Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp tỉnh nam định trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRẦN MINH HOAN

TÓM TẮT LUẬN VĂN:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC KCN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG SỰ NGHIỆP
PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA ĐỊA PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN DANH NGUYÊN

Hà Nội - 2010


MỤC LỤC
Trang
i

Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

iv

Danh mục các bảng số liệu


v

Danh mục các hình vẽ, biểu đồ.

vi

Phần mở đầu

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích của đề tài

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4. Phương pháp nghiên cứu

3

5. Cơ sở nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3


6. Kết cấu của đề tài

4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm về KCN

5

1.1.1. Khái niệm về KCN

5

1.1.2 Đặc điểm của khu công nghiệp:

6

1.1.3 Sự cần thiết khách quan xây dựng và phát triển KCN

7

1.1.4. Vai trò của KCN trong tiến trình CNH - HĐH đất nước

9

1.2. Quản lý Nhà nước đối với KCN

17

1.3 Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả và phát triển bền vững của

các khu công nghiệp

18

1.3.1 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại KCN.

21

1.3.1.1 Vị trí đặt của khu công nghiệp.

21

1.3.1.2 Chất lượng qui hoạch KCN

22

1.3.1.3 Diện tích đất và tỉ lệ lấp đầy KCN

25

1.3.1.4 Số dự án, tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện.

26

1.3.1.5 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN

27

i



1.3.1.6 Trình độ công nghệ của doanh nghiệp

28

1.3.1.7 Mức độ thoả mãn nhu cầu cho các nhà đầu tư.

28

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá tác động lan toả của các KCN.

29

1.3.2.1. Tác động lan tỏa về mặt kinh tế

29

1.3.2.2. Tác động lan tỏa về mặt công nghệ

30

1.3.2.3. Tác động lan tỏa về mặt xã hội

31

1.3.2.4. Tác động lan tỏa về mặt bảo vệ môi trường

31

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC KCN TỈNH NAM ĐỊNH

2.1

32

Giới thiệu chung

2.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Nam Định.

32

2.1.2 Mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2010 – 2015 của tỉnh Nam Định

36

2.1.3 Sự hình thành và phát triển các KCN ở tỉnh Nam Định

38

2.2. Thực trạng hoạt động của các KCN Nam Định

42

2.2.1. Các tiêu chí về nội tại trong các KCN

42

2.2.1.1 Vị trí các KCN

42


2.2.1.2 Chất lượng qui hoạch KCN

44

2.2.1.3 Diện tích đất, tỷ lệ lấp đầy và vốn đầu tư.

46

2.2.1.4 Hiệu quả hoạt động của các DN trong KCN

48

2.2.1.5 Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ trong các DN

58

2.2.1.6 Trình độ chuyên môn hoá và liên kết kinh tế.

60

2.2.1.7 Khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư

62

2.2.2 Thực trạng về tác động lan toả của các KCN

65

2.2.2.1 Tác động lan toả về mặt kinh tế.


65

2.2.2.2 Tác động về mặt công nghệ.

67

2.2.2.3 Tác động lan toả về mặt xã hội

67

2.2.2.4 Tác động về mặt bảo vệ môi trường.

69

2.2.3 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với các KCN
2.2.3.1 Công tác xúc tiến đầu tư.

ii

69
69


2.2.3.2 Công tác hỗ trợ các DN và quản lý sau đầu tư.

71

2.2.3.3 Công tác quản lý về môi trường.


72

2.2.3.4 Công tác quản lý nhà nước về xây dựng, qui hoạch, đất
đai, lao động và các mặt khác.

75

2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của các KCN tỉnh NĐ

78

2.3.1 Những thành tựu

78

2.3.2 Những tồn tại.

79

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN TỈNH NAM ĐỊNH
3.1 Định hướng, vai trò phát triển KCN trong việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của ở Việt Nam.

83

3.2 Mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Nam Định đến năm 2020

84


3.3 Đề xuất một số giải pháp

85

3.3.1 Nâng cao chất lượng quản lý qui hoạch các KCN

85

3.3.2 Đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư

88

3.3.3 Cải thiện môi trường đầu tư

91

3.3.3.1 Cải cách hành chính một cách quyết liệt

91

3.3.3.2 Cải thiện hạ tầng kỹ thuật

92

3.3.3.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

94

3.3.3.4 Tích cực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN


95

3.3.4 Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN

97

3.3.4.1 Nâng cao trình độ công nghệ tại KCN

97

3.3.4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong KCN

98

3.3.4.3 Đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp ngân sách của KCN
3.3.4 Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong KCN

100
102

Kết luận

105

Danh mục tài liệu tham khảo

106

iii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- Bộ Kế hoạch và đầu tư: Bộ KHĐT
- Ban quản lý: BQL
- Chỉ số phát triển con người (Human Development Index) : HDI
- Công nghiệp hóa – hiện đại hóa : CNH-HĐH
- Doanh nghiệp: DN
- Dự án: DA
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: FDI (Foreign Directed Investment)
- Đồng bằng sông Hồng: ĐBSH
- Giá trị tổng sản phẩm xã quốc nội : GDP
- Khu công nghiệp: KCN
- Khu kinh tế: KKT
- Khu chế xuất: KCX
- Khoa học công nghệ : KHCN
- Kinh tế - Xã hội: KTXH
- Nam Định: NĐ
- Nhập khẩu: NK
- Xuất khẩu: XK
- Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định : UBND tỉnh

iv


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu của các khu công nghiệp toàn quốc

10

Bảng 1.2: Số lượng dự án và nguồn vốn đầu tư vào các khu công nghiệp


12

Bảng 2.1: Danh mục các khu công nghiệp tỉnh Nam Định

41

Bảng 2.2: Vị trí các khu công nghiệp tỉnh Nam Định

43

Bảng 2.3: Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh Nam Định

63

v


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Bản đồ qui hoạch phát triển giao thông tỉnh Nam Định

33

Hình 2.2: Cơ cấu dân số lao động

35

Hình 2.3: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Nam Định


40

Hình 2.4: Bản đồ qui hoạch phát triển các KCN tỉnh NĐ đến 2020

43

Hình 2.5: Số lượng DA và nguồn vốn đầu tư trong nước vào các KCN tỉnh NĐ

47

Hình 2.6: Số lượng dự án và nguồn vốn đầu tư FDI vào các KCN tỉnh NĐ

47

Hình 2.7: Thu hút FDI của khu vực đồng bằng Sông Hồng

48

Hình 2.8: Hiệu quả thu hút vốn đầu FDI vùng ĐBSH giai đoạn 2005 – 2008

49

Hình 2.9: So sánh thu hút FDI của Nam Định với vùng đồng bằng Sông Hồng

50

Hình 2.10: Thu hút nguồn vốn trong nước vào các KCN tỉnh Nam Định

51


Hình 2.11: Vốn đầu tư trong nước tại các KCN của tỉnh NĐ so với vùng ĐBSH 52
Hình 2.12: Hiệu quả thu hút nguồn vốn trong nước vào các KCN tỉnh NĐ

52

Hình 2.13: Hiệu quả thu hút lao động vùng ĐBSH giai đoạn 2005 – 2008

53

Hình 2.14: Lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Nam Định

54

Hình 2.15: Giá trị xã hội của các KCN năm 2009 một số tỉnh ĐBSH

55

Hình 2.16: Hiệu quả về doanh thu vùng ĐBSH giai đoan 2005-2008

56

Hình 2.17: Kết quả SXKD của các doanh nghiệp KCN tỉnh Nam Định

57

Hình 2.18: Giá trị doanh thu của các KCN năm 2009 một số tỉnh ĐBSH

57

Hình 2.19: Cơ cấu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động theo ngành năm 2009


59

Hình 2.20: Cơ cấu GDP của tỉnh Nam Định từ 2007 – 2009

66

Hình 3.1: Cơ cấu lao động tỉnh Nam Định 2009

95

vi


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sau gần 20 năm triển khai xây dựng các khu công nghiệp (KCN), trong cả
nước đã hình thành một mạng lưới các KCN, và đã có những đóng góp quan trọng
vào sự phát triển kinh tế của các địa phương, các vùng và cả nước, thể hiện vai trò
đi đầu trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nâng cao năng

lực cạnh tranh, giải quyết việc làm và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp
phụ trợ Việt Nam.
Tính đến 12/2009, cả nước đã có 235 KCN được thành lập với tổng diện tích
đất tự nhiên là 59.764 ha, phân bố trên 56 tỉnh, thành phố trên cả nước; trong đó 149
KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích tự nhiện 36.129 ha và 84 KCN đang
trong quá trình đền bù gải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng diện
tích tự nhiên 23.291 ha thu hút trên 3.580 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với
tổng vốn đăng ký đầu tư 40.000 triệu USD và 3.620 dự án đầu tư trong nước với
tổng vốn đầu tư đăng ký 250.000 tỷ đồng (nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 của
Vụ quản lý KKT – Bộ KHĐT).
Tuy nhiên, sự phát triển của các KCN ở nước ta chưa thực sự vững chắc, việc
xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa đồng bộ, chưa gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môi
trường, chống ô nhiễm, vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ còn yếu, liên kết
kinh tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN chưa cao, khả
năng tạo việc làm, thu hút lao động vẫn còn nhiều hạn chế.
Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN hay
nói cách khác làm thế nào để các KCN phát triển một cách bền vững là một vấn đề
mà Đảng và nhà nước, các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hạ tầng KCN, các doanh
nghiệp và nhân dân trong cả nước đang rất quan tâm.
Nam Định là một tỉnh thuần nông nằm ở phía nam đồng bằng châu thổ sông
Hồng có truyền thống về phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề từ xa xưa.
Nhằm phát triển thành phố Nam Định thành trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông
Hồng, tại đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16 và 17 đã xác định rõ mục tiêu: “Chủ động
nắm thời cơ tranh thủ xây dựng các dự án đầu tư để phát triển những cơ sở sản xuất

Trần Minh Hoan

1

Khoá 2008 - 2010



Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

công nghiệp mới, hình thành khu công nghiệp tập trung và đầu tư cơ sở hạ tầng vào
khu vực này để thu hút, đón nhận đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước"
Từ chủ trương trên, trong những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành
xây dựng quy hoạch các KCN tập trung phù hợp với các điều kiện thực tế của địa
phương, đồng thời tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm kêu gọi và thu
hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Ban QL các KCN tỉnh Nam Định đến hết năm 2009 toàn
tỉnh đã có 10 KCN được Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch trong đó có 3
khu đã xây dựng xong hạ tầng đi vào hoạt động với 132 dự án thứ cấp, 2 KCN đang
thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, 2 KCN đang làm thủ tục đầu tư. Từ khi các
KCN trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của tỉnh, tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực các KCN của
tỉnh Nam Định cũng như nhiều KCN khác trên cả nước vẫn còn bộc lộ nhiều hạn
chế về hiệu quả ... Do đó đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” là một đề tài hết sức
cần thiết cho tác giả trong công tác của mình tại Ban QL các KCN tỉnh Nam Định.
2. Mục đích của đề tài.

Việc nghiên cứu về KCN nói chung được nhiều học giả quan tâm. Ở Việt
Nam những năm gần đây đã xuất hiện nhiều sách báo, công trình nghiên cứu của
các học giả về vấn đề này. Có thể kể đến một số tác phẩm như: "Phát triển các KCN
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá" của VS.TS Nguyễn Chơn Trung và
PGS.TS Trương Giang Long (NXB Chính trị quốc gia, 2004); "Phát triển các KCN
ở các tỉnh phía Bắc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" (Kỷ yếu hội thảo khoa học,
Thanh Hoá, 6/2004); "15 năm xây dựng và phát triển các KCN ở Việt Nam (19912006)" (Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia, Long An, 7/2006); “Tác động xã hội
vùng của các KCN ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam” (kỷ yếu hội thảo Quốc
tế, 6/2009).
Luận văn này kế thừa có chọn lọc, khai thác triệt để các ý kiến về vấn đề
phát triển KCN, dựa trên những chính sách hiện hành của Nhà nước và thực trạng

Trần Minh Hoan

2

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

phát triển các KCN của tỉnh Nam Định với mục tiêu đề xuất những giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN tỉnh Nam Định.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở các khu công nghiệp của tỉnh Nam
Định với các nội dung:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển các khu công
nghiệp, xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các KCN
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động trong quá trình hình thành và
phát triển các KCN của tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN
trên địa bàn tỉnh Nam Đinh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu sẵn có, kết hợp khảo sát tại các KCN của
tỉnh Nam Định, các KCN của một số tỉnh khu vực ĐBSH, từ đó phân tích, so sánh,
đánh giá các số liệu thu thập được và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của
các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định.
5. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các KCN của tỉnh Nam Định
trong sự nghiệp sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là việc làm cần
thiết và có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan
hoạch định chính sách phát triển của địa phương có những thông tin cần thiết để xây
dựng chiến lược phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài thể hiện qua các nội dung sau đây:
Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về các KCN, các tiêu chí
đánh giá hiệu quả hoạt động của các KCN nói chung.
Hai là, bằng các số liệu chứng minh, luận văn phân tích và làm sáng tỏ hiện
trạng hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định. Từ đó rút ra nguyên nhân
và bài học kinh nghiệm và giúp cho cho các cấp chính quyền, các cơ quan ban

Trần Minh Hoan


3

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

ngành của tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn
tỉnh Nam Định, đồng thời có chính sách phù hợp đối với các KCN phục vụ sự phát
triển bền vững của tỉnh nhà
Ba là, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và những nguyên
nhân trong quá trình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các KCN đảm bảo phát triển
KTXH tỉnh Nam Định một cách bền vững.
6. Kết cấu của đề tài.
- Phần mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các KCN
- Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các KCN
tỉnh Nam Định.


Trần Minh Hoan

4

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.1. Khái niệm về KCN
1.1.1. Khái niệm về KCN
Kinh tế thế giới đã bước sang một giai đoạn mới với việc ứng dụng thành tựu
của cách mạng công nghệ thông tin. Thị trường toàn cầu dần rộng mở với tốc độ
vận chuyển và truyền thông nhanh hơn bao giờ hết. Các công ty có thể dễ dàng tận
dụng chi phí nhân công và nguyên vật liệu rẻ ở nơi khác để cạnh tranh về giá thành.
Người ta không còn cần phải tập trung vào các khu vực dồi dào tài nguyên và nguồn
lao động khi xây dựng cơ sở kinh doanh. Phải chăng, nền kinh tế mới đang dần xoá
bỏ vai trò của vị trí địa lý trong các quyết định chiến lược?
Trên thực tế, lợi thế cạnh tranh khu vực đang dần chuyển biến sang một

hướng khác. Đó là việc hình thành nên các khu công nghiệp tập trung (mang tính tự
phát), mà Michael E. Porter, giáo sư kinh tế Đại học Havard, gọi là những
"clusters". Trước đây, lợi thế khu vực phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, nguồn lao
động,... mà ở nơi khác không có được. Ngày nay, khái niệm cluster đã khẳng định
lợi thế khu vực qua hiện tượng quy tụ của các ngành công nghiệp. Không phải ngẫu
nhiên mà Hollywood trở thành trung tâm công nghiệp điện ảnh, Wall Street trở
thành trung tâm công nghiệp tài chính, Silicon Valley trở thành trung tâm công
nghệ cao và bắc Ý trở thành trung tâm công nghiệp giày da cao cấp. Vì khả năng
kiểm soát giá thành của các công ty ngày càng tương đương, năng lực cạnh tranh
đang và sẽ phụ thuộc vào tính năng đầu ra của sản phẩm và dịch vụ, với yếu tố
quyết định là khả năng đổi mới (innovation) của công ty.
Trước hết cần hiểu khu công nghiệp tập trung như thế nào? Theo định nghĩa
của Porter, "cluster" là tập hợp các công ty cùng với các tổ chức tương tác qua lại
trong một lĩnh vực cụ thể. Xung quanh nhà sản xuất hình thành các nhà cung cấp
chuyên môn hoá các phụ kiện và dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng. Khu công nghiệp
tập trung bao trùm lên cả các kênh phân phối và khách hàng, và bên cạnh đó là
những nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ, các công ty thuộc các ngành liên quan về kỹ

Trần Minh Hoan

5

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD




Trường Đại học BKHN

thuật, công nghệ hoặc cùng sử dụng một loại đầu vào. Các khu công nghiệp tập
trung còn hình thành cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như các trường đại
học, các viện công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, hiệp hội thương mại... cung cấp
các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.
Theo Luật Đầu tư của Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2005 và theo nghị định số 29/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định về KCN, KCX và KKT thì định nghĩa về các KCN, KCX và KKT như sau:
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
quy định của Chính phủ
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu
công nghiệp quy định của Chính phủ.
Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ
trường hợp quy định cụ thể.
Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của
Chính Phủ.
Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế
quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch,
khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp
với đặc điểm của từng khu kinh tế.
1.1.2 Đặc điểm của khu công nghiệp:

Về mặt pháp lý: các khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, các
doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của Việt Nam chịu sự điều
chỉnh của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư nước ngoài, luật lao động, quy chế
về khu công nghiệp và khu chế xuất...

Trần Minh Hoan

6

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

- Về mặt kinh tế: khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển
công nghiệp, các nguồn lực của nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
tập trung vào một khu vực địa lý xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát
triển cơ cấu kinh tế, những ngành mà nước sở tại ưu tiên, cho phép đầu tư. Bên cạnh
đó, thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội
tốt tại đây thuận lợi cho việc sản xuất - kinh doanh hàng hóa hơn các khu vực khác.
Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư với quy
mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công

nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường.
1.1.3 Sự cần thiết khách quan xây dựng và phát triển KCN
Trong quá trình phát triển kinh tế, ở hầu hết các nước đang phát triển đều rất
thiếu vốn. Do đó vấn đề tạo vốn được coi là vấn đề lớn nhất trong việc huy động
các nguồn lực. Chỉ có tạo được nguồn vốn cho phát triển kinh tế mới có thể tiến
hành đầu tư, tạo điều kiện cho nền kinh tế cất cánh. Giữa hai nguồn vốn đầu tư:
trong nước và ngoài nước thì vốn đầu tư trong nước được coi là giữ vai trò quyết
định cho sự phát triển, vốn đầu tư nước ngoài được xác định là rất quan trọng tạo ra
sự đột phát cho sự phát triển. Một trong những giải pháp để huy động vốn là tích
cực mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cấp dịch vụ và chất lượng các KCN làm
cho môi trường đầu tư được thuận lợi hơn.
Để hấp dẫn đầu tư nước ngoài và huy động mọi nguồn lực trong nước nhằm
phát triển kinh tế đất nước, các quốc gia trên thế giới đều cần có một môi trường
đầu tư thuận lợi bao gồm môi trường pháp lý hoàn thiện và môi trường kinh doanh
thuận lợi.
Hai nhân tố này là điều kiện cần thiết có ý nghĩa tiên quyết cho việc thu hút
đầu tư. Song thực tế nó cũng là điểm yếu mà tất cả các nước đang phát triển gặp
phải, không dễ gì nhanh chóng khắc phục. Các nước đang phát triển chưa có được
hệ thống pháp luật hoàn hảo cùng với một môi trường kinh doanh thuận lợi nên việc
đáp ứng những điều kiện trên cho các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, không
thể thực hiện trong thời gian ngắn.

Trần Minh Hoan

7

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học




Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

Giải pháp khắc phục mâu thuẫn trên đã được nhiều nước đang phát triển tìm
kiếm, lựa chọn và thực tế đã thành công ở nhiều nước là xây dựng các KCN tập
trung qua đó thu hút FDI và đầu tư trong nước trong khi chưa tạo được môi trường
đầu tư hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước.
Mục tiêu chung của việc hình thành KCN là làm tăng trưởng nhanh và vững
chắc tổng sản phẩm quốc nội, tạo việc làm, đô thị hoá các vùng nông thôn lạc hậu,
nâng cao dân trí. Các KCN sẽ góp phần tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, nâng
cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả vốn đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
liên kết, hợp tác với nhau nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh,
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hội nhập kinh tế quốc tế. KCN phát triển sẽ tác động
đến việc hình thành các vùng nguyên liệu, các vùng công nghiệp vệ tinh, góp phần
thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phát triển các KCN cũng đồng thời với việc tiết kiện hạ tầng, có điều kiện thuận lợi
để thu hút đầu tư, cung cấp các dịch vụ hành chính công cho các DN và có môi
trường tốt để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng ta chưa thể có ngay được một
hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ trên cả nước, chưa thể tạo ra một mặt
bằng pháp lý thống nhất và bình đẳng cho các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước hoạt động, phát triển KCN là một giải pháp để có được một hệ thống kết cấu
hạ tầng đồng bộ, môi trường pháp lý thuận lợi và thống nhất để thu hút vốn trong
nước và vốn đầu tư nước ngoài để phát triển. Đăc biệt trong thời gian gần đây, quan

điểm về phát triển KCN có sự thay đổi: phát triển KCN không chỉ chú trọng vào
mục tiêu thu hút vốn FDI nhằm du nhập các yếu tố vốn, công nghệ, trình độ lao
động của thế giới vào Việt Nam, xem nhẹ khu vực trong nước, mà KCN còn là một
giải pháp để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát huy nội lực của
các thành phần kinh tế trong nước, thông qua việc thu hút các doanh nghiệp trong
nước tham gia đầu tư vào KCN. Biểu hiện rõ nét nhất của xu hướng này là dòng
vốn đầu tư trong nước vào KCN vài năm gần đây ngày càng gia tăng.
KCN là mô hình kinh tế đã được áp dụng phổ biến trên thế giới. Ở các nước
phát triển ở Châu Âu và Bắc Mỹ, có một thời kỳ các nước này đã đẩy mạnh việc
phát triển các KCN và rất chú trọng vai trò của KCN trong quá trình phát triển kinh
Trần Minh Hoan

8

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

tế. Kinh nghiệm phát triển mô hình KCN ở các nước này cho thấy, phát triển KCN
là một giải pháp tối ưu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển công
nghiệp quốc gia. Có thể nói thành công của các KCN đã góp phần không nhỏ để các

nước này trở thành những nước có nền kinh tế phát triển như hiện nay. Các nước
công nghiệp mới phát triển như: Trung Quốc, Hàn Quốc cũng như các nước đang
phát triển ở Đông Nam Á hiện nay cũng đang phát triển việc xây dựng và phát triển
các KCN và đều gặt hái được những thành công đáng kể.
Thành công của các KCN đã được khẳng định trên thế giới và bước đầu được
khẳng định ở Việt Nam, như một đòn bẩy quan trọng để đẩy nhanh tiến trình CNH,
HĐH đất nước. KCN là nơi tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế, là nơi diễn
ra sự phân công lao động xã hội trình độ cao, thực hiện các mối liên kết kinh tế
quốc tế. Phát triển KCN là phù hợp với xu thế kinh tế thế giới, phù hợp với chủ
trương ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, phát huy năng lực của mọi thành phần
kinh tế trong và ngoài nước của Đảng và Nhà nước ta.
1.1.4. Vai trò của KCN trong tiến trình CNH - HĐH đất nước
(1) Thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực tiễn phát triển KCN thời gian qua cho thấy, các KCN đã góp phần quan
trọng trong việc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng sản lượng công nghiệp; góp phần
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khai thác tốt nhất
mọi nguồn lực và những lợi thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc
độ phát triển chung của nền kinh tế. Trong những năm qua, doanh thu và giá trị kim
ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN liên tục tăng nhanh đều qua
các năm. Doanh thu trung bình của các doanh nghiệp trong KCN tăng trưởng trung
bình gần 48%/năm, gấp 6,3 lần tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của cả nước
(nguồn: Vụ QL các KKT – Bộ KHĐT). Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong
các KCN tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp
KCN giai đoạn từ năm 2005-2008 là 38,1%, cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu của cả nước. Năm 2005, các doanh nghiệp trong KCN đã nộp ngân sách đạt
650 triệu USD, đến năm 2008, các doanh nghiệp này đóng góp vào ngân sách nhà
nước đạt 2.620 triệu USD, cao gấp 4 lần so với năm 2005 (xem Bảng 1.1).

Trần Minh Hoan


9

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu của các khu công nghiệp toàn quốc
Chỉ tiêu
GTSX Công nghiệp

ĐVT

2008

2009

KH
2010

Triệu USD


33227

28500

31350

Giá trị xuất khẩu

"

16175

13000

14950

Giá trị nhập khẩu

"

16689

13500

15930

Nộp ngân sách

"


2620

1500

2000

1000 người

1172

1300

1500

Lao động cuối kỳ

Nguồn: Vụ quản lý các KKT – Bộ KHĐT, 2009
Giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của các KCN tăng trưởng mạnh đã
góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành của Việt Nam theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
công nghiệp trong GDP, từ 23,79% năm 1991 lên 41% năm 2008. Trong khi đó, tỷ
trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm tương ứng từ 40,49% năm 1991 xuống còn
22% năm 2008 (nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2008).
Sự chuyển dịch cơ cấu này chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng nhanh của
những ngành công nghiệp chế biến có liên quan mật thiết đến xuất khẩu và KCN.
Hiện nay các ngành công nghiệp chế biến chiếm tới 80% giá trị sản lượng công
nghiệp (trừ ngành khai thác mỏ). Trong đó có một số ngành có tốc độ tăng trưởng
rất cao như may mặc và da giầy. Chính những ngành này là động lực chính làm tăng
tỷ trọng ngành công nghiệp trong thời gian qua, góp phần đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa đất nước. Việc phát triển các KCN có vai trò quan trọng trong việc góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.

(2) KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tạo ra lực lượng lao động có trình
độ tay nghề cao, thích ứng với nền công nghiệp hiện đại; đội ngũ cán bộ có trình độ
quản lý giỏi.
KCN là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với
chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây là điểm đến lý tưởng để các nhà đầu tư,
trong đó có nhà đầu tư nước ngoài. Một số công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới
cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, trình độ tay nghề của
công nhân theo các chuẩn mực quốc tế đã được áp dụng tại Việt Nam. Đây cũng là

Trần Minh Hoan

10

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

yếu tố quan trọng góp phần để nước ta thực hiện việc chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế.
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng

với dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong
KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công
nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao như
Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor...những lĩnh vực Việt Nam còn
yếu kém như cơ khí chính xác, điện tử.
Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận
hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công
nghệ, có tác động lan tỏa và nâng trình độ tay nghề của lao động Việt Nam lên một
bước. Một lượng đáng kể của lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý
doanh nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện
đại, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự... Việc được trực tiếp làm
việc trong môi trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao đã rèn luyện được những
kỹ năng và bản lĩnh làm việc giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền
công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
(3) Thu hút các lượng vốn đầu tư lớn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
Các KCN với những chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về hạ
tầng kinh tế - kỹ thuật ngày càng là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài.
Số dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đăng ký vào KCN dần được mở rộng trong
giai đoạn đầu (1991 – 1995) và đặc biệt tăng trưởng với tốc độ cao trong kế hoạch 5
năm 1996 – 2000 và 2001 – 2005. Nếu như cả giai đoạn 1991 – 1995, khi các KCN
đang trong quá trình triển khai xây dựng, số dự án thu hút được mới đạt 155 dự án
với tổng vốn 1.550 triệu USD, thì trong 5 năm 1996 – 2000, các KCN đã thu hút
thêm được 590 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 7.213 triệu USD, tăng gấp
3,8 lần về số dự án và 4,65 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với kế hoạch 5 năm
1991 – 1996. Số dự án thu hút mới trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 là 1.380 dự
Trần Minh Hoan

11


Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8.080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án
và 12% về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996 – 2001. Tốc độ tăng bình
quân về số dự án thu hút mới và tổng vốn đầu tư tăng thêm giai đoạn 1996 – 2000
tướng ứng là 37% và 46%, kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 là 16% và 37% (nguồn: Vụ
quản lý các KKT – Bộ KHĐT).
Ngoài ra, KCN còn là một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương
phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Nhìn vào bảng 1.2 ta thấy,
nếu như trong 5 năm 1991 – 1995, chỉ có gần 50 dự án đầu tư trong nước đầu tư vào
KCN, thì đến giai đoạn 5 năm 1996 – 2000 đã thu hút thêm được 450 dự án, tăng 9
lần so với giai đoạn 5 năm 1991-1995; giai đoạn 5 năm 2001 – 2005 thu hút được
1.870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so với giai đoạn 5 năm trước. Tổng vốn đầu tư trong
nước tăng thêm tương ứng trong các thời kỳ kế hoạch là 200 tỷ VNĐ, 35.000 tỷ
VNĐ và 80.000 tỷ VNĐ. Trong thời kỳ 1996 – 2005, xu hướng gia tăng đầu tư
trong nước vào KCN ngày càng rõ rệt, đặc biệt những năm gần đây, số dự án trong
nước còn hiệu lực đầu tư vào KCN đã vượt số dự án đầu tư nước ngoài.
Bảng 1.2: Số lượng dự án và nguồn vốn đầu tư vào các KCN

1991 - 1995

Đầu tư trong nước
(Tỷ VND)
Đầu tư nước ngoài
(Triệu USD)

1996 – 2000

2001 – 2005

Số dự án

Vốn ĐT

Số dự án Vốn ĐT

Số dự án

Vốn ĐT

50

200

450

35000

1870


80000

155

1550

559

7213

1380

8080

Nguồn: Vụ quản lý các KKT – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo Báo cáo tổng kết năm 2009 của Vụ quản lý các KKT - Bộ KHĐT thì
tính đến cuối năm 2009, các KCN cả nước đã thu hút được gần 3.580 dự án có vốn
đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 40 tỷ USD và 3.620 dự án có vốn đầu tư
trong nước với tổng vốn đầu tư gần 2.500 nghìn tỷ đồng. Các dự án đầu tư trong
nước và đầu tư nước ngoài đa dạng hóa về hình thức đầu tư. Các dự án đầu tư nước
ngoài chủ yếu đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài,
chiếm 85% về số dự án và hơn 80% về tổng vốn đầu tư đăng ký, còn lại là các hình
Trần Minh Hoan

12

Khoá 2008 - 2010



Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

thức liên doanh, doanh nghiệp cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các dự án
đầu tư trong nước cũng bao gồm đa dạng các loại hình doanh nghiệp, trong đó chủ
yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (trên 80% số dự án và gần 60% vốn đầu tư).
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là trong
giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, KCN với vai trò thu
hút và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư đã thực sự đóng góp không nhỏ trong việc
huy động nguồn lực lớn vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.
(4) KCN góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện hết sức quan trọng và cấp
thiết của nền kinh tế quốc dân. Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện thuận lợi
cho nhà đầu tư trong việc triển khai nhanh dự án.Việc phát triển các KCN trong thời
gian qua không những thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, mà còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp
phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN.
Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
Thứ nhất là, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích
thích sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển
giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở những vùng có KCN phát triển mạnh như Biên
Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thuận An (Bình Dương), Tiên Sơn (Bắc Ninh), cùng

với quá trình phát triển KCN các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực đã
được cải thiện đáng kể, nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, góp phần thúc đẩy hoạt
động kinh doanh cho các cơ sở dịch vụ trong vùng.
Thứ hai là, cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý
thuận lợi của nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn
thiện và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong việc thu
hút đầu tư. Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng KCN không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp trong KCN hoạt động hiệu quả, mà còn tạo sự đa dạng hóa thành phần

Trần Minh Hoan

13

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút
doanh nghiệp công nghiệp vào KCN.
Thứ ba là, việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những

thu hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng
quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu
đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ
môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của
cộng đồng trong khu vực như KCN Tân Tạo (thành phố Hồ Chí Minh), Việt Hương
(Bình Dương).
Thứ tư là, quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN
còn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các
khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ,
dịch vụ, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân
trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí.
Thứ năm là, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư các
ngành như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt
động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường
địa ốc đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN.
(5) KCN góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao trình
độ của đội ngũ lao động quản lý
Các KCN có không gian kinh tế rộng lớn với nhiều doanh nghiệp sản xuất đã
tạo ra kênh hiệu quả để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội.
Lực lượng lao động trong KCN gia tăng cùng với sự gia tăng các KCN thành lập
mới và mở rộng, các dự án hoạt động trong KCN.
Phát triển KCN góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ và
lao động nhập cư. Lực lượng lao động trong KCN gia tăng mạnh mẽ cùng với sự
gia tăng của các KCN, các dự án hoạt động trong KCN. Đến tháng 12 năm 2008,
các KCN đã thu hút được khoảng 130 vạn lao động trực tiếp với tỷ trọng lao động
có chuyên môn kỹ thuật tăng dần và đạt gần 40%, ngoài ra nếu tính cả số lao động

Trần Minh Hoan

14


Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

gián tiếp thì tổng số việc làm được tạo ra từ chương trình phát triển KCN khoảng
trên 1,3 triệu người.
Ngoài ra, KCN còn là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao đạt
trình độ khu vực và quốc tế. Các lao động trong các KCN còn được làm quen với
mô hình tổ chức và quản lý tiên tiến của các nước phát triển như Nhật, Hàn Quốc,
Hồng Kông, Đài Loan, EU, Mỹ. Một số KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề riêng
phục vụ cho hoạt động của KCN. Do vậy, có thể nói, KCN đóng góp rất lớn vào
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Việt Nam để giúp hình thành đội ngũ
lao động có ý thức, kỹ năng lao động của một nền công nghiệp hiện đại.
KCN là nơi tập trung lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với
công nghệ mới áp dụng vào sản xuất quản lý đạt trình độ khu vực và quốc tế. Do
đó, KCN đóng góp rất lớn vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam
để hình thành đội ngũ lao động có tay nghề và trình độ của nền công nghiệp hiện
đại. Đến nay, nhiều KCN ở các tỉnh như Huế, Bình Dương, Đồng Nai, thành phố
Hồ Chí Minh đã xây dựng được cơ sở dạy nghề và hình thành mô hình liên kết đào
tạo sử dụng nhân lực giữa các KCN và nhà trường.

(6) Phát triển KCN góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác sản xuất và mở rộng
mối liên kết liên ngành, liên vùng
Bước đầu liên kết ngành và liên kết vùng trong KCN đã có những kết quả
nhất định thực hiện trong phạm vi nội bộ trong KCN bởi những ngành nghề bổ trợ
lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong KCN đã tạo điều kiện cho các
ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp KCN hoặc bản thân các
doanh nghiệp trong các KCN có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh
doanh xung quanh KCN.
KCN ra đời đã tạo nên những vùng công nghiệp tập trung, tác động rất tích
cực tới việc phát triển các cơ sở nguyên liệu, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch
vụ phục vụ công nghiệp, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa, nâng cao hiệu quả tổng
hợp của các ngành sản xuất. Hiệu quả này đặc biệt rõ nét ở các KCN thuộc vùng
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp chế biến tại
các KCN ở Nam Định, Hà Nam, Cần Thơ…đã góp phần tiêu thụ nông sản ở các hộ

Trần Minh Hoan

15

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD




Trường Đại học BKHN

gia đình, cơ sở công nghiệp ở các vùng nông thôn xung quanh, cải thiện một bước
đời sống nông dân.
KCN góp phần mở rộng thị trường yếu tố đầu vào, đầu ra tại các vùng lân
cận, đặc biệt là những địa phương trình độ công nghiệp phát triển, thấy rõ nhất điều
này là sức lan tỏa lớn của KCN tại thành phố Hồ Chí Minh lan tỏa tới các tỉnh lân
cận như Đồng Nai, Bình Dương, chuyển các địa phương này từ cơ cấu kinh tế thuần
nông sang cơ cấu kinh tế công nghiệp hiện đại. Trong thời gian tới, xu hướng lan
tỏa từ các KCN ở các địa phương này sẽ còn mở rộng hơn nữa sang các địa phương
khác như Long An và Tây Ninh.
Cùng với quá trình phát triển các KCN, nhu cầu về nhân lực ngày càng lớn.
Để đáp ứng nhu cầu này, trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch
phát triển công nghiệp trên địa bàn, các địa phương đưa ra chương trình kế hoạch và
giải pháp cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực; các cơ sở đào tạo trong vùng và lân cận
phải xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch đào tạo theo định hướng phù hợp với nhu
cầu của thị trường lao động.
Ngoài ra, các KCN cũng có tác động lan tỏa rất lớn đến công nghiệp của địa
phương. Các dự án đầu tư trong KCN là các dự án đầu tư mới, phần lớn được trang
bị máy móc, thiết bị thế hệ mới, đồng bộ. Nhiều dự án có công nghệ hiện đại, mức
độ tự động hóa cao. Với thế mạnh về công nghệ, thiết bị và phương pháp quản lý
tiến bộ, các DN này sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng và ổn định. Vì vậy,
để cạnh tranh có hiệu quả và tồn tại được trên thị trường, các doanh nghiệp khác sản
xuất các sản phẩm cùng loại không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra.
Như vậy, các DN trong KCN đã góp phần giúp công nghiệp địa phương từ chỗ chỉ
phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính đã vươn ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tác động lan tỏa đã cho thấy vai trò của KCN trong quá trình đô thị hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Các KCN không chỉ trực tiếp thúc đẩy công
nghiệp của địa phương trong vùng có KCN mà còn tác động lan tỏa tới các nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế từng địa phương và cả nước. Đó chính là

hạt nhân của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

Trần Minh Hoan

16

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học



Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

(7) KCN đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập
trung, xử lý chất thải, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh
nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất.
KCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi
thành phố, do vậy, góp phần giải quyết ô nhiễm đô thị, tạo điều kiện quy hoạch đô
thị hiện đại.
(8) Các KCN góp phần tạo ra công nghệ, năng lực sản xuất mới .
Cùng với việc đầu tư sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư đã đưa
vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ được đánh giá là tiên tiến,
hiện đại. Trong đó, có những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến

khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử.
Trước đây, các dự án đầu tư vào KCN chủ yếu thuộc ngành công nghiệp nhẹ
như dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm trên 50% tổng số dự
án), đây là các dự án thu hút nhiều lao động, có tỷ lệ xuất khẩu cao và đó góp phần
nâng cấp các ngành này về dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm... Tuy
nhiên, đến nay, các KCN đã có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, mới
như dầu khí, cơ khí chính xác, sản xuất phụ tùng ô tô.... Nhiều công ty sản xuất
công nghiệp đa quốc gia lớn đã có mặt tại Việt Nam như: Sam Sung, Hồng Hải,
Robert Bosch, Cannon. Một số dự án sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư lên đến
hàng trăm triệu USD như Dự án của Tập đoàn Foxcon (Đài Loan) tại Bắc Ninh, Dự
án sản xuất linh kiện máy điện thoại di dộng của Tập đoàn Hồng Hải tại Vĩnh
Phúc...sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới của nền kinh tế.
1.2. Quản lý Nhà nước đối với KCN
Sau gần 20 năm phát triển các KCN trên địa bàn cả nước đã cho thấy vai trò
và tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, trước năm
1998 cả nước có chung một Ban QL các KCN trực thuộc Chính phủ, sau này đã
chuyển thành Vụ quản lý KCN, KKT thuộc Bộ KHH và ĐT và các địa phương có
KCN được Thủ tướng Chính phủ thành lập một Ban QL các KCN trực thuộc
UBND cấp tỉnh.

Trần Minh Hoan

17

Khoá 2008 - 2010


Luận văn Thạc sỹ khoa học




Ngành QTKD



Trường Đại học BKHN

Tuy Ban QL các KCN của các tỉnh đã được thành lập nhưng cơ sở pháp lý về
quản lý các KCN chưa được hoàn thiện, từ trước năm 2006 công tác quản lý nhà
nước về các KCN được qui định trong Nghị định 36/CP của Chính phủ ban hành
ngày 14 tháng 4 năm 1997 nhưng Nghị định 108/2006/NĐ-CP ra đời năm 2006 đã
bãi bỏ Nghị định 36/CP. Cho đến tháng 3/2008 Thủ tướng Chính Phủ mới ban hành
Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2008 qui định về KCN, KCX,
KKT. Hiện nay công tác quản lý nhà nước đối với KCN được qui định đầy đủ và
chi tiết tại nghị định này.
1.3 Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả và phát triển bền vững của các khu
công nghiệp
Quan điểm về phát triển bền vững các khu công nghiệp :
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra và
thực hiện cam kết quốc tế. Mục tiêu phát triển bền vững đất nước chỉ có thể được
thực hiện trên cơ sở thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong từng ngành,
từng lĩnh vực, từng địa phương, trong đó có phát triển bền vững các KCN.
Phát triển bền vững các KCN được đặt trong tổng thể phát triển bền vững đất
nước trong đó lưu ý tới tính đặc thù của các KCN là hình thức tổ chức không gian
lãnh thổ công nghiệp. Theo cách luận giải này, phát triển bền vững KCN là việc
đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế ổn định theo thời gian, tăng trưởng dựa tên cơ sở
tăng năng suất lao động và hiệu quả nội tại KCN chứ không phải chỉ dựa trên sự gia
tăng của các yếu tố đầu vào. Sự tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với bảo vệ, nâng

cao chất lượng môi trường sống và khai thác hợp lý các nguồn lực, tài nguyên thiên
nhiên, khoa học kỹ thuật cũng như những đảm bảo ổn định, an ninh, quốc phòng
trong khu vực có KCN.
Nguyên tắc thứ hai của Chương trình nghị sự 21 của Việt nam về phát triển
bền vững có nêu “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển
sắp tới, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm và năng lượng cho phát triển bền
vững. Kết hợp hài hòa với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ

Trần Minh Hoan

18

Khoá 2008 - 2010


×