Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại tổng công ty điện lực miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:

ĐẶNG THỊ THU HÀ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIÊN PHONG

Hà Nội 2010


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Cụm từ viết tắt

1


XDCB

Xây dựng cơ bản

2

TSCĐ

Tài sản cố định

3

TSLĐ

Tài sản lưu động

4

NCTKT

Nghiên cứu tiền khả thi

5

NCKT

Nghiên cứu khả thi

6


TKKT

Thiết kế kỹ thuật

7

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

8

QLĐTXDCB

Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

9

CNV

Công nhân viên

10

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

11


HSDT

Hồ sơ dự thầu

12

KQXT

Kết quả xét thầu

13

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

14

KHCB

Khấu hao cơ bản

15

NN

Nhà nước

16


PC1

Công ty Điện lực 1

17

ĐT

Đầu tư

18

BQL

Ban quản lý

19

BQLDALĐ

Ban quản lý dự án lưới điện

20

CTLĐ

Cải tạo lưới điện

21


VTTB

Vật tư thiết bị
1

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

22

CBĐT

Chuẩn bị đầu tư

23

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

24

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


25

KH

Kế hoạch

26

GPMB

Giải phóng mặt bằng

27

QLDA

Quản lý dự án

28

BCĐT

Báo cáo đầu tư

29

BCQT

Báo cáo quyết toán


30

XL

Xây lắp

31

NLNT

Năng lượng nông thôn

32

HSMT

Hồ sơ mời thầu

2

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 - Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình............................................14
Bảng 1.2 - Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư....................................................17
Bảng 2.1 - Quy mô đường dây cao, trung và hạ áp tại Công ty điện lực 1...............47
Bảng 2.2 - Quy mô các trạm biến áp tại Công ty điện lực 1.....................................48
Bảng 2.3 - Vốn đầu tư ngành Điện giai đoạn 2002 -2020 ........................................51
Bảng 2.4 - Vốn đầu tư EVN giai đoạn 2002 -2020...................................................52
Bảng 2.5 - Tổng công suất đặt các nguồn điện năm 2008 ........................................54
Bảng 2.7 - Công tác đấu thầu tại Công ty Điện lực 1 năm 2007 ..............................55
Bảng 2.8 - Công tác đấu thầu tại Công ty Điện lực 1 năm 2008 ..............................55
Bảng 2.9 - Kết quả thực hiện năm 2007....................................................................57
Bảng 2.10 - Kết quả thực hiện năm 2008..................................................................62
Bảng 2.11 - Tổng kết đánh giá các tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản tại Công ty Điện lực 1 ..........................................................................99

3

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 - Chu trình dự án đầu tư............................................................................15
Sơ đồ 1.2 - Các giai đoạn của chu trình dự án đầu tư ...............................................16

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Thương phẩm theo 5 thành phần phụ tải ..................................................52


4

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN ......................................................................................................... 11
1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................................11
1.1.1 - Khái niệm về xây dựng cơ bản và quản lý xây dựng cơ bản............................11
1.1.2 - Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư......................................................12
1.1.3 - Chi phí và kết quả đầu tư..................................................................................13
1.2. Phân loại dự án đầu tư ...........................................................................................13
1.2.1 - Phân loại dự án đầu tư theo quy mô và tính chất .............................................13
1.2.2 - Phân loại dự án đầu tư theo lĩnh vực đầu tư ....................................................14
1.3. Chu trình dự án đầu tư ..........................................................................................15
1.3.1 - Chuẩn bị đầu tư ................................................................................................17
1.3.2 - Thực hiện đầu tư - xây dựng ............................................................................18
1.3.3 - Hoàn thành kết thúc đầu tư...............................................................................19
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư........................................................20
1.4.1 - Chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính..................................................................20
1.4.2 - Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư .............................20
1.4.3 - Các chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng cơ bản ..............................................22

1.5. Các đặc điểm xây dựng cơ bản trong các Công ty Điện lực – Doanh nghiệp
kinh doanh phân phối Điện...........................................................................................24
1.5.1 - Các đặc điểm xây dựng cơ bản trong một đơn vị kinh doanh bán điện ...........24
1.5.2 - Những thay đổi sau khi thành lập Tổng công ty Điện lực Miền Bắc ...............30
1.6. Các nội dung của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngành Điện
.........................................................................................................................................32
1.6.1 - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.................................................................................32
1.6.2 - Giai đoạn thực hiện đầu tư ...............................................................................34
1.6.3 - Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng........................36
1.7. Đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản..................................36
1.7.1 - Chỉ tiêu về thời gian .........................................................................................37
1.7.2 - Chỉ tiêu về chi phí dự án...................................................................................38
1.7.3 - Chỉ tiêu về chất lượng dự án.............................................................................39
1.8. Các phương hướng để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư các công trình xây
dựng cơ bản ....................................................................................................................42
1.9. Kết luận chương 1...................................................................................................43

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1
......................................................................................................................... 44
2.1. Khái quát về tình hình đầu tư và kết quả đầu tư XDCB của Công ty Điện lực 1
.........................................................................................................................................44
2.1.1 - Giới thiệu khái quát về Công ty Điện Lực 1 ....................................................44
2.1.2 - Các đặc điểm chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh ...............................47
2.1.3 - Các đặc điểm về chính sách nguồn vốn............................................................50
2.1.4 - Các đặc điểm đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực 1.........................................52
2.1.5 - Kết quả đầu tư XDCB trong Công ty Điện lực 1 .............................................53
2.2. Phân tích đánh giá công tác quản lý đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực 1.......69
5


Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc
2.2.1 - Phân tích tổng quan công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Điện
lực 1 .............................................................................................................................69
2.2.2 - Tổng quan vế các tồn tại trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại
Công ty Điện lực 1.......................................................................................................81
2.2.3 - Một số nguyên nhân chủ yếu............................................................................82
2.3. Kết luận chương 2.................................................................................................100

CHƯƠNG 3.................................................................................................. 101
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC
MIỀN BẮC................................................................................................... 101
3.1. Khái quát chung về hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản .....101
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại
Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc ...............................................................................104
3.2.1 - Giải pháp về quản lý thời gian và tiến độ dự án xây dựng.............................104
3.2.2 - Giải pháp về quản lý chi phí dự án.................................................................107
3.2.3 - Giải pháp về quản lý chất lượng dự án...........................................................115
3.3. Kết luận chương 3.................................................................................................128

KẾT LUẬN .................................................................................................. 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 131
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 132
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................. 136

ABSTRACT ................................................................................................. 137

6

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Công tác xây dựng cơ bản trong thời gian qua đã gặt hái được những
thành công to lớn, đất nước ngày một thay da đổi thịt, cuộc sống ngày càng
tốt đẹp hơn, cơ sở vật chất do các thành tựu kinh tế mang lại trong đó có sự
đóng góp của công tác xây dựng cơ bản là điều không thể phủ nhận. Song
trong những thành công mà cả nước đạt được còn có những vấn đề hiện nay
trở thành những điểm nóng gây bức xúc cho xã hội và dư luận đó là tình trạng
thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Từ thuở sơ khai, Năng lượng – Lửa là yếu tố quyết định giúp vượn
người thoát khỏi thế giới động vật. Từ bấy đến nay năng lượng ngày càng
chứng tỏ vai trò đặc biệt quan trọng của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của loài người, trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.
Đối với Việt Nam, trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh, việc xây dựng chính sách năng
lượng, để sử dụng hiệu quả năng lượng trong mối quan hệ giữa năng lượng
kinh tế và môi trường là những vấn đề rất quan trọng. Với nền kinh tế đang
phát triển như ở Việt Nam, mà trong đó điện năng là loại năng lượng chiếm tỷ
lệ cao thì việc phát triển ngành Điện phục vụ cho công nghiệp hóa và hiện đại

hóa lại càng quan trọng.
Hiện nay nhu cầu sử dụng điện năng trong nước rất lớn. Trong khi đó,
hệ thống lưới điện quốc gia ở tình trạng quá tải do các công trình cấp điện
trước đây không đủ đáp ứng nhu cầu phụ tải.
Công ty Điện lực 1 (nay là Tổng công ty điện lực Miền Bắc) là một
doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh điện năng - một
ngành được coi là hạ tầng cơ sở, tạo đà phát triển cho nền kinh tế. Hơn thế
nữa, với địa bàn quản lý rộng lớn trải dài phía Bắc có nhiều vùng dân cư thưa
thớt, điều kiện kinh doanh khó khăn thì để đảm bảo cung cấp điện an toàn liên
tục ổn định với chất lượng ngày càng cao, đồng thời lại phải đạt hiệu quả kinh
tế cao nhất thì phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả chống thất thoát
lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Thời gian qua, nhiều vụ việc liên quan đến lãng phí, tiêu cực, tham
nhũng trong đầu tư xây dựng đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin,
báo chí, truyền hình... làm cho nhiều người quan tâm theo dõi với những băn
khoăn suy nghĩ khác nhau: trong đầu tư xây dựng thất thoát là bao nhiêu, có
phải đến 20-30% giá trị đầu tư bị thất thoát như dư luận lâu nay; những công
trình, dự án được thanh tra kiểm tra đều phát hiện lãng phí thất thoát hàng
ngàn tỷ đồng; còn trên 80% dự án chưa thanh tra kiểm tra thì có hay không có
7

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

thất thoát. Không chỉ dư luận xã hội quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả

đầu tư, chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong đầu tư xây dựng hiện nay,
mà sự quan tâm này đã là ý chí chính trị của Đảng và Nhà nước trong nhiều
năm qua, là vấn đề nóng bỏng luôn được nêu ra trong các kỳ Đại hội của
Đảng và Chính phủ.
Để đẩy lùi tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong đầu tư xây
dựng cơ bản, Đảng và Nhà nước cũng đã sử dụng nhiều giải pháp, công cụ,
chính sách nhằm ngăn chặn vấn nạn này. Mặc dù những nỗ lực chỉ đạo đó là
rất to lớn và đáng ghi nhận nhưng đây vẫn thực sự là một khâu còn nhiều hạn
chế và bất cập trong quản lý Nhà nước của Chính phủ và chính quyền các cấp.
Trên thực tế, việc thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là
có thật và nghiêm trọng, nó xảy ra trong mọi khâu của quá trình xây dựng, từ
quy hoạch, thiết kế, đấu thầu, thi công, thanh toán... và xảy ra ở các cấp, các
ngành với nhiều nguyên nhân phức tạp.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư
xây dựng cơ bản và các nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản hiện nay là mục tiêu nghiên
cứu của đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc” sẽ góp
phần tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu
tư XDCB Nhà nước mà cụ thể là của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc nói
riêng cũng như lĩnh vực XDCB nói chung.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản là một yêu cầu rất quan trọng.
Công tác nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, cả trên phương diện tài chính
cũng như hiệu quả kinh tế xã hội, đòi hỏi phải quản lý tốt quá trình đầu tư bao
gồm tất cảc các giai đoạn từ nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn vận hành
các kết quả đầu tư. Vậy công tác quản lý dự án, đầu tư xây dựng và nội dung
phương pháp hoàn thiện công tác lý dự án đầu tư là vô cùng quan trọng.
Một trong những biện pháp đổi mới công tác quản lý dự án giúp các
doanh nghiệp có điều kiện nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án
đầu tư là phải có giải pháp nhằm hạn chế các tình trạng yếu kém tồn tại trong

từng giai đoạn trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng. Các giải
pháp nhằm chấn chỉnh các yếu kém tồn tại trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng
phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên. Để thực hiện có hiệu quả trước
hết phải xây dựng các biện pháp nhằm và hoàn thiện và nâng cao công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục đích cơ bản sau:

8

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về công tác xây dựng cơ
bản trong ngành Điện. Những chỉ tiêu thường được sử dụng trong đánh giá
công tác quản lý dự án.
- Dựa vào cơ sở lý luận đó, nghiên cứu phân tích, đánh giá hiện trạng
công tác quản lý dự án - đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty điện lực 1 trong
những năm gần đây để thấy thực trạng công tác quản lý dự án của Công ty
Điện lực 1 trong những năm gần đây. Những tồn tại, nguyên nhân để có
hướng giải quyết.
- Trên cơ sở vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn đưa ra một số
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây cơ bản tại Tổng Công ty
Điện lực Miền Bắc.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án, đầu tư xây

dựng cơ bản các công trình điện của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc. Các
giải pháp tập trung trên các nội dung của công tác quản lý dự án mà Công ty
Điện lực 1 còn thực hiện chưa tốt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng cơ bản của Công ty
Điện lực 1, các dạng thất thoát, lãng phí trong dự án đầu tư xây dựng bằng
nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tình hình đầu tư XDCB của Công ty
Điện lực 1. Kết quả, tồn tại và đề xuất khắc phục.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng phương pháp hệ thống hoá
phân tích hiện trạng, tổng hợp phương pháp thống kê những số liệu cần thiết
liên quan đến đề tài, phân tính và tổng hợp các số liệu đó. Trong quá trình
phân tích những điều kiện hoạt động thực tiễn, đặc trưng cơ bản của công ty
và công tác quản lý dự án đầu tư của Công ty Điện lực 1. Phân tích các số liệu
cụ thể, so sánh số liệu đó theo những tiêu chí nhất định. Tổng hợp các phân
tích để tìm ra kết luận.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận chung và trên cơ sở những số
liệu cụ thể của Công ty Điện lực 1 về tình hình đầu tư XDCB từ nguồn vốn
Nhà nước qua đó thấy hiện trạng đạt được, chưa đạt được biểu hiện ở từng
khâu đầu tư XDCB. Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả chống
thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB nhằm đẩy lùi và ngăn ngừa tình trạng
này trong giai đoạn hiện nay và phát triển môi trường đầu tư xây dựng lành
mạnh về sau.
9

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN



Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

Góp phần làm rõ thêm những lý luận về công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng, nét đặc trưng cơ bản của đầu tư xây dựng công trình điện; cũng như
các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư.
Phân tích, đánh giá hiện trạng của công tác quản lý dự án và hiệu quả
của công tác quản lý dự án – đầu tư xây dựng của Công ty Điện lực I;
Đề suất một số giải pháp phù hợp hoàn thiện công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơ bản tại Công điện lực I (nay là Tổng công ty Điện lực
Miền Bắc).
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản tại Công ty Điện lực 1
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc
Trong quá trình thực hiện, tuy đã nỗ lực cố gắng song do kiến thức, khả
năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế vì vậy những kết quả đạt được mới
chỉ là bước đầu do đó không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý và bổ sung của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để Luận
Văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành cùng lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
TS. Nguyễn Tiên Phong - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình
để hoàn thành bản luận văn này, cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các giáo
sư, tiến sĩ, giảng viên khoa Kinh Tế và Quản Lý, Bộ môn Kinh Tế Năng
Lượng trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội; các anh chị, cô chú tại Ban quản

lý dự án lưới điện - Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, các bạn trong lớp và
đặc biệt là những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ và giúp đỡ trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày……tháng……năm……

Học viên thực hiện: Đặng Thị Thu Hà
10

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1 - Khái niệm về xây dựng cơ bản và quản lý xây dựng cơ bản
* Khái niệm về đầu tư
Đầu tư là hoạt động sử dụng các tài nguyên trong một thời gian tương
đối dài nhằm thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội, là sự hy sinh các nguồn
lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực
hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao
động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất,
tài sản tài chính hoặc tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực có đủ điều kiện để
làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn xã hội .

Trong thực tế, có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Một
trong những tiêu thức thường được sử dụng đó là tiêu thức quan hệ quản lý
của đầu tư. Theo tiêu thức này, đầu tư được chia thành đầu tư gián tiếp và đầu
tư trực tiếp.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham
gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư
trực tiếp lại bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.
+ Đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ
vốn là nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu
tư dịch chuyển không có sự gia tăng giá trị tài sản.
+ Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động
đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch
vụ và sinh hoạt đời sống xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản
mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư
này đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
tại mỗi quốc gia.
Trong các hình thức đầu tư trên, đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở
cho các hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển
không thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển.
* Dự án đầu tư
Dự án: Có nhiều cách định nghĩa dự án. Tuỳ theo mục đích mà nhấn
mạnh một khía cạnh nào đó:
- Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank): “Dự án là tổng thể những
chính sách, hoạt động về chi phí có liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định”.
11

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010


HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

- Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một
nhiệm vụ cần phải thực hiện với phương pháp riêng và theo một kế hoạch tiến
độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
Dự án đầu tư: Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của một quốc gia, là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì hoạt
động của các cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế.
Có nhiều khái niệm về dự án đầu tư đã được đưa ra trong quá trình
nghiên cứu, xin được trích dẫn một số khái niệm thường được sử dụng:
- Dự án đầu tư là tổng thể các biện pháp nhằm sử dụng các nguồn lực
tài nguyên hữu hạn vốn có để đem lại lợi ích thực cho xã hội càng nhiều càng
tốt.
- Theo giải thích trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành
kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 2 năm 2009 của Chính
phủ, tại Điều 5: “Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định
nhằm đạt được sự tăng trưởng về mặt số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao
chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (Chỉ
bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp)”.
Đầu tư là một khoa học về quá trình bỏ vốn ở thời điểm hiện tại nhằm
mục đích thu được hiệu quả lớn hơn trong tương lai. Vốn bỏ vào đầu tư gọi là
vốn đầu tư.
Công tác đầu tư có nội dung liên ngành rất tổng hợp, có nhiệm vụ cung
cấp những kiến thức khoa học và những kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư để

giúp các nhà đầu tư thực hiện kế hoạch đầu tư của mình với hiệu quả tài chính
và hiệu quả kinh tế - xã hội tốt nhất, cũng như để giúp các cơ quan quản lý
của Nhà nước thực hiện quản lý đầu tư ở cấp vĩ mô với hiệu quả cao nhất.
Mặt khác, kinh tế đầu tư cũng là một lĩnh vực quản lý kinh tế quan
trọng nhất của Nhà nước, một hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp,
vì lĩnh vực này có ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của các doanh
nghiệp và đất nước.
Hoạt động đầu tư cơ bản bằng cách tiến hành xây dựng để tạo ra các
TSCĐ được gọi là đầu tư XDCB. Đầu tư XDCB là một hình thức đầu tư nói
chung, trong đó mục đích bỏ vốn được xác định và giới hạn trong phạm vi tạo
ra những sản phẩm XDCB.
Đầu tư XDCB đóng vai trò quyết định, gắn liền với việc nâng cao cơ sở
vật chất của nền kinh tế và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi
một khoản vốn lớn và cần được tính toán chuẩn xác, quản lý một cách chặt
chẽ nếu không sẽ dẫn đến sự lãng phí tiền của rất lớn của Nhà nước.
1.1.2 - Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai.
Không phân biệt hình thức thực hiện, nguồn gốc của vốn…mọi hoạt
động có các đặc trưng nêu trên đều được coi là hoạt động đầu tư.
12

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

- Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư trước hết

là quyết định sử dụng các nguồn lực mà biểu hiện cụ thể dưới các hình thái
khác nhau như tiền, đất đai, tài sản, vật tư thiết bị, giá trị trí tuệ…
- Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài: xác suất biến đổi
nhất định do nhiều nhân tố. Chính điều này là một trong những vấn đề hệ
trọng phải tính đến trong mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm
định dự án.
- Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước
mắt và lợi ích trong tương lai: Đầu tư về một phương diện nào đó là một sự
hy sinh hiện tại để đổi lấy lợi ích trong tương lai.
- Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn chứa đựng yếu tố rủi ro: Các đặc
trưng nói trên đã cho thấy hoạt động đầu tư là một hoạt động chứa đựng nhiều
rủi ro.
1.1.3 - Chi phí và kết quả đầu tư
* Chi phí đầu tư
Theo tính chất của các loại chi phí có thể chia ra hai loại chính:
- Chi phí đầu tư cố định: Đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các cơ sở
phụ trợ, tiện ích khác và các chi phí trước vận hành.
Phần chi phí trước vận hành tuy không trực tiếp tạo ra tài sản, phương
tiện phục vụ cho hoạt động đầu tư nhưng là các chi phí gián tiếp hoặc liên
quan đến việc tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu
đầu tư. Thông thường chi phí này phụ thuộc vào công suất lắp đặt của công
trình.
- Vốn lưu động ban đầu: là các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban
đầu, các điều kiện để dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều
kiện kinh tế kỹ thuật dự tính. Thông thường chi phí này phụ thuộc vào quy
mô vận hành công trình.
* Kết quả đầu tư
Kết quả đầu tư là những biểu hiện của mục tiêu đầu tư dưới dạng các
lợi ích cụ thể. Kết quả đầu tư có thể biểu hiện ở các dạng: Kết quả tài chính;
Kết quả kinh tế; Kết quả xã hội.

1.2. Phân loại dự án đầu tư
Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư, tuỳ theo mục đích và phạm vi
xem xét. Ở đây tác giả chỉ nêu ra hai cách phân loại sau:
1.2.1 - Phân loại dự án đầu tư theo quy mô và tính chất
Theo Nghị định của Chính phủ số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì các dự án đầu tư xây dựng được
phân loại như sau:
Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua và cho phép đầu tư,
các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C.

13

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

Bảng 1.1 - Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Nhóm Tổng mức đầu tư Loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Theo nghị quyết
Dự án quan trọng Quốc gia.
của Quốc hội
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực
A
Không kể mức vốn bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật
quốc gia, có ý nghĩa chính trị – xã hội quan trọng.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất

A
Không kể mức vốn
độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp.
A
B
C

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp
điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo
Từ 75 đến 1500 tỷ máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng
sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông,
đồng
sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu
Dưới 75 tỷ đồng
nhà ở.
Trên 1500 tỷ đồng

C

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao
thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công
Từ 50 đến 1000 tỷ trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị
thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiế bị y tế,
đồng
công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính,
Dưới 50 tỷ đồng
viễn thông.

A


Trên 700 tỷ đồng

A
B

Trên 1000 tỷ đồng

C

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp
Từ 40 đến 700 tỷ nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi
đồng
trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
Dưới 40 tỷ đồng

A

Trên 500 tỷ đồng

B

B
C

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá,
Từ 30 đến 500 tỷ giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng
khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng du lịch, thể
đồng
dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Dưới 30 tỷ đồng

(Nguồn: Nghị định 12/2009/NĐ-CP về Quản lý đầu tư và xây dựng)
1.2.2 - Phân loại dự án đầu tư theo lĩnh vực đầu tư
Theo cách phân loại này, dự án đầu tư có thể phân chia thành:
- Dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
- Dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật,
- Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)…,
Hoạt động của các dự án đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau.
Chẳng hạn các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo
14

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả
cao, còn các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo
điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và
các dự án đầu tư khác.
Dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh lại có thể phân thành dự án
đầu tư thương mại và dự án sản xuất:
- Dự án đầu tư thương mại là dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư
và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất
định không cao lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao.
- Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời hạn hoạt động dài

(5, 10, 20 năm hoặc lâu hơn), vốn đầu tư lớn thu hồi chậm, thời gian thực hiện
đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của
nhiều yếu tố bất động trong tương lai, không thể dự đoán hết và dự đoán
chính xác được (về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc
độ phát triển khoa học kỹ thuật, thiên tai, sự bất ổn về chính trị…).
1.3. Chu trình dự án đầu tư
Nội dung công tác xây dựng cơ bản
Hoạt động đầu tư XDCB được chia làm 3 giai đoạn:
Sơ đồ 1.1 - Chu trình dự án đầu tư
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Giai đoạn thực hiện đầu tư

Giai đoạn kết thúc dự án
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, quy
mô đầu tư, khảo sát, chọn địa điểm xây dựng...
- Giai đoạn thực hiện đầu tư: Xin đất, xin giấy phép xây dựng, thực
hiện khảo sát, thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán...
- Giai đoạn kết thúc dự án: Nghiệm thu, bàn giao, vận hành, quyết toán
vốn đầu tư...
Thực hiện đầy đủ các bước trên là cơ sở để khắc phục những khó khăn,
tồn tại do đặc điểm của sản xuất xây dựng tạo ra. Trước khi triển khai bước
tiếp theo thì bước trước phải được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng quy trình,
quy phạm và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc chấp hành trình
15

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN



Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

tự đầu tư xây dựng có ảnh hưởng rất lớn, có tính chất quyết định không những
đối với chất lượng công trình mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thất thoát, lãng
phí, tạo cơ sở cho tham nhũng về vốn và tài sản trong hoạt động đầu tư xây
dựng, làm tăng chi phí xây dựng của công trình, hiệu quả đầu tư thấp. Đồng
thời nếu không quản lý tốt tiến độ thực hiện giữa các giai đoạn sẽ dẫn đến sự
kéo dài về thời gian gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.
Các giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình hình thành và vận hành dự
án. Các giai đoạn trong chu trình dự án có thể mô tả theo (sơ đồ 1.2):

CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

Sơ đồ 1.2 - Các giai đoạn của chu trình dự án đầu tư
Nghiên cứu cơ hội
(Nhận dạng dự án)

Nghiên cứu tiền khả thi

Nghiên cứu khả thi

THỰC HIỆN DỰ ÁN

VẬN HÀNH DỰ ÁN

Vận hành, khai thác

Thiết kế


Xây dựng

Đánh giá sau dự án

Kết thúc dự án

(Nguồn: Thẩm định và giám sát đầu tư – TS Cao Văn Bản 2003)
16

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

1.3.1 - Chuẩn bị đầu tư
* Nghiên cứu cơ hội đầu tư (nhận dạng dự án, xác định dự án)
Đây là những ý tưởng ban đầu được hình thành trên cơ sở cảm tính trực
quan của nhà đầu tư trên cơ sở quy hoạch định hướng của vùng, của khu vực
hay của quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển ngành. Thường giai đoạn này
kết thúc bằng một kế hoạch mang tính chất chỉ đạo về hướng đầu tư và hình
thành tổ chức nghiên cứu.
Bảng 1.2 - Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư
Chuẩn bị đầu tư
Nghiên
cứu
phát

hiện
các cơ
hội đầu


Nghiên
cứu
tiền
khả thi
sơ bộ
lựa
chọn
dự án

Nghiên
cứu
khả thi
(lập dự
án
BCKT
KT)

Thực hiện đầu tư
Đánh
giá và
quyết
định
(thẩm
định
dự

án)

Hoàn
tất các
thủ tục
để
triển
khai
thực
hiện
đầu tư

Thiết
kế và
lập dự
toán
thi
công
xây
lắp
công
trình

Thi
công
xây
lắp
công
trình


Chạy
thử và
nghiệm
thu sử
dụng

Vận hành kết
quả đầu tư (SX,
KD,DV)
Sử
dụng
chưa
hết
công
suất

Sử
dụng
công
suất

mức
cao
nhất

Công
suất
giảm
dần và
kết

thúc
dự án

(Nguồn: Giáo trình lập dự án đầu tư - ĐH Kinh tế Quốc dân 2005)
* Nghiên cứu tiền khả thi (NCTKH)
Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ về các yếu tố cơ bản của dự án.
Trong giai đoạn này, người ta cũng xác định các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu
quả dự án để làm cơ sở cho việc xem xét, lựa chọn dự án.
Nghiên cứu tiền khả thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó
khăn. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường tiêu thụ,
chính sách đầu tư của vùng lãnh thổ, ngành kinh doanh.
- Dự kiến quy mô và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Chọn khu vực, địa điểm và nghiên cứu nhu cầu, diện tích sử dụng,
giảm đến mức tối đa những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư.
- Phân tích sơ bộ công nghệ, kỹ thuật và xây dựng, các điều kiện cung
cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ hạ tầng.
- Phân tích tài chính nhằm xác định sơ bộ tổng mức đầu tư và các
nguồn vốn, phương án huy động và khả năng hoàn vốn, trả nợ, trả lãi.
- Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư trên quan điểm của chủ đầu tư, của xã
hội và của Nhà nước.
- Nghiên cứu lợi ích kinh tế xã hội của dự án: dự tính khối lượng đóng
góp vào GDP, nộp ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh
17

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN



Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

nghiệp, số lượng ngoại tệ thu được từ dự án, tạo công ăn việc làm cho người
lao động địa phương nơi đặt dự án.
* Nghiên cứu khả thi (NCKT)
Nghiên cứu khả thi là bước nghiên cứu một cách toàn diện và chi tiết
các yếu tố của dự án. NCKT được thực hiện trên cơ sở các thông tin chi tiết
và có độ chính xác cao hơn giai đoạn NCTKT. Đây là cơ sở để quyết định đầu
tư và là căn cứ để triển khai thực hiện dự án thực tế.
Nghiên cứu khả thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Những căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư.
- Lựa chọn hình thức đầu tư.
- Lập chương trình sản xuất và chương trình đáp ứng nhu cầu.
- Các phương án địa điểm cụ thể (Trong đó có đề xuất giải pháp hạn
chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đến môi trường và xã hội).
- Phương án giải phóng mặt bằng.
`
- Phân tích lựa chọn kỹ thuật, công nghệ.
- Các phương án thiết kế và giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các
phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý bảo vệ môi trường.
- Xác định rõ nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu
cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án yêu cầu
thu hồi vốn đầu tư).
- Phương án quản lý khai thác dự án, sử dụng lao động.
- Phân tích hiệu quả đầu tư.
- Các mốc thời gian chính thực hiện dự án: Mốc thời gian đấu thầu, thời
gian khởi công, thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.
- Xác định chủ đầu tư.

- Mối quan hệ của các cơ quan liên quan đến dự án.
1.3.2 - Thực hiện đầu tư - xây dựng
Thực hiện dự án là giai đoạn biến các dự định đầu tư thành hiện thực
nhằm đưa dự án vào hoạt động thực tế của đời sống kinh tế xã hội. Giai đoạn
này bao gồm một loạt các quá trình kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi thiết kế
đến khi đưa dự án vào vận hành khai thác.
Thực hiện dự án là giai đoạn hết sức quan trọng, có liên quan chặt chẽ
với việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện dự án và sau đó là hiệu quả
đầu tư.
* Công tác của chủ đầu tư
- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước.
- Xin giấy phép xây dựng hoặc giấy phép khai thác tài nguyên.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Mua sắm thiết bị và công nghệ.
- Tổ chức tuyển chọn tư vấn, khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật và
chất lượng công trình.
18

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

- Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật (TKKT) tổng dự toán.
- Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, mua sắm thiết bị công trình.
* Công tác của tổ chức xây lắp
Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp. San lấp mặt bằng xây

dựng điện nước, công xưởng, kho tàng, bến cảng đường xá, lán trại và công
trình tạm phục vụ thi công, chuẩn bị vật liệu xây dựng…
Chuẩn bị xây dựng các công trình vật liệu liên quan trực tiếp.
* Các công tác tiếp theo
Tiến hành thi công xây lắp công trình theo đúng thiết kế, dự án và tổng
tiến độ được duyệt. Trong bước công việc này các cơ quan, các bên đối tác có
liên quan đến việc xây lắp công trình phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của
mình cụ thể là:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp
đồng.
- Các nhà tư vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lượng công
trình theo đúng chức năng và hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng
công trình như đã ký kết trong hợp đồng.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thi công xây lắp là đưa công
trình vào khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo
tổng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hạ giá thành xây lắp.
1.3.3 - Hoàn thành kết thúc đầu tư
* Vận hành (sử dụng khai thác …) dự án
Giai đoạn này được xác định từ khi chính thức đưa dự án vào vận hành
khai thác cho đến khi kết thúc dự án. Đây là giai đoạn thực hiện các hoạt động
theo chức năng của dự án và quản lý các hoạt động đó theo các kế hoạch đã dự
tính.
* Đánh giá sau khi thực hiện dự án (thường gọi là đánh giá sau dự án)
Thực chất đây là việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
của dự án trong giai đoạn vận hành khai thác. Phân tích, đánh giá dự án trong
giai đoạn này nhằm:
- Hiệu chỉnh các thông số kinh tế - kỹ thuật để đảm bảo mức đã được
dự kiến trong nghiên cứu khả thi.
- Tìm kiếm cơ hội phát triển, mở rộng dự án hoặc điều chỉnh các yếu tố

của dự án cho phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án. Dựa
vào các kết quả phân tích, đánh giá quá trình vận hành, khai thác dự án để có
quyết định đúng đắn về sự cần thiết kéo dài hoặc chấm dứt thời hạn hoạt động
của dự án.
* Kết thúc dự án
Tiến hành các công việc cần thiết để chấm dứt hoạt động của dự án
(thanh toán công nợ, thanh lý tài sản và hoàn thành các thủ tục pháp lý khác).
19

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư
1.4.1 - Chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính
- Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay: Hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng
1. Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có
thể nhỏ hơn 1, vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi.
- Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng
50%. Đối với các dự án có triển vọng, hiệu quả rõ ràng tỷ trọng này có thể là
40%, thì dự án thuận lợi.
Như vậy, hai chỉ tiêu trên nói lên tiềm lực tài chính đảm bảo cho dự án
thực hiện được thuận lợi.
1.4.2 - Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư
* Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV – Net Present Value)
Để đánh giá đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án trong phân tích tài

chính thường sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần.
Giá trị hiện tại thuần NPV của một dự án là tổng lãi các năm của dự
án quy đổi về hiện tại (tại năm 0).
Chỉ tiêu này xác định giá trị tuyệt đối của lãi dự án đã quy về hiện tại.
Công thức:
n
−t
−t
NPV = ∑(Bt − Ct ) × (1 + i ) + SV × (1 + i ) − C0
(1.1)
t =1

Trong đó: NPV là giá trị hiện tại thuần của dự án.
Bt: Doanh thu tại năm thứ t.
SV : Giá trị còn lại.
n : Tuổi thọ của dự án.
Ct: Chi phí khai thác tại năm thứ t.
i : Lãi suất.
C0: Chi phí đầu tư ban đầu.
Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan
trọng để đánh giá dự án đầu tư.
Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư theo tiêu chuẩn NPV:
- Dự án được chấp nhận (đáng giá) khi NPV lớn hơn hoặc bằng 0. Khi
đó tổng các khoản thu của dự án lớn hơn hoặc bằng tổng các khoản chi phí
sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại.
- Ngược lại, dự án không được chấp thuận khi NPV nhỏ hơn hoặc bằng
0. Khi đó tổng thu của dự án không đủ bù đắp được chi phí bỏ ra.
- Khi NPV đạt giá trị lớn nhất (max), tức là dự án tối ưu, chấp nhận dự
án.
* Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội tại (IRR – Internal Rate of Return)

Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ suất hoàn vốn nội bộ, tỷ suất nội hoàn,
suất thu hồi nội bộ.
Tỷ suất thu hồi nội tại IRR là mức lãi suất mà tại đó NPV = 0 tức là:
n

NPV = ∑ (Bt − Ct ) × (1 + IRR ) = 0
−t

(1.2)

t =0

20

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

Hoặc: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết
khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian
hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là: NPV = 0.
IRR là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính dự án.
n




t=0

Bt

1
(1 + IRR

)

t

n

1

∑ C (1 + IRR )

=

t

t=0

(1.3)

t

- Dự án được chấp nhận khi IRR ≥ i* (lãi suất giới hạn).
- Dự án sẽ không được chấp nhận khi IRR ≤ i*.
- Khi NPV đạt giá trị lớn nhất (max), tức là dự án tối ưu, chấp nhận dự

án.
i là tỷ suất chiết khấu được chọn, có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay
vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do Nhà nước quy định nếu
dự án sử dụng vốn do ngân sách Nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu dự
án sử dụng vốn tự có để đầu tư.
* Tỷ số lợi ích - Chi phí (B/C : Benefits – Costs Ratio)
Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu
được với chi phí bỏ ra của dự án. Xác định tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của lợi
ích với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra. Công thức tính:
n

B
C

=



B



C

t = 0
n

t = 0

Trong đó:


1

t

(1 +

t

1
(1 + i

i

)t
)t

=

PV
PV

( B )
(C )

(1.4)

: Doanh thu (hay lợi ích) của dự án tại năm thứ t.
: Chi phí của dự án tại năm t.
: Lãi suất.

: Giá trị hiện tại của các khoản lợi ích bao gồm doanh thu
ở các năm của đời dự án.
PV(C) : Giá trị hiện tại của các khoản chi phí.

Bt
Ct
i
PV(B)

Điều kiện sử dụng tỷ lệ lợi ích trên chi phí là:
- Nếu B/C > 1
: Chấp nhận dự án, có nghĩa là doanh thu lớn hơn chi
phí.
- Nếu B/C < 1
: Loại bỏ dự án, doanh thu không bù đắp đủ chi phí.
- Nếu B/C ⇒ max : Dự án tối ưu, chấp nhận dự án.
* Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (Thv)
Thời gian hoàn vốn là thời gian tính từ khi dự án đi vào khai thác cho đến
khi NPV = 0 (Xác định khoảng thời gian số vốn đầu tư bỏ ra thu hồi được hoàn
toàn).
21

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc


Công thức:
T

NPV = ∑ (Bt − Ct )× (1 + i ) = 0
−t

i =0

(1.5)

Để tính thời gian hoàn vốn Thv ta có tính theo các cách sau:
- Bằng phương pháp nội suy:

T = t2 − (t2 − t1 )×

NPV1
NPV2 + NPV1

(1.6)

Trong đó:
T
hơn.

: là thời gian hoàn vốn; t1: là thời gian thấp; t2: là thời gian cao

NPV1: Giá trị hiện tại thuần tương ứng với thời gian thấp t1.
NPV2: Giá trị hiện tại thuần tương ứng với thời gian cao t2.
Điều kiện khi sử dụng Thv:
- Dự án có Thv càng nhỏ càng tốt.

- Dự án loại trừ nhau thì dự án nào có Thv nhỏ hơn thì được xếp hạng cao
hơn.
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn được áp dụng đối với các dự án có tính rủi
ro cao. Nhưng nhiều khi có thể dễ ngộ nhận, chọn dự án có Thv nhỏ nhất mà
bỏ qua dự án có NPV lớn. Hơn nữa, Thv phụ thuộc nhiều vào lãi suất, không
đề cập đến sự diễn biến của chi phí và lợi ích của dự án sau khi hoàn vốn, một
dự án tuy có thời gian hoàn vốn dài song lợi ích tăng nhanh hơn thì vẫn là một
dự án tốt.
1.4.3 - Các chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng cơ bản
* Chỉ tiêu hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng phản ánh mức độ sử dụng các nguồn lực
và thường được xác định bằng tỷ số

LoiIchThuDuoc
ChiPhiBoRaDeTaoLoiIchDo
Lợi ích thu được cụ thể là doanh thu, lợi nhuận gia tăng do của hoạt
động đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí bỏ ra cụ thể là giá trị đầu tư xây dựng
cơ bản đó bỏ ra, cụ thể là giá trị của nguồn lực đó bỏ rả để tạo ra lợi ích ví dụ
như: giá trị TSCĐ, giá trị TSLĐ, giá trị chi phí, giá trị của nguồn vốn...
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản.
*Khái niệm: Số lượng và giá trị của tài sản cố định phản ánh năng lực
hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật mà doanh nghiệp đầu tư nhằm nâng cao
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác sử dụng hết công suất
của tài sản cố định là một biện pháp quan trọng để thực hiện tốt kế hoạch sản
xuất.
22

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN



Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

*Phân tích tài sản cố định: là phân tích tình trạng thiết bị tài sản cố
định, cơ cấu tài sản cố định là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại tài sản cố
định trong toàn bộ tài sản cố định xét về mặt giá trị. Phân tích cơ cấu tài sản cố
định là xem xét đánh giá tình hình hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng
loại tài sản cố định, trên cơ sở đó hướng đầu tư xây dựng tài sản cố định một
cách hợp lý.
Xét trong mối quan hệ tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh sẽ chiếm
tỷ trọng lớn hơn so với tỷ trọng của tài sản dùng ngoài việc kinh doanh.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
(1)
Tạo công ăn việc làm cho người lao động
Chính vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần
tuyển dụng lao động là doanh nghiệp đó gúp phần tạo nên công ăn việc làm
cho người lao động.
(2)
Tăng ngân sách
Nộp ngân sách là nghĩa vụ của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
(thuế doanh thu, thuế đất...). Hơn 90% ngân sách Nhà nước được hình thành
từ việc thu thuế. Do vậy nộp thuế là góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Doanh nghiệp không những có trách nhiệm đảm bảo công ăn việc làm
cho người lao động mà còn có trách nhiệm nâng cao đời sống tinh thần cũng
như vật chất. Trên góc độ kinh tế, hiệu quả này phản ánh thông qua chỉ tiêu
tăng thu nhập bình quân trên một đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức
hưởng phúc lợi.
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tư

XDCB
Để xác định tiêu chí đánh giá mức độ thất thoát, lãng phí trong hoạt
động đầu tư xây dựng phải bám sát những đặc trưng cơ bản, bám sát từng
khâu của hoạt động đầu tư xây dựng để phân tích đánh giá. Một số tiêu chí
dùng để xác định thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB Nhà nước trong đầu
tư XDCB là:
(1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá thất thoát do chủ trương đầu tư
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải đưa ra những quyết định quan
trọng đó là: quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư
(2) Nhóm chỉ tiêu đánh giá thất thoát trong khâu chuẩn bị xây dựng
Thất thoát, lãng phí trong công tác tư vấn, lập thiết kế và dự toán.
(3) Nhóm chỉ tiêu đánh giá thất thoát, lãng phí trong khâu đền bù,
bàn giao mặt bằng chậm
(4) Nhóm chỉ tiêu đánh giá thất thoát, lãng phí trong bố trí kế hoạch
vốn và cấp vốn đầu tư
Từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn thực hiện đầu tư
phải thông qua khâu bố trí kế hoạch vốn và cấp vốn đầu tư đây cũng là khâu
dễ gây ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
23

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
tại Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

(5) Nhóm chỉ tiêu đánh giá thất thoát trong giai đoạn thực hiện đầu


(6) Nhóm tiêu chí đánh giá thất thoát trong khâu thanh quyết toán
vốn đầu tư XDCB
1.5. Các đặc điểm xây dựng cơ bản trong các Công ty Điện lực – Doanh
nghiệp kinh doanh phân phối Điện
1.5.1 - Các đặc điểm xây dựng cơ bản trong một đơn vị kinh doanh bán
điện
Ngành Điện là một ngành thuộc cơ sở hạ tầng của nền kinh tế (kinh tế đặc
thù) nên nó có các đặc thù sau:
- Ngành Điện lực thuộc ngành hạ tầng cơ sở: Là ngành hạ tầng cơ sở do
đó nhu cầu vốn đầu tư hàng năm rất lớn. Với vai trò là ngành cung cấp tư liệu
sản xuất và tư liệu tiêu dùng cho xã hội do đó ngành Điện có vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển của các ngành khác và đối với toàn xã hội. Trong
quá trình phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH, tất cả các ngành, lĩnh
vực đều cùng phát triển nên nhu cầu tiêu dùng điện ngày càng tăng lên.
Nhưng với đặc điểm của điện - là một sản phẩm không thể tích luỹ trước, mà
quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, do vậy đặc điểm của đầu tư
cũng như đầu tư XDCB trong ngành Điện là phải: đầu tư đi trước một bước
so với các ngành khác, đầu tư trước về máy móc, thiết bị, nguồn, trạm và
đường dây để khi có phát sinh nhu cầu của ngành khác thì sẽ có điện để cung
cấp kịp thời và không làm trễ thời gian của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo số liệu thống kê nhiều năm để đảm bảo GDP tăng trưởng trung bình
hàng năm từ khoảng 8-9% thì ngành Điện phải có mức tăng trưởng là 1416%, nghĩa là khoảng hai lần so với tốc độ tăng GDP. Điều này đặt ra các yêu
cầu rất cao đối với nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản phát triển lưới điện.
- Vốn đầu tư lớn và thời gian xây dựng dài: Vốn đầu tư cho ngành Điện
rất lớn nhưng sẽ là những khoản đầu tư làm tiền đề phát triển cho nền kinh tế
bởi vì phát triển hạ tầng luôn phải đi trước một bước đón đầu sự phát triển của
nền kinh tế. Ví dụ: Tổng mức đầu tư công trình thủy điện Sơn La, Hòa Bình,
Yali rất lớn khoảng từ 900000 đến 1,2 triệu USD/ MW công suất đặt. Thời
gian xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà lần lượt là 16 năm, 12
năm. Thời gian xây dựng Nhà máy nhiệt điện Phả Lại I, Phú Mỹ I lần lượt là

6 năm, 8 năm. Vốn đầu tư xây dựng đường dây điện truyền tải phân phối lên
đến hàng trăm triệu đô. Ví dụ một km đường dây 500 KV có suất đầu tư vào
khoảng 1 triệu USD.
- Nhu cầu đầu tư cho ngành Điện trong một năm khoảng 1 tỷ USD,
chiếm 2,5% GDP; trong khi đó ngân sách Nhà nước cho Công nghiệp là 5%
GDP. Vì vậy một năm ngành Điện chỉ có thể đáp ứng đầu tư khoảng 300 triệu
USD (30% nhu cầu đầu tư).
24

Đặng Thị Thu Hà – QTKD K2008 - 2010

HBKHN


×