2005), Sinh thái môi trường học cơ bản,
NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Bá (2006), Hình thái học thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Như Đối, Nguyễn Khoa Lân (1995), Giáo trình giải phẫu hình
thái thực vật, Đại học Huế.
Katherine Esau (1979), Giải phẫu thực vật, tập1, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
Xử lý số liệu
Phương pháp đo trên kính hiển vi: Sử dụng phương pháp đo gián tiếp
bằng cách so sánh kích thước của vật cần đo với một thước đo thị kính và
thước đo vật kính được lắp thêm vào kính hiển vi. Sử dụng phương pháp
này chúng ta xác định được kích thước của các thành phần cơ bản cấu tạo
nên tế bào.
Số liệu được xử lí bằng phương pháp toán thống kê:
-

CHỦ ĐỂ THỰC VẬT NẤM CỞ LỚN
A. KỸ THUẬT ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Chọn điểm khảo sát thu mẫu:
+ Thời gian thu mẫu: vào các mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm
+Khảo sát tuyến : Theo đặc trưng phân hóa của thảm thực vật và theo đai
độ cao, sinh cảnh: các bãi gỗ, làng mạc, rừng núi, ven bờ sông, bờ suối,
vườn cây, vùng cát ven biển, vùng đất ngập mặn…Trên cơ sở nguồn
lực,kinh phí và mục tiêu của chương trình điều tra chúng ta cần xác định
khu vực lập tuyến điều tra, số tuyến điều tra và số lần lặp lại.

6


+Điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn người dân qua phiếu điều tra và phỏng
vấn trực tiếp nhằm thu thập thông tin về thành phần loài, số lượng, tên địa
phương, nơi phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái học, tình hình khai thác
và giá trị sử dụng, giá trị kinh tế
2. Kỹ thuật thu mẫu:
2.1. Phương pháp thu mẫu:
+ Đầu tiên quan sát, mô tả màu sắc, kích thước, hình dạng, sinh cảnh... và
chụp lại bằng máy ảnh.
+ Để thu mẫu những nấm lớn chúng ta dùng dao nhọn lấy nguyên vẹn cả
cây nấm ra khỏi giá thể (kể cả phần tiếp xúc: Đất, mùn hoặc cây gỗ).
+ Ghi chép các kiểu gây mục của nấm (trắng, nâu, hỗn hợp, mục vết
thương, mục rễ,...), ở phần nào của cây (cưa ngang để quan sát, ghi chép),
tên địa phương và tên khoa học cây mà trên đó nấm mọc.
+ Thu mẫu ở các giai đoạn phát triển khác nhau (non, trưởng thành, già)
rồi quan sát và ghi chép sự hình thành quả thể của chúng,
+ Những mẫu đã quá già hoặc hỏng không được thu thập lẫn vào để tránh
lây lan, phá hỏng các mẫu nấm khác. Trường hợp mẫu là loại hiếm, không
còn mẫu nào khác, có thể thu để riêng và xử lý đặc biệt trong phòng thí
nghiệm.

+ Mẫu ngay sau khi vừa thu phải ghi ký hiệu và nhãn hiệu.
Số hiệu mẫu Tên mẫu Tên họ Ngày lấy Đặc điểm mẫu Người lấy
mẫu
mẫu

+Ghi bằng bút chì hay bút mực không bị nhoè trong nước. Sau đó phải chú
ý quan sát và ghi chép những đặc điểm dễ biến mất của nấm vào phiếu
điều tra như: màu sắc, mặt mũ nấm và các phần phụ (khô, nhầy dính,
mụn,...), chụp ảnh nấm.
+ Chụp ảnh mẫu: đây là một việc rất quan trọng, giúp lưu giữ lại hình ảnh
của mẫu phục vụ cho những nghiên cứu phân loại cũng như bảo quản mẫu
sau này
3. Bảo quản mẫu
Bảo quản tại nơi thu mẫu:
+ Dùng giấy báo gói lại thành dạng phễu, đặt phần cuống nấm xuống đáy
phễu còn mũ nấm ở phía trên.
+ Mỗi mẫu nấm được gói riêng, không để lẫn hay gói lẫn những mẫu nấm,
nhất là những loài khác nhau, tránh bào tử nấm sẽ lẫn lộn nhau.

7


+ Những nấm có kích thước nhỏ, dễ gãy vỡ được đựng riêng trong các lọ
nhỏ, hộp nhựa, hộp đựng phim...
+ Không dùng túi ni lông để đựng mẫu vì nó không thoát khí và hơi nước,
tạo điều kiện thuận lợi cho mốc và vi khuẩn phát triển.
Bảo quản mẫu khi về phòng thí nghiệm:
+ Phương pháp phơi khô, sấy khô :
Nấm được phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô từ từ
bằng đốt than củi, bếp điện hay tủ điện ở nhiệt độ 60 - 80oC để tránh bị

biến dạng và thay đổi màu sắc nhiều.

Nấm được xếp lên phên đan hay lưới thép mắt cáo có gờ xung quanh
treo lên trên nguồn nhiệt.

Đối với những nấm có kích thước lớn có thể chẻ đôi hoặc bổ ra làm
nhiều lát mỏng hơn để sấy cho chóng khô.

Các mẫu nấm sau khi đã sấy khô, cần được bọc trong giấy bóng mờ
hay để trong túi polyetylen rồi xếp mẫu vào hộp carton, hộp gỗ hay thùng
kẽm đựng mẫu, đậy kín và sắp xếp theo thứ tự quy định
+ Phương pháp ngâm hóa chất:
Nấm được ngâm trong dung dịch formalin 4% hay cồn pha loãng 30 –
50% hoặc dung dịch hỗn hợp (1/3 cồn, 1/3 formalin và 1/3 glyxerin).

Thông thường sau khi ngâm, dung dịch trở nên vẫn đục, tuy nhiên
sau 24 giờ quá trình này sẽ ngừng lại. Lúc đó có thể gặn lọc dung dịch hay
thay thế để có dung dịch trong suốt.

Để có những mẫu đẹp ở vị trí như ý muốn, dùng các miếng kính cắt
vừa bình thuỷ tinh, buộc toàn bộ hay từng nửa nấm bổ đôi, ngâm trong
dung dịch có nồng độ thích hợp, đậy kín nắp, gắn bằng parafin nung chảy.

Phương pháp ngâm hóa chất thường được ứng dụng với nấm quả thể
chất thịt.
4. Phân tích định loại:
4.1. Hình thái bên ngoài:
Hình dạng, và cấu trúc bên ngoài thường gặp của nấm lớn:
CHỦ ĐỀ NHÓM THỰC VẬT NGOẠI TẦNG
QUY TRÌNH, KỸ THUẬT ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC

VẬT NGOẠI TẦNG
I, Công tác chuẩn bị.
Lập kế hoạch
a.Chuẩn bị tài liệu.
Bao gồm các bản đồ, sơ đồ, thông tin chung về khu vực dự định điều tra.
Đặc biệt cần thu thập các loại bản đồ chuyên ngành như bản đồ địa hình,

8


bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất... các phần mềm
chuyên dụng để vẽ bản đồ xử lý ảnh số và GIS như: Map/info;
Micro/station; ILWIS; Are/View; Are/GIS; ERDAS/IMAGINE... và các
ảnh máy bay, ảnh vệ tinh có chất lượng cao của khu vực điều tra.
b.Theo dõi dự báo thời tiết, tìm hiểu điều kiện khí hậu thủy văn, hải văn để
đề phòng thời tiết xấu ảnh hưởng đến kết quả điều tra đa dạng sinh học tại
hiện trường.
c.Lên danh sách nhân sự và danh mục các dụng cụ, thiết bị điều tra, thu
mẫu. Cần thiết kiểm tra, vệ sinh và hiệu chuẩn các thiết bị và dụng cụ quan
sát, đo đạc, thử trước khi ra hiện trường.
d.Chuẩn bị hóa chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu bảo quản mẫu:
- Các hóa chất bảo quản mẫu.
- Các dụng cụ chứa mẫu theo tiêu chuẩn.
- Hộp, thùng bảo quản mẫu phù hợp với điều tra đa dạng sinh học.
- Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ khác: máy định vị vệ tinh ( GPS ), máy ảnh, máy
quay phim...
- Văn phòng phẩm: giấy, bút, băng dính, sổ ghi chép...
e.Chuẩn bị nhãn mẫu.
f. Chuẩn bị các biểu mẫu, phiếu điều tra, phỏng vấn, nhật kí điều tra và
phân tích.

g.Chuẩn bị các tài liệu có liên quan khác:
- Bản đồ hành chính của các địa phương tiến hành điều tra và sơ đồ các
điểm quan trắc tại các địa phương đó.
- Giấy đi đường và công văn cử đoàn đi điều tra đa dạng sinh học.
- Các tài liệu, biểu mẫu khác.
h.Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển
mẫu: ô tô, xe máy...
i. Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, an toàn lao động: quần áo bảo hộ lao động,
mũ, áo mưa, áo phao, ủng cao su, găng tay, lều bạt, chăn màn, võng, túi
cứu thương, dược phẩm...
j. Chuẩn bị kinh phí.
k.Phân công người đi điều tra.
l. Chuẩn bị cơ sở lưu trữ cho những người công tác dài ngày, lương thực
thực phẩm đủ dùng trong thời gian dự kiến...
m.Liên hệ với các cơ quan tại địa bàn điều tra để việc thực hiện được điều
tra thuận lợi
1.Thiết kế các tuyến/ điểm điều tra.

9


Tính đa dạng thực vật được điều tra, nghiên cứu thông qua các tuyến điều
tra và các ô nghiên cứu định vị. Các tuyến điều tra khảo sát và các điểm,
các ô nghiên cứu định vị được xác định dựa vào các loại bản đồ chuyên
ngành như bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ tài
nguyên rừng ( hoặc bản đồ thảm thực vật ), vầ một phần cũng rất quan
trong, đó là kinh nghiệm của người điều tra, khảo sát.
a.Xác định tuyến điều tra khảo sát.
Dựa vào bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ tài
nguyên rừng hoặc bản đồ thảm thực vật để xác định tuyến khảo sát đi qua

tất cả các
sinh cảnh ( hay là các trạng thái thảm thực vật ) và các dạng địa hình khác
nhau trong khu vực nghiên cứu.
Để thiết kế các tuyến điều tra cần căn cứ vào các bản đồ địa hình, bản đồ
sử dụng đất, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ hiện trạng thảm thực vật để
xác định các dạng địa hình, các trạng thái thảm thực vật trên lãnh thổ
nghiên cứu để thiết kế hệ thống các tuyến điều tra sao cho bao phủ hết các
dạng địa hình, các trạng thái thảm thực vật có trên lãnh thổ nghiên cứu.
Nếu trên lãnh thổ nghiên cứu có các đỉnh núi cao thì phải có các tuyến
điều tra đi từ chân núi lên đỉnh núi theo các hướng Tây, Bắc, Đông và
Nam.
Cự ly các tuyến: khoảng cách gần xa của các tuyến phụ thuộc vào mức độ
chi tiết của kế hoạch điều tra nghiên cứu nhưng nói chung đối với điều tra
đa dạng thực vật các giữa các tuyến có thể chọn lựa trong khoảng 100 –
500 m.
Hướng tuyến: trong điều tra thực vật, hướng tuyến phải vuông góc với
đường đồng mức chính để có thể ghi nhận được sự thay đổi của thành
phần thực vật theo địa hình hoặc trạng thái thảm thực vật.
Xác định cự ly ghi chép hay các điểm điều tra chi tiết: Trên mỗi tuyến
điều tra đã được lập cần đánh dấu chia đoạn để điều tra chi tiết, ghi chép,
thu thập dữ liệu. Tùy theo mức độ chi tiết của chương trình nghiên cứu, cự
ly của các điểm nghiên cứu có thể xác định với khoảng cách từ 100 –
500m.
b.Lựa chọn địa điểm, các ô nghiên cứu định vị.
Điều tra theo ô tiêu chuẩn giúp cho người điều tra có thể xác định được
diện tích điều tra, cấu trúc của thảm thực vật, xác định thực vật và cá thể
loài và ghi chép dữ liệu 1 cách cụ thể, chi tiết hơn. Có 2 loại ô tiêu chuẩn:
ô tiêu chuẩn tạm thời và ô tiêu chuẩn cố định. Việc lựa chọn ô tiêu chuẩn

10



loại nào còn tùy thuộc vào yêu cầu của trương trình điều tra nghiên cứu và
giám sát thực vật. Một nguyên tắc khi xây dựng và thực hiện giám sát,
đánh giá đa dạng sinh học là cần phải tuyệt đối tuân thủ việc điều tra lặp
lại. Do đó, trong điều tra nghiên cứu và đánh giá đa dạng sinh học tốt nhất
nên chọn ô tiêu chuẩn cố định.
Phương pháp đặt ô tiêu chuẩn: có thể chọn lựa 1 trong 3 phương pháp:
ngẫu nhiên, hệ thống và điển hình. Phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn
thường được sử dụng trong điều tra đa dạng loài và nghiên cứu sinh thái
thảm thực vật.
Sử dụng la bàn, GPS và các bản đồ chuyên ngành, ảnh vệ tinh để xác
định vị trí của các điểm, các ô nghiên cứu định vị nhằm xác định ranh giới
các quần xã thực vật và nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của các quần
xã thực vật trong khu vực nghiên cứu.
Để khoanh 1 ô tiêu chuẩn ngoài thực địa, cần có dây, thước góc và la bàn.
Thước góc giúp tạo góc vuông cho các ô tiêu chuẩn hình vuông hoặc hình
chữ nhật và la bàn tạo hướng cho người căng dây không bị đi xiên qua trái
hoặc phải. Thường phải đánh dấu các góc và căng dây để có thể dễ hình
dung kích thước ô tiêu chuẩn ngoài thực địa. Đối với các ô tiêu chuẩn con
bên trong để nghiên cứu thảm thực vật dưới tán rừng, phương pháp và kỹ
thuật khoanh ô cũng tương tự. Nếu không dùng dây căng đo các ô nhỏ, có
thẻ chặt cành đo kích thước ô con đặt lên mặt đất để tiến hành nghiên cứu.
II. Phương pháp nghiên cứu.
1. Điều tra thu thập dữ liệu trên tuyến.
Ghi chép dữ liệu trên các tuyến: Trên các tuyến và tại các điểm điều tra đã
xác định, cần tiến hành ghi chép toàn bộ các loài thực vật ngoại tầng đã
gặp. Dữ liệu thu thập đối với các loài thực vật ngoại tầng tùy theo từng
dạng khác nhau nên cần thiết ghi nhận các dữ liệu như tên loài, độ phong
phú tương đối, tầng phân bố của loài.

2. Điều tra, thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn.
Nội dung điều tra ô tiêu chuẩn gồm: điều tra thành phần loài cây phụ sinh,
cây leo.
Ngoài việc tập trung vào nghiên cứu đa dạng loài, cần chú ý ghi chép thêm
các dấu hiệu chính của quần xã, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng tại các ô
tiêu chuẩn.
Đối với nhóm thực vật ngoại tầng ( nhóm cây thân leo, cây phụ sinh, bì
sinh...): xác định kích thước và số lượng ô tiêu chuẩn. Trên thực tế, quá
trình sinh trưởng và phát triển của phần lớn các loài thực vật ngoại tầng
liên quan đến cây thân gỗ. Chính vì thế, nên phương pháp rút mẫu, xác

11


định sinh trưởng, số lượng ô tiêu chuẩn giống như đối với trường hợp điều
tra thực vật thân gỗ, đồng thời kết hợp với việc thu thập số liệu của thực
vật ngoại tầng có phân bố trong ô. Thu thập dữ liệu trên ô tiêu chuẩn đối
với thực vật ngoại tầng thường ghi nhận: tên loài, tầng phân bố, số lượng...
Mẫu biểu điều tra kháo sát thực vật ngoại tầng
Ô tiêu chuẩn số: Ngày điều tra: Người/ nhóm điều tra
Trạng thái rừng/ kiểu sinh thái: Vị trí: Chân/sườn/đỉnh
Thứ tự
Loài cây
Tầng phân
Số lượng
bố chính

Vật mẫu

Chú ý: việc ghi nhận và ký hiệu đối với các loài chưa thể xác định được

tên giống như hình thức điều tra theo tuyến.
Đặc biêt, đối với các loài quan trọng, cần phải ghi nhận tất cả những đặc
điểm, các hiện tượng có liên quan đến từng cá thể, đo đếm số lượng cá thể
trong từng ô tiêu chuẩn...
Điều tra phỏng vấn theo mẫu.
- Tiến hành phỏng vấn người dân, lãnh đạo chính quyền địa phương, các
cán bộ quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn; các lực lượng chức năng như
cán bộ kiểm lâm, cán bộ khoa học tại địa phương... để thu thập thông tin
và các số liệu cần thiết.
- Dựa vào cộng đồng dân cư địa phương để điều tra bổ sung về đa dạng
thực vật, điều kiện môi trường, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đời sống, thu nhập...
các khu vực nghiên cứu. Phương pháp được thực hiện gồm bước tham vấn
và bước xác thực thông tin.
Một sô lưu ý về điều tra, khảo sát thực vật.
Về mặt lý thuyết, điều tra thực vật dọc theo tuyến này có thêt thực hiện
bằng 2 cách. Cách thứ nhất là đánh dấu, đo và định loại các cây dọc theo
tuyến và lập lại trên các tuyến hoặc lặp lại theo thời gian. Phương pháp
này không thể biết chính xác diện tích đang nghiên cứu đồng thời vấn đề
nảy sinh là 1 số cá thể thực vật, đặc biệt là các cây to thường vượt ra khỏi
phạm vi tuyến điều tra. Vì vậy, tốt nhất là xác định 1 khu cố định (ô khảo
sát) và ở đó nghiên cứu tất cả, xác định những loài thực vật tìm thấy, số cá
thể trên mỗi diện tích nghiên cứu. Ô khảo sát có kích thước cố định, được
đánh dấu vĩnh cửu dọc theo các tuyến và có thể lặp lại nghiên cứu cho
từng năm hoặc từng mùa.
Phương pháp kế thừa.

12


Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây làm cơ sở cho việc so sánh,

phân tích và phục vụ cho việc viết tổng quan tài liệu.
Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa.
Vật liệu, vật dụng bao gồm: túi ni lông cỡ lớn không thủng, kéo cắt cây,
cưa gỗ tay, dây buộc, nhãn, kim chỉ, máy định vị (GPS), máy ảnh, thước
kẹp, thước dây, khung mẫu...
III. Thu mẫu và làm mẫu thực vật tại thực địa.
Chọn mẫu.
Chọn những mẫu tiêu biểu và đầy đủ các phần như thân, cành, lá, cơ quan
sinh sản là hoa hoặc quả và có đử trữ lượng theo yêu cầu. Ưu tiên chọn
mẫu là những loài có giá trị bảo tồn, những loài có giá trị sử dụng cao...
Thu mẫu.
Mỗi mẫu phải thu đủ các bộ phận: cành, lá, hoa/quả hoặc cả dây, thân, rễ.
Đối với các cây sống nhờ, sống bám( tầm gửi, phong lan...) dùng dao nhỏ
tách hoặc cưa cắt lấy cả một phần cây chủ. Trong 1 số trường hợp cần thu
mẫu cả cây chủ để nghiên cứu sâu hơn.
Xử lý và bảo quản mẫu.
a. Chụp ảnh mẫu: đây là việc làm rất quan trọng, lưu giữ lại hình ảnh của
mẫu phục vụ cho những nghiên cứu phân loại cũng như bảo quản mẫu sau
này.
b. Ghi nhãn
Số hiệu mẫu ( bắt buộc): số hiệu này được gắn liền với mẫu vật liên tục
trong suốt quá trình thực hiện bảo quản và lưu giữ.
Tên người thu mẫu: ghi lại đầy đủ tên của nhũng người tham gia thu thập
được mẫu đó.
Ngày, thán,g năm thu mẫu
Đặc điểm hình thái của mẫu: hình dạng, kích thước, màu sắc tự nhiên. Cơ
quan sinh sản nếu có...
Địa điểm thu mẫu: vùng miền, xã, tỉnh, huyện, định vị tọa độ, độ cao địa
điểm thu mẫu bằng GPS.
c. Ghi nhật kí mẫu: dùng bút chì hoặc bút bi mực ghi chép đầy đủ các

thông tin mẫu vật như: số hiệu mẫu, số lượng mẫu thu, địa điểm thu hái
mẫu, các đặc điểm sinh học, sinh thái và điều kiện sống của mẫu, ngày
tháng thu hái mẫu, giới tính mẫu...
d. Ép mẫu: đối với mẫu tiêu bản đối chứng, tùy theo kích thước của từng
mẫu chọn những cỡ giấy thích hợp để ép mẫu. Mẫu sau khi thu được
nhúng qua cồn, sau đó được ép mẫu bằng khung ép trong giấy.
e. Làm khô mẫu: mẫu sau khi thu được có thể được làm khô bằng cách
phơi nắng hoặc sấy. Mẫu thường được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ

13


40-500C . Lưu ý trong suốt quá trình phơi sấy mẫu, cứ 1-2 ngày phải kiểm
tra, nhằm mục đích cho mẫu nhanh khô và chỉnh sửa mẫu nếu cần thiết.
Đóng mẫu và vận chuyển mẫu
Mẫu sau khi được xử lý, bảo quản tại hiện trường được đóng gói trong các
hòm gỗ hoặc tôn, nhựa ghi rõ nhãn mác để chuyển về phòng thí nghiệm.
IV. Phân tích, định loại.
Phân tích định loại : dựa trên phương pháp hình thái so sánh các bộ phận
của cây.
1.Phân loại sơ bộ: các mẫu vật được xử lý, phân loại sơ bộ dựa vào đặc
điểm hình thái đặc biệt là cơ quan sinh sản.
CHỦ ĐỀ VỀ LỚP THU
III. Kỹ thuật điều tra đa dạng sinh học
1. Lập tuyến điều tra
Lập tuyến điều tra cho chương trình giám sát là rất tốn kém và mất thòi
gian nhưng cực kỳ quan trọng. Sau khi chia khu bảo tổn thành các dạng
sinh cảnh chính, trên cơ sở nguổn nhân lực và kinh phí sẽ xác đính khu
vực lập tuyến và số tuyến điều tra giám sát cần lập và số lần lặp lại cho
mỗi đợtđiều tra. Tuyến điêu tra nhằm mục đích: Giám sát diễn biến của các

loài động vật Để dễ phát hiện qua các lần kiểm tra, các tuyến điều tra phải
ở những nơi dễ dàng tiếp cận như từ hệ thống đưòng lón hay đưòng mòn
sẵn có hoặc sông, suối nhưng tuyến không được trùng vói đưòng hay sông
suối đó. Các tuyến điều tra có thể cách đều hoặc không đều nhau. Tốt nhất
tuyến điều tra là những đưòng thẳng có hưóng bất kỳ. Khoảng cách giữa
các tuyến điều tra tốt nhất là 1kmnhưng gần nhất cũng không dưói 500m.
Đầu mỗi tuyến phải đánh dấu bằng các vật liệu không bị mất sau nhiều
năm (nilon màu, sơn).
Lập tuyến điều tra trên hiện trường bằng địa bàn và cọc tiêu và được
phát dọn rõ ràng. Trên tuyến điều tra được lập, đánh dấu chia đoạn theo cự
ly 100m để phục vụ các hoạt động sau này (như lập tuyến ngang, đặt bẫy
thú nhỏ, đặt lưói mờ,...). Nếu tuyến đi qua nhiều dạng sinh cảnh khác nhau
thì ở mỗi dạng sinh cảnh cần xác định và làm dấu mốc phân định
1.1. Điều tra giám sát các loài thú
Thú là một trong những nhóm sinh vật quan trọng của hoạt động bảo tổn.
Sự phát triển hay suy thoái của các loài thú nói lên tính hiệu quả của hoạt
động quản lý.
1.2.1. Điều tra giám sát các quần thể thú lớn
Thường thì các loài thú lón được chú ý hàng đầu trong khu bảo tổn và đó
là những loài chỉ thị quan trọng. Nhiều loài thú có sức thu hút lón nên mọi

14


người dễ nhó và dễ nhận dạng, ví dụ như Voi, Tê giác, Voọc, Vượn. Đó
cũng là những loài có thể dễ dàng thuyết phục mọi người ủng hộ việc bảo
tổn hơn các loài nhỏ khó nhìn thấy.
Thường thì các loài thú lón cần một không gian sống rộng hơn các loài
khác và điều đó cũng có nghĩa nếu chúng được bảo vệ tốt thì tất cả các loài
động vật khác sống trong cùng sinh cảnh vói chúng cũng được bảo vệ. Đôi

khi khu bảo tổn được xây dựng chỉ để bảo vệ loài chỉ thị đó vì các loài này
thường chỉ có mặt ở các sinh cảnh còn nguyên vẹn, nên khi bảo tổn chúng
cũng giúp chúng ta bảo tổn các sinh cảnh nguyên sinh đó. Vì vậy, giám sát
tình trạng của các loài thú chì thị, các quần thể thú lón, thú Linh trưởng trở
thành nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên đó cũng là nhiệm vụ khó khăn vì
trong thực tế thú lón rất dễ bị săn bắn.
Giám sát các loài thú lón cần phải kiên trì, có thể bắt đầu từ điều tra kiểm
kê ban đầu cho đến tính toán chính xác mật độ. Tuy nhiên việc tính toán
mật độ thú lón là rất khó khăn. Độ chính xác của mật độ các loài thú lón có
thể nằm ở bất kỳ đâu trong khoảng :thực tế , ưóc tính?, ưóc tính có cơ sở ,
phỏng đoán
1.2.2. Các phương pháp điều tra giám sát quần thể thú lớn
Có nhiều phương pháp giám sát quần thể thú lón và cơ bản gổm kiểm kê
số loài, tính các chỉ số (hay các xu thế biến đổi) của quần thể. Các phương
pháp này rất khác nhau về độ phức tạp và tính khả thi. Các phương pháp
kiểm kê tương đối dễ thực hiện nhưng lại không cung cấp các số liệu về
tình trạng của quần thể. Tính toán các chỉ số của quần thể tuy có phức tạp
hơn và cần đầu tư nhiều gian và kinh phí hơn nhưng lại cung cấp nhiều
thông tin cho việc đề xuất và quyết định các giải pháp quản lý.
• Điều tra kiểm kê
Yêu cầu quan trọng nhất trong điều tra động vật nói chung và thú nói riêng
là phải sử dụng thành thạo các bản đổ và đánh dấu đúng vị trí về thông tin
các loài có được. Do thiếu thông tin về sự có mặt của các loài nên các
phương pháp giám sát có thể bắt đầu theo những cách khác nhau:
+Tổng hợp các tài liệu hiện có: đó là các bản báo cáo về săn bắt, vận
chuyển, các sách hưóng dẫn, các báo cáo khoa học đã công bố, các bản
báo cáo tài chính và nếu có thể cả các bộ sưu tập mẫu vật liên quan đến
khu bảo tổn thiên nhiên. Khai thác và chọn các thông tin thích hợp để lập
một danh lục bưóc đầu về tổ thành loài. Danh lục này được cập nhật tư
liệu bằng phương pháp điều tra tiếp theo.

+ Phỏng vấn dân địa phương: phỏng vấn những người sống trong hoặc
quanh khu bảo tổn thiên nhiên (đặc biệt là thợ săn). Chọn lọc và chuyển tải
các thông tin quan trọng có tính thực tế cao vào bản đổ, kể cả số lượng cá

15


thể trưóc đây và hiện nay của các loài nếu thấy tin tưởng. Tiến hành phân
cấp độ phong phú theo các mức đơn giản để phân biệt loài thường gặp, có
gặp, hiếm gặp hoặc không gặp. Kết quả phỏng vấn thợ săn hay dân địa
phương phụ thuộc vào cách tiếp cận và thái độ của người phỏng vấn.
+ Trong một số trường hop nếu loài điều tra là quá hiếm (như Hổ, Bò xám,
Voi) chúng ta có thể ápdụng phiếu điều tra thợ săn.
+ Quan sát các vũng nưóc, các điểm muối - nơi mà động vật hay lui tói.
Các quan sát như vậy^3 không chỉ cung cấp các thông tin về số lượng các
loài mà có thể cả một số thông tin sơ bộ về kích thước quần thể của chúng.
Các quan sát này nên tập trung vào những khu vực hấp dẫn đặc biệt. Sự
hấp dẫn đó thường thay đổi theo năm, mùa hoặc thậm chí hàng ngày. Đa
số các trường hợp này không thể sử dụng các số liệu đó để tính mật độ của
quần thể hoặc thậm chí cả xu thế quần thể.
• Các chỉ số (hay xu thế) quần thể
Chì số quần thể là con số thể hiện tính phong phú tương đối của loài ở một
vùng trong một thờiđiểm nhất đính (số lượng các con vật đếm được). Các
chỉ số quần thể thu thập được qua nhiều thời kỳ liên tiếp khác nhau bằng
một phương pháp tốt nhất cho thấy xu thế phát triển hoặc suy giảm của
quần thể. Có thể xác đính chỉ số quần thể bằng ba cách đơn giản sau:
+ Quan sát tai một điểm
Quan sát tai vũng nước, điểm muối hoặc khu vực hấp dẫn các thú lớn.
Hoat động quan sát ở các điểm này phải theo một quy trình thống nhất:
quan sát liên tục giờ/ngày và phải lặp lai 3 - 5 lần tính trong mùa đã đính.

Các quan sát như vậy sẽ giúp ta thấy được sự thay đổi theo ngày, theo
mùa, việc sử dụng các vũng nước và điểm muối của các loài khác nhau.
Để có kết quả tốt cần phải bố trí khoa học về nhân lực, thời gian, ví trí
quan sát và ghi chép cẩn thận các thông tin loài có mặt, thời gian, số lượng
cá thể, giới tính và tuổi ước tính.
+ Điều tra theo các đường đi bộ
Có thể dùng đèn pin quan sát ban đêm và tính số lượng thú dọc theo đường
đi. Phương pháp này cũng sẽ cho ta một số thông tin về các loài có mặt
trong khu bảo tổn. Nếu thực hiện theo một thời gian biểu nghiêm ngặt thì
các số liệu cho thấy các chỉ số hoặc xu thế quần thể theo thời gian nhưng
không thể dùng số lượng động vật đếm được để tính mật độ quần thể.
Điều tra theo đường đi là phương pháp dễ làm, rẻ tiền và yêu cầu ít nhân
lực. Đổng thời có thể kết hợp với lích tuần tra thường xuyên của kiểm lâm
viên khu bảo tổn. Tuy nhiên, khả năng nhìn thấy các con vật phụ thuộc vào
nhiều yếu tố và việc nhận biết loài phụ thuộc vào kinh nghiệm của điều tra
viên.

16


Mẫu biểu ghi số liệu điều tra ven đường
• Kiểm tra lưói mờ
Lưói cần được kiểm tra thường xuyên. Nơi có bóng râm, cần kiểm tra lưói
1,5 - 2 giờ một lần, nơi có mặttrời chiếu trực tiếp thì sau 0,5 - 1 giờ/lần.
Trời mưa nhỏ kiểm tra 0,5 - 1 giờ một lần, trời mưa to khôngnên giăng
lưói. Ánh sáng mờ làm cho lưói khó phát hiện, vì vậy những giờ đầu cùa
bình minh và trướchoàng hỏn là thòi gian bảy chim tốt nhất. Chúng ta tính
giờ/bẫy từ thời điểm giăng bẫy thứ nhất vào buổi sáng cho đến thời điểm
thu bẫy thứ nhất. Vào cuối mỗi ngày bẫy ta có thể cuộn để lưói treo trên
cây và vào buổi hôm sau ta mói mở lưói lại.

Cũng như đối vói đặt bẫy thú, chúng ta phải có số giờ/bẫy giống nhau ở
các sinh cảnh nghiên cứu. Nếu đặt 5 lưói trong một sinh cảnh và lưói giăng
trong 5 giờ, khi đó ta có 25 giờ/lưói và làm như vậy trong 4 ngày thì ta
khảo sát điểm nghiên cứu đó 100 giờ/lưói.
• Xử lý chim bắt được:
+ Gỡ chim khỏi lưói nhẹ nhàng, không gây thương tích và không làm rách
lưói.
+ Xác định loài và giói tính của chim.
+ Kiểm tra chim đã trưởng thành hay còn non. Chim non thường có bộ
lông khác vói chim trưởng thành.
+ Kiểm tra tình trạng sinh sản; Chim bị mất lông ở vùng ngực có thể là
đang ấp trứng (thường chỉ có con cái ấp trứng). Chim trống tích tinh dịch
quanh khu hậu môn vào mùa sinh sản. Chúng có thể có vùng quanh hậu
môn sưng lên, đó là dấu hiệu sinh sản rõ ràng.
+ Kiểm tra sự thay lông: Trong thời gian thay lông, lông cánh và lông đuôi
không dài bằng nhau.
+ Đánh dấu chim: Nếu có vòng số đo thì đeo nó vào chân chim, cần có 3 4 loại vòng có kích thưóc khác nhau để chọn loại thích hợp nhất cho loài
bắt được. Nếu không có vòng thì cắt một ít lông đuôi ngoài để đánh dấu là
chim đã bị bắt.
+ Thả lại chim ngay tại nơi mà nó bị bắt.
+ Tránh các sự cố trong bẫy bắt chim:
- Chim bị chết trong lưói: thường xảy ra ở 2 trường hợp do quá nóng khi
đặt lưói dưói ánh mặt trời hoặc do bị ưót khi trời mưa to. Trong trường hợp
này, cần rút ngắn thời gian giữa các lần thăm lưói. Nguyên tắc chung là tỷ
lệ chết phải nhỏ hơn 5%. Nếu tỷ lệ chim chết lón hơn 5%, cần thiết phải
xem xét lại phương pháp và quy trình bẫy bắt.
- Lưói không bắt được chim: có thể trong một số đợt đặt bẫy có một số
lưói không thể bắt được chim. Trong trường hợp này, nên xem xét một số

17



nguyên nhân như: chất lượng lưói, vị trí đặt bẫy, ánh sáng nơi đặt bẫy, thời
gian mở lưói và thời gian đặt lưói kéo dài (chim biết nơi đặt bẫy).
• Phân tích kết quả bẫy bắt bằng lưói mờ
Bưóc đầu tiên trong quá trình phân tích số liệu là lập bảng số liệu (như
biểu dưói đây). Đối vói mỗi mùa hoặc mỗi năm bẫy bắt ta cần lập một
bảng như vậy. Số liệu bẫy bắt mùa đầu hoặc năm đầu chưa cho ta một khái
niệm gì nhưng các mùa hoặc năm sau sẽ cho thấy sự biến đổi về thành
phần loài, về số lượng loài, phản ánh tình hình tài nguyên của khu bảo tổn
tăng hay giảm và hiệu quả của công tác quản lý.
.Phân loại thú khi lấy mẫu
Để định loại đc các mẫu vật cần phân tích đặc điểm hình thái của mẫu vẫn
đc só sánh với mô tả của loài theo các tài liệu đã công bố. Một số tài liệu
đã công bố hiện nay.
1. Những loài gặm nhấm ở việt nam của Cao Văn Sung, Đặng Huy Quỳnh,
Bùi Kính. 1980
2. Danh mục loài thú Việt nam. Đặng Huy Huỳnh, Đào Văn Tiến, Cao Văn
Sung, Phạm Trọng Ánh, Đặng Minh Khiêm, 2000
3. Khảo sát thú miền bắt việt nam, Đào Văn Tiến, 1985
CHỦ ĐỀ NHÓM ĐỘNG VẬT NỔI
I. Kỹ thuật điều tra đa dạng sinh học động vật nổi
1. Địa điểm thu mẫu
Tại mỗi vùng nước điều tra ĐDSH thủy sinh vật nói chung, động vật nổi
nói riêng, cần tiến hành thiết kế các điểm/mặt cắt phù hợp với điều kiện tự
nhiên của mỗi kiểu thủy vực và đối tượng điều tra, thu mẫu.
- Các điểm/mặt cắt điều tra động vật nổi phải đủ để bao quát toàn bộ các
nơi cư trú quan trọng của thủy vực, thí dụ tại các HST sông, suối, hồ nước
ngọt nội địa, lưu ý các vùng nước ven bờ, xa bờ, các sinh cảnh có bụi thủy
sinh, rong,…

- Thiết kế các điểm/mặt cắt điều tra: Tại mỗi thủy vực điều tra, tùy thuộc
vào mỗi kiểu HST, nơi cư trú đặc trưng riêng của mỗi nhóm đối tượng điều
tra, có những thiết kế riêng các điểm/mặt cắt điều tra, các thí dụ như sau:
+ Đối các kiểu HST sông nhánh, lạch triều, lựa chọn các điểm điều tra dọc
sông.
+ Với hệ sinh thái sông, suối, có thể thiết kế một số mặt cắt đối với lòng
sông rộng) với 3 điểm thu mẫu bờ trái, bờ phải và giữa dòng. Với lòng
sông hẹp chỉ xác định các điểm điều tra, thu mẫu dọc sông.
+ Với hệ sinh thái của sông, thiết kế một số mặt cắt theo hình rẻ quạt từ

18


trong cửa sông hướng ra ngoài biển và về hai bên cửa sông, trên đó xác
định các điểm điều tra thu mẫu. Trong đó, đặt ít nhất 01 điểm/trạm thu
mẫu liên tục ngày đêm và theo các mức nước triều (lặp lại ít nhất 4 giờ
lần/ngày, đêm ) .
+ Đối với kiểu HST thuỷ vực nước đứng hoặc chảy chậm như hồ , hồ chứa
nước ngọt hoặc theo chế độ triều như đầm phá, vũng vịnh ven biển: thiết
kế các mặt cắt ngang, trên đó có những điểm điều tra sao cho đủ để phản
ảnh hết giá trị số liệu của thuỷ vực. Đặc biệt, cần lưu ý các điểm quan trắc
thể hiện theo chiều không gian từ thượng lưu tới hạ lưu hồ đối với hồ
chứa) hoặc vùng tiếp giáp với sông ở lục địa tới vùng cửa đầm, phá thông
với biển.
+ Đối với vùng biển, xác định các mặt cắt điều tra, thu mẫu theo chiều
ngang từ bờ ra ngoài khơi xu hướng gần vuông góc với đường bờ , trên đó
xác định các điểm thu mẫu.
- Vị trí các điểm/mặt cắt điều tra được xác định chuẩn xác tọa độ bằng
máy GPS.
- Số lượng mặt cắt cũng như số điểm điều tra động vật nổi tại mỗi kiểu

HST của thủy vực tùy thuộc vào kinh phí cho phép.
2. Kỹ thuật thu mẫu
a. Dụng cụ
 Lưới thu mẫu động vật nổi : là loại lưới chuyên dụng mắt lưới từ 50 60µm hoặc có từ 15 lỗ đến 38 lỗ mắt lưới/ cm. dùng để thu các loại động
vật nổi. Cấu tạo của lưới gồm 3 phần : phần miệng lưới, thân lưới và ống
đáy:
• Phần miệng lưới: Gồm vòng đai miệng, tiếp đến là vải bao hình chóp
cụt. Vòng đai miệng được nối với dây kéo lưới, còn phần vải hình chóp
nối với thân lưới.
• Phần lọc nước: thường có chiều dài gấp 2-3 lần đường kính miệng (Karl
tangen, 1978) , được làm từ loại vải đặc biệt có mắt lưới cực nhỏ, thậm chí
đạt đến 5-10 mm, nhưng khả năng thoát nước phải cao. Thân lưới 1 đầu
nối với miệng lưới bằng 1 vòng đai lưới và nối với ống đáy qua 1 manset
bằng vải.
• Ống đáy: thường là loại ống kim loại có khoá điều chỉnh đóng mở để có
thể lấy mẫu ra, sau khi đã kéo xong lưới. Đôi khi người ta dùng ống đáy
có khung là kim loại, còn xung quanh được bao kín bằng chính loại lưới
đã được sử dụng làm thân lưới.
- Các loại lưới đều mắc vào khung lưới và ống đáy, phần vải lọc của ống
phải cùng loại với vải may lưới. Phần cuối khung nối với một quả dọi có
khối lượng từ 10 – 20 kg.

19


- Ngoài các loại lưới vớt động vật nổi ở tầng nước kể trên, còn sử dụng
bẫy lưới hình phễu để thu mẫu động vật nổi trên mặt rạn san hô.
 Dụng cụ chứa mẫu
- Dùng lọ nhựa để chứa vật mẫu là tốt nhất với dung tích 100ml, 500ml
 Nhãn hiệu mẫu

Nhãn hiệu mẫu Etiket phải là loại giấy bóng mờ, không bị hỏng khi ngâm
trong nước, trong cồn hoặc formol. Trên nhẫn cần thể hiện các nội dung
sau:
- Điểm quan trắc
- Số lần thu mẫu
- Địa điểm thu mẫu - Đỉnh triều hay chân triều
- Thời gian thu mẫu - Độ sâu
- Kinh độ, vĩ độ

- Thể tích nước qua lưới,
patomet

 Buồng đếm động vật nổi
Thường sử dụng buồng đếm kiểu Bogorov dung tích 10 ml để đếm số
lượng động vật nổi.
 Dụng cụ quang học
- Một số dụng cụ quang học sử dụng trong nghiên cứu động vật nổi bao
gồm kính hiển vi và kính giải phẫu hay còn gọi là kính hiển vi soi nổi
- Mỗi phòng phân tích nên trang bị cả hai loại kính để phục vụ cho
việc phân tích những cá thể nhỏ có kích thước Micromet hoặc những
cá thể lớn tới Centimet.
- Tùy mục đích nghiên cứu, có thể trang bị thêm các thiết bị hỗ trợ như
màn hình, máy chụp ảnh, máy vi tính được nối với kính hiển vi.
 Các dụng cụ thiết bị khác phục vụ cho đ ều tra, thu mẫu động vật
nổi tại hiện trường
Ngoài các phương tiện vận chuyển và các dụng cụ hoá chất được trình
bày trên, thì cần có một loạt các dụng cụ, thiết bị kèm theo để sử dụng
cho1 chuyến đi điều tra động vật nổi trên thực địa, đặcc biệt điều tra
trên biển.
- Máy bơm nước và ống dẫn nước dài tới hơn 30 m.

- Tời cáp kéo có thể gắn lên tàu, thuyền: dùng tời có tốc độ 0,3 -0,5 và
1m/s. Dây cáp có đường kính 4 mm
- Lưu tốc kế gắn với lưới định lượng.
- Các quả nặng để gắn với lưới, các quả búa để đó ng lưới phân tầng.
- Các thước đo góc lệch và thước đo độ dài dây cáp: để đo góc lệch
dây cáp và biết được độ dài dây cáp cần thả khi kéo lưới ĐVN thẳng

20


đứng.
- Xô nhựa, gáo múc nước, ống nhựa hút mẫu thể tích 10 ml, ống hút hóa
chất thể tích 5 ml.
b. Các hương pháp thu mẫu
 Phương pháp thu mẫu động vật nổi
- Tại các điểm điều tra, quan trắc động vật đã được xác định sẵn, thực
hiện thao tác thu mẫu động vật nổi bằng lưới:
- Vớt nằm ngang (sử dụng để phân tích định tính): Quăng lưới ra xa rồi
kéo vào sao cho mặt lưới luôn vuông góc với mặt nước và cách mặt nước
khoảng 20 cm. kéo lưới với tốc độ ổn định. Đối với lưới cỡ lớn tốc độ kéo
lưới là từ 0,5 đến 1m/s lưới cỡ vừa là 0,5 m/s, lưới cỡ nhỏ từ 0,3 đến 0,5
m/s. Khi đang kéo lưới tuyệt đối không được dừng lại. Có thể lặp lại vài
lần kéo lưới như vậy.
Vớt thẳng đứng (sử dụng để phân tích định lượng): Nếu độ sâu nhỏ hơn 30
m sẽ vớt thẳng đứng từ đáy tới mặt nước. Tốc độ thả lưới gần bằng 0,5
m/s. Phải kéo lưới với tốc độ ổn định; với lưới cỡ lớn, tốc độ kéo lưới là từ
0,5 đến1m/s; với lưới cỡ vừa là 0,5m/s, lưới cỡ nhỏ từ 0,3 đến 0,5 m/s.
Khi đang kéo lưới tuyệt đối không được dừng lại.
- Nếu vớt mẫu phân tầng phải căn cứ theo sự phân tầng như của bộ phận
thủy văn: 0 đến 10m, 10 đến 20m, 20 đến 35m, 35 đến 50m, 50 đến 100m,

100 đến 200m, 200 đến 500m.
- Miệng lưới khi tới giới hạn trên của tầng nước phải dừng lại và nhanh
chóng thả búa phân tầng để lưới gập lại.
o
- Nếu góc lệch dây cáp lớn hơn 30 thì không vớt mẫu phân tầng. Kết quả
thu mẫu phân tầng được ghi trong biểu.
- Lưới sau khi kéo lên khỏi mặt nước dùng vòi phun nước phun ở phía
ngoài cho sinh vật trôi hết xuống ống đáy rồi cho vào lọ. Tùy theo lượng
nước mà cho formon vào lọ mẫu sao cho để có nồng độ 5%.
 Chú ý: nếu thủy vực có độ sâu nhỏ khoảng trên dưới 1m, thí dụ như các
hồ , ao nước ngọt hoặc vùng nước ven bờ, có thể sử dụng lưới vớt động
vật nổi theo chiều nằm ngang để định lượng. Khi đó , lưu ý ghi chiều dài
miệng lưới cắt nước khi thu mẫu, tốc độ kéo lưới, diện tích miệng lưới để
tính tổng lượng nước qua miệng lưới.
 Phương pháp thu mẫu động vật nổi tại các thủy vực nước ngọt
- Thu mẫu động vật nổi bằng các loại lưới vớt sinh vật nổi hình chóp nón
kiểu Juday cỡ nhỏ, có đường kính miệng 25 - 30cm, chiều dài lưới 90cm;
chiều dài lỗ lưới vớt động vật nổi cỡ 50-60m.
- Thu mẫu định tính: lưới được kéo ngang trên mặt nước và thẳng đứng

21


theo cột nước sao cho lượng mẫu thu được đủ lớn về số lượng loài.
- Thu mẫu định lượng bằng lưới: Thu mẫu định lượng thẳng đứng theo cột
nước: thả lưới uống đáy theo chiều thẳng đứng, tính độ dài dây kéo lưới.
Thả lưới và kéo lưới phân tầng theo các mức 0 - 5m, 5 - 10m, 10 - 15m, 15 20m,...
- Thu mẫu định lượng thu bằng bathomet: Tại các tầng nước, máy lấy
mẫu với thể tích 10 lít, kéo 10 lần và toàn bộ lượng nước được lọc qua lưới
vớt sinh vật nổi, chỉ giữ lại một lượng nước không quá 200 ml c ng với

mẫu được bảo quản trong lọ nhựa
 Phương pháp thu mẫu động vật nổi trong các vùng nước xa bờ
(độ sâu trên 30m)
- Thu mẫu định tính: dùng loại lưới hình chóp cỡ lớn đường kính miệng
80 cm chiều dài lưới khoảng 2,5 m, kích thước mắt lưới 50-60µm kéo
ngang trên mặt nước và thẳng đứng theo cột nước sao cho lượng mẫu thu
được đủ lớn về số lượng loài.
- Thu mẫu định lượng: có vài cách thu mẫu định lượng ĐVN tù y theo
sự thống nhất trong hệ thống thu mẫu chung. Thu mẫu định lượng
thẳng đứng theo cột nước: thả các lưới uống đáy theo chiều thẳng
đứng, tính độ dài dây kéo lưới. Thả lưới và kéo lưới phân tầng theo các
mức 0 -10 m, 10 - 20 m, 20 - 35 m, 35 - 50 m, 50 - 100 m và 100 -200
m.
- Lưu ý: Tốc độ thả lưới gần bằng 0,5m/s và có tính đến góc lệch của
dây cáp. Nếu góc lệch lớn hơn 45o thì mẫu vật thu được
chỉ có giá trị về mặt định tính, không có giá trị định lượng. Có thể gắn
lưu tốc kế ở miệng lưới để xác định được chính xác thể tích nước đi qua.
 Phương pháp thu mẫu động vật nổi trong các vùng nước ven bờ
(độ sâu 10-30 m)
- Thu mẫu định tính trong cột nước (thẳng đứng): tuỳ theo dòng chảy khi
thả lưới là mạnh hay yếu, móc vào lưới 1 hoặc 2 quả chì. Thả dây chì
thước đo xác định độ sâu cột nước. Thả lưới từ từ xuống đáy đến độ sâu
cách đáy 1m thì dừng lại đợi dây căng theo phương thẳng thẳng đứng rồi
từ từ kéo lưới lên với tốc độ 0,5m/s.
- Thu mẫu định tính trên tầng mặt: Buộc phao trên miệng lưới và kéo lưới
bằng cho tàu chạy với tốc độ chậm 0,5 m/s để thu mẫu định tính trên mặt
rộng trong khoảng cách 100-150m.
- Thu mẫu định lượng trong cả cột nước: Thả lưới xuống đáy và kéo
lên tương tự khi thu mẫu định tính. Tuy nhiên cần ghi lại chiều dài dây
kéo lưới độ sâu cột nước kéo lưới .


22


Lưu ý: Tốc độ thả lưới gần bằng 0,5m/s và có tính đến góc lệch của
dây cáp. Nếu góc lệch lớn hơn 45o thì mẫu vật thu được chỉ có giá trị
về mặt định tính, không có giá trị định lượng. Có thể gắn lưu tốc kế ở
miệng lưới để xác định được chính x ác thể tích nước đi qua.
- Thu mẫu định lượng trên tầng mặt bằng lưới: Dùng lưới có gắn lưu tốc
kế kéo trên tầng mặt theo thuyền với tốc độ rất chậm 0,5 m/s.
- Thu mẫu định lượng theo tầng nước: Để có thể thu mẫu định lượng theo
tầng nước có thể dùng 2 loại dụng cụ với 2 cách thu khác nhau. Ở các
vùng biển ven bờ và cửa sông dùng Batomet lấy nước thể tích 10 lít để
lấy nước ở các tầng nước. Lọc 20 lít nước qua lưới có mắt lưới 200 µ lấy
100 ml mẫu.
 Phương pháp thu mẫu động vật nổi trong các HST rạn san hô ven
bờ
Chọn mặt rạn san hô tương đối bằng phẳng, yêu cầu thợ lặn đặt bẫy lưới
hình phễu úp lên bề mặt rạn, đặt dây phao cố định lưới sao cho lưới
không thể di chuyển vì dòng chảy dưới đáy. Thường đặt lưới vào lúc 18h
ngày hôm trước và nhấc lưới thu mẫu vào 6 giờ sáng hôm sau. Nếu cần thu
thập mẫu để đánh giá sự biến động của ĐVN theo thời gian trong ngày thì
đặt lưới trở lại từ 06h sáng và lại thu lại mẫu vào lúc 18h tối.
Thu được mẫu ĐVN phân bố trong tầng nước trên mặt rạn nguời ta
dùng các loại lưới thông thường kéo thẳng đứng từ đáy lên mặt nhiều
lần cho mẫu định tính và định lượng tương tự các phương pháp đã nêu
trên.
 Phương pháp thu mẫu động vật nổi trong các HST thảm cỏ biển ven
bờ
Thu mẫu định tính và định lượng ĐVN trong tầng nước trên thảm cỏ,

dùng lưới kéo có miệng nhỏ hình chữ nhật 20 25 cm với chiều dài lưới
hình phễu dài 1m. Chóp lưới gắn với ống đáy. Buộc phao vào miệng
lưới và ống đáy sao cho lưới có thể chìm cách mặt thảm cỏ 20cm. Kéo
lưới theo chiều nằm ngang, sát trên bãi cỏ theo một độ dài nhất định.
Ngoài ra cũng tương tự như RSH, một số loài ĐVN là ấu trùng của các
loại động vật không xương sống khác thường ra khỏi thảm cỏ vào đêm vì
vậy để thu đầy đủ thành phần ĐVN trong thảm cỏ biển cũng dùng bẫy lưới
tương tự như với RSH.
 Phương pháp thu mẫu động vật nổi trong HST rừng ngập mặn
(RNM) cửa sông ven bờ
Việc thu mẫu động vật nổi trong RNM được thực hiện bằng loại lưới
nhỏ được kéo bằng thuyền nhỏ trong các kênh dẫn nước trong rừng khi

23


ngập nước; hoặc đẩy sát trên mặt đáy phẳng của RNM khi nước vừa
ngập. Thực chất loại lưới này có thể dùng để bắt cả cá bột trong RNM.
Thu mẫu bằng cách dùng thuyền nhỏ kéo lưới dọc các mương đã ngập
nước trong RNM hoăc khi nước ngập trên ngang các cây ngập mặn.
tính toán tốc độ kéo lưới, hay chiều dài kéo lưới để định lượng. Cũng
có thể cố định lưới trên các đoạn dây căng qua các thân cây ở hai bên
mương, khi nước lên ta kéo lưới đã móc vào dây ngay và kéo qua
mương nước theo kiểu tời
3. Xử lý và bảo quản mẫu
a. Xử lý
- Dùng ống hút đầu bịt vải lưới số 38 (38 mắt lưới/1cm) để hút bớt
nước ở lọ mẫu, đổ mẫu vật vào lọ đựng mẫu có kích thước thích hợp
tùy theo lượng mẫu vật. Các lọ mẫu phải có nhãn hiệu ở bên ngoài và
bên trong, nhãn phải viết bằng bút chì hoặc mực không nhòe trên giấy

can. Trên nhãn ghi ký hiệu của vù ng nước điều tra, loại lưới, năm thu
thập và số thứ tự của mẫu vật trong từ ng đợt điều tra.
b.Bảo quản mẫu vật
- Mẫu vật được ngâm giữ trong dung dịch formalin có nồng độ 5%,
được pha từ 95% nước ngọt hoặc nước biển tại điểm thu mẫu và 5%
formalin đặc. Trong một số trường hợp để tránh sự ăn mòn vỏ của
động vật nổi cần phải kiềm hoá dung dịch formalin với sodium borat
hoặc carborat sodium Na2CO3).
- Để bảo quản mẫu ĐVN cho các phân tích phân tử , như gen DNA,
sự phân đoạn mtDNA dùng cồ n Ethyl Alcohol là một loại dung dịch
khác nguyên chất
c. Tất cả các mẫu vật đã thu thập được đều phải ghi vào sổ đăng ký mẫu vật
như trong biểu đăng ký vật mẫu động vật nổi. Khi ghi xong phải có người
đối chiếu.
4. Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
a. Phân tích định loại (mẫu định tính)
- Xác định thành phần loài ĐVN trên cơ sở hình thái cơ thể và các đặc
trưng phần phụ được giải phẫu dưới kính giải phẫu kính hiển vi soi nổi
với độ phóng đại 20-40 lần, kính hiển vi độ phóng đại: 100 - 1000 lần . Đo
đạc kích thước, vẽ minh hoạ loài bằng kính hiển vi có ống vẽ với độ
phóng đại 40-400 lần.
- Rút nước đến thể tích khoảng 100 -150 ml. Đưa toàn bộ mẫu lên các đĩa
đếm 10 - 15 đĩa , xác định đến nhóm trên kính giải phẫu. Chọn các cá thể

24


phát triển đầy đủ nhất đại diện cho từng nhóm để giải phẫu và xác định
loài bằng kính hiển vi.
- Loại bỏ cặn, rác bẩn trước khi đếm mẫu.

- Lắc đều mẫu trong thể tích nước nhất định ( 100 - 150 - 200 - 250
ml) tùy theo độ phong phú của mẫu.
- Hút bằng ống hút 3 - 6 lần mỗi lần 5 ml đưa vào buồng đếm, đếm từng
loài đến lúc số lượng thay đổi không đáng kể
Tùy theo đặc điểm phân loại của từng loài mà thực hiện các công đoạn
tiếp theo như: tẩy mẫu, phá vỡ, tách, để dễ quan sát. Trong khi quan sát,
nếu có điều kiện tiến hành chụp ảnh hiển vi các mẫu tiêu biểu cho từng
loài.
a. Phân tích định lượng
 Phương pháp đếm số lượng
Nếu số lượng mẫu vật ít phải đếm toàn bộ. Nếu mẫu vật quá nhiều, đếm
toàn bộ những loài có kích thước lớn. Sau đó , lấy một thể tích nhất định
để đếm các loài còn lại. Kết quả đếm ghi vào biểu đếm số con động vật
nổi.
 Tính mật độ động vật nổi
Để xác định mật độ của từng nhóm động vật nổi Copepoda, Rotifera,
Cladocera,... từ các mẫu định lượng thu thập tại hiện trường được xử lý
trong phòng thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1. Gạn mẫu bằng lưới có cùng kích cỡ với lưới vớt mẫu tại hiện
trường, xả nước cho hết formon ngâm mẫu. Công việc này hạn chế mùi
độc hại cho người phân tích mẫu trong thời gian dài.
Bước 2. Cho toàn bộ mẫu vật vào cốc đong có chia vạch dung tích 100
ml. Pha lỏng bằng nước đến thể tích V1 ml tuỳ thuộc vào số lượng cá thể
trong mẫu nhiều hay ít để ta pha lỏng đến thể tích cho phù hợp . Hút
V2 ml nhỏ hơn 10ml trong V1 ml thường V2/V1 bằng 1/1, 1/5, 1/10,
1/50, 1/100 tuỳ vào số lượng cá thể trong mẫu nhiều hay ít cho vào
buồng đếm Bogorov. Tiến hành đếm số cá thể của từng nhó m, hay
từng loài tuỳ theo mục đích nghiên cứu.
Bước 3. Tính toán
Thể tích cột nước mà lưới vớt mẫu kéo qua được tính theo công thức sau:

(m3 )
Mật độ của t ng nh m hay t ng loài trong mẫu được tính theo công thức

25


×