Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận tố tụng dân sự: Những vấn đề pháp lý về đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.02 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
KHOA PLDS&KSDS

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ
Môn: Luật Tố tụng dân sự
ĐỀ TÀI SỐ 13
Những vấn đề pháp lý về đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
trong tố tụng dân sự.

Họ và tên: ĐẶNG CHÍ NGUYỆN
MSSV

: 1453801010182

Lớp

: K2I

Hà Nội, tháng 4 năm 2017
1


Đề tài số 13:
Những vấn đề pháp lý về đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
trong tố tụng dân sự.

2


MỤC LỤC


3


A.

LỜI MỞ ĐẦU
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua

ngày 25/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016. Trên cơ sở kế thừa những
điểm hoàn thiện sửa đổi những điểm còn thiếu sót hạn chế trong Bộ luật Tố tụng
dân sự 2004, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã hoàn thiện và từng bước khẳng dịnh
được vai trò trong việc giải quyết các vụ án dân sự cũng như là các việc dân sự.
Việc Toà án giải quyết vụ án dân sự là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự. Trong nhiều trường hợp Toà án đã thụ lý vụ án cần phải ra
quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án do xuất hiện những
căn cứ luật định. Tuy nhiên, việc Toà án đình chỉ giải quyết vụ án không đúng có
thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự. Ngoài ra, trong quá trình
giải quyết vụ án dân sự có thể xuất hiện những lý do làm cho Toà án không thể
tiếp tục tiến hành tố tụng. Bởi vì việc tiếp tục giải quyết vụ án dân sự trong
những trường hợp này có thể sẽ không đảm bảo quyền tham gia tố tụng của các
đương sự hoặc làm cho kết quả giải quyết vụ việc không chính xác. Trong
những trường hợp như vậy, Toà án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự . Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ giải quyết không đúng có thể làm cho
thời gian giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của đương
sự. Các quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nếu được quy
định không hợp lý có thể dẫn tới quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn sẽ không
được Toà án bảo vệ hoặc thời gian giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại cho quyền
lợi chính đáng của đương sự. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện về tạm
đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là rất cần thiết. Với lý do trên, em xin
lựa chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý về đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ

án dân sự trong tố tụng dân sự”. Trong quá trình nghiên cứu còn gặp nhiều khó
khăn và thiếu sót, mong quý thầy cô góp ý để em hoàn thiện hơn bài làm của
mình, em xin trân trọng cảm ơn.

4


B.
1.

NỘI DUNG
Một số vấn đề lý luận về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự
1.1

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tạm đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự
a. Khái niệm

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu có căn cứ theo quy định của
pháp luật mà không thể tiếp tục giải quyết ngay thì Tòa án có thể ra quyết định
tạm đình chỉ vụ án dân sự. Việc tạm đình chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của
các đương sự. Có thể thấy “tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án
quyết định tạm ngừng giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật
quy định”.
b.

Đặc điểm

Thứ nhất, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải dựa trên những

căn cứ pháp lý nhất định, trên cơ sở đảm bảo các quyền của đương sự, tính chính
xác và đúng đắn trong việc gải quyết các vụ án dân sự, và việc phối hợp giữa
các cơ quan, tổ chức trong việc gải quyết vụ án dân sự.
Thứ hai, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tòa án tạm ngừng
giải quyết vụ án dân sự đã được thụ lý chứ không phải ngừng hẳn việc giải quyết
vụ án dân sự. Tạm đình chỉ vụ án dân sự không phải là quyết định chấm dứt việc
giải quyết về nội dung vụ án dân sự mà nó chỉ là tạm ngưng tiến trình tố tụng
đang được tiến hành do xuất hiện những tình tiết, sự kiện nhất định.
Thứ ba, tính chất gián đoạn, tạm thời của việc tạm đình chỉ vụ án dân sự
đem lại sẽ được được khắc phục, mọi hoạt động tố tụng sẽ được phục hồi khi
nguyên nhân của việc tạm đình chỉ không còn nữa.

5


c.

Ý nghĩa

Việc tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án có ý nghĩa quan
trọng trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Khi xuất hiện
những tình tiết, sự kiện làm cho việc giải quyết vụ án chưa thể tiếp tục được.
Nếu Tòa án vẫn cứ tiếp tục giải quyết vụ án sẽ ảnh hưởng đến kết quả của vụ án,
không đảm bảo tính khách quan và quyền lợi hợp pháp của đương sự. Do vậy
việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là cần thiết, tránh gây thiệt hại cho
đương sự và cho quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, có thể xuất hiện các tình tiết, sự
kiện làm cho việc giải quyết vụ án dân sự không thể tiếp tục ngay lập tức. Nếu
tòa án bất chấp những tình tiết, sự kiện này và cứ mặc nhiên tiến hành giải quyết
vụ việc dân sự thì có thể sẽ không đảm bảo quyền tham gia tố tụng, không đảm

bảo quyền bảo vệ bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự. Do vậy, Tòa án thụ
lý vụ án đó cần thiết phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án cho đến khi có đủ điều
kiện tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó. Tòa án sẽ tuyên bố tạm đình chỉ giải
quyết án trong một thời gian nhất định cho đến khi các tình tiết, sự kiện là
nguyên nhân dẫn tới việc không đảm bảo quyền tham gia tố tụng, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp không còn tồn tại nữa.
1.2
a.

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của đình chỉ giải quyết vụ án dân

sự
Khái niệm
Dưới góc độ pháp lý, đình chỉ vụ án là việc các cơ quan tố tụng quyết

định kết thúc vụ án khi có những căn cứ luật định. Trong việc giải quyết vụ án
dân sự cũng tương tự, khi có căn cứ quy định trong tố tụng dân sự, Tòa án có thể
kết thúc việc giải quyết vụ án nhằm tránh xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên đương sự.
Có thể thấy, “Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc toà án quyết định
ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.
6


Theo đó, sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì các hoạt
động tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại”1.
b.

Đặc điểm
Thứ nhất, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải dựa trên những căn cứ mà


pháp luật đã quy định trước chứ không được tiến hành tùy tiện theo ý chí chủ
quan của tòa án.
Thứ hai, dình chỉ giải quyết vụ án dân sự làm cho hoạt động tố tụng trong
việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý của Tòa án được ngừng lại và Tòa án
không giải quyết vụ án dân sự đó nữa.
Thứ ba, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đã làm chấm dứt việc giải quyết
vụ án dân sự ở một giai đoạn tố tụng nào đó nhưng nó không phải là một quyết
định về nội dung của vụ án dân sự mà chỉ đơn thuần là một quyết định về tố
tụng làm chấm dứt việc giải quyết vụ án dân sự mà Tòa án đã thụ lý.
Thứ tư, việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể được tiến hành ở Tòa
án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm, Giám đốc thẩm và Tái thẩm.
Thứ năm, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án ảnh
hưởng trực tiếp đến việc định đoạt vụ việc mà Tòa án đã thụ lý giải quyết bên
cạnh văn bản trả lại đơn kiện, quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bên
đương sự và bản án của Tòa án. Khi đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, mọi hoạt
động tố tụng đều phải chấm dứt. Khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự thì Tòa án không tiến hành thêm bất cứ hoạt động nào để giải quyết vụ án dân
sự đó nữa.

1 Minh Nhất, “Đình chỉ tố tụng dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm – Một số kiến nghị hoàn thiện”, đăng
trên

7


c.

Ý nghĩa
Trước hết, việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có ý nghĩa nhằm khắc


phục những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo vụ
án đó được xử lý khách quan, chính xác. Trong nhiều trường hợp sau khi đã thụ
lý vụ án Tòa án mới phát hiện vụ án không thỏa mãn các điều kiện thụ lý theo
quy định của pháp luật. Việc Tòa án chấm dứt ngay việc giải quyết vụ án sẽ khắc
phục được những sai lầm từ việc thụ lý vụ án không đúng.
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự còn có ý nghĩa đảm bảo quyền tự định
đoạt của các đương sự, nhanh chóng quyết định về vụ án khi đối tượng cần giải
quyết trong vụ án không còn hoặc quyền lợi của đương sự đã chấm dứt mà
không thể kế thừa. Việc tiếp tục giải quyết vụ án không thực sự cần thiết nữa bởi
nguyên đơn đã rút đơn kiện, các đương sự đã tự hòa giải hay đương sự chết mà
quyền và nghĩa vụ của họ không được kế thừa,.v.v.
2.

Pháp luật Tố tụng dân sự về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự
2.1 Pháp luật Tố tụng dân sự về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
2.1.1 Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Khoản 1

Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó Tòa án chỉ ra quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án dận sự khi có một trong các căn cứ được quy định tại
điều này.
a.

Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia,
tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân thừa kế quyền và nghĩa
vụ tố tụng của cơ quan, cá nhân, tổ chức đó.
Trường hợp này được quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố


tụng dân sự 2015. Có thế thấy, có hai loại chủ thể được quy định trong trường
hợp này:
8


Đương sự là cá nhân đã chết mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân thừa kế
quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân đó.
Đương sự trong vụ án dân sự theo Khoản 1, Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân
sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan. Ở đây xét đến đương sự là cá nhân và là có một trong
các bên đương sự đang tham gia vào quá trình giải quyết vụ án bị chết. Nếu điều
đó xảy ra thì quá trình tố tụng có thể bị gián đoạn do chưa có chủ thể kế thừa
quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ. Việc chưa có người thừa kế quyền và nghĩa
vụ có thể là do chưa xác định được ngay người thừa kế hoặc đã xác định được
nhưng người đó chưa thể tham gia tố tụng. Do đó, để đảm bảo quyền tham gia tố
tụng, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên đương sự, Tòa án phải tạm đình chỉ
vụ giải quyết vụ án dân sự.
-

Đương sự là cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà
chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ
quan, cá nhân, tổ chức đó.
Căn cứ này được áp dụng trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức

và là một trong những đương sự đang tham gia tố tụng mà đã hợp nhất, sáp nhập
chia, tách, sáp nhập, giải thể. Nếu một trong các đương sự mà đã hợp nhất, sáp
nhập chia, tách, sáp nhập, giải thể trong quá trình Tòa án đang giải quyết vụ án
thì quá trình tố tụng có thể bị gián đoạn do chưa có chủ thể kế thừa quyền và
nghĩa vụ tố tụng của cơn quan, tổ chức đó. Do đó, Tòa án phải ra quyết định tạm
đình chỉ để khắc phục tình trạng này.

Để tiếp tục giải quyết vụ án dân sự thì cần phải có chủ thể kế thừa quyền
và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức. Việc xác định được căn cứ theo Khoản
2 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự thì trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức
đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập,
chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như sau:
9


Thứ nhất, trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức
là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng.
Thứ hai, trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể
là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ
chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ
quan, tổ chức tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố
tụng.
Thứ ba, trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi
hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó
tham gia tố tụng.
b.

Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên
mà chưa xác định được người đai diện theo pháp luật.
Một người mất năng lực hành vi dân sự là người mắc các bệnh tâm thần

hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình (Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015). Người chưa thành niên là người chưa đủ

mời tám tuổi (Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015). Trong trường hợp đương sự là
người mất năng lực hành vi dân sự hoặc là người chưa thành niên thì họ không
thể tự mình đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà phải có
người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
đó. Như vậy, trong trường hợp đương sự mất năng lực hành vi dân sự, người
chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện tham gia tố tụng thì Tòa
án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự đó.
c.

Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.

10


Đại diện hợp pháp của đương sự bao gồm đại diện theo pháp luật, đại diện
theo ủy quyền. quan hệ đại diện có thể bị chấm dứt, thay thế khi có những sự
kiện pháp lý nhất định. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại đại diện mà có
những căn cứ chấm dứt khác nhau, tuy nhiên, việc chấm dứt đại diện đều có một
hậu quả pháp lý chung đó là kết thúc quan hệ pháp luật giữa người đại diện và
người được đại diện. để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì Tòa
án phải tạm ngừng giải quyết vụ án dân sự đó nếu việc chấm dứt đại diện hợp
pháp của đương sự cần phải có người đại diện khác để tham gia tố tụng nhưng
chưa có người thay thế ngay.
d.

Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc do sự việc được
pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới
được giải quyết vụ án.
Trường hợp Tòa án cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan là


trường hợp vụ án mà Tòa án đang giải quyết có liên quan đến vụ án hình sự,
hành chính, dân sự, lao động hay hôn nhân khác. Tòa án muốn giải quyết được
vụ án đang thụ lý thì phải dựa vào kết quả giải quyết các vụ việc trước đó vì khi
chưa có kết quả giải quyết những vụ việc có liên quan đó thì Tòa án không có đủ
căn cứ để giải quyết vụ án dân sự này. Trường hợp sự việc được pháp luật quy
định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án
là trường hợp Tòa án thụ lý giải quyết vụ án thì phát hiện được sự việc mà
đương sự yêu cầu phải do cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền giải quyết trước
mà đương sự chưa yêu cầu hoặc yêu cầu nhưng chưa có kết quả giải quyết. Vì
vậy, trong trường hợp này Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự và hướng dẫn đương sự gửi đơn yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền giải
quyết đó.
e.

Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ, hoặc
đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án
mới giải quyết được vụ án.
11


Trong giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, việc ủy thác tư pháp
quốc tế được thực hiện hết sức khó khăn do sự khác biệt về pháp luật giữa các
nước. Hơn nữa vụ việc cần phải thực hiện theo một quy trình tố tụng đặc biệt, vì
vậy thời gian để có kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ
là tương đối dài. Các tài liệu, chứng cứ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu quá
trình cung cấp tài liệu, chứng kéo dài thì cũng như ủy thác tư pháp quốc tế, sẽ
làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Do đó, Tòa
án cần phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cho đế khi có kết
quả ủy thác hoặc có đầy đủ tài liệu chứng cứ để đảm bảo quyền lợi cho các bên
đương sự.

f.

Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải
quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
Việc ban hành hay áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiếp

pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường
vụ Quốc hội có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội nói chung và của
các bên đương sự trong vụ án dân sự nói riêng. Cần phải đợi kết quả xử lý của
cơ quan có thẩm quyền thì Tòa án mới giải quyết một cách khách quan và đảm
bảo quyền lợi cho đương sự. Trong thời gian chờ đợi, để không làm thời gian tố
tụng kéo dài, không làm cho thời hạn tố tụng bị hết mà không giải quyết được
vụ án, Tòa án cần phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

g.

Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản.

12


Theo đó, tại Điều 41 Luật phá sản 2014 có quy định, Tòa án nhân dân,
Trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương
mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là
một bên đương sự. Thủ tục tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự và pháp luật về trọng tài thương mại.
h.


Các tường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Đây là một quy định mở, mang tính dự phòng của các nhà lập pháp đối

với những trương hợp phát sinh những lý do mà Tòa án phải tạm đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự để đảm bảo quyền và lwoij ích hợp pháp của các đương sự.
2.1.2

Hậu quả pháp lý pháp lý của việc tạm đình chỉ giả quyết vụ
án dân sự

Theo quy định tại Điều 215 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì việc tạm đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự dẫn đến một số hậu quả sau:
Thứ nhất, Tòa án không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết
trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.
Thứ hai, tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho
bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Thứ ba, trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều
214 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án
đang giải quyết vụ án phải có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ
văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định tại Điều 221 của
Bộ luật này.
13


Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Tòa án, cơ

quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn này mà cơ quan có
thẩm quyền không có văn bản trả lời thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ
tục chung.
Thứ tư, trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được
phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.
Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo các căn cứ nêu trên,
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc
cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý
do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.
Thứ năm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
2.2

Pháp luật Tố tụng dân sự về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
2.2.1 Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Khoản 1
Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó Tòa án chỉ ra quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án dận sự khi có một trong các căn cứ được quy định tại
điều này.
a.

Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
không được thừa kế
Quy định này cũng tương tự như tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì “trường hợp
đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản
của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng”, tức là, người thừa kế ở
đây phải là thừa kế về quyền và nghĩa vụ về tài sản thì mới được thừa kế quyền

và nghĩa vụ tham gia tố tụng. Nếu không xác định được người thừa kế hoặc
quyền và nghĩa vụ được thừa kế là quyền về nghĩa vụ về nhân thân thì không
14


được thừa kế. Trong trường hợp này thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự.
b.

Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó

Khi cơ quan, tổ chức bị giải thể, phá sản thì cần phải có, cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó. Tuy nhiên,
do một số lý do mà không có cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có thể kế thừa
quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức bị gải thể, phá sản. Do đó, Tòa
án cần phải đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
c.

Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được
triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét
xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan
Yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện là điều kiện để Tòa án xác định

được đối tượng khởi kiện. Việc nguyên đơn rút đơn yêu cầu dẫn tới việc đối
tượng khởi kiện không còn nữa. Hơn nữa, nguyên đơn là người cho rằng quyền
là lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm nên đây là chủ thể không thể thiếu
trong tố tụng dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Nếu Tòa án triệu
tập hợp lệ đến lần thứ hai mà nguyên đơn vẫn vắng mặt mà không đề nghị xét
xử vắng mặt hay không vì trở ngại khách quan thì coi như đã từ bỏ việc khởi

kiện. Trong những trường hợp này, Tòa án cần phải đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi cho những chủ thể còn lại tham gia tố tụng.
d.

Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp
tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan
đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu một trong các bên đương sự

trong vụ án là doanh nghiệp, hợp tác xã đã có quyết định mở thủ tục phá sản thì
các quyền và nghĩa vụ cảu các đương sự sẽ được giải quyết thông qua thủ tục
15


phá sản. Vì vậy, Tòa án đang giải quyết vụ việc sẽ phải đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự, đồng thời phải chuyển hồ sơ cho Tòa án đan mở thủ tục phá sản để giải
quyết.
Tuy nhiên, quy định của Luật Phá sản quy định Tòa án cho phép doanh
nghiêp[j, hợp tác xã tiến hành phục hồi hoạt động kinh doanh. Nếu daonh
nghiệp, hợp tác xã phục hồi được hoạt động kinh doanh thì Thẩm phán ra quyết
định đình chỉ thủ tục phá sản, sau đó vụ án sẽ được tiếp tục giải quyết theo thủ
tục Tố tụng dân sự. Có thể thấy, trong trường hợp này việc đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự làm cho thủ tục tố tụng dân sự chưa thực sự dừng hẳn mà vẫn có
thể tiếp tục được giải quyết khi doanh nghiệp, hợp tác xã phục hồi kinh doanh.
e.

Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố
tụng khác theo quy định của Bộ luật này

Việc giải quyết vụ án dân sự là giải quyết vấn đề của các bên đương sự với nhau,

là vấn đề tư của cá nhân, cơ quan, tổ chức, không phải là vấn đề công của xã
hội. Do đó, khi giải quyết vụ án dân sự, nguyên đơn phải có nghĩa vụ nộp tạm
ứng các khoản chi phí trong tố tụng nhằm phục vụ cho quá trình giải quyết vụ
án. Nếu nguyên đơn không nộp các khoản tạm ứng này thì không có chi phí để
giải quyết vụ án, vì vậy, Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Ngoài ra, trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và
chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải
quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan.2
f.

Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra
bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết

2 Điểm đ Khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

16


Đây là một trong những điểm mới trong quy định về thời hiệu khởi kiện
của BLTTDS 2015, theo đó, Tòa án chỉ áp dụng các qui định về thời hiệu theo
yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này
phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết
vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp
dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực
hiện nghĩa vụ. Khi thời hiệu khởi kiên đã hết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự.
g.


Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng sân sự
2015 mà Tòa án đã thụ lý
Khoản 1 Điều 192 quy định các trường hợp mà Tòa án trả lại đơn khởi

kiện. Nếu thuộc một trong các trường hợp này mà Tòa án đã thụ lý vụ án thì cần
phải đình chỉ giải quyết vụ án để phù hợp với pháp luật tố tụng và tránh xử lý sai
vụ án.
h.

Các trường hợp khác mà pháp luật quy định
Cũng tương tự tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đình chỉ giải quyết

vụ án dân sự cũng có các quy định mở, mang tính dự phòng của các nhà lập
pháp đối với các trường hợp phát sinh những lý do mà Tòa án cần phải đình chỉ
giải quyết vụ án mà pháp luật chưa quy định hết.
2.2.2

Hậu quả pháp lý của đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của
việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Theo đó, khi đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự sẽ phát sinh những hậu quả sau.
Thứ nhất, khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự
không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu
việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị
đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
17


Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo

quy định của pháp luật.
Thứ hai, trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn
đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản
1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được
sung vào công quỹ nhà nước.
Thứ ba, trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường
hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì
tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.
Thứ tư, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
2.3

Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự

Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
được quy định tại Điều 219 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, thẩm quyền
ra quyết định là khác nhau ở mỗi giai đoạn khác nhau.
Trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

18



C.

KẾT LUẬN
Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một nội dung quan trọng

trong tố tụng dân sự. Việc Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự đúng đắn sẽ bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự, đảm bảo kết quả giải quyết vụ án khách quan, chính xác. Do đó, việc
nghiên cứu để làm sáng tỏ một cách hệ thống, khái quát và toàn diện về đình chỉ,
tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là rất cần thiết.
Các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đều là các
quyết định quan trọng. Trong đó, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là
một trong các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và quyết định vụ án.
Do đó việc ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự cần phải
chính xác và khách quan nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
đương sự.
Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Tòa án, cần phải áp dụng
pháp luật vào thực tiễn gải quyết vụ án dân sự một cách đúng đắn. Tránh tình
trạng thiếu sót, sai lầm trong giải quyết vụ án dẫn đến làm sai lệch nội dung vụ
án và làm ảnh hưởng quyền và lợi ích của các bên đương sự.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Danh mục tài liệu

Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Trường đại học Luật Hà Nội, nxb. Công

2.

An nhân dân.
Tập bài giảng Luật Tố tụng dân sự, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

3.

Minh Nhất, “Đình chỉ tố tụng dân sự ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm –
Một số kiến nghị hoàn thiện”, đăng trên .

4.

“Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể hơn”, Bùi Thị Huyền, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật.



Danh mục văn bản pháp luật

1.

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

2.

Bộ luật Tố tụng dân sự 2004


3.

Luật phá sản 2014



Danh mục webside tham khảo

1.

/>
2.

/>
3.



4.

/>
20



×