Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư sản xuất ethanol nhiên liệu khu vực phía bắc công suất 100 000 m3năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------

Họ và tên tác giả luận văn

LUYỆN HỒNG QUẢNG

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ SẢN XUẤT ETHANOL NHIÊN LIỆU KHU VỰC
PHÍA BẮC CÔNG SUẤT 100.000 M3/NĂM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN

HÀ NỘI 10-2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực
Người thực hiện
Luyện Hồng Quảng


LỜI CẢM ƠN


Lời cảm ơn đầu tiên của tôi được giành cho PGS.TS. Nguyễn Thị
Ngọc Huyền, người đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy, cô giáo trong Khoa
Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các thầy cô giáo đã
tham gia giảng dạy, mang lại cho tôi những kiến thức làm tiền đề để tôi thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty CP Hóa Dầu và Nhiên
liệu sinh học Dầu khí và các bạn đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện thuận lợi
và hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và làm luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Luyện Hồng Quảng


MỤC LỤC
TT
C1

Nội dung

Trang

Phần mở đầu

1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ CÁC DỰ
ÁN ĐẦU TƯ

1.1
1.1.1


3

Các khái niệm cơ bản.

3

Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư.

3

1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư.

4

1.1.3 Chi phí và kết quả đầu tư.

5

1.2 Phân loại dự án đầu tư.

6

1.2.1 Phân loại dự án đầu tư theo quy mô và tính chất.

6

1.2.2 Phân loại dự án đầu tư theo lĩnh vực đầu tư.

7


1.3 Chu trình thực hiện dự án đầu tư

8

1.3.1 Chuẩn bị đầu tư

8

1.3.2 Thực hiện đầu tư xây dựng

11

1.3.3 Hoàn thành kết thúc đầu tư

12

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.

12

1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính.

12

1.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư.

13

1.5 Phân tích rủi ro dự án đầu tư.


16

1.6 Các đặc điểm DA BCC. Yêu cầu đối với quá trình QLDA BCC

20

1.6.1 Những đặc điểm của dự án BCC

20

1.6.2 Yêu cầu đối với quá trình quản lý dự án BCC

21

1.6.3 Các đặc điểm của dự án đầu tư trong ngành năng lượng VN

21

1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án BCC

23

1.7.1 Yếu tố bên ngoài.

23

1.7.2. Yếu tố bên trong.

25


C2

Kết luận chương 1

28

PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT ETHANOL NHIÊN

29


LIỆU KHU VỰC PHÍA BẮC CÔNG SUẤT 100.000 M3/NĂM
2.1 Khái quát về thị trường nhiên liệu

29

2.1.1 Mục tiêu đầu tư của dự án

29

2.1.2 Kế hoạch phát triển ngành nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

29

2.1.3 Tổng quan về nhiên liệu sinh học

30

2.1.4 Tổng quan về thị trường Ethanol – Cung, cầu và giá cả.


32

2.1.5 Tổng quan về thị trường xuất - nhập khẩu Ethanol

37

2.1.6 Nhu cầu nhiên liệu tại Việt Nam cho giai đoạn 2010 đến 2025

38

2.1.7 Tổng quan về thị trường nguyên liệu sản xuất Ethanol

41

2.2 Khái quát về dự án đầu tư sản xuất Ethanol nhiên liệu công
suất 100.000 m3/năm

44

2.2.1 Địa điểm xây dựng

44

2.2.2 Chương trình sản xuất và các yếu tố đầu vào của dự án

47

2.2.3 Các yếu tố đầu vào cần đáp ứng


49

2.2.4 Quy mô nhà máy

51

2.2.5 Tổng mức đầu tư

56

2.3 Phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

61

2.3.1 Hình thức đầu tư

61

2.3.2 Hiệu quả đầu tư dự án

67

2.4 Phân tích độ nhậy hiệu quả dự án theo các biến đầu vào

72

2.4.1 Phương án cơ sở

72


2.4.2 Độ nhậy của hiệu quả dự án khi giá Ethanol thay đổi

74

2.4.3 Độ nhậy của hiệu quả dự án khi giá sắn nguyên liệu thay đổi

74

2.4.4 Độ nhậy của hiệu quả dự án khi vốn đầu tư thay đổi

75

2.4.5 Độ nhậy của hiệu quả dự án khi doanh thu thay đổi

76

2.4.6 Độ nhậy của hiệu quả dự án khi chi phí thay đổi

77

2.4.7 Độ nhậy của hiệu quả dự án khi lãi suất thay đổi

78

2.4.8 Giải bài toán Monte-Carlo trên phần mềm Crystall ball

80

Kết luận chương 2


86


C3

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
DỰ ÁN

3.1 Định hướng phát triển ngành nhiên liệu sinh học

87
87

3.1.1 Định hướng phát triển công nghiệp liên quan đến ngành NLSH

87

3.1.2 Kế hoạch phát triển ngành nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

87

3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án

91

3.2.1 Phân tích hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội

91

3.2.2 Hiệu quả kinh tế của dự án khi xét đến khả năng bán CER


92

3.2.3 Cơ chế phát triển sạch (CDM)

93

3.3 Tổ chức thực hiện dự án đầu tư sản xuất Ethanol nhiên liệu

94

3.3.1 Phương án di dân, tái định cư và chuyển đổi nghề nghiệp

94

3.3.2 Phương án quản lý, khai thác dự án và sử dụng lao động

94

3.3.3 Tiến độ thực hiện dự án và hình thức quản lý

100

3.4 Một số giải pháp phát triển bền vững, hài hòa mục tiêu an ninh
năng lượng, môi trường và an ninh lương thực.
3.4.1 Một số giải pháp phát triển bền vững của dự án
3.4.2 Hài hòa mục tiêu an ninh năng lượng, môi trường và an ninh lương
thực

103

103
106

Kết luận

110

Tài liệu tham khảo

112

Phần phụ lục

113

Tóm tắt luận văn tiếng Việt

117

Summary

119


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU VÀ HÌNH VẼ
I

Tên bảng

Trang


Bảng 1.1

Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

6

Bảng 1.2

Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư

9

Bảng 2.1

Chỉ tiêu chất lượng Ethanol dùng để pha vào xăng

31

Bảng 2.2

Sản lượng Ethanol thế giới năm 1980 đến 2007

33

Bảng 2.3

Tình hình sản xuất Ethanol nhiên liêu các quốc gia trên thế giới

33


Bảng 2.4

Tình hình tiêu thụ Ethanol tại Việt Nam

34

Bảng 2.5

Các cơ sở chính sản xuất Ethanol ở Việt Nam

35

Bảng 2.6

Giá Ethanol thực phẩm bình quân tại Việt Nam

37

Bảng 2.7

Số liệu nhập khẩu, tái xuất xăng dầu năm 2006-2007

38

Bảng 2.8

Các đơn vị nhập khẩu xăng dầu

39


Bảng 2.9

Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cả nước 2010- 2025

40

Bảng 2.10

Ước tính nhu cầu ethanol nhiên liệu của VN từ năm 2010-2025

40

Bảng 2.11

Sản lượng sắn phân theo địa phương

43

Bảng 2.12

Giá sắn trong nước từ năm 2003 đến 2007

43

Bảng 2:13

Sản lượng mía qua các năm

44


Bảng 2.14

Vùng nguyên liệu sắn cung cấp cho nhà máy

50

Bảng 2.15

Dự kiến vùng nguyên liệu mía cấp cho nhà máy

51

Bảng 2.16

Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của dự án

63

Bảng 2.17

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình

68

Bảng 2.18

Bảng tính vốn đầu tư theo loại vốn đầu tư

69


Bảng 2.19

Phân tích hiệu quả dự án đầu tư phương án cơ sở

73

Bảng 2.20

Sự thay đổi của NPV và IRR khi giá bán Ethanol thay đổi

74

Bảng 2.21

Sự thay đổi của NPV và IRR khi giá nguyên liệu thay đổi

74

Bảng 2.22

Biến thiên của NPV và IRR theo vốn đầu tư

75

Bảng 2.23

Biến thiên của NPV và IRR theo doanh thu

77


Bảng 2.24

Biến thiên của NPV và IRR theo chi phí

78

Bảng 2.25

Biến thiên của NPV theo i

79

Bảng 2.26

Phân tích hiệu quả dự án đầu tư (Tính toán)

81

Bảng 2.27

Giả định biến thiên của các biến số đầu vào

82

Bảng 3.1

Các chỉ tiêu kinh tế của dự án

92



Bảng 3.2

Biên chế nhân lực

98

Bảng 3.3

Tiến độ thực hiện công việc

100

II

Danh mục hình vẽ

Hình 1.1

Sơ đồ các giai đoạn của chu trình dự án đầu tư

8

Hình 2.1

Biểu đồ dự kiến nhu cầu Ethanol đến năm 2025 p/án pha 5%

35


Hình 2.2

Biểu đồ dự kiến nhu cầu Ethanol đến năm 2025 p/án pha 10%

36

Hình 2.3

Biểu đồ dự kiến nhu cầu Ethanol đến năm 2025 p/án pha 15%

36

Hình 2.4

Bản đồ vị trí nhà máy Ethanol phía bắc

46

Hình 2.5

Sơ đồ quá trình sản xuất Ethanol

53

Hình 2.6

Đồ thị sự biến thiên nghịch biến của NPV theo vốn đầu tư

75


Hình 2.7

Đồ thị sự biến thiên nghịch biến của IRR theo vốn đầu tư

76

Hình 2.8

Đồ thị sự biến thiên đồng biến của NPV theo doanh thu

77

Hình 2.9

Đồ thị sự biến thiên đồng biến của IRR theo doanh thu

77

Hình 2.10

Đồ thị sự biến thiên nghịch biến của NPV theo chi phí

78

Hình 2.11

Đồ thị sự biến thiên nghịch biến của IRR theo chi phí

79


Hình 2.12

Đồ thị sự biến thiên nghịch biến của NPV theo i

79

Hình 2.13

Đồ thị biến thiên của NPV theo các biến

83

Hình 2.14

Độ ảnh hưởng của NPV theo các biến

84

Hình 2.15

Ảnh hưởng của các yếu tố đến NPV

84

Hình 2.16

Đồ thị NPV theo các biến

85


Hình 3.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức lao động của nhà máy

97


BẢNG DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

BCC

-Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Co-operation

BIOGAS

Contract)
Xử lý sinh học

CDM

Cơ chế phát triển sạch

DAĐT

Dự án đầu tư

NCTKT


Nghiên cứu tiền khả thi

NCKT

Nghiên cứu khả thi

NPV

Giá trị hiện tại thuần– Net Present Value).

NLSH

Nhiên liệu sinh học

PVFC

Tổng công ty tài chính Dầu khí

PVOIL

Tổng công ty dầu

QLDA

Quản lý dự án

IRR

Tỷ suất thu hồi nội tại– Internal Rate of Return)


IFQC

International Fuel Quality Center

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

TSCĐ

Tài sản cố định

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

XDCB

Xây dựng cơ bản


Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Vấn đề an ninh năng lượng và an ninh lương thực. luôn là những vấn đề đặc
biệt có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Đâu là lời giải tối ưu hài hòa giữa các mục tiêu đôi khi là mâu thuẫn nhau?
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả, đề tài sẽ vận dụng
những lý thuyết này vào phân tích đánh giá hiệu quả một của một công trình, một công
ty cụ thể và cùng với đánh giá những mặt được mất từ đó đề xuất lời giải tối ưu hài hòa
giữa các mục tiêu an ninh năng lượng và an ninh lương thực
2. Mục đích nghiên cứu.
Luận văn được thực hiện với ba mục đích chính:
- Hệ thống cơ sở lý thuyết về phân tích và đánh giá DAĐT xây dựng.
- Phân tích và đánh giá hiệu quả DAĐT sản xuất Ethanol nhiên liệu khu vực
phía Bắc công suất 100.000 m3/năm
- Đề xuất một số giải pháp đảm bảo phát triển bền vững năng lượng và an ninh
lương thực
3. Đối tượng và phạm vi của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn chủ yếu nghiên cứu lý luận dự án
đầu tư nói chung và dự án Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) trong lĩnh vực sản xuất
nhiên liệu sinh học nói riêng . Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính, Xã hội của dự án đó
đặc biệt là tính toán dự án trong trường hợp có rủi ro. Từ các phân tích nhằm đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dự án đầu tư Hợp đồng hợp tác kinh
doanh (BCC) đối với nhà máy sản xuất nhiên liêu sinh học Ethanol khu vực phía bắc
công suất 100.000 m3/năm, để từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tiễn để có thể triển
khai các dự án tiếp theo ngày càng có hiệu quả cao hơn.

Luyện Hồng Quảng

1

Lớp cao học QTKT2-K810



Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

4. Phương pháp nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở những lý thuyết cơ bản về công tác quản lý đầu tư xây dựng và các
nguyên tắc cơ bản của phép duy vật biện chứng có sử dụng phương pháp mô tả, phân tích
thống kê, phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh để đánh giá hiệu quả dự án BCC
5. Những đóng góp của đề tài.
Đề tài này được nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả và đánh giá hiệu quả của
DAĐT xây dựng sản xuất ethanol nhiên liệu khu vực phía Bắc. Qua đó nhằm nâng cao
được hiệu quả của các dự án tương tự và tìm ra các giải pháp đảm bảo phát triển bền
vững năng lượng và an ninh lương thực. và giải pháp cần thiết nhằm hạn chế mặt tiêu
cực cũng như có thể có giúp dự án được triển khai đạt kết quả cao nhất trong tình hình có
nhiều yếu tố có thể tác động tiêu cực đến một DAĐT hiện nay. Dự án này không chỉ
mang ý nghĩa kinh tế, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về nhiên liệu, mà còn tìm một
hướng mới cho vấn đề năng lượng khi cầu không ngừng tăng, trong khi cung ngày
càng cạn kiệt. Hơn nữa việc sử dụng nhiên liệu sinh học còn tác động đến những vấn
đề vĩ mô khác như an ninh lương thực, môi trường sinh thái.
6. Kết cấu của luận văn.
Tên đề tài “Phân tích và đánh giá hiệu quả DAĐT sản xuất Ethanol nhiên
liệu khu vực phía Bắc công suất 100.000 m3/năm”
Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:
- Cơ sở lý luận về hiệu quả DAĐT:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết có liên quan. Đề cập đến vấn đề an ninh năng
lượng và an ninh lương thực.
Chương 2:
Phân tích và đánh giá hiệu quả DAĐT sản xuất Ethanol nhiên liệu khu vực phía
Bắc công suất 100.000 m3/năm

Chương 3: Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. đề xuất một số giải
pháp đảm bảo phát triển bền vững năng lượng và an ninh lương thực

Luyện Hồng Quảng

2

Lớp cao học QTKT2-K810


Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1.1.1. Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư.
Đầu tư là hoạt động sử dụng các tài nguyên trong một thời gian tương đối dài
nhằm thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội, là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để
tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu
nhất định trong tương lai.
Các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và
trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính
hoặc tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao
hơn cho nền kinh tế và cho toàn xã hội .
Trong thực tế, có rất nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Một trong những
tiêu thức thường được sử dụng đó là tiêu thức quan hệ quản lý của đầu tư. Theo tiêu
thức này, đầu tư được chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.

* Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
* Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia
quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại
bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.
- Đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là
nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Thực chất trong đầu tư dịch chuyển
không có sự gia tăng giá trị tài sản.
- Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này
nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời
sống xã hội. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị
sản xuất và cung ứng dịch vụ. Hình thức đầu tư này đóng vai trò rất quan trọng đối với
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia.
Luyện Hồng Quảng

3

Lớp cao học QTKT2-K810


Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Trong các hình thức đầu tư trên, đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các
hoạt động đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, dịch chuyển không thể tồn tại và
vận động nếu không có đầu tư phát triển.
1.1.1.2. Dự án đầu tư (DAĐT)
Dự án: Có nhiều cách định nghĩa dự án. Tuỳ theo mục đích mà nhấn mạnh một
khía cạnh nào đó :

- Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank): “Dự án là tổng thể những chính sách,
hoạt động về chi phí có liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục
tiêu nhất định trong một thời gian nhất định”
Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ
cần phải thực hiện với phương pháp riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra
một thực thể mới.
DAĐT Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một
quốc gia, là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì hoạt động của các cơ sở vật
chất, kỹ thuật của nền kinh tế.
Có nhiều khái niệm về DAĐT đã được đưa ra trong quá trình nghiên cứu, xin
được trích dẫn một số khái niệm thường được sử dụng:
DAĐT là tổng thể các biện pháp nhằm sử dụng các nguồn lực tài nguyên hữu
hạn vốn có để đem lại lợi ích thực cho xã hội càng nhiều càng tốt.
Theo giải thích trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo
Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ, tại Điều 5 “
DAĐT là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về mặt số
lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong
khoảng thời gian xác định (Chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp)”
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai.
Không phân biệt hình thức thực hiện, nguồn gốc của vốn … mọi hoạt động có các
đặc trưng nêu trên đều được coi là hoạt động đầu tư

Luyện Hồng Quảng

4

Lớp cao học QTKT2-K810



Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

- Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường là và trước
hết là quyết định sử dụng các nguồn lực mà biểu hiện cụ thể dưới các hình thái khác
nhau như tiền, đất đai, tài sản, vật tư thiết bị, giá trị trí tuệ…
- Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài : xác suất biến đổi nhất định
do nhiều nhân tố. Chính điều này là một trong những vấn đề hệ trọng phải tính đến
trong mọi nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án.
- Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và
lợi ích trong tương lai: Đầu tư về một phương diện nào đó là một sự hy sinh hiện tại để
đổi lấy lợi ích trong tương lai.
- Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn chứa đựng yếu tố rủi ro: Các đặc trưng nói
trên đã cho thấy hoạt động đầu tư là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro.
1.1.3. Chi phí và kết quả đầu tư.
1.1.3.1. Chi phí đầu tư.
Theo tính chất của các loại chi phí có thể chia ra hai loại chính:
* Chi phí đầu tư cố định: Đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các cơ sở phụ
trợ, tiện ích khác và các chi phí trước vận hành.
Phần chi phí trước vận hành tuy không trực tiếp tạo ra tài sản, phương tiện
phục vụ cho hoạt động đầu tư nhưng là các chi phí gián tiếp hoặc liên quan đến việc
tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư. Thông thường
chi phí này phụ thuộc vào công suất lắp đặt của công trình.
* Vốn lưu động ban đầu: là các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu,
các điều kiện để dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế
kỹ thuật dự tính. Thông thường chi phí này phụ thuộc vào quy mô vận hành công trình.
1.1.3.2. Kết quả đầu tư.
Kết quả đầu tư là những biểu hiện của mục tiêu đầu tư dưới dạng các lợi ích cụ

thể. Kết quả đầu tư có thể biểu hiện ở các dạng: Kết quả tài chính; Kết quả kinh tế; Kết
quả xã hội.

Luyện Hồng Quảng

5

Lớp cao học QTKT2-K810


Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

1.2. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Có nhiều cách phân loại DAĐT, tuỳ theo mục đích và phạm vi xem xét. Ở đây
tác giả chỉ nêu ra hai cách phân loại sau:
1.2.1. Phân loại DAĐT theo quy mô và tính chất.
Theo Nghị định của Chính phủ số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về QLDA
đầu tư xây dựng công trình thì các DAĐT xây dựng được phân loại như sau:
Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua và cho phép đầu tư, các dự án
còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C.
Bảng 1.1 - Phân loại DAĐT xây dựng công trình
Nhóm

Tổng mức đầu tư
Theo nghị quyết của
Quốc hội

Loại DAĐT xây dựng công trình

Dự án quan trọng Quốc gia
Các DAĐT xây dựng công trình : thuộc lĩnh vực bảo vệ

A

Không kể mức vốn

an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý
nghĩa chính trị – xã hội quan trọng
Các DAĐT xây dựng công trình : sản xuất chất độc hại,

A

Không kể mức vốn

A

Trên 600 tỷ đồng

Các DAĐT xây dựng công trình : công nghiệp điện, khai

Từ 30 đến 600 tỷ

thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng,

đồng

luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao

B


chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp.

thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,

C

Dưới 30 tỷ đồng

A

Trên 400 tỷ đồng

Các DAĐT xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông

Từ 20 đến 400 tỷ

(khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng

đồng

kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện

B

đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

tử, tin học, hoá dược, thiế bị y tế, công trình cơ khí khác,

C


Dưới 20 tỷ đồng

A

Trên 300 tỷ đồng

Các DAĐT xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành

Từ 15 đến 300 tỷ

sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,

đồng

sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến

Dưới 15 tỷ đồng

nông , lâm sản.

B
C

Luyện Hồng Quảng

sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

6


Lớp cao học QTKT2-K810


Luận văn Thạc sỹ

A
B
C

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Trên 200 tỷ đồng

Các DAĐT xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục,

Từ 7 đến 200 tỷ

phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây

đồng

dựng khu nhà ở), kho tàng du lịch, thể dục thể thao,

nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Dưới 7 tỷ đồng
(Nguồn: Nghị định 16/2005/NĐ-CP về Quản lý đầu tư và xây dựng)

1.2.2. Phân loại DAĐT theo lĩnh vực đầu tư.
Theo cách phân loại này, DAĐT có thể phân chia thành:
- DAĐT phát triển sản xuất kinh doanh,

- DAĐT phát triển khoa học kỹ thuật,
- DAĐT phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)…,
Hoạt động của các DAĐT này có quan hệ tương hỗ với nhau. Chẳng hạn các
DAĐT phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các DAĐT phát
triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, còn các DAĐT phát triển sản xuất kinh
doanh đến lượt mình lại tạo điều kiện cho các DAĐT phát triển khoa học kỹ thuật, cơ
sở hạ tầng và các DAĐT khác.
DAĐT phát triển sản xuất kinh doanh lại có thể phân thành DAĐT thương mại
và dự án sản xuất :
- DAĐT thương mại là DAĐT có thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của
các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất định không cao lại dễ dự
đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao.
- DAĐT sản xuất là loại DAĐT có thời hạn hoạt động dài (5, 10, 20 năm hoặc
lâu hơn), vốn đầu tư lớn thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao,
tính chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố bất động trong tương lai,
không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được (về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu
ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật, thiên tai, sự bất ổn về chính
trị…)

Luyện Hồng Quảng

7

Lớp cao học QTKT2-K810


Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


1.3. CHU TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Các giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình hình thành và vận hành dự án. Các

CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

giai đoạn trong chu trình dự án có thể mô tả theo (sơ đồ 1.2):
Nghiên cứu cơ hội
(Nhận dạng dự án)

Nghiên cứu tiền khả thi

Nghiên cứu khả thi

THỰC HIỆN DỰ ÁN

VẬN HÀNH DỰ ÁN

Vận hành, khai thác

Thiết kế

Xây dựng

Đánh giá sau dự án

Kết thúc dự án

(Nguồn: Thẩm định và giám sát đầu tư – TS Cao Văn Bản 2003)
Hình 1.1 –Sơ đồ các giai đoạn của chu trình DAĐT
1.3.1. Chuẩn bị đầu tư.

1.3.1.1. Nghiên cứu cơ hội đầu tư (nhận dạng dự án, xác định dự án).
Đây là những ý tưởng ban đầu được hình thành trên cơ sở cảm tính trực quan
của nhà đầu tư trên cơ sở quy hoạch định hướng của vùng, của khu vực hay của quốc
Luyện Hồng Quảng

8

Lớp cao học QTKT2-K810


Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

gia, quy hoạch tổng thể phát triển ngành. Thường giai đoạn này kết thúc bằng một kế
hoạch mang tính chất chỉ đạo về hướng đầu tư và hình thành tổ chức nghiên cứu.
Bảng 1.2 - Các giai đoạn của chu kỳ DAĐT
Chuẩn bị đầu tư

Vận hành kết quả
đầu tư (SX, KD, DV)
Công
Sử
Sử
suất
dụng dụng
chưa công giảm
hết
suất dần và
kết

công

thúc
suất
mức
dự án
cao
nhất

Thực hiện đầu tư

Nghiên Nghiên Nghiên Đánh
cứu
cứu
cứu
giá và
phát
tiền khả thi quyết
hiện
khả (lập dự định
các cơ thi sơ
án –
(thẩm
hội
bộ lựa BCKT định
đầu tư chọn
KT) dự án)
dự án

Hoàn

tất các
thủ
tục để
triển
khai
thực
hiện
đầu tư

Thiết Thi Chạy
kế và công thử và
lập
xây nghiệm
dự
lắp thu sử
toán công dụng
thi
trình
công
xây
lắp
công
trình
(Nguồn: Giáo trình lập DAĐT - ĐH Kinh tế Quốc dân 2005)

1.3.1.2. Nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT).
Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ về các yếu tố cơ bản của dự án. Trong giai
đoạn này, người ta cũng xác định các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả dự án để làm cơ
sở cho việc xem xét, lựa chọn dự án.
Nghiên cứu tiền khả thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường tiêu thụ, chính sách đầu
tư của vùng lãnh thổ, ngành kinh doanh.
- Dự kiến quy mô và lựa chọn hình thức đầu tư.
- Chọn khu vực, địa điểm và nghiên cứu nhu cầu, diện tích sử dụng, giảm đến
mức tối đa những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư.
- Phân tích sơ bộ công nghệ, kỹ thuật và xây dựng, các điều kiện cung cấp vật
tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ hạ tầng.
- Phân tích tài chính nhằm xác định sơ bộ tổng mức đầu tư và các nguồn vốn,
phương án huy động và khả năng hoàn vốn, trả nợ, trả lãi.
- Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư trên quan điểm của chủ đầu tư, của xã hội và
của nhà nước.
Luyện Hồng Quảng

9

Lớp cao học QTKT2-K810


Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

- Nghiên cứu lợi ích kinh tế xã hội của dự án : dự tính khối lượng đóng góp vào
GDP, nộp ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, số lượng ngoại
tệ thu được từ dự án, tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương nơi đặt dự
án.
1.3.1.3. Nghiên cứu khả thi (NCKT).
Nghiên cứu khả thi là bước nghiên cứu một cách toàn diện và chi tiết các yếu tố
của dự án. NCKT được thực hiện trên cơ sở các thông tin chi tiết và có độ chính xác

cao hơn giai đoạn NCTKT. Đây là cơ sở để quyết định đầu tư và là căn cứ để triển khai
thực hiện dự án thực tế.
Nghiên cứu khả thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Những căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư.
- Lựa chọn hình thức đầu tư.
- Lập chương trình sản xuất và chương trình đáp ứng nhu cầu.
- Các phương án địa điểm cụ thể (Trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức
tối thiểu ảnh hưởng đến môi trường và xã hội)
- Phương án giải phóng mặt bằng.
`

- Phân tích lựa chọn kỹ thuật, công nghệ.
- Các phương án thiết kế và giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương

án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý bảo vệ môi trường.
- Xác định rõ nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn
theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án yêu cầu thu hồi vốn đầu tư).
- Phương án quản lý khai thác dự án, sử dụng lao động.
- Phân tích hiệu quả đầu tư.
- Các mốc thời gian chính thực hiện dự án : Mốc thời gian đấu thầu, thời gian
khởi công, thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.
- Xác định chủ đầu tư.
- Mối quan hệ của các cơ quan liên quan đến dự án.

Luyện Hồng Quảng

10

Lớp cao học QTKT2-K810



Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

1.3.2. Thực hiện đầu tư – xây dựng.
Thực hiện dự án là giai đoạn biến các dự định đầu tư thành hiện thực nhằm đưa
dự án vào hoạt động thực tế của đời sống kinh tế xã hội. Giai đoạn này bao gồm một
loạt các quá trình kế tiếp hoặc xen kẽ nhau từ khi thiết kế đến khi đưa dự án vào vận
hành khai thác.
Thực hiện dự án là giai đoạn hết sức quan trọng, có liên quan chặt chẽ với việc
đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện dự án và sau đó là hiệu quả đầu tư.
1.3.2.1. Công tác của chủ đầu tư.
- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của nhà nước.
- Xin giấy phép xây dựng hoặc giấy phép khai thác tài nguyên.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Mua sắm thiết bị và công nghệ.
- Tổ chức tuyển chọn tư vấn, khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng
công trình.
- Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật (TKKT) tổng dự toán.
- Tổ chức đấu thầu thi công xây lắp, mua sắm thiết bị công trình.
1.3.2.2. Công tác của tổ chức xây lắp.
Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp. San lấp mặt bằng xây dựng điện
nước, công xưởng, kho tàng, bến cảng đường xá, lán trại và công trình tạm phục vụ thi
công, chuẩn bị vật liệu xây dựng…
Chuẩn bị xây dựng các công trình vật liệu liên quan trực tiếp.
1.3.2.3. Các công tác tiếp theo.
Tiến hành thi công xây lắp công trình theo đúng thiết kế, dự án và tổng tiến độ
được duyệt. Trong bước công việc này các cơ quan, các bên đối tác có liên quan đến

việc xây lắp công trình phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình cụ thể là:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
- Các nhà tư vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lượng công trình
theo đúng chức năng và hợp đồng kinh tế đã ký kết.

Luyện Hồng Quảng

11

Lớp cao học QTKT2-K810


Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

- Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng công trình
như đã ký kết trong hợp đồng.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thi công xây lắp là đưa công trình vào
khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo tổng tiến độ, đảm
bảo chất lượng và hạ giá thành xây lắp.
1.3.3 . Hoàn thành kết thúc đầu tư.
1.3.3.1. Vận hành (sử dụng, khai thác…) dự án.
Giai đoạn này được xác định từ khi chính thức đưa dự án vào vận hành khai thác
cho đến khi kết thúc dự án. Đây là giai đoạn thực hiện các hoạt động theo chức năng của
dự án và quản lý các hoạt động đó theo các kế hoạch đã dự tính.
1.3.3.2. Đánh giá sau khi thực hiện dự án (thường gọi là đánh giá sau dự án)
Thực chất đây là việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của dự
án trong giai đoạn vận hành khai thác. Phân tích, đánh giá dự án trong giai đoạn này
nhằm:

- Hiệu chỉnh các thông số kinh tế – kỹ thuật để đảm bảo mức đã được dự kiến
trong nghiên cứu khả thi.
- Tìm kiếm cơ hội phát triển, mở rộng dự án hoặc điều chỉnh các yếu tố của dự án
cho phù hợp với tình hình thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án. Dựa vào các kết quả phân
tích, đánh giá quá trình vận hành, khai thác dự án để có quyết định đúng đắn về sự cần
thiết kéo dài hoặc chấm dứt thời hạn hoạt động của dự án.
1.3.3.3. Kết thúc dự án.
Tiến hành các công việc cần thiết để chấm dứt hoạt động của dự án (thanh toán
công nợ, thanh lý tài sản và hoàn thành các thủ tục pháp lý khác).
1.4 . CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính.
- Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay : Hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1. Đối
với dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1,
vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi.
Luyện Hồng Quảng

12

Lớp cao học QTKT2-K810


Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

- Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với
các dự án có triển vọng, hiệu quả rõ ràng tỷ trọng này có thể là 40%, thì dự án thuận
lợi.
Như vậy, hai chỉ tiêu trên nói lên tiềm lực tài chính đảm bảo cho dự án thực hiện
được thuận lợi.

1.4.2. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế của DAĐT
1.4.2.1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV – Net Present Value).
Để đánh giá đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án trong phân tích tài chính thường
sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần.
Giá trị hiện tại thuần NPV của một dự án là tổng lãi các năm của dự án quy
đổi về hiện tại (tại năm 0)
Chỉ tiêu này xác định giá trị tuyệt đối của lãi dự án đã quy về hiện tại.
Công thức:
n

NPV = ∑(Bt − Ct ) × (1 + i ) + SV × (1 + i ) − C0
−t

−t

(1.1)

t =1

Trong đó :

NPV là giá trị hiện tại thuần của dự án.

Bt: Doanh thu tại năm thứ t.

SV : Giá trị còn lại.

Ct: Chi phí khai thác tại năm thứ t.

n : Tuổi thọ của dự án.


C0: Chi phí đầu tư ban đầu

i

: Lãi suất.

Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan trọng để
đánh giá DAĐT.
Điều kiện của NPV:
- Dự án được chấp nhận (đáng giá) khi NPV≥ 0. Khi đó tổng các khoản thu của
dự án ≥ tổng các khoản chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại.
- Ngược lại, dự án không được chấp thuận khi NPV ≤ 0. Khi đó tổng thu của dự
án không đủ bù đắp được chi phí bỏ ra.
Dự án có NPV lớn nhất là dự án tối ưu
1.4.2.2. Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội tại (IRR – Internal Rate of Return)
Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ suất hoàn vốn nội bộ, tỷ suất nội hoàn, suất thu
hồi nội bộ.
Luyện Hồng Quảng

13

Lớp cao học QTKT2-K810


Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Tỷ suất thu hồi nội tại IRR là mức lãi suất mà tại đó NPV = 0 tức là:

n

NPV = ∑ (Bt − Ct )× (1 + IRR ) = 0
−t

(1.2)

t =0

Hoặc: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết
khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại
n

1

∑ B (1 + IRR )
t=0

t

t

=

n

1

∑ C (1 + IRR )
t


t=0

t

(1.3)

thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là:
IRR là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính dự án.
- Dự án được chấp nhận khi IRR ≥ i* (lãi suất giới hạn).
- Dự án sẽ không được chấp nhận khi IRR ≤ i*.
IRR max dự án tối ưu, chấp nhận dự án.
i là tỷ suất chiết khấu được chọn, có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn để
đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước quy định nếu dự án sử dụng
vốn do ngân sách nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu dự án sử dụng vốn tự có để
đầu tư.
1.4.2.3. Tỷ số lợi ích – Chi phí (B/C : Benefits – Costs Ratio).
Chỉ tiêu tỷ số lợi ích – chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được
với chi phí bỏ ra của dự án. Xác định tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của lợi ích với giá trị
hiện tại của chi phí bỏ ra. Công thức tính :
n

B
C

=



B




C

t = 0
n

t = 0

Trong đó :

1

t

(1 +

t

(1 +

i

)t

i

)t


1

=

PV
PV

( B )
(C )

(1.4)

Bt: Doanh thu (hay lợi ích) của dự án tại năm thứ t.
Ct: Chi phí của dự án tại năm t.

i : Lãi suất.

PV(B) : Giá trị hiện tại của các khoản lợi ích bao gồm doanh thu ở các
năm của đời dự án.
PV(C) : Giá trị hiện tại của các khoản chi phí.
Luyện Hồng Quảng

14

Lớp cao học QTKT2-K810


Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội


Điều kiện sử dụng tỷ lệ lợi ích trên chi phí là:
- Nếu B/C > 1 : Chấp nhận dự án, có nghĩa là doanh thu lớn hơn chi phí.
- Nếu B/C < 1 : Loại bỏ dự án, doanh thu không bù đắp đủ chi phí.
- Nếu B/C max : Dự án tối ưu, chấp nhận dự án.
Tỷ lệ B/C có ưu điểm là nhanh chóng xác định được mối quan hệ giữa lợi ích
thu được và chi phí bỏ ra (xác định được một đồng vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu
đồng doanh thu). Giúp chủ đầu tư bước đầu có những quyết định nhanh chóng kịp thời,
đồng thời dùng để xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc ưu tiên cho những dự án
có tỷ lệ B/C cao hơn. Tuy nhiên, là chỉ tiêu đánh giá tương đối nên B/C dẫn tới sai lầm
khi lựa chọn các dự án loại trừ nhau.
Vì tỷ lệ B/C mang tính tương đối nên tiêu chuẩn này ảnh hưởng rất nhỏ đến
quyết định đầu tư. Chính vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu B/C phải kết hợp với chỉ tiêu khác
nữa chúng ta mới đi đến kết luận.
1.4.2.4. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (Thv).
Thời gian hoàn vốn là thời gian tính từ khi dự án đi vào khai thác cho đến khi NPV
= 0 (Xác định khoảng thời gian số vốn đầu tư bỏ ra thu hồi được hoàn toàn).
T

NPV = ∑ (Bt − Ct )× (1 + i ) = 0
−t

(1.5)

i =0

Công thức :
Để tính thời gian hoàn vốn Thv ta có tính theo các cách sau :
* Bằng phương pháp nội suy:


T = t2 − (t2 − t1 )×

NPV1
NPV2 + NPV1

(1.6)

Trong đó :
T : là thời gian hoàn vốn; t1: là thời gian thấp; t2: là thời gian cao hơn.
NPV1: Giá trị hiện tại thuần tương ứng với thời gian thấp t1.
NPV2: Giá trị hiện tại thuần tương ứng với thời gian cao t2.
* Ngoài ra còn có thể tính Thv thông qua phương pháp cộng dồn tính gần đúng thời

K =

Thv

(B t

− Ct

∑ (1 + i )
i =1

Luyện Hồng Quảng

)

(1.7)


t

15

Lớp cao học QTKT2-K810


Luận văn Thạc sỹ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

hạn thu hồi vốn đầu tư theo công thức:
Trong đó :

K : Là vốn đầu tư cần phải thu hồi;
Bt: Doanh thu năm t

Ct: Chi phí năm t

i : Lãi suất.

Điều kiện khi sử dụng Thv:
- Dự án có Thv càng nhỏ càng tốt.
- Dự án loại trừ nhau thì dự án nào có Thv nhỏ hơn thì được xếp hạng cao hơn.
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn được áp dụng đối với các dự án có tính rủi ro cao.
Nhưng nhiều khi có thể dễ ngộ nhận, chọn dự án có Thv nhỏ nhất mà bỏ qua dự án có
NPV lớn. Hơn nữa, Thv phụ thuộc nhiều vào lãi suất, không đề cập đến sự diễn biến
của chi phí và lợi ích của dự án sau khi hoàn vốn, một dự án tuy có thời gian hoàn vốn
dài song lợi ích tăng nhanh hơn thì vẫn là một dự án tốt.
1.5. PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trong đầu tư người ta luôn tính đến điều kiện rủi ro của dự án:
Rủi ro là khả năng sai lệch xảy ra giữa giá trị thực tế và kỳ vọng kết quả: sai
lệch càng lớn, rủi ro càng nhiều.
Hay rủi ro là toàn bộ biến cố ngẫu nhiên tiêu cực tác động lên quá trình đầu tư
làm thay đổi kết quả đầu tư theo chiều hướng bất lợi.
* Các phương pháp phân tích rủi ro dự án đầu tư.
Rủi ro đầu tư là tổng hợp các yếu tố ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất,
là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt hại.
Rủi ro trong QLDA đầu tư là một đại lượng có thể đo lường. trên cơ sở tần xuất
lặp một hiện tượng trong quá khứ, có thể giả định nó lại xuất hiện tương tự trong tương
lai
Có hai nhóm phương pháp được sử dụng để phân tích rủi ro DAĐT:
- Phương pháp phân tích rủi ro gián tiếp.
- Phương pháp phân tích rủi ro trực tiếp.
Vấn đề rủi ro trong thực hiện dự án là một đề tài vừa khá truyền thống vừa lại
rất mới.

Luyện Hồng Quảng

16

Lớp cao học QTKT2-K810


×