Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận Phương án bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại xã Mậu Lâm huyện Như Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.04 KB, 20 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng ln có một vị trí, vai trị quan
trọng trong đời sống của con người cũng như trong bản sắc văn hóa của mỗi dân
tộc. văn hóa khơng chỉ làm nên sự khác biệt, tính đặc thù của mỗi dân tộc mà
qua đó làm cho đời sống nói chung thêm phong phú, đa dạng giúp cho con
người vun đắp lòng tự hào đối với bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc đều có sự khác nhau và tạo thành tiếng
nói, phong tục, tập quán và trang phục khác nhau, người Kinh có tiếng nói, trang
phục lối sống riêng của họ và người Mường cũng vậy, nó đã tạo nên nét đẹp văn
hóa riêng của mỗi dân tộc.
Dân tộc Mường hiện còn khoảng gần 1 triệu người, cư trú chủ yếu ở Hịa
Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Sơn La, Thanh Hóa, trong đó nhiều nhất là ở Thanh
Hóa (trên 22 vạn người) phân bố hầu hết ở 27 huyện thị thành phố, và riêng ở xã
Mậu Lâm - huyện Như Thanh người Mường sống ở tất cả các thơn trong tồn
xã.
Người Mường có hai loại: Mường trong và Mường ngồi họ sống hiền hịa
trong các thung lũng được khép kín bởi những triền núi đá vơi bao quanh,
Mường Bi (Hịa Bình) là một trong những Mường cổ nhất, người Mường ở xã
Mậu Lâm - huyện Như Thanh chủ yếu là người Mường ở Hịa Bình di cư vào,
ngôn ngữ chủ yếu của người Mường thuộc hệ ngôn ngữ Việt - Mường (hệ ngữ
Nam Á).
Di sản văn hóa nói chung, bản sắc văn hóa của dân tộc Mường nsoi riêng
ln đóng một vị trí quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của một
quốc gia, dân tộc, vùng miền, đó khơng chỉ là tài sản riêng của một vùng đất hay
con người địa phương mà còn là tài sản của một quốc gia, phản ánh tập trung
nhất, tiêu biểu nhất truyền thống văn hóa Việt Nam.
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế nước ta
đang chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự



quản lý của nhà nước, lĩnh vực văn hóa rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy
cơ biến mất nhanh chóng. Vì vậy, với lý do trên và qua quá trình tìm hiểu thực
tế kết hợp với việc nghiên cứu các số liệu về mỗi dân tộc, việc làm, đời sống
tinh thần, phong tục tập quán và bản sắc văn hóa của dân tộc Mường nói chung
và các dân tộc khác nói riêng ở trong xã. Với tư cách là một sinh viên chuyên
ngành quản lý văn hóa tôi đã nhận thấy cần phải bảo tồn và phát huy giá trị bản
sắc văn hóa của dân tộc mình, bởi vậy, tôi đã chọn đề tài: "Phương án bảo tồn
và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại xã Mậu Lâm huyện Như Thanh" cho bài khoá luận tốt nghiệp.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở xã
Mậu Lâm - huyện Như Thanh.
Phạm vi nghiên cứu: xã Mậu Lâm - huyện Như Thanh.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc
Mường trong xã.
Đưa ra các phương án để bảo tồn bản sắc truyền thống dân tộc Mường một
cách hiệu quả nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Phương pháp điều tra, điền dã, phỏng vấn trực teieps
5. Đóng góp của đề tài
Đánh giá thực trạng công tác quản lý của các cán bộ qua các số liệu, chỉ
tiêu, cơ sở vật chất, bản sắc văn hóa của dân tộc Mường trong xã.
Đề xuất một số phương án bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa
truyền thống của dân tộc Mường ở xã Mậu Lâm - huyện Như Thanh.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo bài khóa luận tốt nghiệp
cịn có các chương:



Chương 1: Khái quát về xã Mậu Lâm - huyện Như Thanh
Chương 2: Một số giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường ở xã
Mậu Lâm
Chương 3: Thực trạng, phương án bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống
văn hóa dân tộc Mường tại xã Mậu Lâm - huyện Như Thanh


B. NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về xã Mậu Lâm
1.1. Địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý: Mậu Lâm là xã miền núi cách huyện Như Thanh 5km
về phía đơng bắc, cách thành phố Thanh Hóa 40km về phía tây, diện tích tồn xã
là 42km2, chiếm 20% diện tích tồn huyện phía bắc.
Phía nam giáp xã Phú Nhuận
Phía tây giáp xã Hải Long, Xn Khang
Phía đơng giáp xã Phượng Nghi, Cán Khê
1.1.2. Địa hình: Mậu Lâm là xã miền núi chủ yếu là đồi núi thấp bao bọc
xung quanh nên địa hình tương đối phức tạp và khó khăn.
1.1.3. Khí hậu: Mậu Lâm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4
mùa rõ rệt, lượng mưa trung bình năm 16000-23000mm, mỗi năm có khoảng 90
- 130 ngày mưa, độ ẩm tương đối 85% - 87% số giờ nắng bình qn từ 1600018000 giờ.
Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi
dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp.
1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên: Mậu Lâm là xã có tài ngun rừng lớn thứ
3 tồn huyện, với diện tích rừng chủ yếu là cây lá sơng, có hệ thực vật đa dạng,
phong phú, cây chủ yếu là tre, nứa, giang, luồng, bạch đàn, keo, và có tài ngun
khống sản đa dạng và phong phú có trữ lượng lớn như quặng crom...
1.2. Địa lý hành chính - dân cư: Xã Mậu Lâm có diện tích tự nhiên là
4.264,53ha, về dân số xã Mậu Lâm có 17 thơn, tổng số hộ là 1760 hộ, 8260 nhân
khẩu gồm 4 dân tộc Kinh, Mường, Thái, Thổ cùng sinh sống. Dân tộc thiểu số

chiếm 50,7% dân tộc Kinh chiếm 40,3% các dân tộc anh em trong xã c ùng đoàn
kết chung sống và làm ăn theo lịch sử phát triển của xã hội.
1.3. Đặc điểm kinh tế
1.3.1. Sản xuất nông nghiệp


Bước vào sản xuất vụ chiêm xuân năm 2012 thời tiết rét đậm kéo dài, một
số diện tích lúa ở các thôn phải gieo cấy lại. Tuy nhiên, thời tiết nắng ấm trở lại
đủ điều kiện để nhân dân chăm bón và kết quả sản xuất vụ năm 2012 năng suất
đạt 60 tạ/ha.
Tổng diện tích gieo trồng hàng năm: 1063,83 ha, đạt 96,3% KH
Trong đó cây lúa cả năm: 753,05 ha
Cây màu các loại trong năm: 142,28 ha
Cây ngô vụ đông, vụ xuân và vụ thu 66,1 ha
Cây lạc vụ xuân và vụ thu 34,18 ha
Tổng lượng lương thực ước đạt 4009 tấn đạt 102,8% KH năm. Bình quân
lương thực: 475kg/người/năm.
1.3.2. Công nghiệp và thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng trong năm đạt 121% kế hoạch với
giá trị thu nhập: 8,5 tỷ đồng tăng 21%, sản phẩm chủ yếu là khai thác đá, cát sỏi
làm vật liệu xây dựng, sản xuất gạch bê tông cùng với thu nhập của nghề gò,
hàn, hàng mộc dân dụng do các cơ sở sản xuất đồ mộc của các thôn trong xã.
1.3.3. Hoạt động thương mại và dịch vụ
Các hoạt động thương mại, dịch vụ đều có mức tăng trưởng cao hơn năm
trước, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, tổng mức doanh thu
hoạt động dịch vụ thương mại, thu từ tiền công lương ước đạt 17,4 tỷ đồng đạt
121% kế hoạch. Hoạt động vận tải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và
đời sống nhân dân, khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng so với cùng kỳ, dịch
vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và thông
tin liên lạc của nhân dân.

1.4. Các hoạt động văn hóa xã hội
1.4.1. Thực hiện chính sách xã hội
Trong năm 2012 đã thực hiện xây dựng 4 căn nhà theo quyết định 167/CP
về cải thiện nhà ở cho nhân dân với tổng số vốn xây dựng là 171.000.000đ.


Thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình đời sống nhân dân đặc biệt đối
với các hộ khó khăn, kịp thời cấp gạo cứu tế cho các hộ thiếu đói trong dịp tết và
thời kỳ giáp hạt.
Cấp tiền cho học sinh thuộc các đối tượng: học sinh khó khăn, học sinh
thuộc các đối tượng chính sách, người có cơng.
1.4.2. Hoạt động dân số và y tế
Công tác dân số gia đình và trẻ em: Được tiến hành thường xuyên với
nhiều hình thức phong phú, góp phần thực hiện giảm sinh con thứ 3, đảm bảo
sức khỏe sinh sản, kết quả thực hiện áp dụng các biện pháp tránh thai khác đối
với 408 đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ.
Số trẻ em sinh ra trong năm: 150 cháu
Số người chết: 63 người
Tỷ lệ sinh: 1,78%
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên tăng: 1,4%
Năm 2012 trạm y tế đã duy trì tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân, điều trị cho 6364 lượt bệnh nhân, cấp thuốc cho các đối tượng BHYT 4814
lượt người.
1.4.3. Công tác giáo dục
Đầu năm học 2012 - 2013 các trường làm tốt công tác khai giảng năm học
mới đúng quy định bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, lãnh đạo giáo viên trong các
trường đảm bảo đủ số lượng và cơ sở chất lượng trường lớp học được quan tâm
đầu tư xây dựng ngày càng tốt hơn.
Hiện nay số học sinh ở các trường trong xã là: 1.354 em
Trong đó:


Học sinh trường mầm non:

421 em (22 lớp)

Học sinh trường TH Mậu Lâm 1:

258 em (14 lớp)

Học sinh trường TH Mậu Lâm 2:

253 em (12 lớp)

Học sinh THCS:

422 em (14 lớp)


Chương 2: Một số giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường tại
xã Mậu Lâm - huyện Như Thanh
2.1. Văn hóa vật chất
2.1.1. Trang phục truyền thống dân tộc Mường tại xã Mậu Lâm - huyện
Như Thanh
2.1.1.1. Trang phục phụ nữ
Bộ trang phục phụ nữ thông thường gồm nhiều bộ phận với những chức
năng cụ thể khác nhau trong tổng thể thống nhất như: khăn, áo, váy, đai.
Áo (ạo) của phụ nữ Mường thường dùng là áo pắn loại áo ngắn thơng dụng
có hàng cúc ở ngực chủ yếu, tất cả phụ nữ Mường ống tay dài hơn thân(gần như
áo bà ba) của người Kinh, màu sắc tuy theo ý thích của của từng người, cổ áo
thường làm viền màu khác, bên dưới cổ thường may làm nẹp thẳng gấu áo, khi

nói về trang phục phụ nữ, nét nổi bật của áo là nẹp cổ, nẹp tay, tuy đơn giản chất
liệu vải và hiệu quả gây sự chú ý cho người xem.
Về váy: khi nói đến váy ta đề cập ngay đến cạp váy, cạp váy có nhiều loại
khác nhau, mỗi hoa văn đều thể hiện dáng vẻ tạo dựng khác nhau, cạp váy dùng
để che phần ngực của phụ nữ, cạp váy được tạo thành 3 mảnh: mảnh trên được
dệt bằng tơ tằm, tổng thể là tạo thành hình trám dài 18cm, rộng 15cm, cạnh hình
thoi 12cm.
Mảnh thứ hai với chiều dài kích thước người Mường tạo dệt đều giống
nhau, đó là những con hươu nối đi nhau chạy xung quanh tròn theo chiều kim
đồng hồ, đây là sự kết hợp hài hòa giữa vạn vật và con người. Đây là sự kết hợp
hài hòa giữa vạn vật và con người. Người Mường đều mang quan niệm "có của
mới vui cửa vui nhà", màu sắc ln xen lẫn màu cam, đỏ, tiếp đến là bốn đường
chỉ màu.
Tiếp tục phần tiếp giáp giữa cạp váy và váy đường nét đẹp phong phú hơn,
chiều dài 8cm đó là những đường chỉ dệt đan xen nhau xanh đỏ tạo thành nhiều
đường chạy dài theo thân váy cũng tạo nên vẻ đẹp độc đáo, thanh cảnh đậm đà
bản sắc dân tộc mình.


Thắt lưng: thắt lưng là một loại vải có chức năng làm cho cạp váy quấn vào
cơ thể người mặc, thắt lưng truyền thống của người Mường thường làm bằng vải
tơ tằm. Chiều dài của thắt lưng 2m.10cm. Chiều rộng là 38cm, màu sắc chủ yếu
là màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
Khăn: khăn của phụ nữ Mường có 2 màu đen và trắng là chủ đạo. Khăn có
tác dụng che đầu khi nắng gió làm ấm đầu, khi mùa đơng lạnh giá và cái buộc
tóc gọn gàng khi người phụ nữ lao động, dễ dàng khi chạy nhảy mà vẫn khơng
vương tóc. Khăn cịn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Mường trong
sinh hoạt hàng ngày, là lúc đi chơi, hay trong lễ hội.
Khăn đội trên đầu của phụ nữ Mường không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao
mà cịn mang tính xã hội nữa. Ngồi váy, áo, khăn cịn góp phần tạo nên sắc thái

riêng của trang phục dân tộc Mường.
Xà tích: nói đến trang phục phụ nữ Mường ngoài những thứ kể ở trên cịn
có bộ xà tích, nếu thiếu nó sẽ làm mất đi sự hoàn hảo của người phụ nữ. Phụ nữ
Mường thường đeo xà tích cài vào thắt lưng bng xuống một bên hơng. Xà tích
là dây bạc mà phụ nữ dùng để đeo chìa khóa và các đồ nữ trang khác, một bộ xà
tích gồm dây đeo chìa khóa bằng bạc, hộp đựng kim bằng bạc, túi vải đựng tiền,
dao, nhíp, trong những ngày bình thường các cơ gái Mường thường ít đeo xà
tích, họ chỉ đeo trong những lễ, cưới hỏi.
2.1.1.2. Trang phục nam giới
Quần (khố): nếu như nữ giới mặc váy thì người nam giới mặc quần, quần
của nam giới Mường cũng giống người Kinh, do phụ nữ cắt may và dùng chủ
yếu là màu chàm, đen.
Áo: nhìn chung áo của nam giới dân tộc Mường được tạo nên hình dáng
theo một nguyên tắc nhất định "thượng thu, hạ thách", khi mặc vào người ngực
nở, căng, gấu áo xòa chuyển tiếp xuống quần, áo của nam giới thường do mẹ
hoặc vợ cắt cho và may bằng vải bông.
Khăn: không chỉ riêng ở phụ nữ mà nam giới Mường cũng thắt khăn đội
khă. Tuy nhiên, khăn của nam giới không giống khăn thêu hoa văn đpẹ của phụ


nữ mà chỉ là một miếng vải màu chàm đen quấn lên đầu khi lao động hoặc trong
sinh hoạt. khăn thưởng quấn hai đầu khi đi xa hoặc dùng trong hội hè, lễ tết,
khăn sử dụng khi làm nương rẫy và trong lao động khác cũng như khăn của phụ
nữ khăn của nam giới có tác dụng như cái mũ giúp cho con người bảo vệ cái đầu
che nắng, che mưa, tránh rét.
2.1.2. Nhà ở
Từ bao đời nay người Mường đã quen sống trên những ngôi nhà sàn, đồng
bào đã đúc kết tồn bộ đời sống văn hóa của mình qua câu ngạn ngữ: "Cơm đồ,
nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui tháng tới", nhà ở của người Mường thường
được dựng ở gò đồi, lưng dựa vào núi, nhà thường có 4 mái, 3 gian, sàn lát bằng

gỗ, những gia đình có đơng con thì ngơi nhà sàn 5 hoặc lên đến 9 gian. Nhà dù ít
hay nhiều gian đều có một sàn bên trái để bắc cầu thang và máng nước sinh
hoạt. Gian đầu tiên từ cầu thang lên gọi là gian gốc, đây là nơi quy tụ mọi linh
thiêng của ngôi nhà, là nơi xuất phát những tục lệ đối xử hành vi của con người
với ngôi nhà.
Ở gian gốc có một cây cột to hơn các cây cột khác trong nhà gọi là cột gốc,
ở đầu góc nhà gần cầu thang, cây cột gốc được người Mường trân trọng đặt bàn
thờ tổ tiên. Mọi người kể cả chủ hay khách đến nhà chơi đều không được bôi
nhọ, dựa lưng, gác chân, buộc đồ vật hay đeo quần áo vào cột này.
Gian nhà gốc chỉ dành riêng cho nam giới, phụ nữ trong nhà không được
ngồi nghỉ hoặc làm việc ở đây, tại gian nhà linh thiêng này có một cửa sổ làm
sát đến sàn nhà gọi là cửa sổ "vng" linh thiêng, khơng ai được đưa vật gì hay
chui qua, cửa sổ vng chri dành để đưa quan tài ra ngồi khi gia chủ có tang
ma.
Gian thứ hai của ngôi nhà (gian kế theo của gian gốc) dành cho nam giới
ngủ nghỉ, gian giữa thường làm gian để thóc và làm bếp, lúa gặt ở ruộng nương
về phơi khô khi chuyển lên nhà được để ở đây (đặt cạnh bếp), bếp của người
Mường là rất công phu, khuôn bếp được làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có
đường viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ chuối rồi rải bùn lên trên. Nhà người


Mường thường có 2 bếp chuyên dụng, 1 bếp để nấu nướng thức ăn và phụ nữ,
trẻ em trong gia đình ngồi sưởi ấm, 1 bếp nhỏ hơn dùng để cho đàn ơng trong
gia đình ngồi sưởi ấm vào mùa đông và đun nước uống hằng ngày hoặc tiếp
khách.
Gian cuối cùng là nơi dành cho phụ nữ sinh hoạt có chạn bát, để đồ dùng
gia đình, nơi sửa soạn cơm nước, gian này được ngăn với các gian khác trong
nhà bởi một tấm liếp. Đây cũng là nơi người phụ nữ thay quần áo và ngủ nghỉ.
2.1.3. Ẩm thực của người Mường
Người Mường rất thích ăn các thức ăn có vị chua: củ kiệu, quả cà muối

chua với cá, rau cải muối dưa, quả đu đủ muối dưa tép, rau sắn muối dưa cá, lá
bầu nấu thịt trâu, thịt bò. Đặc biệt trong gác bếp của mỗi gia đình Mường không
thể thiếu những hũ măng chua, nguồn thức ăn quanh năm sẵn có nơi núi rừng,
măng chua có thể xào nấu với cá, thịt gà, vịt, nước măng chua kho thịt trâu, kho
cá, chấm rau sống hay ngâm ớt tươi.
Vị đắng cũng là vị người Mường rất yêu thích, măng đắng, lá, hoa, quả đu
đủ khơng chỉ là món ăn thường ngày mà cịn là món để thờ phụng trong nhiều
nghi lễ dân gian. Ngồi ra cịn có rau đốm, lá kịa, vừa là thức ăn vừa là thuốc
đau bụng.
Gắn với vị cay, người Mường cịn có món ớt nổi tiếng, ớt được băm lẫn với
lòng cá, hay đầu, tiết luộc, ruột cắt nhỏ của con gà, vịt, băm nhỏ cho tất cả lên
màu nâu sẫm, cắt nhỏ vài loại rau thơm trộn vào là được món ớt. Vị ớt cay của
người Mường thường dùng để chế biến thành những món ăn riêng chứ khơng
làm gia vị xào nấu như một số dân tộc khác.
Truyền thống của người Mường là thích bày cỗ trên lá chuối trong tất cả
những bữa cỗ cộng đồng: lễ hội, cưới xin, tang ma hoặc lễ lớn trong năm. Trong
mỗi dịp lễ tết, hội hè món ăn và cách bày trí nó đều có những nét riêng, chứa
đựng cả một tín ngưỡng.
Trong văn hóa ẩm thực người Mường, tục uống rượu đúng ra là một nét
văn hóa riêng, văn hóa rượu cần, rượu cần người Mường luôn phải uống tập thể,


mỗi lần uống rượu cần là ta lại được hòa mình vào những luật vui của các tuần
rượu, được nghe hát dân ca Thường rang - Bộ mẹnh, hát đối đáp của các bên
tham gia. Có thể nói rằng văn hóa ẩm thực người Mường cùng văn hóa rượu cần
đã thể hiện được tính cộng đồng và tính huyết thống rất cao của dân tộc.
Cơm đồ: muốn có cơm đồ, trước hết phải có miếng bằng đồng, có gạp nếp
ngon ngâm qua nước từ 8 - 10 tiếng, đồ cơm bằng hông lá cọ quạt, đồng thời lấy
đũa bếp xới ra đều cho đến lúc cơm nguội đều lại cho vào hơng đậy kín lại cho
cơm nóng và dẻo, khi ăn bốc ra từng ít một tùy theo số lượng người ăn mà lấy ra

cho đủ.
Cơm lam: là món ăn thơng dụng hàng ngày của người Mường, khi trong
nhà có người đẻ thì được chồng hay mẹ chồng trực tiếp làm cơm lam cho ăn,
trong tháng đàu tiên gọi là tháng kiêng người đẻ chỉ ăn cơm lam với thịt gà, theo
cách giải thích dân gian thì cơm lam là món ăn trong sạch, giúp người mẹ có sức
khỏe, khơng mắc phải các tật bệnh truyền cho đứa con. Thực tế là cơm lam hay
đồ nếp nói chung thường có nhiều sữa để trẻ sơ sinh có đủ sữa mẹ.
2.1.4. Thủ công nghiệp truyền thống của người Mường
Người Mường ở xã Mậu Lâm - huyện Như Thanh nói riêng và người
Mường ở Thanh Hóa nói chung trong xã hội cổ truyền, nghề dệt đã trở thành
một nghề thủ công quan trọng hàng đầu trong các nghề thủ công của gia đình.
Sản phẩm dệt của người Mường cũng giống như của người Thái, khơng
những có giá trị về mặt kinh tế mà còn giữ vai trò to lớn trong đời sống xã hội
Mường, cổ truyền, ngồi mục đích đáp ứng nhu cầu mặc, còn dùng trong sinh
hoạt hàng ngày (như vỏ chăn, màn, gối, các loại túi). Theo tập quán, trước khi
lấy chồng, ngồi cơng việc đồng áng và nội trợ, các cô gái Mường phải lo dệt
vải làm gối, làm chăn, ngồi việc lo mặc cho cả gia đình, cịn tự lo dệt vải,
chuẩn bị cho ngày cưới, thường phải làm tới 30 chiếc gối, 10 chiếc chăn, 1 chiếc
màn và theo tục lệ, mỗi thành viên trong gia đình nhà chồng đều được cô dâu
mới biếu một chiếc gối, gia đình nhà chồng có thể đánh giá cơ dâu qua những
của hồi môn này.


Hiện nay, nghề dệt của người Mường ở xã Mậu Lâm - huyện Như Thanh
đang mai một dần, ở các làng bản đều đã vắng tiếng thoi đưa, những chiếc
khung cửi chỉ còn được xem như kỷ niệm một thời đã qua, nghề dệt đang có
nguy cơ bị triệt vong do lớp trẻ bị thất truyền mộ cách vơ tình hay cố ý.
Nghề đan lát: từ xa xưa, con người đã biết sử dụng những nguyên liệu sẵn
có trong thiên nhiên để chế tác ra những vật dụng phục vụ cho cuộc sống của
mình, trong đó có nhiều loại sản phẩm được làm từ các loại cây như tre, luồng,

nứa, vầu. Các nguyên liệu này thường được khai tác tại chỗ ở vườn nhà hoặc
trong rừng, trước khi đan, ngoài việc chẻ, vót thành các nan để đan cịn một số
khâu kỹ thuật xử lý thanh nan bền, đẹp hơn như ngâm nước vôi hay treo gác
bếp.
Nghề đan lát được hình thành và gắn bó mật thiết với đời sống nông nghiệp
và săn bắt hái lượm của người dân tộc Mường. Đây là một nghề có thể sử dụng
tối đa thời gian rảnh rỗi của các thành viên trong gia đình. Trước đây hầu như
người nam giới nào trong xã hội Mường đều biết đan lát nhằm đảm bảo nhu cầu
lao động trong cuộc sống thường ngày.
2.2. Văn hóa tinh thần
2.2.1. Lễ tục
2.2.1.1. Lễ cúng cơm mới: Lễ này thường tổ chức sau khi gặt xong và chỉ tổ
chức nội bộ trong gia đình, khơng mời khách, gia đình phải chuẩn bị cá và một
số thức ăn khác đủ để gia đình cùng dùng, xơi đồ chín đổ ra quạt không được
nếm trước khi cúng, dọn mâm cúng mời tổ tiên, cầu tổ tiên phù hộ mùa sau bội
thu, cúng xong gia đình dọn cơm cùng ăn.
2.2.1.2. Lễ mừng thọ: Mỗi người con, kể cả trai gái, đầu phải tổ chức lễ
mừng thọ cho bố mẹ, thường vào dịp đầu xuân, lễ mừng thọ dù làm quy mô
khác nhau, nhưng đều phải chuẩn bị con lợn khoảng 30 cân trở lên, may một bộ
quần áo hoặc váy mới cho bố mẹ kèm theo rượu, gạo. gia đình khá giả, có thể
làm trâu bò để mừng thọ cho bố mẹ.


Lễ mừng thọ phải mượn thầy cúng, mâm cúng được bày toàn bộ những thứ
mà các con chuẩn bị, mỗi thứ một ít, thầy cúng giới thiệu con cả hay con thứ,
con út tổ chức, mời vía bố mẹ vào ăn uống trước mọi người, sau đó các con cháu
lạy và buộc chỉ cổ tay cho bố mẹ, ông bà.
2.2.1.3. Tục làm vía: Có các loại vía sau: vía sau sinh đẻ cho trẻ sơ sinh
chóng lớn, vía trước khi đi xa gia đình, cầu khơng bị mất lạc vía đi vào đám
đơng, vái sau ốm đau, vía sau tai nạn, gọi vía khơng nàm lại nơi bị tai nạn, vái

khi lấy chồng, lấy vợ nhằm để vía vợ chồng cùng chung sống trọn đờ, vía người
cao tuổi, mỗi người con từ vợ chồng con cả đến vợ chồng con út đều làm vía
cho ơng bà nội ngoại nhàm đền đáp công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ hai
bên nội ngoại, vía sau khi người thân trong gia đình mất, khơng cho vía người
thân trng gia đình theo vía con cháu đến khi về già, việc làm vía này nhằm thể
hiện mối tình nghĩa nội ngoại ln giữ gìn bền vững.
Nghi lễ trong làm vía khơng giống nhau, tùy hồn cảnh, điều kiện của từng
gia đình mà làm vía bằng gà, lợn hay trâu bò, nhưng dẫu cúng bằng gì thì mục
đích, ý nghĩa đều giống nhau: mong cho người thân u có cuộc sống n bình,
khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn, tốt đẹp.
2.2.2. Nhạc cụ dân tộc
2.2.2.1. Cồng, chiêng
Cồng chiêng của người Mường là một nhạc cụ truyền thống đặc sắc, gắn bó
với mỗi người Mường từ khi lọt lòng mẹ đến khi qua đời. cồng chiêng là một
nhạc cụ truyền thống không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người dân
tộc Mường, trong các dịp tết, đám cưới, đám ma, trong các đoàn săn bắn, những
dịp như vậy khắp vùng vang lên tiếng chiêng rộn rã, vào những ngày lễ hội tiến
chiêng vang lên trầm bổng cùng những cuộc vui hội của mọi người. Khi mừng
nhà mới tiếng cồng cũng được đánh lên vui nhộn mừng gia chủ, có thể nói cồng,
chiêng có mặ ở khắp mọi nơi, mọi thời khắc đáng ghi nhớ trong cuộc đời người
Mường.
2.2.2.2. Dân ca


Dân là một trong hai yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau trong âm nhạc dân
gian của người Mường, nói đến dân ca là nói đến xường của người Mường.
Theo người già kể lại, xường được dùng để ca ngợi, phản ánh tình cảm,
nguyện vọng của quần chúng, để trai gái tỏ tình, làm quen, khi người con trai ở
các làng mình, các cơ gái trong làng sẽ chủ động có cơi trầu đến chào khách,
mời xường, nếu khách là con gái thì con trái sẽ chủ động việc mời chào, thường

mỗi cuộc hát xường là một cuộc sinh hoạt văn nghệ say mê và lý thú của hai bên
nam nữ. Nữ ở nhà trong, nam ở nhà ngoài, đèn thắp sáng có trầu, nước, thuốc
lào cho mọi người dùng chung, người già và trẻ nhỏ ngồi nghe, thưởng thức tài
nghệ lời ca tiếng xường của đơi bên.
2.2.2.3. Trị chơi
Trò chơi của người Mường gần gũi với mọi đối tượng, có những trị chơi
được tổ chức chu đáo, cơng phu như: thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn, trò đánh
mảng...


Chương 3: Thực trạng, phương án bảo tồn và phát huy giá trị truyền
thống văn hóa dân tộc Mường tại xã Mậu Lâm - huyện Như Thanh
3.1. Thực trạng
Mậu Lâm là xã có bốn dân tộc anh em sinh sống trong một cộng đồng lâu
bền vững chắc: Kinh, Thái, Mường, Thổ. Văn hóa truyền thống các dân tộc là cả
một kho tàng vô tận vừa về bề dày lịch sử, văn hóa nổi tiếng như các tác phẩm
dân gian: Đẻ đất đẻ nước, Truyện cổ Mường, các loại trò diễn, pồn poong, múa
sạp, phụ nữ mường ăn mặc lịch sự và trang nhã trong bộ áo khóm và váy của
dân tộc mình, kiến trúc nhà ở truyền thống của người dân tộc Mường ở xã Mậu
Lâm là nhà sàn, nhưng nay tất cả những giá trị truyền thống đấy không được
người Mường quan tâm đến nữa, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên bây giờ hầu hết
ít ai quan tâm đến nguồn gốc của dân tộc mình, khơng ai biết đến các loại trò
chơi, trò diễn của dân tộc, thay vào đó là lối sống theo kiểu phương tây như mặc
quần tây, áo sơ mi, sống trong những ngôi nhà xây bằng gạch, ngói và xi măng
sang trọng, đó là sự mai một bản sắc văn hóa của dân tộc Mường tại xã Mậu
Lâm - huyện Như Thanh.
3.2. Nguyên nhân
Khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường bước tới nền kinh tế cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa thì bộ phận quản lý được tách riêng và được các đơn vị
như bảo tàng, thư viện và được sự quản lý của sở Văn hóa thơng tin quản lý,

phịng Văn hóa huyện có trách nhiệm thơng tin cho xã biết và phụ trách cơng tác
văn hóa thơng tin thể thao.
Cơng tác quản lý văn hóa thơng tin ở xã chưa có đủ kinh phí để thực hiện
các hoạt động văn hóa, kinh nghiệm quản lý để áp dụng với thực tiễn cũng chưa
đầy đủ cho nên để bảo tồn và phát huy giá trị của trang phục truyền thống hầu
như chưa được quan tâm đúng mức.
Do đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương trong xã còn
nghèo nàn, khó khăn, sự xâm nhập của nền văn hóa từ bên ngoài vào nền văn


hóa của dân tộc vốn đã yếu sức đề kháng, lứa tuổi thanh niên khơng ý thức được
nền văn hóa của dân tộc nên dễ tiếp thu văn hóa bên ngồi khơng chọn lọc, quay
lưng lại với những sinh hoạt văn hóa dân tộc.
Trình độ dân trí của nhân dân chưa đồng đều nên công tác bảo tồn và quản
lý chưa chặt chẽ, tác phong và lề lối ở cán bộ quản lý chưa phối hợp chặt chẽ với
nhân dân. Bên cạnh đó, một bộ phận chất lượng chun mơn chưa cao, chất
lượng thông tin tuyên truyền chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Một số
thôn chưa chủ động phát huy nội lực bên trong và bên ngoài, thiếu đồng bộ
trong quản lý.
Công tác bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống và các đồ cổ chưa
được các nhà quản lý quan tâm bảo tồn, chủ yếu đang được lưu giữ trong nhân
dân.
Việc đầu tư cho cơng tác bảo tồn các di sản văn hóa cịn chưa nhiều, kinh
phí hạn chế chưa thúc đẩy được các hoạt động sưu tầm, khai thác.
Công tác đào tạo cán bộ văn hóa cho các xã chưa được đẩy mạnh, đặc biệt
là cán bộ quản lý là người dân tộc cịn thiếu năng lực và chun mơn. Đội ngũ
cán bộ quản lý nghiên cứu khoa học về văn hóa dân tộc chưa có.
Bên cạnh đó, trong thời gian dài, một số cấp đảng ủy, chính quyền địa
phương trong xã chưa nhận thức đẩy đủ vai trị cơng tác bảo tồn văn hóa dân
tộc, chưa chú trọng và có biện pháp chỉ đạo tích cực, hữu hiệu cho việc bảo tồn,

phát huy nền văn hóa truyền thống của dân tộc Mường trong xã.
Việc tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng tham gia giữ gìn văn
hóa dân tộc chưa được tiến hành thường xuyên và sâu rộng đến các tầng lớp
nhân dân. Nguyên nhân quan trọng hơn cả là chiến lược đầu tư cho văn hóa,
nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Đa số nhân dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng phát triển
chậm, trung tâm hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, y tế cịn thiếu, các thơn
đang cịn chưa có điều kiện sinh hoạt cộng đồng thường xuyên nên công tác
quản lý chưa được chặt chẽ.


3.3. Phương án bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc
Mường tại xã Mậu Lâm - huyện Như Thanh
Ngày nay, với nền kinh tế đang phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, khơng những bản sắc văn hóa dân tộc Mường mà bản sắc văn hóa
của các dân tộc khác cũng biến đổi theo, vì vậy chính quyền địa phương và nhân
dân trong tồn xã cần phải có phương án bảo tồn và phát huy giá trị trang phục
truyền thống của dân tộc mình.
Di sản văn hóa tồn tại trong đời sống cộng đồng và chỉ có thể được bảo vệ,
giữ gìn bởi cộng đồng, bởi vậy điều quan trọng là làm cho người dân ý thức
được rằng biện pháp huy động sức dân chỉ có hiệu quả trên một nền tảng ý thức
về giữ gìn di sản văn hóa, nhân dân là chủ thể đóng vai trị quyết định trong việc
bảo tồn một cách bền vững di sản văn hố của chính họ.
Cơng tác bảo tồn di sản văn hóa gồm các hoạt động như: bảo tồn nguyên
trạng, trùng tu, phục hồi, tái tạo - làm lại, quy hoạch bảo tồn, các cấp chính
quyền địa phương trong xã Mậu Lâm nói chung, cán bộ quản lý văn hóa cần có
phương án cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mường
trong xã như:
Xây dựng kế hoạch cụ thể, tăng cường các biện pháp ưu tiên kiểm kê, xếp
hạng những loại hình di sản nào đã biến mất hoặc đang có nguy cơ bị mai một,

loại hình nào đang tồn tại và tồn tại như thế nào để có biện pháp bảo tồn và phát
huy phù hợp.
Đối với trang phục dân tộc thì các cấp chính quyền và nhân dân trong xã
cần phải xây dựng các làng nghề, dệt thổ cẩm để tạo việc làm cho người dân
những lúc rảnh rỗi vừa để giữ gìn được bản sắc văn hóa trang phục của dân tộc
mình.
Đối với sản lượng văn học dân gian văn bia, thần tích, thần phả, địa chí,
hương ước, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, tơn giáo, nghệ thuật biểu diễn trị
chơi, ẩm thực với các thiết bị máy móc hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, máy
quay công việc sưu tầm bản sắc văn hóa truyền thống sẽ mang lại hiệu quả to


lớn khi chúng ta huy động được nhiều thành phần tham gia như: học sinh, sinh
viên, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và đặc biệt là nhân dân ở địa phương.
Cán bộ văn hóa cần phải xây dựng các chương trình văn hóa, văn nghệ
nhằm tập trung tun truyền, giới thiệu, phổ biến, quảng bá, nâng cao nhận thức,
năng lực trách nhiệm của cộng đồng với toàn xã hội đối với việc bảo vệ và phát
huy giá trị bản sắc vwan hóa của dân tộc trong xã nói chung và dân tộc Mường
nói riêng.
Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục ý thức tự giác của người dân
trong việc bảo tồn và phát huy bản sức văn hóa truyền thống.
Cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm khơng ngừng nâng cao trình
độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ văn hóa trong xã để đáp ứng yêu
cầu công việc bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc nói chung trong tồn xã.
Tăng cường nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước đi đơi với nguồn lực
xã hội hóa để bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, kêu gọi các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài địa phương những người tâm huyết với di sản có
những hành động thiết thực góp phần tơn vinh, phát huy giá trị di sản văn hóa
gắn với phát triển du lịch văn hóa bền vững.
Chúng ta có thể chụp ảnh đưa lên các trang web giới thiệu sản phẩm của

dân tộc mình và cần phải phát huy giá trị bản sắc văn hố riêng của bản sắc văn
hóa dân tộc Mường trong tồn xã.
Hàng năm phịng văn hóa huyện phối hợp với các ngành các xã tổ chức các
cuộc thi, liên hoan nghệ thuật các dân tộc, ngày hội thể thao các dân tộc theo
quy mơ tồn huyện, nhằm tăng cường nếp sống văn hóa và phát triển phong trào
xây dựng và phát triển nền văn háo Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc (theo nghị quyết TW 5 khóa 8).
Để làm tốt những phương án trên, vấn đề then chốt là chúng ta phải đổi
mới và nâng cao nhận thức, xem cơ sở là địa bàn chiến lược của sự nghiệp cách
mạng hóa, là mơi trường sống, nơi sinh ra và đồng thời là nơi lưu giữ, trao
truyền và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Chắc chắn rằng khi hội tụ


đủ sức mạnh tổng hợp thì nhất định cơng tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn
hóa sẽ đạt được nhiều thành tựu mới, góp phần nâng cao đời sống văn hóa các
dân tộc trong xã nói chung và dân tộc Mường nói riêng.


C. KẾT LUẬN
Văn hóa là sức mạnh trường tồn của một dân tộc, là đặc trưng của mỗi
quốc gia, nếu chúng ta mất đi bản sắc văn hóa đó thì xã hội sẽ kém phát triển và
phong trào toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở sẽ làm cho tất cả
các mặt của văn hóa sẽ được thâm nhập vào mỗi người dân. Vì vậy bản sắc văn
hóa truyền thống là thành tố quan trọng của văn hóa tộc người nên chúng ta cần
phải giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc mình.
Bản sắc văn hóa nó cịn phản ánh và ghi dấu một trình độ phát triển cao của
thẩm mỹ dân gian, nghệ thuật tạo hình trang phục, nhất là nữ giới, là nơi tập
trung những quan niệm thẩm mỹ, sự hài hịa và là nơi giữ gìn phản ánh đặc
trưng tộc người. Khơng những vậy nó cịn mang sắc thái rõ nét với các ngành
các vùng trong quá trình cư trú xen kẽ với các thành phần dân tộc khác.

Người Mường cịn giữ bản sắc dân tộc của mình vừa tiếp thu những yếu tố
văn hóa khác, đó là q trình tạo nên phong cách riêng về văn hóa của các ngành
dân tộc.
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội tồn xã việc thực
hiện, tìm hiểu nhận thức dưới các yếu tố truyền thống của dân tộc là nhu cầu tất
yếu khách quan. Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường góp phần tìm hiểu
văn hóa và tộc Mường trong các mối quan hệ với các dân tộc anh em.
Vườn hoa văn hóa của dân tộc Mường thật giàu sắc hương, vườn hoa đó
đang cần vun xới, chọn lựa góp phần bảo tồn giá trị truyền thống và hiện đại
khởi sắc góp phần xứng đáng với toàn xã hội.



×