Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng trò chơi đoán chữ trong kiểm tra bài cũ trong dạy học môn Sinh học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.07 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________

Phong Đông, ngày 01 tháng 10 năm 2015
BÁO CÁO
GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP
____________

- Họ và tên: Huỳnh Hoàng Voi
- Chức danh: Giáo viên Trung học cơ sở
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phong Đông
1. Tên giải pháp:
Ứng dụng trò chơi đoán chữ trong kiểm tra bài cũ trong dạy học môn Sinh
học lớp 8
2. Căn cứ
Thực hiện Công văn số 123/PGDĐT-THCS ngày 15 tháng 09 năm 2015
của Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ giáo dục trung học năm học 2015-2016;
Thực hiện Kế hoạch số 07/KH-TH&THCS ngày 10 tháng 09 năm 2015
của Hiệu trưởng trường TH&THCS Phong Đông về việc thực hiện nhiệm vụ
THCS năm học 2015-2016,
3. Thực trạng tình hình
- Ưu điểm:
Các cấp quản lí giáo dục đã có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học trong đó đề cao yêu cầu về thay đổi phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh, tăng cường tính chủ động, sáng tạo nâng
cao hứng thú học tập của học sinh.
Môn Sinh học 8 là môn học gần gủi với học sinh. Nội dung của môn học
gắn liền với lứa tuổi học sinh nên các em học sinh rất sẵn sàng để tiếp thu một
cách tích cực.


Học sinh lớp 8 đã có thể tự giác lĩnh hội kiến thức, đã được trang bị nhiều
kỹ năng học tập như: giải thích, thuyết trình, tư duy trừu tượng, khái quát hoá,
cụ thể hoá khái niệm…
- Hạn chế:
Giáo viên thường sử dụng kiểu kiểm tra bài cũ truyền thống làm cho học
sinh rơi và thế thụ động, không tích cực xung phong, từ đó làm cho không khí
học tập không sôi nổi, hào hứng, học sinh không yêu thích môn học.
Kiểm tra bài cũ theo kiểu vấn đáp truyền thống chỉ rèn luyện kỹ năng ghi


nhớ (thậm chí là ghi nhớ máy móc) và kỹ năng nói (đôi khi học sinh chỉ đọc) mà
không phát triển được nhiều kỹ năng khác. Mặt khác, số lượng kiểm tra hạn chế.
4. Các nội dung chính của giải pháp
4.1. Khảo sát học sinh trước khi áp dụng giải pháp
- Sử dụng phiếu khảo sát để khảo sát thái độ của các em về việc sử dụng
hình thức kiểm tra bài cũ theo kiểu vấn đáp truyền thống. Kết quả là 91% học
sinh lớp 8/1 và 8/2 không thích kiểu kiểm tra bài cũ này và yêu cầu thầy giáo có
những cách kiểm tra khác.
- Sử dụng trò chơi đoán chữ trong kiểm tra bài cũ để thay đổi không khí
nặng nề của kiểu kiểm tra truyền thống, kết quả tôi nhận thấy là học sinh rất
hứng thú và mong muốn được kiểm tra với hình thức trò chơi này.
4.2. Chuẩn bị tốt cho tiết học: Để thực hiện thành công phần kiểm tra bài
cũ bằng trờ chơi đoán chữ tôi dành nhiều thời gian hơn cho phần củng cố và
hướng dẫn tự học ở tiết trước.
- Củng cố bằng cách khái quát các khái niệm, hiện tượng trong môn học
bằng các từ khoá.
- Hướng dẫn học sinh khi học bài ở nhà các em cần tự đặt cho mình
những từ khoá rồi thử mô tả từ khoá đó để cho các bạn khác đoán nhưng phải
căn cứ theo thể lệ của trò chơi.
4.3. Xây dựng luật chơi và phân công nhiệm vụ

- Luận chơi: hai học sinh tự giác hoặc do lớp trưởng, lớp phó chỉ định
tham gia trò chơi. Một học sinh quay mặt về dưới lớp để không thấy được từ
khoá trên bảng; một học sinh đứng phía cuối lớp quay về phía học sinh lúc nãy
và nhìn được 5 từ khoá để mô tả cho bạn đoán. Yêu cầu là học sinh phải cụ thể
hoá từ khoá thành khái niệm, quy luật, hiện tượng… chỉ dùng nội dung của bài
học để mô tả, không dùng tiếng Anh, không nói láy, đánh vần từ khoá…
Ví dụ: khi học bài Tế bào. Với từ khoá “Ty thể” thì học sinh phải mô tả
bằng cách nêu chức năng của ty thể là: giải phóng năng lượng lúc đó giáo viên
có thể đánh giá được là: cả hai học sinh phải nắm kiến thức thì mới mô tả và
đoán chính xác từ khoá nêu trên.
- Lớp trưởng hoặc lớp phó học tập đóng vai trò dẫn chương trình và là
người xác định từ khoá rồi thông báo đến giáo viên vào đầu tiết học.
- Lớp trưởng hoặc lớp phó học tập là người cung cấp từ khoá và xác định
người đoán từ khoá đã đoán đúng hay sai.
- Các bạn còn lại làm cổ động viên, khán giả và là người theo dõi, phản
ánh nếu có dấu hiệu phạm quy.
- Giáo viên duyệt qua và điều chỉnh từ khoá, đánh giá chất lượng của từng
người chơi và ghi điểm cho người chơi.
4.4. Tiến hành kiểm tra bài cũ bằng trò chơi đoán chữ.


Khi đã hướng dẫn tự học kỹ càng ở tiết học trước, phân công nhiệm vụ và
đưa ra luật chơi từ trước, tôi mạnh dạn sử dụng trò chơi trên lớp. Lớp trưởng
hoặc lớp phó tổ chức trò chơi, tôi khuyến khích học sinh nào xung phong tự giác
tham gia và tự bắt cặp để chơi “ăn ý” hơn, đề nghị những học sinh còn lại vừa
theo dõi, kiểm tra, vừa cổ vũ nhiệt tình cho hai bạn tham gia trò chơi. Cuối cùng
giáo viên điều chỉnh để khắc sâu kiến thức, gợi ý cách mô tả sao cho hợp lí với
bài học để học sinh nhớ bài tốt hơn.
4.5. Đánh giá hiệu quả và cải tiến
Tôi luôn chú ý thăm dò thái độ, nhu cầu học sinh để có những điều chỉnh,

khích lệ cho phù hợp. Tôi cải tiến một vài chỗ trong việc phân công nhiệm vụ,
cách đưa ra từ khoá bằng giấy A4 hoặc chuẩn bị trên máy vi tính để trò chơi hấp
dẫn hơn.
5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng
- Kết quả:
Học sinh rất tích cực tham gia trò chơi, không khí lớp học rất sôi nổi, hào
hứng, ở đây học sinh được chủ động trong hoạt động của mình, qua việc khái
quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá giúp học sinh khắc sâu kiến thức và yêu
thích hơn với môn học.
Sử dụng trò chơi có thể đánh giá một lượt 2 học sinh, như vậy trong thời
lượng dành cho kiểm tra bài cũ ở mỗi tiết học thì tôi có thể kiểm tra được 4 đến
6 học sinh.
Qua kiểm tra và khảo sát: 100% học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng
tốt, 100% học sinh yêu thích môn học và muốn kiểm tra bài cũ theo kiểu trò
chơi đoán chữ.
Qua trò chơi rèn luyện cho học sinh kỹ năng mô tả sự vật hiện hượng
trong môn sinh học; kỹ năng khái quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá các khái
niệm; kỹ năng nói, giao tiếp; kỹ năng tự tổ chức hoạt động… Trò chơi còn góp
phần xây dựng thái độ, đạo đức của người học sinh trung học, tác phong của
người chơi, người khán giả…
- Phạm vi áp dụng:
Tôi đã chia sẽ giải pháp này với các bạn đồng nghiệp trong tổ chuyên môn
và họ đều thống nhất với hiệu quả nêu trên. Đây quả thật là giải pháp có thể áp
dụng ở phạm vi cấp huyện trở lên.
Người báo cáo

Huỳnh Hoàng Voi




×