Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.44 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VƯỜN
QUỐC GIA TAM ĐẢO

Sinh viên: nhóm 3:
Nguyễn Minh Hạnh
Trần Thị Minh Hiền
Đoàn Thảo My
Phạm Quang Huy
Lớp: ĐH5QM1

Hà Nội, 6/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VƯỜN
QUỐC GIA TAM ĐẢO

Sinh viên: nhóm 3:
Nguyễn Minh Hạnh
Trần Thị Minh Hiền
Đoàn Thảo My
Phạm Quang Huy


Lớp: ĐH5QM1

Hà Nội, 6/2017


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được bài báo cáo một cách hoàn chỉnh và tốt nhất, nhóm
chúng em xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất tới:
Trước hết chúng em xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Khoa Môi trường và các Thầy, Cô
trong khoa Môi trường lời cảm ơn chân thành nhất. Các Thầy, Cô đã tạo mọi điều
kiện tốt nhất có thể cho nhóm có chuyến đi thực tập thiên nhiên ở Vườn quốc gia
Tam Đảo.
Đặc biệt xin gửi tới thầy Khắc, thầy Lê Văn Hưng, thầy Dũng, cô Hạnh, cô Huê,
cô Ngọc, cô Thư cùng các thầy cô trong đoàn thực tập lời cảm ơn sâu sắc nhất, các
Thầy, Cô đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ nhóm hoàn thành bài báo cáo của mình tốt
nhất và hoàn chỉnh nhất.
Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Trần Tuấn Việt Phó
giám đốc Trung tâm GDMT&DV Vườn quốc gia Tam Đảo và người dân nơi đây đã
hết mình giúp đỡ chúng em trong quá trình tìm hiểu thông tin.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

4


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
VQG Tam Đảo được chính thức thành lập ngày 15/06/1996 với tổng diện tích

36.883 ha thuộc địa phận xã Hồ Sơn, Tam Đảo, Vĩnh Phúc với chức năng nhiệm vụ
chính là bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng cũng như các nguồn gen quý hiếm và
phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu học tập, tham gia tổ chức du lịch nghỉ mát,… [1]
Nằm ở độ cao trên 1000 mét so với mực nước biển, Tam Đảo có khí hậu mát
mẻ quanh năm và có hệ động thực vật phong phú và nhiều loài đặc hữu[2]. Với lợi
thế và tiềm năng phát triển du lịch lớn, ước tính hết quý 1 năm 2017, Khu du lịch
Tam Đảo đã đón trên 44 nghìn du khách với lượng khách du lịch hàng năm trung
bình tăng đến 71%[2-5]. Tuy nhiên đi cùng với những lợi ích được được mang lại
từ du lịch là những nhân tố tiềm tàng có ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái của khu
vực VQG Tam Đảo. Chính vì vậy chuyên đề “Phân tích tiềm năng phát triển du
lịch khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo” được thực hiện để đánh giá tiềm năng phát
triển du lịch của khu vực VQG Tam Đảo, nhằm đề xuất các phương án khai thác và
cải thiên du lịch dịch vụ phù hợp với đặc điểm Tam Đảo, hạn chế các tác động tiêu
cực của hoạt động du lịch đến hệ sinh thái tại khu vực VQG Tam Đảo.
Mục tiêu của chuyên đề
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại VQG Tam Đảo
- Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tài VQG Tam Đảo đặc biệt là du lịch
sinh thái và tác động của du lịch đến hệ sinh thái VQG Tam Đảo
- đề xuất các phương án khai thác và cải thiện chất lượng du lịch
Nội dung thực hiện
- Đánh giá mức độ đa dạng và hiện trạng của cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và
các di tích lịch sử trong khu vực VQG là lợi thế cho phát triển du lịch.
- Đánh giá hiện trạng các dịch vụ du lịch tại VQG Tam Đảo.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của khách du lịch và các dịch vụ du lịch tác động đến
sinh thái khu vực VQG Tam Đảo.
- Đề xuất các phương án cải thiện và khai thác du lịch phù hợp với tiềm năng
phát triển du lịch của VQG Tam Đảo.

5



PHẦN I: LỘ TRÌNH, ĐIỂM KHẢO SÁT, VÀ NỘI DUNG THỰC TẬP
Lộ trình
- Đoàn thực tập tập trung lúc 13:30 ngày 5/6/2017 tại sân trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội, đoàn xuất phát lúc 14:00 cùng ngày đi theo tuyến
đường Tuyến đường: Hồ Tùng Mậu, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, cầu
Thăng Long hướng đi Bắc Thăng Long Nội Bài, cao tốc Nội Bài-Lào Cai, quốc lộ
2, quốc lộ 2B rồi tới Tam Đảo.

Bản đồ thể hiện lộ trình chuyến đi của đoàn từ trường Đại học Tài Nguyên và
Môi trường Hà Nội đến thị trấn Tam Đảo
- 7:55 sáng ngày 6/6/2017, nhóm thực tập xuất phát từ bãi đỗ xe đối diện khách
sạn Tuấn Anh cùng đoàn thực tập đi tìm hiểu về mô hình sinh kế của người dân
Tam Đảo.
Các địa điểm dừng chân:
+ dọc theo đường dốc Tam Đảo đoàn dừng chân tại khu vực người dân trồng cây
sinh kế: su su
+ Thung lũng hoa Tam Đảo.
- 15:30 ngày 6/6/2017 nhóm thực tập xuất phát từ khách sạn đi đến nhà thờ Đá
Tam Đảo rồi đi ngược lên theo tuyến đường dốc Tam Đảo lên Đền bà Chúa
Thượng Ngàn để thu thập thông tin.

6


Bản đồ tuyến đường đi và điểm khảo sát ngày thứ nhất tại Tam Đảo
-8:40 ngày 7/6/2017 đoàn thực tập chia 2 đoàn, nhóm đi theo đoàn thực tập đi khảo
sát đa dạng sinh học dọc theo tuyến đường lên Đỉnh Rùng Rình.
- Đoàn đi theo tuyến đường dốc Tam Đảo đến điểm dừng chân (bãi đỗ xe) rồi đến
đỉnh Rùng Rình.

- 12:45 ngày 7/6/2017 nhóm đi tìm hiểu và thu thập thông tin tại thác Bạc (cách
khác sạn khoảng 500m)
(Do đặc điểm khu vực khảo sát ngày thứ 2 không có sóng điện thoại gây cản trợ việc xác định tọa độ)

Bản đồ vệ tinh thể hiện đường đi thực tế vào buổi chiều

7


PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA
 Phương pháp thu thập tài liệu

1. Thu thập tài liệu thứ cấp: Trước khi tham gia buổi thực tập, cần phải thu thập
các tài liệu có liên quan đến địa bàn và vấn đề nghiên cứu như: bản đồ địa hình, các
loại hình du lịch của Tam Đảo, số liệu thống kê về du lịch, kết quả nghiên cứu về
tiềm năng du lịch Tam Đảo đã công bố,...
2.
Thu thập tài liệu sơ cấp: Thu thập thông tin bằng các hình thức sau:
- Quan sát: Quan sát cảnh quan, hiện tượng thời tiết, địa hình,... và các nhân tố xuất
hiện và có tác động đến buổi thực tập và ảnh hưởng đến kết quả bài báo cáo
- Chụp ảnh: Sử dụng máy ảnh và điện thoại cá nhân để ghi lại những hình ảnh về
thiên nhiên, cảnh quan và khu vực sinh kế tại Tam Đảo.
- Ghi âm: Sử dụng máy ghi âm và điện thoại cá nhân để lưu giữ những thông tin từ
những đối tượng điều tra cung cấp nhằm phục vụ cho nghiên cứu (Thầy giáo và các
chú hướng dẫn viên)
- Ghi chép: Sử dụng nhật kí cá nhân ghi lại những thông tin đáng lưu ý và cần thiết
phục vụ cho báo cáo thực tập.
- Phỏng vấn: Sử dụng bảng hỏi nhiều câu hỏi, áp dụng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp người dân bản địa và cán bộ quản lí tại Tam Đảo nhằm khai thác chi tiết hơn về
tiềm năng du lịch của địa phương.


8


PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI
TRƯỜNG, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I. Vị trí địa lý của Tam Đảo

1. Vị trí địa lý
Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao (so mặt nước biển): Thiên Thị (1.375m).
Thạch Bàn (1.388m). Phù Nghĩa (1.375m). Dãy núi Tam Đảo kéo dài trên 80km, với
khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1.592m).
Huyện Tam Đảo mới thành lập theo nghị định số 153/2003/NĐ-CP, ngày 9 tháng 12
năm 2003 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở các
xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý của huyện Lập Thạch, các xã: Đại Đình, Tam
Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu của huyện Tam Dương, xã Minh Quang của huyện Bình
Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thành phố Vĩnh Yên.
Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh
Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Phía Đông Nam và Nam của huyện
Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương.
2. Địa hình

Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía Tây Bắc của dãy núi Tam
Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ. Địa hình của Tam Đảo khá phức tạp, đa dạng vì
có cả vùng cao và miền núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Vùng miền núi
và núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do Vườn Quốc gia Tam Đảo và

9



Lâm trường Tam Đảo quản lý. Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng
bãi do các xã quản lý và sử dụng.
3. Khí hậu

Do địa hình phức tạp, nhất là sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao với đồng
bằng thấp ven sông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia thành 2 tiểu
vùng rõ rệt (các tiểu vùng về khí hậu, không trùng với địa giới hành chính cấp xã).
Cụ thể:
Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo và
các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù... có khí hậu mát mẻ,
nhiệt độ trung bình 180C-190C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo cảnh quan
đẹp. Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo lợi thế trong
phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát
triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè.[6]
II. Mức độ đa dạng sinh học ở Tam Đảo

Đa dạng về nguồn đất
- Đất Feralit mùn vàng, phát triển trên đá Macma axit, loại đất này xuất hiện ở độ
cao từ 700 m trở lên, có diện tích là 8968ha, chiếm 24,31% diện tích của Vườn.

10


- Đất Feralit mùn vàng đỏ phân bố trên núi thấp, phát triển trên đá Macma kết tinh,
loại đất này có diện tích 9292ha, chiếm 25,19% diện tích và xuất hiện ở độ cao từ
400m ( 700m.
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau, loại đất này thường
thấy ở độ cao từ 100 ( 400m, có diện tích là 17606ha, chiếm 47,33% diện tích
Vườn.
- Đất dốc tụ và phù sa, loại đất này ở độ cao từ 100m trở xuống, thường thấy ở ven

chân núi, thung lũng hẹp, ven sông suối lớn, có diện tích là 1017ha, chiếm 2,76%
diện tích Vườn.
Do có sự khác nhau về đất đai và khí hậu giữa các vùng cộng với sự tác động của
con người đã tạo ra các hoàn cảnh lập địa khác nhau. Đây là nguyên nhân chính để
tạo ra sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng, các quần xã sinh học và đa dạng về loài
của rừng Tam Đảo.
Hệ thực vật

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu rừng này bao phủ phần lớn dãy núi
Tam Đảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều tầng tán và những loài cây có
giá trị kinh tế như: Chò chỉ (Shorea chinensis), giổi (Michelia SP), re (Cinamomum
Ital), trường mật (Pavviesia annamensis) …
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này phân bố từ độ
cao 800m trở lên và trong quần hệ thực vật của kiểu rừng này không còn các loài
thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Từ độ cao 1000m trở lên xuất hiện một số loài
thuộc ngành hạt trần như. Dưới tán kiểu rừng này thường có các loài như: Vầu đắng,
sặt gai, Các loài cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), đơn nem (Myrsiraceae), họ
thầu dầu (Euphorbiaceae) …

11


- Rừng lùn trên đỉnh núi: Là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á
nhiệt đới núi thấp. Kiểu rừng này xuất hiện ở các đỉnh núi cao khoảng 1000m trở
lên.
- Rừng tre nứa: ở Vườn quốc gia Tam Đảo rừng tre nứa không có nhiều (chỉ có 884
ha) và thường phân bố ở độ cao trên 800m
- Rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác: Trước khi thành lập Vườn quốc gia
Tam Đảo, rừng ở đây chỉ được bảo vệ từ độ cao 400m trở lên, dưới 400m là rừng
kinh tế, nên rừng ở đây các lâm trường đã khai thác gỗ với cường độ cao và một

phần diện tích ở đây được dân làm nương rẫy. Ngày nay diện tích này được bảo vệ
phục hồi rừng với các loài cây: Dung (Symplocos SP), màng tang (Litsea cubeba),
dền (Xylopia vielana), ba soi (Macarauga denticulata)...
- Rừng trồng: Rừng trồng ở Tam Đảo đã có từ thời Pháp thuộc, loài cây chủ yếu của
thời kỳ này là thông đuôi ngựa (Pinus Massoniana), lim xanh (Erythropholenm
fordii). Sau này được trồng thêm các loài: Bạch đàn, keo, thông Caribee và một số
loài cây bản địa có nguồn gốc tại Tam Đảo.
- Trảng cây bụi: Loại này thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều
ánh sáng.
- Trảng cỏ: Loại này được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái
hoá mạnh và được phân ra thành 2 loại hình: Trảng cỏ cao, có chiều cao khoảng 2m
và mọc thành từng bụi. Trảng cỏ thấp, gồm các loài cỏ thấp dưới 2m, mọc thành
thảm cỏ dày đặc hoặc rải rác.
Hệ động vật

Khu hệ động vật Tam Đảo đã được nhiều tác giả người Pháp nghiên cứu và công
bố vào những năm 30 và 40 của thế kỷ 20 như: Delacour (1931), Osgood (1932),
Bourret (1943)... Sau năm 1954 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các
nghiên cưú động vật tại Tam Đảo.

12


Trong số 840 loài động vật trên thì có 39 loài đặc hữu, gồm:
- Những loài đặc hữu hẹp chỉ có ở Vườn quốc gia Tam Đảo gồm 11 loài: Rắn sãi
angen (Amphiesma angeli); rắn dáo thái dương (Boiga multitempolaris); cá coóc
Tam Đảo (Paramerotriton deloustali) và 8 loài côn trùng.
- Những loài đặc hữu miền Bắc Việt Nam có ở Vườn quốc gia Tam Đảo: 22 loài và
phân loài, trong đó: Chim có 9 loài; bò sát có 4 loài; ếch nhái có 3 loài; côn trùng
có 6 loài.

- Những loài đặc hữu của Việt Nam , ở Vườn quốc gia Tam Đảo có 6 loài, trong đó
chim 5 loài; ếch nhái 1 loài
Trong số động vật ở Tam Đảo hiện có: 8 loài đang nguy cấp, 17 loài sẽ nguy cấp, 13
loài hiếm có và 18 loài đang bị đe dọa.[7]
III. Phương pháp sử dụng đất nông nghiệp
1. Tầm nhìn sử dụng đất
Định hướng sử dụng đất của huyện Tam Đảo đến năm 2020 sẽ diễn ra theo hướng
chuyển diện tích đất nông nghiệp, trong đó, chủ yếu là từ đất lâm nghiệp sang đất
phi nông nghiệp. Định hướng sử dụng đất của Tam Đảo sẽ theo hướng tăng đất dịch
vụ du lịch, đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đất đảm bảo an
ninh lương thực. đất trồng cây ăn quả, rau, hoa và một số cây hàng năm khác.
Tam Đảo phát triển mạnh về ngành trồng Su su

13


Nhờ thiên nhiên ưu đãi và ban tặng cho điều kiện sinh trưởng rất thuận lợi nên cây
su su ở Tam Đảo phát triển nhanh, luôn tươi tốt. Ngọn dài, mập, xanh tươi mơn mởn
quanh năm.
Huyện Tam Đảo hiện có trên 70ha su su, riêng thị trấn Tam Đảo có gần 40ha. Để
tránh hàng giả và bảo vệ uy tín, các ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đã đăng ký
thương hiệu cho su su với cái tên: “Su su an toàn Tam Đảo”. Đáp ứng nhu cầu rau
sạch của người tiêu dùng, Tam Đảo đã hình thành đội quân chuyên thu mua su su tại
ruộng, đưa về bán buôn cho các chợ, nhà hàng, khách sạn và siêu thị ở các thành
phố.[6]
IV. Hoạt động kinh tế xã hội
1. Ngành du lịch

14



Hiện nay, thị trấn Tam Đảo có 84 khách sạn, nhà nghỉ hoạt động với tổng số 1.512
phòng; trên 90 nhà hàng, quán giải khát và 12 cơ sở kinh doanh karaoke luôn sẵn
sàng phục vụ nhu cầu giải trí của du khách. Để mở rộng, quảng bá du lịch Tam Đảo
đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là phục vụ cho nhu cầu tìm
kiếm, đặt phòng nghỉ tại các khách sạn, nhà nghỉ của du khách được thuận tiện hơn,
UBND thị trấn Tam Đảo phối hợp với Ban Quản lý khu du lịch Tam Đảo và Phòng
Văn hóa Thông tin huyện đưa thông tin 18 khách sạn lên Cổng thông tin giao tiếp
điện tử huyện Tam Đảo, đảm bảo cung cấp các thông tin cần thiết về địa chỉ, giá các
dịch vụ tại đây tới du khách nhanh và đầy đủ nhất.
Theo số liệu thống kê, tính đến 21/10/ 2015, Tam Đảo đón 164.876 lượt khách đến
thăm quan, nghỉ dưỡng. Trong đó, khách lưu trú 95.504 lượt, khách nước ngoài 874
lượt. Theo chia sẻ của nhiều chủ nhà hàng, khách sạn trên địa bàn khu du lịch Tam
Đảo cho biết: Mọi năm, khu du lịch Tam Đảo sau dịp 2 - 9 thường vắng khách hơn
so với thời điểm vào mùa du lịch nhưng năm nay, đến thời điểm này, lượng khách
tới khu du lịch Tam Đảo vẫn tăng đều, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần. Chỉ
tính riêng từ 8/9 - 21/10/2015, lượng khách đến với khu du lịch Tam Đảo là 11.211
lượt, trong đó: Khách lưu trú 8.008 lượt, khách nước ngoài là 50 lượt, tăng hơn 30%
so với mọi năm. Được biết, giá phòng nghỉ vào ngày thường tại khu du lịch Tam
Đảo trung bình giao động từ 300 – 350 nghìn đồng/phòng/ngày đêm; vào cuối tuần
từ 500 – 600 nghìn đồng/phòng/ngày đêm và vào những dịp cao điểm mùa du lịch
hay dịp nghỉ lễ dài ngày có thể lên tới cả triệu đồng/phòng/ngày đêm.
- Theo khảo sát thực tế tại khách sạn Tuấn Anh: giá khách sạn cho từng phòng dao
động từ 300.000- 1.200.000/phòng.
2. Ngành chăn nuôi

15


Tam Đảo chủ trường phát triển mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm

và những loại sản phẩm mới như nhím, thỏ, lươn, dế… có giá trị kinh tế, có độ an
toàn thực phẩm cao; tiếp tục đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính; khuyến
khích phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình các trang trại, nuôi gia cầm theo
mô hình vườn đồi.
Đến 2015, có 28.312 con trâu bò, 83.750 con lợn, 1.898,6 nghìn con gia cầm và năm
2020 đạt 36.136 con trâu bò, 109.500 con lợn và 2.725,7 nghìn con gia cầm.
3. Ngành lâm nghiệp
Phát triển lâm nghiệp theo 3 hướng: Phát triển vùng nguyên liệu chế biến gỗ, xây
dựng và khai thác rừng tự nhiên dưới dạng khoanh nuôi tái sinh và khai thác các
nguồn lợi từ vốn đặc dụng (dược liệu và dịch vụ du lịch, bảo tồn nguồn gen…). Giữ
vững và tăng độ che phủ rừng lên 65% vào năm 2015 và duy trì vào các năm sau.
4. Ngành dịch vụ
– Tập trung mọi nguồn lực để phát triển dịch vụ du lịch, lấy kinh tế du lịch làm mũi
nhọn, động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong Huyện phát triển. Phấn đấu
để huyện Tam Đảo trở thành huyện du lịch trọng điểm, trung tâm lễ hội của tỉnh
Vĩnh Phúc; gắn các hoạt động dịch vụ của Huyện với các hoạt động của các huyện
khác và của tỉnh Vĩnh Phúc, các tỉnh lân cận.
– Quy hoạch phát triển du lịch: Tập trung vào sản phẩm du lịch tâm linh với việc
khai thác lễ hội ở khu di tích Tây Thiên, Trúc Lâm Thiền Viện và các hoạt động lễ
hội của khu lễ hội Đại Đình; du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao
và du lịch văn hóa. Phấn đấu sẽ đón khoảng 90-150 nghìn vào năm 2020 và 200-300
nghìn khách quốc tế vào năm 2030; sẽ đón và khoảng 5 triệu khách nội địa vào năm
2020.
– Phát triển dịch vụ thương mại tập trung vào mở rộng giao lưu hàng hoá với 2 chức
năng chính: khai thác thế mạnh về vai trò trung chuyển của chợ ở các trung tâm du
lịch Đại Đình và chợ thị trấn Tam Đảo, tạo điều kiện để sản phẩm của Tam Đảo,
trước hết là các nông sản đến được với các địa phương khác. Xây dựng chợ trung
tâm Huyện tại Hợp Châu và các chợ ở các trung tâm du lịch trong quần thể và tạo sự
gắn kết với các cơ sở dịch vụ khác trong Trung tâm Huyện, biến trung tâm Huyện
tại thành trung tâm thương mại, đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, nhất là hàng nông sản


16


và thủ công truyền thống và điểm du lịch thu hút khách tham quan và mua bán hàng
hoá.
– Phát triển dịch vụ vận tải phục vụ cho các hoạt động xây dựng Trung tâm huyện
lỵ, xây dựng các công trình du lịch, lễ hội và vận chuyển hành khách du lịch. Mở
tuyến xe buýt Tam Đảo – Vĩnh Yên, Tam Đảo – Hà Nội, phát triển phương tiện taxi
và coi trọng hệ thống giao thông tĩnh.
– Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tài chính – ngân hàng theo xu hướng của kinh tế thị
trường vừa đáp ứng nhu cầu của sản xuất, đời sống, vừa đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch.
– Phát triển đồng bộ các hoạt động dịch vụ khác như dịch vụ ăn uống, dịch vụ bưu
chính – viễn thông, dịch vụ y tế, dịch vụ văn hoá, giáo dục…
5. Ngành công nghiệp – xây dựng
– Phát huy các ngành có tiềm năng, thế mạnh như chế biến nông sản, khai thác vật
liệu xây dựng; khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, chủ
động tìm tòi các ngành nghề thủ công tạo nguồn hàng cho du lịch.
– Xây dựng cơ chế hợp lý, khai thác các nguồn lực bên ngoài hình thành các cụm
công nghiệp tập trung quy mô nhỏ, chú ý tới công nghiệp thu hút nhiều lao động,
nhưng đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phát huy sức mạnh của mọi thành phần
kinh tế để phát triển, nhất là xây dựng trong điều kiện đô thị hoá nhanh và nhu cầu
xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.[8]
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Khí hậu
Tam Đảo được thiên nhiên ưu đãi với thời tiết mát mẻ, dễ chịu quanh năm. Nơi
đây dễ khiến con người ta nhận thấy được tới bốn mùa trong một ngày. Và quả
không sai khi nhiều người cho rằng: Tam Đảo chẳng khác nào Sa Pa hay Đà Lạt thứ
hai nhưng lại là của riêng miền Bắc.


17


Tam Đảo_ thị trấn sương mờ (Người chụp: Đoàn Thảo My)
Nhiệt độ trung bình năm ở Tam Đảo từ 23,5 đến 25 độ C. Tuy nhiên khí hậu, thời
tiết ở đây lại được chia thành 2 vùng do sự chênh lệch giữa vùng đồng bằng thấp
ven sông với vùng núi cao và địa hình phức tạp. Vùng núi cao có khí hậu, thời tiết
mát mẻ, với độ ẩm cao, quanh năm có sương mù, mang sắc thái khí hậu ôn đới. Nếu
như ở vùng núi cao, nhiệt độ trung bình chỉ từ 18 đến 19 độ C thì ở vùng đồng bằng
(hay vùng thấp) thì nhiệt độ cao hơn: trung bình ở mức 22 đến 23 độ C, mang đặc
điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến Đông Bắc Bộ.
Với khí hậu dịu mát suốt tháng ngày, Tam Đảo là địa chỉ thích hợp cho những du
khách đã mệt mỏi với chốn phồn hoa đô thị tấp nập hay đơn giản là nơi để con
người hòa mình với thiên nhiên.
Thật may mắn với chúng tôi, những sinh viên DH5QM, được đi thực tập thiên
nhiên tại Tam Đảo ở những ngày hè thủ đô oi nắng nhất. “Chống chọi” với thời tiết
Hà Nội nóng nực, có những lúc nhiệt độ ngoài trời lên đến 43 độ C thì hơn ai hết, có
lẽ chúng tôi là người cảm nhận rõ nhất sự khác biệt thời tiết nơi đây.

18


Tập thể DH5QM1 tại Tam Đảo (Nguồn: ảnh tập thể)
2. Du lịch nghỉ dưỡng, thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên
Với các tuyến đi bộ trong rừng giúp du khách tận hưởng không khí trong lành
mát mẻ của khí hậu Tam Đảo, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những cảnh rừng thơ
mộng với mức độ đa dạng sinh học cao. Đặc biệt là tuyến chinh phục 3 đỉnh núi của
Tam Đảo: Thiên Thị (cao 1591m), Thạch Bàn (cao 1420m) và Phù Nghĩa (cao
1250m) thu hút rất đông các bạn trẻ tham gia thử thách chinh phục nó.


Ba đỉnh núi của Tam Đảo (Nguồn: Thạc sĩ Trần Tuấn Việt-Phó giám đốc Trung
tâm Giáo dục Môi trường và dịch vụ-VQG Tam Đảo)
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, không hẳn tới bây giờ, Tam Đảo mới trở thành
điểm nghỉ dưỡng của con người. Theo nghiên cứu, cách đây hơn 1 thế kỉ, người
Pháp đã phát hiện và xây dựng một đô thị trên núi với 145 ngôi nhà, biệt thự cao cấp
nhằm nghỉ dưỡng, phục vụ nhu cầu du lịch của quan chức, tầng lớp giàu có người

19


Pháp lúc bấy giờ. Và “dấu tích” còn xót lại để minh chứng cho điều đó chính là nhà
thờ đá.

Nhà thờ đá (Người chụp: Đoàn Thảo My)
Theo tìm hiều, nhà thờ Tam Đảo được người Pháp xây dựng từ năm 1906 đến
năm 1912 với mô hình nhà sàn lợp lá. Đến năm 1937, nhà thờ chính thức được xây
dựng kiên cố bằng đá và tồn tại cho đến nay. Trước nhà thờ là khoảng sân rộng, có
sức chứa lên đến 100 người, nơi mọi người thoải mái đứng ở đó hóng mát, chụp ảnh
hay cầu nguyện (với những người theo đạo). Có thể nói rằng, nhà thờ đá là nơi
không thể không tìm đến với bất kì ai muốn lưu giữ kỉ niệm đến thị trấn mộng mơ
này.
Từ nhà thờ đá, rẽ trái đi một đoạn nữa là tới Cổng trời_ nơi mà ở đó ta có thể nhìn
ngắm Tam Đảo lung linh, huyền ảo như chốn bồng lai tiên cảnh. Thiên nhiên đã
khắc, tạc nên chiếc cổng kì diệu ấy bằng đá núi. Bên này cánh cổng là vách núi, bên
kia cánh cổng là thung lũng cùng mây trời chuyển động thật diệu kì.

20



Đường lên Cổng trời (Nguồn: Internet)
Khu du lịch Tam Đảo không quá rộng, các địa điểm du lịch ở đây khá gần
nhau, dễ dàng khi du khách đi bộ từ địa điểm này đến địa điểm khác với các biển chỉ
dẫn dọc đường.

Biển chỉ dẫn (Người chụp: Đoàn Thảo My)
Theo biển chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến Đền Bà Chúa Thượng Ngàn. Để đến
nơi, chúng tôi phải leo khoảng 200 bậc đá. Đây là nơi lưu giữ truyền thuyết đẹp, là
điểm du lịch tâm linh trong cụm du lịch Tam Đảo. Vẻ đẹp của những khóm trúc cứ
thế mà hiện lên, ẩn nấp sau con đường vòng quanh co.

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn (Nguồn: Vntrip)
Đường đi lên tháp truyền hình có đoạn đầu trùng với đường đi lên đền Bà
Chúa Thượng Ngàn. Tháp truyền hình cũng được coi là một điểm đến thú vị của các

21


bạn trẻ ưa thích khám phá với độ cao 93m trên đỉnh Thiên Nhị (1375m). Đường đi
lên tuy vất vả nhưng lãng mạn, nên thơ. Dọc đường lên là hoa phong lan, hoa cúc
quỳ, các loài hoa dại không tên nở đầy lối đi với màu sắc rực rỡ. Sau khi leo bộ gần
1400 bậc đá, đứng trên đỉnh Thiên Nhị- chân tháp truyền hình là có thể phóng tầm
mắt ra bốn phía mênh mông nào là mây, gió, đất, trời.

Tháp truyền hình ở chân núi Thiên Nhị (Nguồn: Vntrip)
Tam Đảo- nơi mà đi về phía nào cũng có chỗ để tham quan. Từ khách sạn Tuấn
Anh đi về tay trái là đường xuống Thác Bạc. Con đường không quá dài nhưng luôn
khiến người ta cảm thấy mạo hiểm khi một bên là núi, một bên là vực thẳm. Nếu
cảm thấy đôi dép đang mang không mang lại sự an toàn, bạn có thể thuê của những
người dân trên đường đi. Theo tìm hiểu từ những người bản địa, dòng nước của thác

có lúc mạnh mẽ và có lúc dịu dàng. Trời mưa nhiều bao nhiêu, dòng nước cang dữ
dội bấy nhiêu, len lỏi qua những khe núi để buông mình xuống vách đá thẳng đứng
tạo bọt trắng xóa. Phải chăng vì thế mà nó có tên thác Bạc?!

22


Thác Bạc (Người chụp: Đoàn Thảo My)
3. Du lịch khám phá và nghiên cứu khoa học
Ngày 04/6/2014 Bộ NN&PTNT đã phê duyệt đề án phát triển DLST ở VQG Tam
Đảo, với diện tích quy hoạch cho thuê môi trường rừng đến năm 2020 là 1.700ha.
Từ 01/5/2014 VQG Tam Đảo mới bắt đầu triển khai dịch vụ du lịch sinh thái trên 2
điểm là: Khu vực văn phòng Vườn; Khu vực Rùng Rình.
Trong năm qua, VQG Tam Đảo đã tích cực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất
lượng phục vụ. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch. Bên
cạnh đó, nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch sinh thái vừa thiếu, vừa hạn chế về
chuyên môn nghiệp vụ, do vậy công tác phát triển du lịch sinh thái vẫn còn gặp
nhiều khó khăn. Tuy vậy, từ 1/5/2014 đến nay VQG Tam Đảo đã đón tiếp khoảng
trên 14.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, học tập, nghiên cứu
khoa học.
Tam Đảo nổi tiếng là một trong những điểm có mức độ đa dạng sinh học cao của
Việt Nam và thế giới, là điểm lý tưởng để các nhà khoa học trong và ngoài nước,
các bạn học sinh, sinh viên đến nghiên cứu, học tập, đồng thời cũng là một điểm
quan sát chim di cư lí tưởng.

23


Tập thể lớp DH5QM1 khám phá thiên nhiên Tam Đảo (Nguồn: Đoàn Thảo My)
4. Du lịch thiên nhiên sinh thái

Tam Đảo có nhiều tuyến du lịch sinh thái đã và đang được phát triển, tuy nhiên tập
chung chủ yếu là tuyến du lịch tại vườn quốc gia Tam Đảo.

Sơ đồ tuyến tham quan sinh thái VQG Tam Đảo - nguồn: trang web của VQG

24


Vườn quốc gia Tam Đảo với sự đa dạng về đất đai và khí hậu đã tạo nên các
hoàn cảnh lập địa khác nhau, nhiều tiểu vùng sinh thái... Chính vì thế hệ động thực
vật rừng ở đây rất phong phú (khoảng 2000 loài thực vật, 840 loài động vật), nhiều
loài đặc hữu và quí hiếm

25


×