TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****
CÙ THỊ LAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN
TỈNH NINH BÌNH
HÀ NỘI, 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
*****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN
TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành
: Quản lý biển
Mã ngành
: 52850199
Sinh viên thực hiện
: Cù Thị Lan
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Trần Thị Minh Hằng
HÀ NỘI, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu của tôi là do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Thị Minh Hằng. Những kết quả nghiên cứu là trung
thực. Trong quá trình làm tôi có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định
thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Các tài liệu trích dẫn rõ nguồn gốc và các tài
liệu tham khảo được thống kê chi tiết. Tôi không sao chép từ bất kỳ nguồn thông tin
nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Hà Nội, ngày
tháng
Sinh viên
Cù Thị Lan
i
năm 2017
LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và học tập dưới sự hướng dẫn tận tâm của Tiến
sĩ Trần Thị Minh Hằng cùng với sự giúp đỡ, hợp tác của các cơ quan, ban ngành
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình tác giả đã hoàn thành đề tài, với tên gọi " Nghiên
cứu hiện trạng khai thác và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển rừng
ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình"
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Tiến Sĩ Trần Thị Minh
Hằng đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tấm lòng và tình cảm của bạn bè, người thân gia đình
đã hết lòng động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hình thành luận văn.
Tôi xin cũng xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo khoa Khoa Học Biển và
Hải Đảo, các thầy cô giáo, cán bộ đang công tác tại các phòng ban của trường Đại
học Tài Nguyên và Môi Trường, cùng các học viên lớp DH3QB2 đã chia sẻ những
khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi học tập và hoàn thành khóa học này.
Vì thời gian không có nhiều, đề tài nghiên cứu còn khá mới, mặc dù tôi đã cố
gắng hết mình trong việc nghiên cứu đề tài và đưa ra các giải pháp nhưng vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin trân trọng cảm ơn và mong nhận được
các ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên
Cù Thị Lan
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................viii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................2
3.Nội dung nghiên cứu của đề tài...........................................................................3
CHƯƠNG I..............................................................................................................4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................................4
1.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu...................................................................4
1.1.1 Vị trí, địa lí.................................................................................................4
1.1.2 Đặc điểm tự nhiên......................................................................................5
1.1.2.1 Đặc điểm địa hình........................................................................................5
1.1.2.1 Đặc điểm địa hình...................................................................................5
1.1.2.2 Đặc điểm khí tượng, khí hậu.......................................................................5
1.1.2.2 Đặc điểm khí tượng, khí hậu...................................................................5
1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................8
1.1.3.1 Cấu trúc hành chính....................................................................................8
1.1.3.1 Cấu trúc hành chính................................................................................8
1.1.3.2 Dân số, lao động, việc làm...........................................................................8
1.1.3.2 Dân số, lao động, việc làm......................................................................8
1.1.3.3 Y tế, văn hóa, giáo dục.................................................................................9
1.1.3.3 Y tế, văn hóa, giáo dục............................................................................9
1.1.3.4 Cơ sở hạ tầng...............................................................................................9
1.1.3.4 Cơ sở hạ tầng..........................................................................................9
- Hệ thống đê biển Bình Minh 3 (BM3):Tuyến đê Bình Minh 3 dài 18,340 km,
bắt đầu từ cống CT3 đến cống CT1 (trên đê BM2), bề rộng mặt trung bình từ
4,1 đến 5,2 m; Mái đê phía biển m = 2,0 - 2,3; Mái đê phía Bình Minh 2 tương
đối ổn định, độ dốc trung bình là m = 2,0 - 2,5. Ngoài phạm vi hành lang an
iii
toàn đê là các đầm nuôi trồng thủy sản của nhân dân địa phương. Hiện nay
tuyến đê BM3 đã được thông tuyến......................................................................11
1.2 Tổng quan nghiên cứu về rừng ngập mặn.....................................................11
1.2.1 Một số khái niệm và giá trị của rừng ngập mặn.......................................11
1.2.1.1 Khái niệm rừng ngập mặn........................................................................11
1.2.1.1 Khái niệm rừng ngập mặn.....................................................................11
1.2.1.2 Vai trò của rừng ngập mặn.......................................................................13
1.2.1.2 Vai trò của rừng ngập mặn....................................................................13
1.2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến rừng ngập mặn.....................................16
1.2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến rừng ngập mặn....................................16
1.2.2 Tổng quan hiện trạng rừng ngập mặn.......................................................18
1.2.2.1 Trên thế giới...............................................................................................18
1.2.2.1 Trên thế giới..........................................................................................18
1.2.2.2 Tại Việt Nam..............................................................................................20
1.2.2.2 Tại Việt Nam.........................................................................................20
CHƯƠNG II..........................................................................................................23
ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................23
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................23
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu................................................................................23
2.1.2 Thời gian nghiên cứu...............................................................................23
2.2 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................23
2.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................23
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.......................................................23
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp......................................................24
2.3.3 Phương pháp phân tích, xử lí dữ liệu,thông tin........................................24
2.3.2.1 Phương pháp xử lí dữ liệu.........................................................................24
2.3.2.1 Phương pháp xử lí dữ liệu.....................................................................24
2.3.2.2 Phương pháp phân tích.............................................................................24
2.3.2.2 Phương pháp phân tích..........................................................................24
2.4 Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................25
CHƯƠNG III.........................................................................................................26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................................26
3.1 Hiện trạng khai thác và sử dụng rừng ngập mặn tại Ninh Bình..................26
iv
Huyện Kim Sơn không có vốn rừng tự nhiên, diện tích rừng tự nhiên hiện có
chủ yếu là rừng ngập mặn trồng trên đất bãi bồi ven biển.Theo kết quả kiểm kê
và thống kê đất đai năm 2012, diện tích đất ngập mặn có rừng của huyện là
514,6 ha chiếm khoảng 6,9% diện tích khu vực bãi bồi ven biển. Tính đến năm
2015 diện tích rừng trồng và đất rừng vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn là
1.229,11 ha, trong đó có 538,71 ha có rừng và 609,4 ha chưa có rừng.............26
Vùng bãi bồi ven biển với diện tích tự nhiên trên 9 nghìn ha, có lượng phù sa
màu mỡ, nguồn phù du phong phú, đa dạng, địa thế thuận lợi, khí hậu thích ứng
cho việc phát triển nghề nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, du lịch biển. Do đó,
phát triển kinh tế biển được xác định là một trong các chương trình trọng tâm,
trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện.................................26
3.1.1 Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản................................26
3.1.2 Hiện trạng khai thác và sử dụng cồn và bãi ven biển...............................29
3.2 Hiện trạng bảo tồn rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình.......................31
3.2.1 Hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn....................................................31
3.2.2 Hiện trạng trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng..............................................32
Năm 2011 diện tích rừng ngập mặn của huyện Kim Sơn đạt 540 ha chiếm 43%
diện tích đất rừng.Rừng ngập mặn chủ yếu được trồng chủ yếu ở bãi bồi ven
biển ngoài đê Bình Minh 3 và một phần giữa đê Bình Minh 2 và Bình Minh
3.Hai loài cây chính trong rừng ngập mặn là Trang và Bần chua. Mật độ trồng
từ 1600 tới 2000 cây/ha, rừng chủ yếu ở cấp độ I và II.(Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn, 2015).......................................................................................32
Tính tới tháng 12/2013 toàn tỉnh có 533 ha rừng ngập mặn..............................32
3.3 Hiện trạng chính sách, cơ chế quản lí rừng ngập mặn ven biển..................34
3.3.1 Chiến lược quốc gia về phát triển rừng ngập mặn ven biển.....................34
3.3.2 Định hướng về bảo vệ rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình..............38
3.3.3 Chính sách phát triển tiềm năng thủy sản bãi bồi Ninh Bình...................39
3.3.4 Chính sách quản lí, khai thác du lịch biển ở Kim Sơn – Ninh Bình.........40
3.4 Những cơ hội và thách thức trong việc bảo tồn và phát triển rừng ngập
mặn ven biển tỉnh Ninh Bình................................................................................40
3.4.1 Cơ hội......................................................................................................40
3.4.2 Thách thức...............................................................................................42
3.5 Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh
Bình........................................................................................................................ 44
3.5.1 Phân tích DPSIR......................................................................................44
v
3.5.2 Giải pháp chính sách................................................................................45
3.5.3 Giải pháp về chăm sóc và bảo vệ rừng.....................................................47
3.5.4 Giải pháp về khai thác và sử dụng rừng ngập mặn...................................49
3.5.5 Giải pháp về đầu tư..................................................................................52
3.5.6 Giải pháp tiếp cận cộng đồng...................................................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................55
1. Kết luận..............................................................................................................55
2. Kiến nghị............................................................................................................55
Để bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình cần có sự
quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, nhân dân..................55
Kêu gọi các dự án đầu tư bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn ............................55
Cần liên tục cập nhật, điều tra mới các thông tin về rừng ngập mặn về tình
hình khai thác rừng ngập mặn.............................................................................55
Cần phục hồi hệ thực vật ngập mặn trong các khu vực nuôi trồng thủy sản,
nghiên cứu mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững............................................55
Tuyên truyền cho cộng đồng hiểu được vai trò của việc phục hồi và bảo tồn hệ
sinh thái rừng ngập mặn để mọi người dân địa phương tích cực tham gia bảo
vệ và phục hồi........................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................57
PHỤ LỤC 1..............................................................................................................1
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ..........................................1
PHỤ LỤC 2..............................................................................................................3
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CỘNG ĐỒNG..................................................3
PHỤ LỤC 3..............................................................................................................6
THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT NGẬP MẶN KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH
NINH BÌNH.............................................................................................................6
PHỤ LỤC 4..............................................................................................................8
ẢNH THỰC ĐỊA HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH................................8
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH
BM
Bộ NN&PTNT
BQL
ĐBSCL
FAO
IPCC
IUCN
NTTS
QĐ-TTg
RNM
TEV
UBND
UNEP
UNESSCO
VQG
Biến đổi khí hậu
Bình Minh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Ban Quản lý
Đồng bằng sông Cửu Long
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc
Ủy ban Liên quốc gia
Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới
Nuôi trồng thủy sản
Quyết định-Thủ Tướng chính phủ
Rừng ngập mặn
Giá trị kinh tế toàn phần
Ủy ban nhân dân
Chương trình Môi trường thế giới
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
Vườn quốc gia
TVNM
Thực vật ngập mặn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1 Một số chỉ tiêu về khí hậu huyện Kim Sơn...........................................6
Bảng 1.3 Phân bố diện tích đất ngập mặn và RNM theo tỉnh và thành phố ven
biển Việt Nam........................................................................................................21
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1 Vị trí vùng ven biển, bãi bồi và cồn nổi tỉnh Ninh Bình.......................4
Hình 1. 2 Cây ngập mặn (Kim Sơn -Ninh Bình).................................................12
(Nguồn: Điều tra thực tế)......................................................................................12
Hình 1. 3 Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thế nền và phân bố loại cây............13
(Nguồn: Phan Nguyên Hồng,2007).......................................................................13
Hình 1.4 Tầm quan trọng của RNM....................................................................16
(Nguồn:Tổng hợp bởi tác giả)...............................................................................16
Hình 1.5 Bản đồ rừng ngập mặn toàn cầu...........................................................18
Hình 1.6 Bản đồ rừng ngập mặn Đông Nam Á...................................................19
Hình 1.7 Các khu rừng đước trù phú ở Indonesia bị phá hủy phục vụ cho nuôi
trồng thủy sản và nông nghiệp.............................................................................20
(Nguồn: NASA/USGS)..........................................................................................20
Hình 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu......................................................................25
Hình 3. 1 Biểu đồ so sánh giữa TVNM Ninh Bình và Toàn quốc.......................31
Hình 3. 2 Biểu đồ biến động diện tích rừng phòng hộ ven biển Ninh Bình.......33
Hình 3.3 Mô hình DPSIR......................................................................................45
Hình 3.3 Mô hình DPSIR...................................................................................... 45
viii
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ninh Bình là một trong 11 tỉnh thành giáp với đường bờ biển. Cụ thể, huyện
Kim Sơn, Ninh Bình có ranh giới giáp với vùng ven biển từ phía Đông sông Đáy
đến phía Tây Nam sông Càn. Huyện Kim Sơn có chiều dài bờ biền rộng 18,34km
(chiều dài được tính theo chiều dài đê Bình Minh 3).
Với đặc thù là một tỉnh có đường bờ biển nên các cơ quan quản lý đã có
những chính sách, quy hoạch trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển của
tỉnh. Bước đầu, tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả tốt, đáng khích lệ trong
quá trình sử dụng và phát triển tài nguyên biển của tỉnh. Trong đó rừng ngập mặn
của tỉnh được phát triển và đưa vào sử dụng rất nhiều.
Bên cạnh đó, việc sử dụng, khai thác tài nguyên biển thiếu bảo vệ tài nguyên
môi trường biển đã dẫn đến sự suy thoái giảm sút tài nguyên: Các hệ sinh thái môi
trường biển bị suy giảm; tỉ lệ sinh vật biển cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi
trường; chất lượng môi trường sống xuống thấp; đất ven biển bị sạt lở; tài nguyên
rừng ngập mặn bị giảm về diện tích; xảy ra tình trạng biển lấn, cát lấn, mực nước
biển dâng cao; các nguồn nước ngầm ven biển bị ô nhiễm do các hoạt động kinh tế xã hội ảnh hưởng.
Công tác quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng các dạng tài nguyên biển đã
bộc lộ những bất cập, thiếu các cơ chế điều phối, phối hợp và quản lý liên ngành
nên hiệu quả kinh tế còn hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng và bảo đảm cho tài
nguyên môi trường vùng ven biển được khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, bền
vững. Những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý môi trường vùng ven biển
cũng gây cản trở trong việc sử dụng hiệu quả và phát triển bền vững vùng ven biển
của tỉnh và làm gia tăng những vấn đề đang tồn tại.
Không chỉ vậy, tỉnh Ninh Bình còn có sự biến đổi khí hậu trên địa bàn ngày
một gia tăng mức độ ảnh hưởng tới đời sống người dân. Dựa theo số liệu báo cáo
của kịch bản Biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Bình sẽ hứng chịu ảnh hưởng nặng của các
hiện tượng tự nhiên như xâm nhập mặn, nước biển dâng cao, cát lấn....
1
Bên cạnh đó tình hình biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng diễn
ra ngày một tăng cả về số lượng và mức độ ảnh hưởng. Theo kịch bản Biến đổi khí
hậu tỉnh Ninh Bình là một trong số các tỉnh vùng ven biển sẽ chịu ảnh hưởng nặng
nề của hiện tượng nước biển dâng, bão, xâm nhập mặn,…
Trong bối cảnh này, rừng ngập mặn đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc
bảo vệ vùng ven biển. Giảm thiểu các tác hại từ thiên tai, ngăn ngừa tình trạng xâm
nhập mặn, cát lần. Tạo ra môi trường sống cho các sinh vật biển như tôm, cua, cá,...
người dân có thể tận dụng rừng ngập mặn để nuôi trồng, phát triển thủy hải sản để
tạo sự bền vững cho kinh tế.
Với vai trò cực kỳ quan trọng của rừng ngập mặn không những có tác dụng
lớn là bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của thiên tai mà còn có giá trị về kinh tế hết
sức to lớn... Tài nguyên thủy sản không chỉ được khai thác trực tiếp mà còn cả một
vùng ven biển rộng lớn xung quanh.
Nhưng, hiện nay nhận thức của người dân về giá trị rừng ngập mặn vẫn còn
thấp. Diện tích rừng ngập mặn vẫn bị nguy giảm và diễn ra nhiều nơi do các yếu tố,
nguyên nhân khác nhau. Trong đó việc không có một định hướng rõ ràng cho rừng
ngập mặn phát triển để bảo vệ giá trị tài nguyên biển. Vì vậy, việc triển khai các kế
hoạch, đưa ra định hướng của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý là rất quan
trọng và cần thiết để nâng cao giá trị rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình. Nhằm
giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi
trường biển. Để giải quyết những vấn đề này, học viên lựa chọn đề tài:“ Nghiên
cứu hiện trạng khai thác và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển rừng
ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Khóa luận nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình,tìm
hiểu các chính sách quản lí, cơ sở pháp luật được áp dụng tại địa phươngvà đề xuất
giải pháp bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình.
2
3.Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Hiện trạng bảo vệ và khai thác rừng ngập mặn ven biển tỉnh Ninh Bình
- Các chính sách,cơ chế quản lí rừng ngập mặn
- Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh
Ninh Bình.
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.1.1 Vị trí, địa lí
Vùng ven biển, bãi bồi và cồn nổi tỉnh Ninh Bình thuộc địa giới hành chính
của 3 xã ven biển huyện Kim Sơn (Kim Hải, Kim Trung, Kim Đông), thị trấn Bình
Minh và vùng bãi bồi ven biển từ đê Bình Minh 2 ra tới Cồn Nổi với tổng diện tích
tự nhiên 7.479,66ha nằm trong khoảng: 19056’40”- 20000’00” vĩ độ Bắc;
106002’05”- 106005’20” kinh độ Đông.
Hình 1. 1 Vị trí vùng ven biển, bãi bồi và cồn nổi tỉnh Ninh Bình
(Nguồn:Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình, 2013)
Ranh giới phía bắc giáp xã Kim Mỹ và xã Cồn Thoi, nam và đông nam giáp
biển, đông giáp sông Đáy và phía tây có sông Càn. Theo hướng bắc - nam, bãi bồi
ven biển được chia làm 4 tiểu vùng cách nhau bởi các quai đê:
Tiểu vùng 1: Thị trấn Bình Minh. Diện tích 877,92 ha
Tiểu vùng 2: (từ đê BM1 đến đê BM2) gồm 3 đơn vị hành chính là xã Kim
Đông, Kim Trung, Kim Hải và cả phần đất của các đơn vị quân đội (đoàn 1080,
279). Diện tích 1.649,48 ha.
Tiểu vùng 3 và tiểu vùng 4: Từ đê BM2 ra Cồn nổi (đến cao trình -1,5m). Diện
tích khoảng 4.952,26 ha. (Phạm vi diện tích đất tại Tiểu vùng 3, Tiểu vùng 4 do
huyện quản lý).
4
1.1.2 Đặc điểm tự nhiên
1.1.2.1 Đặc điểm địa hình
Vùng bãi bồi ven biển Ninh Bình thuộc kiểu đồng bằng tích tụ chịu ảnh hưởng
trực tiếp của thủy triều. Đồng bằng ảnh hưởng của thủy triều thường xuyên có bề
mặt địa hình thấp, tích tụ sét hoặc bùn sét có độ cao bề mặt dưới 0,5m so với mực
nước biển, địa hình hầu như bằng phẳng, độ dốc không quá 30.
Địa hình bãi bồi có hình vòng cung hướng lồi ra biển, bề mặt toàn bãi có độ
phẳng khá đồng đều.
Do đặc điểm vùng biển Ninh Bình là biển thoái, tốc độ bồi lắng hàng năm khá
lớn (từ 80-100m, bồi cao 6-8cm) nên địa hình bãi này hàng năm đều có sự thay đổi
và ngày cảng phình to ra biển.
1.1.2.2 Đặc điểm khí tượng, khí hậu
Ninh Bình nằm trong miền khí hậu phía Bắc Việt Nam nên tính chất căn bản
của khí hậu vùng ven biển Ninh Bình là nhiệt đới gió mùa. Điều kiện khí hậu ở đây
chịu sự chi phối của chế độ bức xạ mặt trời nội chí tuyến với hai hệ thống gió mùa
(Đông Bắc và Tây Nam đã biến tính khi thổi vào Vịnh Bắc bộ) và tác động của
biển. Chế độ bức xạ và giờ nắng thuộc loại trung bình ở nước ta. Nền nhiệt thuộc
chế độ nhiệt nóng và phân hoá làm hai mùa nóng, lạnh phù hợp với hai mùa gió.
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ không khí biến thiên
mạnh trong năm, tuy nhiên do tác động của biển nên dao động nhiệt trong ngày
tương đối điều hoà.
Chế độ nhiệt khu vực có sự phân chia theo mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình
năm khu vực là 23,50C. Tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình 29,2oC. Tháng lạnh
nhất có nhiệt độ trung bình 16,9oC. Tổng nhiệt độ năm trên 8.500oC (Bảng 1.1).
5
Bảng 1. 1 Một số chỉ tiêu về khí hậu huyện Kim Sơn
Tháng
1
2
3
4
5
19,
23,
27,
7
3
3
6
7
28,6
29,2
39,0
39,3
19,1
21,6
8
9
28,
27,
5
3
37,
35,
9
4
21,
16,
9
8
10
11
12
21,
17,
5
8
31,
30,
4
0
TB
năm
Nhiệt độ
Trung
16,
bình
9
(oC)
17,2
Max
32,
33,
36,
37,
39,
(oC)
4
3
6
5
2
5,7
6,3
10,1
13,
17,
0
7
85
88
91
89
84
83
81
85
85
58,
40,
43,
51,
83,
100,
106,
77,
70,
9
0
0
8
0
7
4
9
5
Min
(oC)
24,7
33,3
14,8
10,
23,5
35,4
5,8
13,6
82
83
85
82,
75,
2
1
6
Độ ẩm
không
khí TB
83
(%)
Lượng
bốc
hơi
TB
81,2
871,6
(mm)
Tốc độ gió
Vtb
2,2
2,0
1,7
1,9
2,0
1,9
2,1
1,6
2,0
2,2
2,1
2,1
2,0
Vmax
14
16
16
20
32
34
40
40
45
40
18
18
45
B
B
B,N
B
TN
T
Đ
TB
B
TTB TB
TB
B
Hướng
gió
(Nguồn: Nguyễn Thanh Thủy, 2010)
Trong khu vực, chế độ gió đặc trưng theo mùa. Thời gian từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau thường xuất hiện gió mùa Đông Bắc. Hướng gió phổ biến
6
thường là Đông, Bắc và Đông Bắc, trong đó, hướng gió Đông có tần suất lớn
hơn cả, khoảng 33% (tháng 11) và 53,6% (tháng 2).
1.1.2.3 Đặc điểm hải văn
Đặc điểm hải văn của vùng được thể hiện rõ nhất qua chế độ sóng và chế độ
chiều:
- Chế độ sóng:
Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, vùng ven biển cửa sông chịu tác
động mạnh mẽ nhất của các hướng sóng do gió mùa đông bắc gây ra, hướng sóng
thịnh hành ngoài khơi là đông bắc với tần suất khá cao và ổn định từ 51-70%.
Ngược lại trong bờ thịnh hành hướng sóng đông, đông nam. Cấp độ cao sóng trung
bình ngoài khơi từ 0,5 – 1,3m và ven bờ từ 0,4 - 0,9m. Độ cao sóng lớn nhất ngoài
khơi từ 1,5 – 6m và ven bờ 0,75 – 3m.
Vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, hướng sóng chủ đạo ngoài khơi là hướng
nam với tần suất cao, ổn định từ 37 – 60% và ven biển là các hướng sóng đông nam
(tấn suất 24%) và nam (20%). Cấp độ sóng trung bình ngoài khơi là 0,8-1,3m và
ven bờ 0,7-1,2m. Độ cao sóng lớn nhất ngoài khơi 4,0-9,0m và ven bờ 2,6-6,0m..
Dưới tác động của sóng có độ cao lớn tạo nên áp lực sóng có rị số cao gây xói lở
bờ, phá vỡ các tuyến đê xung yếu nhất kà các tuyến đê quai ở các bãi bồi.
Mùa chuyển tiếp từ tháng 4 - 5 và tháng 10 - 11, sóng ngoài khơi có các hướng
sóng chính là đông bắc và nam, ngược lại với ven bờ là đông và đông nam với
cường độ có giảm nhiều so với mùa chính. Tuy nhiên do nhiễu động thời tiết xảy ra
muộn như gió mùa hoặc bão sóng gió vẫn có tác động mạnh tới vùng bãi bồi của
huyện.
- Chế độ thủy triều:
Vùng ven biển Ninh Bình có chế độ nhật triều khá thuần nhất. Biên độ giao
động tối đa từ 3,0-3,5m, trung bình 1,7-1,9m và tối thiểu từ 0,3-0,5m. Mực triều lớn
nhất có thể đạt đến 4,0m
Hàng tháng trung bình có hai kỳ nước lớn, mỗi kỳ kéo dài từ 11-13 ngày với
biên độ giao động ngày đêm từ 1,5-3,0m và giữa chúng là các kỳ nước kém, mỗi kỳ
káo dài 2 đến 3 ngày với biên độ giao động nhỏ từ 0,5-0,8m
7
1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.3.1 Cấu trúc hành chính
Vùng đồng bằng bao gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện
Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tích khoảng 101
nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc
nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh.
Vùng đồi núi và bán sơn địa: Vùng này nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh,
bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía tây
huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô. Độ cao
trung bình từ 90-120m. Đặc biệt khu vực núi đá có độ cao trên 200m.
Vùng ven biển: bao gồm 4 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim
Hải, Kim Đông, Kim Tân, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh. Ngoài ra, khu kinh tế mở Ninh Bình gồm thị trấn Bình Minh và 6 xã bãi
ngang ven biển, được xác định là một trung tâm kinh tế lớn của Ninh Bình.(Sở tài
nguyên và môi trường tỉnh Ninh Bình,2012)
1.1.3.2 Dân số, lao động, việc làm
Dân số hiện tại trong vùng ven biển là 13.550 người (năm 2012), chiếm 8,13
% dân số của huyện. Mật độ dân cư khoảng 540 người/km2.
Nguồn nhân lực của vùng ven biển huyện Kim Sơn phát triển khá về cả số
lượng, chất lượng, là điều kiện thuận lợi tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế - xã
hội bền vững. Tổng số lao động trong vùng là 7.251 người, trong đó Nông, Lâm,
Thủy hải sản có 5.015 người (chiếm 68,77%), thương mại dịch vụ có 814 người
(chiếm 11,23%), tiểu thủ công nghiệp có 1.451 người (chiếm 20%).
Chất lượng giáo dục đào tạo đã được nâng cao, cơ sở vật chất được tăng
cường, tuy nhiên, nguồn nhân lực qua đào tạo mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng
7,5%). Toàn vùng mới có 505 lao động qua đào tạo; Trong đó: đại học cao đẳng
353 người, trung cấp chuyên nghiệp 136 người, sơ cấp, công nhân kỹ thuật 16
người. Lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các khu vực
khác, năng suất lao động còn thấp và chậm được nâng lên, tỷ lệ sử dụng thời gian
lao động nông thôn còn thấp (chiếm khoảng 35%).
8
Thu nhập của người lao động vùng ven biển không ngừng tăng lên những năm
gần đây do phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản hợp lý và bền vững. Mức chi tiêu
bình quân đã được nâng lên mức 1.135,5 nghìn đồng/tháng vào năm 2010, tăng
bình quân gần 21,2%/năm, tương đương với tốc độ tăng bình quân về mức sống dân
cư.
1.1.3.3 Y tế, văn hóa, giáo dục
Kim Sơn có đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng và chất
lượng; toàn huyện đạt 14 cán bộ y tế/vạn dân; 100% trạm y tế có bác sỹ; các thôn,
khu phố có cán bộ y tế; các xã, thị trấn đều được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y
tế xã. Trung tâm y tế huyện tiếp tục được đầu tư nâng cấp cả về cơ sở vật chất và
trang thiết bị. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tích cực, tỷ lệ phát
triển dân số hàng năm duy trì ở mức ổn định 0,98%. Tuổi thọ trung bình của người
dân không ngừng được nâng lên; số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống
còn 19% vào năm 2010.
Ninh Bình có tín ngưỡng, văn hóa tôn giáo khá đa dạng và phong phú với hai
tôn giáo chính là Phạt giáo và Thiên chúa giáo, đồng bào công giáo chiếm 23,33%
dân số toàn tỉnh. Số làng, thôn, khu phố được công nhận làng văn hoá ngày càng
tăng, đến nay đã có 274/298 khu dân cư tiên tiến, 243/298 xóm, phố văn hóa đạt
78%, danh hiệu gia đình văn hóa đạt 80,8%, các hoạt động văn hóa, thể thao được
tổ chức thường xuyên trong khu vực.(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn ,2012)
1.1.3.4 Cơ sở hạ tầng
Giao thông đường thủy: Trên địa bàn Ninh Bình có 16 tuyến sông, kênh có thể
khai thác vận tải thủy với tổng chiều dài khoảng 300 km. Trong đó: Trung ương
quản lý 04 sông dài gần 156 km, địa phương quản lý 12 sông, kênh dài trên 143 km;
Có 02 cảng sông chính là cảng Ninh Bình và cảng Ninh Phúc có liên quan tới phát
triển mạng lưới đường thủy trong vùng. Ngoài ra, còn có một số cảng, bến thủy có
khả năng thông qua từ 100.000-350.000 tấn/năm.
Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh tương đối thuận lợi trong
việc phục vụ giao thương hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
9
Hệ thống thủy lợi:Với đặc điểm địa lý các xã tiếp giáp biển, hàng năm chịu
nhiều ảnh hưởng của bão lụt nên công tác phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai
được coi trọng, hệ thống thủy lợi được quan tâm cải tạo, xây dựng. Hệ thống đê bao,
hệ thống kênh mương, cầu cống cấp thoát nước phục vụ dân sinh được nâng cấp.
Bảng 1. 2 Hiện trạng hệ thống thủy lợi các xã
STT
1
2
3
4
Tên xã
TT Bình Minh
Kim Hải
Kim Trung
Kim Đông
Tổng chiều dài
kênh cấp 3 trở lên
(km)
Số cầu,
cống
Diện tích cấp
nước tưới (ha)
43,87
51
283,6
47,854
71
277
69,8
41
431,1
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp &PTNT (2013)
Hiện trạng hệ thống đê biển:
- Hệ thống đê biển Bình Minh 1(BM1): Tuyến đê Bình Minh I được xây dựng từ
năm 1959, dài 17,7km, bắt đầu từ cống Như Tân đến cống Càn, mặt đê được rải bê
tông, tạo thành một trong những tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện Kim
Sơn.
- Hệ thống đê biển Bình Minh 2 (BM2): Tuyến đê biển Bình Minh 2 dài 22,8
km, bắt đầu từ K0(cống Như Tân) đến K23+800 (Cống Càn), được kiên cố theo
chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam với quy mô có thể
chống chịu với bão cấp 12, triều cường P=5%, tạo thành vành đai che chắn, bảo vệ
các cụm dân cư và sản xuất trong vùng. Mặt đê đã được trải bê tông, chiều rộng mặt
đê là 5,5m. Bên lề phía biển có gờ chắn sóng rộng 0,25m. Bên lề phía đồng là dải
đất rộng khoảng 1,0 m. Mái đê phía biển đã lát bê tông, m = 3. Không xảy ra hiện
tượng xâm phạm hành lang an toàn đê. Mái đê phía đồng cũng đã được lát với hệ số
mái m = 2. Trong đồng có dãy đầm nuôi trồng thủy sản. Một số đầm lấn vào phạm
vi an toàn của đê, chỉ cách chân đê khoảng 5,0m.
10
- Hệ thống đê biển Bình Minh 3 (BM3):Tuyến đê Bình Minh 3 dài 18,340 km,
bắt đầu từ cống CT3 đến cống CT1 (trên đê BM2), bề rộng mặt trung bình từ 4,1 đến
5,2 m; Mái đê phía biển m = 2,0 - 2,3; Mái đê phía Bình Minh 2 tương đối ổn định, độ
dốc trung bình là m = 2,0 - 2,5. Ngoài phạm vi hành lang an toàn đê là các đầm nuôi
trồng thủy sản của nhân dân địa phương. Hiện nay tuyến đê BM3 đã được thông tuyến.
Cảng bốc xếp:Trong khu vực ven biển chưa có cảng bốc xếp hàng hóa, cũng
như cảng trung chuyển, chủ yếu là các vị trí tự phát theo điều kiện tự nhiên. Hiện tại
khu neo đậu, tránh trú bão từ đê Hoành Trực đến cống CT3, làm nhiệm vụ là khu
neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền, và dịch vụ ngoài cửa sông Đáy
Đánh bắt xa bờ, cơ sở sơ chế, chế biến thủy hải sản:Đánh bắt xa bờ đối với bà
con ngư dân nơi đây còn chưa được quan tâm, hiện tại có đội tàu đánh cá của tư nhân
công suất nhỏ nên đánh bắt gần là chủ yếu, thỉnh thoảng đánh bắt sang phía Hạ Long
nhưng năng suất hiệu quả chưa cao.
Mặt khác, thủy hải sản sau khi khai thác chưa được bảo quản, chế biến tại chỗ do
trong vùng chưa xây dựng cơ sở đủ điều kiện đảm nhận việc đó, chủ yếu là mua gom,
sau đó vận chuyển đi phục vụ cho 4 cơ sở sơ chế thủy sản đông lạnh, 7 cơ sở chế biến
nước mắm trong huyện, hoặc vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ, nhưng các cơ sở này
mang tính chất hộ gia đình, quy mô còn nhỏ lẻ, năng suất thấp.
1.2 Tổng quan nghiên cứu về rừng ngập mặn
1.2.1 Một số khái niệm và giá trị của rừng ngập mặn
1.2.1.1 Khái niệm rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn (RNM) là rừng phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn ở
vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều
lên xuống hàng ngày. Rừng ngập mặn là rừng chuyển tiếp giữa hệ sinh thái rừng
triều nhiệt đới với đất liền ở trong vùng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều.
Theo tiêu chí của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc
(FAO,1998) thì một quần hợp thực vật được gọi là rừng khi có tối thiểu 10% cây cối
che phủ không phải là cây trồng nông nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại của các loài
động, thực vật và duy trì điều kiện đất đai phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác
11
định và phân chia các loại rừng còn tùy thuộc vào các điều chí kích cỡ cây, tầng tán,
các yếu tố địa lý sinh vật…
Hệ sinh thái rừng ngập mặn được biết đến là nơi cung cấp một lượng lớn hàng
hóa và dịch vụ cho con người, là nơi lưu giữ những nguồn gen cho tương lai, nơi
cung cấp thức ăn và chỗ sinh sản cho rất nhiều loài động vật có giá trị sinh thái và
môi trường cao (theo Macnae, 1974). Đồng thời, rừng ngập mặn cũng là trạm dừng
chân và là nơi cư trú của rất nhiều loài chim nước di cư. Rừng ngập mặn bảo vệ các
nguồn nước ngọt chống lại sự nhiễm mặn, bảo vệ đất đai khỏi sự xói mòn bởi sóng
và gió (theo Semesi, 1998) và góp phần ổn định bờ biển. Rừng ngập mặn có thể
được coi là tấm barie tự nhiên bảo vệ hệ thống đê biển, bảo vệ cho tài sản và cuộc
sống của cộng đồng dân cư ven biển trước bão gió.
Như vậy, rừng ngập mặn được hình thành bởi các cây ngập mặn nếu diện tích
che phủ đạt trên 10%. Loại rừng này bao gồm các loài cây ngập mặn chính thống,
đó là những loài cây chỉ có ở rừng ngập mặn và các loài cây gia nhập rừng ngập
mặn, những loài cây có thể gặp ở cả trong rừng ngập mặn và những vùng khác nữa
Hình 1. 2 Cây ngập mặn (Kim Sơn -Ninh Bình)
(Nguồn: Điều tra thực tế)
Hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm tất cả các thành phần hữu sinh (cây ngập
mặn, nấm, tảo, vi sinh vật trên cây, dưới nước, trong đất rừng ngập mặn và kể cả
trong không khí) và các thành phần vô sinh (không khí,đất và nước). Hai thành
phần này luôn tác động qua lại, quy định lẫn nhau, vận động trong không gian và
thời gian.
12
Hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá là một trong các hệ sinh thái có
năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái. Rừng ngập mặn là nơi che chở
nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản, là vườn ươm cho sự sống của biển.
Mỗi loại cây RNM đều có yêu cầu điều kiện môi trường, sinh thái khác nhau
nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung như:
- Cây rừng ngập mặn sống ở trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, xích đạo.
- Sống ở vùng ven biển khu nước lợ, lưu vực của cửa sông thông ra biển, các
đầm trũng nội địa.
- Khu vực có ảnh hưởng của triều lên xuống.
- Vùng không có sóng lớn.
- Độ ẩm cao.
Ngoài ra chúng còn chịu những tác động khác như loại đất và chế độ ngập
triều dựa vào sơ đồ sau ta thấy sự phân bố của các loại cây trong rừng ngập mặn:
Hình 1. 3 Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thế nền và phân bố loại cây
(Nguồn: Phan Nguyên Hồng,2007)
1.2.1.2 Vai trò của rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng đối với hệ sinh thái, phát triển kinh tế
-xã hội và môi trường.
* Vai trò đối với hệ sinh thái:
13
- RNM là môi trường sống cho nhiều loài động, thực vật nguồn thức ăn đầu
tiên, phong phú và đa dạng cung cấp cho các loài hải sản là xác hữu cơ thực vật
dạng hạt, hoặc còn gọi là mùn bã hữu cơ, đó là sản phẩm của quá trình phân hủy
xác thực vật, bao gồm: lá, cành, chồi, rễ…của các cây ngập mặn. Khi lá còn ở trên
cây đã có 1 số loài nấm sống trên đó, một số chui sâu vào trong biểu bỉ, 1 số sống
trong mặt lá. Khi lá rụng xuống, sau 24h ngập nước triều đầu tiên, lá đã bị các vi
sinh vật(VSV) phân hủy.
- Du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học Tại Việt Nam những năm gần đây
khách du lịch có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu các khu RNM và nguồn
lợi ngành du lịch thu được cũng tăng lên. Một số địa điểm du lịch thu hút khách du
lịch như RNM Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), RNM Vàm Sát (thành phố Hồ
Chí Minh), RNM hòn Bảy Cạnh – Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), RNM ven biển
An Thạnh Nam (Sóc Trăng).
- Đa dạng sinh học bản thân RNM là một trong các dạng tài nguyên thiên
nhiên có khả năng tái tạo. Kéo theo nó là sự quần tụ của nhiều loài sinh vật khác, từ
những loài động vật không xương sống kích thước nhỏ đến những loài động vật có
xương sống kích thước lớn, từ những loài sống trong nước biển đến những loài sống
trên cạn. Điều đó nói lên rằng, RNM không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi cung cấp
nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể
sinh vật cửa sông ven biển; đồng thời còn là nơi “ương ấp” những cơ thể non của
nhiều loài sinh vật biển, nơi duy trì đa dạng sinh học cho biển.
* Vai trò đối với phát triển kinh tế-xã hội như:
-Cung cấp thực phẩm cho con người
-Cung cấp dược phẩm cho con người: Rừng ngập mặn cung cấp hơn 21 loài
cây dùng để làm thuốc nam chữa bệnh . Ví dụ vỏ, thân, cành cây Đước có công
dụng chữa bỏng và vết thương phần mềm, hạt của rau muống biển có thể làm giảm
sốt.
-Cung cấp gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ: các loài thực vật này cung cấp cho
các vùng ven biển gỗ xây dựng, lá lợp nhà, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất đốt,
thức ăn gia súc... Những loài cây cung cấp gỗ và có trữ lượng lớn là Mắm, Đước,
14