Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty cổ phần nội thất hòa phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

.......................................
NGUYỄN THỊ THÀNH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NỘI THẤT HOÀ PHÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :TS

TRẦN SỸ LÂM

HÀ NỘI – 2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang phụ bìa
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu


Danh mục các hình vẽ
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

1

1.1 Khái niệm về an toàn lao động và vệ sinh lao động

1

1.1.1 Khái niệm

1

1.1.2 Giải thích một số thuật ngữ

1

1.2. Vai trò, ý nghĩa của an toàn vệ sinh lao động

3

1.2.1 Vai trò

3

1.2.2 An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

3


1.2.3 An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất kinh doanh

6

1.2.4 Công tác an toàn- vệ sinh lao động trong hội nhập quốc tế

9

1.3 Các nội dung của quản lý an toàn vệ sinh lao động

14

1.3.1 Xây dựng bộ máy an toàn vệ sinh lao động

14

1.3.2 Xây dựng chính sách an toàn vệ sinh lao động

21

1.3.3 Xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động

22

1.3.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách an toàn vệ sinh lao động
23

trong tổ chức, doanh nghiệp
1.3.5 Kiểm soát thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh lao động


24
26

1.4.1 Các yếu tố có hại trong sản xuất

26

1.4.2 Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

27

1.5 Các phương hướng hoàn thiện quản lý an toàn vệ sinh lao động

Học viên: Nguyễn Thị Thành

28

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

1.6 Lợi ích đối với doanh nghiệp/ cơ sở

29

1.7 Văn bản quản lý nhà nước liên quan đến an toàn vệ sinh lao động


29

1.7.1 Luật

29

1.7.2 Nghị định

29

1.7.3 Thông tư

30

1.7.4 Các quy định/ tiêu chuẩn

31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

32

CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT

33

HÒA PHÁT
2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát


33

2.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của công ty

33

2.1.2 Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của công ty

40

2.2 Phân tích tổng quan về tình hình an toàn vệ sinh lao động trong 3
49

năm gần đây
2.2.1 Tình hình phân loại sức khỏe và bệnh nghề nghiệp

56

2.2.2 Phân tích các kết quả chính của công tác quản lý môi trường

58

2.2.3 Chi phí cho công tác an toàn vệ sinh lao động và môi trường năm
59

2009 và một số kết quả khác
2.3 Phân tích ảnh hưởng của bộ máy an toàn vệ sinh lao động đến kết quả
của công tác an toàn vệ sinh lao động của Công ty cổ phần nội thất Hòa

59


Phát
2.4 Phân tích ảnh hưởng của công tác lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao
62

động đến hoạt động an toàn vệ sinh lao động
2.5 Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn vệ

65

sinh lao động đến hoạt động an toàn vệ sinh lao động

2.6 Phân tích công tác kiểm soát an toàn vệ sinh lao động

68

2.7 Phân tích ảnh hưởng của các chính sách an toàn vệ sinh lao động

72

Học viên: Nguyễn Thị Thành

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

2.8 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố khác đến kết quả hoạt động an
78


toàn vệ sinh lao động
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

80

CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ

81

PHẦN NỘI THẤT HÒA PHÁT
3.1 Những định hướng của Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát trong thời
81

gian tới
3.2 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý an toàn vệ sinh

83

lao động tại Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát
3.2.1 Giải pháp 1 - Giải pháp về bộ máy an toàn vệ sinh lao động

83

3.2.2 Giải pháp 2 – Giải pháp về chính sách an toàn vệ sinh lao động

85

3.2.3 Giải pháp 3 – Giải pháp về đảm bảo phương tiện an toàn vệ sianh lao

89

động

3.2.4 Các giải pháp khác

91

3.3 Một số kiến nghị

93

3.3.1 Kiến nghị đối với công ty

93

3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan chức năng có liên quan

93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

95

KẾT LUẬN

96

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


Học viên: Nguyễn Thị Thành

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐKLĐ

Điều kiện lao động

AT

An toàn

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

ATVSV

An toàn vệ sinh viên

BHLĐ

Bảo hộ lao động


BLĐTB&XH

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BYT

Bộ y tế

CP

Chính phủ

DN

Doanh nghiệp

HĐBHLĐ

Hội đồng bảo hộ lao động

ILO

Tổ chức lao động quốc tế




Nghị định

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

PCCC

Phòng cháy chữa cháy



Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TLĐLĐVN

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

TNLĐ

Tai nạn lao động


TTB

Trang thiết bị

TTLT

Thông tư liên tịch

VSLĐ

Vệ sinh lao động

Học viên: Nguyễn Thị Thành

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

MỤC LỤC BẢNG
TT
1

Tên Bảng biểu

Trang

Bảng 1.1 Thống kê tai nạn lao động của Việt Nam từ năm 20062009


5

2

Bảng 2.1 Cơ cấu nhân sự trong năm 2009

47

3

Bảng 2.2 Cơ cấu về trình độ của nhân viên năm 2009

47

4

Bảng 2.3 Cơ cấu về giới tính của nhân viên năm 2009

48

5

Bảng 2.4 Doanh số của công ty từ năm 2007- 2009

48

6

Bảng 2.5 Thống kê tai nạn lao động năm 2009


7

Bảng 2.6. Thống kê tai nạn tại các khu vực trong Nhà máy

54

9

Bảng 2.7 Phân loại tai nạn và nguyên nhân TNLĐ năm 2009

55

10

Bảng 2.8 Số người mắc bệnh nghề nghiệp năm 2009

56

11

Bảng 2.9. Phân loại kết quả sức khỏe NLĐ từ năm 2007- 2009

57

12

Bảng 2.10. Chi phí cho công tác ATVSLĐ và môi trường năm 2009

59


13

Bảng 2.11 Danh sách hội đồng bảo hộ lao động của công ty

60

14
15

Bảng 2.12 Định mức các trang thiết bị bảo hộ tháng 1/2010 tại các tổ
của phân xưởng CK1
Bảng 3.1 Hình thức kiểm tra

Học viên: Nguyễn Thị Thành

49-53

64
87

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

MỤC LỤC HÌNH
TT
1


Tên hình vẽ
Hình 1.1 Sơ đồ chu trình năm yếu tố của hệ thống quản lý ATLĐVSLĐ

2

Hình 2.1 Các sản phẩm của Công ty

3

Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu nhân sự năm 2009

4
5
6

Trang
14
45-46
47

Hình 2.3 Biểu đồ xác định nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn năm
2009
Hình 2.4 Kết quả phân loại sức khỏe từ năm 2007-2009
Hình 2.5 Hình ảnh đoàn cán bộ, nhân viên y tế của trung tâm y tế
huyện Văn Lâm đến làm việc tại Công ty

55
57
62


7

Hình 2.6 Một số hình ảnh về thực hiện kế hoạch ATVSLĐ

66

8

Hình 2.7 Kiểm tra bình cứu hỏa

68

9

Hình 2.8 Mẫu quy định màu theo quy định của Công ty

69

10
11
12
13
14

Hình 2.9 Một số hình ảnh về an toàn tại nhà máy
Hình 2.10 Sơ đồ hướng dẫn thoát hiểm khi xảy ra sự cố
Hình 2.11 Nội quy và hình ảnh hướng dẫn được treo ở nơi làm việc
Hình 2.12. Hình ảnh một số nơi chưa thực hiện đúng yêu cầu
ATVSLĐ
Hình 2.13 Hệ thống đường đi lại trong nhà máy khi tạnh mưa


Học viên: Nguyễn Thị Thành

70
71
75-76
77
79

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ LĐTB&XH (2004), Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về an toàn lao
động và vệ sinh lao động, Nhà xuất bản luật lao động xã hội.
[2]. Bộ luật lao động Việt Nam, điều 95( 2004), tr186.
[3]. Nguyễn Thế Đạt (2009), Giáo trình an toàn lao động, Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.
[4]. Đinh Văn Hiến, Trần Văn Địch (2005), Giáo trình an toàn lao động, Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[5]. Trần Quang Khánh (2008), Bảo hộ lao động & kỹ thuật an toàn điện, Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[6]. Hoàng Xuân Nguyên (2009), Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[7]. Nghị định 06/CP ban hành ngày 01/05/1995.
[8]. Đặng Châm Thông (2010), Tài liệu huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động, Nhà
xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội.

[9]. Nội quy, quy chế lao động và các tài liệu liên quan tới an toàn vệ sinh lao động
của Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát.
[10]. Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH.
[11]. TTLT số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ban hành 08/03/2005)
[12]. Tổng cục đo lường(1979), TCVN 3153-79.
[13]. Báo Công đoàn Việt Nam

.

[14]. Cung cấp các thiết bị BHLĐ

.

[15]. Cục an toàn lao động



[16]. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật www.moj.gov.vn

Học viên: Nguyễn Thị Thành

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần đây tình hình tai nạn, vệ sinh lao động tại các doanh

nghiệp Việt Nam ngày càng có chiều hướng gia tăng và trở nên trầm trọng hơn.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước mới chỉ
có khoảng 8%- 10% các doanh nghiệp là có các báo cáo về tình hình tai nạn lao
động cho các cơ quan chức năng của Nhà nước. Theo thống kê đó thì tổng số vụ tai
nạn trong năm 2009 là 6250 vụ làm chết 507 người. Nhưng trên thực tế con số này
lớn hơn gấp nhiều lần.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nên
Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm tới vấn đề này bằng cách ban hành
các Luật định, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, các Tiêu chuẩn và thực hiện việc
giám sát, kiểm tra, phát động các phong trào về đảm bảo, nâng cao an toàn, vệ sinh
lao động. Đặc biệt trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường thì việc đảm bảo
an toàn, vệ sinh cho người lao động là điều mà mọi quốc gia và các tổ chức sử dụng
lao động càng cần phải quan tâm. Tuy nhiên, trên tình hình thực tế tại Việt Nam
hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức rõ được vai trò của việc đảm bảo
an toàn, vệ sinh cho người lao động. Điều này dẫn tới việc không thực hiện những
yêu cầu của pháp luật về vấn đề an toàn vệ sinh lao động. Bên cạnh đó luật pháp và
chế tài của Việt Nam còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, công tác quản lý của Nhà
nước còn nhiều bất cập, ý thức và hiểu biết của người lao động chưa cao. Do vậy
tình hình mất an toàn, vệ sinh lao động ngày càng gia tăng và đang trở thành vấn đề
nóng của toàn xã hội.
Ngành Cơ Khí là trụ cột của sự nghiệp công nghiệp hóa của bất cứ quốc gia nào,
và với Việt Nam thì càng phải đẩy mạnh phát triển ngành Cơ Khí mạnh mẽ hơn nữa
để phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp hóa theo chủ trương
của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay trong
phát triển ngành Cơ Khí đó là phải giảm tỷ lệ mất an toàn vệ sinh lao động nhằm
Học viên: Nguyễn Thị Thành

Quản trị kinh doanh 2008-2010



Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

nâng cao sức khỏe cho người lao động, giảm chi phí cho doanh nghiệp và Nhà
nước, tăng năng suất lao động cho xã hội.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng lớn lao của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh
lao động trong sản xuất nói chung và nhất là trong ngành Cơ Khí nói riêng, với tư
cách là một nhân viên của công ty cổ phần nội thất Hòa Phát tôi đã chủ động lựa
chọn đề tài: “ Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát”
làm luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. Tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé
vào sự phát triển của Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát nói riêng và của tập đoàn
Hòa Phát nói chung. Trong quá trình làm luận văn tôi đã nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình của thầy giáo TS. Trần Sỹ Lâm – Khoa Kinh tế đối ngoại – Trường Đại
học Ngoại Thương Hà Nội để tôi hoàn thành tốt bài luận văn thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Luận văn nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng của công tác quản lý an
toàn vệ sinh lao động tại Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát, từ đó đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động
của 3 nhà máy cơ khí thuộc Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát tại khu công nghiệp
Như Quỳnh trong giai đoạn 2007- 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn đã sử dụng các lý luận khoa học về an toàn vệ sinh lao động, phương
pháp phân tích hệ thống, phân tích so sánh, thống kê.
5. Nội dung và kết cấu.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động.
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại

Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát.

Học viên: Nguyễn Thị Thành

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý an toàn vệ sinh
lao động tại Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát.
Tài liệu tham khảo.
Phụ Lục.

Học viên: Nguyễn Thị Thành

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm về an toàn lao động và vệ sinh lao động
1.1.1 Khái niệm:
¾ An toàn lao động: là “Tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho con người lao
động được làm việc trong điều kiện lao động an toàn, không gây nguy hiểm đến
tính mạng, không bị tác động đến sức khỏe. (TCVN 3153-79)

¾ Vệ sinh lao động: là “Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và
kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với
người lao động”. (Theo TCVN 3153-79 ban hành theo QĐ số 58/TC-QĐ ngày
27/12/1979).
¾ Vệ sinh lao động: là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố
có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động, tìm các biện pháp cải thiện
điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao
động cho người lao động. [6,25].
¾ An toàn vệ sinh lao động: là người sử dụng lao động có trách nhiệm trang
bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động
và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ
các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh
nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo
pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. [2,186].
1.1.2 Giải thích một số thuật ngữ
¾ Điều kiện lao động: là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật.
kinh tế, xã hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, quá
trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại của
chúng trong mối quan hệ với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con
người trong quá trình lao động.[3,5].

Học viên: Nguyễn Thị Thành

1

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát


¾ Yêu cầu an toàn lao động: Là các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm
đảm bảo an toàn lao động.
¾ Yếu tố nguy hiểm trong lao động: Là yếu tố có khả năng tác động gây chấn
thương hoặc chết người đối với người lao động.
¾ Yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động: Là những yếu tố của điều
kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh cho phép,
làm giảm sức khỏe của người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Đó là vi khí hậu,
tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh vật có
hại.
¾ Quy trình làm việc an toàn: Là trình tự các bước phải tuân theo khi tiến
hành một công việc hoặc khi vận hành một thiết bị, máy nào đó nhằm đảm bảo sự
an toàn cho người và thiết bị, máy.
¾ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Là những dụng cụ, phương tiện cần
thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong quá trình làm việc hoặc
thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị
kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố
nguy hiểm, độc hại.
¾ Tai nạn lao động: “Là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm,
độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ
thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực
hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ
luật Lao động” ( TTLT số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ban hành
08/03/2005).
¾ Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có
hại đối với người lao động.
¾ Hiểm họa: Là khái niệm trung tâm của bảo hộ lao động, mà có thể hiểu là
các sự kiện, quá trình, đối tượng có khả năng gây hậu quả không mong muốn trong
những điều kiện xác định, tức là gây thiệt hại cho sức khỏe hoặc đe dọa mạng sống
Học viên: Nguyễn Thị Thành


2

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

của con người. Tất cả các hiểm họa đều có 4 thuộc tính: Xác suất( bất ngờ), tiềm
ẩn( dấu kín), liên tục( thường trực), tổng thể( chung).[5,12].
¾ Vùng nguy hiểm: Là vùng không gian trong đó các nhân tố nguy hiểm đối
với sự sống, sức khỏe con người, xuất hiện và tác dụng một cách thường xuyên
hoặc bất ngờ.
1.2 Vai trò, ý nghĩa của an toàn vệ sinh lao động(ATVSLĐ)
1.2.1 Vai trò
Xã hội loài người tồn tại và phát triển là nhờ vào quá trình lao động. Một quá
trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không
được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động đến con người gây chấn
thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử
vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an
toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng
năng suất lao động. Do vậy việc quản lý ATVSLĐ có vai trò:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất,
hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động.
- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề
nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho
người lao động.
- Giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao được uy tín, hình ảnh của mình

đối với các đối tác và người tiêu dùng, đảm bảo lòng tin của người lao động, giúp
họ yên tâm làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp.
1.2.2 An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp
Công tác ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp góp phần giảm tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp, tăng cường quan hệ xã hội giữa cơ quan
quản lý Nhà nước, các tổ chức đại diện quyền lợi của người lao động và người sử
dụng lao động thông qua việc đảm bảo ATVSLĐ, bảo vệ sức khỏe người lao động
Học viên: Nguyễn Thị Thành

3

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

(NLĐ), môi trường lao động trong phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao khả năng
cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
ATVSLĐ là một đòi hỏi khách quan của mọi hoạt động lao động của con
người. Mục đích của ATVSLĐ là đưa ra biện pháp về khoa học – kỹ thuật, tổ chứchành chính, kinh tế- xã hội nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh
trong sản xuất, cung cấp các điều kiện lao động thuận lợi, phù hợp với công nghệ và
trình độ phát triển sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề
nghiệp (BNN), hạn chế ốm đau, tăng cường sức khỏe cho NLĐ. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế, của khoa học công nghệ các biện pháp và pháp luật về
ATVSLĐ của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ cần được ban hành và điều chỉnh để
bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ lao động, nâng cao nghĩa vụ
của mỗi bên trong công tác đảm bảo an toàn và sức khỏe cho NLĐ. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước Viêt Nam, bảo vệ an toàn lao động (ATLĐ) đã và đang
được quan tâm, đặc biệt sau khi ra nhập WTO. Ngày 18 tháng 10 năm 2006 Thủ

tướng chính phủ ban hành quyết định số 233/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình
Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010 với
mục tiêu là “ chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao
động, ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người
lao động, nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, đảm bảo
an toàn tính mạng và hạnh phúc cho người lao động, tài sản nhà nước, của công
dân, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia”. Hiện nay công tác
ATVSLĐ- PCCN, bảo hộ lao động ở Việt Nam mặc dù được quan tâm song vẫn
còn nhiều bất cập. Số vụ TNLĐ xảy ra hàng năm đang có xu hướng gia tăng.
Thống kê TNLĐ trong những năm qua như sau:

Học viên: Nguyễn Thị Thành

4

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

Bảng 1.1. Thống kê TNLĐ của Việt Nam từ năm 2006-2009
chi
STT Năm

Số

Số

Số


Số

vụ

người

vụ

ảnh

chết

phí

Thiệt

Số

người bị ( tỷ

hại tài

ngày

chết

sản( tỷ nghỉ

đồng)


hưởng người

đồng)

1

2006

5881

6088

505

536 46,6

3,4

56.122

2

2007

5951

6337

505


621 48,1

10,5

382.313

3

2008

5836

6047

508

573

3,5

197.48

4

2009

6250

6421


507

550

194

Nguồn: Cục ATLĐ- BLĐTB&XH, />Theo báo cáo của 63 sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2009
đã xảy ra 6.250 vụ TNLĐ làm 6.421 người bị nạn, trong đó có 507 vụ gây chết
người với 550 người chết, 1221 người bị thương nặng, có 88 vụ có từ 2 người bị
nạn trở lên. So với năm 2008 thì năm 2009 TNLĐ tăng 414 vụ ( tăng 7,09%) tổng
số nạn nhân tăng 374 người ( tăng 6,18%), số vụ TNLĐ chết người giảm 01 vụ và
số người chết giảm 23 người (giảm 4,01%, năm 2008 xảy ra 508 vụ TNLĐ chết
người làm 573 người chết). Tổ chức lao động quốc tế khuyến cáo: với thực trạng
môi trường lao động như hiện nay, đến năm 2010 nước ta mỗi năm sẽ có khoảng
120.000 đến 130.000 vụ TNLĐ và số người chết chiếm khoảng 10% và thiệt hại lên
đến 4% GDP. Nguyên nhân của tình hình trên do người sử dụng lao động chiếm
35,53% tổng số vụ chủ yếu do vi phạm quy định an toàn, không xây dựng quy trình,
biện pháp làm việc an toàn, không huấn luyện an toàn lao động, không trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Còn nguyên nhân do người lao
động chiếm 30% chủ yếu do người lao động thiếu hiểu biết về nội quy AT-VSLĐ,
vi phạm quy trình, quy phạm an toàn lao động, không sử dụng phương tiện bảo vệ
Học viên: Nguyễn Thị Thành

5

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại

Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

cá nhân, còn lại 34,47% là các yếu tố khách quan hoặc không kết luận nguyên nhân
cụ thể.
Vì vậy giải pháp thực hiện công tác ATVSLĐ- PCCN rất cần thiết không chỉ
người lao động mà cả người sử dụng lao động, không chỉ các nhà kỹ thuật mà cả
các nhà kinh tế cũng phải quan tâm từ đó tạo thành tiếng nói chung vì cuộc sống và
sức khỏe của mọi người, không chỉ vì mục đích kinh tế mà cả vì mục đích xã hộinhân văn nữa.
1.2.3 ATVSLĐ trong sản xuất kinh doanh
Trong quá trình lao động, người công nhân phải đối mặt với nhiều yếu tố
nguy hiểm, có hại (có thể tránh được), ở nước ta sau gần 20 năm thực hiện chính
sách đổi mới, các doanh nghiệp đã ứng dụng được các công nghệ, quy trình sản xuất
mới. Mặc dù các nhà chế tạo ra các quy trình công nghệ, thiết bị, máy móc, nguyên
vật liệu đã có những nỗ lực nhằm thiết lập các giải pháp an toàn theo nguyên lý
“build- in- định sẵn từ bên trong”. Nhưng không thể loại trừ được mọi nguy cơ
trong quá trình sản xuất. Do vậy cần phải có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế
nguy cơ đến mức thấp nhất trong quá trình sản xuất, mặt khác các yếu tố môi trường
như tiếng ồn, bụi, khói, không khí, các nguyên vật liệu, hóa chất cũng ảnh hưởng
đến môi trường lao động.
TNLĐ, BNN và những tổn thất khi xảy ra TNLĐ, BNN luôn là mối quan
tâm lo lắng của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cũng như bản thân người lao
động và cả quốc gia. Từ năm 2002-2007, bình quân mỗi năm cả nước xảy ra 5017
vụ tai nạn lao đông, làm 5230 người bị nạn (trong đó 539 người chết) và có thêm
1000- 1500 người mắc bệnh nghề nghiệp, nâng tổng số người mắc bệnh nghề
nghiệp trong cả nước tính đến cuối năm 2007 lên 23.827 người.
Khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra, người lao động và thân nhân
của họ không những bị mất mát về con người, suy giảm sức khỏe mà khả năng làm
việc, thu nhập cũng bị giảm sút, dẫn đến đói nghèo và những nỗi đau đớn về thể xác
và tinh thần. Đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ), khi TNLĐ xảy ra sẽ gây
Học viên: Nguyễn Thị Thành


6

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

thiệt hại về chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng, chi phí y tế, giám định
thương tật, BNN và bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ, BNN và thân nhân
của họ, uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, hoạt động sản xuất bị gián đoạn do
phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân tai nạn, gây tâm lý lo
lắng, căng thẳng của cả NSDLĐ và NLĐ, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động,
doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút, thậm chí có thế bị phá sản. Theo số liệu
thống kê chưa đầy đủ, năm 2000 có 3530 người bị TNLĐ, doanh nghiệp phải chi
phí cho người bị TNLĐ với tổng số tiền là 16,214 tỷ đồng, đến năm 2007 có 6.337
người bị TNLĐ, tổng số tiền phải chi là 58,528 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng năm quỹ
bảo hiểm xã hội cũng phải chi tới 36,99 tỷ đồng trợ cấp TNLĐ và BNN.
Trước tình hình trên, nếu không có những giải pháp để phòng ngừa, giảm
thiểu TNLĐ, BNN, không có cơ chế phù hợp về bồi thường, trợ cấp đối với NLĐ,
hỗ trợ chia sẻ rủi ro đối với NSDLĐ thì những tổn thất do TNLĐ và BNN sẽ ngày
càng nghiêm trọng hơn, tác động tiêu cực tới đời sống và sinh hoạt của NLĐ. Trên
bình diện quốc gia, việc để xảy ra nhiều TNLĐ và BNN sẽ làm giảm vị thế cạnh
tranh của quốc gia trên trường quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của
nền kinh tế và việc bảo vệ quyền con người trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày 18/10/2006, chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao
động, vệ sinh lao động đến năm 2010 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt với
mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là: “giảm số vụ TNLĐ nghiêm trọng chết người,
trung bình hàng năm giảm 5% tần suất TNLĐ trong các nghành, lĩnh vực có nguy

cơ cao về TNLĐ (khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện).
- Hàng năm, giảm 10% số NLĐ mới mắc BNN, bảo đảm trên 80% NLĐ làm việc
tại các cơ sở có nguy cơ bị các BNN được khám phát hiện BNN…”. Một trong
những giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là cần có một chính sách đầu tư phòng
ngừa TNLĐ, BNN ngay từ khi còn đang tiềm ẩn các nguy cơ, cải thiện điều kiện
làm việc, môi trường lao động, tiếp đến là tạo điều kiện để NLĐ không may bị
TNLĐ, BNN có cơ hội được chữa trị, phục hồi chức năng lao động. Bên cạnh đó,
Học viên: Nguyễn Thị Thành

7

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

cần trợ giúp NLĐ bị TNLĐ, BNN và gia đình họ có công ăn việc làm phù hợp,
không bị lâm vào cảnh đói nghèo. Hiện nay, chính sách đối với người bị TNLĐ
hoặc BNN ở Việt Nam chủ yếu là thực hiện chi trả sau khi người lao động đã bị
TNLĐ, BNN và được thực hiện từ hai hệ thống khác nhau:
- Thứ nhất: người sử dụng lao động phải chi trả cho người bị TNLĐ hoặc
BNN các chi phí về y tế, tiền lương trong thời gian điều trị, bồi thường một lần theo
mức độ suy giảm khả năng lao động.
- Thứ hai: Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam chi trả cho người bị TNLĐ hoặc BNN
các khoản: Tiền trợ cấp một lần hoặc hàng tháng cho người bị TNLĐ hoặc BNN
theo mức độ suy giảm khả năng lao động, tiền tuất định kỳ hoặc hàng tháng cho
thân nhân của người chết do TNLĐ hoặc BNN, phụ cấp phục vụ, trang bị phương
tiện trợ giúp sinh hoạt đối với người bị TNLĐ, BNN. Như vậy, khi có TNLĐ
nghiêm trọng xảy ra, quỹ TNLĐ, BNN (là quỹ thành phần trong quỹ bảo hiểm xã

hội) chưa thực hiện được vai trò phòng ngừa, chưa có quy định đầu tư trở lại để
doanh nghiệp cải thiện điều kiện và môi trường lao động, phòng chống TNLĐ,
BNN. Chưa thiết lập được các dịch vụ phục hồi chức năng, đào tạo nghề mới phù
hợp với sức khỏe để hỗ trợ cho người bị TNLĐ hoặc BNN có khả năng kiếm sống.
Mặt khác, người sử dụng lao động hiện nay vừa phải đóng bảo hiểm xã hội
vừa phải trực tiếp chi trả cho người lao động chi phí y tế, tiền lương trong thời gian
điều trị, bồi thường, trợ cấp một lần theo mức độ suy giảm khả năng lao động.
Người lao động mặc dù được hưởng chi trả từ hai nguồn trên, nhưng mức được
hưởng còn rất thấp (đối với trường hợp được bồi thường: cao nhất là 30 tháng lương
và phụ cấp ( nếu có) đối với trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên hoặc bị chết do TNLĐ, BNN; thấp nhất là 1,5 tháng lương và phụ cấp lương
(nếu có) đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5-10%; đối với trường hợp
trợ cấp: chỉ bằng 40% mức bồi thường tương ứng). Người sử dụng lao động nhiều
khi chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bồi thường, chưa có sự chia sẻ rủi ro giữa các

Học viên: Nguyễn Thị Thành

8

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

doanh nghiệp, tạo gánh nặng cho cả doanh nghiệp cũng như gia đình người bị
TNLĐ, BNN.
Việc bồi thường, trợ cấp cho người bị TNLĐ hoặc BNN chỉ là những giải
pháp khắc phục hậu quả trước mắt. Việc đầu tư để phòng ngừa TNLĐ và BNN, cải
thiện điều kiện, môi trường lao động mới là biện pháp chủ động và mang lại lợi ích

cho các bên.
Làm tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động là tự bảo bảo vệ mình và
gia đình tránh khỏi TNLĐ, bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp, giảm các chi phí do
TNLĐ, BNN, góp phần vào việc tăng năng suất lao động, xóa đói giảm nghèo trong
mỗi gia đình và xã hội.
1.2.4 Công tác an toàn – Vệ sinh lao động trong hội nhập quốc tế
Hội nhập là một quá trình khách quan và là xu hướng vận động chủ yếu của
nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa
và hội nhập. Công tác quản lý sản xuất nói chung, quản lý (ATVSLĐ) cũng đang
thay đổi để bắt kịp tình hình mới.
Bước hội nhập quan trọng trong lĩnh vực ATVSLĐ phải kể đến trước tiên đó
là Việt Nam tham gia Tổ chức lao động quốc tế (ILO) năm 1980. ILO được thành
lập năm 1919 với mục tiêu thúc đẩy công bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động
và quyền con người. ILO xây dựng các tiêu chuẩn lao động quốc tế thông qua hình
thức Nghị quyết, Công ước (CƯ) và khuyến nghị (KN). Đến nay, ILO đã thông qua
187 CƯ và 197 KN. Trong đó có 26 CƯ và khoảng 15 KN liên quan đến ATVSLĐ.
Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 16 CƯ của ILO, trong đó Công ước số 155 về an
toàn lao động, vệ sinh lao động và tham dự chương trình nghị sự về ATVSLĐ tại
phiên họp Hội nghị Lao động Quốc tế lần thứ 95 tại Giơnevơ (từ ngày 31/516/6/2006) để bỏ phiếu thông qua Công ước số 187 và Khuyến nghị 197 về cơ chế
thúc đẩy ATVSLĐ. Các Công ước liên quan đến ATVSLĐ mà Việt Nam đã phê
chuẩn hoặc tham gia được Việt Nam tôn trọng và thể hiện trong các quy định pháp
luật về ATVSLĐ. Trải qua 29 năm hợp tác, mối quan hệ Việt Nam – ILO ngày càng
Học viên: Nguyễn Thị Thành

9

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại

Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

phát triển theo chiều hướng tích cực. Việt Nam chủ động tham dự vào các hoạt
động của ILO cũng như ILO tích cực tìm cách hỗ trợ Việt Nam. Các hoạt động hỗ
trợ kỹ thuật của ILO trong lĩnh vực ATVSLĐ tập trung vào việc giúp các cơ quan
quản lý nhà nước hoạch định chiến lược, chính sách, cải thiện điều kiện sống và
điều kiện làm việc của người lao động thông qua nhiều hoạt động như: điều tra,
khảo sát về điều kiện lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong các công
trường xây dựng nhỏ, khai thác than và nông nghiệp, tập huấn cải thiện điều kiện
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (WISE), ATVSLĐ trong nông nghiệp theo
phương pháp WIND, hệ thống quản lý ATVSLĐ (ILO-OSH 2001), cải thiện điều
kiện lao động trên các công trường xây dựng nhỏ (WINSCON), xây dựng mạng
thông tin quốc gia về ATVSLĐ, tham gia Tuần lễ quốc gia hàng năm về ATVSLĐ
– PCCN, tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam cũng như tham gia các hội
thảo, hội nghị quốc tế, triển khai một số dự án như Dự án “ An toàn lao động và hệ
thống thanh tra lao động hợp nhất”, Dự án “ Tăng cường năng lực ATVSLĐ trong
nông nghiệp tại Việt Nam”, Dự án “Nâng cao năng lực huấn luyện ATVSLĐ tại
Việt Nam”, Dự án “Khuôn khổ hợp tác quốc gia xúc tiến việc làm bền vững tại Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2010”.
Đặc biệt với sự trợ giúp về kỹ thuật của ILO, năm 2005 Việt Nam đã xây
dựng được hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ và Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao
động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010 đã được Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 233/QĐ-TTg ngày 18/10/2006, đánh dấu một bước tiến
quan trọng trong lĩnh vực ATVSLĐ.
Tiếp theo việc gia nhập ILO, năm 1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN). Trong ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia vào
nhiều hoạt động và cũng nhận được sự trợ giúp của các nước ASEAN trong lĩnh
vực ATVSLĐ thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin nghiên cứu,
tham dự Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN hàng năm và nhiều khóa huấn
luyện, hội thảo. Việt Nam là thành viên Mạng ATVSLĐ của các nước ASEAN

Học viên: Nguyễn Thị Thành

10

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

(ASEAN-OSHNET) ngay từ năm 1995 khi Mạng mới được thành lập và là nước
chủ nhà tổ chức hội nghị Mạng ASEAN – OSHNET hàng năm lần thứ 6 năm 2005
tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
Quốc tế (WTO) đặt ra những vấn đề mới cho công tác ATVSLĐ. Việt Nam đã
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006. Đây là tổ
chức thương mại lớn nhất toàn cầu, chiếm hơn 90% thương mại thế giới. Hoạt động
của tổ chức này được điều tiết bởi 16 Hiệp định chính, trong đó liên quan nhiều đến
lĩnh vực ATVSLĐ là Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Đối
tượng của TBT là các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, đánh giá sự phù
hợp liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Ngày 26/5/2005. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 114/QĐ-TTg về việc
tổ chức hoạt động của mạng lưới cơ quan thông báo và hỏi đáp, trong đó đầu mối
Văn phòng TBT Việt Nam đặt tại Bộ Khoa học – Công nghệ và các điểm hỏi đáp
cấp Bộ và cấp tỉnh. Đồng thời Chính phủ cũng đã có Quyết định số 444/QĐ-TTg
ngày 26/5/2005 phê duyệt “Đề án triển khai thực hiện ” Hiệp định hàng rào kỹ thuật
trong thương mại” để gấp rút chuẩn bị cho việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Việt
Nam khi gia nhập WTO, bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với các
nguyên tắc của Hiệp định TBT. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang khẩn
trương tiến hành các công việc như: rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về hàng hóa có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và kiểm tra chất

lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù đáp ứng các yêu cầu, nguyên tắc thực thi Hiệp
định TBT, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho điểm Thông báo và Hỏi đáp TBT,
tuyên truyền nâng cao nhận thức trong hội nhập WTO.
Hội nhập quốc tế, công tác ATVSLĐ của Việt Nam đã có nhiều thuận lợi,
các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận và lựa chọn công nghệ sản xuất tiên
tiến, công nghệ sạch, đảm bảo không ô nhiễm môi trường và an toàn, sức khỏe cho
người lao động, điều kiện lao động qua đó cũng được cải thiện hơn.

Học viên: Nguyễn Thị Thành

11

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

Tham gia vào các tổ chức Quốc tế và các mối quan hệ song phương khác
Việt Nam có thể học tập, trao đổi được nhiều kinh nghiệm tốt trong quá trình quản
lý, trong đó có kinh nghiệm quản lý ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động và nhận
được nhiều hỗ trợ cho việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại Việt Nam.
Thông qua ILO, các dự án đã và đang triển khai góp phần nâng cao năng lực
về ATVSLĐ của Việt Nam. Quan trọng hơn thông qua các hoạt động này nhiều
kinh nghiệm về quản lý ATVSLĐ, giám sát các nguy cơ TNLĐ và BNN cũng như
các biện pháp cải thiện lao động được phổ biến rộng rãi hơn và bước đầu đưa vào
áp dụng ở một số ngành, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Ngoài ra Việt Nam
cũng tranh thủ học hỏi được kinh nghiệm và nhận được sự trợ giúp trực tiếp từ
nhiều đối tác khác trong công tác ATVSLĐ hoặc được lồng ghép trong các trương
trình hợp tác (WHO, FES, KOSHA, JISHA, JICOSH, STBG/HVBG. Các nước

ASEAN…)
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa
không chỉ về chất lượng mà còn cả về khía cạnh xã hội, trong đó vấn đề ATVSLĐ
tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động. Một số sản
phẩm được xuất khẩu ra thị trường quốc tế cần đảm bảo các tiêu chuẩn do phía đối
tác yêu cấu như môi trường theo ISO 9000, ISO 14000, SA8000, OHSAS 18000
(OHSAS 18001, OHSAS 18002) và các quy định về ATVSLĐ khác. ATVSLĐ
cũng là tiền đề khởi động cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức khi tìm hiểu để vào thị
trường Việt Nam.
Hội nhập cũng đồng nghĩa với việc tuân thủ pháp luật quốc tế. Điều này đã
tạo động lực cho sự quyết tâm của Chính Phủ trong việc xây dựng, triển khai các
chương trình hoạt động về ATVSLĐ để đáp ứng cả yêu cầu hội nhập. Với sự hỗ trợ
của ILO và sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành trong hội nhập, sau khi Bộ
luật Lao Động ra đời, đến nay, Việt Nam đã chính thức có Chương trình quốc gia về
bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010 với những đối
sách tổng thể, toàn diện. Năm 2005, Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ đầu tiên ở Việt
Học viên: Nguyễn Thị Thành

12

Quản trị kinh doanh 2008-2010


Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

Nam được xây dựng, hệ thống lại những thành tựu đã làm được và cũng cho thấy
những việc cần phải làm trong tương lai. Quỹ TNLĐ, BNN cũng đã được hình
thành trong quỹ bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội và đã có hiệu lực vào
năm 2007.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công tác ATVSLĐ trong hội nhập cũng
đứng trước những khó khăn và thách thức. Nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp
do nhập khẩu phải công nghệ lạc hậu, máy, thiết bị đã hết khấu hao gây mất an toàn,
ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của NLĐ nếu không có những giải
pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn nhập khẩu này.
Điều kiện lao động xuất hiện nhiều yếu tố, nguy cơ mới về an toàn và sức
khỏe do sử dụng công nghệ mới. Ô nhiễm môi trường lao động đang ở mức báo
động. BNN đang có xu hướng gia tăng kể cả về số người mắc bệnh và loại bệnh.
Nếu từ năm 1976 đến năm 1990 chỉ có 5497 người lao động bị mắc BNN thì từ năm
1990 đến năm 2004, số người mắc BNN đã tăng thêm gấp 3 lần, đưa tổng số người
mắc BNN tính đến cuối năm 2004 là 21.597 người (mỗi năm có thêm 1000- 1500
ngưới mắc mới BNN). Đáng chú ý là chỉ có 10% số cơ sở sản xuất có nguy cơ gây
BNN tổ chức khám BNN cho người lao động, cho nên trên thực tế số người mắc
BNN cao gấp hàng chục lần so với báo cáo. Do lao động trong điều kiện chuyên
môn hóa, tính đơn điệu lớn, tư thế lao động ít được thay đổi nên đã xuất hiện một số
bệnh liên quan đến nghề nghiệp như giãn tĩnh mạch chân, thoái hóa cột sống, sưng
viêm khớp v.v…Theo số liệu điều tra TNLĐ xảy ra trong thực tế cao gấp hàng chục
lần so với báo cáo. Dự báo đến năm 2010 trong khu vực công nghiệp sẽ có khoảng
hơn 100.000 người bị TNLĐ/năm và khoảng hơn 200.000 người mắc BNN nếu
không có các biện pháp ngăn chặn, cải thiện tốt về điều kiện lao động, môi trường
lao động [Trang báo điện tử: http//www.antoanlaodong.com.vn- của cục ATVSLĐ].
Hàng rào phi thuế quan được dựng lên với danh nghĩa tiêu chuẩn lao động
quốc tế, gắn các tiêu chuẩn về lao động, doanh nghiệp, quản lý sản xuất, chất lượng
sản phẩm với công tác ATVSLĐ và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên nhận thức về
Học viên: Nguyễn Thị Thành

13

Quản trị kinh doanh 2008-2010



Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tại
Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát

ATVSLĐ trong doanh nghiệp vẫn chưa đầy đủ, tác phong công nghiệp, văn hóa
ATLĐ trong doanh nghiệp vẫn chưa được chú ý nhiều.
1.3 Các nội dung của quản lý an toàn vệ sinh lao động
Hệ thống an toàn vệ sinh lao động: là hệ thống mà trong đó con người là
một phần tử quan trọng nhất được xem xét và phân tích dưới góc độ an toàn.
Căn cứ theo ILO tổ chức lao động Quốc tế và công văn số 1229/LĐTBXHBHLĐ ban hành ngày 29/04/2005 của bộ LĐTB&XH, các yếu tố trên tạo thành một
chu trình khép kín và nếu các yếu tố trên liên tục được thực hiện nghĩa là công tác
ATVSLĐ luôn được cải thiện và hệ thống quản lý ATVSLĐ đang được vận động
và trong quá trình phát triển không ngừng.
Hình 1.1. Sơ đồ chu trình năm yếu tố của hệ thống quản lý ATLĐ-VSLĐ
HÀNH ĐỘNG
CẢI THIỆN

CHÍNH
SÁCH

TỔ CHỨC
BỘ MÁY

LẬP KH
VÀ TC

KIỂM TRA &
ĐÁNH GIÁ

Nguồn: “Hướng dẫn hệ thống quản lý ATVSLĐ” của ILO (OSH-MS 2001),

“Hướng dẫn hệ thống quản lý ATVSLĐ” kèm theo công văn số 1229/LĐTBXHBHLĐ ban hành ngày 29/4/2005 cúa Bộ LĐTB&XH.
1.3.1 Xây dựng bộ máy ATVSLĐ
Đây là yếu tố thứ 2 trong hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động. Luật
pháp của Việt Nam cũng đã quy định trong Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLTBLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 các doanh nghiệp cần phải thực
hiện tốt công tác tổ chức bộ máy và phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người

Học viên: Nguyễn Thị Thành

14

Quản trị kinh doanh 2008-2010


×