Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5 MB, 88 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đồ án tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và học hỏi của tôi dưới sự hướng
dẫn của ThS. Nguyễn Thị Linh Giang, không sao chép ở bất cứ tài liệu nào. Các số
liệu, thông tin được sử dụng trong đồ án để thực hiện cho việc đánh giá, nhận xét,
đề xuất đều là số liệu thực tế. Ngoài ra, tôi còn tham khảo và sử dụng một số bài có
liên quan đến chất thải rắn y tế từ các nguồn khác nhau và đều được trích dẫn trong
danh mục tài liệu tham khảo.
Nếu như phát hiện bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước hội đồng cũng như kết quả đồ án của mình.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017
Sinh viên

Đình Thị Hoàn


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đồ án, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cơ quan, các cán bộ,
nhân viên y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô hiện đang công tác, giảng
dạy tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã truyền đạt cho em
những kiến thức qúy báu trong suốt 4 năm theo học tại nhà trường. Đặc biệt, em xin
chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường đã cung cấp cho em những
kiến thức chuyên ngành quý giá để em có thể hoàn thiện tốt đồ án tốt nghiệp này.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Linh Giang –
Giảng viên khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
đã tận tình giúp đỡ, dành nhiều thơi gian và công sức hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực hiện đồ án.


Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám đốc bệnh viện đa khoa
Hoài Đức, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hoài Đức, các cán bộ, nhân viên y tế
bệnh viện, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn cùng toàn bộ các y bác sỹ, nhân viên y tế
tại 3 trạm y tế thị trấn Trạm Trôi, trạm y tế xã Đức Giang, trạm y tế xã Kim Chung
đã tạo điều kiện cho em được tham quan, khảo sát và cung cấp những thông tin, số
liệu giúp đỡ em hoàn thiện đồ án này.
Và em cũng chân thành cảm ơn những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
hiện đang nằm tại bệnh viện Hoài Đức đã lắng nghe và cung cấp thêm thông tin
trong thời gian khảo sát tại bệnh viện
Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn thiếu sót, hạn chế nên đồ
án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn của
thầy cô, sự góp ý của bạn bè để đồ án của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Đình Thì Hoàn


MỤC LỤC
c. Trạm y tế xã Kim Chung......................................................................................15

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP


An toàn thực phẩm

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BYT

Bộ Y tế

CP

Cổ phần


CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRYT

Chất thải rắn y tế


HTX

Hợp tác xã

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KHTC

Kế hoạch tài chính

KT – XH

Kinh tế - xã hội

MT

Môi trường



Nghị định

NH.S

Nha sỹ

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

Th.S

Thạc sỹ

TT

Thông tư

TT-GDSK

Tuyên truyền – Giáo dục sức khỏe

TTLT

Thông tư liên tịch

TTYT

Trung tâm y tế


DANH MỤC BẢNG
Thành phần hóa học......................................................................................................6
Thành phần sinh học....................................................................................................6
- Ảnh hưởng đến môi trường........................................................................................6
- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng..........................................................................6


c. Trạm y tế xã Kim Chung......................................................................................15
Điều tra, khảo sát trực tiếp hoặc thông qua phiếu điều tra:.............................................20
- Điều tra khảo sát thực tế về hiện trạng, công tác thu gom, vận chuyển, quản lý chất
thải rắn tại huyện Hoài Đức.............................................................................................20
--Điều tra hiện trạng phân loại rác, lưu trữ rác tạm thời tại bệnh viện...........................21
- Điều tra quá trình xử lý rác y tế tạm thời của bệnh viện...............................................21
Số phiếu dự kiến 40 phiếu trong đó:................................................................................21
+ Bác sĩ, nhân viên cán bộ y tế bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức: 20 phiếu..............21
Dự báo lượng CTR phát sinh tại bệnh viện giai đoạn 2017- 2020 dựa vào:...................21


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Thành phần hóa học......................................................................................................6
Thành phần sinh học....................................................................................................6
- Ảnh hưởng đến môi trường........................................................................................6
- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng..........................................................................6

c. Trạm y tế xã Kim Chung......................................................................................15
Điều tra, khảo sát trực tiếp hoặc thông qua phiếu điều tra:.............................................20
- Điều tra khảo sát thực tế về hiện trạng, công tác thu gom, vận chuyển, quản lý chất
thải rắn tại huyện Hoài Đức.............................................................................................20
--Điều tra hiện trạng phân loại rác, lưu trữ rác tạm thời tại bệnh viện...........................21
- Điều tra quá trình xử lý rác y tế tạm thời của bệnh viện...............................................21
Số phiếu dự kiến 40 phiếu trong đó:................................................................................21
+ Bác sĩ, nhân viên cán bộ y tế bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức: 20 phiếu..............21
Dự báo lượng CTR phát sinh tại bệnh viện giai đoạn 2017- 2020 dựa vào:...................21


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Thành phần hóa học......................................................................................................6

Thành phần sinh học....................................................................................................6
- Ảnh hưởng đến môi trường........................................................................................6
- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng..........................................................................6

c. Trạm y tế xã Kim Chung......................................................................................15
Điều tra, khảo sát trực tiếp hoặc thông qua phiếu điều tra:.............................................20
- Điều tra khảo sát thực tế về hiện trạng, công tác thu gom, vận chuyển, quản lý chất
thải rắn tại huyện Hoài Đức.............................................................................................20
--Điều tra hiện trạng phân loại rác, lưu trữ rác tạm thời tại bệnh viện...........................21
- Điều tra quá trình xử lý rác y tế tạm thời của bệnh viện...............................................21
Số phiếu dự kiến 40 phiếu trong đó:................................................................................21
+ Bác sĩ, nhân viên cán bộ y tế bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức: 20 phiếu..............21
Dự báo lượng CTR phát sinh tại bệnh viện giai đoạn 2017- 2020 dựa vào:...................21


MỞ ĐẦU
1.. Lí do lựa chọn đề tài
Toàn thế giới đang hướng tới phát triển kinh tế, kinh tế phát triển kéo theo
các vấn đề về văn hóa, y tế, giáo dục cũng phát triển theo dẫn đến nhu cầu và chất
lượng sống của người dân cũng được cải thiện. Khi đó, nhiều yếu tố tác động nên
con người như: áp lực công việc làm con người bị stress, làm việc tại nhiều nơi độc
hại, ăn quá nhiều và dư thừa năng lượng,... dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau ảnh
hưởng đến con người. Từ đó, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân càng tăng
cao, để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân thì các bệnh viện và
các trung tâm y tế ra đời, vấn đề rác thải y tế bắt đầu xuất hiện và được quan tâm.
Việt Nam là nước đang trên đà phát triển, vấn đề về chất thải rắn cũng đang
là vấn đề đáng quan tâm và nóng trên các bài báo, tạp chí, thời sự vì mức độ ảnh
của nó đến môi trường và sức khỏe con người, trong đó có chất thải rắn y tế. Hiện
nay ngành y tế ở các bệnh viện với các quy mô giường bệnh khá lớn. Khối lượng y
tế tư nhân đang hoạt động cũng nhiều dẫn đến lượng chất thải y tế càng tăng lên,

nguyên nhân là do dân sô tăng, mức sống và sự nâng cao nhu cầu khám chữa
bệnh.Trong báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia về chất thải rắn năm 2011, trên
địa bàn Hà Nội, lượng rác thải rắn y tế khoảng 5000 tấn/năm, số chất thải được lưu
trữ sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay cơ sở hoặc kí hợp đồng thu gom
vận chuyển chất thải rắn y tế với cơ quan xử lý đã được cấp phép. Khối lượng chất
thải quá lớn trong khi nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói
riêng về chất thải rắn y tế còn hạn chế, chình vì vậy dòng thải trong bệnh viện đã
hòa lẫn dòng thải khác đi vào môi trường, phát sinh nhiều bệnh lây nhiễm cho con
người, ảnh hưởng đến sức khỏe công đồng. Trong khi công tác quản lý chất thải y tế
tại hầu hết các cơ sở y tế chưa thực hiện triệt để từ khâu thu gom, phân loại, vận
chuyển,.. Do đó, việc đào tạo về nhận thức cán bộ, nhân viên y tế và người nhà
bệnh nhân tạo điều kiện quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế là rất cần thiết.
Huyện Hoài Đức cũng đang nằm trong thực trạng nói trên, vấn đề quản lý
chất thải rắn y tế tại bệnh viện cũng còn rất nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn
trong công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý. Chất thải y tế hầu như được
thu gom triệt để nhưng chưa được phân loại cụ thể, xe vận chuyển chất thải y tế còn
thô sơ. Để thay đổi công nghệ và quy trình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế sẽ mất
rất nhiều kinh phí và thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh
viện. Do đó chỉ có thể sử dụng các biện pháp thay thế tạm thời để nâng cao công tác

1


quản lý chất thải rắn y tế.Trước tình trạng đó đòi hỏi phải có giải pháp để phân loại
và thu gom, xử lý và quản lý chất thải rắn một cách phù để hạn chế tối thiểu mức độ
ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe công đồng, tạo điều kiện
phát triển kinh tế vùng bền vững. Do đó mà em chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y
tế trên địa bàn huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội” được thực hiện để giải quyết những
vấn đề còn tồn đọng trong công tác phân loại, thu gom và quản lý chất thải rắn y tế

trên địa bàn huyện Hoài Đức.
2. Mục tiêu nghiên cứu
--Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện
Hoài Đức, TP Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y
tế trên địa bàn huyện.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng phát sinh (Thành phần, tính chất, khối lượng) chất thải
rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức.
+ Nêu lên hiện trạng CTRYT
+ Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế
+ Đánh giá hiện trạng CTRYT
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện
Hoài Đức
+ Hiện trạng công tác phân loại, thu gom chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện
Hoài Đức.
+ Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Hoài Đức.
- Đánh giá nhận thức của cán bộ y tế và người nhà bệnh nhân
+ Đánh giá nhận thức của cán bộ y tế
+ Đánh giá nhận thức của người nhà bệnh nhân
- Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải
rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về chất thải rắn y tế
1.1.1 Khái niệm
Theo thông tư 58/2015/TTLT –BYT – BTNMT: Thông tư liên tịch Bộ y tế Bộ TNMT quy định về quản lý chất thải y tế đưa ra một số khái niệm:

--Chất thải y tế là chât thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở
y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc
tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và
chất thải nguy hại không lây nhiễm.
- Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực
hiện.
- Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải
chất thải y tế.
- Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và
vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu
giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất
thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở
xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế.
- Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ
gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo
huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh
trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả;
bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở
nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học.
1.1.2 Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện, các cơ sở y tế khác như:
trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám
ngoại trú, trung tâm lọc máu,…; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh
học; ngân hàng máu,… Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc
3



thù khác với các loại CTR khác. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các
khu xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược.
Bảng 1.1: Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế
Loại CTR

Nguồn tạo thành

Chất thải sinh hoạt

Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành
chính, các loại bao gói,…

Chất thải chứa các vi
trùng gây bệnh

Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng
của người sau khi mổ xẻ và của động vật sau quá trình
xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu mủ của bệnh nhân,


Chất thải bị nhiếm bẩn

Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh
nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà,…

Chất thải đặc biệt

Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các
chất phóng xạ, hóa chất dược,… từ các khoa khám,
chữa bệnh, hoạt động thực nghiệm, khoa dược,…

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011)

1.1.3 Phân loại chất thải rắn y tế
Theo thông tư 58/TTLT – BYT – BTNMT thì chất thải y tế được phân loại
thành:
- Chất thải lây nhiễm bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết
cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây
truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật
và các vật sắc nhọn khác.
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa
máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng
xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định
số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi

4


hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng
xét nghiệm.
+ Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác
động vật thí nghiệm.
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
+ Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
+ Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại
từ nhà sản xuất;
+ Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các
kim loại nặng;

+ Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
+ Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về
quản lý chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT).
- Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế:
+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của
con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế.
+ Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục
chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại
Điểm a Khoản 4 Điều này nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy
hại.
+ Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
- Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế.
1.1.4 Thành phần chất thải rắn y tế
Thành phần vật lý
Thành phần vật lý của CTRYT gồm:
- Bông vải sợi: gồm bông băng, gạc, quần áo, khăn lau, ...
- Giấy: Giấy thải từ nhà vệ sinh, giấy thấm, giấy gói, hộp đựng dụng cụ,..
- Nhựa: Hộp đựng bơm tiêm, dây chuyền máu, hộp đựng dụng cụ,...
- Kim loại: kim tiêm, dao mổ, kéo mổ,...
5


Thành phần hóa học
Thành phần hóa học gồm 2 loại:
- Vô cơ: hóa chất, thuốc thử,....
- Hữu cơ: đồ vải sợi, phần cơ thể, thuốc,...
Thành phần sinh học
Gồm máu, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ, ...
1.1.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
- Ảnh hưởng đến môi trường

Môi trường nước: Nguồn nước có thể bị nhiễm bản do các chất độc hại có
trong chất thải bệnh viện. Chúng có thể chứ các vi sinh vật gây bệnh. Chunga có thể
chứa kim loại nặng, phần lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa
phim X.quang. Một số dược phẩm nhất định, nếu xả thải mà không xử lý có thể gây
nhiễm độc nguồn nước cấp.
Môi trường đất: Tiêu hủy không an toàn chất thải nguy hại như tro lò đốt hay
bùn của hệ thống xử lý nước thải rất có vấn đề khi các chất gây ô nhiễm từ bãi rác
có khả năng rò thoát ra, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, và cuối cùng là tác động
tới sức khỏe cộng đồng trong dài hạn.
Môi trường không khí: Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng lên khi phần lớn
chất thải nguy hại được thiêu đốt trong điều kiện không lí tưởng. Việc thiêu đốt
không đủ nhiệt độ trong khi rác thải đưa vào quá nhiều sẽ gây ra nhiều khói đen.
Việc đốt chất thải y tế đựng trong túi nilon PVC, cùng với các loại dược phẩm nhất
định có thể tạo ra khí axít, thường là HCl và SO2
- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể
thông qua nhiều đường: Vết thương, vết cắt qua da, qua niêm mạc, qua đường hô
hấp, qua đường tiêu hóa. Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da mà còn
gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Tổn thương do vật sắc nhọn
có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm như HIV. Khoảng 80% nhiễm trùng
HIV nghề nghiệp là do thương tích do vật sắc nhọn và kim tiêm. Việc tái chế hoặc
xử lý không an toàn chất thải lây nhiễm, bao gồm cả nhựa và vật sắc nhọn có thể có
tác động lâu dài tới sức khỏe cộng đồng.

6


Nhiều hóa chất và dược phẩm sử dụng trong cơ sở y tế là chất nguy hại: gây
độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc,.. nhưng thường khối lượng thấp.
Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu trữ chất thải nguy hại có thể bị rò thoát,

đổ tràn, khi tiếp xúc vào cơ thể dễ mắc bệnh lạ, hoặc bị bỏng, tổn thương da,...
Nhiều thuốc điều trị ung thư là các thuốc gây độc tế bào, chúng có thể gây
chóng mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt là
những người chịu trách nhiệm thu gom chất thải, có thể phơi nhiễm với các thuốc
điều trị ung thu qua hít thở hoặc hạt lơ lửng trong không khí, hấp thu qua da, tiêu
hóa qua thực phẩm vô tình nhiễm bẩn với thuốc gây độc tế bào.
Chất thải phóng xạ ảnh hưởng tới sức khỏe con người như: đau đầu, chóng
mặt, buồn nôn cho đến các vẫn đề đột biến gen dài hạn.
1.1.6 Tổng quan công tác quản lý CTRYT trên thế giới
Trên thế giới, quản lý và xử lý chất thải bệnh viện đã được nhiều quốc gia
quan tâm và tiến hành một cách triệt để từ lâu. Về quản lý, một loạt các chính sách,
quy định đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loại rác thải này. Các hiệp ước
quốc tế, các nguyên tắc, pháp luật và quy định về chất thải nguy hại trong đó có
chất thải bệnh viện cũng đã được công nhận và thực hiện ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới :
Công ước Basel (được thông qua năm 1989, Việt Nam tham gia công ước
ngày 13/3/1995). Được ký kết bởi hơn 100 quốc gia, quy định về sự di chuyển chất
thải độc hại qua biên giới, đồng thời áp dụng cả với chất thải y tế. Công ước đã đưa
ra nguyên tắc chỉ vận chuyển hợp pháp chất thải nguy hại từ các quốc gia không có
điều kiện công nghệ thích hợp sang các quốc gia có điều kiện vật chất và kỹ thuật
để xử lý an toàn một số chất thải đặc biệt.
Nguyên tắc Pollutor pay (1990): nêu rõ mọi người, mọi cơ quan làm phát
sinh chất thải phải chịu trách nhiệm về luật pháp và tài chính trong việc đảm bảo an
toàn và giữ cho môi trường trong sạch.
Nguyên tắc Proximitry : quy định rằng việc xử lý chất thải nguy hại cần được
tiến hành ngay tại nơi phát sinh càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng chất thải bị lưu
giữ trong thời gian dài gây ô nhiễm môi trường.
Về xử lý chất thải bệnh viện, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và khoa học
công nghệ, nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp khác nhau để xử lý loại


7


rác thải nguy hại này. Tại vương quốc Anh, công tác quản lý CTRYT rất được chú
trọng, cụ thể:
Phân loại chất thải y tế.
Định nghĩa chất thải y tế ở nước Anh dựa trên các quy định về rác thải có
kiểm soát năm 1992 như sau: “Bất kỳ chất thải nào mà gồm toàn bộ hoặc một phần
cơ thể người, mô động vật, máu hoặc các dịch cơ thể, chất bài tiết, biệt dược mà
không an toàn có thể gây độc hại cho người khi tiếp xúc với nó. Các rác thải khác
bắt nguồn từ y tế, chất thải mà gây ra truyền nhiễm cho người khi tiếp xúc với nó.”
Chất thải y tế nằm trong phạm vi định nghĩa này được chia thành 8 loại nhóm
bao gồm: mô người và chất truyền nhiễm; các vật sắc nhọn; mầm bệnh và các chất
thải phòng thí nghiệm; các chất thải biệt dược; nước tiểu, phân và các sản phẩm vệ
sinh; các chất thải Cytotoxic; các chất thải phóng xạ; các biệt dược bị kiểm soát.
Công nghệ tiêu hủy chất thải y tế hiện nay.
Tại Anh, các phân tách chất thải rắn y tế được thiết lập một cách hợp lý, điển
hình trong các bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế khác, các tổ chức y tế có
quy định bắt buộc về pháp lý để quản lý chất thải. Thiêu hủy tất cả chất thải y tế là
hệ thống tiêu hủy phổ biến nhất, đôi khi kèm theo cả xử lý sơ bộ ban đầu cho các
thành phần độc hại đặc biệt nhờ khử trùng tại bệnh viện. Điển hình ở nước Anh các
phương tiện thiêu hủy là Sector riêng và để đạt được tiết kiệm các hệ thống, được
cấp cho từng khu vực. Tuy nhiên, một số bệnh viện hiện đang hoạt động nhờ
“Hospital trusts” cũng tiêu hủy chất thải rắn y tế bằng cách tự thiêu hủy hoặc họ kí
hợp đồng với bên thứ 3 để thiêu hủy. Trong thực tế, không phải tất cả rác thải được
thiêu hủy. Chôn lấp được sử dụng cho loại chất thải rắn y tế ít độc hại hơn (rác thải
không gây bệnh truyền nhiễm). Lựa chọn phương pháp tiêu hủy cục bộ phải dựa
trên điều kiện thực tế và khả năng tiêu hủy có sẵn. Tuy vậy, cách thức tiêu hủy cục
bộ hiện nay cũng ít được áp dụng. Theo truyền thống, các lò đốt quy mô nhỏ được
phép thực hiện các tiêu chuẩn môi trường thấp hơn, làm chúng có tính hiệu quả theo

chi phí (vì chi phí làm sạch khí là 50-60%). Tuy nhiên, phương pháp này có vấn đề
khi lượng khí thải nhỏ hơn, nhưng nồng độ cực đại tại mặt đất có thể cao hơn so với
các lò đốt quy mô lớn, vì vậy mức độ rủi ro cho sức khỏe sinh ra từ lò đốt quy mô
nhỏ và lò đốt quy mô lớn là như nhau. Khi tiêu chuẩn giới hạn phát thải đối với các
lò đốt quy mô nhỏ được thắt chặt hơn, thì nhiều lò đốt nhỏ tại các bệnh viện sẽ bị
đóng cửa. Khi đó bệnh viện phải ký hợp đồng thu gom và thiêu hủy với công ty
dịch vụ.

8


Chiến lược tiêu hủy chất thải.
Tại Anh, chiến lược tối ưu cho tiêu hủy chất thải y tế là thiêu hủy ở nhiệt độ
cao với thiết bị làm sạch khí thải hợp lý để thỏa mãn các tiêu chuẩn Châu Âu về
kiểm soát chất phát thải. Chiến lược này đã được áp dụng trong quá khứ và sẽ tiếp
tục được áp dụng trong tương lai. Khối lượng chất thải rắn y tế được chôn lấp sẽ
giảm. Trong khi đó các biện pháp tiêu hủy thích hợp khác luôn luôn sẵn sàng đáp
ứng đủ công suất theo yêu cầu. Một phương pháp xử lý rác thải y tế là khử trùng
bằng nhiệt đã được đề xuất tại Anh và đã được cơ quan môi trường chấp thuận như
là một giải pháp để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó biện pháp tiêu hủy “đồ sắc
nhọn” tại nguồn (là tại các bệnh viện và phòng khám tư) với chi phí thấp cũng được
phát triển ở nước Anh.
1.1.7 Thực trạng công tác quản lý CTRYT ở Việt Nam
- Hiện trạng thu gom, phân loại, vận chuyển CTRYT
Năm 2015, công tác thu gom, lưu trữ CTR y tế nói chung đã được quan tâm
bởi các cấp từ Trung ương đến địa phương, thể hiện ở mức độ thực hiện quy định ở
các bệnh viện khá cao.
Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý
của Bộ Y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ sau đó
được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển

và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám
chữa bệnh đó.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y tế quản lý,
công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là
công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn (chất thải y tế thông thường, chất
thải y tế nguy hại...).
Trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy
để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4% bệnh viện có mái che để lưu giữ
CTR... đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường.
Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ,
còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường được
đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Có 63,6% sử dụng túi
nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3% sử dụng túi có thành dày theo đúng quy
chế. Chất thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các

9


bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có
thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh).
Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một số bệnh viện
có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận chuyển
chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe có nắp đậy.
Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3% đạt yêu
cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế.
Phương tiện thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt
tiêu chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do
vậy mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó
khăn. Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là
Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh

viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác.
Một số khu vực lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên
ngoài được trang bị điều hoà và hệ thống thông gió theo quy định..
Nhìn chung các phương tiện vận chuyển chất thải y tế còn thiếu, đặc biệt là
các xe chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ bệnh viện, cơ
sở y tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm,
không có các trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn.
- Hiện trạng xử lý và tái chế chất thải rắn y tế thông thường
CTR y tế không nguy hại ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều do Công ty môi
trường đô thị thu gom, vận chuyển và được xử lý tại các khu xử lý CTR tập trung
của địa phương.
Hoạt động thu hồi và tái chế CTR y tế tại Việt Nam hiện đang thực hiện không theo
đúng quy chế quản lý CTR y tế đã ban hành. Chưa có các cơ sở chính thống thực
hiện các hoạt động thu mua và tái chế các loại chất thải từ hoạt động y tế ở Việt
Nam. Quy chế Quản lý chất thải y tế (2007) đã bổ sung nội dung tái chế CTR y tế
không nguy hại làm căn cứ để các cơ sở y tế thực hiện. Tuy nhiên, nhiều địa phương
chưa có cơ sở tái chế, do vậy việc quản lý tái chế các CTR y tế không nguy hại còn
gặp nhiều khó khăn. Một số vật liệu từ chất thải bệnh viện như: chai dịch truyền
chứa dung dịch huyết thanh ngọt (đường glucose 5%, 20%), huyết thanh mặn (NaCl
0,9%), các dung dịch acide amine, các loại muối khác; các loại bao gói nilon và một
số chất nhựa khác; một số vật liệu giấy, thuỷ tinh hoàn toàn không có yếu tố nguy
hại, có thể tái chế để hạn chế việc thiêu đốt chất thải gây ô nhiễm.

10


Năm 2010, đã phát hiện nhiều hiện tượng đưa CTR y tế ra ngoài bán, tái chế
trái phép thành các vật dụng thường ngày. Việc tái sử dụng các găng tay cao su, các
vật liệu nhựa đã và đang tạo ra nhiều rủi ro cho những người trực tiếp tham gia như
các nhân viên thu gom, những người thu mua và những người tái chế phế liệu.

1.2.,.Tổng quan về huyện Hoài Đức
1.2.1 Tổng quan về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Hình 1.1: Vị trí huyện Hoài Đức trên bản đồ
Hoài Đức là huyện thuộc Hà Tây cũ, nằm phía Tây thủ đô Hà Nội, cách trung
tâm Hà Nội khoảng 16 km (phía Bắc giáp huyện Đan phượng, phía Nam giáp huyện
Quốc Oai và Hà Đông, phía Đông giáp huyện Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, phía
Tây giáp huyện Quốc Oai, Phúc Thọ). Trên địa bàn huyện có các Quốc lộ, tỉnh lộ
chạy qua như: đường Láng - Hoà Lạc, quốc lộ 32 và các đường tỉnh lộ 70, 422, 423.
Địa hình của huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng,
gồm 3 vùng đồi núi, đồng bằng, vùng bãi. Trong vùng có một số núi sót như núi
Voi, vua Bà, núi Thầy, Hoàng Xá (núi đá vôi). Trong huyện có sông Tích và sông
Đáy chảy qua. Huyện có vùng là đồng bằng châu thổ, bằng phẳng, độ cao trung
bình là 5m.
Toàn huyện có 19 xã, 01 thị trấn gồm: thị trấn Trạm Trôi (ở phía Bắc) và 19
xã (An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Đắc Sở, Đông La, Đức
Giang, Đức Thượng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Song Phương, Sơn
Đồng, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn ,Yên Sở), có 54 làng, 132 khu dân cư.

11


Tổng diện tích tự nhiên là 8.246,77 ha chia ra vùng đồng 5.824,96 ha, vùng
bãi là 2.421,81 ha (trong đó: đất nông nghiệp 4.217,09 ha, đất phi nông nghiệp
3.972,38 ha, đất chưa sử dụng 57,30 ha).
1.2.2 Giới thiệu về bệnh viện và các trạm y tế
Huyện Hoài Đức có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng, 20 trạm
y tế và các phòng khám chữa bệnh tư nhân.
Trong giới hạn của đề tài, em xin được thực hiện đánh giá hiện trạng quản lý
chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức và 3 trạm xá y tế trên địa

bàn huyện là trạm y tế thị trấn Trạm Trôi, trạm y tế xã Kim Chung và trạm y tế xã
Đức Giang. Dưới đây là phần giới thiệu về bệnh viện Hoài Đức và 3 cơ sở y tế trên
địa bàn huyện.
a..hBệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức
Bệnh viện đa khoa Hoài Đức nằm trên đia phận thôn Lũng Kênh – Xã Đức
Giang – Huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội.

Hình1.2: Bệnh viện Hoài Đức

Hình1.3: Vị trí bệnh viện Hoài
Đức trên bản đồ

Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức là bệnh viện hạng II, được thành lập
ngày 20/7/1965, trên cơ sở một phân viện của Bệnh viện Hà Đông. Khi mới thành
lập, bệnh viện chỉ có 50 giường bệnh với 13 cán bộ, viên chức. Bệnh viện có 200
giường bệnh, 24 khoa, phòng chức năng và tổng số 293 cán bộ (Thống kê năm
2015). Dưới đây là bảng thống kê các khoa và phòng chức năng của bệnh viện.

12


Bảng 1.2: Bảng thống kê các khoa – Phòng chức năng ở bệnh viện đa khoa
Hoài Đức
STT

Các phòng chức năng

STT

1


Phòng Tổ chức - Hành chính
quản trị

13

Khoa Chẩn đoán hình ảnh

2

Phòng Tài chính Kế toán

14

Khoa Nội

3

Phòng KHTH

15

Khoa Xét nghiệm

4

Phòng điều dưỡng

16


Khoa Truyền nhiễm

Các khoa lâm sàn và cận lâm sàn

17

Khoa Dinh dưỡng tiết chế

5

Khoa ngoại tổng hợp

18

Khoa Khám bệnh

6

Khoa Đông y

7

Khoa phụ sản

19

Đơn nguyên tim mạch

8


Khoa Dược

20

Đơn nguyên gây mê phẫu thuật

9

Khoa Hồi sức cấp cứu

21

Đơn nguyên cấp cứu

10

Khoa Liên chuyên khoa

22

Đơn nguyên giải phẫu bệnh tế bào

11

Khoa KSNK

23

Đơn nguyên phục hồi chức năng


12

Khoa Nhi

24

Đơn nguyên vật tư trang thiết bị y
tế

Các đơn nguyên

(Nguồn: Kế hoạch 5 năm phát triển của bệnh viện Hoài Đức
giai đoạn 2016 – 2020)
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, từ chỗ chỉ có một số trang thiết bị
thô sơ như: làm công thức máu bằng kính hiển vi, xét nghiệm nước tiểu bằng
phương pháp so màu, máy X.quang nửa sóng, máy siêu âm đen trắng. Đến nay
Bệnh viện đã được đầu tư hệ thống máy xét nghiệm và thiết bị chuyên môn cơ bản
thực hiện tốt các nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân máy huyết học bán tự động,
máy xét nghiệm sinh hóa, máy xét nghiệm nước tiểu tự động, monitoring, máy thở,
dao mổ điện, máy nội soi dạ dày, máy nội soi tai mũi họng….giúp cho công tác
chuyên môn của bệnh viện đạt kết quả tốt nhất.

13


Bệnh viện đã triển khai thực hiện nhiều kỹ thuật trong lĩnh vực ngoại – sản
như phẫu thuật thay khớp gối, mổ đẻ lần 2, phẫu thuật chửa ngoài tử cung vỡ, phẫu
thuật cắt u nang buồng trứng, siêu âm tim, chụp UIV…với những kỹ thuật mới
được triển khai đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại
đơn vị, từ đó thu hút người dân trong huyện và các khu vực lân cận đến khám và

điều trị. Số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện tăng theo từng năm thể hiện qua
công suất sử dụng giường bệnh từ 118% năm 2005 lên 138% năm 2010.
Bên cạnh đó, bệnh viện chủ động phòng chống dịch, tiếp nhận, cách ly và
điều trị kịp thời các bệnh nhân mắc bệnh truyển nhiễm gây dịch và không có bệnh
nhân tử vong di dịch.
Bệnh viện đặc biệt quan tâm và khuyến khích cán bộ học nâng cao trình độ
chuyên môn. Nhiều lượt cán bộ đã được bệnh viện cử tham gia chương trình đào tạo
do các trưởng đại học và ngành y tế tổ chức, đồng thời cũng mở nhiều lớp đào tạo
tại chỗ, đào tạo lại về kiến thức chuyên môn, phòng chống dịch bệnh, công tác
chống nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh toàn diện. Công tác nghiên cứu khoa
học, áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật được bệnh viện triển khai đến từng cán
bộ, nhân viên. Nhiều đề tài nghiên cứu đã được ứng dụng trong thực tiễn chẫn
đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh.
Trong những năm tiếp theo, bệnh viện tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển
để nâng quy mô lên 300 giường bệnh, 330 biên chế và nhiều kỹ thuật chuyên môn
mũi nhọn sẽ được triển khai.
b.,.Trạm y tế thị trấn Trạm Trôi
Thị trấn Trạm Trôi được thành lập theo nghị định 52 của chính phủ (tháng 9
năm 1994). Song song với việc phát triển quy hoạch thị trấn, trạm y tế cũng đi vào
hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Tổng số cán bộ, viên chức hiện nay: 06 trong đó có 01 bác sĩ. Trong đó
Trạm trưởng là y sỹ Nguyễn Hữu Thái, Trạm phó là bác sỹ Nguyễn Mạnh Liên
Từ những ngày đầu hoạt động. Trạm y tế gặp không ít khó khăn về nhân lực
và cơ sở vật chất: chỉ có 01 y sỹ y học cổ truyền; 01 y tá; 01 NH.S trung học. Cơ sở
trạm y tế chưa ổn định, trang thiết bị y tế nghèo nàn chưa được đầu tư nên gặp
nhiều khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hai
mươi năm hoạt động trạm y tế phải di chuyển địa điểm nhiều lần, đặc biệt là đều
phải hoạt động nhờ địa điểm.

14



Hiện nay, trạm y tế đã có đội ngũ y, bác sỹ đủ điều kiện hoạt động trong công
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và thực hiện các chương trình y tế quốc gia. Trạm y
tế thị trấn Trạm Trôi được xây dựng khang trang rộng rãi có đầy đủ các phòng chức
năng, đồng thời được đầu tư đầy đủ trang thiết bị như: máy siêu âm, máy điện tim,
các máy xét nghiệm, máy nghe tim thai…phục vụ cho công tác chẩn đoán giúp cho
công tác điều trị đạt hiệu quả.
Năm 2014, với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên trạm y tế và được sự quan tâm
chỉ đạo của Ban Giám Đốc TTYT, Đảng ủy – UBND thị trấn Trạm Trôi và sự giúp
đỡ trực tiếp của các khoa phòng TTYT, thị trấn Trạm Trôi đón nhận danh hiệu đơn
vị đạt tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 – 2020.
c. Trạm y tế xã Kim Chung
Trạm Y tế xã Kim Chung được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1971,
ban đầu với 05 gian nhà cấp bốn đơn sơ và điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
Hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương và sự quan tâm của
các cấp, các ban, ngành, nhất là Ban Giám đốc và các khoa, phòng Trung tâm Y tế
Huyện Hoài Đức, Trạm Y tế xã Kim Chung đã được cấp trên hỗ trợ về công tác
chuyên môn, được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với đầy đủ trang thiết bị y tế
phục vụ công tác chuyên môn, chế độ lương, phụ cấp của cán bộ trạm Y tế được cải
thiện, công tác chăm sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã ngày càng phát
triển, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Tổng số cán bộ viên chức hiện nay: 07 trong đó có 01 bác sỹ. Trong đó,
Trạm trưởng trạm y tế xã là bác sỹ Nguyễn Mạnh Tưởng.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm của Trạm là phòng chống dịch bệnh, chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn nên trong những năm qua Trạm Y tế xã
Kim Chung đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia như: Công tác
khám chữa bệnh, công tác TT- GDSK, công tác phòng chống dịch bệnh, công tác
tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ ….
Xã Kim Chung đã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là xã đạt

chuẩn Quốc gia về Y tế vào năm 2010 và đạt tiêu chí Quốc gia về Y tế xã năm
2012, hàng năm xã vẫn tiếp tục được đầu tư xây dựng bổ sung và duy trì xã đạt
tiêu chí Quốc gia theo quy định.
d.,.Trạm y tế xã Đức Giang

15


Trạm y tế xã Đức Giang được UBND xã xây dựng từ nửa năm 1965. Nửa thế
kỷ trôi qua, trạm y tế Đức Giang đã qua 4 lần xây dựng và chuyển địa điểm. Giờ
đây, trạm y tế đã được xây dựng khang trang với khu nhà 2 tầng rộng rãi với các
phòng chức năng phục vụ hoạt động khám bệnh, vườn thuốc nam phục vụ quá trình
sơ cứu bệnh nhân khi cần thiết.
Từ năm 2008 đến nay Trung tâm Y tế huyện Hoài Đức trực tiếp quản lý chỉ
đạo Trạm Y tế về các công tác chuyên môn: phòng chống dịch bệnh, ATTP, khám
chữa bệnh, thực hiện các chương trình y tế quốc gia.
Hàng năm Trung tâm Y tế huyện đã quan tâm đầu tư kinh phí tu sửa, xây
dựng, nâng cấp Trạm Y tế, cung cấp trang thiết bị, vật tư chuyên môn và bán chuyên
môn như máy siêu âm, máy xét nghiệm nước tiểu, kính hiển vi, máy hút dịch, máy
điện tim, giường, tủ, bàn ghế làm việc…Bổ sung nhân lực, cử cán bộ trạm đi đào
tạo bác sỹ, cao đẳng siêu âm, xét nghiệm, điện tim…đảm bảo cho Trạm Y tế thực
hiện tốt các chương trình y tế tại địa phương.
Năm 2009, xã Đức Giang đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Từ năm 2014 đến
nay, Trạm y tế xã Đức Giang đã xây dựng và duy trì tiêu chí quốc gia về y tế xã theo
10 tiêu chí mới của Bộ y tế.
Với sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, sự quan tâm và chỉ đạo của ngành
Y tế đặc biệt là Trung tâm Y tế huyện Hoài Đức, Trạm Y tế xã Đức Giang đã có đội
ngũ cán bộ y bác sỹ có trình độ chuyên môn vững và cơ sở vật chất khang trang,
trang thiết bị y tế đầy đủ. Đảm bảo công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch
bệnh, thực hiện tốt các chương trình y tế, làm tốt công tác chăm sóc – bảo vệ sức

khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
Năm 2007, Đảng bộ xã Đức Giang đã quyết định thành lập chi bộ Trạm Y tế
với 03 đảng viên, đồng chí Lê Văn Hải là bí thư chi bộ. Đến nay, chi bộ đã có 05
đảng viên. Hàng năm, chi bộ đều đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.

16


Hình 1.4: Trạm y tế xã Đức Giang
1.3 Căn cứ pháp lý liên quan đến quản lý CTR y tế ở Việt Nam
Dưới đây là các văn bản pháp luật và trích dẫn một số điều, khoản trong các
văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý CTRYT ở Việt Nam:
Bảng 1.3: Một số văn bản pháp lí liên quan đến quản lý CTRYT tại Việt Nam
STT

Tên văn bản

1

Luật bảo vệ môi
trường
số
55/2014/QH13 do nước
Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban
hành ngày 23/06/2014
có hiệu lực ngày
01/01/2015.

Trích dẫn các điều, khoản trong văn bản

Theo khoản 1 điểu 72 của Luật BVMT:
“ Bệnh viện và cơ sở y tế phải thực hiện yêu cầu
bảo vệ môi trường sau:
a) Thu gom, xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn
kỹ thuật môi trường;
b) Phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn; thực
hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất
thải rắn y tế bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật
môi trường;
c) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng
phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;
d) Chất thải y tế phải được xử lý sơ bộ loại bỏ
mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi
chuyển về nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung;
đ) Xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi

17


trường.”
2

3

4

5

6


Nghị
định
số
38/2015/NĐ – CP ban
hành ngày 24/04/2015
của Chính phủ về quản
lý chất thải và phế liệu.

Theo khoản 4, điều 5, nghị định 38/2015/NĐ
– CP:

Nghị định số 155/2016/
NĐ – CP ban hành
ngày 18/11/2016 của
Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.

Theo khoản 4, điều
155/2016/NĐ – CP:

Nghị
định
số
174/2007/NĐ – CP
ngày 29/11/2001 của
Chính phủ quy định về
phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn.


Theo khoản 2, điều 5, NĐ 174/2007/CN – CP:

Thông tư 36/2015/TTBTNMT ban hành
ngày 30/06/2015 của Bộ
Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất
thải nguy hại.

Theo điểm d, khoản 3, điều 4, thông tư
36/2015/TT – BTNMT:

Thông

số
58/2015/TTLT – BYT –
BTNMT ban hành
ngày 31/12/2015 quy
định về quản lý chất

Theo khoản 3, điều 8, thông
58/2015/TTLT – BYT – BTNMT:

“Chất thải nguy hại phải được phân loại bắt đầu
từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc chuyển đi xử
lý.”
21,

nghị


định

“Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000
đồng đối với hành vi không đăng ký chủ nguồn
thải chất thải nguy hại hoặc không đăng ký cấp
lại chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy
định”

“Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất
thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000
đồng/tấn”

“Chủ vận chuyển CTNH hoặc chủ xử lý, tiêu
hủy CTNH chỉ được ủy quyền cho cơ sở được
ghi trong Giấy phép hành nghề vận chuyển
CTNH hoặc Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu
hủy CTNH được cấp theo quy định có trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.”


“Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông
thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ

18


×