Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong chợ công nghệ và thiết bị hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----[\[\-----

ĐINH HỮU QUYỀN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHỢ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN TIÊN PHONG

HÀ NỘI – 2010


Luận văn thạc sỹ

Trờng Đại học Bách Khoa Hà Nội

lời cam đoan

tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu
và thực hiện. Các thông tin, số liệu đợc sử dụng trong luận văn là hoàn toàn
trung thực, chính xác và có nguồn góc rõ ràng.


Đinh Hữu Quyền
Học viên Lớp Cao học Quản trị kinh doanh khoá 2008 2010.
Trờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Cơ quan công tác: Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học và
Công nghệ - Sở Khoa học và công nghệ Hà nội

inh Hu Quyn

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại hoc Bách Khoa Hà Nội

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CHỢ CÔNG
NGHỆ VÀ THIẾT BỊ .............................................................................
1.1. Vai trò của Chợ Công nghệ và Thiết bị trong việc phát triển thị
trường khoa học và công nghệ .....................................................................
1.1.1. Giới thiệu chung về Chợ Công nghệ và Thiết bị:
1.1.2. Tầm quan trọng của Chợ Công nghệ và Thiết bị trong việc phát
triển thị trường khoa học và công nghệ ........................................................
2.2. Công tác tổ chức Techmart ...................................................................

1.2.1. Hoạt động trước Techmart ...............................................................
1.2.2. Hoạt động trong Techmart .................................................................
1.2.3. Hoạt động sau Techmart ....................................................................
1.2.4. Tổ chức thực hiện ...............................................................................
1.3. Kinh nghiệm rút ra từ các Techmart tại Việt Nam ................................
1.3.1. Techmart Việt Nam ............................................................................
1.3.2. Chợ Công nghệ, Thiết bị và Thương mại Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam – Đồng Nai 2010 .........................................................................
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị Hà
Nội ................................................................................................................
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHỢ CÔNG NGHỆ VÀ
THIẾT BỊ HÀ NỘI ...................................................................................
2.1. Thực trạng tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị Hà Nội từ 2006 2010 ..............................................................................................................
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội .........
2.1.2. Tình hình triển khai và kết quả hoạt động khoa học và công nghệ
trong thời gian qua .......................................................................................
2.1.3. Phân tích kết quả tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị của Sở Khoa
học và Công nghệ Hà Nội ............................................................................
2.1.3.1. Kết quả tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị của Sở Khoa học và
Công nghệ Hà Nội
2.1.3.2. Thực trạng tham gia Techmart Ha Noi của một số đơn vị ..............
2.1.4. Đánh giá thực trạng tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị của Sở
Khoa học và Công nghệ thủ đô giai đoạn 2006 - 2010 ................................
Đinh Hữu Quyền

1
4
4
4
9

13
13
17
19
19
22
22
26
28

30
30
33
51
50
63
65

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại hoc Bách Khoa Hà Nội

2.1.4.1. Vấn đề công tác lập đề án ...............................................................
2.1.4.2. Về tổ chức cán bộ và nghiệp vụ ......................................................
2.1.4.3. Địa điểm tổ chức .............................................................................
2.1.4.4. Vận động đơn vị tham gia, công tác truyền thông ..........................
2.1.4.5. Tổ chức giàn dựng, sắp xếp gian hàng ...........................................

2.1.4.6. Trong thời gian tiến hành Techmart Ha Noi ...................................
2.1.4.7. Công tác phỏng vấn, điều tra khách hàng .......................................
2.1.4.8. Công tác tổng kết, đánh giá sau Techmart ......................................
2.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng Chợ Công nghệ và Thiết bị
của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội .......................................................
2.2.1. Công tác xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
TCVN ISO 9001:2000 trong quản lý hành chính của Sở Khoa học và
Công nghệ Hà Nội ........................................................................................
2.2.2. Công tác quản lý chất lượng Chợ Công nghệ và Thiết bị của Sở
Khoa học và Công nghệ Hà Nội ..................................................................
2.2.3. Đánh giá về chất lượng và quản lý chất lượng Chợ Công nghệ và
Thiết bị Thủ đô .............................................................................................
2.2.3.1. Ưu điểm ...........................................................................................
2.2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại ................................................................
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHỢ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ HÀ NỘI ................
3.1. Phương hướng đổi mới và công tác quản lý chất lượng tổ chức Chợ
Công nghệ và Thiết bị Thủ đô trong thời gian tới ........................................
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chợ Công
nghệ và Thiết bị thủ đô .................................................................................
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý
chất lượng .....................................................................................................
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị Thủ
đô ..................................................................................................................
KẾT LUẬN .................................................................................................
DANH MỤC THAM KHẢO

Đinh Hữu Quyền

65

66
67
67
68
69
69
69
70
70
73
76
76
77
79
79
80
80
85
95

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC VIẾT TẮT
ATBX
ATBX&HN


CBNV
CN/TB/DV

CNSH
CNTB
CNTT
FDI

ISO
KH&CN
KHKT

SHTT
TCCS
TCĐLCL
TCVN
Techmart
Techmart
Hanoi
Techmart
Nam
TQM

An toàn bức xạ
An toàn bức xạ và hạt nhân
Cán bộ nhân viên
Công nghệ/thiết bị/dịch vụ
Công nghệ sinh học
Công nghệ và thiết bị

Công nghệ thông tin
Vốn đầu tư nước ngoài

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
Khoa học và Công nghệ
Khoa học kỹ thuật
Sở hữu trí tuệ
Tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Chợ Công nghệ và Thiết bị
Chợ Công nghệ và Thiết bị Thủ đô, hay còn gọi là Chợ
Công nghệ và Thiết bị Hà Nội
Viet Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam

UBND

Đinh Hữu Quyền

Quản lý chất lượng đồng bộ hay quản lý chất lượng toàn
diện hoặc quản lý chất lượng tổng thể
Uỷ ban nhân dân

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

Quy mô và kết quả của các Techmart Việt Nam
Một số kết quả cụ thể của 4 kỳ Techmart Hanoi
Số lượng công nghệ tham gia Techmart Hà Nội
Hợp đồng ký kết, mua bán công nghệ, thiết bị tại
Techmart Hà Nội
Bảng số liệu về chi phí của Sở Khoa học và Công
nghệ tại các Techmart Hanoi
Kết quả tham gia Techmart của Viện Công nghệ
sinh học ứng dụng
Kết quả tham gia Techmart của Trung tâm nghiên
cứu, chuyển giao công nghệ và phân tích

Đinh Hữu Quyền

23
56
58
59
60
63
64


Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Khoa học và công nghệ là lĩnh vực quan trọng trong quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thị trường Khoa học và Công nghệ đã,
đang hình thành và ngày càng khẳng định vai trò trong việc chuyển giao công nghệ;
là cầu nối hữu hiệu giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và
người tiêu dùng. Được coi là một điểm nhấn trong phát triển thị trường Khoa học và
Công nghệ, Chợ Công nghệ và Thiết bị là hoạt động nhằm hỗ trợ và thúc đẩy giao
dịch mua, bán công nghệ và thiết bị, thông qua việc cung cấp hạ tầng và dịch vụ cần
thiết để người mua, người bán tiếp xúc, thoả thuận và thực hiện giao dịch mua bán
công nghệ, thiết bị thuận lợi trong một thời gian và không gian nhất định.
Tại thủ đô Hà Nội, với thế mạnh về khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và
Công nghệ Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thường niên Chợ
Công nghệ và Thiết bị Hà Nội (Techmart Hanoi ) từ năm 2006; thu hút đội ngũ
đông đảo các nhà khoa học, các doanh nghiệp và những người quan tâm trong việc
mua bán các sản phẩm công nghệ và thiết bị.
Hình thành trong giai đoạn thị trường Khoa học và Công nghệ còn đang mới
phát triển, Techmart giao dịch loại hàng hoá đặc biệt, do đó cần phải hoàn thiện
công tác tổ chức nhằm phát huy tối đa lợi ích mà Techmart đem lại trong việc thúc
đẩy hoạt động chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào
thực tiễn; gắn kết nghiên cứu và phát triển với sản xuất – kinh doanh; xúc tiến,
thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu khoa học, thúc đẩy thị trường khoa học

công nghệ phát triển; hỗ trợ quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp; chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu; đặc biệt khi nước ta đã
chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Hoàn thiện công tác tổ chức Techmart Hanoi thông qua hoàn thiện hệ thống
quản lý chất lượng (HTQLCL) đơn vị tổ chức cần học hỏi kỹ kinh nghiệm và vận

Đinh Hữu Quyền

1

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

dụng sáng tạo các HTQLCL tiên tiến như ISO 9000, ISO 14000, GMP, HACCP,
SA 8000… cho phù hợp với đặc thù đơn vị và loại thị trường hàng hoá đặc biệt này.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động Chợ Công nghệ và Thiết bị Hà Nội” với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Tiên
Phong, Giảng viên khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội;
mong muốn vận dụng kiến thức trang bị trong nhà trường và thực tiễn quá trình
công tác sẽ giúp cho việc tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị Hà Nội của Sở Khoa
học và Công nghệ ngày càng hoàn thiện đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phát triển của
thị trường công nghệ cũng như lĩnh vực khoa học và công nghệ của Hà Nội.
2. Mục đích của đề tài:
Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức Chợ Công
nghệ và Thiết bị Hà Nội của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tổ chức
Chợ Công nghệ và Thiết bị Hà Nội của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Phạm vi không gian: Các Chợ Công nghệ và Thiết bị do Sở Khoa học và
Công nghệ Hà Nội tổ chức.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2003 đến 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là Phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử cùng với phương pháp lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tiễn. Sử
dụng phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp thống kê và một số phương
pháp nghiên cứu kinh tế khác.

Đinh Hữu Quyền

2

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

5. Nội dung nghiên cứu:
Kết cấu của luận văn Thạc sĩ, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Chợ Công nghệ và Thiết bị Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Chợ Công
nghệ và Thiết bị Hà Nội
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn

tận tình của TS. Nguyễn Tiên Phong, các đồng nghiệp công tác tại Sở Khoa học và
Công nghệ Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đinh Hữu Quyền

3

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC
CHỢ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ
1.1. Vai trò của Chợ Công nghệ và Thiết bị trong việc phát triển thị trường
khoa học và công nghệ
1.1.1. Giới thiệu chung về Chợ Công nghệ và Thiết bị:
* Khái niệm:
Chợ Công nghệ và Thiết bị (tên tiếng anh là Techmart) là loại hình Chợ,
được tổ chức nhằm trưng bày, giới thiệu công nghệ, thiết bị và thúc đẩy giao dịch
mua, bán công nghệ và thiết bị, thông qua việc cung cấp hạ tầng và dịch vụ cần thiết
để người mua, người bán tiếp xúc, thoả thuận và thực hiện giao dịch mua bán công
nghệ, thiết bị thuận lợi trong một thời gian và không gian nhất định. Techmart được
tổ chức trong thời gian từ 3 đến 5 ngày.
* Đặc điểm:
Hàng hoá chủ yếu là: Sáng chế, giải pháp hữu ích; Kết quả nghiên cứu và
phát triển của các cơ quan Khoa học và Công nghệ, ở dạng labô, chưa hoàn chỉnh

về kỹ thuật và thương mại, có khả năng đăng ký sáng chế giải pháp hữu ích hoặc có
giá trị thương mại tiềm tàng; bí mật nghề nghiệp: qui trình, bí quyết, bản vẽ, mô tả,
công thức ... đây là những thứ có giá trị thương mại nhưng không đuợc công bố
họăc không được công bố đầy đủ; dịch vụ kỹ thuật: dịch vụ đo kiểm, lắp đặt, vận
hành thử hệ thống sản xuất, tư vấn kỹ thuật, tư vấn công trình, tư vấn thiết kết hệ
thống sản xuất, tư vấn mua sắm máy móc thiết bị, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp ...;
dịch vụ nghiên cứu và phát triển thương mại; làm nghiên cứu và phát triển theo đặt
hàng; bản quyền nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp và một số đối tượng sở
hữu trí tuệ khác; thiết bị chứa công nghệ cần mua, hệ thống thiết bị -công nghệ đồng
bộ, thường để sản xuất hoàn chỉnh một loại sản phẩm nào đó, hoặc thực hiện một
họăc một số nguyên công nào đó; Toàn bộ họăc một bộ phận kinh doanh độc lập
của doanh nghiệp dựa trên công nghệ..
Đinh Hữu Quyền

4

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Techmart là kênh kết nối hữu hiệu giữa nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà sản
xuất, người tiêu dùng. Thông qua Techmart, nhà quản lý, nhà nghiên cứu biết được
nhu cầu của thị trường về sản phẩm đặc thù này, từ đó đưa ra những quyết sách,
định hướng và hướng nghiên cứu đáp ứng ngắn hạn và dài hạn; các doanh nghiệp
thu đựơc thông tin nhanh, chính xác và có điều kiện thuận lợi để cập nhật thành tựu
mới từ đó có những chiến lược đầu tư, cải tiến công nghệ thiết bị phù hợp nhằm tạo
ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Mục tiêu của Techmart là thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ phát
triển, không vì mục tiêu lợi nhuận.
* Các chủ thể
- Chủ thể chính:
+ Đơn vị tổ chức:
Techmart được các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
đứng ra tổ chức được nhà nước hỗ trợ kinh phí (ngân sách do nhà nước cấp), không
vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ phát triển.
Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ vừa
làm chức năng quản lý vừa là đơn vị tổ chức thực hiện Chợ.
Cơ quan chỉ đạo, quản lý Techmart:
Là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề án tổ chức
Techmart.
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chỉ đạo, quản lý Techmart Việt Nam.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chỉ đạo, quản
lý Techmart địa phương và là đồng chỉ đạo, quản lý Techmart Việt Nam theo đề án
tổ chức Techmart đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt trên cơ sở thống
nhất với các cơ quan phối hợp.
Cơ quan tổ chức thực hiện Techmart
Là cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch, đề án tổ chức Techmart và triển khai
đề án sau khi được cơ quan chỉ đạo, quản lý Techmart phê duyệt

Đinh Hữu Quyền

5

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (hiện nay là Cục
Thông tin Khoc học và Công nghệ Quốc gia) là cơ quan tổ chức thực hiện Techmart
Việt Nam. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của các địa phương, Trung tâm Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia hỗ trợ về nghiệp vụ tổ chức Techmart cũng như
huy động một số tổ chức, cá nhân có công nghệ, thiết bị thích hợp tham gia
Techmart địa phương tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt
khó khăn .
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan
tổ chức thực hiện Techmart địa phương và tham gia tổ chức thực hiện Techmart
Việt Nam quy mô vùng và quy mô cả nước.
Riêng đối với hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Sở
Khoa học và Công nghệ có thể giao cho tổ chức dịch vụ thông tin khoa học và công
nghệ trực thuộc tổ chức thực hiện Techmart địa phương dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Sở.
Cơ quan tổ chức thực hiện Techmart phải lập kế hoạch và xây dựng đề án tổ
chức Techmart trình cơ quan chỉ đạo, quản lý có thẩm quyền phê duyệt.
+ Đơn vị tham dự:
Là chủ thể không thể thiếu trong Techmart, là một tiêu chí quyết định sự
thành công của Techmart. Số lượng đơn vị tham dự (các tổ chức khoa học công
nghệ, các viện, các trường đại học, các cá nhân trong nước và quốc tế...) ,sẽ quyết
định quy mô, tính chất và hiệu quả của Techmart. Tại Techmart, các đơn vị tham
gia sẽ trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ duới các hình thức bằng hình, nghe
nhìn, hiện vật ... cùng các hoạt động tiếp thị sẽ góp phần làm Techmart phong phú
và sôi động. Trong Techmart, đơn vị tham dự đóng vai trò "Cung" về công nghệ và
thiết bị và không ít vừa là bên "Cung" cho công nghệ và thiết bị này nhưng cũng là
bên "Cầu" cho công nghệ và thiết bị theo nhu cầu.
+ Người tham quan:

Là bên "Cầu" về công nghệ và thiết bị, là một tiêu chí đánh giá sự thành công
của Techmart.

Đinh Hữu Quyền

6

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Các chủ thể phụ:
Đơn vị đồng tổ chức: Có chức năng và nhiệm vụ giống đơn vị tổ chức, tuỳ
theo lĩnh vực chuyên sâu sẽ được phân trách nhiệm và quyền lợi tương ứng.
Đơn vị phối hợp tổ chức: Giúp từng phần việc theo khả năng và chuyên môn
của mình do người tổ chức quyết định.
Đơn vị bảo trợ: Là các cơ quan chính phủ, tập đoàn, các hãng đang cần
khuyếch trương về các hoạt động và thanh danh của mình tại một khu vực và thời
điểm nhất định, ủng hộ trực tiếp về vật chất và tài chính, kinh tế nhằm tăng cường
chất lượng và hiệu quả Techmart
Đơn vị ủng hộ: Là các cơ quan chuyên ngành, lãnh đạo các địa phương, các
hãng thông tấn và báo chí ... ủng hộ về chuyên môn, truyền thông và các họat động
khác ...
Đơn vị thiết kế và dàn dựng gian hàng, trang trí tổng thể: Là đơn vị có tính
chuyên sâu, khuyếch trương và tái tạo gian hàng, thiết kế toàn cảnh không gian
trong và ngoài Techmart. Đây là đơn vị làm cho bộ mặt của Techmart thêm hấp
dẫn, gây ấn tượng và thu hút khách tham quan.

Đơn vị vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước: Là những đơn vị vận
chuyển người và thiết bị tham gia đảm bảo chất lượng, thời gian và giảm chi phí.
Cơ quan Hải quan: Là đơn vị quản lý Nhà nước, thay mặt Chính phủ giám
sát hàng hoá trưng bày và thu phí, thuế theo quy định của Nhà nước
Đơn vị cho thuê mặt bằng: Là đơn vị có đất và điều kiện cơ sở hạ tầng, các
thiết bị chuyên dụng ... để đơn vị tổ chức Techmart thuê và tổ chức Techmart.
Đơn vị cho thuê thiết bị phục vụ gian hàng và trang trí thêm: Là đơn vị cho
thuê các thiết bị như: tủ, bàn ghế, kệ, cây cảnh ...
* Phân loại Techmart:
- Theo công dụng của công nghệ và thiết bị tham gia:
Techmart đa ngành là Techmart trưng bày, triển lãm và có các giao dịch,
mua bán công nghệ và thiết bị của nhiều ngành công nghệ khác nhau.

Đinh Hữu Quyền

7

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Techmart chuyên ngành là Techmart trưng bày, triển lãm và có các giao dịch
mua bán công nghệ và thiết bị của một ngành hoặc nhóm ngành công nghệ nhất định.
- Theo quy mô tổ chức, Techmart được chia thành:
Techmart quốc tế: là Techmart có sự tham gia của các đối tác trong và ngoài nước.
Techmart quốc gia: là Techmart quy mô cả nước (2năm/lần), do Bộ Khoa
học và Công nghệ chỉ đạo tổ chức

Techmart địa phương là Techmart do một địa phương hoặc một số địa
phương liên kết tổ chức.
- Theo công nghệ tổ chức, Techmart chia ra:
Techmart truyền thống : là Chợ có địa điểm và không gian cụ thể để trưng
bày, giới thiệu và giao dịch mua bán.
Techmart "ảo" là Techmart mà các giao dịch mua bán công nghệ, thiết bị và
dịch vụ chuyển giao công nghệ được thực hiện qua trang tin điện tử (website), mạng
Internet. Hiện nay Techmart "ảo" đang đơn thuần ở mức cung cấp thông tin và kết
nối cung - cầu, các giao dịch mua bán công nghệ và thiết bị được thực hiện thông
qua sàn giao dịch công nghệ.
* Quy mô Techmart
Techmart Việt Nam tổ chức ở quy mô cả nước, đa ngành có tối thiểu 200
gian hàng chuẩn và 1.000 công nghệ, thiết bị.
Techmart Việt Nam tổ chức ở quy mô cả nước, chuyên ngành có tối thiểu
150 gian hàng chuẩn và 500 công nghệ, thiết bị.
Techmart Việt Nam tổ chức ở quy mô vùng, đa ngành có tối thiểu 100 gian
hàng chuẩn và 350 công nghệ, thiết bị.
Techmart Việt Nam tổ chức ở quy mô vùng, chuyên ngành có tối thiểu 60
gian hàng chuẩn và 200 công nghệ, thiết bị.
Techmart địa phương đa ngành có quy mô tối thiểu 50 gian hàng chuẩn và
200 công nghệ, thiết bị.
Techmart địa phương chuyên ngành có quy mô tối thiểu 30 gian hàng chuẩn
và 100 công nghệ, thiết bị.

Đinh Hữu Quyền

8

Lớp QTKD



Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.1.2. Tầm quan trọng của Chợ Công nghệ và Thiết bị trong việc phát triển thị
trường khoa học và công nghệ
* Đặc điểm của thị trường khoa học và công nghệ
Thị trường Khoa học và Công nghệ là hoạt động mua bán công nghệ, kết quả
nghiên cứu Khoa học và Công nghệ (có thể thương mại hoá) theo những thể chế
trong khuôn khổ luật pháp hiện hành của Nhà nước bao gồm các quy tắc, cơ chế
vận hành, các tổ chức bảo đảm cho hoạt động mua bán công nghệ, kết quả nghiên
cứu Khoa học và Công nghệ đựơc thuận lợi, trên lợi ích của các bên tham gia thị
trường.
- Thành tố cơ bản của thị trường:
Giống như các loại thị trường khác, thị trường Khoa học và Công nghệ bao
gồm các yếu tố cơ bản như:
Hàng hoá của thị trường
Các chủ thể tham gia thị trường Khoa học và Công nghệ: bao gồm người bán
(cung), người mua (cầu), các tổ chức trung gian (môi giới, tư vấn, bổ trợ ...).
Thể chế, luật lệ, quy tắc vận hành thị trường.
Điểm khác biệt của thị trường Khoa học và Công nghệ là sản phẩm hàng
hoá đặc biệt:
Hàng hoá của thị trường là các công nghệ, thiết bị, sản phẩm khoa học, bằng
phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, dịch vụ nghiên cứu và phát triển (R&D), xúc
tiến và chuyển giao công nghệ, bản quyền nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công
nghiệp và một số đối tượng sở hữu trí tuệ khác,... đó là chất xám, kiến thức được thể
hiện hữu hình như các thiết bị, bản quyền ... họăc vô hình như ý tưởng công nghệ.
Giá trị của hàng hoá khó xác định, có thể bị đánh giá quá thấp hoặc quá cao
so với giá trị thực tại khi bên cung và bên cầu gặp nhau khi thông tin không tương

xứng. Hàng hoá của thị trường là kết tinh của lao động chất xám, vận động trí óc và
vận hành theo thị trường.

Đinh Hữu Quyền

9

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hàng hoá Khoa học công nghệ mang tính lợi ích xã hội hơn là lợi ích cá
nhân.
Nhu cầu, nhận thức luôn vận động và phát triển, hàng hoá của thị trường
khoa học và công nghệ được hình thành theo xu hướng phát triển chung và chậm
hơn các loại hàng hoá khác nên thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta cũng
hình thành và phát triển chậm hơn một số thị trường khác, do đó cần sự phát triển,
định hướng của nhà nước để phát triển thị trường đặc thù.
Hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ là tăng cường các
giao dịch liên quan đến công nghệ thúc đẩy đóng góp của khoa học và công nghệ và
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Kích cầu thông qua đổi mới và nâng cao năng
lực công nghệ của doanh nghiệp, tăng cung hàng hoá thông qua thúc đẩy quá trình
thương mại hoá các kết quả nghiên cứu, khuyến khích phát triển hệ thống dịch vụ
trung gian (môi giới, tư vấn công nghệ, cung cấp thông tin ...)
* Vai trò của Chợ Công nghệ và Thiết bị trong phát triển thị trường khoa
học và Công nghệ
Thị trường Khoa học và Công nghệ phát triển có vai trò quan trọng trong

việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn kết khoa
học và công nghệ với thị trường là một trong những chính sách quan trọng, khẳng
định vai trò động lực của khoa học và công nghệ. Khoa học và Công nghệ sẽ chỉ trở
thành nguồn lực cho tăng trưởng nếu được ứng dụng và sử dụng hiệu quả hơn nữa
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm phục vụ con người, xã hội.
Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng KH&CN hiện đại phát triển với tốc
độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự
báo trước và ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội. Nhờ những thành
tựu to lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới…, xã hội loài người đã và đang dần chuyển từ nền văn minh công
nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang
nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển có thể
rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời gian đưa kết quả nghiên cứu

Đinh Hữu Quyền

10

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

áp dụng vào sản xuất và vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh
đang thuộc về những doanh nghiệp biết lợi dụng các công nghệ mới để tạo ra các
sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và thị hiếu luôn thay đổi của
khách hàng. Trong bối cảnh hiện nay, với tiềm lực mạnh về tài chính và KH&CN,
các công ty xuyên quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị trường các công nghệ tiên

tiến.
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động
KH&CN nước ta còn có khoảng cách khá xa so với các nước phát triển. Năng lực
sáng tạo, phát triển công nghệ còn hết sức hạn chế, chưa có khả năng tạo ra được
những công nghệ cần thiết để thực sự trở thành nền tảng và động lực cho tiến trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong hơn hai thập kỷ qua, các thành quả
của hoạt động nghiên cứu - triển khai đã ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Thị trường Khoa học và Công nghệ đã hình thành nhưng vẫn mang
tính tự phát, các giao dịch công nghệ chưa phổ biến, hình thức mua bán vẫn mang
tính chất của nền kinh tế đang phát triển, chuyển đổi cơ chế kinh tế. Bên cung chưa
chủ động tiếp cận khách hàng, tiếp thị, chau truốt hàng hoá chất xám của mình. Bên
cầu lúng túng trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp cho mình vì chưa có thói
quen tìm kiếm thông tin trước khi quyết định. không biết cách định giá, đánh giá
công nghệ cần mua. Công nghệ chuyển giao chủ yếu thông qua mua sắm máy móc,
thiết bị, hệ thống thiết bị mà phần lớn có nguồn gốc từ nước ngoài.
Techmart được tổ chức trên cơ sở tiến hành xác lập thông tin về cung và cầu
công nghệ của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch mua bán công nghệ. Ðây
được xem là một trong những giải pháp cần thiết để tạo môi trường gắn kết nhà
khoa học (viện, trường, trung tâm nghiên cứu-phát triển), nhà quản lý (các bộ,
ngành, ủy ban nhân dân các cấp) với nhà kinh doanh, sản xuất, trong đó cơ quan
quản lý nhà nước giữ vai trò hỗ trợ tạo lập và thúc đẩy phát triển thị trường công
nghệ. Techmart đã và đang dần thể hiện rõ ưu thế của mình trong vai trò là cầu nối
giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp, người tiêu dùng thúc đẩy hơn nữa việc
đưa các thành tựu khoa học công nghệ vào ứng dụng trong thực tế.

Đinh Hữu Quyền

11

Lớp QTKD



Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Do đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, Techmart được phát triển không ngừng
về tổ chức, quy mô và phạm vi hoạt động. Từ 1999 đến nay, đã có gần 50 kỳ
Techmart được tổ chức thu hút sự tham dự của hàng nghìn công nghệ thiết bị, giải
pháp phần mềm, dịch vụ công nghệ với tổng giá trị đã ký kết mua bán lên tới hàng
nghìn tỷ đồng. Bằng việc giới thiệu hàng hoá tại Techmart, bên cung (nhà khoa học,
viện, trường) tìm được lối ra cho sản phẩm nghiên cứu và bên cầu gặp được công
nghệ, thiết bị đang cần. Đồng thời, thông qua Techmart đa phần các doanh nghiệp
trong nước và địa phương đã quan tâm đến việc sử dụng công nghệ trong nước để
đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới. Nhiều tổ
chức, cá nhân điển hình phát triển tốt lên nhờ tham gia Techmart, nhiều trung tâm,
doanh nghiệp tăng số lượng đối tác lên 200% . Mặt khác, các đề tài nghiên cứu cũng
được công chúng tiếp cận và có độ tin cậy cao, thay thế được hàng nhập khẩu từ
Trung Quốc, Nhật Bản. Nhiều Viện, Trung tâm, các tổ chức cá nhân đều khẳng định
Techmart là cầu nối giúp các nhà khoa học xây dựng dự án thương mại công nghệ
phù hợp với yêu cầu thực tế, tạo được khách hàng tiềm năng dẫn đến hợp đồng ký
kết sau này.
Việc tổ chức Techmart có vai trò quan trọng cho việc phát triển thị trường
khoa học và công nghệ và nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa cụ
thể là:
Lan truyền tri thức công nghệ: Chợ sẽ là kênh quan trọng lan truyền tri thức
Khoa học và Công nghệ, tăng năng xuất xã hội. Thông qua việc tổ chức Chợ, một
số loại nhu cầu có thể được đáp ứng một cách nhanh chóng, với chi phí hợp lý, nhờ
đó tri thức được lan truyền hiệu quả.
Kích thích hoạt động sáng tạo công nghệ: bán được kết quả nghiên cứu công

nghệ sẽ mang lại lợi ích kinh tế, đây là động lực quan trọng kích thích hoạt động
sáng tạo công nghệ, rất cần thiết cho sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cạnh tranh về
công nghệ thông qua thị trường cũng làm thúc đẩy hoạt động sáng tạo.
Chuyên môn hoá, khuyến khích hoạt động gia tăng giá trị công nghệ: việc tổ
chức Chợ sẽ phát triển được thị trường công nghệ ở dạng sáng chế, công nghệ labô,

Đinh Hữu Quyền

12

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

sẽ góp phần thực hiện phân công lao động, chuyên môn hoá giữa việc tạo ra công
nghệ và khai thác thương mại công nghệ (những hoạt động đòi hỏi những kỹ năng,
tiềm lực khác nhau).
Gắn khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh: Techmart được tổ
chức nhằm phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ và tạo ra sự gắn bó mật
thiết giữa hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) với sản xuất, kinh doanh và thị
trường. Điều này sẽ giúp giảm bớt lãng phí, đồng thời huy động được nhiều nguồn
vốn khác nhau đầu tư cho khoa học và công nghệ, tạo điều kiện phát triển đội ngũ
tư vấn khoa học - công nghệ trong nước và thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và
công nghệ.
1.2. Công tác tổ chức Techmart:
Khảo sát cung cầu ---> Lập đề án ---> xin phép tổ chức ---> chuẩn bị các
hoạt động truyền thông, danh sách mời ---> vận động và mời khách tham dự, chỉ

đạo công việc vận động ---> kết nối cung - cầu ---> quảng cáo, tuyên truyền --->
Chuẩn bị khu triển lãm: Xây dựng gian hàng, trưng bày sản phẩm, giao diện tích
cho đơn vị tham dự --> Hoạt động Techmart ---> Kết thúc, tháo dỡ gian hàng --->
Tổng kết, rút kinh nghiệm

1.2.1. Hoạt động trước Techmart:
* Khảo sát cung cầu, nghiên cứu thị trường: Đây là một công việc rất quan
trọng trước khi tiến hành Techmart. Có khảo sát cung - cầu thì nhà tổ chức có thể
định hướng nhóm ngành, sản phẩm và vấn đề nổi trội nhất để xây dựng chủ đề, mục
tiêu, lĩnh vực, tiêu chí cho Techmart.
* Lập đề án: Đây là việc đòi hỏi phải thực hiện để trình lãnh đạo có thẩm
quyền phê duyệt về mặt pháp lý tổ chức. Thông qua đề án, các đơn vị tổ chức, đồng
tổ chức, các tiểu ban họat động có cơ sở để triển khai công việc theo chuyên môn,
và nhịp nhàng theo tiến độ.

Đinh Hữu Quyền

13

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

* Xin phép tổ chức : Thực tế là việc phê duyệt đề án tổ chức. Với quy mô
Techmart Viet Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị phê duyệt đề án. Các
Techmart vùng và địa phương thì UBND sở tại sẽ là đơn vị phê duyệt đề án. Công
việc này phải được triển khai cuối năm trước để đơn vị chủ quản phê duyệt. Trên

thực tế thì Techmart là họat động tôn vinh năng lực sáng tạo của các tổ chức cá
nhân hoạt động Khoa học và Công nghệ trong mọi lĩnh vực; Gắn kết hoạt động
nghiên cứu và phát triển với sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật và các thành tựu Khoa học công nghệ vào sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp đổi
mới công nghệ, thiết bị và sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội
nhập và phát triển; xúc tiến các hoạt động thương mại hoá sản phẩm khoa học công
nghệ, tạo lập và phát triển thị trường KHCN. Do đó việc phê duyệt sẽ thuận lợi.
* Chuẩn bị các họat động truyền thông:
Ngay sau khi đề án đựơc phê duyệt, cần tổ chức ngay các hoạt động tuyên
truyền:
- Họp các đơn vị trong ban tổ chức để chuẩn bị và triển khai các nhiệm vụ
theo phân công, tiến hành các họat động vận động tài trợ, bảo trợ, truyền thông, vận
động...
- Họp báo thông báo tên, nội dung, mục đích, chủ đề, quy mô, tính chất và
lĩnh vực của Techmart.
- In ấn mẫu phiếu, tờ rơi giới thiệu, Brochure, giấy tờ và các văn bản liên
quan ... để mời và vận động đơn vị tham gia.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ báo hình, báo
viết, báo mạng, đài phát thanh ... phục vụ cho Techhmart.
* Vận động và mời đơn vị tham gia:
Đây là công việc quyết định, chiếm nhiều công sức và thời gian nhất trong
quá trình tổ chức. Những việc phải làm là:
- Gửi mẫu phiếu đăng ký, giấy mời, thư điện tử, gọi điện thoại vận động ....
đến đối tượng cần mời. Tổ chức đoàn vận động đến các đơn vị lớn, tiềm năng để
mời tham gia.

Đinh Hữu Quyền

14


Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Thực tế triển khai việc gửi giấy mời qua đường chuyển phát có nảy sinh như:
chuyển phát nhanh thì kinh phí sẽ lớn và tốn kém, chuyển thường thì nhiều khi đơn
vị nhận chậm hoặc không đến được tận tay nguời cần. Đôi khi đơn vị nhận được
nhiều lời mời tham gia từ ban tổ chức và các nhà đồng tổ chức gây ra chồng chéo,
lãng phí, ảnh hưởng đến chất lượng khách mời và uy tín Techmart.
- Thông qua các đại sứ quán, lãnh sự quán của các nước tại Việt Nam, Sở
Ngoại vụ, các Đại sứ quán, lãnh sự quán của Việt Nam tại các nước để mời khách
nước ngoài.
- Thông qua các chương trình hội chợ trong nước và nước ngoài.
- Thông qua tuyên truyền của các phương tiện truyền thông.
Trong nhiệm vụ này, cần phải xác định mục tiêu khách mời và tiềm năng
thực sự cũng như nhu cầu của khách mời, từ đó lập nhóm mục tiêu chủ yếu và điều
* Kết nối cung cầu
Sau khi đã có thông tin về nhu cầu mua bán Công nghệ và thiết bị Ban tổ
chức sẽ đóng vai trò là cầu nối để các bên tiến hành tìm hiểu đặt hàng, thương thảo
mua - bán và cung cấp chuyển giao các loại thiết bị, công nghệ.
* Kết nối các quan hệ “cung – cầu”:
Sau khi đã có thông tin về nhu cầu mua bán Công nghệ và thiết bị Ban tổ
chức sẽ đóng vai trò là cầu nối để các bên tiến hành tìm hiểu đặt hàng, thương thảo
mua - bán và cung cấp chuyển giao các loại thiết bị, công nghệ.
* Các công việc chuẩn bị khai mạc:
- Lên danh mục khách mời
- Chuẩn bị giàn dựng gian hàng, trang trí thiết kế tổng thế

- Chuẩn bị các thủ tục phát thẻ ra vào, thẻ đơn vị, vị trí đơn vị và mời các
quan chức, khách tham quan.
Thời gian này rất quan trọng vì tất cả các họat động, công sức, chi phí sau
quãng thời gian chuẩn bị, vận động được thể hiện bằng các gian hàng trưng bày,
trang trí tổng thể, việc sắp xếp đơn vị khoa học theo phân khu, nhóm ngành.

Đinh Hữu Quyền

15

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Công tác an ninh, an toàn và các hoạt động hỗ trợ khác cũng quan trọng
không kém. Việc trật tự an ninh bên ngoài khu trưng bày, sắp xếp, bố trí khai mạc
và những hoạt động chuẩn bị hướng dẫn khách tham dự, khách tham quan cũng rất
công phu.
* Công tác thông tin:
Thông tin được gửi kèm với thư mời và liên quan đến:
- Địa điểm tổ chức
- Thời gian tổ chức
- Cơ quan chủ trì bảo trợ, cơ quan tổ chức, đồng tổ chức ...
- Bố trí và sắp xếp gian hàng
Diện tích một gian hàng tiêu chuẩn của Techmart thường là 6m2 (2m x 3m)
họăc 9m2 (3m x 3m)
Việc sắp xếp bố trí theo nguyên tắc: sắp xếp theo khu vực, theo thời gian

đăng ký, theo số lần tham gia, theo phương án thiết kế trang trí ....
- Công nghệ và thiết bị tham dự:
Các đơn vị tham gia gửi danh mục và mô tả công nghệ và thiết bị tham gia
Techmart vào các mẫu phiếu trước thời gian khai mạc khoảng 30 ngày để ban tổ
chức tiến hành kết nối Cung - Cầu, sắp xếp khu vực và xếp gian hàng, in ấn catalog.
* Thiết kế xây dựng gian hàng:
Ban tổ chức Techmart thông qua đối tác tiến hành dàn dựng gian hàng tiêu
chuẩn và miễn phí 01 gian cho 01 đơn vị theo quy chế hiện tại, gian hàng tiêu chuẩn
gồm cùng các thiết bị kèm theo như 01 bàn, 02 ghế, 01 ổ điện 3 chấu, 01 đèn ne-on,
01 biển tên, có trải thảm để trang trí. Trang trí trong gian hàng là trách nhiệm của
đơn vị tham gia.
* Truyền thông:
Đây là một công tác quan trọng để thu hút khách tham quan, để đưa các
thông tin cụ thể về đơn vị tổ chức, lĩnh vực tổ chức, đơn vị tham gia, công nghệ và
thiết bị chào bán, tím mua, Ban tổ chức Techmart tiến hành quay và phát trên truyền
hình các đơn vị tiêu biểu đăng ký tham gia Techmart, các công nghệ và thiết bị điển

Đinh Hữu Quyền

16

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

hình tại Techmart, các phóng sự, vinet.... đối với báo viết, báo mạng và đài phát
thanh thì xây dựng chuyên mục trên các ấn phẩm có quy mô như: báo nhân dân, hà

nội mới, kinh tế đô thị, vietnamnet , đài phát thanh việt nam.... Các hình thức truyền
thông được tiến hành liên tục và tập trung vào thời gian diễn ra Techmart.
1.2.2. Hoạt động trong Techmart
+ Lễ khai mạc: Tại lễ khai mạc sẽ có các hoạt động ca múa chào mừng, cắt
băng khai mạc, phát biểu của lãnh đạo Đảng và nhà nước và chứng kiến lễ ký kết
các biên bản ghi nhớ đầu tiên
+ Hoạt động trưng bày, giới thiệu giao dịch mua – bán thiết bị, công nghệ:
Đây là hoạt động chính trong các ngày diễn ra Hội Techmart. Sản phẩm hàng
hoá đặc thù là kết quả của chất xám, của tri thức nhưng đơn vị tham gia các gian
hàng có nhiều phương thức để để trang trí trưng bày giới thiệu thiết bị, công nghệ
chào bán của mình như bằng hình ảnh, poster và thông tin mô tả, hiện vật mô
phỏng hay máy móc, thiết bị cụ thể tạo ấn tượng trực quan đối với khách hàng. Các
đơn vị tham gia tiếp nhận nhu cầu của khách hàng về công nghệ, thiết bị có thể đáp
ứng, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về công nghệ và thiết bị của công ty.
+ Hội thảo khoa học và diễn đàn giao lưu, đối thoại
Trong các ngày diễn ra Techmart, sẽ có các cuộc hội thảo khoa học và diễn
đàn giao lưu đối thoại giữa các đơn vị hoạt động khoa học với các cơ quan quản lý,
doanh nghiệp sản xuất và các đối tượng có quan tâm theo từng chủ đề được lựa
chọn có thể tiến hành qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến qua mạng Internet.
Ngoài các cuộc hội thảo, thì trong thời gian diễn ra Techmart, Ban tổ chức sẽ
tiến hành các buổi thuyết trình, giới thiệu công nghệ và thiết bị tiên tiến, điển hình
cho các đơn vị có nhu cầu đăng ký trước.
+ Ký kết các bản ghi nhớ, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch
vụ chuyển giao công nghệ, hợp đồng mua bán thiết bị, thoả thuận hợp tác giữa các
đối tác:

Đinh Hữu Quyền

17


Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ban Tổ chức Techmart giữ vai trò “trung gian” kết nối các hoạt động của
Techmart, thúc đẩy và hỗ trợ đắc lực cho các bên chào bán và tìm mua CN&TB.
Sẵn sàng đáp ứng phục vụ yêu cầu tư vấn trong quá trình tìm hiểu, thương thảo đặt
hàng, ký kết hợp đồng mua – bán, cung cấp chuyển giao công nghệ và thiết bị.
Tiến hành ký kết các bản ghi nhớ, hợp đồng chuyển giao công nghệ và thiết
bị, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ, hợp đồng mua bán thiết bị, thoả thuận
hợp tác giữa các đối tác.
+ Hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ;
Tư vấn pháp lý: liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
Tư vấn sơ bộ đánh giá về chất lượng, trình độ, kỹ thuật… công nghệ và thiết bị,
+ Tra cứu, tìm kiếm thông tin công nghệ, thiết bị tại Techmart ảo: Đây là
công cụ hữu hiệu giúp các tổ chức và cá nhân có thể tìm đối tác, bạn hàng nhanh
chóng, giảm chi phí tìm kiếm, quảng cáo, giao dịch, thúc đẩy dịch vụ tư vấn, môi
giới mua bán công nghệ, thiết bị.
+ Khen thưởng tổ chức, cá nhân có công nghệ, thiết bị tiên tiến, tính ứng
dụng cao và tổ chức cá nhân có nhiều đóng góp cho sự thành công của Techmart
theo các tiêu chí đã được đề ra trong Quy chế khen thưởng.
+ Tuyên truyền, quảng bá các hoạt động của Techmart trên các phương tiện
truyền thông đại chúng: Tuyên truyền sâu rộng trên các loại hình báo viết, báo
mạng, báo hình ...
+ Thống kê giao dịch mua bán công nghệ, thiết bị và các hợp đồng, biên bản
ghi nhớ được ký kết tại Techmart: Trong thời gian diễn ra Techmart, Ban tổ chức sẽ
liên tục cập nhật thông tin về số lượng các giao dịch mua bán công nghệ, các hợp

đồng, biên bản ghi nhớ và sẽ thông báo trên loa đài cho toàn bộ các đơn vị tham gia
biết và các phương tiện truyền thông quảng bá kịp thời.
+ Lễ bế mạc: Tại lễ bế sẽ có các hoạt động ca múa nhạc, phát biểu tổng kết
và trao thưởng.
+ Tổng kết Techmart.

Đinh Hữu Quyền

18

Lớp QTKD


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.2.3. Hoạt động sau Techmart
Duy trì và thúc đẩy giao dịch, đàm phán, tạo quan hệ đối tác tin cậy và bền
vững trong chuyển giao công nghệ.
Hoạt động đánh giá công tác tổ chức, kết quả, hiệu quả của Techmart
Để rút kinh nghiệm cho việc tổ chức các Techmart trong thời gian tới, Ban tổ
chức sẽ tiến hành khảo sát xin ý kiến đánh giá về công tác tổ chức cũng như những
kết quả, hiệu quả ban đầu của Techmart đối với các chủ thể tham gia Techmart
(bằng phiếu khảo sát, trưng cầu ý kiến).
Kết thúc Techmart sẽ có buổi họp tổng kết, rút kinh nghiệm, thống kê các kết
quả đạt được tại Techmart , đánh giá các thành công và những việc cần rút kinh
nghiệm cho các kỳ Techmart sau.
1.2.4. Tổ chức thực hiện
* Thành lập ban chỉ đạo: Ban chỉ đạo là cơ quan phối hợp liên ngành chỉ

đạo, định hướng toàn bộ các hoạt động có liên quan đến Techmart.
* Thành lập Ban tổ chức: Ban tổ chức là cơ quan giúp việc cho ban chỉ đạo
có nhiệm vụ lập kế hoạch và xây dựng đề án tổ chức Techmart, tổ chức triển khai
Techmart theo đúng các mục tiêu đã đề ra.
Điều hành, tổ chức, phối hợp các hoạt động của các tiểu ban chuyên trách,
triển khai các nội dung công tác Techmart theo phân công.
Làm đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình chung trong quá trình chuẩn bị và
tổ chức Techmart.
* Thành lập các tiểu ban để triển khai thực hiện Chợ:
Tiểu ban Tổ chức - lễ tân: Có trách nhiệm tham mưu toàn bộ kịch bản và chủ
trì tổ chức lễ khai mạc, bế mạc, diễn đàn, hội thảo và các hoạt động trong những
ngày diễn ra Techmart. Công tác tổ chức - lễ tân gồm các nhiệm vụ:
Xây dựng và trình duyệt Đề án tổ chức Techmart;
Chuẩn bị thông báo liên tịch và thư mời tham gia Techmart, tờ giới thiệu về
Techmart;

Đinh Hữu Quyền

19

Lớp QTKD


×