Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

BG HỌC PHẦN PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 114 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA

BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
DÀNH CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG

TUY HÒA – 2010


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

Mục lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 6
1.1.

Môi trường......................................................................................................... 6

1.1.1.

Định nghĩa................................................................................................... 6

1.1.2.

Phân loại ..................................................................................................... 7

1.1.3.

Các thành phần môi trường ......................................................................... 8


1.2.

Tài nguyên ......................................................................................................... 9

1.2.1.

Định nghĩa................................................................................................... 9

1.2.2.

Phân loại ..................................................................................................... 9

1.3.

Ô nhiễm môi trường......................................................................................... 10

1.4.

Tai biến môi trường ......................................................................................... 10

1.5.

Phát triển bền vững .......................................................................................... 10

1.5.1.

Khái niệm và mục tiêu phát triển bền vững ............................................... 10

1.5.2.


Những nguyên tắc của một xã hội bền vững .............................................. 11

CHƯƠNG 2: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC .................................................. 15
2.1.

Khái niệm ........................................................................................................ 15

2.1.1.

Tài nguyên nước........................................................................................ 15

2.1.2.

Ô nhiễm nước ............................................................................................ 15

2.2.

Môt số tác hại của ô nhiễm nước đối với môi trường ....................................... 16

2.2.1.

Ô nhiễm nước do tác nhân vật lý và hóa học ............................................. 16

2.2.2.

Các kim loại nặng...................................................................................... 17

2.2.3.

Các chất phóng xạ ..................................................................................... 19


2.2.4.

Ô nhiễm nước do tác nhân sinh học ........................................................... 19

2.3.

Các thông số ô nhiễm nguồn nước ................................................................... 20

2.4.

Đặc điểm và hiện trạng tài nguyên nước của thế giới ....................................... 22

2.5.

Đặc điểm và hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam ....................................... 23

2.6.

Quản lý tài nguyên nước .................................................................................. 25

2.6.1.

Biện pháp quản lý nhà nước ...................................................................... 25

2.6.2.

Các biện pháp kinh tế ................................................................................ 29

CHƯƠNG 3: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ...................................... 30

3.1.

Khái niệm ........................................................................................................ 30

3.2.

Nguồn phát sinh ô nhiễm không khí ................................................................. 30
Trang 2


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

3.2.1.

Nguồn ô nhiễm tự nhiên ............................................................................ 30

3.2.2.

Nguồn ô nhiễm nhân tạo............................................................................ 30

3.3.

Đặc điểm của khí quyển ................................................................................... 30

3.3.1.

Cấu trúc khí quyển .................................................................................... 30

3.3.2.


Thành phần khí quyển ............................................................................... 31

3.3.3.

Sự thay đổi nhiệt độ theo chiều cao và ổn định của khí quyển ................... 31

3.4.

Thành phần và ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm không khí ....................... 33

3.4.1.

Ảnh hưởng đến con người ............................................................................ 33

3.4.2.

Ảnh hưởng đối với thực vật .......................................................................... 35

3.5.

Khuếch tán chất ô nhiễm trong môi trường ...................................................... 37

3.5.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khuếch tán chất ô nhiễm không khí ..................... 37

3.5.2.

Tính toán các thông số khuếch tán từ nguồn điểm cao .................................. 38


Nồng độ chất ô nhiễm ................................................................................................ 38
3.6.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với môi trường và con người ............... 39

3.7.

Hiện trạng môi trường khí Việt Nam................................................................ 42

3.8.

Các biện pháp quản lý môi trường không khí ................................................... 45

CHƯƠNG 4: Ô NHIỄM TIẾNG ỒN ...................................................................... 53
4.1.

Âm thanh và khái niệm tiếng ồn....................................................................... 53

4.2.

Các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn ...................................................................... 53

4.2.1.

Tiếng ồn giao thông................................................................................... 53

4.2.2.

Tiếng ồn trong xây dựng ........................................................................... 54


4.2.3.

Tiếng ồn công nghiệp và sản xuất.............................................................. 54

4.2.4.

Tiếng ồn trong sinh hoạt ............................................................................ 54

4.3.

Tác hại của tiếng ồn ......................................................................................... 55

4.4.

Sự lan truyền tiếng ồn ra môi trường xung quanh............................................. 55

4.5.

Kiểm soát tiếng ồn ........................................................................................... 56

4.5.1.

Qui hoạch kiến trúc hợp lý ........................................................................ 56

4.5.2.

Giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn .............................................. 57

4.5.3.


Sử dụng các thiết bị tiêu âm, cách âm ........................................................ 57

4.5.4.

Phương pháp thông tin giáo dục con người................................................ 57

CHƯƠNG 5: Ô NHIỄM ĐẤT ................................................................................. 58
5.1.

Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất .............................................................. 58
Trang 3


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

5.2.

Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất ............................................... 59

5.2.1.

Ô nhiễm môi trường đất do chất thải nông nghiệp ..................................... 59

5.2.2.

Ô nhiễm môi trường sinh thái đất do chất thải công nghiệp ....................... 59

5.3.

Suy thoái tài nguyên đất ................................................................................... 60


5.4.

Các nhóm đất chính ở Việt Nam ...................................................................... 60

5.5.

Hiện trạng tài nguyên đất Việt Nam ................................................................. 65

5.6.

Quản lý môi trường đất .................................................................................... 65

CHƯƠNG 6: Ô NHIỄM PHÓNG XẠ .................................................................... 68
6.1.

Khái niệm về phóng xạ .................................................................................... 68

6.1.1.

Phóng xạ ................................................................................................... 68

6.1.2.

Các tia phóng xạ ........................................................................................ 68

6.1.3.

Đơn vị đo lường và liều lượng tối đa cho phép .......................................... 69


6.1.4.

Đơn vị liều lượng ...................................................................................... 70

6.1.5.

Liều lượng tối đa cho phép ........................................................................ 70

6.2.

Tác hại của ô nhiễm phóng xạ .......................................................................... 71

6.3.

Các tổn thương do phóng xạ ............................................................................ 74

6.4.

Các biện quản lý .............................................................................................. 80

6.4.1.

Biện pháp quản lý nhà nước ...................................................................... 80

6.4.2.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị .............................................................. 80

CHƯƠNG 7: CHẤT THẢI RẮN ............................................................................ 83
7.1.


Định nghĩa chất thải rắn ................................................................................... 83

7.2.

Nguồn gốc và phân loại chất thải rắn ............................................................... 83

7.3.

Chất thải rắn nguy hại ...................................................................................... 86

7.4.

Các giải pháp quản lý chất thải rắn................................................................... 87

7.4.1.

Lưu trữ ...................................................................................................... 87

7.4.2.

Thu gom và vận chuyển ............................................................................ 89

7.4.3.

Trạm trung chuyển .................................................................................... 91

7.4.4.

Xử lý chất thải rắn ..................................................................................... 91


7.5.

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học ............................................. 95

7.6.

Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt ............................................................... 97

7.7.

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh .................................................................................. 98

7.8.

Các công cụ hành chí và kinh tế quản lý chất thải rắn .................................... 102
Trang 4


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

7.8.1.

Các tiêu chuẩn ......................................................................................... 102

7.8.2.

Các loại giấy phép ................................................................................... 103

7.8.3.


Các công cụ kinh tế ................................................................................. 103

CHƯƠNG 8: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
NƯỚC…………………………………………………………….…106

Trang 5


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1. Môi trường
1.1.1. Định nghĩa
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của
trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn,
Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành
văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính
các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Nói tới môi trường, người ta thường nghĩ ngay tới mối quan hệ của những yếu tố
xung quanh tác động tới đời sống của sinh vật mà trong đó chủ yếu là con người. Quan
điểm về môi trường nhìn từ góc độ sinh học là những quan điểm phổ biến. Một số định
nghĩa như:

− Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội bao
quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng
đồng người (UNEP-Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc, 1980).
− Môi trường là tất cả các hoàn cảnh bên ngoài tác động lên một cơ thể sinh vật
hoặc một cơ thể nhất định đang sống; là mọi vật bên ngoài một cơ thể nhất định
(G.Tyler Miler, Environmental Science, USA, 1988).
− Môi trường là hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học bao quanh các sinh vật
(Encyclopedia of Environmental Science. USA, 1992).
− Môi trường nói chung bao gồm tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật
chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mọi sinh
vật (Pepa,1997).
− Môi trường là tất cả các hoàn cảnh hoặc điều kiện bao quanh một hay một
nhóm sinh vật hoặc môi trường là tổng hợp các điều kiện xã hội hay văn hóa
ảnh hưởng tới cá thể hoặc cộng đồng. Vì con người vừa tồn tại trong thế giới tự
nhiên và đồng thời tạo nên thế giới văn hóa, xã hội và kỹ thuật, nên tất cả đều là
thành phần môi trường sống của con người.
− Theo Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam thì “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và thiên nhiên”.

Trang 6


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

Qua các định nghĩa trên, môi trường được xem như là những yếu tố bao quanh và
tác động lên con người (cá thể hay cộng đồng) và sinh vật. Thật vậy, nếu một môi
trường nào đó có những yếu tố hoàn toàn không liên quan tới sự sống và con người,
chắc rằng sẽ chẳng được ai quan tâm. Tuy nhiên, cách nhìn trên làm cho người ta dễ

ngộ nhận rằng mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ một chiều:
môi trường tác động tới con người và con người như là một trung tâm tiếp nhận những
tác động đó. Thực ra, mỗi con người lại là một tác nhân tác động tới các yếu tố chính
trong môi trường mà nó đang tồn tại.
1.1.2. Phân loại
Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trường
khác nhau. Có thể phân loại môi trường theo các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Theo chức năng
- Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn
tại khách quan ngoài ý muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh
sáng mặt trời, động thực vật... Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự
nhiên cho ta như không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, các
loại khoáng sản cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải,
cung cấp cho ta cảnh đẹp giải trí tăng khả năng sinh lý của con người.
- Môi trường xã hội: Môi trường xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa người với
người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, hương ước... ở các
cấp khác nhau
- Môi trường nhân tạo: Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố do con người
tạo nên, làm thành những tiện nghi cho cuộc sống của con người như ô tô, máy bay,
nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo, các khu vui chơi giải trí v.v...
Theo quy mô
Theo quy mô chủ yếu người ta phân loại môi trường theo không gian Địa lý
như môi trường toàn cầu, môi trường khu vực, môi trường quốc gia, môi trường
vùng, môi trường địa phương.
Theo mục đích nghiên cứu sử dụng
- Mục đích nghiên cứu sử dụng theo nghĩa rộng: môi trường bao gồm tất cả các
nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài
nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, các quan hệ xã
hội... tức là gắn liền việc sử dụng tài nguyên với chất lượng môi trường.
- Mục đích nghiên cứu sử dụng theo nghĩa hẹp: Môi trường theo nghĩa hẹp

thường chỉ xét tới những nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng
cuộc sống của con người.
Theo thành phần
- Phân loại theo thành phần của tự nhiên người ta thường chia ra:
+ Môi trường không khí
+ Môi trường đất
+ Môi trường nước
Trang 7


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

+ Môi trường biển
- Phân loại theo thành phần của dân cư sinh sống người ta chia ra:
+ Môi trường thành thị
+ Môi trường nông thôn
Ngoài 4 cách phân loại trên có thể còn có các cách phân loại khác phù hợp với
mục
đích nghiên cứu, sử dụng của con người và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, dù
bất cứ cách phân loại nào thì cũng đều thống nhất ở một sự nhận thức chung: Môi
trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
1.1.3. Các thành phần môi trường
1.1.3.1. Khí quyển (Atmosphere)
Khí quyển hay môi trường không khí là một hỗn hợp các khí bao quanh bề mặt trái
đất, có khối lượng khoảng 5,2× 1018 kg (0,0001% khối lượng trái đất). Khí quyển đóng
vai trò quyết định trong việc duy trì cân bằng nhiệt của trái đất, thông qua quá trình
hấp thụ bức xạ hồng ngoại từ mặt trời và tái phát xạ khỏi trái đất. Khí quyển được chia
thành nhiều tầng khác nhau theo sự thay đổi chiều cao và chênh lệch nhiệt độ.
1.1.3.2. Thủy quyển (Hydrosphere)
Thủy quyển của Trái Đất nằm giữa khí quyển và địa quyển. Nó gồm có biển,

hồ, sông, đầm, nước ngầm, lạch suối (dưới dạng chất lỏng) và băng hà (dưới dạng chất
rắn). Theo ước tính của các nhà khoa học, tổng lượng nước trên bề mặt Trái đất vào
khoảng 1,4 tỷ km3, trong đó biển chiếm 97,3% nước dưới dạng băng hà ở trên mặt đất
chiếm 2,7%. Nước trong khí quyển so với 2 loại trên quá nhỏ không đáng kể. Khối
lượng thủy quyển ước chừng 1,38×1021kg=0,03% khối lượng trái đất.
1.1.3.3. Thạch quyển (Lithosphere)
Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên Trái
Đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên
hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển bị chia nhỏ ra thành các
mảng khác nhau
Đặc trưng phân biệt của thạch quyển không phải là thành phần của nó mà là các
thuộc tính về sự trôi dạt của nó. Dưới ảnh hưởng của các ứng suất dài hạn và cường độ
thấp gây ra các chuyển động kiến tạo địa tầng, thạch quyển phản ứng về cơ bản như là
lớp vỏ cứng, trong khí quyển astheno có tác động như là một lớp chất lỏng có độ nhớt
nhẹ. Cả lớp vỏ và tầng trên của lớp phủ trôi trên quyển astheno có "độ dẻo" cao hơn.
Lớp vỏ được phân biệt với lớp phủ và như vậy là tầng trên của lớp phủ bằng sự thay
đổi trong thành phần hóa học tại khu vực của điểm gián đoạn Mohorovicic.
Vỏ đại dương hay quyển sima là bộ phận cấu thành nên các đại dương ở lớp vỏ
của Trái Đất: Lớp vỏ này có độ dày 6-15km, nằm ở bên trên lớp vỏ Trái đất. Lớp vỏ
đại dương được cấu tạo bởi sắt, silic, magie và có 2 lớp là trầm tích (phía trên, dày 1
km), lớp bazan (ở giữa, dày 2,5 km). Ngoài ra, lớp này còn có thể có lớp gabbro ở
dưới dày khoảng 5 km phân bố không liên tục. Ở lớp vỏ đại dương không có lớp granit
(dưới lòng sâu đại dương).
Trang 8


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

Vỏ lục địa hay quyển sial là lớp vỏ cấu thành nên các lục địa trên Trái đất. Bề dày
trung bình của lớp vỏ này khoảng 40 km. Ranh giới giữa vỏ lục địa và manti là mặt

Moho. Vỏ lục địa được nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát, khoan và địa chấn.
1.1.3.4. Sinh quyển (biosphere)
Sinh quyển là nơi có sự sống tồn tại, bao gồm các phần của thạch quyển có độ dày
2-3 km kể từ mặt đất, toàn bộ thủy quyển và khí quyển tới độ cao 10km (đến tầng
ozone). Với chiều dày khoảng 16km. Các thành phần trong sinh quyển luôn tác động
tương hỗ (ví dụ: khí O2 và CO2 phụ thuộc vào mức độ sinh tồn của thực vật và khả
năng hòa tan của chúng trong môi trường nước).
Sinh quyển có các cộng đồng sinh vật khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, từ dưới
nước đến trên cạn, từ vùng xích đạo đến các vùng cực trừ những miền khắc nghiệt.
Sinh quyển không có giới hạn rõ rệt vì nằm cả trong các quyển vật lý và không
hoàn toàn liên tục vì chỉ tồn tại và phát triển trong những điều kiện môi trường nhất
định. Trong sinh quyển ngoài vật chất, năng lượng còn có thông tin với tác dụng duy
trì cấu trúc và cơ chế tồn tại, phát triển của các vật sống. Dạng thông tin phức tạp và
cao nhất là trí tuệ con người, có tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát
triển trên Trái Đất.
1.2. Tài nguyên
1.2.1. Định nghĩa
Với nhận thức mới nhất hiện nay, người ta định nghĩa tài nguyên như sau: "Tài
nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của
cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người". Như vậy, theo quan niệm
mới này tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát
triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác
ngày càng tăng. Trong khuôn khổ của bài giảng, chúng ta chỉ xem xét tới các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
1.2.2. Phân loại
Hiện nay Quan điểm của các Nhà Kinh tế học môi trường đều thống nhất cách
phân
loại tài nguyên thiên nhiên như sau: Theo khả năng tái sinh và không có khả năng
tái sinh
Tài nguyên có khả năng tái sinh là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc bổ

sung một cách liên tục khi được quản lý hợp lý. Tuy nhiên nếu sử dụng, không hợp lý,
tài nguyên này cũng có thể bị cạn kiệt và không thể tái sinh nữa. Ví dụ: các giống loài
thực vật, động vật bị giảm sút và tuyệt chủng.
Tài nguyên không có khả năng tái sinh: là những nguồn tài nguyên có một mức
độ giới hạn nhất định trên Trái Đất, chúng ta chỉ được khai thác chúng ở dạng
nguyên khai một lần, đối với loại tài nguyên này được chia thành ba nhóm:
− Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tạo tiền đề cho tái sinh, ví
dụ như đất, nước tự nhiên....

Trang 9


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

− Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tái tạo. Ví dụ như kim
loại, thủy tinh, chất dẻo...
− Tài nguyên cạn kiệt. Ví dụ như than đá, dầu khí....
1.3. Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu
chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến
sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm
bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa
hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng
độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con
người, sinh vật và vật liệu.
1.4. Tai biến môi trường

"Tai biến môi trường là quá trình gây mất ổn định trong hệ thống môi trường". Đó
là một quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trường gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm hoạ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong hệ thống,
nhưng chưa phát triển gây mất ổn định.
- Giai đoạn phát triển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo trạng thái mất
ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường.
- Giai đoạn sự cố môi trường: Quá trình vượt qua ngưỡng an toàn, gây thiệt hại
cho con người về sức khoẻ, tính mạng, tài sản,... Những sự cố gây thiệt hại lớn được
gọi là tai hoạ, lớn hơn nữa được gọi là thảm họa môi trường.
1.5. Phát triển bền vững
1.5.1. Khái niệm và mục tiêu phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi
trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất.
Một số khái niệm của Khoa học Môi trường bàn về phát triển bền vững:
- Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển
bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ Môi
trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
- Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and
Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp
ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong
đáp ứng các nhu cầu của họ”.
- Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế làm giảm sự khai thác tài
nguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thoái Môi trường trong tương lai và làm giảm sự
đói nghèo.

Trang 10


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010


- Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi Công nghệ hiện đại, Công nghệ sạch,
Công nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản phẩm
kinh tế –xã hội.
Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn như sản xuất – nhu cầu – tài nguyên
thiên nhiên và phân phối, vốn đầu tư, cũng như Công nghệ tiên tiến cho sản xuất.
- Các nước trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; điều
kiện kinh tế –xã hội khác nhau, đưa đến hiện tượng có nước giàu và nước nghèo, nước
công nghiệp phát triển và nước nông nghiệp. Do đó cần xem xét bốn vấn đề: con
người, kinh tế, môi trường và công nghệ, qua đó phân tích phát triển bền vững và có
đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
- Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức
khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về
quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành
viên trong cộng đồng xã hội.
- Về con người, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình độ văn
hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ
môi trường cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ các nhà
giáo đủ về số lượng, cũng như các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên gia, các
nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống.
- Về môi trường, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên như đất
trồng, nguồn nước, khoáng sản… Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên
tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số
tăng nhanh.
Phát triển bền vững đòi hỏi không làm thoái hoá các ao hồ, sông ngòi, uy hiếp đời
sống sinh vật hoang dã, không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp,
không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực.
-Về Công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng
các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả các loại hình
công nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp cần đạt mục tiêu ít chất
thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa các chất

khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất.
- Phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội –văn hoá –môi
trường. Sơ đồ “Ven” cho thấy phát triển bền vững là trung tâm, là sự hài hoà của các
giá trị kinh tế –xã hội –môi trường… trong quá trình phát triển thế giới nói chung và
của Việt Nam nói riêng.
Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó, song nó được gắn với mục tiêu
khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu hiện
tại và tương lai vì xã hội loài người.
1.5.2. Những nguyên tắc của một xã hội bền vững
Sự bền vững trong cuộc sống của một dân tộc phụ thuộc rất lớn vào sự hoà hợp
của dân tộc đó với các dân tộc khác và với thiên nhiên. Con người chỉ khai thác
Trang 11


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

được những gì thiên nhiên mang lại nghĩa là con người chỉ phát triển trong giới hạn
thiên nhiên cho phép. Con người không loại bỏ những phúc lợi do cách mạng kỹ
thuật mang lại nhưng cũng phải là những kỹ thuật tuân theo những nguyên tắc nói
trên. Cuộc sống bền vững phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, những nguyên
tắc đó liên kết cộng đồng con người lại tạo nên một xã hội phát triển bền vững.
Những nguyên tắc đưa xã hội hướng tới sự phát triển bền vững liên hệ khăng khít
với nhau, chúng hướng dẫn hành vi con người chứ không phải là mệnh lệnh, nó
hướng tới tương lai chứ không quay lại quá khứ, nó liên kết các dân tộc với nhau để
có hành động chung còn mức độ vận dụng lại tuỳ thuộc vào từng dân tộc. Những
nguyên tắc đó là:
Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng: Con người
có trách nhiệm phải quan tâm đến đồng loại và các hình thức tồn tại khác của sự sống
trong hiện tại và tương lai. Cần phải chia sẻ công bằng những phúc lợi và chi phí trong
việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cộng đồng với các nhóm có

liên quan giữa người nghèo với người giàu, giữa thế hệ hiện tại với nhau và thế hệ hiện
tại với thế hệ mai sau. Toàn thể các dạng sống trên trái đất tạo thành một hệ thống vĩ
đại lệ thuộc nhau, tác động lên nhau và cùng phụ thuộc vào các yếu tố của sinh quyển.
Giữa các xã hội loài người cũng liên quan đến nhau và các thế hệ tương lai chịu ảnh
hưởng của những hành động của con người thế hệ hiện tại. Thế giới tự nhiên ngày
càng bị tác động mạnh mẽ của con người vì vậy phải làm sao cho những tác động đó
không đe doạ sự sống còn của muôn loài khác để chúng ta còn có cơ hội dựa vào đó để
sinh tồn và phát triển. Vì vậy nguyên tắc này vừa thể hiện trách nhiệm vừa thể hiện
đạo đức của con người.
Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống con người: Mục tiêu của sự phát
triển kinh tế xã hội của con người là không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, đây
là đặc thù mà con người từ thế hệ này sang thế hệ khác hướng tới. Phát triển kinh tế là
rất quan trọng nhưng nó không mang ý nghĩa tự nhân, các dân tộc có chiến lược, sách
lược và mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng cái chung nhất có thể thống nhất được là xây
dựng một cuộc sống lành mạnh no đủ, có một nền giáo dục tốt, có quyền sống tự do về
chính trị được bảo đảm an toàn và không có bạo lực, có đủ tài nguyên cho sự phát triển
lâu dài ... Tóm lại là con người ngày một đầy đủ hơn, cuộc sống tốt hơn trong sự phát
triển chân chính.
Nguyên tắc 3: Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của Trái Đất: Cuộc sống mà loài
người hoàn toàn phụ thuộc vào những hệ thống thiên nhiên trên Trái Đất. Vì vậy sự
phát triển trên cơ sở bảo vệ phải bảo vệ được cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của
những hệ thống ấy. Vì thế chúng ta phải:
- Bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống, đó là các quá trình sinh thái nuôi dưỡng
và bảo tồn sự sống, nó điều chỉnh khí hậu, điều hoá chất lượng không khí, nguồn
nước, chu chuyển các yếu tố cơ bản làm các hệ sinh thái luôn được hồi phục.

Trang 12


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010


- Bảo vệ tính đa dạng sinh học không chỉ là tất cả các loài động thực vật cùng
các tổ chức sống khác mà còn bảo vệ nguồn gen di truyền có trong mỗi loài và
các dạng sinh thái khác nhau.
Nguyên tắc 4: Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên: Nguồn tài
nguyên tái tạo bao gồm đất, nước, không khí, thế giới động thực vật...phải được sử
dụng sao cho chúng có thể phục hồi được. Nguồn tài nguyên không tái tạo phải được
kéo dài quá trình sử dụng bằng cách tái sinh tài nguyên, dùng tài nguyên có thể tái tạo
để thay thế hoặc sử dụng tiết kiệm. Chỉ có như vậy mới có nguồn tài nguyên cung cấp
cho hàng trăm triệu người tăng lên hàng năm và cuộc sống con người ngày càng tốt
đẹp.
Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng của Trái Đất: Khả năng chiu
đựng của Trái Đất thực chất là tổng hợp khả năng chịu đựng của tất cả các hệ sinh thái
có trên Trái Đất. Các tác động lên các hệ sinh thái do đó tác động tới sinh quyển sao
cho chúng không bị biến đổi theo hướng xấu đi nguy hiểm, chúng có thể tự phục hồi,
chúng "chịu đựng" được. Khả năng chịu đựng này thay đổi theo từng vùng và rõ ràng
rất phụ thuộc vào mật độ tác động tức là phụ thuộc vào số lượng con người và hành vi
sử dụng của con người. Chính sách kinh tế, chính sách dân số và cách sống của con
người trên một địa bàn và khả năng chịu đựng của thiên nhiên ràng buộc chặt chẽ với
nhau và cần quản lý chặt chẽ.
Nguyên tắc 6: Thay đổi thái độ và thói quen sống của mọi người: Cuộc sống bền
vững được xây dựng trên những cơ sở đạo đức mới do đó con người phải xem xét lại
các giá trị và thay đổi cách ứng xử. Cuộc sống xã hội phải xây dựng, đề ra các tiêu
chuẩn đạo đức và phê phán lối sống không dựa trên nguyên tắc bền vững. Dùng mọi
hình thức giáo dục chính thức và không chính thức để mọi người có cách ứng xử có
các hành vi cần thiết trong việc tác động lên thiên nhiên hướng tới thiên nhiên vững
bền.
Nguyên tắc 7: Cho phép các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình: Phần
lớn các hoạt động sáng tạo và có hiệu quả của cá nhân và các nhóm đều xảy ra trong
cộng đồng, các cộng đồng thường tạo ra những điều kiện thuận lợi và sẵn sàng thực

hiện các hành động có ích cho xã hội vì các cộng đồng hơn ai hết biết quan tâm đến
đời sống của chính mình. Nhờ nắm vững tình hình môi trường xung quanh nên khi họ
có quyền lực họ có thể tự quản lý môi trường họ sống một cách thích hợp nhất, tiết
kiệm và hiệu quả nhờ đó mà chất lượng môi trường được nâng cao.
Nguyên tắc 8: Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc phát triển và bảo
vệ: Mỗi xã hội tiến bộ phải dựa trên cơ sở nguồn thông tin phong phú, kiến thức
dồi dào, cơ cấu luật pháp vững chắc, giáo dục toàn diện, một nền kinh tế ổn định
và chính sách xã hội phù hợp. Tuy vậy, để cho xã hội phát triển bền vững các quốc
gia phải xây dựng chất lượng phát triển tính đến tất cả các quyền lợi dự kiến cũng
như ngăn chặn các trở lực có thể xảy ra do sự suy thoái điều kiện phát triển là
chất lượng môi trường, các chính sách điều chỉnh liên tục hoạt động phát triển để
phù hợp các nhu cầu mới của xã hội cũng như bảo vệ được điều kiện môi trường.
Trang 13


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

Vì vậy, chính sách quốc gia phải gắn liền chính sách kinh tế với khả năng chịu
đựng của môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo đảm sao cho nguyên
tắc người sử dụng tài nguyên phải trả giá cho việc sử dụng đó.
Nguyên tắc 9: Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu: Trong thế giới ngày nay
không một quốc gia nào tồn tại theo phương thức tự cấp tự túc được vì vậy sự phát
triển bền vững toàn cầu phải là hành động của toàn nhân loại, toàn cầu phải là một liên
minh vững chắc. Do mức độ phát triển không đồng đều nên các nước có thu nhập thấp
phải được sự hỗ trợ của các nước giàu có và của cộng đồng quốc tế nói chung thì mới
bảo vệ được môi trường của mình. Các nguồn tài nguyên của hành tinh nhất là không
khí, nguồn nước và các hệ sinh thái chỉ có thể bảo vệ bằng sự quản lý chung, mục đích
chung và giải pháp thích hợp. Toàn thể các quốc gia đều được lợi từ sự phát triển bền
vững và cùng bị thiệt hại nếu không thực hiện được điều đó.


Trang 14


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

Chương 2
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
2.1. Khái niệm
2.1.1. Tài nguyên nước
Theo luật Tài nguyên nước, Tài nguyên nước bao gồm nước mưa, nước
mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ một quốc gia. Tài nguyên nước
mặt gồm nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo, trong lòng sông (dòng
chảy sông), ao hồ, đầm lầy. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa
nước dưới đất.
2.1.2. Ô nhiễm nước
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi
nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây
nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi,
giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
Theo luật bảo vệ tài nguyên nước Việt Nam: Ô nhiễm nguồn nước là sự
thay đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học, thành phần sinh học của nước vi
phạm tiêu chuẩn cho phép
Nguồn gốc ô nhiễm nước:
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
xác chết của chúng.
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vào môi trường nước.
Phân loại nguồn gây ô nhiễm

+ Nguồn điểm là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích
thước, bản chất, lưu lượng phóng thải tác nhân gây ô nhiễm. Nguồn thải điểm
chủ yếu: các cống xả nước thải
+ Nguồn không có điểm là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định,
không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng tác nhân gây ô nhiễm. Thí dụ
nước mưa chảy tràn qua đồng ruộng, đường phố, đổ vào sông rạch gây ô nhiễm
nước
Ô nhiễm bắt nguồn từ đâu?
Ô nhiễm nước do nước thải khu dân cư
Nước thải từ hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan, chứa
các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người được gọi chung
là nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu dân cư hoặc nước thải vệ sinh
Ô nhiễm nước do nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, giao thông vận tải.
Trang 15


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc
điểm của từng ngành sản xuất.
Ô nhiễm nước do nước chảy tràn mặt đất
Nước chảy tràn từ mặt đất do nước mưa hoặc do thoát từ đồng ruộng là
nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ, nước rửa trôi qua đồng ruộng có thể cuốn
theo chất rắn (rác), hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước rửa trôi qua khu
dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể là ô nhiễm nguồn nước
do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất vi trùng..
2.2. Môt số tác hại của ô nhiễm nước đối với môi trường
2.2.1. Ô nhiễm nước do tác nhân vật lý và hóa học

Các hạt chất rắn
Các hạt lơ lửng trong nước bao gồm nhiều loại hạt hợp chất hữu cơ và vô cơ. Một
vài chất, do kích thước nhỏ, nên lơ lửng trong cột nước và tạo ra độ đục cho nguồn
nước, một số chất khác ở dạng hạt lớn hơn lại chìm xuống đáy tồn tại ở dạng trầm tích
đáy. Các hạt lơ lửng trong nước có nguồn gốc đầu tiên là từ hiện tượng xói mòn đất, từ
các dòng nước mưa chảy tràn qua đô thị, qua các vùng đất nông nghiệp và các khu vực
xây dựng. Cùng với các quá trình xói mòn tự nhiên, các hoạt động như phá hủy các
thảm cây xanh, tăng cường các hoạt động nông nghiệp trên các vùng đất dốc, gia tăng
các bề mặt không thấm nước đã gây ra hiện tượng xói mòn quá mức tự tạo ra một
lượng trầm tích lớn lắng tụ hoặc lơ lửng trong các dòng sông. Các hạt lơ lửng gây ra
rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người, bởi vì chúng có thể giúp chuyển tải các vi
sinh vật gây bệnh vào nguồn nước và đóng vai trò chuyển tải các chất độc, chất dinh
dưỡng cũng như kim loại nặng vào nước. Do sự gia tăng các hạt lơ lửng trong nước
làm giảm cường độ ánh sáng khuyếch tán trong nước, các hệ sinh thái thủy vực bị ảnh
hưởng mạnh.
Việc thiếu ánh sáng làm cho các loài thực vật thủy sinh không thể phát triển được.
Ngoài ra do sự tích tụ quá nhiều các hạt trầm tích nên các đặc điểm thủy văn của các
nguồn nước cũng bị thay đổi, thường dẫn đến giảm thể tích chứa của hồ nước.
Ô nhiễm nhiệt
Do nhiều hoạt động trên lưu vực dẫn đến nhiệt độ biên của các dòng nước tăng lên
bất thường. Khi nhiệt độ biên tăng lên 30C có thể gây ra nhiều tác động cho các hệ sinh
thái thủy vực. Các dòng nước nóng đổ vào các nguồn nước thường là từ các nhà máy
nhiệt điện, các cơ sở công nghiệp, và phổ biến hơn cả là các dòng nước mưa có nhiệt
độ cao. Thêm vào đó do các hoạt động trong quá trình đô thị hóa càng làm gia tăng các
dòng nước nóng tự nhiên. Khi nhiệt độ của nước cao hơn bình thường, các kim loại
như đồng, cadmi được tích lũy trong các thủy sinh vật tăng lên gấp đôi. Hơn nữa các
ảnh hưởng trực tiếp của việc gia tăng nhiệt độ lên hệ thống sinh vật thủy sinh còn là
đẩy mạnh quá trình tích tụ sinh học các kim loại độc trong chuỗi thức ăn. Do ảnh
hưởng của ô nhiễm nhiệt số lượng fecal coliorm sẽ tăng từ 100 lên 1000 các thể trong
trầm tích đáy. Một vài loại vi khuẩn và tảo lại phát triển rất mạnh trong điều kiện nhiệt

độ cao này, dẫn đến chi phí về khử trùng tăng lên. Ngoài ra chúng còn kéo theo nhiều
Trang 16


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

rắc rối khác liên quan đến sự xuất hiện mùi, vị khó chịu, nước có màu sẫm hơn, thay
đổi pH, phóng thải các chất độc và giảm lượng oxi hòa tan
Các hợp chất hữu cơ
Hóa chất hữu cơ bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, diệt côn
trùng, diệt nấm, diệt cỏ dại và diệt chuột), các chất tẩy dầu mỡ, các dung môi hữu cơ
và nhiều hợp chất sử dụng trong công nghiệp nhựa; các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
như benzen, xăng dầu. Một vài hợp chất hữu cơ trong số đó có thể kết hợp với các hóa
chất khử trùng, tẩy uế, thí dụ THM (trihalogen methan)
Các tác động lên sức khỏe tùy thuộc hoàn toàn vào tính chất các hợp chất hữu cơ
và liều lượng con người hấp thu vào. Một vài loại thuốc trừ sâu và dung môi hữu cơ có
thể gây ung thư, một số khác lại gây tác hại đến các cơ quan nội tạng của con người,
một số khác có khả năng gây đột biến gen.
Hóa chất bảo vệ thực vật: đó là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng
hợp hóa học, được dùng để phòng trừ sinh vật có hại cho cây trồng và nông sản với
các tên gọi khác nhau: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, v.v...Có thể chia
thuốc bảo vệ thực vật thành ba nhóm cơ bản:
+ Nhóm Clo hữu cơ, gồm các hợp chất hóa học chứa gốc Cl rất bền vững trong
môi trường tự nhiên, với thời gian phân hủy dài. Thuộc về nhóm này có Aldrin,
Diedrin, DDT, Heptachlor, Lindane, Endrin, v.v...
+ Nhóm lân hữu cơ: bao gồm hai hợp chất là Parathion và Malathion. Nhóm
này có thời gian phân hủy ngắn so với nhóm clo hữu cơ, nhưng thường có độ độc
cao đối với người và động vật
+ Nhóm cacbamat: gồm các hóa chất ít bền vững trong môi trường, nhưng
cũng rất độc đối với người và động vật. Đại diện cho nhóm này là các hợp chất

gốc cacbamat như Sevi, Puradan, Basa, Mipcin. Chúng có tác động trực tiếp vào
men cholinesteraza của hệ thần kinh côn trùng
Dầu mỡ
Dầu mỡ là các hợp chất khó tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Dầu
mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Độc tính và tác động sinh thái của dầu mỡ phụ
thuộc vào từng loại dầu. Dầu thô có chứa hàng ngàn phân tử khác nhau, nhưng phần
lớn là các hydrocacbon có số cacbon từ 4 đến 26. Trong dầu thô còn có các hợp chất
lưu huỳnh, nitơ, kim loại nặng (vanadi). Các loại dầu nhiên liệu sau khi tinh chế (dầu
DO, FO) và một số sản phẩm dầu mỡ còn chứa các chất độc như hydrocacbon đa vòng
(PHA), polyclobiphenyl (PCB), kim loại (chì). Do đó dầu mỡ có tính độc cao và tương
đối bền vững trong môi trường nước
2.2.2. Các kim loại nặng
Kim loại nặng là những nguyên tố có tỉ trọng >5. Các kim loại nặng có trong nước
uống thường được xem là các kim loại lượng vết, vì chúng thường có tác dụng ở một
nồng độ cực kỳ bé. Dưới đây là một số kim loại nặng và sự liên quan của chúng đến
môi trường và chất lượng nước

Trang 17


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

− Cadmi: xâm nhập vào nguồn nước từ các hoạt động công nghiệp như mạ điện,
đúc kim loại, khai thác mỏ, sản xuất sơn màu và chất dẻo. Các dòng nước chảy qua
thành phố cũng đóng góp một lượng Cadmi đáng kể. Cadmi được U.S EPA (Cơ quan
bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) xác định là có thể gây ung thư. Ở hàm lượng thấp cadmi
có thể gây nôn mửa, nếu bị ảnh hưởng lâu dài sẽ gây rối loạn chức năng của thận. Hàm
lượng cao có thể gây tử vong
− Crôm: được tìm thấy từ chất thải của nhà máy tráng mạ kim loại, các khu khai
thác mỏ, từ khí thải động cơ. Crôm ở trạng thái hóa trị III là một nguyên tố cần thiết

cho quá trình sống; nhưng khi ở dạng hóa trị IV nó trở nên rất độc hại đối với gan và
thận, có thể gây xuất huyết nội và rối loạn hô hấp. Khi hít phải crom thì có thể gây ra
các bệnh ung thư. Nếu tiếp xúc thường xuyên với crôm sẽ bị viêm loét da
− Đồng: tìm thấy trong các dòng suối có nguồn gốc từ núi đá trần, từ hoạt động
xử lý tảo sử dụng sunphat đồng. Các dòng nước mưa đô thị thường được xem là một
trong những nguồn cung cấp đồng lớn. Hầu hết lượng đồng có trong nước máy là do
sự ăn mòn của các ống dẫn làm bằng đồng và đồng thau. Đồng là một nguyên tố cần
thiết phải có trong cơ thể, nhưng nếu ăn quá nhiều thì cũng gây ra nhiều căn bệnh ác
tính. Ở hàm lượng cao đồng sẽ phá hủy gan và thận, gây rối loạn tiêu hóa và tình trạng
thiếu máu. Hiện tại chưa có bằng chứng rõ ràng để có thể kết luận đồng có thể gây ung
thư hay không.
− Chì: đã được U.S EPA xác định là một trong những chất ô nhiễm phổ biến nhất
trong các dòng nước mưa đô thị. Trong nước máy, hầu hết lượng chì tìm thấy là do sự
bào mòn các ống dẫn làm bằng chì hoặc được hàn bằng chì. Chì có thể là nguyên nhân
gây ra rất nhiều triệu chứng ốm đau như thiếu máu, đau thận, rối loạn khả năng sinh
sản, suy giảm trí nhớ và kìm hãm các quá trình phát triển trí tuệ cũng như cơ bắp. Dựa
trên nghiên cứu về các khối u ở chuột U.S EPA đã kết luận rằng chì là chất có khả
năng gây ung thư
− Thủy ngân: là kim loại gây ô nhiễm nước liên quan đến sự lắng tụ từ không
khí, từ các dòng nước mưa đô thị, các xí nghiệp dược, việc sử dụng thuốc trừ sâu và
các bãi rác. Trong nước, thủy ngân thường tồn tại ở dạng muối. Trong các trầm tích và
trong cơ thể sinh vật thủy sinh nó tồn tại ở dạng hữu cơ. Thủy ngân khi ở dạng hữu cơ
(ví dụ tồn tại trong cơ thể cá với hàm lượng cao) sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh
trung ương gây rối loạn hệ thần kinh vận động và tâm lý và có thể gây tử vong. Ở dạng
vô cơ, thường tìm thấy trong nước, thủy ngân có thể gây suy giảm hoạt động của thận
− Nikel: rất hay được tìm thấy trong các nguồn cung cấp nước uống. Theo nghiên
cứu của U.S EPA đã xác định rằng 86% các nguồn nước ngầm và 84% các nguồn
nước mặt có chứa một lượng nhỏ nikel. Các nguồn nikel có thể là từ nhà máy luyện
kim, các xưởng mạ kim loại, các lò rèn, các khu mỏ, các nhà máy lọc dầu. Nikel không
bị hấp thu trong dạ dầy. Ở hàm lượng lớn có thể gây ra các căn bệnh trầm trọng cho

sức khỏe con người. Nikel làm sút cân và thay đổi hệ thống enzym và máu. Khi hít
phải nhiều nikel có thể bị ưng thư. U.S EPA xếp nikel vào loại chất có thể đột biến và
ung thư.
Trang 18


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

− Magan: nguồn mangan trong nước thường do quá trình thối rửa, xói mòn và do
nhiễm chất thải từ công nghiệp luyện kim màu, sản xuất thép, accu khô, phân
bón...Mangan có độc tính không cao nhưng có khả năng ảnh hưởng đến vị giác. Trong
nước sông có nồng độ: 1-500 mg/L
2.2.3. Các chất phóng xạ
Các chất phóng xạ là các nguyên tử có thể phát ra các tia phóng xạ trong quá trình
phân rã. Chúng có thể ở dạng khí (radon) hoặc ở dạng kim loại (radium), có thể có
nguồn gốc nhân tạo và cũng có thể có nguồn gốc tự nhiên. U.S EPA đã đưa ra qui định
về tổng lượng hạt anpha hoạt động và các hoạt động của tia beta các hạt photon và
radium 226 và 228. Nếu các phép đo về tổng lượng hạt anpha và photon vượt quá tiêu
chuẩn cho phép thì bắt buộc phải thu thêm thông tin để xác định ra nguồn phát sinh
của các hạt này. U.S EPA rất lưu ý đến các chất phóng xạ trong nước uống có chu kỳ
bán rã dài hơn một giờ. Những chất phóng xạ loại này sẽ có khả năng tồn tại đủ lâu
trong nước uống đi vào tận đường tiêu hóa của người uống, do vậy sẽ gây ra các tác
hại đối với sức khỏe. Các chất phóng xạ có trong nước chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên.
Nơi có hàm lượng phóng xạ cao nhất là ở các giếng có đáy là đá granit. Nói chung các
nguồn nước mặt thường có nồng độ phóng xạ thấp, mặc dù trong không khí vẫn luôn
tồn tại một lượng rất bé bụi phóng xạ do các vụ thử hạt nhân. Nguồn phóng xạ còn có
thể là từ các Trung tâm Y tế có sử dụng các máy X quang, các Trung tâm Y học hạt
nhân có sử dụng các nguồn phóng xạ để xử lý bướu hoặc các khối u ung thư. Các nhà
máy điện hạt nhân, các chất thải phóng xạ, các phương tiện nghiên cứu có nguồn
phóng xạ đều có khả năng phát ra các tia bức xạ. Các nhà máy công nghiệp như thuốc

lá, chế biến thực phẩm, sản xuất khai thác vật liệu xây dựng như đá, cát đều được xem
là các nguồn thải chất phóng xạ vào nguồn nước uống. Các chất phóng xạ là nguyên
nhân của nhiều căn bệnh ung thư do chúng làm thay đổi các cấu trúc của nhiễm sắc thể
trong các tế bào. Hơn nữa các đột biến gen này còn mang tính chất di truyền. Các ảnh
hưởng đến sức khỏe là do tổng liều lượng bức xạ cơ thể hấp thu. Với tia beta/photon,
EPA qui định tổng liều lượng an toàn cho một người là 4 mrem/năm. Thực ra phóng
xạ cơ thể thu nhận từ nước uống là rất ít, mà lượng phóng xạ chủ yếu gây ra các rủi ro
cho sức khỏe đặc biệt là các ca ung thư phổi là phóng xạ từ khí radon phát ra từ cát
sạn, đá xây nhà.

2.2.4. Ô nhiễm nước do tác nhân sinh học
Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh trong nước thường có nguồn gốc từ phân người,
động vật, chúng xâm nhập vào nguồn nước, vượt qua các quá trình khử trùng và rồi
tiến vào các ống dẫn nước. Các hệ thống hố xí, các dòng nước mưa từ các khu chợ
búa, các trang trại chăn nuôi, do phân của các sinh vật hoang dã, chất thải từ thuyền bè
chính là nguồn cung cấp các mầm bệnh cho các nguồn nước. Do các múi nối của ống
dẫn vỡ, các bể chứa bị thủng và các hoạt động khử trùng không thích hợp chính là
những cơ hội giúp vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào nước máy
Những tác nhân sinh học chính, truyền qua nước có thể xếp thành 4 loại: vi khuẩn,
virus, ký sinh trùng và các loại vi sinh vật khác.
Trang 19


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

Sự nguy hại đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, do ăn các loại thực
phẩm, hoặc do sử dụng nước trong chế biến thức ăn, vệ sinh cá nhân...
2.3. Các thông số ô nhiễm nguồn nước
pH của nước thải
pH của nước thải có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý. Các công trình

xử lý nước thải áp dụng các quá trình sinh học làm việc tốt khi pH nằm trong giới hạn
từ 7 - 7,6. Các xí nghiệp sản xuất có thể thải ra nước thải có tính acid hoặc kiềm rất
cao chẳng những làm cho nguồn nước không còn hữu dụng đối với các hoạt động của
con người mà còn làm ảnh hưởng đến hệ thủy sinh vật. Nồng độ acid sulfuric cao làm
ảnh hưởng đến mắt của những người bơi lội ở nguồn nước này, ăn mòn thân tàu
thuyền, hư hại lưới đánh cá nhanh hơn. Nguồn nước lân cận một số xí nghiệp có thể có
pH thấp đến 2 hoặc cao đến 11; trong khi cá chỉ có thể tồn tại trong môi trường có 4,5
< pH < 9,5. Hàm lượng NaOH cao thường phát hiện trong nước thải ở các xí nghiệp
sản xuất bột giặt, thuộc da, nhuộm vải sợi... NaOH ở nồng độ 25 ppm đã có thể làm
chết cá
Nhiệt
Các nước thải từ nhà máy nhiệt điện và lò hơi của một số ngành công nghiệp có
nhiệt độ rất cao. Khi thải ra môi trường, nó làm tăng nhiệt độ của các thủy vực ảnh
hưởng đến một số thủy sinh vật và làm suy giảm ôxy hòa tan trong nguồn nước (do
khả năng bão hòa ôxy trong nước nóng thấp hơn và vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ sẽ
hoạt động mạnh hơn).
Màu
Các nước thải từ nhà máy dệt, giấy, thuộc da, lò mổ... có độ màu rất cao. Nó có thể
làm cản trở khả năng khuếch tán của ánh sáng vào nguồn nước gây ảnh hưởng đến khả
năng quang hợp của hệ thủy sinh thực vật. Nó còn làm mất vẽ mỹ quan của nguồn
nước.
DO (Dissolved oxigen)
Oxi hoàn tan trong nước rất cần cho sinh vật hiếu khí. Bình thường oxi hòa tan
trong nước khoảng 8 – 10 mg/l, chiếm 70 – 85% khi oxi bão hòa. Mức oxi hòa tan
trong nước tự nhiên và nước thải phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, vào hoạt
động của thế giới thủy sinh, các hoạt động hóa sinh, hóa học và vật lý của nước. Trong
môi trường nước bị ô nhiễm niặng, oxi được dùng nhiều cho các quá trình hóa sinh và
xuất hiện hiện tượng thiếu oxi trầm trọng.
Phân tích chỉ số oxi hòa tan (DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá
sự ô nhiễm của nước và giúp ta đề ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Phân tích DO có 2 phương pháp thường dùng là: phương pháp Iod và phương
pháp đo oxi hòa tan trực tiếp bằng điện cực oxi với màng nhạy trên các máy đo.
BOD (Biochemical Ôxygen Demand)
Nhu cầu ôxy sinh hóa là lượng ôxy cần thiết để vi sinh vật ôxy hóa các chất hữu
cơ trong một khoảng thời gian xác định và được ký hiệu bằng BOD được tính bằng

Trang 20


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

mg/L. Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải. BOD càng lớn
thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị ô nhiễm càng cao và ngược lại.
Thời gian cần thiết để các vi sinh vật ôxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có thể kéo
dài đến vài chục ngày tùy thuộc vào tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả năng phân
hủy các chất hữu cơ của hệ vi sinh vật trong nước thải. Để chuẩn hóa các số liệu người
ta thường báo cáo kết quả dưới dạng BOD5 (BOD trong 5 ngày ở 20oC). Mức độ ôxy
hóa các chất hữu cơ không đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá trình ôxy hóa xảy ra
với cường độ mạnh hơn và sau đó giảm dần.
COD (Chemical oxigen Demand)
Chỉ số này được dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước
thải và ô nhiễm của nước tự nhiên.
COD là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hoá toàn bộ các chất hữu cơ có trong
mẫu nước thành CO2 và nước.
TS,TSS,TDS
Các chất rắn có trong nước là:
- Các chất vô cơ là dạng các muối hòa tan hoặc không tan như đất đá ở dạng
huyền phù lơ lửng.
- Các chất hữu cơ như xác các vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh, động thực
vật phù du, các chất hữu cơ tổng hợp như phân bón, các chất thải công nghiệp.

- Chất rắn ở trong nước làm trở ngại cho việc sử dụng và lưu chuyển nước, làm
giảm chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất, gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản.
- Chất rắn trong nước phân thành 2 loại (theo kích thước hạt):
Chất rắn qua lọc có đường kính hạt nhỏ hơn 1µm, trong đó có chất rắn dạng keo có
kích thước từ 10-6 – 10-9m và chất rắn hòa tan (các ion và phân tử hòa tan).
Chất rắn không qua lọc có đường kính trên 10-6m (1µm): Các hạt là xác rong tảo,
vi sinh vật có kích thước 10-5 - 10-6m ở dạng lơ lửng; cát sạn, cát nhỏ có kích thước
trên 10-5m có thể lắng cặn.
Tổng chất rắn (TS) được xác định bằng trọng lượng khô phần còn lại sau khi cho
bay hơi 11 mẫu nước trên bếp cách thủy rồi sấy khô ở 1030C cho đến khi trọng lượng
không thay đổi. Đơn vị tính bằng mg ( hoặc g/l).
Chất rắn ở dạng huyền phù (SS) hàm lượng trong các chất huyền phù (SS) là trọng
lượng khô của chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy, khi lọc 11 mẫu nước qua phễu
lọc Gooch sấy khô ở 103 -1050C tới khi trọng lượng không thay đổi đơn vị tính mg
hoặc g/l.
Chất rắn hòa tan (DS). Hàm lượng chất rắn hòa tan chính là hiệu số của tổng chất
rắn với huyền phù: DS = TS – SS.
Chỉ số E.Coli
Trong nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải
vùng du lịch, dịch vụ, khu chăn nuôi…nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn ở trong phân
người và phân súc vật. Trong đó có thể có nhiều vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các
bệnh về đường tiêu hóa, như tả, lị thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
Trang 21


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

Trong ruột người, động vật có vú khác không kể lứa tuổi có những nhóm vi sinh
vật cư trú, chủ yếu là vi khuẩn. Các vi khuẩn này thường có ở trong phân.
Vi khuẩn đường ruột gồm 3 nhóm:

- Nhóm Coliform đặc trưng là Escherichia coli (E.coli)
- Nhóm Streptococcus đặc trưng là Streptococcus faecalis
- Nhóm Clostridium đặc trưng là Clostridium perfringens
Hàm lượng các kim loại và kim loại nặng: asen, cadimi, chì, niken, crom, sắt,
kẽm, mangan, thuỷ ngân, thiếc,... thường phân tích bằng phương pháp phổ hấp thụ
nguyên tử.
Ngoài ra còn các chỉ tiêu sau:
+ Hàm lượng dầu mỡ khoáng, dầu động thực vật
+ Photpho tổng số, photpho hữu cơ
+ Tổng nitơ, amoniac theo nitơ
+ Hàm lượng florua, clorua, sunfua
+ Hàm lượng phenol, xianua
2.4. Đặc điểm và hiện trạng tài nguyên nước của thế giới
Khoảng một nửa các sông trên thế giới bị cạn kiệt nghiêm trọng và bị ô nhiễm.
60% trong số 227 con sông lớn nhất thế giới bị chia cắt ở mức cao và trung bình do
xây dựng các đập và các công trình kỹ thuật khác.
Các lợi ích gồm tăng sản lượng lương thực và thủy điện. Song các thiệt hại không
thể khôi phục lại xảy ra đối với các vùng đất ngập nước và các hệ sinh thái khác. Từ
những năm thập kỷ 50, đã có 40-80 triệu người đã phải di dời.
Một phần ba dân số thế giới – tương đương 2 tỷ người phụ thuộc vào các nguồn
cung cấp nước ngầm. Ở một số nước như các vùng của Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Á,
gồm Bán đảo Arabia, Liên Xô cũ và phía Tây nước Mỹ, các mực nước ngầm hạ xuống
là kết quả của sự khai thác quá mức nguồn nước này.
Bơm hút quá mức có thể dẫn đến sự xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Ví dụ,
nhiễm mặn đã lấn sâu vào đất liền hơn 10km ở Madras - Ấn Độ - trong những năm
gần đây.
Gần 80 nước, chiếm tới 40% dân số thế giới đang trong tình trạng thiếu nước
nghiêm trọng kể từ giữa thập kỷ 90. Có khoảng 1,1 tỷ người không có nước sạch an
toàn và 2,4 tỷ người được hưởng các điều kiện vệ sinh đã được cải thiện, chủ yếu ở
Châu Phi và Châu Á.

Tuy nhiên, tỷ lệ người dân có được các nguồn cấp nước đã được cải thiện mới chỉ
tăng từ 4,1 tỷ người, chiếm 79% dân số thế giới (năm 1990) đến 4,9 tỷ người, chiếm
82% dân số thế giới (năm 2000).
Thiệt hại do các bệnh liên quan đến nước lại thật sự tăng nhanh. Hai tỷ người chịu
rủi ro vì bệnh sốt rét, trong đó 100 triệu người có thể bị ảnh hưởng bất cứ lúc nào và
hàng năm số người tử vong vì căn bệnh này là 2 triệu người. Ngoài ra, có khoảng 4 tỷ
trường hợp khác bị mắc bệnh tiêu chảy và số tử vong hàng năm là 2,2 triệu người.

Trang 22


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

Các bệnh lây nhiễm đường ruột do giun làm khổ sở 10% dân số ở các nước đang
phát triển. Có tới 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột. Khoảng 200 triệu người
khác bị ảnh hưởng do bệnh sán máng là nguyên nhân gây bệnh giun trong máu ở
người.
2.5. Đặc điểm và hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam
Lượng nước mặt bình quân đầu người hiện nay ở nước ta đạt khoảng 3.840
3
m /người/năm. Nếu tính tổng lượng tài nguyên nước sông ngòi ở Việt Nam (kể cả tài
nguyên nước từ ngoài chảy vào) thì bình quân đạt 10.240m3/người/năm.
Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay thì đến năm 2025 lượng nước mặt tính bình
quân đầu người ở nước ta chỉ đạt khỏang 2.830m3/người/năm. Tính cả lượng nước từ bên
ngoài chảy vào thì bình quân đạt 7.660m3/người/năm.
Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA), quốc gia nào có lượng
nước bình quân đầu người dưới 4.000m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy nếu
chỉ tính riêng lượng tài nguyên nước mặt sản sinh trên lãnh thổ nước ta thì ở thời điểm hiện
nay nước ta đã thuộc số các quốc gia thiếu nước và Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều thách
thức về tài nguyên nước trong tương lai gần.

Cũng theo một quan chức của Bộ Tài nguyên Môi trường, tài nguyên nước tại Việt
Nam phân bố không đều giữa các vùng. Trên 60% nguồn nước sông tập trung ở khu vực
ĐBSCL (lưu vực sông Mê Kông) trong khi toàn phần lãnh thổ còn lại chỉ có gần 40% lượng
nước nhưng lại chiếm tới gần 80% dân số cả nước và trên 90% khối lượng hoạt động sản
xuất kinh doanh, dịch vụ.
Đặc biệt các địa phương vùng miền Đông Nam Bộ và lưu vực Đồng Nai – Sài Gòn,
lượng nước bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 2.900m3/ người/năm, bằng 28% so với
mức trung bình của cả nước.
Bên cạnh đó, tài nguyên nước của Việt Nam cũng phân bố không đều theo thời gian
trong năm và giữa các năm. Lượng nước trung bình trong 4 đến 5 tháng mùa mưa chiếm
khoảng 75 – 85% trong khi những tháng mùa khô (kéo dài đến 7- 8 tháng) lại chỉ có khoảng
15 – 25 % lượng nước của cả năm.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không đi đôi với
làm tốt công tác bảo vệ môi trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên nước
ở nước ta. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng tăng cả về mức độ và quy mô.
Nguồn nước dưới đất ở nhiều đô thị, một số khu vực đồng bằng đã có biểu hiện ô nhiễm do
các chất hữu cơ khó phân hủy và hàm lượng vi khuẩn cao. Các biểu hiện suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước dưới đất đang trở nên rõ rệt và phổ biến ở nước ta.
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực
hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề
rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày
càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị,
khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn.
ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường
Trang 23


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010


nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công
nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột
giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD),
nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ
lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S
vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề
các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung
là rất lớn.
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn
bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà
máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ
các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng
lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu;
nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu
cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh
cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước
và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung
mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở
sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở Y tế lớn chưa có hệ thống
xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là
những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh,
sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000
3
m /ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng

nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa
được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương
trong nội thành; chỉ số BOD, ôxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương
nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên
tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở Y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng,
Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô
nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP), các
thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ôxy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí
20 lần TCCP.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay
Trang 24


Bài giảng HP: Phân tích môi trường 2010

Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu,
phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc
bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng
cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Fecal coliform
trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng
lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn
nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ
nhân dân.
Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã
gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không
đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao,
hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số

loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ
triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ
tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng
chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp
chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi
trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm
gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như
sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước
còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác
quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành
và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có
chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các
vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và
bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ
môi trường nước.
Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN đã
đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%).
Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói
riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về
chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu
dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)...
2.6. Quản lý tài nguyên nước
2.6.1. Biện pháp quản lý nhà nước
Bảo vệ môi trường biển
Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển

Trang 25



×