Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Báo cáo tốt nghiệp tổn thất điện năng tại công ty điện lực cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 73 trang )

BÁO CÁO THỰC TỐT NGHIỆP

GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC CAO BẰNG
1.1.GIỚI THIỆU CHUNG

Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY ĐIỆN LỰC CAO BẰNG
Tên tiếng Việt viết tắt:
PCCB
Địa chỉ : Đường Pác Bó Phường Sông Bằng Thành Phố Cao Bằng
Điện thoại : 026 2210309
Fax : 026 3853158
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Điện lực Cao Bằng được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 xí nghiệp là
xí nghiệp điện và xí nghiệp xây lắp điện. Từ năm 1968 đến năm 1979 Công ty điện
lực Cao Bằng – thuộc CTy Công nghiệp Cao Bằng. Trong giai đoạn này, điện chủ
yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cơ quan và nhân dân khu vực Thị xã, một số
khu vực thị trấn xung quanh huyện lỵ các huyện: Hòa An. Hà Quảng, Trùng Khánh,
Quảng Uyên và một số trạm bơm nước nông nghiệp Hòa An.
Tháng 6 năm 2010 Điện lực Cao Bằng đổi tên thành Công ty Điện lực Cao
Bằng – trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc – Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Thực hiện nghị quyết 22 của Đảng về phát triển kinh tế văn hoá cho miền núi,
công trình đường dây 110 kV Thái Nguyên – Cao Bằng và trạm biến áp 16000 kVA,
110/35/10 kV được khởi công xây dựng và đóng điện quốc gia về trung tâm, tạo
điều kiện thuận lợi cho kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương phát triển. Năm 1991
với việc lưới điện quốc gia đến trung tâm tỉnh Cao Bằng thì đến năm 1998 hầu hết
các trung tâm huyện trong tỉnh đã sử dụng điện lưới quốc gia
Ngày 06 tháng 11 năm 2011, tại Trạm 220 kV Cao Bằng, Công ty Truyền tải
điện 1 và Ban quản lý các Công trình điện miền Bắc cùng nhà thầu ENTEC và các


nhà thầu thi công xây lắp khác đã đóng điện xung kích thành công đường dây
220kV Nho Quế - Cao Bằng và Trạm biến áp 220kV Cao Bằng.
Đây là 2 công trình quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh Cao Bằng nói riêng và các tỉnh khu vực phía bắc nói chung.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày một tăng của xã hội, Công ty
Điện lực Cao Bằng đang khẩn trương bước vào nhiệm vụ to lớn về phát triển nguồn
điện, lưới điện, xây dựng, cải tạo hệ thống các trạm biến áp và đường dây điện. Có
chính sách và biện pháp tích cực, hữu hiệu để sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm. Phát
triển và nâng cấp mạng lưới, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục và ổn định.
Công ty Điện lực Cao Bằng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển
kinh tế của đất nước đã ngày càng hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức
hoạt động kinh doanh để góp phần đưa Công ty Điện lực Cao Bằng phát triển,
SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL

Page 1


Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng
không ngừng tăng trưởng điện năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên từ đó
góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân của tỉnh Cao
Bằng nói riêng và của đất nước nói chung.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển Công ty Điện lực Cao Bằng đã
được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba và nhiều Cờ thi đua,
Bằng khen của các Bộ ngành trung ương và của tỉnh.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty
Công ty Điện lực Cao Bằng là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền
Bắc – Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực Cao Bằng có chức năng,
nhiệm vụ là đảm bảo cung cấp điện kịp thời, ổn định và tuyệt đối an toàn cho sự
nghiệp phát triển xã hội của Tỉnh, cùng với chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ,

UBND Tỉnh xây dựng chiến lược quy hoạch và phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng, đồng thời có nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu Kinh tế - kỹ thuật và
nhiệm vụ chính trị của Tổng Công ty điện lực miền Bắc cũng như UBND tỉnh Cao
Bằng giao.


Công ty Điện lực Cao Bằng có chức năng kinh doanh chủ yếu:
- Sản xuất, kinh doanh điện năng
- Quản lý vận hành lưới điện đến cấp điện áp 35kV
- Đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới lưới điện đến cấp điện áp 35kV
- Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện
- Tư vấn thiết kế xây dựng lưới điện đến cấp điện áp 35kV
- Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp điện
đến cấp điện áp 110kV
- Gia công chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho lưới điện
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống

 Nhiệm vụ chính của Công ty Điện lực Cao Bằng: Là đơn vị thành viên của
Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Công ty Điện lực Cao Bằng có nhiệm vụ chính là
kinh doanh bán điện cho các hộ tiêu dùng, cơ sở sản xuất, đồng thời có hoạt động
truyền tải và phân phối điện năng. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn
lực của Công ty Điện lực Cao Bằng và chỉ tiêu giao của Tổng Công ty; đồng
thời chỉ đạo các Điện lực trực thuộc xây dựng, thực hiện kế hoạch quý, năm
SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL

Page 2


BÁO CÁO THỰC TỐT NGHIỆP


GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

nhằm thực hiện có hiệu quả và đồng bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của
toàn Công ty Điện lực Cao Bằng.
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế hoạch của Tổng
Công ty, đồng thời đề xuất, tham gia quy hoạch các dự án đầu tư phát triển
thuộc phạm vi quản lý
- Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn được giao, hoàn thành các nghĩa vụ
tài chính đối với Ngân sách Nhà nước
-

Thực hiện bán điện theo biểu giá do Nhà nước quy định

- Tổ chức tốt công tác quản lý lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn,
liên tục, chất lượng, phấn đấu giảm chi phí trong truyền tải và phân phối điện
-

Tổ chức tốt công tác phát triển điện nông thôn, miền núi.

1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Đội ngũ CBVC lao động trong công ty đều làm việc đúng chuyên ngành, đạo
đức phẩm chất tốt, không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề.
Nên đã kịp thời tiếp thu và ứng dụng được tiến bộ khoa học – công nghệ vào công
tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện. lao động có trình độ chuyên môn cao
ngày 1 tăng, do CNVCLĐ tự học để nâng cao trình độ hàng năm công ty xét cho đi
đào tạo các lớp Đại học tại chức và thạc sỹ. đến nay tổng CBCNV gổm 685 người

và trình độ chuyên môn như sau :
- Trên Đại học 4 người chiếm khoảng 0,58%
- Đại học 205 người chiếm 29,9 %
- Cao đẳng 14 người chiếm 2,04%
- Trung cấp 116 người chiếm 16,9%
- Công nhân 346 người chiếm 50,58% , trong đó Công nhân bậc 5 trở lên là
207 người.
Tổng hợp CBCNV trong công ty, ta có sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của cty

SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL

Page 3


Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng

Hình 1. 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty Điện Lực Cao Bằng.

SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL

Page 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban



Ban giám đốc: Gồm 5 người:
- Giám đốc: Có trách nhiệm tổ chức các hoạt động theo sự phân cấp, uỷ
quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng
Công ty Điện lực Miền Bắc, trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh
doanh, quản lý toàn bộ con người, phương tiện máy móc, tài sản cơ sở vật chất
kỹ thuật của, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc,
điều hành mọi hoạt động kỹ thuật của Công ty, đảm bảo cấp điện an toàn và
liên tục. Thay mặt hoặc được uỷ quyền giải quyết các công việc nội chính khi
giám đốc vắng mặt
- Phó giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản: Là người giúp việc cho giám
đốc, quản lý điều hành công tác, các dự án xây dựng cơ bản của Công ty Điện
lực Cao Bằng.
- Phó giám đốc Kinh doanh: Là người giúp việc cho Giám đốc, quản lý
điều hành công tác kinh doanh điện năng, công tác quản lý, mua sắm tài sản và
điều hành kế hoạch chi phí giá thành, lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện toàn
Công ty.
- Phó giám đốc Kế hoạch sản xuất : là người giúp việc cho giám đốc, điều
hành công tác xây dựng kế hoạch và mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất,
giám sát công tác nhận thầu, khảo sát thiết kế, thí ngiệm,…



Các phòng : Gồm 11 phòng thuộc khối phòng nghiệp vụ:
- Văn phòng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý trong các lĩnh vực
công tác hành chính, văn thư lưu trữ, tổng hợp, theo dõi tình hoạt động công
tác và phục vụ các điều kiện làm việc của các phòng ban đơn vị, quản lý hoạt
động của Nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống của Công ty Điện lực Cao Bằng.
- Phòng Kế hoạch Vật tư: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực

Cao Bằng về các công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng,
cung ứng và quản lý vật tư, báo cáo thống kê.
- Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực
Cao Bằng quản lý trong các lĩnh vực công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ
và nhân lực, tổ chức lao động và tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng, kỷ
luật.

SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL

Page 5


Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng
Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực
Cao Bằng quản lý công tác kinh tế tài chính và công tác hạch toán kế toán của
toàn Cty.
- Phòng Kinh doanh điện năng : Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện
lực Cao Bằng quản lý công tác kinh doanh điện năng và công tác điện nông
thôn trong Công ty.
- Phòng Kỹ thuật: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác kĩ
thuật trong toàn Công ty Điện lực Cao Bằng.
- Phòng Thanh tra an toàn: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý
công tác an toàn, bảo hộ lao động toàn Công ty Điện lực Cao Bằng.
Phòng Điều độ: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực Cao Bằng
về công tác vận hành lưới điện 110/35/10KV khu vực do Công ty quản lý; trực
tiếp chỉ huy vận hành lưới điện tỉnh Cao Bằng theo kế hoạch chung của toàn
hệ thống điện quốc gia và kế hoạch riêng của Công ty Điện lực Cao Bằng.
Nhằm đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng đảm
bảo và kinh tế.
- Phòng Quản lý xây dựng: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực

Cao Bằng thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình và quản lý
công tác xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng.
- Phòng Công nghệ thông tin: Tham mưu giúp Giám đốc Công ty Điện lực
Cao Bằng công tác quản lý mạng và công nghệ thông tin.
- Phòng Thanh tra bảo vệ và pháp chế: Tham mưu giúp Giám đốc Công
ty Điện lực Cao Bằng trong các lĩnh vực sau: tổ chức công tác thanh tra, bảo
vệ pháp chế trong nội bộ Công ty Điện lực Cao Bằng. Bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của điện lực trong các vụ tranh chấp theo qui định của pháp luật Nhà
nước. Tư vấn về luật khi có yêu cầu.


Phân xưởng: Bao gồm 3 phân xưởng:
- Phân xưởng Thuỷ điện Suối củn: Thực hiện kế hoạch sản xuất điện được
giao, lập phương án sửa chữa tài sản thiết bị được giao, quản lý kỹ thuật tài
sản, thiết bị được giao quản lý vận hành, hướng dẫn quy trình khi đưa thiết bị
mới nhận vào vận hành và thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy.
- Phân xưởng Thí nghiệm: Tổ chức, quản lý thực hiện nhiệm vụ của Điện
lực giao theo các lệnh sản xuất.
- Phân xưởng Cơ điện: Tổ chức, quản lý thực hiện nhiệm vụ của Điện lực
giao theo các lệnh sản xuất.

SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL

Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP




GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

Khối các Điện lực: Bao gồm 13 Điện lực đặt tại Thành Phố và các huyện trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng.Các điện lực có chức năng thực hiện nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh điện năng và các hoạt động dịch vụ điện lực khác trên địa bàn một
huyện, thị xã (hoặc liên huyện); trực tiếp bán điện cho mọi đối tượng khách
hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG I :

Chương I cho ta cái nhìn tổng quan nhất về Công ty Điện lực Cao Bằng – trực
thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc – Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Trong tiến
trình hình thành và phát triển Công ty luôn thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ
được giao.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn từng bước phát triễn không
ngừng để kịp thời đáp ứng nhu cầu về năng lượng của địa phương. Cùng với sự đi
lên của cả nước, Điện lực Cao Bằng cũng bước lên bằng nhiều hoạt động cải cách tổ
chức, nâng cao trinh độ của CBCNV, phân công bố trí các ban, ngành hoạt động
đúng chuyên môn và hiệu quả.

SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL

Page 7


Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI
CÔNG TY ĐIỆN LỰC CAO BẰNG
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG


2.1.1. Khái niệm
Điện năng sau khi được sản xuất ra tại các nhà máy điện, được đưa tới các hộ
dùng điện thông qua một hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp.Trong
quá trình đó, có một lượng điện năng nhất định bị tiêu hao và thất thoát, hiện tượng
đó gọi là tổn thất điện năng.
Tổn thất điện năng ( TTĐN) trên lưới điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá
trình truyền tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao nhận với các nhà
máy phát điện qua lưới truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ tiêu thụ. TTĐN
còn được gọi là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện. Trong hệ thống
điện, TTĐN phụ thuộc vào đặc tính của mạch điện, lượng điện năng truyền tải, khả
năng của hệ thống và vai trò của công tác quản lý.
Như vậy chúng ta có thể định nghĩa tổn thất điện năng là sự tiêu hao và sự thất
thoát điện năng trong quá trình đưa điện năng từ nơi sản xuất đến các hộ tiêu thụ.
2.1.2. Phân loại tổn thất điện năng.
Tuỳ theo phương pháp và mục đích phân loại mà tổn thất điện năng được phân
loại ra theo nhiều cách khác nhau
2.1.2.1. Phân loại theo quá trình sản xuất tiêu thụ
Tổn thất điện năng được chia làm ba loại như hình minh họa sau:
Tổn thất điện năng

Tổn thất điện năng
trong quá trình sản
xuất

Tổn thất điện năng
trong quá trình truyền
tải và phân phối

Tổn thất điện năng

trong quá trình tiêu
thụ

Hình 2.1: Phân loại tổn thất điện năng theo quá trình sản xuất tiêu thụ
• Tổn thất trong quá trình sản xuất : là lượng điện năng tiêu hao ngay tại nhà
máy điện, nó được xác định bởi lượng chệnh lệch điện năng phát ra tại đầu cực của
máy phát điện với điện năng đưa lên lưới truyền tải và điện năng phục vụ cho quá
SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL

Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

trình sản xuất điện. Lượng điện năng tổn thất này phát sinh là do quá trình truyền
dẫn điện trong nhà máy phát điện và do việc điều độ hệ thống điện không đồng bộ,
hợp lý.
• Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phố : là lượng điện
năng tiêu hao trong quá trình đưa điện năng từ nhà máy điện tới các hộ dùng điện.
Đây là do nguyên nhân khách quan (các yếu tố tự nhiên và môi trường, kỹ thuật và
công nghệ…) và nguyên nhân chủ quan (trình độ quản lý) gây ra.
• Tổn thất điện năng ở khâu tiêu thụ : là lượng điện năng tiêu hao trong quá
trình sử dụng các thiết bị điện của người tiêu dùng. Vấn đề này được quyết định bởi
mức độ hiện đại, tiên tiến của thiết bị điện, trình độ và ý thức sử dụng các trang
thiết bị đó của người tiêu dùng.
2.1.2.2. Phân loại theo nguyên nhân gây ra tổn thất
Nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng gồm: tổn thất điện năng kỹ thuật và tổn

thất điện năng phi kỹ thuật (hay tổn thất điện năng thương mại)
• Tổn thất điện năng kỹ thuật : là tiêu hao điện năng tất yếu xảy ra trong quá
trình truyền tải và phân phối điện. Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng
từ các nhà máy điện đến các hộ tiêu thụ điện, đã diễn ra một quá trình vật lý là dòng
điện khi đi qua máy biến áp, dây dẫn và các thiết bị điện đã làm phát nóng MBA,
dây dẫn đường dây và các thiết bị điện dẫn đến làm tiêu hao điện năng; đường dây
dẫn điện cao áp từ 110kV trở lên còn có tổn thất điện năng vầng quang; dòng điện
qua cáp ngầm; tụ điện còn có tổn thất điện môi, đường dây điện đi song song với
đường dây khác như dây chống sét, dây thông tin,… có tổn hao điện năng do hỗ
cảm.
• Tổn thất điện năng phi kỹ thuật hay còn gọi là tổn thất điện năng thương
mại là do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện như: Lấy cắp điện dưới nhiều hình
thức (câu móc điện trực tiếp, tác động làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hư
hỏng, chết cháy công tơ, các thiết bị mạch đo lường v.v... ); do không thực hiện
đúng chu kỳ kiểm định và thay thế công tơ định kỳ theo quy định của Pháp lệnh đo
lường ; đấu nhầm, đấu sai sơ đồ đấu dây… dẫn đến điện năng bán cho khách hàng
đo được qua hệ thống đo đếm thấp hơn với điện năng khách hàng sử dụng.
2.1.3. Công thức xác định tổn thất điện năng
Hệ thống lưới điện của Công ty Điện Lực Cao Bằng chỉ bao gồm lưới điện
truyền tải và phân phối từ 35kV xuống 0,4kV. Vì vậy, trong phạm vi báo cáo này
em tập trung đi sâu vào nghiên cứu và phân tích tổn thất điện năng trên lưới phân
phối dưới 35kV xuống 0,4kV. Do đó, tổn thất điện năng ở đây gồm tổn thất điện
năng trong máy biến áp và tổn thất điện năng trên đường dây.
SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL

Page 9


Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng
2.1.3.1. Xác định TTĐN thực hiện qua hệ thống công tơ đo đếm

Các đơn vị thu thập số liệu điện năng nhận vào lưới điện và điện năng giao đi
từ lưới điện. Tính toán tổn thất điên năng thực hiện:
ΔA = AN – AG = AĐN – ATP
Trong đó:
-

ΔA:

là tổn thất điện năng trên lưới điện đang xét (kWh).

-

AN:

là tổng điện nhận vào lưới điện (kWh).

-

AG:

là tổng điện giao đi từ lưới điện (kWh).

-

AĐN: là tổng điện đầu nguồn (kWh).

-

ATP:


là tổng điện thương phẩm (kWh).

Tỉ lệ tổn thất điện năng:

ΔA% =

× 100%

Trong đó: ΔA% là tỉ lệ tổn thất điện năng
2.1.3.2. Tổn thất điện năng kỹ thuật trong máy biến áp
• Tổn thất công suất trong máy biến áp
ΔPMBA= ΔPo + ΔPn ×

(kW)

Trong đó:
ΔPMBA: là tổn thất công suất trong máy biến áp (kW)
ΔPo, ΔPn: là tổn thất công suất không tải và ngắn mạch của máy biến áp (kW)
Spt, Sđm là công suất phụ tải và công suất định mức của máy biến áp (kVA)
• Tổn thất điện năng trong máy biến áp:

ΔAMBA = ΔPo × T + ΔPn × τ ×
Trong đó:
ΔAMBA: là tổn thất điện năng trong máy biến áp (kWh)
ΔPo, ΔPn: là tổn thất công suất không tải và ngắn mạch của máy biến áp (kW)
SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
10

Page



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

Spt, Sđm là công suất phụ tải và công suất định mức của máy biến áp (kVA)
T: là thời gian tính toán của giai đoạn đang xét. Lấy T = 8760 h.
τ : là thời gian tổn thất công suất lớn nhất

2.1.3.3. Tổn thất điện năng kỹ thuật trên đường dây
• Tổn thất công suất trên từng đoạn dây
ΔPdd =

×R×

Trong đó:
ΔPdd: là tổn thất công suất trên từng đoạn dây (kW)
Sdd: là công suất cuối đoạn dây (kVA)
Sdd = Spt + ΔSMBA
Spt: là phụ tải của máy biến áp (kVA)
ΔSMBA: là tổn thất công suất biểu kiến của máy biến áp (kVA)
R: là điện trở của dây dẫn
R = ro × l với ro là suất điện trở của dây dẫn (Ω/km)
• Tổn thất điện năng trên từng đoạn dây
ΔAdd = ΔPdd × τ
Trong đó:
ΔAdd: là tổn thất điện năng trên từng đoạn đường dây
ΔPdd: là tổn thất công suất trên từng đoạn đường dây
• Tổn thất điện năng kỹ thuật được xác định theo công thức:

ΔA = ΔAdd + ΔAMBA
Trong đó:
ΔA : là tổn thất điện năng trên đường dây
ΔAdd: là tổn thất điện năng trên từng đoạn dây
ΔAtba: làtổn thất điện năng trong trạm biến áp trên đường dây đang xét
SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL

Page 11


Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng
• Tỉ lệ tổn thất điện năng kỹ thuật:
ΔA% =

× 100 %

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng tới các hộ tiêu thụ cuối cùng
luôn có tổn thất điện năng. Lượng điện năng tổn thất nhiều hay ít phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố khác nhau.
2.1.4.1. Các yếu tố khách quan
• Yếu tố môi trường tự nhiên
Để truyền tải, phân phối và sủ dụng điện năng một cách tin cậy, kinh tế và chất
lượng đảm bảo ta cần nhờ đến hệ thống điện.Phần hệ thống điện bao gồm các trạm
biến áp và các đường dây tải điện: gồm hàng chục các bộ phận rất đa dạng: máy
biến áp, máy cắt, dao cách ly, tụ bù, sứ xuyên thanh cái, cáp ngầm, cột, đường dây
trên không; phụ kiện đi nối dây dẫn và dây chống sét với cột, sứ cách điện, … Các
bộ phận này đều phải chịu tác động của thiên nhiên (gió, mưa, ăn mòn, băng giá,
sét, dao động, nhiệt độ, bão từ, rung động do gió…).
Sự thay đổi, biến động của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới sự tổn

thất điện năng của ngành điện. Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nên độ ẩm
tương đối cao, nắng lắm mưa nhiều đã gây không ít khó khăn cho việc bảo dưỡng
thiết bị và vận hành lưới điện. Các đường dây tải điện và máy biến áp đều được cấu
thành từ kim loại nên độ ẩm cao làm cho kim loại nhanh bị ôxi hoá và dẫn đến hiện
tượng máy biến áp và dây tải điện hiệu quả sử dụng thấp, dễ xảy ra sự cố khiến
lượng điện bị hao tổn lớn.
Ngoài ra, mạng lưới truyền tải và phân phối điện năng phải đi qua nhiều khu
vực có địa hình phức tạp làm cho công tác quản lý hệ thống điện, kiểm tra sửa chữa,
xử lý sự cố gặp không ít khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão, gây ra một lượng tổn
hao không nhỏ. Thiên tai do thiên nhiên gây ra: gió, bão, lụt, sét,…làm đổ cột điện,
đứt dây truyền tải, các trạm biến áp và đường dây tải điện bị ngập lụt trong nước,
làm cho nhiều phụ tải lưới điện phân phối bị sa thải do mạng điện hạ áp bị hư hỏng,
ảnh hưởng đến sản lượng truyền tải điện. Nhiệt độ môi trường cao làm cho dây tải
điện nóng hơn so với bình thường nên sản lượng điện truyền tải không đạt chất
lượng, bị hao hụt do toả điện ra bên ngoài.
Thiên tai do thiên nhiên gây nên tổn thất lớn đối với nền kinh tế nói chung và
ngành điện nói riêng. Đơn cử như trận lụt thế kỷ xảy ra tại các tỉnh miền trung vào
SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
12

Page


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

những tháng cuối năm 1999: một số trạm biến áp và đường dây 110 KV bị ngập
trong nước nhiều ngày liền, không thể vận hành được, nhiều phụ tải trên lưới điện

phân phối bị sa thải do mạng lưới điện áp bị hư hỏng, ảnh hưởng nhất định đến sản
lượng truyền tải điện; sự cố sạt lở móng trụ vị trí 371 đường dây 110 KV Huế - Đà
Nẵng có nguy cơ gây sự cố lớn cho hệ thống,… theo số liệu thống kê của cơ quan
chức năng trong ngành thì những tổn thất của ngành do đợt thiên tai gây ra với 1
người chết, thiệt hại về tài sản khoảng gần 30 tỷ đồng trong tổng số thiệt hại 3.300
tỷ đồng; có 55 vị trí cột điện, đường dây tải điện 110- 220 KV, 24 cột đường dây
500 KV Bắc Nam có nguy cơ bị đổ do xói lở trụ và kè móng; 124.5 km đường dây
cao, hạ thế và 61 trạm biến áp, dung lượng 22380 KVA bị hư hỏng. Đặc biệt là toàn
bộ nhà máy thuỷ điện An Điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị phá huỷ hoàn toàn.
• Công nghệ kỹ thuật của máy móc thiết bị trong hệ thống truyền tải và phân
phối điện năng còn lạc hậu
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng thì tổn thất điện năng là
không tránh khỏi. Lượng điện năng tổn thất trong truyền tải điện lớn hay nhỏ đều
phụ thuộc rất lớn vào thiết bị truyền tải. Nếu kỹ thuật công nghệ của thiết bị càng
tiên tiến thì thông số kỹ thuật tốt, hệ số an toàn cao, suất sự cố xảy ra thấp… dẫn
đến lượng điện tổn hao thấp.
Sự lạc hậu về thiết bị, công nghệ, hệ thống điện chắp vá, chưa đồng bộ trong
hệ thống cùng với sự lão hóa của các bộ phận trong hệ thống điệntheo thời gian là
một trong những nguyên nhân chính gây nên tổn thất cao trong hệ thống điện. Thêm
vào đó sự phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ kéo theo sự tiên tiến, hiện
đại hoá các thiết bị, máy móc trong mọi lĩnh vực, kích thích tiêu dùng điện năng
nhiều hơn. Những máy biến áp của thế hệ cũ không đáp ứng được nhu cầu tải điện
trong giai đoạn hiện nay, xuất hiện tình trạng máy bị quá tải hoặc non tải, dây dẫn
không có tiết diện đủ lớn để truyền tải dẫn đến tình trạng quá tải đường dây, công tơ
cũ, lạc hậu, không hiển thị rõ chỉ số, cấu tạo đơn giản làm cho người sử dụng dễ lấy
cắp điện.
Như vậy, máy biến áp chạy non tải hoặc quá tải, đường dây điện cũ nát, chưa
đồng bộ, không đúng tiêu chuẩn... là những nhân tố dẫn đến tổn thất điện năng. Nếu
không quản lý, bảo dưỡng, giám sát, đổi mới công nghệ truyền tải và phân phối tốt
sẽ dẫn đến tổn thất lớn.

2.1.4.2. Các yếu tố chủ quan
• Tổ chức sản xuất kinh doanh
Để quản lý tốt sản phẩm của mình, giảm lượng điện hao hụt trong quá trình
SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
13

Page


Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng
phân phối và truyền tải điện năng, người lao động đóng vai trò không nhỏ, các công
nhân, kỹ sư,…phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, phải thành thạo về
kỹ thuật, kinh tế, nghiệp vụ về điện để tuyên truyền, hướng dẫn cho khách hàng
trong quá trình mua hàng và phương pháp sử dụng, nhất là an toàn điện, tránh xảy
ra những tổn thất không đáng có. Phải thành thạo trong việc sử dụng, kiểm tra các
thiết bị điện thuộc phạm vi mình quản lý.
Khi có sự cố xảy ra: chập, cháy, nổ,…thì những cán bộ công nhân ngành điện
phải có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ tốt, khả năng ứng phó cao thì xử lý các tình
huống càng kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, việc bố trí đúng người, đúng việc
trong ngành điện rất quan trọng, một mặt giúp họ phát huy hết khả năng của mình,
mặt khác đảm bảo được an toàn, bởi ngành điện là ngành có yêu cầu cao về kỹ
thuật. Được bố trí công việc phù hợp giúp cho cán bộ, công nhân say mê, sáng tạo,
tránh được các hành vi tiêu cực do chán nản gây ra: làm việc thiếu nhiệt tình, không
tận tụy hết lòng vì công việc, khi có sự cố xảy ra, xử lý chậm chạp, không đúng quy
trình kỹ thuật, gây thiệt hại lớn, ghi công tơ không đều đặn theo lịch hàng tháng, ghi
sai chỉ số, ghi chỉ số khống,…hiện tượng cán bộ công nhân viên ngành điện móc
ngoặc với các hộ sử dụng điện, ghi sai chỉ số công tơ, thu tiền không đúng kỳ hạn,
tính sai giá điện, làm hợp đồng không đúng với thực tế sử dụng…
Theo mô hình tổ chức quản lý điện hiện nay, tổn thất điện năng do phòng kinh
doanh chịu trách nhiệm về quản lý, do các đội quản lý không chịu trách nhiệm về

tổn thất nên dẫn đến buông lỏng quản lý hộ tiêu thụ, tạo điều kiện cho hộ tiêu thụ
câu, nối trước công tơ làm thất thoát điện của Nhà nước.
Mặt khác, các đơn vị chuyên trách kỹ thuật và kinh doanh có mối liên hệ
ngang, do đó dẫn đến sự chậm chạp trong việc xử lý sự cố vận hành mạng lưới, tạo
nên tình hình phức tạp trong công tác kinh doanh do luồng thông tin quá lớn, số đầu
vào nhiều.
Vấn đề tổ chức sản xuất trong kinh doanh bán điện còn chưa hợp lý, dẫn đến
sự bất hợp lý trong quản lý và giải quyết các vấn đề chậm chạp gây nên sự bất bình
của người sử dụng điện. Đó là tình trạng: nhiều đường dây, trạm là tài sản của
khách hàng, ngành điện khai thác bán điện cho nhiều phụ tải khác chưa làm được
thủ tục bàn giao tài sản nên khi có sự cố đã xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm
sửa chữa dẫn đến mất điện kéo dài của một số khách hàng. Thủ tục, giấy tờ và thời
gian lắp đặt công tơ kéo dài, hiện tượng tiêu cực của một số cán bộ công nhân viên
ngành điện cấu kết với khách hàng để lấy cắp điện vì mục đích vụ lợi vẫn còn phổ
biến, nhiều nơi vẫn còn hiện tượng nhũng nhiễu, phiền hà khách hàng, còn nhiều
hiện tượng thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện ghi chỉ số công tơ hoặc còn hiện
SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
14

Page


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

tượng các đơn vị hạch toán sai trong công tác kinh doanh. Chính sự bất bình này
dẫn đến những hiện tượng tiêu cực của người sử dụng điện: câu móc trộm điện,
quay ngược công tơ, vô hiệu hoá công tơ,…dẫn đến tổn thất điện năng.

Vậy, để quản lý tốt sản phẩm của mình trong đó có giảm lượng điện năng hao
tổn thì việc tổ chức sản xuất hợp lý, tạo mối liên hệ cân đối, hài hoà giữa các bộ
phận, phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ, tinh thần trách nhiệm cao với công
việc là hết sức cần thiết. Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý tất yếu dẫn đến
hoạt động của ngành kém chất lượng, điện cung cấp không đầy đủ cả về số lượng
và chất lượng, hao tổn điện năng nhiều.
• Chế độ làm việc và sự phân bố phụ tải chưa hợp lý
Sự phân bố phụ tải và chế độ làm việc ảnh hưởng lớn đến hình dạng của đồ thị
phụ tải. Nếu đồ thị phụ tải thay đổi nhiều trong ngày thì sự chênh lệch phụ tải cực
đại và cực tiểu sẽ rất lớn, dẫn đến hiện tượng quá tải máy biến áp ở một khoảng thời
gian nhất định, nhưng lại rất non tải ở khoảng thời gian khác, điều đó làm giảm chất
lượng điện, tăng tổn thất.
• Sai số của các thiết bị đo lớn
Thiết bị đo đếm điện năng thiếu đồng bộ và không được kiểm định định kỳ,
dẫn đến sai số của các thiết bị đo vượt quá giới hạn cho phép và thất thoát điện
năng. Một trong những sai số rất đáng kể là do các máy biến dòng được lựa chọn
không phù hợp với phụ tải, khi khoảng làm việc của máy biến dòng gần với điểm
gập của đường đặc tính bão hòa từ thì sai số rất lớn. Đồng thời, do trình độ của
người lắp đặt hạn chế hoặc do có sự thông đồng với khách hàng để đấu nối thiết bị
đo sai, nhất là ở bị trí đảo các dây pha và trung tính, tạo điều kiện cho việc lấy cắp
điện năng không qua công tơ. Trong một số trường hợp, còn có hiện tượng can thiệp
bất hợp pháp của người dùng điện, làm tăng sai số của công tơ, thậm chí làm công
tơ bị hãm hoặc chạy ngược.
• Trình độ của cán bộ công nhân viên (CBCNV) ngành điện
Để quản lý tốt sản phẩm của mình, giảm lượng điện hao hụt trong quá trình
phân phối và truyền tải điện năng, trình độ của người lao động đóng vai trò không
nhỏ. Các công nhân, kỹ sư,…phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định.
Phải thông thạo về kỹ thuật, kinh tế, nghiệp vụ về điện để tuyên truyền, hướng dẫn
cho khách hàng trong quá trình mua hàng và phương pháp sử dụng, nhất là an toàn
điện, tránh xảy ra những tổn thất không đáng có. Phải thông thạo trong việc sử


SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
15

Page


Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng
dụng, kiểm tra các thiết bị điện thuộc phạm vi mình quản lý để khi có sự cố: chập,
cháy, nổ,…xảy ra cóthể xử lý kịp thời, chính xác.
• Quản lý khách hàng
Ngành điện là ngành cơ sở hạ tầng, tạo nên động lực của toàn bộ nền kinh tế
xã hội. Điện năng là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt quan trọng, gắn với đời
sống hàng ngày của con người. Chính vì vậy, khách hàng tiêu thụ điện rất đa dạng,
thuộc mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực, mọi miền và mọi vùng của quốc gia, từ khách
hàng chỉ tiêu thụ 2-3 KWh/tháng đến những khách hàng tiêu thụ hàng triệu KWh/
tháng.
Khách hàng của ngành điện gồm sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp,
thuỷ lợi, dịch vụ thương mại và sinh hoạt tiêu dùng ở đô thị, nông thôn và miền núi.
Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế mới, mục tiêu phát triển khách
hàng của ngành là:
- Hướng phát triển khách hàng vào các thành phần công nghiệp, xây dựng
và dịch vụ thương mại, nhất là các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài,
các xí nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Đây là những khách hàng sử dụng
nhiều điện, giá bán cao, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng doanh thu
của ngành.
- Đối với những khách hàng khác, hướng việc phát triển khách hàng vào các
khu dân cư tập trung dọc trục đường giao thông, gần với lưới điện, có thể
giảm bớt kinh phí đầu tư mà vẫn bán được điện.
Do khách hàng của ngành điện rất đa dạng và phong phú như vậy nên việc

quản ký khách hàng đối với ngành điện là tương đối khó khăn. Quản lý khách hàng
không tốt dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán chưa đầy đủ, tên
người sử dụng điện khác với tên người ký hợp đồng, địa chỉ không rõ ràng, gây nên
hiện tượng thất thu tiền điện. Quản lý khách hàng theo từng khu vực, phân loại
khách hàng theo từng đặc điểm sẽ giúp cho việc ghi công tơ và thu ngân được đúng
tiến độ, không quá hạn lịch ghi công tơ hàng tháng, công việc này góp phần giảm
tổn thất điện năng một cách đáng kể.
Khách hàng được quản lý sát sao, có hệ thống giúp cho ngành điện nắm vững
được mục đích sử dụng điện của từng hộ để tính giá điện cho phù hợp, khi có sự cố xảy
ra, biết rõ đang xảy ra ở khu vực nào, từ đó có biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời.
Quản lý khách hàng thông qua quản lý công tơ các hộ sử dụng điện; các công
tơ chết cháy không đạt chất lượng phải được thay kịp thời. Các hình thức vi phạm
hợp đồng sử dụng điện phải bị xử phạt nghiêm minh.
SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
16

Page


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

Như vậy, công tác quản lý khách hàng tốt sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm
tổn thất điện năng của ngành điện.
2.1.5. Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng
Điện năng là cơ sở đầu vào của hầu hết các ngành kinh tế quốc dân và tỷ lệ tổn
thất điện năng là thước đo chất lượng hạ tầng hệ thống điện và hiệu quả của việc
cung ứng điện. Vì vậy, việc giảm tổn thất điện năng hay tỷ lệ tổn thất điện năng là

vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và ngành điện.
Ngành điện là một ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm điện nên muốn tiếp
tục duy trì và phát triển thì ngành điện phải có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư mở
rộng để phát triển. Nếu sản phẩm điện mua về từ các nhà máy phát điện, trong quá
trình truyền tải và phân phối bị tổn thất 100% thì các Công ty kinh doanh điện sẽ
không có lợi nhuận, thâm hụt ngân quỹ do chỉ có đầu ra mà không có đầu vào và
các Công ty kinh doanh thuộc ngành điện sẽ nhanh chóng bị phá sản, không tồn tại.
Khi tỷ lệ tổn thất điện năng cao tức là hệ thống điện năng vận hành kém hiệu
quả dẫn đến giá thành điện cao và sự mất cân bằng cung – cầu điện năng. Giá bán
điện caothì lượng điện tiêu thụ giảm. Đối với ngành điện, đây là một thiệt hại lớn,
thời gian hoàn vốn lâu,thiếu tiền tái đầu tư khiến ngành điện lâm vào hoàn cảnh khó
khăn. Khi ngành điện không tự mình phát triển đi lên thì Nhà nước phải bù lỗ bằng
Ngân sách Chính phủ, mà nguồn ngân sách Chính phủ được thu từ các thành phần
kinh tế. Vậy, gánh nặng ngân sách buộc các thành phần kinh tế muốn tồn tại phải
tăng giá bán sản phẩm của mình, dẫn đến tình trạng hạn chế tiêu dùng.Đây không
phải là điều mong muốn của thị trường, của các doanh nghiệp.Điều này làm cho nền
kinh tế bị đình trệ, sản phẩm hàng hoá không được lưu thông. Vậy tổn thất điện
năng vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.
Ngược lại, tỷ lệ tổn thất điện năng thấp sẽ mang lại lợi ích hết sức to lớn cho
toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành điện nói riêng. Theo số liệu tính
toán và thống kê năm 2003, nếu giảm tổn thất điện năng xuống 0,5% thì sẽ tiết kiệm
được trên 100 triệu KWh, tương đương 5 vạn tấn nhiên liệu tiêu chuẩn không phải
đốt và ít nhất tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng cho Nhà nước. Giảm được tổn
thất điện năng tức là giảm được tỷ lệ thiết bị phát điện của nhà máy, đồng thời giảm
được nhiên liệu tiêu hao,…Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện đời sống
nhân dân, góp phần vào việc giảm chi phí cho toàn bộ quá trình sản xuất, tạo điều
kiện hạ giá thành bán điện cho các hộ dùng điện, kích thích tiêu dùng.

SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
17


Page


Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng
Đối với các hộ sử dụng điện để sản suất, giá điện giảm sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất, tăng thêm thu nhập thực tế. Các sản phẩm hàng hoá được kích
thích tiêu dùng hơn do giá bán thấp, sức mua tăng lên.
Đối với Nhà nước, tổn thất điện năng giảm, ngành điện tiêu thụ được nhiều
điện, có lợi nhuận nên Nhà nước không phải bù lỗ, Ngân sách Nhà nước được sử
dụng đầu tư vào các công việc có ích khác, tạo sự phát triển đồng đều cho xã hội.
Người dân, hộ sử dụng điện được dùng điện với giá thấp, chất lượng cao: điện
áp cố định, tần số ổn định do hệ thống điện được đầu tư mới, không còn hiện tượng
câu móc điện làm cho điện sử dụng bị sụt tải,…nên độ bền của các máy móc, thiết
bị cao hơn. Không còn xảy ra các tình trạng tai nạn về điện đáng tiếc do vi phạm sử
dụng điện, sự cố do điện gây ra: phóng điện, chập điện,…
Chính vì điều đó nên giảm tổn thất điện năng đã, đang và sẽ còn làvấn đề quan
trọng, là mục tiêu số một của ngành điện cần được giải quyết.
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI
CÔNG TY ĐIỆN LỰC CAO BẰNG

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Cầu Giấy được
xem xét thong qua 1 số chỉ tiêu như: đặc thù về phụ tải quận Cầu Giấy, điện năng
thương phẩm, doanh thu và giá bán điện bình quân, tổn thất điện năng. Cụ thể như
sau:
2.2.1. Đặc trưng về phụ tải điện của Điện Lực
Tương tự phân chia cơ cấu ngành nghề, đặc trưng phụ tải của công ty Điện
Lực Cao Bằng cũng được chia làm 5 thành phần cơ bản được cho bởi bảng dưới
đây:
Bảng 2.1: Thành phần phụ tải điện của công ty giai đoạn 2011 – 2012

Thành phần điện năng
tiêu thụ

Nông lâm ngư nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Thương nghiệp, dịch vụ
Quản lý tiêu dùng
Hoạt động khác
Tổng sản lượng

Đơn vị

Triệu kWh
Triệu kWh
Triệu kWh
Triệu kWh
Triệu kWh
Triệu kWh

SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
18

Sản lượng điện năng thương
phẩm
Năm 2011
0,82
184,457
5,453
84,256
13,292

288.278

Năm 2012
0,808
159,914
7,068
98,410
15,043
281.243
Page


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Cao Bằng

SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
19

Page


Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng

Hình 2.2 : Cấu trúc thành phần phụ tải điện lưc Cao Bằng giai đoạn
2011 – 2012.
Cao Bằng là 1 tỉnh miền núi phía Bắc có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên.

Biết phát huy thế mạnh cùng với sự nghiệp công nghịêp hóa – hiện đại hóa của đất
nước, vì vậy, công nghiệp – xây dựng là ngành có tỷ trọng tiêu thụ năng lượng cao
nhất trong cơ cấu sử dụng năng lượng của toàn tỉnh (năm 2011 chiếm 64 %, năm
2012 chiếm 56,7 %).
Ngoài ra, những năm gần đây, cùng với sự phát triển về dân cư Công ty Điện
Lực Cao Bằng cũng đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ “ phát triển điện nông thôn,
miền núi” thể hiện ở thành phần quản lý tiêu dùng sử dụng năng lượng ngày càng
được nâng cao ( từ 29,2% năm 2011 tăng lên 35% năm 2012 )
2.2.2. Điện năng thương phẩm
Điện năng thương phẩm là sản lượng điện bán ra của Công ty Điện lực.Tổng
điện năng thương phẩm của Công ty Điện Lưc Cao Bằng được cho bởi bảng dưới
đây :
Bảng 2.2 : Điện năng thương phẩm của Công ty giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Kế hoạch giao (Triệu kWh)

240,920

287

278

Thực hiện (Triệu kWh)

Tỷ lệ điện thương phẩm
(TH/KH) %

242,729

288,278

281,243

100,75

100,45

101,17

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Cao Bằng

SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
20

Page


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

Nhìn tổng quan nhất về sản lượng điện năng thương phẩm của Công ty, ta thấy
sản lượng điện năng thương phẩm của công ty luôn vượt kế hoạch đề ra, chính vì

thế tỷ lệ điện năng thương phẩm luôn trên 100%.
Những năm 2010 – 2011 nhận thấy nhu cầu sử dụng điện năng trên địa bàn
tỉnh ngày cao chính vì thế sản lượng điện năng thương phẩm kế hoạch giao cho
công ty tăng từ 240,920 triệu kWh lên 287 triệu kWh. Trên thực tế, sản lượng điện
năng thương phẩm vượt kế hoạch đề ra đảm bảo sản lượng điện thương phẩm và
doanh thu cho công ty.
Năm 2012, nhận thấy sự tác động của suy thoái kinh tế,các doanh nghiệp sản
xuất hoạt động cầm chừng, nên điện năng thương phẩm kế hoạch giao giảm xuống
còn 278 Triệu kWh, giảm xuống 9 triệu kWh so với năm 2011. Tuy nhiên, điện
năng thương phẩm thực tế là 281,243 triệu kWh vẫn cao hơn so với kế hoạch, cũng
trong năm 2012 tỷ lệ điện năng thương phẩm 101,17% là cao nhất so với 2 năm
2010 và năm 2011.
Từ những phân tích và số liệu cho ở trên, ta thấy được sản lượng điện năng
của công ty ngày càng tăng và luôn vượt mức kế hoạch được giao. Sự phát triển vê
sản lượng điện năng thương phẩm có thể đánh giá được phần nào về phát triển
doanh thu của công ty và sự phát triển kinh tế năng động trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng.
2.2.3. Doanh thu và giá bán điện bình quân
Doanh thu và giá bán luôn là điều mà tất cả các doanh nghiệp quan tâm.
Doanh thu của Công ty điện lực chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng điện bán ra.
Doanh thu và giá bán điện bình quân là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh điện năng của công ty. Dưới đây là doanh thu
và giá bán điện bình quân trong 3 năm của Công ty Điện Lực Cao Bằng.
Giá bán điện bình quân được tính bằng tổng doanh thu chia cho tổng sản
lượng điện năng tiêu thụ.
Giá bán điện cho các loại phụ tải, các hộ sử dụng điện, các khung giờ…được
thực hiện theo quy định của nhà nước. Theo đó các hộ sử dụng điện phải chịu mức
giá theo loại hình được nêu trong quy định của nhà nước. Dưới đây là doanh thu và
giá bán điện bình quân trong 2 năm của Công ty Điện lực Cao Bằng.
Bảng 2.3 : Doanh thu và giá bán điện bình quân năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu

Đơn vị

SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
21

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012
Page


Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng
Doanh thu

Triệuđồng

254.958

363.218

398.224

Giá bán điện bình quân

Đ/kWh


947,93

1131,79

1276,88

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Cao Bằng
Từ bảng doanh thu và giá bán điện của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 ,
ta có thể thấy tổng quan là cả doanh thu cũng như giá bán điện ngày càng tăng lên.
Giá bán bình quân tăng lên nhờ ảnh hưởng của việc 2 lần điều chỉnh giá của nhà
nước năm 2011. Cụ thể là ngày 01/03/2011 giá điện tăng 15,28% và ngày
20/12/2011 giá điện bình quân tăng thêm 62 đồng mỗi kWh. Từ việc tăng giá điện
bình quân nên doanh thu qua các năm cũng được nâng lên.
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY
ĐIỆN LỰC CAO BẰNG

2.3.1. Tổn thất điện năng toàn điện lực
Tổn thất điện năng của toàn điện lực là tổng lượng điện năng tổn thất trên lưới
điện trung áp và hạ áp. Lượng điện năng tổn thất của Công ty Điện lực Cao Bằng
năm 2011 là 6,4% và năm 2012 là 6,18% nhìn chung tỷ lệ tổn thất của công ty ở
mức trung bình và đang có dấu hiệu tích cực giảm dần. Dưới đây là bảng số liệu về
tổn thất điện năng trong 2 năm 2011 và 2012 của công ty :
Bảng 2.4: Tổn thất điện năng thực hiện giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Tổng điện nhận
Điện thương phẩm
Điện tổn thất
Tỷ lệ điện tổn thất

Đơn vị

Triệu kWh
Triệu kWh
Triệu kWh
%

Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
263,116
308,090
299,848
242,729
288,278
281,244
20,387
19,812
18,604
7,48
6,40
6,18

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Cao Bằng
Trong 3 năm gần đây, tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Cao Bằng
đều có xu hướng giảm xuống là nhờ nỗ lực và công tác quản lý hệ thống điện của
CBCNV công ty như: tập trung trọng điểm vào công tác giảm tổn thất lưới điện hạ
thế, chủ yếu là củng cố, giám sát hệ thống lưới điện khu vực xóa bán tổng, đẩy
nhanh công tác thay định kỳ công tơ, thực hiện các phương pháp giảm tổn thấtt ở
các TBA.
Nắm rõ về khả năng và thực tế quản lý tổn thất của công ty, vì vậy trong giai
đoạn 2010 – 2012 tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty luôn thấp hơn kế hoạch được

giao.

SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
22

Page


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN

Bảng 2.5: Tổn thất điện năng thực hiện so với chỉ tiêu giai đoạn
2010 – 2012
Chỉ tiêu
Kế hoạch giao
Thực hiện
So sánh (TH/KH)

Đơn vị
%
%
%

Năm 2010 Năm 2011
Năm 2012
7,8
6,9
6,4

7,48
6,4
6,18
-0,32
-0,5
-0,22

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Cao Bằng

Hình 2.3 : Tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện so với kế hoạch của công ty giai
đoạn 2010 – 2012
Tỷ lệ tổn thất điện năng là 1 trong những tiêu chí quan trọng không những
được đánh giá trong kết quả sản xuất kinh doanh điện năng mà chỉ tiêu này còn chỉ
ra được công tác quản lý hệ thống điện của đơn vị. Trong 3 năm gần đây, tỷ lệ tổn
thất của Công ty Điện lực Cao Bằng luôn thấp hơn kế hoạch giao, và giảm dần qua
các năm, điều đó chứng tỏ trình độ quản lý và công tác vận hành hệ thống điện của
Công ty đang ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh.
Tổn thất điện năng toàn điện lực của Công ty còn có khả năng tiếp tục giảm
xuống khi ta quan sát đồ thị phụ tải ngày điển hình của công ty được thể hiện bởi
hình 2.4 :

SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
23

Page


Tìm hiểu thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Cao Bằng

Hình 2.4 : Đồ thị phụ tải ngày điển hình của Công ty Điện lực Cao Bằng.

Từ đồ thị phụ tải ngày điển hình, ta có thể thấy được phụ tải điện của Công ty,
còn có sự chênh lệch lớn giữa phụ tải cực đại và phụ tải cự tiểu (phụ tải cực tiểu là
15,8 MW – 5h sáng, phụ tải cực đại là 46,2 MW – 18h). Các khoảng thời gian từ 7h
– 22h cũng là những khoảng thời gian tiêu thụ nhiều điện năng.
Trên địa bàn Công ty Công ty Điện lực Cao Bằng đang quản lý: Có đường dây
tỷ lệ điện cho ánh sáng tiêu dùng chiếm hơn 60%, phụ tải phân bố không đều theo
thời gian trong ngày, giờ cao điểm cao hơn 3 đến 4 lần so với gìơ thấp điểm.
Việc đẩy mạnh phương án san bằng đồ thị phụ tải ngày điển hình, làm giảm sự
chênh lệch giữa phụ tải cực đại và phụ tải cực tiểu sẽ giúp làm giảm tỷ lệ tổn thất
của toàn Điện lực trong thời gian tới.
Từ những phân tích ở trên ta cho ta thấy tỷ lệ tổn thất của toàn Điện lực tại
Công ty Điện lực Cao Bằng đang ở mức trung bình và đang giảm dần nhờ quá
trình cải tạo, đầu tư các công trình điện mới và công tác quản lý và vận hành hệ
thống điện kinh tế của toàn công ty đang ngày được nâng cao.
2.3.2. Tổn thất điện năng khu vực lưới trung áp
Lưới điện do Công ty Điện lực Cao Bằng quản lý nằm trên địa hình rất thức
tạp, nhiều núi cao và vực sâu, đường giao thông đi lại rất khó khăn, đường dây
trung thế rất dài, hệ thống điện thuộc quản lý của công ty tương đối lớn với 17 lộ
đường dây trung thế có tổng chiều dài gần 2.000 km trong đó :
SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
24

Page


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD:ThS.NGUYỄN THỊ LÊ NA
KS.NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN


-

12 lộ đường dây 35 kV có tổng chiều dài 1789 km

-

5 lộ đường dây 10 kV có tổng chiều dài 121,5 km


Một số tồn tạo trong công tác quản lý kỹ thuật, kinh doanh điện năng
gây ảnh hưởng đến tổn thất điện năng trung áp tại Công ty Điện lực Công
Bằng
- Các lộ đường dây 35 kV trong địa bàn tỉnh quá dài, đường dây trải dài chủ
yếu trên các địa hình đồi núi, công tác quản lý vận hành và sử lý sự cố còn gặp
nhiều khó khăn, do vậy suất sự cố vĩnh cửu và thoáng qua trong năm còn cao so với
qui định của Tổng Công ty giao.
- Vào các giờ thấp điểm hàng ngày Công ty Điện lực Cao Bằng phải truyền tải
hộ lượng công suất từ (1 – 5,5) MW của nhà máy thuỷ điện Nà Loà trên đường dây
35kV từ nhà máy đến trạm 110kV – E16.3-Cao Bằng dài 28km.
- Việc thay đổi kết dây cơ bản, cấp điện qua các mạch vòng để giải quyết sử lý
sự cố và sửa chữa đường dây và thiết bị trong năm cũng làm tăng tổn thất trên
đường dây trung áp.
- Hệ thống công tơ phân định ranh giới giữa các Điện lực đã được lắp đặt tuy
nhiên còn một số trạm bị sự cố thiết bị chưa được thay thế kịp thời, nên việc xác
định tổn thất chưa chính xác, ảnh hưởng đến việc phân tích tổn thất giữa các Điện
lực
Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp tại
công ty Điện Lực Cao Bằng, ta đi nghiên cứu về thực trạng tổn thất điện năng trên
các lộ đường dây trung áp.


SVTH : Nông Thị Minh Châm – Lớp D4-QLNL
25

Page


×