Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận triết học Bảo tồn và phát huy dân ca ví dặm xứ nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.67 KB, 13 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hệ thống chính trị cấp cơ sở một vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong
việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo
và giữ vững ổn định chính trị -xã hội để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới,
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh.
Cơ sở vừa là cấp cuối cùng trong quản lý xét theo cấp độ của Hệ thống
chính trị, nhưng nó là cấp đầu tiên và trực tiếp nhất, là nền tảng xây dựng chế độ
dân chủ của toàn bộ Hệ thống chính trị của nước ta. Vì cơ sở là nơi diễn ra mọi
hoạt động và cuộc sống của nhân dân, nơi chính quyền gần dân nhất. Nơi tổ
chức và triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Mọi đường lối, chủ trương có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc vào
chất lượng hoạt động của Hệ thống chính trị cơ sở, mà nhất là phụ thuộc vào
phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên
trong các tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở. Chất
lượng, hiệu quả hoạt động của Hệ thống chính trị ở cơ sở có ảnh hưởng rất lớn
đến tình cảm, thái độ, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý
điều hành của Nhà nước.
Nghĩa Đàn là một huyện miền núi nằm ở khu vực Tây Nghệ An, có vị trí
quan trọng trong phát triển kinh tế chính trị xã hội ở Nghệ An. Việc xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở có vai trò rất quan trọng trong định hướng của Huyện Ủy
Nghĩa Đàn cũng như Tỉnh Ủy Nghệ An. Ngoài những điểm tích cực, hệ thống
chính trị cấp cơ sở ở Nghĩa Đàn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài:
“Ảnh hưởng của nhân tố chủ quan đến việc xây dựng hệ thống chính trị cơ
sở ở Huyện Nghĩa Đàn” làm đề tài tiểu luận của mình./.

1


I. QUAN ĐIỂM MÁC-XÍT VỀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN


1. Khái niệm nhân tố chủ quan
Mọi quá trình xã hội diễn ra thông qua sự tác động qua lại giữa “điều kiện
khách quan” và “nhân tố chủ quan” đó là hình thức phổ biến của sự vận động và
phát triển của xã hội. Cặp phạm trù “Điều kiện khách quan” và “Nhân tố chủ
quan” được xác định trong hoạt động thực tiễn của con người và chính trong quá
trình đó chủ thể hoạt động là những con người có ý thức. Khái niệm “nhân tố
chủ quan” có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống các khái niệm “chủ thể”,
“khách thể”, “ Khách quan”, “ chủ quan”, “điều kiện khách quan và điều kiện
chủ quan”….. và được hình thành phát triển trong quá trình nghiên cứu, hoạt
động của con người.
Trong lịch sử triết học, các nhà triết học trước Mác đã nghiên cứu vấn đề
này dưới nhiều góc độ khác nhau, liên quan đến vấn đề cơ bản của triết học. Tuy
nhiên họ chỉ dừng lại ở khuôn khổ nhất định, chưa đưa ra những khái niệm rõ
ràng, khoa học. Hạn chế lớn nhất của các nhà triết học trước Mác là chỉ xem vấn
đề chủ thể -khách thể, chủ quan - khách quan…trong khuôn khổ hoạt động nhận
thức tách rời hoạt động thực tiễn.
Theo quan điểm của C.Mác, để có cách nhình khoa học về các khái niệm
trên và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chúng phải đứng trên lập trường
duy vật triệt để, khoa học. Theo V.I. Lênin, con người với tư cách là chủ thể, là
con người thực tiễn, con người hành động sáng tạo nhằm cải tạo khách thể (tự
nhiên, xã hội). Chỉ trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới con người mới
bộc lộ mình với tư cách là chủ thể. “Đặc trưng chủ yếu nhất của con người với
tư cách là chủ thể là năng lực hoạt động sáng tạo, là khuynh hướng tự mình thực
hiện mình, tự cho mình, qua bản thân mình, một tính khách quan trong thế giới
khách quan và tự hoàn thiện mình”. Do đó, con người với tư cách là chủ thể có
thể là một cá nhân, một nhóm người, một giai cấp hoặc một dân tộc….thực hiện
việc nhận thức hoặc cải tạo một khách thể nhất định. V.I. Lênin viết: “Đối với
Chủ nghĩa Duy vật thì khách thể tồn tại độc lập với chủ thể và được phản ánh
vào trong ý thức của chủ thể một cách chính xác nhiều hay ít”.
2



Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể luôn luôn tìm cách nhận thức và cải tạo
khách thể theo mục đích của mình. Ngược lại, tuy chủ thể có vai trò nhận thức
và cải tạo khách thể, nhưng khách thể lại quy định chủ thể. Khi chủ thể nhận
thức đúng quy luật vận động của khách thể thì chủ thể có thể vận dụng quy luật
đó một cách tích cực, sáng tạo, tác động vào khách thể. Trong quá trình đó,
khách thể được cải tạo,được “nhận thức”, còn tư tưởng của chủ thể cũng được
“khách thể hoá”
Khi xem xét hoạt động cuả con người , người ta không chỉ nghiên cứu các
khái niệm chủ thể, khách thể mà còn quan tâm đến các khái niệm “nhân tố chủ
quan” “điều kiện khách quan”. Bởi lẽ những khái niệm này được dùng để chỉ
những mỗi quan hệ giữa các yếu tố ý thức của con người và hoàn cảnh trong đó
con người hoạt động.
Khi nói đến cái “ Chủ quan” có quan điểm đồng nhất nó với khái niệm
chủ thể. Có nghĩa là đồng nhất chủ quan với con người, trong đó có cả yếu tố vật
chất lẫn yếu tố tinh thần của con người. Quan điểm khác lại coi “cái chủ quan”
chính là yếu tố tinh thần của con người bao gồm tri thức, tình cảm, tâm trạng,
năng lực tổ chức.
Khái niệm nhân tố chủ quan được hiểu là những yếu tố, những phẩm chất
của chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động của chủ thể, tạo ra khả năng tích
cực, sáng tạo trong hành động của chủ thể, cùng bản thân hoạt động của chủ thể
nhằm cải tạo khách thể. Do đó, sẽ là sai lầm khi đồng nhất nhân tố chủ quan với
hoạt động có ý thức hay hoạt động tự giác của con người.
Như vậy, giữa nhân tố chủ quan và chủ thể có sự thống nhất nhưng không
đồng nhất. Sự thống nhất thể hiện ở chỗ nhân tố chủ quan là thuộc về chủ thể,
nhưng khác nhau ở chỗ: nhân tố chủ quan là khái niệm chung để chỉ những yếu
tố, đặc trưng cấu thành phẩm chất của chủ thể, được chủ thể huy động và trực
tiếp tạo ra năng lực, cũng như động lực của chủ thể nhằm để nhận thức hoặc
biến đối khách thể cụ thể. Do đó, đặc trưng cơ bản của “nhân tố chủ quan” chính

là “tính tích cực sáng tạo” của chủ thể hoạt động.
3


+ Cấu trúc của nhân tố chủ quan: Về mặt cấu trúc, nhân tố chủ quan bao
gồm: Tri thức, ý thức, tình cảm và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của chủ
thể, được biểu hiện ra trong hoạt động của chủ thể. Những phẩm chất này bao
giờ cũng có tính hai mặt tích cực hoặc tiêu cực. Trong cấu trúc của nhân tố chủ
quan, các nhân tố cấu thành đều có vai trò rất quan trọng và quan hệ mật thiết
với nhau. Trong đó, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng nhân tố tri thức là cơ bản
nhất vì nó là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh của ý thức chủ thể.
Tri thức là yếu tố căn bản của ý thức con người, là yếu tố đặc trưng của ý
thức con người. Theo Mác: "Người ta chỉ có ý thức về cái gì đó khi có tri thức
về nó". ý thức của con người nếu không được trang bị tri thức khoa học thì chỉ là
ảo tưởng, lòng tin mù quáng. Vai trò của tri thức, của khoa học là yếu tố đặc biệt
quan trọng đảm bảo vai trò chủ động tích cực sáng tạo trong hoạt động thực tiễn
của chủ thể. Khái niệm nhân tố chủ quan có quan hệ mật thiết với khái niệm
điều kiện khách quan. Bất cứ một chủ thể lịch sử xã hội nào trong hoạt động và
tồn tại đều gắn liền với một hoàn cảnh cụ thể - đó là điều kiện khách quan.
2. Vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của con người
Lịch sử xã hội là lịch sử của con người, do con người. Để đáp ứng nhu
cầu của mình con người tiến hành tác động, cải tạo với tự nhiên: “Thế giới
không thoả mãn con người và con người quyết định biến đổi thế giới bằng hành
động của mình”.
Xã hội luôn luôn vận động và phát triển, quá trình phát triển đó bao giờ
cũng là sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan, giữa điều kiện khách
quan và nhân tố chủ quan. Theo quan điểm Mác–xít, trong mối quan hệ biện
chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan thì điều kiện khách quan
là tính thứ nhất, nhân tố chủ quan là tính thứ hai. Điều kiện khách quan quyết
định nhân tố chủ quan, điều kiện khách quan quy định mục đính , phương tiện

và phương pháp hành động của chủ thể.
Tuy bị điều kiện khách quan quy định nhưng nhân tố chủ quan không phải
hoàn toàn bị thụ động, lệ thuộc mà nó có tình độc lập tương đối . Nhân tố chủ
quan có thể chuyển hoá được các điều kiện khách quan thành nội dung hoạt
4


động tự do sáng tạo của mình. Thực chất vai trò nhân tố chủ quan ở đây là sự
phát hiện ra khả năng khách quan, trên cơ sở những điều kiện phương tiện vật
chất của hoàn cảnh khách quan để tác động và biến đổi nó theo quy luật. Như
vậy, vai trò nhân tố chủ quan chính là tính tích cực sáng tạo của chủ thể trong
quá trình nhận thức và cải tạo khách thể.
Trong hoạt động của con người, con người không thụ động ngồi chờ điều
kiện khách quan chín muồi mà chủ động chuyển hoá điều kiện khách quan tạo ra
sự chín muồi đó. Trong sự vận động và phát triển của hiện thực có rất nhiều khả
năng có thể xảy ra, vai trò nhân tố chủ quan là thực hiện sự lựa chọn khả năng
vào đáp ứng nhu cầu, lợi ích của mình, phù hợp với lịch sử cũng như việc áp
dụng, sử dụng những quy luật khách quan phù hợp trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra, trong đời sống xã hội, quy luật tự nhiên và quy luật xã hội bao
giờ cũng đan xen với nhau. Quy luật tự nhiên ảnh hưởng đến xã hội thông qua
tác dụng của chính quy luật xã hội. Vì vậy, vai trò của nhân tố chủ quan còn thể
hiện ở việc, dựa vào năng lực nhận thức các quy luật khách quan (tự nhiên – xã
hội), các chủ thể điều chỉnh một cách tự giác tác động tổng hợp của nhiều quy
luật khách quan, làm cho các quy luật phát huy tác dụng có lợi nhất cho chủ thể.
Nhân tố chủ quan biết vận dụng sự liên hệ lẫn nhau của các quy luật từ đó tăng
cường tác dụng cuả mỗi quy luật bằng cách tạo ra những điều kiện khách quan
làm cho sự thích ứng phát huy tác dụng tổng hợp của các quy luật đó.
Trong sự phát triển xã hội thì lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định. Lực
lượng sản xuất là sự liên kết giữa người lao động và tư liệu sản xuất, trước hết là
công cụ lao động. Con người (người lao động) với tư cách chủ thể của sản xuất

vật chất luôn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo
ra công cụ. Chính vì thế mà vai trò của nhân tố chủ quan là hết sức quan trọng,
ngay cả trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
Vai trò của nhân tố chủ quan còn được thể hiện đặc biệt rõ trong việc để ra
những mục tiêu, phương thức phát triển của toàn xã hội. Điều này liên quan đến
vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình phát triển của xã hội có giai
cấp. Do đó, vai trò nhân tố chủ quan ở đây chính là việc xác định những mục
5


tiêu phát triển chiến lược và các giải pháp kinh tế – chính trị thích hợp trong
từng thời kỳ. Đồng thời với việc tổ chức, huy động các lực lượng xã hội để thực
hiện các nhiệm vụ to lớn do lịch sử đặt ra, mà vai trò của nhân tố chủ quan ngày
càng tăng.
3. Nhân tố chủ quan trong hoạt động của Hệ thống chính trị cơ sở:
Xét nhân tố chủ quan cần đi từ quan niệm về chủ thể. Chủ thể trong hoạt
động của Hệ thống chính trị cơ sở (HTCTCS) gồm 2 cấp độ: tổ chức, nhân dân
và cá nhân. Tổ chức gồm tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các
đoàn thể. Nhân dân làchủ thể đặc biệt, chủ thể ủy quyền của HTCTCS. Chủ thể
ở cấp độ cá nhân là đội ngũ cán bộ, đảng viên, thành viên trong các tổ chức đó
hoạt động với danh nghĩa là cá nhân được phân công nhiệm vụ theo chức danh.
Hai cấp độ này có quan hệ biện chứng, thống nhất. Tổ chức là do các cá nhân
tạo thành, mang những nét đặc trưng của cả cá nhân và tổ chức.
Nhân tố chủ quan là những phẩm chất thuộc về chủ thể có vai trò là
nguyên nhân, điều kiện đối với hoạt động của chủ thể, cùng bản thân sự hoạt
động đó nhằm tác động vào khách thể cụ thể (1). Nhân tố chủ quan trong hoạt
động của HTCTCS bao gồm những yếu tố thuộc về phẩm chất, năng lực cùng
bản thân sự hoạt động của các tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong
HTCTCS; năng lực thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Chủ thể trong hoạt
động của HTCTCS không phải là cấp vạch ra mà là tổ chức quán triệt các chủ

trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị
quyết của cấp trên; vận dụng vào thực tiễn cơ sở, tổ chức, động viên các tầng
lớp nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh,
quốc phòng ở cơ sở nhằm không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân.
Trên góc độ tổ chức, nhân tố chủ quan của HTCTCS là cơ chế kết hợp
phẩm chất, năng lực hoạt động của các cá nhân và bộ phận hợp thành để tạo nên
phẩm chất, năng lực mới của từng tổ chức, cũng như của cả HTCT trong thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức. Nó bao gồm: năng lực nhận thức
đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
6


chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cơ sở để đề ra
nhiệm vụ trong hoạt động của từng tổ chức; năng lực phát hiện đúng, sai, đóng
góp vào việc bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước từ thực tiễn ở cơ sở; năng lực tổ chức, vận động quần chúng nhân
dân chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực
hiện thắng lợi các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo
đảm an ninh quốc phòng ở cơ sở, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh
thần của nhân dân; tính kỷ luật, đoàn kết, phát huy dân chủ, đấu tranh tự phê
bình, phê bình trong nội bộ; sự phối hợp hoạt động của các tổ chức trong HTCT
theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Ở cấp độ là
những cán bộ, đảng viên của các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể
trong HTCTCS, thì nhân tố chủ quan là ý chí, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình
độ, năng lực nhận thức, hoạt động thực tiễn. Đây là những nhân tố có ảnh hưởng
quyết định đến hoạt động của đội ngũ này trong HTCTCS.
Nhân tố chủ quan thể hiện thông qua vai trò hoạt động của các chủ thể, đó
là năng lực của các chủ thể trong việc vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên vào thực

tiễn ở cơ sở, nhằm phát huy mọi tiềm năng của địa phương, xây dựng, phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, bảo đảm an ninh, quốc phòng, nâng cao đời
sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Trong hoạt động, chủ thể luôn phải dựa trên những điều kiện khách quan,
nhưng không chỉ là sẵn có, mà chủ thể chủ động chuẩn bị những điều kiện khách
quan cho hoạt động của mình. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng khi vận dụng
chủ trương, đường lối của Đảng, chỉ thị, nghị quyết cấp trên để đề ra nhiệm vụ
lãnh đạo ở cơ sở. Tuy nhiên, trong hoạt động của HTCT cần tránh chủ quan, duy
ý chí, bất chấp quy luật khách quan, đồng thời phải khắc phục thói ỷ lại, trông
chờ khi có đủ điều kiện mới hoạt động.
Con người không thể xóa bỏ hay thay đổi quy luật khách quan, nhưng có
thể điều chỉnh hình thức tác động của nó. Mặt khác, có thể kết hợp khéo léo sự
tác động tổng hợp của nhiều quy luật để đạt được mục đích của mình. Để hoạt
7


động của HTCTCS có hiệu quả cần phải không ngừng nâng cao vai trò sáng tạo
của nhân tố chủ quan trong việc nhận thức, vận dụng quy luật khách quan. Quy
luật là quan hệ bản chất, tất yếu, ổn định, quy định sự vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng, nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, hình thức và
trật tự tác động của nó lại thay đổi. Lênin khẳng định: “Tính quy luật chung của
sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới đã không loại trừ mà trái lại, còn bao
hàm một số giai đoạn phát triển mang những đặc điểm hoặc về hình thức hoặc
về trình tự của sự phát triển đó”. Vì vậy, vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng là
khi đề ra nhiệm vụ hoạt động, các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể phải tôn
trọng quy luật khách quan, vận dụng nó một cách tự giác để thực hiện những
mục tiêu đặt ra.
Chế độ ta là chế độ dân chủ, do đó nhân dân là chủ thể đích thực của
HTCT. Tất cả mọi quyền hành, lực lượng, sức mạnh là ở nơi dân. Vì vậy, vai trò
nhân tố chủ quan trong hoạt động của HTCTCS được thể hiện ở chỗ các tổ chức

đảng, chính quyền, đoàn thể, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở phát huy sức
mạnh và quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sự phát huy quyền làm chủ của
nhân dân là thước đo hiệu quả hoạt động của HTCTCS.
Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trên cơ sở mối quan hệ giữa điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan trong hoạt động của HTCTCS chính là phát huy
tính tích cực, sáng tạo của các chủ thể. Cấp cơ sở là cấp tổ chức thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị
quyết cấp trên. Vì vậy, phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của
HTCTCS quan trọng nhất là phát huy sáng tạo nhiều cách làm, biện pháp tổ
chức thực hiện, cụ thể hóa các đường lối, chủ trương, chính sách vào thực tiễn ở
cơ sở.
II. PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN
1. Sơ lược về hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Nghĩa Đàn
8


Nghĩa Đàn với 126 năm lịch sử hình thành và phát triển trải qua nhiều lần
thay đổi về địa giới hành chính nhưng ở bất kỳ hoàn cảnh nào Nghĩa Đàn vẫn
được xem là trung tâm của vùng Tây Bắc Nghệ An, một trong ba cực tăng
trưởng chính của tỉnh được xác định từ nay đến năm 2020 và xa hơn nữa. Công
tác xây dựng Đảng huyện Nghĩa Đàn luôn được chú trọng, quan tâm đặc biệt
của các cấp ủy từ huyện đến cơ sở. Chính vì vậy, hệ thống tổ chức Đảng các cấp
phát triển cả về lượng và chất. Hiện nay Nghĩa Đàn có 46 tổ chức cơ sở Đảng,
451 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở và 5.729 đảng viên.
2. Giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở:
Phương thức lãnh đạo của cấp ủy cấp xã đã khắc phục một bước tình
trạng bao biện làm thay công việc của chính quyền, hoặc buông lỏng vai trò lãnh
đạo. Chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã từng bước được nâng lên. Một số

xã đã tổ chức được các cuộc giám sát chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm. Hoạt
động của UBND đã phát huy hiệu quả công tác quản lý, điều hành theo pháp
luật. Hầu hết UBND các xã đã ban hành quy chế làm việc. Phong cách, ý thức
trách nhiệm, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ chủ chốt có sự
chuyển biến tích cực theo hướng sát dân, phục vụ nhân dân, từng bước khắc
phục tình trạng phiền hà, sách nhiễu dân. Bộ phận “một cửa” của cấp xã đã phát
huy hiệu quả, giải quyết kịp thời các nhu cầu về thủ tục hành chính cho nhân
dân. MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở đã xây dựng được quy chế hoạt
động, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và từng bước đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động; phát huy vai trò tham gia xây dựng chính quyền và giám sát,
kiểm tra hoạt động của chính quyền. Hoạt động hòa giải của MTTQ ở cơ sở
cũng góp phần giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân,
giảm đáng kể các “điểm nóng” và tình trạng đơn thư khiếu nại vượt cấp.
Tuy nhiên, theo Ban Thường vụ Huyện ủy, hoạt động của hệ thống chính
trị cơ sở của huyện vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Hiệu quả hoạt động của bộ máy
chính quyền một số xã còn thấp; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ,
công chức cấp xã còn hạn chế. Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực chưa hiệu
quả, vẫn còn tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; MTTQ và các tổ
9


chức đoàn thể hoạt động chưa tích cực... Công tác phát triển đảng ở cơ sở chưa
được quan tâm đúng mức; năng lực lãnh đạo một số chi bộ ở các thôn còn yếu.
Nội dung và hình thức sinh hoạt chi bộ còn đơn điệu, việc đánh giá chất lượng
tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên hằng năm chưa phản ánh đúng thực chất...
Để hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới, Huyện ủy Nghĩa Đàn xây dựng Đề án nâng cao
chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã giai đoạn 2016 - 2021.
Theo đó, chú trọng tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chính.
Trước hết, các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở xác định rõ chức

năng, nhiệm vụ, xây dựng tốt quy chế làm việc, chương trình công tác hằng năm
và cả nhiệm kỳ gắn với triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị ngày 155-2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, công tác chỉ đạo của tổ chức
đảng và các tổ chức chính trị ở cơ sở; kết hợp xây dựng, củng cố tổ chức đảng
với xây dựng củng cố chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở.
Chú trọng nâng cao chất lượng của các chi bộ, đảng bộ; xây dựng tổ chức cơ sở
Đảng trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên, củng
cố tổ chức cơ sở Đảng yếu kém.
Các cấp ủy cần quán triệt và thực hiện đúng quan điểm phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; tích cực
lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân. Hằng năm xây dựng tốt quy hoạch cán bộ ở cơ sở, đẩy mạnh công tác đào
tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở từng bước đáp ứng được nhiệm
vụ. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với các tổ chức trong hệ thống
chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

10


KẾT LUẬN
Với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cơ sở, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm xây dựng, củng cố, coi việc đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống
chính trị cơ sở (HTCTCS) là nhiệm vụ quan trọng, nhằm nâng cao vai trò lãnh
đạo của tổ chức đảng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính
quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa. Phát huy vai trò nhân tố chủ quan là một trong những giải pháp quan
trọng có ý nghĩa quyết định tới nâng cao hiệu quả hoạt động của HTCTCS hiện
nay ở Huyện Nghĩa Đàn.

11



THAM KHẢO
1. Trần Bảo (1989), "Bàn về những điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan trong xây dựng CNXH", Tạp chí Triết học,
2. Trần Bảo (1991), "Những yếu tố cơ bản làm tăng cường chất lượng của
nhân tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội", Tạp chí Triết học,
3. Bộ Giáo dục Đào tạo (2001), Triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

12


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................
1
I. QUAN ĐIỂM MÁC-XÍT VỀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN....................
2
1. Khái niệm nhân tố chủ quan...............................................................
2
2. Vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của con người...............
4
3. Nhân tố chủ quan trong hoạt động của Hệ thống chính trị cơ sở...
6
II. PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA HỆ
THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN........
8
1. Sơ lược về hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Nghĩa Đàn.......................
8

2. Giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở.............................
9
KẾT LUẬN...............................................................................................
11
THAM KHẢO..........................................................................................
12

13



×