Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.57 KB, 22 trang )

QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG 216 ok
 DH3QM1 
Câu 1: Khái niệm quy hoạch môi trường
Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo
tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường
gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt
chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm
phát triển bền vững. (Điều 3 – Luật BVMT 2014)
Câu 2: Vị trí của quy hoạch môi trường trong khuôn khổ pháp lý
Quá trình quản lý bao gồm bốn chức năng chính yếu, có liên quan mật
thiết với nhau: quy hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát.
Quy hoạch: Hình thành các mục tiêu cụ thể để đạt được các mục tiêu
chiến lược (goals) trong khuôn khổ nguồn lực sẵn có; chọn lựa và
phân chia các hoạt động trên cơ sở các phương án lựa chọn.
Tổ chức: phối hợp các hoạt động, thiết lập mối liên hệ giữa các tổ
chức và cung cấp các điều kiện cần thiết.
Điều hành: tiến hành lãnh đạo, hướng dẫn, hình thành và duy trì các
hệ thống liên lạc và đảm bảo khả năng kế toán.
Kiểm soát: đánh giá mức độ hoàn thành theo kế hoạch, điều chỉnh
thích hợp việc thực hiện và nội dung quy hoạch; bao gồm cả giám sát,
đánh giá tác động môi trường

Quy hoạch

Tổ chức

Kiểm soát
Điều hành

Mối quan hệ giữa các khâu trong công tác quản lý


1

1




Quy hoạch trong phạm vi một tổ chức được tiến hành ở ba cấp độ
khác nhau:
Cấp độ chiến lược: Cấp độ cao nhất, liên quan đến việc xác định kết
quả, với các mục tiêu chiến lược, chính sách với vịệc điều tra nắm bắt
và sử dụng nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu. Đây là nhiệm vụ
của các hội đồng, ủy ban, ban điều hành, v.v.
Cấp quản lý hành chính: cấp độ trung gian, liên quan đến việc phân
chia phương tiện, tổ chức chương trình thực hiện. Đây là công việc
của các chuyên viên quản lý cao cấp.
Cấp độ thực hiện (hoạt động): Cấp độ thấp nhất, thực hiện các chương
trình, nhiệm vụ cụ thể một cách tích cực (theo các mục tiêu định sẵn)
và có hiệu quả (với kết quả tốt nhất với một nguồn lực có sẵn).
Các văn bản pháp lý
Luật Bảo vệ Môi trường số: 55/2014/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông
qua ngày 23 tháng 6 năm 2014
Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 14 tháng 02 năm
2015 về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi
trường.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, các chiến
lược bảo vệ môi trường ngành và địa phương.
Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13
Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua và ban hành ngày 17
tháng 11 năm 2010 Luật tài nguyên nước Số: 17/2012/QH13 được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII kỳ họp
thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2012.
Luật bảo vệ và phát triển rừng Số: 29/2004/QH11 được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6
thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004.

2

2


-

-

-

-

Câu 3: Mục tiêu quy hoạch môi trường
Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của QHMT là những quan điểm về
PTBV:
Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Nâng cao chấtlượng môi trường sống
Phát triển KTXH trong khả năng giới hạn của các hệ sinh thái.
Theo chiến lược bảo vệ MT quốc gia đến năm 2020
Mục tiêu tổng quát:
Kiểm soát hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm vùng, suy thoái

tài nguyên và suy thoái DDSH. Cải thiện chất lượng môi trường sống,
nâng cao năng lực chủ động ứng phó với BĐKH, hướng tới mục tiêu
PTBV
Mục tiêu cụ thể:
Giảm cơ bản các nguồn gây ONMT
Khắc phục cải tạo MT các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái, cải thiện
điều kiện sống của người dân
Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt TNT, kiềm chế tốc độ suy giảm
ĐDSH
Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ mức độ
gia tăng phát thải khí nhà kính theo “chiến lược BVMT quốc gia”
Theo quy hoạch môi trường chung
- Điều chỉnh các họat động khai thác tài nguyên phù hợp hơn và nâng
cao hiệu quả sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng quy họach.
- Duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng môi trường phù hợp với
từng đơn vị không gian chức năng môi trường và từng giai đọan của
phát triển.
- Lồng ghép các vấn đề môi trường trong QHPT nhằm điều chỉnh các
họat động phát triển phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.
- Tổ chức quản lý MT theo khu vực, theo vùng quy hoạch
Câu 4: Quan hệ giữa quy hoạch môi trường và quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội
QHMT phải được thực hành đồng thời với QH tổng thể phát triển KTXH, lồng ghép các vấn đề MT vào QH phát triển.
QHMT phải phù hợp với trình độ phát triển KT-XH và hoàn cảnh tự
nhiên trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng

3

3



-

-

-

Trong quá trình phát triển KTXH của một vùng, cần phải có QHMT
để định hướng cho việc quyết định các vấn đề cốt lõi sau:
Các ngưỡng giới hạn phát triển của vùng là bao nhiêu để không vượt
quá khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên và khả năng tái tạo,
phục hồi tài nguyên.
Khai thác, sử dụng tài nguyên như thế nào cho hợp lý và hiệu quả
Cách thức quản lý, BVMT có hiệu quả nhất trong phạm vi một vùng
Tính hợp lý và bình đẳng trong việc phân chia các nguồn tài nguyên
(ví dụ như tài nguyên nước) giữa các tiểu vùng trong phạm vi của một
vùng
Cách giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp giữa các địa phương
trong vùng.
Câu 5: Đóng góp của QHMT trong việc nâng cao hiệu quả công
tác quản lý bảo vệ môi trường tại Việt Nam?
* Với quan điểm PTBV, QHMT có vai trò vô cùng quan trọng:
- Giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể về MT sinh thái => đưa ra
các định hướng phát triển trên cơ sở tích hợp nhiều chính sách phát
triển chuyên ngành khác. Trong trường hợp các quy hoạch chuyên
ngành đã được xây dựng trước thì QHMT giúp cảnh báo, điều chỉnh
và đưa ra phương án đề phòng.
- Các quy hoạch chuyên ngành dùng sản phẩm QHMT để tìm kiếm
phương án hài hòa về phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.
- Giúp các QH chuyên ngành khác tham khảo để loại trừ các rủi ro về

sự cố MT và đề ra các gpháp xử lý
- QHMT có thể coi là một mô hình lý tưởng mà khi có những thành
phần khác tham gia vào, chúng ta có thể biết được điều gì sẽ xảy ra.
- Những giải pháp trong QHMT nhắm tới mục tiêu cải thiện chất
lượng MT, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và giữ được
tốc độ phát triển kinh tế.
Chính vì vai trò quan trọng của nó đối với chức năng chung của một
vùng, nên QHMT cần phải được làm trước hoặc làm càng sớm càng
tốt, song song với các quy hoạch chuyên ngành khác. Sự tham gia của

4

4


các nhà môi trường xuyên suốt các dự án quy hoạch chuyên ngành là
rất cần thiết.
* Tuy nhiên, việc thực hiện QHMT ở VN lại đang gặp phải một số khó
khăn:
- Không có sự nhận thức đầy đủ về vai trò QHMT trong các cấp lãnh
đạo.
- Nhiều người ko chấp nhận vì QHMT có thể sẽ chỉ ra các sai lầm
khủng khiếp về mặt bảo vệ MT và tài nguyên thiên nhiên từ các dự án
quy hoạch chuyên ngành đã và đang được xây dựng.
- QHMT được coi là cản trở đến công việc của nhiều người bởi lẽ họ
không phải là những nhà môi trường học. Họ sợ rằng sự tham gia của
họ là thứ yếu hoặc không tồn tại. Ở đây vấn đề cộng tác liên ngành
cần được nhắc đến và là một yếu điểm của chúng ta.
- Nhìn lợi ích trước mắt không có cái nhìn lâu dài, bền vững.
- Hạn chế về nguồn lực

Câu 6: Các nguyên tắc QHMT.
R.S. Dorney đã đưa ra các nguyên tắc sau đây để xác định chiến lược
trong quy hoạch quản lý môi trường:
1. Xác định mục tiêu lâu dài và trước mắt của địa phương liên quan
đến các chính sách của CP ở các cấp khác nhau để hướng dẫn QH, trợ
giúp cho việc đánh giá.
2. Thiết kế với mức rủi ro thấp. Tạo khả năng mềm dẻo và khả năng
thay đổi có tính thuận nghịch trong các quyết định về sử dụng đất, cơ
sở hạ tầng và sử dụng tài nguyên.
3. Nhận dạng các vấn đề về cấu trúc và năng lực của các thể chế, sửa
đổi cho thích hợp hay đưa vào áp dụng ở những nơi thích hợp.
4. Hiểu rõ sự tương thích và không tương thích trong sử dụng đất đai
cận kề.
5. Xây dựng QHBVMT bao gồm việc đánh giá và loại trừ rủi ro, kế
họach ứng cứu và giám sát MT. Đưa các biện pháp BVMT vào các
quá trình xây dựng.
6. Đưa các chính sách MTvà biện pháp BVMTvào các QH chính thức.
7. Quy hoạch cho việc bảo tồn và tạo năng suất bền vững đối với các
dạng tài nguyên. Thiết kế hệ thống Giám sát các hệ sinh thái.

5

5


8. Xác định, tạo ra và nâng cao tính thẩm mỹ đối với các dạng tài
nguyên cảnh quan.
9. ĐTM đối với các dự án mới, chương trình, chính sách và chiến lược
kinh tế địa phương và vùng; đánh giá công nghệ trên quan điểm tài
nguyên, văn hoá và kinh tế.

10. Phân tích tiềm năng/tính khả thi của đất đai, lập bản đồ năng suất
sinh học; xác định mối liên quan giữa kích thước các khoảnh đất đai
và tài nguyên sinh vật. Điều tra một cách hệ thống các nguồn tài
nguyên hiện có, nhận dạng các quá trình hay chức năng tự nhiên đối
với các đơn vị đất đai cùng các giá trị hiện thời hay tiềm năng.
11. Nhận dạng các vùng hạn chế hay có nguy hiểm; các vùng nhạy
cảm; các cảnh quan và vùng địa chất độc đáo; các khu vực cần cải tạo,
nâng cấp; có thể sử dụng thay đổi..
12. Tìm hiểu đặc điểm của các hệ sinh thái; xác định giới hạn khả
năng chịu tải và khả năng đồng hoá, mối liên kết giữa tính ổn định-khả
năng chống trả-tính đa dạng của các hệ sinh
13. Tìm hiểu động học quần thể của các loài then chốt, xác định các
loài chỉ thị chất lượng môi trường.
14. Xác định những vấn đề sức khoẻ liên quan đến cảnh quan. Nhận
dạng và kiểm soát ngoại ứng đối với các lô đất càng bé càng tốt.
15. Lập bản đồ về tiềm năng vui chơi –giải trí. Tìm hiểu mối liên kết
văn hoá giữa sử dụng đất, năng suất và việc tái sử dụng tài nguyên.
16. Nhận dạng các giá trị, mối quan tâm và sự chấp thuận của cộng
đồng và thể chế.

6

6


Câu 7: Quy trình QHMT.

Quy
trình quy
hoạch


Điều
kiện môi
trường

Thực hiện, giám sát

Vấn
đề
TNTN

Mục
tiêu
MT

Đánh giá: điều kiện MT, tác
động MT, phương án

7

7

Thiết
kế quy
hoạch

Quản




1.
2.
3.
4.
5.
6.








Nội dung cơ bản gồm có:
Điều tra, thu thập các thông tin về điều kiện MT khu vực nghiên cứu.
Xem xét các khía cạnh MT quan tâm và những vấn đề MT bức xúc.
Hình thành mục tiêu
Thiết kế quy hoạch
Đề xuất giải pháp quản lý
Đánh giá: tác động MT, điều kiện MT, phương án, dự án.
.
Câu 8: Nội dung quy hoạch môi trường (nêu và phân tích các nội
dung của QHMT)
1. Đánh giá điều kiện môi trường
1.1. Thu thập các thông tin cần thiết về:
(1) Điều kiện tự nhiên: Các yếu tố môi trường tự nhiên cần thiết phải
điều tra được liệt kê trong bảng : Khí hậu, địa chất, thủy văn nước
ngầm, sinh địa lý, thổ nhưỡng, thực vật động vật,động vật hoang dã….
(2) Thông tin về đặc điểm Kinh tế –Xã hội

Dân số.
Sử dụng đất
Các hoạt động kinh tế hiện tại
Quy hoạch & kế hoạch phát triển KTXH (tổng thể, ngành), đặc biệt là
các quy hoạch xây dựng và sử dụng đất.
Cơ sở hạ tầng
Các vấn đề về thể chế, luật pháp
(3) Thông tin về bối cảnh phát triển khu vực:
. Các đặc điểm chủ yếu của khu vực bao gồm: (1) các quan hệ của
khu vực nghiên cứu với vùng khác do vị trí địa lý; (2) các lĩnh vực
phát triển chính ảnh hưởng mạnh đến khai thác, sử dụng TNTN và
chất lượng MT; (3) Thuận lợi và hạn chế (tự nhiên; kinh tế, xã hội và
chính trị, thể chế) .
(4) Cơ quan điều hành hoạt động phát triển & các nhóm chia sẻ
quyền lợi:
Chính phủ trung ương, bộ KHCNMT; Chính quyền cấp tỉnh, thành
phố, sở KHCNMT; Chính quyền điạ phương; Các khu vực và các tổ
chức kinh tế công nghiệp, thương mại tư nhân; Các tổ chức phi chính
phủ (NGOs), hội tình nguyện; Các tổ chức quần chúng; Các tổ chức
văn hoá, giáo dục, truyền thông

8

8


1.2. Điều tra khảo sát môi trường
Trong việc thu thập các thông tin môi trường liên quan đến khu vực
quy hoạch, phương thức tiếp cận cơ bản là:
(a) Thu thập thông tin, dư liệu thứ cấp: như các loại thông tin, dữ liệu

môi trường đã được nghiên cứu, điều tra và tường trình trong các báo
cáo đâu đó.
(b) Tư liệu viễn thám
Viễn thám được sử dụng để phát hiện, lập bản đồ và cập nhật những
thông tin về tài nguyên đất đai.
(c) Điều tra khảo sát thực địa
Công việc điều tra nghiên cứu thực địa nhằm cập nhật, bổ sung các
thông tin, tư liệu; chính xác hóa các thông tin, dữ kiện.
Trước khi tiến hành điều tra khảo sát cần xác định rõ phạm vi
khu vực quy hoạch, phạm vi ảnh hưởng và liên quan.
1.3. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên và hiểm hỏa môi trường
Mục đích chính của đánh giá môi trường là:
(1) xác định các dạng tài nguyên môi trường có ý nghĩa và các hạn
chế trong sử dụng đất (cấp nước, vùng ngập lụt, v.v);
(2) Mức độ chất lượng, số lượng và hạn chế của các dạng tài nguyên;
(3) vị trí và sự phân bố trong mỗi khu vực của tài nguyên và hạn chế;
(4) ước lượng tác động tiềm năng trong các phương án sử dụng khác
nhau đối với mỗi dạng tài nguyên và khu vực hạn chế (ví dụ phát triển
vùng ngoại vi đô thị trên tầng chứa nước có nguy cơ dễ gây nhiễm bẩn
nước ngầm)
a) Đánh giá tài nguyên thiên nhiên
(1) Đánh giá tài nguyên nước
Nước là tài nguyên cơ bản cần thiết cho đời sống sinh vật và mọi dạng
hoạt động của con người. Trong quy hoạch phát triển nhiều khi người
ta không chú ý đầy đủ đến vấn đề bảo vệ các nguồn tài nguyên này.
Việc đánh giá thể hiện qua: nước mặt và nước ngầm và cả chất lượng
nước.
(2) Đánh giá sức sản xuất của đất đai
Có hai khía cạnh về sức sản xuất của đất đai được xem xét: sức sản
xuất nông nghiệp và sức sản xuất dựa trên đánh giá tiềm năng cho

sinh vật hoang dại.

9

9




+ Đánh giá sức sản xuất nông nghiệp: việc đánh giá dựa trên các yếu
tố độ dốc, khả năng giữ nước, đặc điểm xói mòn, kết cấu, cấu trúc…
+ Đánh giá sức sản xuất cho “sinh vật hoang dại”
(3) Đánh giá các tài nguyên xây dựng
Kỹ thuật này bao gồm việc điều tra chung, sau đó kiểm tra địa chất tại
chỗ và lấy mẫu ở các lỗ khoan để hiệu chỉnh số lượng, phân bố và chất
lượng.
Có thể thực hiện ít tốn kém thông qu phân tích bản đồ lịch sử địa chất
địa phương.
(4) Đánh giá tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái
+ Sự đa dạng loài và tính bền vững hệ sinh thái
+ Sự hiếm loài và sinh cảnh của nó
+ Phân cấp vùng tự nhiên nhằm mục tiêu bảo vệ
(5) Đánh giá các giá trị văn hoá-thẩm mỹ
b. Đánh giá các hiểm hoạ môi trường
Các hiểm hoạ môi trường có thể bao gồm hai loại chính: hiểm hoạ
thiên nhiên (ngập lụt, trượt dốc, động đất, gió bão) và hiểm hoạ do
hoạt động của con người (ô nhiễm không khí, nước, v.v.)..
Đánh giá rủi ro
Các rủi ro liên quan tới các mối nguy hiểm do các hoạt động phát triển
và các hiểm hoạ thiên nhiên:

- Hoá chất độc hại đối với người, động thực vật
- Vật chất dễ cháy và dễ nổ
- Các thiết bị cơ học bị hư hỏng sẽ rất nguy hiểm đối với người và của
cải.
- Các công trình đổ vỡ, hư hỏng (đập nước...)
- Thiên tai làm tăng mức độ nguy hại kỹ thuật
- Tàn phá hệ sinh thái (Eutrophication, xói mòn đất..)
Xác định hiểm họa. Xác định hiểm họa là liệt kê những khả năng có
thể xảy ra của các nguồn gây nguy hiểm.
Quản lý rủi ro. Mục đích cuối cùng của quản lý rủi ro là lựa chọn và
thực hiện các họat động làm giảm rủi ro. Quản lý rủi ro là sự đánh giá
các phương án, các biện pháp giảm nhẹ rủi ro và việc thực hiện các
phương án.
Trong QHMT, các rủi ro môi trường do các dự án và quy hoạch
chương trình phát triển cần phải được xem xét một cách chu đáo.

10

10


-

Những rủi ro do việc lựa chọn vị trí hay việc bố trí sắp xếp những lọai
hình phát triển (ví dụ điện hạt nhân) ở gần các khu vực dân cư cần
phải được nghiên cứu đánh giá để có những chính sách phù hợp.
2. Đánh giá tác động MT, các dự án phát triển và dự báo các biến
đổi môi trường
Ngoài các yếu tố tự nhiên, hoạt động cửa con người luôn gây ra các
ảnh hưởng đến điều kiện môi trường mỗi khu vực. Sự phát triển

KTXH khu vực có thể được xem là một trong các yếu tố hàng đầu tác
động đến cơ sở tài nguyên và chất lượng môi trường mỗi khu vực.
2.1. Dự báo phát triển trong khu vực
Dự báo phát triển kinh tế & các dự kiến phát triển mới
Các dự báo về nhân khẩu học
Nhu cầu sử dụng tài nguyên trong tương lai
Dự báo về tải lượng chất thải
2.2. Đánh giá tác động môi trường do các hoạt động phát triển
Đánh giá tác động môi trường được hiểu là việc xác định, dự báo,
phân tích và đánh giá các tác động có thể xảy ra do các dự án, các quy
hoạch phát triển hoặc các chương trình chính sách đối với môi trường
và đề xuất các biện pháp giảm thiểu.
Mục đích của ĐGTĐMT trước hết là khuyến khích việc xem xét các
khía cạnh môi trường trong việc lập quy hoạch hoặc ra quyết định đối
với các dự án, chương trình hay chính sách; các hoạt động phát triển
để có thể lựa chọn, thực hiện thi các chính sách, các dự án và hoạt
động có lợi cho môi trường hơn.
Trong phân tích, đánh giá cần tập trung vào:
Các tác động, ảnh hưởng lớn, lâu dài; Các tác động tổng hợp & tích
lũy do nhiều hoạt động trên khu vực, đặc biệt đối với những khu vực
vốn đã bị tác động mạnh cần được hết sức chú ý.
ĐGTĐMTCL đối với các dự án quy hoạch xây dựng, các quy hoạch
sử dụng đất, các chương trình giao thông có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng.
Đối với các đề án PT KTXH đã lên kế hoạch, ĐGTĐMT cần đc thực
hiện 1 cách đầy đủ đối chiếu với các tiêu chuẩn MT thích hợp của nhà
nước.

11


11


-

-

2.3. Đánh giá phương án
Do việc lựa chọn dựa trên rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau,
thông thường sẽ xuất hiện các phương án khác nhau. Việc đánh giá
phương án để đề xuất lựa chọn là cần thiết để đạt được phương án tốt
nhất.
3. Phác thảo quy hoạch
3.1. Xác định vấn đề tài nguyên môi trường then chốt
(1) Các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên
Những vấn đề về TNTN là những vấn đề liên quan đến các tác động
mạnh mẽ do phát triển và các mối quan tâm có tính cạnh tranh, có thể
đánh giá trên cơ sở xem xét các thông tin về trữ lượng, chất lượng,
phân bố theo không gian, năng suất bền vững, các hệ thống môi
trường nhạy cảm, nhu cầu, cách thức sử dụng, mức độ khai thác đối
với các dạng tài nguyên chủ yếu ( như: nước mặt, lưu vực, các tầng
nước ngầm; không khí; tài nguyên rừng; tài nguyên đất NN; tài
nguyên thủy sản; tài nguyên khoáng sản; năng lượng…)
Những vấn đề tài nguyên của mỗi khu vực có tính đặc thù riêng, đó là
những dạng tài nguyên nằm trong mối quan tâm.
(2) Các hiểm hoạ môi trường & ô nhiễm môi trường
Các hiểm hoạ môi trường có thể bao gồm:
Nguy cơ sức khoẻ môi trường;
Các khu vực dễ bị ngập lụt; các vùng nhạy cảm môi trường, khu vực
dốc không ổn định; xói mòn và xụt lún; động đất; khu vực chịu tác

động mạnh của gió và bão;
Khu vưc tập trung dân cư quá cao;
Các nguy cơ do hoạt động công nghiệp, khai khoáng, giao thông vận
tải;
Các vùng bị ô nhiễm, suy thoái (nước mặt, nước ngầm, không khí, đất,
v.v.)
Nguy cơ do sử dụng hoá chất nông nghiệp quá mức

12

12


-

-

3.2. Thiết lập mục tiêu môi trường
Mục tiêu có thể phân chia thành:
Mục tiêu đã được xác lập- Một mục tiêu đã xác lập là một quyết định
chính trị thể hiện trong các văn bản luật, nghị định hay hướng dẫn.
Mục tiêu đang phát triển - Mục tiêu đang phát triển là những mục tiêu
tuy chưa được quy định trong các văn bản pháp lý song đã được đề
xướng và tiến hành một vài bước tại các tổ chức chính trị
Mục tiêu dự định là những mục tiêu mà một số người cho rằng nó phải
trở thành mục tiêu chung tuy nhiên chưa được chấp nhận.
Ngoài ra mục tiêu còn có thể phân chia thành (1) Mục tiêu lâu dài /
mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt (mục tiêu cụ thể).
Mục tiêu chiến lược / lâu dài
Trong QHMT, chúng ta đề cập đến sự phát triển xuất phát từ môi

trường, nghĩa là phải tạo ra sự cam kết lâu dài và quan tâm thường
xuyên.
Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể thường là những mục tiêu mang tính định lượng,
những tiêu chí phải đạt được trong một khoảng thời gian ngắn trước
mắt.
Phương pháp xác định mục tiêu
Có nhiều phương thức khác nhau để có thể xác định được mục tiêu:
(a) Căn cứ vào chính sách, chiến lược, chính quyền địa phương lựa
chọn;
(b) Mục tiêu có thể được xác định thông qua các quá trình bầu cử
chính trị (lựa chọn các đại biểu quốc hội của khu vực theo đuổi các
mục tiêu môi trường nào đó) hay
(c) Cũng có thể được lựa chọn do các hội nghị giữa các bên tham gia
hay của cộng đồng. Trong QHMT các cộng đồng nhỏ, tiếp cận QHMT
dựa vào cộng đồng thường đòi hỏi việc thiết lập các mục tiêu có tính
địa phương, rất cụ thể và cũng hết sức thiết thực, có tính khả thi cao.
3.3. Đề xuất giải pháp
Thiết kế quy hoạch là việc thể hiện các ý tưởng quy hoạch một
cách cụ thể bằng các giải pháp hợp lý, khoa học nhằm đạt tới mục tiêu
môi trường. Dựa trên các bước nghiên cứu trên, một bản phác thảo
quy hoạch môI trường sẽ được đề xuất.

13

13


-


Nội dung của quy hoạch biến đổi tùy trường hợp cụ thể, tuy nhiên một
quy hoạch toàn diện thường bao gồm các thành phần cơ bản là:
Quản lý chất lượng nước, chất chất thải rắn, chất lượng không khí
Quản lý Rừng / sinh vật hoang dã
Quản lý đô thị
Quản lý lưu vực
Quản lý đới bờ
Phát triển luật pháp và sự phối hợp hành động
Quan trắc, giám sát môi trường
Các mối liên kết giữa kinh tế và tài nguyên môi trường.
Kỹ thuật phân vùng là công cụ cơ bản, quan trọng trong quy hoạch
sử dụng đất nhằm mục đích kiểm soát sử dụng đất trong khu vực theo
những mục đích xác định.
Phân vùng quản lý CLMT được áp dụng trong 1 số trường hợp như
QHQLCL nước mặt theo mục đích sử dụng, QHQLCLMT 1 lãnh
thổ…
Quy hoạch hệ sinh thái
Quy hoạch môi trường theo hướng tổ chức lãnh thổ thường hướng vào
việc xác định các khu vực có những đòi hỏi riêng, đặc biệt về sử dụng,
quản lý. Việc hoạch định cần tuân thủ các yêu cầu pháp lý được quy
định trong luật đất đai và các luật pháp liên quan như luật BVMT, luật
bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác.
Trên quan điểm sinh thái học, môi trường khu vực là một / tập hợp của
các hệ sinh thái, có quan hệ mật thiết với nhau. Odum đã phân chia
lãnh thổ cảnh quan dựa trên các vai trò sinh thái cơ bản. Theo Ông các
hệ thống môi trường được phân chia thành bốn kiểu cơ bản:
1.Các khu vực sản xuất, ở đó diễn thế được con người kiểm soát liên
tục nhằm duy trì mức năng suất cao.
2. Các khu vực bảo vệ hay các khu vực tự nhiên, nơi cho phép hay tạo
điều kiện cho quá trình diễn thế tiến tới trạng thái “trưởng thành” do

đó có thể bền vững.
3. Các khu vực thoả hiệp, trong đó có sự kết hợp của cả hai trạng thái
trên cùng tồn tại, ví dụ các hệ thống đất ngập nước có khả năng tái sử
dụng chất thải, điều hoà môi trường chung.
4. Khu vực đô thị, công nghiệp hoặc là những khu vực không thật
quan trọng về sinh học.

14

14


Tổ chức cơ quan quản lý môi trường khu vực
Cần thiết phải có 1 cơ quan QLMT khu vực. Đó có thể là một bộ phận
của các cơ quan chức năng hiện hữu mà được tăng cường năng lực về
mọi mặt, có khả năng liên kết trong công tác BVMT giữa các ngành,
lĩnh vực với nhau. Nâng cao năng lực thông qua việc thiết lập một hệ
thống rộng rãi bao gồm các ngành liên quan trong xã hội. Năng cao
năng lực của các tổ chức thông qua giáo dục/đào tạo, trao đổi thông
tin ở mọi cấp.
Thiết lập và hoàn thiện cơ sở pháp lý
Mục đích của hoạt động này là nhằm tạo ra một khung pháp lý và tổ
chức cần thiết, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, năng lực của
các cơ quan, tổ chức xã hội, các điều kiện tài chính trong việc thực
hiện các nội dung mà quy hoạch đã định hướng
3.4. Đánh giá phương án
Do việc lựa chọn dựa trên rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau,
thông thường sẽ xuất hiện các phương án khác nhau. Việc đánh giá
phương án để đề xuất lựa chọn là cần thiết để đạt được phương án tốt
nhất.

4. Thực hiện và giám sát quy hoạch
Lựa chọn ưu tiên
Có thể có rất nhiều vấn đề môi trường trong khu vực quy hoạch như
đã xác định. Do sự hạn hẹp về các nguồn lực của khu vực, không thể
một lúc có thể giải quyết thành công một lúc mọi vấn đề môi trường
đặt ra. Do đó cần phải chọn lựa và xếp hạng ưu tiên để có thể tập
trung sự chú ý và hoạt động vào một số vấn đề nào đó.
Tiêu chuẩn xếp hạng chú ý đến:
(a) Mức độ ảnh hưởng đối với sức khoẻ cộng đồng;
(b) Mức độ thiệt hại về năng suất, sản lượng, quy mô sản xuất;
(c) Tiềm năng xây dựng năng lực địa phương;
(d) Tiềm lực huy động tài nguyên;
(e) Ảnh hưởng tương đối với lớp người nghèo khổ;
(g) Tính chất và mức độ trầm trọng của vấn đề (cường độ, ngắn hạn,
dài hạn, hồi phục hay không)
(h) Trường hợp đặc biệt, .v.v.

15

15


Làm sáng tỏ các vấn đề ưu tiên được lựa chọn
Các vấn đề môi trường và mối liên quan của chúng thường phức tạp hơn
nhiều so với những suy nghĩ ban đầu, đặc biệt khi phải chú ý đến các mâu
thuẫn trong lợi ích của các nhóm hưởng thụ khác nhau.
Các chương trình, dự án cải thiện và bảo vệ MT
Để giải quyết những vấn đề MT lớn cần xây dựng các chương trình
MT. Chương trình cần thể hiện sự định hướng cho từng khu vực lãnh
thổ hay cho các ngành khác nhau.

Đề xuất một số dự án cụ thể, riêng biệt nhằm cải thiện, bảo vệ,
phát triển môi trường; đặt ra các yêu cầu phải thực hiện ĐTM sơ
bộ/ĐTM đối với tất cả các dự án được đề xuất có khả năng gây ra các
nguy hại nghiêm trọng cho tài nguyên hoặc môi trường, coi đó là một
bộ phận không thể tách rời của bản nghiên cứu tiền khả thi.
Kế hoạch hành động cho giai đoạn vài năm đầu
Để có thể thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch và các dự án môi
trường, cần thiết phải có nguồn tài chính. Nguồn tài chính có thể được
xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ
thể của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.


1.

-

-

Câu 9: Các công cụ và phương pháp quy hoạch môi trường
Các phương pháp
Phương pháp xây dựng chỉ số môi trường
Chỉ số là công cụ đc tạo ra để làm giảm 1 số lượng dữ kiện
lớn thành 1 dạng đơn giả nhất mà vẫn giữ nguyên đc ý nghĩa đối
với câu hỏi đc đặt ra.
Chỉ số MT nói chung có cấu trúc toán học khá phức tạp, tuy
nhiên 1 số chỉ đơn giản là sự so sánh đơn thuần có thể chỉ là 1
phân số.
Có 2 dạng chỉ số:
Chỉ số tăng khi mức ô nhiễm tăng (chỉ số ô nhiễm)
Chỉ số giảm khi mức ô nhiễm tăng (chỉ số chất lượng)

Có 2 bước để xây dựng một chỉ số:
Bước 1: Tính toán chỉ số phụ
Bước 2: tập hợp các chỉ số phụ để thảnh chỉ số chung
16

16


-

-

Một số chỉ số về MT như: chỉ số chất lượng nước, chỉ số chất
lượng không khí.
Ưu điểm: Là phương pháp cung cấp thông tin, dữ liệu một cách
chính xác, ngắn gọn và súc tích
Nhược điểm:
Khó khăn trong việc thu thậ, phân loại một khối lượng thông tin
khổng lồ.
Khó khăn trong việc xử lý và biến đổi dữ kiện để dễ hiểu và phù
hợp với mục đích người dùng.

2.
-



Phương pháp ma trận
Phương pháp ma trận môi trường là phương pháp liệt kê các hành
động của hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi

trường có thể bị tác động vào một ma trận.
Để định lượng hoá các tác động môi trường của ma trận, phương
pháp cho điểm được sử dụng để biểu thị cường độ và ý nghĩa của
tác động. Tác động càng mạnh điểm số càng cao.
Ưu điểm
- Rất có giá trị cho việc xác định tác động của dự án và đưa ra
được hình thức thông tin tóm tắt đánh giá tác động.
- Đơn giản, dễ sử dụng, không đòi hỏi nhiều số liệu môi trường
nhưng lại có thể phân tích tường minh được nhiều hạnh động khác
nhau lên cùng một nhân tố.
- Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường được thể hiện rõ ràng.
- Có thể đánh giá sơ bộ mức độ tác động.
Hạn chế
- Không giải thích được các ảnh hưởng thứ cấp và các ảnh hưởng
tiếp theo, ngoại trừ ma trận theo bước
- Chưa xét đến diễn biến theo thời gian của các hoạt động, tác
động nên chưa phân biệt được tác động lâu dài hay tạm thời.
- Người đọc phải tự giải thích mối liên quan giữa nguyên nhân và
hậu quả.
- Không giải thích được sự không chắc chắn của các số liệu.
17

17


3.

- Không đưa ra được nguyên lý/nguyên tắc xác định các số liệu về
chất lượng và số lượng.
- Không có “tiêu chuẩn” để xác định phạm vi và tầm quan trọng

của tác động.
Phương pháp phán đoán chuyên gia
- Là phương pháp đánh giá dựa theo kinh nghiệm của các chuyên
gia môi trường giàu kinh nghiệm.
- Hệ thống đánh giá môi trường được sử dụng để dự báo chất
lượng môi trường trong các phương án có hoặc không có dự án.
Ưu điểm: là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời
gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu.
Nhược điểm: chủ yếu dựa trên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm
của chuyên gia, vì vậy còn mang tính chủ quan, chỉ nên sử dụng
khi các phương pháp không có điều kiện thực hiện, không thể thực
hiện được hoặc có thể sử dụng phối hợp với các phương pháp
khác.
Để sử dụng có hiệu quả phương pháp chuyên gia, người nghiên
cứu cần chú ý:
+ Lựa chọn đúng chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm về lĩnh vực
nghiên cứu, trung thực, khách quan trong nhận định, đánh giá.
+ Lựa chọn những vấn đề cần tham vấn với những mục đích cụ
thể để sử dụng chuyên gia phù hợp.

4.

Phương pháp mô hình hóa
- Mô hình hóa môi trường là cách tiếp cận toán học mô phỏng
diễn biến chất lượng môi trường dưới ảnh hưởng của một hoặc tập
hợp các tác nhân có khả năng tác động đến môi trường.
- Là phương pháp có ý nghĩa lớn nhất trong quản lý môi trường,
dự báo các tác động môi trường và kiểm soát các nguồn gây ô
nhiễm.


18

18


- Trong quá trình ĐTM, có thể sử dụng các mô hình để đánh giá
khả năng lan truyền chất ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, ước tính giá trị
các thông số chi phí, lợi ích, …
- Mô hình thông dụng nhất: mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong
không khí và nước, mô hình tính toán chi phí lợi ích mở rộng cùng
với hiệu quả kinh tế của dự án.
- Có 3 loại mô hình: mô hình thống kê, mô hình vật lý, mô hình
toán học
Phương pháp mô hình cần
- Phải hiểu rõ hiện tượng hoặc quá trình cũng như sự phát triển
của nó.
- Phải xác định được phạm vi, thời gian, không gian cũng như các
yếu tố quyết định quá trình và cách đo đạc, xác định chúng.
- Phải nắm vững các quy luật quyết định các hiện tượng và sự thay
đổi các yếu tố trong quá trình phát triển
- Phải hiểu các công cụ toán học, tin học có thể giải quyết vấn đề
đặt ra được không?
- Người lập bài toán phải liệt kê được các tham số của mô hình,
khoảng giá trị của chúng, khả năng xác định chúng thông qua đo
đạc hoặc tính toán (đôi khi các giá trị đặc trưng của các tham số
này có thể lấy từ các tài liệu thống kê hoặc sử dụng các tài liệu đã
công bố).
Ưu điểm: được sử dụng để đánh giá tác động MT cho các dự án ở
quy mô lớn, hiệu quả phương pháp cao
Nhược điểm: là phương pháp khó, tốn tgian và kinh phí cũng như

nguồn lực để thực hiện
5.




Phương pháp phân tích lợi ích chi phí
- Các giá trị thường được sử dụng trong phân tích lợi ích – chi phí
mở rộng
Công thức chiết khấu:
PV =
PV: Giá trị dòng tiền ở thời điểm gốc, tức là lúc bắt đầu dự án
FVt: Giá trị dòng tiền trong năm t
19

19





-

6.

r: Tỷ lệ chiết khấu (thường tính theo lãi suất ngân hàng)
t: Số năm từ khi bắt đầu dự án
1) Với các giải pháp có chi phí thấp hay trung bình
• Có thể sử dụng tiêu chí đơn giản là “thời gian hoàn vốn” để đánh
giá. Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để các dòng tiền

tương lai dự tính có thể hoàn lại được dòng tiền đầu tư ban đầu.
• Thời gian hoàn vốn được sử dụng chủ yếu để đánh giá các đầu tư
về thiết bị khi thời gian hoàn vốn ngắn (1-3 năm)
2) Với các giải pháp có chi phí cao
Cần phải chi tiết hơn - tức là phải tính đến lãi suất/chiết khấu.
NPV = hiện giá lợi ích - hiện giá chi phí phải > 0 thì giải pháp đầu
tư xem xét mới là khả thi về kinh tế.
Khi có sự lựa chọn giữa các giải pháp SXSH khác nhau, giải pháp
nào có NPV cao nhất sẽ được chọn để thực hiện.
Ưu điểm:
Là phương pháp dễ làm, dễ tính toán
Đưa căn cứ để người ra quyết định lựa chọn phương án tối ưu và
hiệu quả (về mặt kinh tế)
Nhược điểm:
Khi xác định chi phí:
Khó xác định đc giá của từng nguyên vật liệu.
Trên thực tế còn phụ thuộc vào thị trường.
Sai số trong việc ước lượng, định giá chi phí
Phương pháp chồng ghép bản đồ và GIS
Mục đích:
Nhằm xem xét sơ bộ các tác động có thể có của dự án đến từng
thành phần môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu
định lượng bằng phương pháp khác ở bước tiếp theo.
Nội dung:
- Phương pháp này sử dụng những bản đồ về các đặc trưng môi
trường trong khu vực nghiên cứu vẽ trên giấy trong suốt.
- Mỗi bản đồ diễn tả khu vực địa lý đó với từng đặc trưng môi
trường đã xác định qua tài liệu điều tra cơ bản.
20


20


- Thuộc tính của đặc trưng môi trường được xác định bằng cấp độ.
Ví dụ: vùng ô nhiễm vừa tô màu nhạt, vùng ô nhiễm nặng tô màu
đậm
- Để thực hiện phương pháp này, nghiên cứu cần có đầy đủ số liệu
về các thành phần môi trường vùng dự án.
- Từng thành phần môi trường được thể hiện trên bản đồ đơn tính
(bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thủy vực, bản đồ
thảm thực vật, bản đồ sử dụng đất, bản đồ phân bố dân cư, …) có
cùng tỷ lệ..
Ưu điểm:
- Phương pháp chập bản đồ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, kết quả
xem xét thể hiện trực tiếp bằng hình ảnh, thích hợp với việc đánh
giá các phương án sử dụng đất.
Nhược điểm:
- Thể hiện thiên nhiên và môi trường một cách tĩnh tại
- Độ đo các đặc trưng môi trường trên bản đồ thường khái quát
- Đánh giá mức độ cuối cùng về tổng tác động phụ thuộc nhiều
vào chủ quan của người đánh giá.
7. Phương pháp dự báo
Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc
sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ
liệu đã thu thập được.
Khi tiến hành dự báo, ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu
trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các
hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (mô
hình dự báo tiếng ồn từ đường cao tốc, mô hình thống kê nồng độ
CO….), mô hình vật lý và dự báo trên cơ sở ý kiến chuyên gia

Ưu điểm:
-

Dễ dàng trong việc thu thập và xử lý số liệu (có khi là thừ kế số
liệu cũ vẫn còn giá trị)
21

21


-

Là phương pháp đơn giản, tiết kiệm kinh phí và thời gian
Nhược điểm:

-


1.

2.

3.

Mang tính chất tiên đoán, chủ quan về sự việc hiện tượng (có thể
xảy ra hoặc không xảy ra) nên hiệu quả mang lại không cao.

Các công cụ
Công cụ luật pháp chính sách bao gồm: các văn bản về luật quốc
tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và

chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa
phương.
Các công cụ kinh tế gồm: các loại thuế, phí đánh vào thu nhập
bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ
áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và
giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự
hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công
cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm: các đánh giá môi trường,
minitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất
thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành
công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.

22

22



×