TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TẠI XÃ XUÂN PHÚ, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG,
TỈNH NAM ĐỊNH
HÀ NỘI, 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TẠI XÃ XUÂN PHÚ, HUYỆN XUÂN TRƯỜNG,
TỈNH NAM ĐỊNH
Ngành
: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã ngành : 52850101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Th.S. NGUYỄN BÍCH NGỌC
HÀ NỘI, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với
sự tham gia của cộng đồng tại xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định” là
do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.s. Nguyễn Bích Ngọc.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án tốt nghiệp đều đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày......tháng......năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Linh
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt và đúng tiến độ đồ án tốt nghiệp do nhà trường quy
định, đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s. Nguyễn Bích Ngọc đã trực tiếp
hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức cần thiết giúp tôi thu thập tài liệu và vận
dụng các phương pháp để hoàn thành đồ án một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới UBND xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường, tỉnh
Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết để
tôi nghiên cứu đồ án này.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo trường ĐH Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội, ban chủ nhiệm khoa Môi trường, cùng với các thầy giáo trong
khoa và bộ môn đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập tại trường và đã
tạo điều kiện cho tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều lỗ lực trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đồ án nhưng thời
gian nghiên cứu không được nhiều, kình nghiệm và năng lực còn ít nên không tránh
khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đồ án. Tôi rất mong nhận được sự đóng
ý kiến từ các quý thầy cô.
Hà Nội, ngày......thàng......năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Linh
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
Từ viết tắt
UBND
TTLT
BTP
BVHTT
BTTUBTƯMTTQVN
BVTV
Tiếng việt
ủy ban nhân dân
Thông tư liên tịch
Bộ tư pháp
Bộ văn hóa thể thao
Ban thường trực ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam
Bảo vệ thực vật
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bảo vệ môi trường tự nhiên là bảo vệ môi trường sống, môi trường để phát triển
bền vững. Thực hiện nhiệm vụ này hiện nay ở nước ta đang đứng trước những mâu
thuẫn cần giải quyết. Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo vệ môi trường tự nhiên trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm của
các chủ thể và người dân.
Mặc dù hiện nay nhà nước cũng đã quan tâm nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường
nhưng hiện trạng môi trường vẫn chưa cải thiện được một cách đáng kể. Đó là do năng
lực quản lý, bảo vệ môi trường tự nhiên của lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền
địa phương còn nhiều hạn chế, ở không ít nơi còn cho đây là trách nhiệm của riêng
ngành Tài nguyên và Môi trường. Đối với người dân, nhận thức và ý thức bảo vệ môi
trường còn thấp, chưa có thói quen tự giác bảo vệ môi trường.
Đặc biệt đối với khu vực nông thôn, nơi có trình độ dân chí thấp thì các vấn đề
môi trường rất ít được quan tâm. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường cần phải
có sự tham gia thực hiện, đóng góp và xây dựng từ công đồng địa phương.
Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương, hương ước, quy ước đã được xây dựng
và thực hiện một cách có hiệu quả. Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
cũng là một trong những phương thức thực hiện chủ trương mở rộng dân chủ xã hội
chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở. Hương ước từng
tồn tại song song với pháp luật, từng giữ vai trò là công cụ để điều chỉnh các mối quan
hệ trong cộng đồng và để quản lý làng xã. Nó là phương tiện để chuyển tải pháp luật
vào làng xã, hỗ trợ và bổ sung cho pháp luật. Chính vì thế xây dựng một bản hương
ước, quy ước về bảo vệ môi trường là một phương pháp bảo vệ môi trường hiệu quả
do chính người dân đề xuất và thực hiện.
Xã Xuân Phú là một xã phát triển mạnh về nông nghiệp, trong những năm gần
đây nền kinh tế của xã phát triển khá nhanh, đời sống của người dân ổn định hơn,
đường làng ngõ xóm đều được khang trang hơn. Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường
tại xã còn yếu, hoạt động tuyên truyền vận động ngưởi dân tham gia bảo vệ môi
trường chưa hiệu quả. Hơn nữa hiện nay tại xã chưa tiến hành xây dựng bản hương
ước quy ước về bảo vệ môi trường nào.
9
Thấy được lợi ích từ việc áp dụng hương ước, quy ước trong công tác bảo vệ môi
trường nên tôi quyết định thực hiện tài “Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi
trường với sự tham gia của cộng đồng tại xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường, tỉnh
Nam Định”. Làm đề tài nghiên cứu đồ án tốt nghiệp, để nâng cao trách nhiệm bảo vệ
môi trường của người dân địa phương xã Xuân Phú.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được bản hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của
cộng đồng nhằm nâng cao trách nhiệm của cộng đồng tham gia vào công tác bảo vệ
môi trường, hình thành nên văn hóa bảo vệ môi trường tại xã Xuân Phú, huyện Xuân
Trường, tỉnh Nam Định.
10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.
Tổng quan các vấn đề liên quan đến hương ước, quy ước
1.1.1. Khái niệm hương ước, quy ước
Theo thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTƯMTTQVN .
Ban hành vào ngày 30/03/2000:
“Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự
chung do cộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội
mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán
tốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp
phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật”.
1.1.2. Đặc điểm, đặc trưng của hương ước, quy ước
Các đặc điểm của hương ước, quy ước như:
-
Là kết ước của người dân, được thể hiện bằng một loại văn bản với nhiều tên gọi khác
nhau như: Hương ước làng, quy ước làng... Trong dân gian cũng có rất nhiều loại hình
kết ước của người dân được thể hiện bằng các câu tục ngữ, lời nói có vần, phương
ngôn, ngạn ngữ truyền miệng, không được thực hiện bằng văn bản thì không phải là
-
hương ước.
Do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ sở sự nhất trí của tập thể cộng
đồng dân cư. Đây cũng là một trong các nguyên tắc xây dựng hương ước, quy ước, bất
kỳ một cá nhân hay cơ quan, tổ chức xây dựng văn bản và tự gọi đó là hương ước, quy
ước đều không đúng, không phù hợp với tính chất, đặc trưng và nguyên tắc xây dựng
-
hương ước, quy ước.
Hương ước, quy ước cũng là một loại văn bản quy phạm, có nghĩa là nó cũng chứa
đựng các nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép tổ chức, cá nhân được làm hoặc không
được làm một việc gì đó trong cuộc sống hàng ngày tại địa phương, nhưng đấy là các
quy phạm xã hội do công đồng dân cư thỏa thuận đặt ra và cùng nhau thực hiện. Nghĩa
là cộng đồng dân cư xây dựng nguyên tắc ứng xử trên cơ sở pháp luật và truyền thống,
tập quán địa phương và tự nguyện thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc điểm này của quy
phạm trong hương ước, quy ước khác hẳn với các quy phạm pháp luật trong các văn
bản do nhà nước ban hành.
1.1.3.
Vai trò của hương ước, quy ước
11
Cùng với pháp luật Hương ước, quy ước với rất nhiều các quy định điều lệ cùng
với sự tồn tại bền vững, lâu dài của chính mình. Hương ước, quy ước có vai trò, ảnh
hưởng tích cực đến sự phát triển của làng xã đó là:
-
Hương ước góp phần duy trì và phát huy thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hóa
cộng đồng, củng cố các giá trị đạo lý và nhân bản. Nuôi dưỡng vun đắp ý thức cộng
đồng, tinh thần đoàn kết, tinh thần bất khuất, tinh thần tự lực, tự chủ do mỗi thành
-
viên trong cộng đồng, làng xã xây dựng ý thức cộng đồng làng xã.
Tổ chức và quản lý các mặt của đời sống làng xã, duy trì trật tự kỷ cương, tạo ra môi
trường ổn định và an toàn cho cả cộng đồng làng xã: Trong nhiều hương ước quy định
rất cụ thể có khi đến ngặt nghèo, để ngăn chặn các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc,
trộm cắp... Hay các quy định về chế độ canh phòng bảo vệ trật tự trị an làng xóm, bảo
-
vệ hoa màu ngoài đồng ruộng.
Góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn: Những quy định
của hương ước về trác nhiện của các cá nhân, tổ chức trong việc tu bổ đền, miếu, đình
chùa, phục vụ lễ tết rước sách thờ thần, thờ phật đã được người dân tuân thủ nghiêm
túc. Vì lẽ này mà hệ thống đình chùa, đền miếu của các làng thường xuyên được tu bổ
tăng thêm một nét đẹp trong cảnh quan làng xóm, bên cạnh các lễ hội nông nghiệp cầu
-
mùa, cầu mưa, hội hát Xoan, hát ghẹo, các trò chơi dân gian... được tổ chức hàng năm.
Hương ước không chỉ là biểu hiện của pháp luật mà còn giúp khắc phục các lỗ hổng
của pháp luật hoặc pháp luật quy định chưa cụ thể. Đưa pháp luật vào trong đời sống
của người dân dễ dàng hơn: Hương ước biến các quy định chung của pháp luật thành
các quy định cụ thể của làng, đơn giản hóa các quy định của luật nước, làm cho ý thức
hệ pháp luật của Nhà nước trở lên gần gũi và thâm nhập vào hệ tư tưởng vào tâm lý lối
sống của mỗi người dân, làm pháp luật trở lên dễ hiểu và dễ áp dụng. Hương ước đưa
ra nhiều quy định cụ thể bổ khuyết vào lỗ hổng pháp luật trong các mối quan hệ cụ thể
của cuộc sống làng xã. Các vấn đề như chia ruộng đất, lão quyền, nam quyền, trưởng
quyền, an ninh làng xã, đời sống tâm linh của nhân dân... Thường là những vấn đề
-
được quy định chung chung trong trong luật nước lại rất cụ thể trong các hương ước.
Hương ước giúp bảo tồn và giữ gìn các danh nam thắng cảnh, đền thờ, bảo vệ môi
trường của làng nói riêng và của toàn dân tộc nói chung.
1.1.4. Nội dung và hình thức của hương ước, quy ước
a) Nội dung
12
Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự
chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội
mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và duy trì các phong tục, tập quán tốt
đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư góp phần hỗ
trợ tích cực cho quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Trên cở sở các quy định của pháp luật về điều kiện Kinh tế - Xã hội, trình độ dân
trí, phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống của
cộng đồng dân cư, nội dung của hương ước, quy ước tập trung vào một số vấn đề cụ
thể sau đây:
-
Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham gia quản lý
nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân;
-
động viên và tạo điều kiên để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân;
Bảo đảm giữ gìn và phát huy tuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn mình trong
ứng xử, giao tiếp, ăn ở, đi lại, xóa bỏ hủ tục và phát triển các hoạt động văn hóa lành
mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ
trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các chính sách xã hội của
-
Đảng và Nhà nước;
Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản công cộng và tài
sản công dân, bảo vệ môi trường sống, biển, rừng, sông, hồ, danh nam thắng cảnh, đền
chùa miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè cống, đường dây
-
tải điện; xây dựng và phát triển đường làng ngõ xóm, trồng cây xanh;
Đề ra các biện pháp bảo vệ các tuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và
mê tín dị đoan trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến
-
khích những lế nghi lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn kém;
Góp phần xây dựng nếp sống văn mình, gia đình văn hóa, xây dựng làng, bản, thôn,
ấp, cụm dân cư văn hóa, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia đình và cộng
đồng, khuyến khích mọi người đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn
nạn, ốm đau; vận động thực hiện các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, xây
-
dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa;
Xây dựng tính đoàn kết, tương thận, tương ái, trong cộng đồng, vận động các thành
viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xóa đói giảm nghèo, phát triển
sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phương; vận động các
thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm phát triển sản xuất.
13
Khuyến khích phát triển các làng nghề, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công
trình phúc lợi công cộng, điện, đường, trường học, trạm xã, nghĩa trang, các công trình
văn hóa thể thao trên địa bàn. Lập, thu chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật và
-
phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân;
Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn góp phần phòng chống các
tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, mại dâm và các hành vi khác vi
phạm pháp luật nhằm xây dựng địa bàn trong sạch. Phát động trong nhân dân ý thức
phòng gian, bảo mật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về tạm trú, tạm vắng; tham
gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Đề ra các
biện pháp cần thiết để hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền, phát hiện và xử lý các vi phạm
pháp luật trên địa bàn; bảo đảm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tổ
chức quản lý ở cơ sở như tổ chức, hoạt động của Tổ hòa giải, Ban an ninh, Tổ bảo vệ
-
sản xuất, Ban kiến thiết và các tổ chức tự quản khác;
Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để đảm bảo thực hiện hương ước
Hương ước quy định các hình thức và biện pháp thưởng đối với cá nhân, hộ gia
đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như: Lập sổ vàng
truyền thống nêu gương người tốt, việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể,
cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa và các hình thức khen thưởng khác do
cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng theo quy định
chung của nhà nước.
Đối với nhưng người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước thì chủ yếu
áp dụng cac hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông báo
trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng
các quy định của hương ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng
đồng, có thể thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng
các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt năng nề xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
khác của công dân. Trong hương ước không đặt ra các khoản phí, lệ phí.
Hương ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có
hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thi trấn,
giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tù trở thành những người lương
thiện, có ích cho xã hội.
14
Những hành vi vi phạm pháp luật phải do cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy
định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý các vi phạm hương ước không
thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Hình thức thể hiện của hương ước
- Vể tên gọi: Có thể dùng tên gọi chung là Hương ước hoặc Quy ước (làng, bản, thôn,
-
ấp, cụm dân cư).
Về cơ cấu và nội dung: Hương ước có thể coi lời nói đầu ghi nhận truyền thống văn
hóa của từng làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư và mục đích của việc xây dựng hương
ước.
Nội dụng của hương ước được chia thành các chương, mục, điều, khoản, điểm.
Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành
viên trong cộng đồng. Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngay tại các điều.
khoản cụ thể.
c) Các bước tiến hành xây dựng hương ước, quy ước
Từ thông tư số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTT-BTTUBTUMTTQVN. Ngày
31/03/2000 của Bộ Tư Pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban Thường trực Ùy ban Trung
ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, kết hợp với những bài học kế thừa từ một số dự án
trong chương trình SEMLA tôi đề xuất 8 bước triển khai xây dựng hương bảo vệ môi
trường như sau:
Bước 1: Họp với xã, phường/thôn
Cuộc họp đầu tiên cần được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo cấp xã,
phường, nhằm giới thiệu mục tiêu và các bước của dự án. Trong cuộc họp sẽ thảo luận
về việc triển khai dự án để đảm bảo rằng những người tham gia thống nhất với mục
đích và các bước đã đề xuất. Giải thích lợi ích của cộng đồng và kết quả mong muốn.
Tại cuộc họp này, có thể thảo luận một số ý kiến ban đầu về những quy định
trong hương ước.
Bước 2: Hội thảo với trưởng thôn/ lãnh đạo phường
Cần tổ chức một buổi hội thảo/tập huấn cho lãnh đạo xã, phường về bảo vệ môi
trường và vệ sinh môi trường địa phương. Buổi hội thảo/tập huấn một ngày sẽ giúp
chuẩn bị cho các lãnh đạo phường trước khi thực hiện nhiệm vụ.
Buổi tập huấn gồm:
15
-
Trình bày về các vấn đề môi trường quan trọng nhất của địa phương (rác thải sinh
-
hoạt, rác thải nguy hại, nước thải, vệ sinh, nông nghiệp...).
Trình bày một số ví dụ về các hương ước, quy ước của những địa phương khác để lấy
-
ý kiến
Các phương pháp và các công cụ để cac thành viên trong cộng đồng tham gia xác định
các vấn đề và giải pháp (ví dụ: sử dụng phương pháp phân tích sơ đồ vấn đề).
Bước 3: Thu thập thông tin
Mỗi lãnh đạo thôn, xóm thành lập một nhóm khoảng 4 người. Nhiệm vụ của
nhóm này là thu thập ý kiếm của người dân và xây dựng dự thảo hương ước trên cơ sở
các ý kiến và ưu tiên của xã, mỗi nhóm quyết định sử dụng phương pháp nào để thu
thập ý kiến.
Bước 4: Tổ chức họp dân
Khi đã có bản dự thảo hương ước lần thứ nhất, xã cần tổ chức buổi họp dân. tại
cuộc họp này có mời các hộ gia đình đến để thảo luận và điều chỉnh dự thảo hương
ước nếu cần. Điều quan trọng là thông tin rõ ràng cho mọi người về lý do và lợi ích
của việc xây dựng hương ước.
Nếu có thể, có thể bỏ phiếu thông qua hương ước thông quan cuộc họp này. Nếu
như có sự bất đồng hoặc hoặc có nhiều ý kiến về nôi dung hương ước, có thể phải tổ
chức một buổi họp thứ hai.
Bước 5: Phê duyệt hương ước
Sửa đổi dự thảo hương ước theo những ý kiến phản hổi từ buổi họp cộng đồng.
Sau đó hương ước được có thể được trình lên cơ quan có thẩm quyền (UBND huyện)
để phê duyệt. Cơ quan có liên quan sẽ xem xét và ban hành quyết định phê duyệt
hương ước, quy ước môi trường phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 6: Lễ ký cam kết
Ngay khi hương ước được chính thức thông qua, cần tổ chức một lễ ký cam kết
tại xã. Đây là một sự kiện quan trọng khi các hộ gia đình chính thức phê duyệt và cam
kết thực hiện hương ước.
Mỗi hộ gia đình sẽ nhận và ký một bản sao của hương ước như một bản cam kết
chính thức. Bản sao cần được treo trong từng hộ gia đình .
Bước 7: Giám sát và đánh giá
16
Mỗi xóm thành lập một ban giám sát triển khai và tuân thủ hương ước. Ban này
có thể đề xuất một số hoạt động cần thiết trong quá trình triển khai.
Ban giám sát gồm có lãnh đạo xóm và một số người dân, họ có nhiệm vụ xây
dựng một báo cáo ngắn về việc triển khai hương ước theo quý.
Bước 8: Nâng cao nhận thức
Toàn bộ quá trình tham gia xây dựng hương ước có một chức năng nâng cao
nhận thức quan trọng. tuy nhiên việc có thêm các hoạt động nâng cao nhận thức cũng
rất quan trọng để đảm bảo rằng cộng đồng có thể biết và tuân thủ nội dung hương ước.
1.1.5. Tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở các địa phương
Hương ước quy ước đã và đang góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà
nước bằng pháp luật. Sau 17 năm thực hiện chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về việc xây
dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng bản, thôn ấp, cụm dân cư. Đã phê
duyệt được gần 88% hương ước, quy ước. Chỉ tính đến tháng 6/2015 trong số 125.083
thôn, làng được rà soát, có 109.698 hương ước, quy ước đã được phê duyệt, chiếm tỷ
lệ 87,7%; 6.694 hương ước, quy ước đang trong quá trình phê duyệt; 3.260 đang trong
quá trình xây dựng [3].
Trong những năm qua dưới sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng và chính quyền
việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước đang ngày càng phát triển cả về số
lượng và chất lượng ở nhiều tỉnh thành như:
-
Tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, bộ mặt
nông thôn, miền núi đã có nhiều khởi sắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững. Có được kết quả đó là nhờ vào việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy
ước, phát huy ý thức tự quản của cộng đồng dân cư. Chỉ tính trong năm 2012, toàn tỉnh
có 2.152 làng, xã, tổ dân phố. Số lượng hương ước đã được phê duyệt là 2.022 bản,
chưa phê duyệt là 53 bản, chưa xây dựng là 77 bản và thực hiện tốt 1.305 bản, chưa
-
thực hiện tốt là 717 bản [3].
Huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai, đến năm 2015 UBND huyện đã phê duyệt xong
231 bản hương ước, quy ước thuộc 231 thôn, tổ dân phố trong toàn huyện đạt 100% kế
-
hoạch [3].
Tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015 trên địa bàn toàn tỉnh đã có 2.318/2.3320 thôn, khối phố
xây dựng hương ước, quy ước được UBND cấp huyện quyết định công nhận. Điểm
nổi bật việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước tại các thôn, khối phố trên địa
17
bàn toàn tỉnh trong những năm qua đã có tác dụng tích cực đến tình hình kinh tế - xã
-
hội và mọi mặt đời sống của nhân dân [3].
Ngoài ra còn có nhiểu tỉnh thành khác đó là: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình...
Tuy nhiên công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong những năm
qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Thực tế vẫn còn tình trạng hương ước, quy ước có nội
dung quy phạm pháp luật, còn quy định việc xử phạt trái pháp luật, vi phạm hoặc hạn
chế quyền con người, quyền công dân. Nhiều hương ước, quy ước còn sơ sài về nội
dung, sao chép, lặp lại pháp luật và chủ trương, chính sách của Nhà nước một cách
khô khan. Việc xây dựng hương ước, quy ước nhiều nơi còn mang tính hình thức,
mang tính phong trào... Vì vậy để phát huy vai trò và duy trì hương ước, quy ước trong
quản lý xã hội tại cộng đồng dân cư, cần thiết hoàn thiện thể chế xây dựng và thực
hiện hương ước, quy ước.
1.2.
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Xuân Phú
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Xuân Phú nằm phía Đông huyện Xuân Trường, với tổng diện tích tự nhiên là
701 ha và có địa giới hành chính như sau:
+ Phía Đông giáp với Thị trấn Ngô Đồng;
+ Phía Tây giáp với Xã Thọ Nghiệp;
+ Phía Nam giáp với Xã Hoành Sơn, xã Giao Tiến;
+ Phía Bắc giáp với Xã Xuân Đài.
18
Hình 1.1: Vị trí xã Xuân Phú
Xã Xuân Phú nằm giáp với Sông Hồng và sông Sò nên thuận lợi cho hoạt động
phát triển các nguồn lợi về kinh tế như: Đánh bắt thủy sản, khai thác cát [2].
a) Địa hình
Xã Xuân Phú nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng nên có địa hình
bằng phẳng. Độ cao có xu hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
Địa hình sông nhỏ, hẹp, khả năng tiêu thoát nước tốt. Nhìn chung địa hình ở đây rất
thuận tiện cho phát triển mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư và thích
hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành nông nghiệp lúa nước và cây màu [2].
b) Khí hậu
Xã Xuân Phú mang đầy đủ thuộc tính cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó
là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có mùa đông khá lạnh ít mưa, mùa hè nóng
nhiều mưa, có bốn mùa rõ rệt
-
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm đạt từ 23 – 24 0C, tổng tích ôn đạt từ 8.500 – 8.700 0C.
Mùa hè có nhiệt độ trung bình từ 27 – 29 0C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có
thể đạt tới 38 – 390C. Tháng lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung bình là 16,7 0C, đôi
khi có thể xuống tới 5 – 60C. Số giờ năng trung bình từ 1.650 – 1.700 giờ/năm [2].
-
Độ ẩm
19
Là khu vực gần biển và có hệ thống sông ngòi dày nên độ ẩm không khí khá cao
trung bình năm đạt 84%, nhưng phân bố không đều giữa các tháng, phụ thuộc vào chế
độ mưa. Mùa đông ẩm độ ẩm trung bình dao động từ 77 – 81%, mùa hè trung bình đạt
từ 84 – 86% [2].
-
Chế độ mưa
Khu vực có chế độ mưa phong phú và khá đồng đều, lượng mưa trung bình năm
giao động từ 1.520 – 1.850 mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng X, chiếm
tới 85 – 90% lượng mưa của năm, tập trung chủ yếu vào tháng VII, tháng VIII và
tháng IX. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng XII và tháng I. Trong trường hợp có
bão, áp thấp nhiệt đới hay hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới thì lượng mưa cực đại có
thể đạt trong 24 giờ là 300 – 400 mm [2].
-
Chế độ gió
Mùa gió Đông Bắc với hướng gió thịnh hành là Bắc với tốc độ trung bình từ 3 –
4,5m/s. Mùa gió Tây Nam hướng gió chính là Nam và Đông Nam với tốc độ gió trung
bình đạt từ 3,2 – 3,9 m/s, cao nhất vào các tháng V – VII.
Vào mùa đông, gió có hướng Bắc – Đông Bắc và Đông – Đông Nam, trong nửa
đầu mùa đông các hương gió Bắc – Đông Bắc có trội hơn chút, nhưng từ tháng II trở
đi các hướng Đông – Đông Nan lại chiếm ưu thế hơn.
Mùa hè (tháng XI – X), hướng gió chủ đạo là Nam – Đông Nam.
Trong mùa chuyển tiếp, các tháng IV – V hướng gió chủ đạo là hướng Đông –
Đông Nam, còn các tháng X – XI chủ yếu là gió hương Bắc và Đông [2].
c) Chế độ thủy văn
Xã Xuân Phú có một sông nhánh chính là sông Sò, sông Sò là sông nhánh của
Sông Hồng. Ngoài ra còn có một số sông nhánh nhỏ từ sông Sò phục vụ cho việc cấp
thoát nước và tưới tiêu trong nông nghiệp [2].
1.2.2. Điều kiện Kinh tế
Trong những năm gần đây nên kinh tế xã Xuân Phú phát triển khá ổn định, các
ngành kinh tế khá đa dạng như: dịch vụ, đồ gỗ mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp...đặc biệt
là ngành sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước và hoa màu là ngành kinh tế chính ở
đây.
Sản xuất nông nghiệp:
20
Cơ cấu cây trồng đã được đa dạng không còn độc canh cây lúa hay cây màu, gồm
trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cùng rất nhiều loại cây ăn quả.
-
Nhóm cây lương thực, thực phẩm (lúa, khoai, rau các loại): Loài cây trồng có diện tích
đáng kể là cây lúa nước phát triển khá ổn định, năng suất lúa cả năm 2015 ước đạt
-
126,2 tạ/ha (vụ mùa 53,2 tạ, vụ chiêm là 73 tạ).
Nhóm cây ăn quả: Các giống cây ăn quả được người dân trồng chủ yếu là tranh, bưởi,
-
nhãn, ổi. Chuối, mít, song hầu hết đều ở mức độ ít nên chưa phát triển thành hàng hóa.
Chăn nuôi duy trì ổn định, đàn gia súc, gia cầm. Đến năm 2016 trên toàn địa bàn xã có
1.920 con lợn, trên 40 con trâu và gia cầm có trên 16.496 con [1].
Tiểu thủ công nghiệp
Ở xã Xuân Phú cũng phát triển một số ngành tiểu thủ công nghiệp như: Mây tre
đan, sản xuất vàng mã, làm miến, làm hương, sản xuất gạch, đồ gỗ mỹ nghệ với quy
mô vừa và nhỏ. Thành phần tham gia chủ yếu vào hoạt động sản xuất mặt hàng tiểu
thủ công nghiệp là các cơ sở tư nhân, các hộ gia đình chuyên sản xuất mặt hàng truyền
thống [1].
1.2.3.
Văn hóa – Xã hội, an ninh quốc phòng
Trong những năm qua được sự quan tâm của UBND xã, tình hình an ninh, quốc
phòng, văn hóa – xã hội có nhiểu khởi sắc cụ thể:
Văn hóa – xã hội
-
Dân số: Xã Xuân Phú có 10.928 nhân khẩu trong 3.552 hộ dân, trong đó có 5.586
người là nam giới và 5.342 người là nữ giới. Với diện tích 7,01 km 2, mật độ dân số
tương đối đông 1.558 người/km2, được phân bố đồng đều trên 15 xóm trên địa bàn xã.
Nguồn lao động ở địa phương tương đối trẻ ở độ tuổi từ 16 – 44 tuổi, tập trung
chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ gia tăng dân số bình quân qua các năm là
1,02%. So với các năm trước, tỷ lệ này đã giảm nhiểu do trình độ dân trí ngày càng
được nâng lên và công tác kế hoạch hóa gia đình tại địa phương đang được thực hiện
tốt trong những năm gần đây [1].
-
Công tác giáo dục: 100% các em học sinh từ 6 – 15 tuổi đểu được đến trường, các học
sinh nghèo vượt khó, có hoàn cảnh khó khăn đều được hỗ trợ học tập. Chất lượng giáo
dục toàn diện được giữ vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn được chú trọng, nhất là
giáo viên giỏi, học sinh thu được nhiều thành tích tốt trong các kỳ thi giáo viên giỏi và
21
học sinh giỏi. Kết quả xét tốt nghiệp THCS, đạt tỷ lệ 98.2% trong đó tỷ lệ học sinh
-
giỏi chiếm 22,6% và loại khá chiểm tỷ lệ 52.2% [1].
Công tác lao động chính sách xã hội: Việc ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho người cao
tuổi cũng được xã quan tâm hơn, đến hàng tháng người cao tuổi sẽ được nhận lương
hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, trong năm 2016 xã đã hỗ trợ 650 triệu
đồng cho người cao tuổi và người tàn tật, cấp 184 thẻ BHYT cho trẻ em và lập hồ sơ
cấp thẻ BHYT cho 35 đối tượng là người hưởng theo quyết định số 62 của chính phủ,
-
cùng các chế độ chính sách cho các đối tượng thực hiện tốt [1].
Công tác y tế: Xã chỉ có một trạm y tế nên công tác y tế cũng được chú trọng đầu tư cơ
sở vật chất và chất lượng y tá, trong năm 2016 trạm y tế xã đã khám cho 4450 lượt
người và thực hiện công tác tiêm phòng đúng đợt cho trẻ em. Công tác dân số trong
năm 2016 số người sinh con thứ 3 trở lên giảm 0.4% so với năm 2015, tỷ suất sinh
giảm 0,15% so với năm 2015. Chất lượng đời sống của người dân ngày càng được
-
nâng cao hơn [1].
Giao thông: Hệ thống giao thông, đường làng ngõ xóm phần lớn đều đã được rải nhựa
và đổ bê tông. Trong năm 2016 xã đã triển khai xây dựng và hoàn thiện các hạng mục
công trình 6 phòng học trường Tiểu học A Xuân Phú và 3 phòng học trường Tiểu học
B Xuân Phú bằng nguồn kinh phí của cấp trên và ngân sách địa phương. Ngoài ra xã
còn đầu tư nâng cấp và xây dựng thêm một số cầu mới tại xóm Giải Phóng, xóm La
-
Văn Cầu và xóm Hoàng Hanh [1].
Tôn giáo: Trong xã chủ yếu là dân tộc kinh, số dân theo đạo thiên chúa là 41% và số
dân theo đạo phật là 59% [1].
An ninh, quốc phòng
-
An ninh: Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị được giữ vững. Xã
cũng đã phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, duy trì tốt phong trào
“Tự phòng – tự quản – tự bảo vệ” nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng
chống tệ nạn xã hội. Đã xây dựng các kế hoạch đảm bảo tốt ANTT – TTATXH –
TTATGT trên toàn xã, bảo vệ an toàn cho đại hội Đảng xã lần thứ 22, đại hội Đảng các
-
cấp và các ngày lễ lớn của đất nước [1].
Quốc phòng: Trong năm 2016 xã đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công
dân đi nhập ngũ, giao 18/18 thanh niên hoàn thành chỉ tiêu. Xây dựng lực lượng dân
quân và dự bị động viên đảm bảo sẫn sàng chiến đấu [1].
1.2.4. Các vấn đề môi trường
22
Hiện nay, chất lượng môi trường xã Xuân Phú đang có xu hướng giảm do nhiều
nguyên nhân khác nhau.
Hệ thống nước mặt xã Xuân Phú đang chịu nhiều áp lực từ nhiều nguồn khác
nhau đó là từ nước thải và rác thải sinh hoạt, sản xuất của người dân làm ảnh hưởng
đến chất lượng môi trường nước tại đây.
Bảng 1.1: Kết quả phân tích mẫu nước mặt huyện Xuân trường đoạn sông Sò
chảy qua xã Xuân Phú so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 08MT:2015/BTNMT
Chỉ tiêu
Mẫu
pH
Độ cứng
(mg/l)
COD
(mg/l)
BOD5
(mg/l)
DO
(mg/l)
QCVN
08:2008/
BTNMT
Cột A1
Cột B1
6 – 8,6
5,5 – 9
-
10
30
4
15
6
4
QCVN 08MT:2015/
BTNMT
Cột A1
Cột B1
6 – 8,5
5,5 – 9
-
10
30
4
15
6
4
Đầu sông Sò
7,43
3,4
17
13,6
2,48
Giữa sông Sò
7,59
3,5
23
18,4
3,65
Cuối sông Sò
7,44
3,3
28
22,4
3,87
(Nguồn: Kết quả phân tích nước mặt huyện Xuân Trường tại phòng thí nghiệm
khoa TNMT - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên tháng 3/2014)
A1: Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông
thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1, B2.
A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghiệ xử lý
phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1, B2.
B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có
yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2: Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng thấp.
-
So sánh bảng 1.1 với QCVN 08:/BTNMT và QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A1 ta
thấy: hầu hết các mẫu đều vượt quá chỉ tiêu cho, tuy nhiên sự vượt mức này không quá
cao, cụ thể:
Nồng độ pH: tất cả các mẫu đều có nồng độ nằm trong giới hạn cho phép
23
COD: Đối với tất cả các mẫu đều vượt quá giới hạn cho phép từ 1,7 – 2,8 lần khi
sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
BOD5: Đối với tất cả các mẫu đều vượt quá giới hạn cho phép từ 3,4 – 5,6 lần khi
sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Hàm lượng DO đều thấp hơn so với quy chuẩn, đặc biệt ở đầu sộng Sò hàm
lượng DO thấp hơn hơn 2,41 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 08MT:2015/BTNMT.
So sánh kết quả với QCVN ta thấy nguyên nhân dẫn đến các thông số trên vượt
quá tiêu chuẩn cho phép là do hoạt động khai thác, sản xuất, sự phát triển của các hoạt
động nông nghiệp, sinh hoạt đã gây ra những ô nhiễm đáng kể cho tài nguyên nước
mặt trên địa bàn xã, hầu hết các thông số quan trắc đã vượt quá giới hạn cho phép về
sử dụng nước sinh hoạt, nguồn nước không phù hợp cho phục vụ sinh hoạt hàng ngày
của người dân.
-
So sánh bảng 1.1 với QCVN 08:/BTNMT và QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 ta
thấy: Qua kết quả phân tích, hàm lượng DO thấp hơn so với tiêu chuẩn 1,03 – 1,6,
nhưng hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của sử dụng
nước cho mục đích tưới tiêu, tuy nhiêm các thông số phân tích được vẫn khá cao và
nếu không có biện pháp bảo vệ phòng ngừa thì chất lượng môi trường nước có khả
năng biến đổi và không còn phù hợp cho các mục đích tưới tiêu.
Lượng chất thải rắn tại xã đang ngày càng gia tăng, do dân số gia tăng và rác thải
không được xử lý theo đúng kỹ thuật.
Môi trường đất đang bị ảnh hưởng từ các hoạt động nông nghiệp, sinh hoạt, xây
dựng của người dân.
Tại một số khu vực của xã Xuân phú có lượng bụi trong không khí tăng cao chủ
yếu là do các hoạt động giao thông vận tải gây lên, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của
người dân địa phương
24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
-
Các hộ gia đình, cộng đồng dân cư trên toàn địa bàn xã Xuân Phú
Cán bộ quản lý tại xã Xuân phú, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
2.2. Phạm vi nghiên cứu
-
Phạm vi về thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ ngày 27/02 đến ngày 15/05/2017.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Xuân Phú, huyện Xuân
Trường, tỉnh Nam Định.
2.3. Nội dung nghiên cứu
-
Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định;
Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại xã Xuân Phú, huyện Xuân
-
Trường, tỉnh Nam Định;
Xây dựng bản hương ước, quy ước về bảo về môi trường có sự tham gia của nhân dân
địa phương xã Xuân Phú.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu là chọn lọc các tài liệu và thu thập thông tin tổng quan nhất liên
quan đến đề tài nghiên cứu. Để thu thập được các tài liệu cần thiết tôi đã kế thừa các
tài liệu từ các bản báo cáo nghiên cứu trước đó từ cơ quan quản lý môi trường, cơ quan
quản lý của xã Xuân Phú và các tài liệu từ các nguồn tin cậy khác.
Để thực hiện đồ án tốt nghiệp này tôi đã thu thập được các tài liệu sau:
-
UBND xã Xuân Phú, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội - An ninh
-
năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017;
UBND xã Xuân Phú, Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 xã Xuân Phú, huyện
-
Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Các văn bản pháp luật bảo về vệ môi trường đang được thực hiện tại xã Xuân Phú.
Từ các tài liệu đã thu thập được tôi chọn lọc và tổng hợp các thông tin cần thiết
để thực hiện đồ án này.
2.4.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Thu thập tài liệu sẵn có là rất cần thiết nhưng không thay thế được việc điều tra
các đối tượng bằng phỏng vấn trực tiếp và qua các câu hỏi có sẵn. Trên cơ sở lấy ý
kiến của người dân và cán bộ để thu thập các thông tin về hiện trạng môi trường và
công tác bảo vệ môi trường, sinh thái tại địa phương, cũng như sự quan tâm hiểu biết
25