Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN WEBSITE QUẢN LÝ CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ TRÊN PHẠM VI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.88 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN WEBSITE QUẢN LÝ
CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ TRÊN PHẠM VI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỖ PHÚ QUYỀN
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN WEBSITE QUẢN LÝ
CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ TRÊN PHẠM VI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành : Công nghệ thông tin
Mã ngành

: 52480201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S LÊ THỊ VUI

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đồ án tốt nghiệp này do chính em thực hiện, không có
hình thức sao chép từ các công trình nghiên cứu nào khác, các tài liệu được sử dụng


trong đồ án tốt nghiệp đều được ghi rõ nguồn gốc.

Sinh viên thực hiện

Đỗ Phú Quyền


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự giúp
đỡ mọi người dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian học
tập nhất là trong quá trình làm đồ án, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Lê Thị Vui, đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Công nghệ thông tin,
Trường Đại học Tài nguyên đã tận tình giảng dạy,trang bị cho em những kiến thức
trong suốt những năm học vừa qua.
Vì thời gian, điều kiện có hạn, em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành đề tài
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy
cô và các bạn có những ý kiến đóng góp để em có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt
nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU


NỘI DUNG VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

CSDL

Cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

Hệ thống thông tin địa lý

QCVN

Quy chuẩn vượt ngưỡng

Quy chuẩn vượt ngưỡng


DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BẢNG


9


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Trong công tác xây dựng CSDL thì việc ứng dụng công nghệ GIS là một yêu
cầu cấp thiết. Công nghệ GIS đã tạo ra những lợi ích quan trọng trong quá trình xây
dựng các loại bản đồ cũng như nâng cao hiệu quả cho việc giải quyết bài toán về
môi trường.
Công nghệ GIS cũng sẽ giúp các quản lý lưu trữ, phân tích và hệ thống hoá
được mọi thông tin cần thiết về các loại bản đồ trên máy tính trong một thời gian
dài và thường xuyên có thể bổ sung, cập nhật, tra cứu một cách dễ dàng phục vụ
cho công tác phân tích và quản lý.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí cũng gia tăng,gây ảnh hưởng đến cuộc
sống quanh ta,vì vậy việc sử dụng công nghệ GIS để xây dựng một website quản lý
các điểm quan trắc không khí giúp cho ta có thể hoàn thiện các chức năng quản lý
một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu của đề tài
-

Hiển thị thông tin các điểm quan trắc trên bản đồ thành phố Hà Nội.
Quản lý dữ liệu được đo trực tiếp từ các điểm quan trắc.
Đưa ra các mức độ cảnh báo về độ ô nhiễm không khí.
Xây dựng biểu đồ so sánh.
Quản trị hệ thống.

3. Nội dung nghiên cứu
-

Tìm hiểu cách thức quản lý dữ liệu từ các điểm quan trắc.
Nghiên cứu việc tích hợp công nghệ GIS vào website.
Xây dựng được bản đồ hiển thị các điểm quan trắc.


4. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tiến hành thu nhập các tài liệu, thông tin

-

liên quan đến đề tài.
Tổng hợp và phân tích tích tài liệu để đưa ra cơ sở lý thuyết về Công nghệ
GIS

-

Xây dựng các mô hình phân tích thiết kế hệ thống và CSDL.
Xây dựng website quản lý điểm quan trắc không khí.

5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài mở đầu và kết luận, bố cục báo cáo gồm có 3 chương :


10

Chương 1: Tổng quan về GIS và WebGIS
Chương này trình bày tổng quan về công nghệ GIS và cấu trúc của WebGIS.
Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống
Chương này trình bày các mô hình phân tích thiết kế hệ thống.
Chương 3: Chương trình ứng dụng demo
Trong chương này giới thiệu về website về giao diện và cách thức hoạt động.



11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ WEBGIS
1.1 Tổng quan về công nghệ GIS
1.1.1 Hệ thống tin địa lý GIS
A. Khái niệm
Theo ESRI, tập đoàn nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS nổi tiếng,
Hệ thông tin địa lý (GIS – Geographic Information System) là một tập hợp có tổ
chức, bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con
người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân
tích, và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý.

B. Các thành phần của GIS
– Phần cứng: bao gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi.
– Phần mềm: là bộ não của hệ thống, phần mềm GIS rất đa dạng và có thể chia
làm 3 nhóm (nhóm phần mềm quản đồ họa, nhóm phần mềm quản trị bản đồ và
nhóm phần mềm quản trị, phân tích không gian).
– Dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ) và dữ liệu thuộc tính
(dữ liệu phi không gian). Dữ liệu không gian miêu tả vị trí địa lý của đối tượng trên
bề mặt Trái đất. Dữ liệu thuộc tính miêu tả các thông tin liên quan đến đối tượng,
các thông tin này có thể được định lượng hay định tính.
– Phương pháp: một phần quan trọng để đảm bảo sự hoạt động liên tục và có
hiệu quả của hệ thống phục vụ cho mục đích của người sử dụng.
– Con người: trong GIS, thành phần con người là thành phần quan trọng nhất
bởi con người tham gia vào mọi hoạt động của hệ thống GIS (từ việc xây dựng cơ
sở dữ liệu, việc tìm kiếm, phân tích dữ liệu …). Có 2 nhóm người quan trọng là
người sử dụng và người quản lý GIS.



12

Hình 1.1 Các thành phần của GIS

C. Chức năng của GIS
GIS có 5 chức năng chủ yếu:
– Thu thập dữ liệu: là công việc khó khăn và nặng nề nhất trong quá trình xây
dựng một ứng dụng GIS. Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như
dữ liệu đo đạc từ thực địa, dữ liệu từ các loại bản đồ, dữ liệu thống kê…
– Thao tác dữ liệu: vì các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn có định dạng
khác nhau và có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và
thao tác theo một số cách để tương thích với hệ thống. Ví dụ: các thông tin địa lý có
giá trị biểu diễn khác nhau tại các tỷ lệ khác nhau (lớp dân cư trên bản đồ địa chính
được thể hiện chi tiết hơn trong bản đồ địa hình). Trước khi các thông tin này được
tích hợp với nhau thì chúng phải được chuyển về cùng một tỷ lệ (cùng mức độ chi
tiết hoặc mức độ chính xác). Đây có thể chỉ là sự chuyển dạng tạm thời cho mục
đích hiển thị hoặc cố định cho yêu cầu phân tích.
– Quản lý dữ liệu: là một chức năng quan trọng của tất cả các hệ thông tin địa
lý. Hệ thống thông tin địa lý phải có khả năng điều khiển các dạng khác nhau của
dữ liệu đồng thời quản lý hiệu quả một khối lượng lớn dữ liệu với một trật tự rõ


13

ràng. Một yếu tố quan trọng của GIS là khả năng liên kết hệ thống giữa việc tự động
hóa bản đồ và quản lý cơ sở dữ liệu (sự liên kết giữa dữ liệu không gian và thuộc
tính của đối tượng). Các dữ liệu thông tin mô tả cho một đối tượng bất kỳ có thể
liên hệ một cách hệ thống với vị trí không gian của chúng. Sự liên kết đó là một ưu
thế nổi bật của việc vận hành GIS.
– Hỏi đáp và phân tích dữ liệu: GIS cung cấp khả năng hỏi đáp, tìm kiếm, truy

vấn đơn giản và các công cụ phân tích dữ liệu không gian mạnh mẽ để cung cấp
thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hỗ trợ ra quyết định cho những
nhà quản lý và quy hoạch.
– Hiển thị dữ liệu: GIS cho phép hiển thị dữ liệu tốt nhất dưới dạng bản đồ
hoặc biểu đồ. Ngoài ra còn có thể xuất dữ liệu thuộc tính ra các bảng excel, tạo các
bản báo cáo thống kê, hay tạo mô hình 3D, và nhiều dữ liệu khác.

1.1.2 ArcGIS
ArcGIS là hệ thống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn diện
từ thu thập nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng
Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay CSDL của các
doanh nghiệp. Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công nghệ ESRI
là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác
hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: desktop (ArcGIS
Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online),
hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcPAD)... và có khả năng tương tích cao đối với
nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau.


14

Hình 1.2 Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS (Nguồn: ESRI)
a.ArcGIS Desktop (với phiên bản mới nhất là ArcGIS 10) bao gồm những công cụ
rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân tích thông tin và xuất bản tạo nên một hệ thống
thông tin địa lý (GIS) hoàn chỉnh, cho phép:
-

Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu

-


thuộc tính).
Cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả

-

những dữ liệu lấy từ Internet;
Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng

-

nhiều cách khác nhau;
Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc

-

tính;
Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên
nghiệp.

ArcGIS Destop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog,
ArcScene, ArcToolbox, và ArcGlobe. Khi sử dụng các ứng dụng này đồng thời,
người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán ứng dụng GIS bất kỳ, từ đơn giản
đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và biên tập
dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu. Phần mềm ArcGIS Desktop được
cung cấp cho người dùng ở 1 trong 3 cấp bậc với mức độ chuyên sâu khác nhau là


15


ArcView,ArcEditor,ArcInfo:
b.ArcView: Cung cấp đầy đủ chức năng cho phép biểu diễn, quản lý, xây dựng và
phân tích dữ liệu địa lý, các công cụ phân tích không gian cùng với việc biên tập và
phân tích thông tin từ các lớp bản đồ khác nhau đồng thời thể hiện các mối quan hệ
và nhận dạng các mô hình. Với ArcView, cho phép:
-

Ra các quyết định chuẩn xác hơn dựa trên các dữ liệu địa lý;
Xem và phân tích các dữ liệu không gian bằng nhiều phương pháp;
Xây dựng đơn giản và dễ dàng các dữ liệu địa lý;
Tạo ra các bản đồ có chất lượng cao;
Quản lý tất cả các file, CSDL và các nguồn dữ liệu;
Tùy biến giao diện người dùng theo yêu cầu.

Hình 1.3 Giao diện hoạt động của ArcView
c.ArcEditor: Là bộ sản phẩm có nhiều chức năng hơn, dùng để chỉnh sửa và quản lý
dữ liệu địa lý. ArcEditor bao gồm các tính năng của ArcView và thêm vào đó là một
số các công cụ chỉnh sửa, biên tập. Với ArcEditor, cho phép:
-

Dùng các công cụ CAD để tạo và chỉnh sửa các đặc tính GIS;
Tạo ra các CSDL địa lý thông minh;
Tạo quy trình công việc một cách chuyên nghiệp cho 1 nhóm và cho phép

-

nhiều người biên tập;
Xây dựng và giữ được tính toàn vẹn của không gian bao gồm các quan hệ
hình học topo giữa các đặc tính địa lý;



16

-

Quản lý và mở rộng mạng lưới hình học;
Làm tăng năng suất biên tập;
Quản lý môi trường thiết kế đa người dùng với versioning;
Duy trì tính toàn vẹn giữa các lớp chủ đề và thúc đẩy tư duy logic của người

-

dùng;
Cho phép chỉnh sửa dữ liệu độc lập (khi tạm ngừng kết nối với CSDL).

Hình 1.4 Giao diện hoạt động của ArcEditor
d.ArcInfo: Là bộ sản phẩm ArcGIS đầy đủ nhất. ArcInfo bao gồm tất cả các chức
năng của ArcView lẫn ArcEditor. Cung cấp các chức năng tạo và quản lý một hệ
GIS, xử lý dữ liệu không gian và khả năng chuyển đổi dữ liệu, xây dựng dữ liệu, mô
hình hóa, phân tích, hiển thị bản đồ trên màn hình máy tính và xuất bản bản đồ ra
các phương tiện khác nhau. Với ArcInfo, cho phép:
-

Xây dựng một mô hình xử lý không gian rất hữu dụng cho việc tìm ra các

-

mối quan hệ, phân tích dữ liệu và tích hợp dữ liệu.
Thực hiện chồng lớp các lớp vector, nội suy và phân tích thống kê.
Tạo ra các đặc tính cho sự kiện và chồng xếp các đặc tính của các sự kiện đó.

Chuyển đổi dữ liệu và các định dạng của dữ liệu theo rất nhiều loại định

-

dạng.
Xây dựng những bộ dữ liệu phức tạp, các mô hình phân tích và các đoạn mã

-

để tự động hóa các quá trình GIS.
Sử dụng các phương pháp trình diễn, thiết kế, in ấn và quản lý bản đồ để
xuất bản bản đồ.


17

Hình 1.5 Giao diện hoạt động của ArcInfo

1.2 Công nghệ WebGIS
1.2.1 Khái niệm
Cùng với sự bùng nổ về công nghệ Internet, GIS cũng đã phát triển công nghệ
cho phép chia sẻ thông tin thông qua Internet bằng cách kết hợp GIS và Web để tạo
thành WebGIS.Công nghệ GIS trên nền Web (hay còn gọi là WebGIS) là hệ thống
thông tin địa lý phân tán trên một mạng các máy tính để tích hợp, trao đổi các thông
tin địa lý trên mạng Internet.WebGIS có tiềm năng lớn trong công việc làm cho
thông tin địa lý trở nên hữu dụng và sẵn sàng tới số lượng lớn người sử dụng trên
thế giới. Với việc sử dụng bản đồ trực tuyến, giải pháp này sẽ giúp khách hàng có
thể cập nhật dữ liệu lên bản đồ để phục vụ cho mục đích quản lý.
Hiện nay, có rất nhiều giải pháp bản đồ trực tuyến được các nhà phát triển đưa
ra như Mapbender,MapBuilder,MapServer, OpenLayers, Geoserver chúng đều là

các phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ xây dựng các ứng dụng về bản đồ trên nền web.
Nếu kết hợp xây dựng WebGIS trên phần mềm mã nguồn mở thì sẽ có được các lợi
ích mà phần mềm mã nguồn mở mang lại như chi phí đầu tư về phần mềm giảm,
tận dụng được các thành quả ý tưởng chung của cộng đồng, tính chất an toàn cao,
mạnh hơn, tùy biến tương tác nhiều hơn.


18

Hình 1.6 Mô hình triển khai của WebGIS

1.2.2 Sự cần thiết của công nghệ
Hệ thống Web map server là một sự lựa chọn kinh tế.
- Với khả năng phân phối thông tin địa lý trên toàn thế giới
- Người dùng internet có thể truy cập đến các ứng dụng GIS mà không phải
mua phần mềm.
- Đối với phần lớn người dùng không có kinh nghiệm về GIS thì việc sử dụng
WebGIS sẽ đơn giản hơn việc sử dụng các phần mềm ứng dụng GIS khác.
- WebGIS là chức năng bổ sung cho GIS hoạt động trong môi trường rộng
hơn thông qua mạng và được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong thương mại, quản
lý nhà nước và giáo dục. Nhiều ứng dụng sẽ được chạy trên mạng nội bộ trong
doanh nghiệp và cơ quan chính phủ như là một phương tiện phân phối và sử dụng
dữ liệu không gian địa lý chung.

1.2.3 Thường xuyên cập nhật bản đồ và cơ sở dữ liệu
Với một hệ thống dựa trên Server, tất cả các bản đồ và dữ liệu khác được duy
trì tập trung. Khi máy chủ được cập nhật, tất cả mọi người ngay lập tức sử dụng
thông tin cập nhật trong ngày.
Bản đồ dựa trên máy chủ Web luôn sẵn sàng cho bất cứ ai có quyền truy cập
web, dù họ có hoặc không đi du lịch hoặc mạng LAN trong công ty hay mang WAN

không sẵn có.


19

1.2.4 Ý nghĩa khi tự tạo dịch vụ bản đồ
Một số yêu cầu của người sử dụng bản đồ là đơn giản và trực tiếp. Bản đồ
dựa trên Web giúp cho những người sử dụng phi kỹ thuật tự thực hiện mà không
phải chờ đợi.
Với một hệ thống dựa trên máy chủ, tất cả các bản đồ và dữ liệu được duy trì
trên các máy chủ của công ty hoặc cơ quan. Việc bảo mật và sao lưu có thể được áp
dụng.
Bản đồ dựa trên web không thể thay thế hoàn toàn cho phần mềm phân tích
bản đồ trên máy tính. Trong các tình huống sau đây bạn nên so sánh chi tiết về các
lựa chọn trước khi chọn cách tiếp cận một Web Map:
 Việc biên tập bản đồ phức tạp: Bởi độ trễ vốn có trong mạng Internet, chỉnh

sửa các đa giác và các đối tượng đường phức tạp là khó khăn và thường lúng
túng.
 Khối lượng dữ liệu lớn: Rất hiếm hệ thống Web Maps mà cung cấp hỗ trợ tốt

khi khối lượng dữ liệu lớn.
 Hệ thống menu và giao diện điều khiển bản đồ phức tạp: Có thể tải về thông
qua trình Java hoặc Windows, nhưng đòi hỏi phải lập trình thêm.

1.3 Ứng dụng web sử dụng ArcGIS Online
ArcGIS Online là một ứng dụng web GIS trực tuyến,cho phép chúng ta có thể
sử dụng, tạo và chia sẻ các bản đồ, các ứng dụng,phân tích các lớp dữ liệu khác
nhau.Đồng thời,chúng ta có thể truy cập đến các bản đồ, các ứng dụng có sẵn để sử
dụng trên hệ thống dữ liệu của ESRI, nơi ta có thể thêm vào các đối tượng hoặc phổ

biến các lớp ứng dụng web.
Hợp nhất dữ liệu của bạn với dữ liệu từ Esri và những người dùng ArcGIS để
tạo ra các bản đồ cho công việc bạn làm. Sẵn sàng dùng các bản đồ nền, các công
cụ, các mẫu và các tập dữ liệu làm điều đó dễ dàng để thiết kế và xuất bản các bản
đồ.


20

Duyệt phần lớn tài nguyên địa lý trực tuyến rộng lớn của thế giới và tìm hiểu
các bản đồ và dữ liệu về hàng ngàn các chủ đề. Kết hợp nội dung bằng bất kỳ cách
nào bạn muốn và xem chúng trên một bản đồ.
Tất cả mọi người trong tổ chức của bạn có thể chia sẻ các bản đồ, dữ liệu, và
những ý tưởng mới nhất trên một nền tảng duy nhất. Tạo các nhóm dự án, tùy chỉnh
các công cụ làm việc và xây dựng ứng dụng web của riêng bạn để kết nối mọi người
thông qua GIS.

Hình 1.7 Mô hình đám mây ArcGIS Online

1.3.1 Khám phá dữ liệu
ArcGIS Online bao gồm các bản đồ tương tác và những phối cảnh cho phép ta
khám phá, hiểu rõ và đo đạc dữ liệu địa lý mà chúng ta cần. Việc truy cập vào các
bản đồ có sẵn để sử dụng giúp cho dữ liệu chúng ta xây dựng trở nên phong phú
hơn.Sử dụng các công cụ phân tích bao gồm trong trình xem bản đồ để tìm ra các
điểm mới , phù hợp với dữ liệu mình đang làm và tìm ra những gì còn thiếu mà dữ
liệu chúng ta đang xây dựng còn thiếu.

1.3.2 Ứng dụng, tạo bản đồ
ArcGIS Online bao gồm mọi thứ mà ta có thể tạo bản đồ, phối cảnh và các
ứng dụng đi kèm.Thông qua chức năng hiển thị bản đồ và phối cảnh, ta có thể truy



21

cập vào một thư viện bản đồ nền và sử dụng các công cụ để thêm các lớp riêng mà
ta muốn, cũng như có thể chia sẻ với người khác.

1.3.3 Hợp tác và chia sẻ
Ta có thể thiết lập các nhóm riêng hoặc nhóm công khai để mở cho tất cả mọi
người.Chúng ta có thể chia sẻ bản đồ bằng cách nhúng chúng vào trang web hay
trong các ứng dụng web hoặc thông qua các công cụ, phương tiện thông tin đại
chúng.ArcGIS Online bao gồm một số cấu hình ứng dụng có sẵn và người xây
dựng.Chỉ cần một vài bước đơn giản mà không cần lập trình, ta có thể xuất bản một
ứng dụng web mà bất cứ ai cũng có thể truy cập thông qua trình duyệt web.

1.3.4 Quản lý dữ liệu trên nền web
Ta có thể xuất bản các lớp và bản đồ như các lớp dữ liệu web trên ArcGIS
Online.Điều này giúp giải phóng được tài nguyên khi các lớp dữ liệu web được lưu
trữ trong hệ thống dữ liệu của ESRI.Chúng ta có thế thêm các lớp dữ liệu lên web,
các ứng dụng trên điện thoại để sử dụng chúng một cách tốt hơn. Chúng ta có thể
xuất trực tiếp các dữ liệu từ ArcGIS cho các ứng dụng Desktop hoặc website của
ArcGIS Online mà không cần phải cài đặt trên server và chia sẻ các dữ liệu này với
bên ngoài.

1.3.5 Quản trị
ArcGIS Online bao gồm các công cụ, tính năng cho phép người quản trị
không chỉ tùy chọn trang chủ mà còn quản trị được toàn bộ hệ thống bao gồm: Cấu
hình trang web, mời các thành viên tham gia nhóm và xác định chức năng mà họ có
thể sử dụng được, quản lý các nội dung được chia sẻ trong nhóm hay thiết lập các
chính sách bảo mật.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1 Phân tích, khảo sát bài toán


22

Hiện trạng môi trường không khí ở Việt Nam trong những năm qua, với xu thế
đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã tạo được những xung lực mới cho quá trình phát
triển, vượt qua tác động của suy thoái toàn cầu và duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
hàng năm với mức bình quân 5,7%/năm. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang phải đối mặt
với rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí .
Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề nóng tập trung ở các đô thị phát triển,
các khu, cụm công nghiệp… mà đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Ô
nhiễm không khí được xem là một trong những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác
động nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Với mục đích cung cấp bức tranh
tổng thể về chất lượng môi trường không khí, Bộ TN&MT đã xây dựng Báo cáo
môi trường quốc gia năm 2013 với chủ đề môi trường không khí. Báo cáo phân tích
cụ thể hiện trạng môi trường không khí xung quanh (không bao gồm môi trường
không khí trong nhà và trong khu vực sản xuất) giai đoạn 2008 - 2013, chỉ ra các
nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục cho những năm
sắp tới.

Hình 2.1 Các tác nhân gây nên ô nhiễm không khí
Các yếu tố khí hậu và thời tiết (bao gồm chế độ bức xạ, nhiệt độ, lượng mưa…)
có ảnh hưởng nhất định đến môi trường không khí. Ở Việt Nam, khí hậu có sự phân
hóa rõ rệt theo vùng miền. Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền Nam khí
hậu nhiệt đới trong khi khu vực cao nguyên biểu hiện đặc trưng khí hậu ôn đới. Khí



23

hậu khô, nóng, bức xạ nhiệt cao là các yếu tố làm thúc đẩy quá trình phát tán các
khí ô nhiễm, còn mưa nhiều có thể góp phần làm giảm các chất ô nhiễm không khí.
Ngoài ra, độ che phủ cây xanh cũng là yếu tố giúp giảm lượng khí thải trong khí
quyển đáng kể. Theo thống kê ở nước ta, mặc dù tổng diện tích rừng đã tăng, đạt
mức độ che phủ 40%, nhưng chất lượng rừng đang tiếp tục suy thoái. Đối với các
khu vực đô thị, mật độ cây xanh chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ. Cụ thể, tại thủ
đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh diện tích này mới đạt <4m 2/người, thấp hơn so với
yêu cầu của tiêu chuẩn (10-15 m2/người) và không đáp ứng vai trò lá phổi xanh
giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Quá trình đô thị hóa cùng với các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội chưa được
quản lý và kiểm soát tốt gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường không
khí. Ở Việt Nam, giai đoạn 2008 - 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế được ghi nhận
giảm do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính từ cuối 2007 - 2010. Tuy vậy, sức ép
môi trường từ các ngành nghề vẫn không hề nhỏ. Các nguồn thải hiện nay đang có
xu hướng gia tăng cả về số lượng và quy mô.
Áp lực lên môi trường không khí có sự thay đổi tùy theo đặc thù phát triển của
từng vùng miền và quy mô tính chất của từng nguồn thải. Số lượng đô thị tăng
nhanh chóng kèm với gia tăng nhanh dân số đô thị (hiện chiếm 32% tổng dân số
toàn quốc) trong khi cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu là nguyên nhân dẫn đến
các vấn đề môi trường không khí ở các đô thị loại I và II. Hoạt động xây dựng, cải
tạo và xây mới các khu chung cư, khu đô thị, cầu đường, sửa chữa nhà, vận chuyển
vật liệu và phế thải xây dựng… diễn ra ở khắp nơi, làm phát tán bụi vào môi trường
không khí xung quanh.
Trong khi đó, theo ngành nghề thì xây dựng gây áp lực môi trường không khí
chủ yếu do các đơn vị thi công chưa thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các biện pháp
bảo vệ môi trường tại công trường xây dựng. Áp lực từ hoạt động dân sinh tập trung
ở khu vực nông thôn nơi nguyên liệu đun nấu và sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào
nhiên liệu hóa thạch, củi... và các chất thải chưa được kiểm soát. Ngành chăn nuôi

với quy mô và số lượng tăng nhanh chóng (gần 2.000 trang trại trong 2 năm từ 2011
- 2013) thải khoảng 75 - 85 triệu tấn chất thải, làm phát sinh các loại khí thải gồm
khí CO2 chiếm 9%, khí CH4 chiếm 37%, NOx 65%, và một số khí khác như H2S và


24

NH3. Lĩnh vực trồng trọt cũng gây ra vấn đề môi trường do tăng lượng phân bón
hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và lượng chất thải sau thu hoạch (gồm rơm rạ, cây
khô) thiếu kiểm soát.

Hình 2.2 Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng theo ngành (Nguồn: Viện Năng lượng, Bộ
Công thương, 2010)
Giao thông với xu hướng số lượng phương tiện giao thông gia tăng mạnh mẽ
qua các năm được đánh giá là nguồn đóng góp đáng kể gây suy giảm chất lượng
môi trường không khí. Trong đó, các khí CO, VOC, TSP chủ yếu do các loại xe máy
phát thải còn đối với ô tô thì nguồn ô nhiễm chính gồm các khí SO2 và NO2.

Hình 2.3 Số lượng xe mô tô, gắn máy tại Hà Nội năm 2001 – 2013
(Nguồn: Bộ Giao thông vận tải, 2013)


25

Nhìn chung, nguyên nhân ô nhiễm chủ yếu từ các ngành được lý giải do công
nghệ sản xuất chưa được cải tiến đáng kể, hiệu suất sử dụng năng lượng và tài
nguyên chưa cao, đầu tư cho công tác BVMT của các doanh nghiệp chưa được chú
trọng và các chế tài quản lý đối với vấn đề ô nhiễm MTKK chưa hiệu quả.
Tại các đô thị, ô nhiễm do bụi vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất và chưa được
cải thiện so với giai đoạn từ 2003 - 2007. Nồng độ các thông số bụi (bụi mịn và bụi

lơ lửng tổng số) có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt tại các trục giao thông
và tuyến đường chính ở các đô thị lớn. Các khu công trường xây dựng cũng góp
phần đáng kể gây ô nhiễm bụi và phạm vi ô nhiễm chủ yếu là cục bộ. Kết quả đo
cho thấy, số ngày có giá trị bụi PM 10, PM2,5 vượt QCVN(quy chuẩn vượt ngưỡng)
chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt tại các trạm ven đường giao thông.
Bên cạnh đó là vấn đề bụi mịn, yếu tố có tác động nguy hại đáng kể đối với
sức khỏe người dân. Tỷ lệ bụi mịn (PM 2,5 và PM1) ở nước ta khá cao, đặc biệt ghi
nhận vào những ngày nhiệt độ thấp hoặc không khí khô.
Phần lớn các thông số ô nhiễm khác (NO 2, SO2, CO và chì) vẫn nằm trong
ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT và ô nhiễm thường mang tính cục
bộ. Về ô nhiễm tiếng ồn, giá trị đo tại các trục giao thông thường cao hơn khu dân
cư và tại một số trục đạt xấp xỉ ngưỡng QCVN 26:2010/BTNMT.
Riêng đối với thông số ôzôn ở tầng mặt đất, kết quả quan trắc năm 2013 đã ghi
nhận có một số trường hợp tăng cao xấp xỉ ngưỡng QCVN 05:2013/BTNMT trung
bình 1 giờ, đáng kể mức tăng cao xuất hiện cả ban đêm. Trong tương lai, cần có các
nghiên cứu cụ thể để xác định nguyên nhân và diễn biến vấn đề ô nhiễm này.
Tương tự khu đô thị, vấn đề nổi cộm ở các khu vực sản xuất là ô nhiễm bụi.
Nồng độ bụi lơ lửng tổng số tại nhiều điểm quan trắc quanh các khu công nghiệp
vượt quy chuẩn trung bình 24 giờ và trung bình năm.
Năm 2011 là năm ghi nhận xung quanh các khu công nghiệp, khu sản xuất bị ô
nhiễm bụi nặng hơn cả. Đến năm 2012, bức tranh môi trường không khí được cải
thiện đáng kể tuy nhiên mức độ ô nhiễm giảm được lý giải do nhiều nhà máy công


×