Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

LẠM PHÁT( môn KINH tế vĩ mô)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.99 KB, 18 trang )

MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

CHỦ ĐỀ: LẠM PHÁT

Ngày nay lạm phát và thất nghiệp luôn tồn tại dai dẳng, hầu như
trong mọi nền kinh tế. Các nhà kinh tế ví tình trạng lạm phát và thất
nghiệp là hai căn bệnh mãn tính của nền kinh tế đương đại. Một số
nguyên thủ quốc gia đã gọi lạm phát là kẻ thù số một, và đẩy lùi lạm
phát là sự ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế.
Vậy lạm phát, thất nghiệp thực sự gây ra những tác hại nào cho
nền kinh tế mà các chính phủ đều tìm mọi cách kiểm soát và hạn
chế nó. Và cùng nhau trả lời câu hỏi có phải lúc nào lạm phát cũng
có hại hay không ?

1. Khái niệm lạm phát.
Trước khi muốn hiểu lạm phát là gì ta cần hiểu định nghĩa mức
giá chung:
-Mức giá chung: là mức giá trung bình của tất cả hàng hóa
dịch vụ trong nền kinh tế ở kỳ này so với kỳ gốc.
Ký hiệu: P
Ta cần phải phân biệt ba khái niệm:lạm phát, giảm phát, giảm
lạm phát.
-Lạm phát:(inflaytion): là tình trạng mức giá chung của nền
kinh tế (hàng hóa và dịch vụ) tăng liên tục theo thời gian, và sự mất
giá trị của một loại tiền tệ.
Vd: Năm trước mua ổ bánh mỳ có 5000đ nhưng năm tháng sau
thì muốn mua một ổ bánh mỳ y vậy phải cần 20.000đ chỉ một năm
tháng mà giá nó đã đột ngột tăng lên đồng tiền trở nên mất giá.
Với định nghĩa trên mọi người hiểu lạm phát của một loại tiền tệ
tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia,
Hoặc khi so sánh với nước khác:




-Lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với
các loại tiền tệ của quốc gia khác.
Với nghĩa này thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác
động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.
Ví dụ: Siêu lạm phát năm 1913 ở Đức, ngay trước chiến tranh
thế giới nổ ra 1USD có giá trị tương đương 1 mark Đức, 10 năm sau
1USD đổi được 4 tỷ mark Đức và Đức đã lâm vào tình trạng siêu lạm
phát để lại hậu quả nghiêm trọng.
Ngược lại với lạm phát là giảm phát.
-Giảm phát: là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm
xuống trong một khoảng thời gian nhất định.
-Giảm lạm phát: là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế
tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn so với trước.
Lưu ý: khi P tăng thì sức mua của đồng tiền sẽ giảm.

2. Tỷ lệ lạm phát
2.1 Chỉ số giá (price index)
a) Khái niệm: Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh mức giá ở một thời
điểm nào đó bằng bao nhiêu phần trăm so với thời điểm gốc (trước).
b) Các loại chỉ số giá:
Có ba loại chỉ số giá sau đây:
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index): phản
ánh tốc độ thay đổi giá của các mặt hàng tiêu dùng chính của người
tiêu dùng điển hình.
Ví dụ:
Các mặt hàng tiêu dùng chính như: thực phẩm, quần áo, chỗ ở,
báo chí, sách, bút, vở, nước uống...
- Chỉ số giá sản xuất (PPI - Producer Price Index): phản

ánh tốc độ thay đổi giá ba nhóm hàng hóa: lương thực thực phẩm,
các sản phẩm thuộc ngành chế tạo và ngành khai khoáng.
Ví dụ: Những mặt hàng bao gồm những nguyên liệu thô như
than và dầu thô, những sản vật trung gian như mì và thép, và nhiều
loại máy móc do giới kinh doanh mua (máy tính tiền, máy kéo…).
- Chỉ số giá giảm phát theo GDP (GDP deflator)


(Idt ): là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung
của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số
điều chỉnh lạm phát( GDP deflator) cho biết một đơn vị GDP điển
hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với
mức giá của năm cơ sở.
Idt phản ánh sự biến động GDP danh nghĩa do sự biến động của
giá (cơ sở để đánh giá lạm phát).
c) Cách tính chỉ số giá:
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tính bằng công thức sau:

Σq i 0 p i t
CPI t = i i x100
Σq 0 p 0
Trong đó:


qi0: khối lượng sản phẩm i mà hộ gia đình tiêu dùng ở năm gốc



pi0: đơn giá sản phẩm i năm gốc




pit đơn giá sản phẩm i năm t

- Chỉ số giảm phát theo GDP (Idt ) được tính bằng công
thức sau:

t

Id =

GDPN

t

GDPR

t

x100 =

Σq i p i

t

t

t

0


Σqi pi

x100

Trong đó:


qit:khối lượng sản phẩm loại i được sản xuất ở năm t



pit: đơn giá sản phẩm loại i ở năm t



pi0: đơn giá sản phẩm loại i ở năm gốc

Để tính mỗi loại chỉ số giá ở trên, người ta có cách chọn khác
nhau về mức giá, về tỷ trọng các loại sản phẩm. Cụ thể là:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tính theo giá bán lẻ. Trọng số
của từng loại sản phẩm i là tỷ trọng chi tiêu của hộ gia đình dành cho


việc mua sắm loại sản phẩm i trong tổng chi tiêu, lấy tại thời điểm so
sánh.
Giả sử hộ gia đình chi tiêu 500 ngàn đồng, trong đó mua gạo là
300 ngàn đồng, mua thịt là 150 ngàn đồng, mua trái cây là 50 ngàn
đồng. Lúc đó tỷ trọng của gạo là 0,6; của thịt là 0,3; của trái cây là
0,1.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tính theo giá bán lần đầu. Trọng số
là doanh số của từng loại hàng hoá trong tổng doanh số các loại
hành hoá được chọn để tính PPI, cũng lấy ở thời điểm gốc.
Chỉ số giá giảm phát (GDPdf) hay chỉ số điều chỉnh GDP
(I ) tính theo giá thị trường được sử dụng trong việc tính GDP. Trọng
số là tỷ trọng của sản phẩm i trong GDP, được lấy ở thời điểm t. Đây
chính là chỉ số giá dùng để điều chỉnh GDP danh nghĩa thành GDP
thực tế theo công thức mà ta đã học.
t
d

2.2 Tỷ lệ lạm phát
a) Khái niệm: Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm
hay giảm bớt của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
b) Cách tính tỷ lệ lạm phát
Có 2 cách tính tỷ lệ lạm phát đó là thông qua chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh lạm phát(GDP deflator)
*Thứ nhất: Tính tỷ lệ lạm phát bằng Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI)
Công thức:

If

=

CPIt – CPIt-1
CPIt-1

Trong đó:


If

: Tỷ lệ lạm phát (%)

CPIt: Chỉ số giá cả của năm t
CPIt-1: Chỉ số giá cả của năm trước

x100


*Thứ hai: Tính tỷ lệ lạm phát bằng Chỉ số diều chỉnh GDP
Công thức:

If

=

Idt –

Idt-1
Idt-1

X

100

Trong đó:

If


: Tỷ lệ lạm phát

Idt : Chỉ số điều chỉnh của năm t
Idt-1: Chỉ số điều chỉnh của năm trước
Khi tỷ lệ lạm phát ( If ) là số dương ( If

> 0) ta nói nền kinh

tế bị lạm phát,
Khi tỷ lệ lạm phát ( If ) là số âm ( If < 0) ta nói nền kinh tế
bị giảm phát. Còn nếu tỷ lệ lạm phát
Khi tỷ lệ lạm phát ( If ) bằng không

(If= 0) có nghĩa là giá

không thay đổi so với thời điểm trước, nền kinh tế không có lạm
phát, giảm phát.

3. Phân loại lạm phát
Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát có thể cha lạm phát thành 3 loại:
a)Lạm phát vừa phải (còn gọi là lạm phát 1 con số): khi giá cả
hàng hóa và dịch vụ tăng chậm, dưới 10%/năm, đồng tiền tương đối
ổn định, nền kinh tế ổn định
Lạm phát vừa phải không gây ra tác động nhiều đến nền kinh tế,
nó còn có khả năng kích thích sản xuất vì tăng nhẹ làm tăng lợi
nhuận sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng sản lượng.
b) Lạm phát phi mã (còn gọi là lạm phát 2 hay 3 con số): khi
giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng ừ 10% đến 999%/năm.
c) Siêu lạm phát(lạm phát từ 4 con số trở lên): Khi lạm phát từ
1000%/năm trở lên, đồng tiền mất giá nghiêm trọng,nền kinh tế



càng bất ổn, cuộc sống càng khó khăn, mọi thứ đều trở nên khan
hiếm trừ tiền giấy.

4. Nguyên nhân gây ra lạm phát
a) Lạm phát do cầu kéo
-Xuất phát từ sự ga tăng tổng cầu, đường tổng cầu (AD) theo giá
dịch chuyển sang phải làm cho mức sản lượng tăng và mức giá
chung tăng lên.
P
Yp

AS

P3

E3

P2

AD3

E2

P1

E1

AD2

AD1

Y1

Y2

Y3

Y

* Các nguyên nhân làm tăng tổng cầu:
+Dân cư tăng chi tiêu
+Doanh nghiệp tăng đầu tư
+Chính phủ tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ
+Người nước ngoài tăng mua hàng hóa và dịch vụ trong nước
b) Lạm phát do cung (do chi phí đẩy)
Xảy ra khi chi phí sản xuất tăng -> đường tổng cung AS dịch
chuyển sang trái, làm sản lượng giảm và mức giá chung tăng: nền
kinh tế vừa suy thoái, vừa lạm phát
P
AS1

AS2
AS1

Yp


P2


E2
E1

P1

AD1
Y
Y2

Y1

*Nguyên nhân làm chi phí sản xuất tăng:
+Tiền lương tăng nhưng NSLĐ không tăng
+ Điều kiện khai thác các yếu tố sản xuất khan hiếm và tốn kém
hơn
+ Thuế tăng
+Thiên tai, chiến tranh
+ Do khủng hoảng một số yếu tố làm giá vật tư tăng (VD: khủng
hoảng dầu mỏ 1973- 1979)
c) Lạm phát tiền tệ
Nguyên nhân của lạm phát là do vi phạm quy luật lưu thông
tiền tệ. Theo nguyên lý, lượng tiền cần cho lưu thông luôn luôn phải
bằng lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa.
MV = PY -> P = MV / Y
- M: mức cung tiền danh nghĩa
- V: tốc độ lưu thông tiền tệ
- P: mức giá trung bình
- Y: sản lượng thực tế
V / Y: hằng số -> M tăng -> P tăng
Theo Milton Friedman

- Cung tiền tăng theo tỷ lệ không đổi, sản lượng tăng theo tốc độ
ổn định -> giá cả ổn định -> phát hành tiền không gây ra lạm phát
- Khi tốc độ tăng MV nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng Y -> P
tăng nhanh -> lạm phát
- Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát chủ yếu do:


- Chính phủ đã in tiền ra chi tiêu để bù đắp vào phần thiếu hụt
của Ngân sách, và hoặc do Chính phủ in tiền cho các tổ chức kinh tế
khác vay để đầu tư sản xuất, xây dựng cơ bản,… nhưng Chính phủ
không có được vật đối chứng để đảm bảo giá trị giá trị đồng tiền. Xã
hội bán hàng hóa cho Chính phủ và thu được tiền nhưng xã hội lại
không có hàng hóa khác để mua, do Chính phủ không có được vật
đối chứng tương ứng để đảm bảo giá trị những đồng tiền đó, vì vậy
đã tạo áp lực gây ra sự mất cân đối Tiền- Hàng trong nền kinh tế,
gây ra lạm phát.
- Sự dốc tiền để dành ra do tâm lí bất trắc trước cuộc sống bất
ổn. Công dân luôn luôn có một lượng tiền mặt để dành, không qua
tín dụng. Nếu không có sự bất an về cuộc sống kinh tế, số tiền này
sẽ tuần hoàn đầy đặn, không sinh ra tăng giá. Nhưng nếu có bất an
về chính trị, kinh tế, số tiền này sẽ được đổ ra mua hàng vị sợ tiền
mất giá. Vì thế, cung tiền lớn lên đột ngột, làm cho giá tăng nhanh
dẫn đến lạm phát.
- Sự can thiệp quá lớn của ngoại tệ vào thị trường nội hóa. Khi đó
đồng ngoại tệ đóng vai trò nội tệ, cùng nội tệ làm nên cung tiền lớn,
vượt cầu về tiền, làm tăng giá nội hóa dẫn đến lạm phát.

5. Tác động của lạm phát
5.1 Tác động tiêu cực


`a) Phân phối lại tài sản và thu nhập
*Có hai trường hợp xảy ra:
Nếu tỉ lệ lạm phát thực hiện bằng tỉ lệ lạm phát dự đoán thì lãi suất thực thực
hiện bằng lãi suất dự đoán. Khi đó:
- Sẽ không xảy ra việc phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các thành phần dân

- Chi phí mòn giày: do khi lạm phát ca xảy ra, để tránh thiệt hại, lượng tiền mọi
người cần giữ sẽ giảm thiểu và do đó số lần đi đến ngân hàng sẽ tăng lên, hao tốn
công sức và lãng phí thời gian
- Chi phí tực đơn: khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí để in
ấn lại catalogue và bảng giá mới gửi cho các khách hàng.
-“Thuế lạm phát”: khi tỉ lệ lạm phát cao xảy ra, thì giá trị của lượng tiền giữ
trong ví sẽ bị xói mìn và sức mua của nó sẽ bị giảm xuống


- Bất tiện trong sinh họa hằng ngày do giá cả biến động
Nếu tỉ lệ lạm phát thực tế xảy ra khác tỷ lệ lạm phát dự đoán
- Sẽ xảy ra tình trạng phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các thành phần dân

Ta xét 2 trường hợp:
Nếu tỉ lệ lạm phát thực hiện lớn hơn tỉ lệ lạm phát dự đoán : Xuất hiện loại lạm
phát không được dự đoán, thì lãi suất thực hiện sẽ thấp hơn lãi suất thực dự đoán, sẽ
xảy ra phân phối lại tài sản và thu nhập giữa các thành phần dân cư theo hướng: có lợi
cho những người đi vay, người mua chịu hàng hóa, người trả lương; gây thiệt hai cho
những người cho vay, người bán chịu hàng hóa, người nhận lương.
Nếu tỉ lệ lạm phát thực hiện nhỏ hơn tỉ lệ lạm phát dự đoán: () thì lãi suất thực
thực hiện sẽ lớn hơn lãi suất thực dự đoán. Phân phối lại tài sản và thu nhập theo
hướng có lợi cho người cho vay, người bán chịu hàng hóa, người nhận lương; gây thiệt
cho người vay, người mua chiu hàng hóa và người trả lương.
b) Khi lạm phát xảy ra sẽ tác động đến sản lượng, việc làm và tỉ lệ thất nghiệp

- Lạm phát do cầu: Khi tổng cầu tăng lên làm giá cả tăng, đồng thời sản lượng
thường tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm.
- Lạm phát do cung: Khi tổng cung sụt giảm, mức giá chung tăng, sản lượng
giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng
* Khi lạm phát xảy ra tác động đến cơ cấu kinh tế
Giá của các hàng hóa không thay đổi theo cùng một tỷ lệ. Vì vậy những ngành có
giá tăng nhanh sẽ nâng tỷ trọng của ngành trong tổng sản lượng, thay đổi vị thế kinh
doanh của ngành mình. Khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của
giá cả tương đối, có những doanh nghiệp, ngành nghề phất lên được, nhưng cũng có
những doanh nghiệp, ngành nghề lại suy sụp, phá sản, thậm chí còn chuyển hướng
kinh doanh khác, dẫn đến cơ cấu kinh tế thay đổi
* Những tác động đến tính hiệu quả kinh tế
Lạm phát có thể tác động làm kém hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực như:
-Lạm phát làm biến dạng cơ cấu đầu tư:
Khi xảy ra lạm phát, các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào những dự án có
khoảng thời gian thu hồi vốn dài. Tác động này có thể làm giảm hiệu quả sử dụng của
các nguồn lực kinh tế trong dài hạn. Sự giảm sút của năng lực sản xuất có thể làm cho
đường tổng cung AS dịch chuyển sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm
năng.


-Lạm phát làm suy yếu thị trường vốn:
Nếu lãi suất thực là số âm, thì khả năng huy động vốn của các tổ chức tín dụng
sẽ rất khó khắn. Giảm sút của tiết kiệm sẽ làm sụt giảm đầu tư thực tế, sản lượng giảm
theo cấp số nhân, công ăn việc làm ít đi, thất nghiệp tăng lên.
-Lạm phát làm sai lệch tín hiệu của giá:
Giá là tín hiệu quan trọng để giúp cho người mua và người bán có được quyết
định tối ưu nhất. Trong thời kỳ lạm phát cao, giá cả tăng nhanh làm cho mọi người
không kịp nhận biết mức giá tương đối giũa các hàng hóa thay đổi ra sao, do đó làm
giảm tính hiệu quả khi ra các quyết định mua bán.

-Lạm phát phát sinh chi phí điều chỉnh giá:
Các hãng kinh doanh phải tốn thêm chi phí về điều chỉnh giá như: Chi phí sửa
giấy báo giá, sửa lại giá trên máy tính tiền, sửa thực đơn… Các công ty kinh doanh lớn
còn tốn kém cả chi phí cho các cuộc họp về điều chỉnh giá.
-Làm phát làm mất thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá của tiền tệ:
Khi lạm phát xảy ra mọi người sẽ giữ ít tiền hơn, các công ty phải tốn kém cho
việc xây kế hoạch quản lý tiền cẩn thận hơn, mọi người tiêu phí thời gian nhiều hơn
cho việc đến ngân hàng rút tiền, nhiều người tính toán phương án để giữ cho tài sản
của mình không bị mất đi. Nói chung là tất cả những vấn đề đó đều chỉ nhằm mục đích
đối phó với tình trạng mất giá của đồng tiền.
-Lạm phát làm giảm sức cạnh tranh với nước ngoài
Giá hàng trong nước tăng lên sẽ kích thích nhập khẩu, đồng thời kìm hãm xuất
khẩu. Hàng nước ngoài tràn vào trong nước, điều này làm cho nhiều doanh nghiệp
trong nước phải tạm thời đóng cửa sản xuất, và nhiều khi còn phá sản.
-Làm phát kích thích người nước ngoài rút vốn về nước
Làm phát làm cho đồng nội tệ bị mất giá, lúc này để đảm bảo thu nhập của mình
nhiều người nước ngoài có khuynh hướng chuyển iền kinh doanh của mình về nước,
điều này làm cho thị trường vốn thêm suy yếu.
5.2 Tác động tích cực

Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi
tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước
đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
-Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.


-Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư
vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu
nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời
gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu

không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.
Lạm phát là một nguồn thu nhập của chính phủ. Ở những nước chưa được phát
triển, vì cơ sở thuế truyền thống còn eo hẹp, hệ thống quản lý thuế khóa không được
hiệu lực,và trốn thuế là một tập quán thông thường, thì thu nhập từ lạm phát có thể là
phương tiện thuận lợi để tài trợ một phần cho ngân sách.
6. Giải pháp sử dụng và kìm chế lạm pháp
a) Lạm phát do cầu: khi xảy ra lạm phát vừa sẽ kích thích tăng
trưởng kinh tế, là loại lạm phát có lợi cho nền kinh tế. chỉ khi xảy ra
lạm phát cao, sản lượng thực vượt quá sản lượng tiềm năng, nền
kinh tế phát triển quá nóng, phải tìm biện phát giảm lạm phát ổn
định kinh tế là giảm tổng cầu bằng cách
-Áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp, giảm chi tiêu ngân sách
tăng thuế.
-Áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp: giảm mức cung tiền tăng lãi
suất
Kết quả: tổng cầu sụt giảm, đường AD dịch chuyển sang trái,
mức giá giảm, sản lượng giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng…
b) Lạm phát do cung: phải làm tăng tổng cung, giảm chi phí
bằng cách:
-Tìm nguyên liệu mới rẻ tiền thay cho nguyên liệu cũ đắt tiền
-Giảm thuế giảm lãi suất
-Cải tiến kỹ thuật sản xuất, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất
để tăng năng suất lao động, giảm chi phí.
-Nâng cao trình độ quản lý: tổ chức lao động khoa học và hợp lý
hóa sản xuất
Kết quả là chi phí sản xuất của nền kinh tế sẽ giảm xuống,
đường AS dịch chuyển sang phải, mức giá giảm sản lượng tăng, tỷ lệ
thất nghiệp giảm



c) Lạm phát tiền tệ
*Làm mạnh hóa nền tài chính công
-Bảo đảm thu về đầy đủ cho ngân sách nhà nước mọi khoản thu
theo đúng kế hoạch, chống mọi hành vi gian lận thu, biển lận công
quỹ trong quá trình thu ngân sách
-Bảo đảm chi tiêu ngân sách nhà nước một các có hiệu quả
-Bảo đảm không để thâm hụt ngân sách nhà nước trong quá
trình chi do tham ô, lãng phí
*Làm mạnh hóa thị trường tiền tệ
-Đảm bảo cho tiền lương trong lưu thông luôn luôn cân bằng với
lượng hàng hóa cần lân chuyển theo đúng quy luật lưu thông tiền tệ.
-Đảm bảo không để xuất hiện các vật ngang giá khác ngoài nội
tệ tham gia vào quá trình lưu thông hàng hóa như: ngoại tệ, vàng
bạc, đá quý....
-Tổ chức tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt.
e) Các giải pháp khác mang tính chất tình thế
Khi đang xảy ra lạm phát, cụ thể là khi giá cả đang tăng cao,
đồng tiền bị mất giá từng ngày, khi đó chính phủ phải can thiệp và
áp dụng các biện pháp tình thế để tạm thời ngăn chặn tình trạng
này:
-Vay hàng khẩn cấp. Lượng hàng này giúp nhà nước có nguồn
chi không cần nội tệ, không phải in tiền để tiêu. Mặt khác, giúp nhà
nước tung ra thị trường để triệt tiêu lượng tiền thừa, không để tăng
giá.
-Tăng lãi suất lên cao nhằm rút bớt tiền mặt khỏi lưu thông khiến
chúng không thể tham gia vào quá trình thanh toán hàng hóa và đẩy
giá lên cao
-Giảm mạnh tốc độ tăng cung tiền bằng các công cụ của chính
sách tiền tệ



-Khuyến khích đầu từ. Nếu kích cầu đầu tư sẽ tạo ra được một
lực lượng sản xuất lớn hơn, hơn nữa sẽ tạo ra nguồn thu cua ngân
sách nhà nước trong tương lai.
-Cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu ngân sách và kiểm soát có hiệu quả
việc tăng lương bằng tiền mặt.
7. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Khi mói đếm mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, các nhà kinh tế thương
đề cập đến khái niệm "đánh đổi". Đánh đổi có nghĩa là được cái này mất cái kia, chọn
cái này phải bỏ cái kia. A. W. Philips đã phát hiện ra rằng thất nghiệp giảm thì lương
có khuynh hướng tăng, lương tăng sẽ làm tăng giá. Như vậy, thất nghiệp giảm sẽ kéo
theo tình trạng lạm phát tăng. Phát hiện này đã dẫn đến một luận điểm cho rằng giữa
lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi với nhau. Để thể hiện mối quan hệ này A. W.
Philips đã đưa ra đường cong Phillips.
a/ Đường Phillips ban đầu
Dựa vào kết quả thực nghiệm nhiều năm về tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh
ra đời đường Phillip ban đầu.
Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và nó cũng
phù hợp với thực tế kinh tế ở nhiều nước tây âu thời kì những năm 50. Tức là có sự
"đánh đổi" giữa lạm phát và thất nghiệp. Đường Phillip được xây dựng hoàn chỉnh và
có dạng như sau:
Gp

0

Gp = - € (U – Un)
Gp : Tỷ lệ lạm phát
U : tỷ lệ thất nghiệp thực tế
Un : Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên


U


€ : độ dốc của đường Phillips
Đường này cho thấy những đặt điểm sau đây:
- Lạm phát bằng không khi thất nghiệp thực tế bằng tỉ lệ tự nhiên.
- Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát
xảy ra.
- Độ dốc (€) càng lớn thì mộ sự gia tăng, giảm nhỏ nhất của thất nghiệp sẽ gây
ra sự tăng, giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của (€) phản ánh sự phản ánh của tiền
lương. Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì (€) lớn, nếu có tính ì cao thì (€) nhỏ
(đường Phillips sẽ xoay ngang). Nếu đường Phillips gợi cho những người làm chính
sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khóa và tiền tệ.
b) Đường cong Phillips ngắn hạn
- Trong ngắn hạn: đường cong Phillip cho thấy tỷ lệ lạm phát cao hơn kéo theo
tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và ngược lại.
- Theo quan điểm này, một nước có thể đạt được một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn
nếu sẵn sàng trả giá là chấp nhận một tỷ lệ lạm phát cai hơn, bằng cách, chính phủ lựa
chọn các chính sách mở rộng tài khóa, tiền tệ để đưa tổng cầu lên cao hơn, tạo sức ép
tăng tiền lương và giá cả. Do đó lạm phát cao hơn nhưng vì sản lượng thực tế cai hơn
trước nên thất nghiệp giảm.

c) Đường Phillips trong dài hạn
-Trong dài hạn: theo Samuelson, đường cong Phillips chỉ có giá trị trong trước
mắt. Về lâu dài (5 đến 10 năm) đường Phillips thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên.


- Điều đó có nghĩa: cuối cùng nền kinh tế sẽ quay lại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
cho dù lạm phát là bao nhiêu, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp

trong dài hạn.
- Vì với sự thay đổi của tiền lương, cung và cầu lao động sẽ có khuynh hướng trở
về với vị trí cân bằng.

d) Ý nghĩa của mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp :
- Có một mức thất nghiệp tối thiểu mà nền kinh tế có thể chịu đựng được trong
dài hạn mà không gây ra lạm phát.
- Có thể lợi dụng đường cong Phillip ngắn hạn:
+ Đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nhưng cái giá
phải trả là lạm phát tăng lên.
+ Hoặc phải chịu tỷ lệ thất nghiệp cao để đẩy lạm phát xuống.
1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam

Trong quá khứ Việt Nam có thời gian phải chịu lạm phát phi mã, với mức sụt giá
của tiền đồng lên đỉnh hơn 700% vào năm 1987. Kể từ năm 1993, lạm phát đã được
khống chế khá tốt và thường dưới 2 con số. Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ
lạm phát thấp nhất của Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức
0.1%, -0.6% và 0.8%. Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính


Đông Á năm 1997 – 1998. Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng
với giai đoạn bùng nổ của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa.
Năm 2007, chỉ số CPI tăng đến 12.6% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối năm.
Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở
Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo
năm của năm 2008 đã lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính
theo trung bình năm tăng 22.97%. Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức
cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được
khống chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây.
Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao

hơn khá nhiều. Năm 2010, Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7%.
Mục tiêu này có thể không được hoàn thành khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35%.
Ngoài ra, nền kinh tế hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát
cao trong những tháng sắp tới.
Song, từ năm 2012 đến năm 2013, lạm phát có xu hướng ổn định dưới mức
7%.Ngay từ đầu năm 2014, Chính phủ đã tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ
mô, trong đó, kiểm soát lạm phát là một trong những trụ cột quan trọng. Kết quả này
lại tiếp tục được thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2014, chỉ tăng 1,84% so
với tháng 12/2013, chỉ bằng 26,2% chỉ tiêu mức lạm phát của Quốc hội đặt ra (7%) và
bằng 37% mức dự kiến lạm phát của Chính phủ (5%).Nếu xét mức lạm phát bình
quân, thì cả năm 2014 so với năm 2013 tăng 4,09%, dù xét theo chỉ tiêu nào, thì kết
quả này cũng là điều đáng ghi nhận. Đây là mức lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở
lại đây và khá bất ngờ đối với các dự báo của nhiều cơ quan chức năng, các tổ chức và
chuyên gia kinh tế. Có thể nhận định rằng, kết quả này là một trong những sự kiện nổi
bật nhất, một trong những thành công đuợc ghi nhận của kinh tế Việt Nam trong năm
2014.
Đặc biệt là năm 2015, năm mà đất nước ta có chỉ số lạm phát thấp nhất trong
những năm vừa qua. Theo các số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố, mức
lạm phát ở Việt Nam trong năm 2015 đã xuống thấp ở mức kỷ lục, tức là 0,63%.
Nhưng cơ quan này dự báo là lạm phát của Việt Nam có thể lên đến 5% vào năm tới,
do giá điện cũng như các chi phí giáo dục và y tế sẽ tăng mạnh.
Theo Tổng cục Thống kê, Lạm phát 4 tháng đầu năm 2016 dừng ở mức 1,33%
vẫn ở mức thấp (cao hơn năm 2015 nhưng thấp hơn các năm từ 2010 đến 2014).
*Nguyên nhân:


- Lạm phát do cầu kéo :nới lỏng cung tiền và tăng tín dụng trong một thời gian
dài, bội chi ngân sách lớn, giá cả hàng hóa thế giới tăng.
- Lạm phát do chi phí đẩy :



Do nền kinh tế mở, nhập khẩu nhiều gần gấp đôi xuất khẩu, tăng mạnh giá gạo,



dầu thô thế giới => mức lạm phát kỷ luật năm 2008.
USD/VND tăng: đồng Việt Nam mất giá so với USD, nền kinh tế mở, tỉ giá

tăng => giá nguyên liệu nhập khẩu tăng => lạm phát.
• Nền kinh tế yếu kém : chi phí sản xuất nền kinh tế cao, tăng trưởng kinh tế chủ
yếu dựa trên mở rộng đầu tư,đầu tư tràn lan dàn trải thiếu trọng tâm hoạt động
của khu vựa doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả vd: vinashin..
• Giá vàng thế giới liên tực tăng: từ tháng 7 năm 2008 đến 17/4/2012 giá vàng
tăng từ 18,91 triệu đồng/lượng đến 42,880 triệu đồng/lượng.
-Tăng trưởng kinh tế và tín dụng
Tính trung bình giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam
dẫn đầu khu vực với mức tăng 31,4%, sau đó là của Trung Quốc (17,8%), Indonesia
(13%), Philippines (10,2%), Malaysia (8,7%) và Thái Lan (6,2%). Riêng năm 2010,
tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam thậm chí lên tới 33,3%. Do cung tiền tăng nhanh
nên tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam tăng lên rất nhanh. CPI tháng 7/2010
đạt đỉnh 1,17% kéo theo lạm phát tháng 8 : 23,13%.
*Tuy nhiên do những năm gần đây nhà nước ta đã áp dung những biện pháp tích
góp phần giảm tỷ lệ lạm phát và đạt kết quả cao cụ thể:
Trước bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến khó lường, Việt Nam đã có chủ trương
đúng là tập trung cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm tăng
trưởng hợp lý. Tiếp nối Nghị quyết 11/2011/NQ-CP, điều này đã được khẳng định
trong các Nghị quyết gần đây của các Hội nghị Trung ương Đảng (nhất là Hội nghị
Trung ương 3 (Khóa XI) về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng), Nghị
quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và các Nghị quyết
01/2012/NQ-CP của Chính phủ về điều hành năm 2012, Nghị quyết 13/2012/ NQ-CP

về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường...
Và một biện pháp như Chính sách đóng băng tiền tệ, tài kháo thắt chặt, tập trung
sản xuất công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo đảm cân đối cung
cầu, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu, tiến hành cải cách thủ tục hành chính, triệt
để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng…




×