Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Thông tin học 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 20 trang )


bài giảng thông tin học
chương 2
thị trường thông tin, kinh tế
thông tin & xã hội thông tin
PGS.TS. Đoàn Phan Tân
Tháng 2 - 2004

1. khung cảnh kinh tế thế giới đang thay
đổi mạnh mẽ, thể hiện trên 4 mặt sau:
Tri thức và kỹ năng là các nguồn duy nhất tạo ra lợi thế
so sánh bền vững.
Xu thế sản xuất mới: từ khối lượng lớn chuyển thành
giá trị cao.
Doanh nghiệp là một tổ chức học tập.
Xu hướng toàn cầu hoá, đặc biệt là toàn cầu hoá về
kinh tế.

tri thức và kỹ năng là các nguồn duy nhất tạo ra
lợi thế so sánh bền vững
Trước kia sản xuất được phân bổ dựa trên lợi thế so sánh tự
nhiên, với 2 yếu tố:

Các nguồn nguyên liệu

Các yếu tố sản xuất: vốn, lao động
Ngày nay các ngành tăng trưởng nhanh nhất trong thập niên 90
đều là các ngành dựa trên sức mạnh của trí tuệ:

Vi điện tử,


Công nghệ sinh học,

Công nghệ vật liệu mới,

Vô tuyến viễn thông,

Máy tính điện tử (phần cứng và phần mềm)

Máy công cụ và robot, chế tạo máy bay dân dụng.
Tài nguyên thiên nhiên bị gạt ra ngoài chương trình cạnh tranh
Trong thời đại ngày nay, chỉ duy nhất có tri thức và kỹ năng là
các nguồn tạo ra lợi thế so sánh bền vững.
Điều đó khẳng định vai trò của thông tin KH và CN.

Xu thế sản xuất mới: từ khối lượng lớn chuyển
thành giá trị cao
ở mọi ngành sx, các hoạt động sx có lợi nhuận cao nhất trong
mỗi ngành là các hoạt động sx có hàm lượng tri thức cao, tạo ra
các sản phẩm chính xác, chất lượng cao, phục vụ cho các mục
đích chuyên môn hoá cụ thể và có giá tri gia tăng cao.

Năm 1984, 80% chi phí cho máy tính là phân cứng, 20% là phần
mềm. Tỷ lệ này đã thay đổi ngược lại vào năm 1990.
Các cơ sở kinh doanh cố gắng làm cho hàng hoá của mình
thông minh hơn để kiếm lợi nhuận.

Ví dụ về sản phẩm thông minh: bình xăng thông minh có bộ vi xử lý
báo xăng còn hay hết, các quạt hẹn giờ, gối không gây dị ứng,...
Các sản phẩm thông minh có các đặc điểm sau:


Chúng tương tác

Càng dùng chúng càng trở nên thông minh hơn

Chúng có thể được sản xuất cho phù hợp với yêu cầu, quy cách
của từng cá nhân
Việc tìm tòi phát minh ra sản phẩm mới trở nên quan trọng.
Những sản phẩm mới sẽ đem lại lợi nhuận cao.

Doanh nghiệp là một tổ chức học tập
Tri thức là nguồn duy nhất tạo ra lợi thế so sánh dài hạn, nhưng
tri thức chỉ có thể áp dụng thông qua kỹ năng cá nhân. Tri thức
và kỹ năng chuyển dịch khắp thế giới nhưng với tốc đọ chậm.
Nhiều kỹ năng không thể được dạy trong các nhà trường, mà
chúng chỉ có thể được học trong môi trường sản xuất.
Trước tốc độ thay đổi đến chóng mặt của công nghệ, để duy trì
việc làm, người lao động phải liên tục học tập. Học tập bao gồm
cả trao đổi thông tin, tri thức và kỹ năng.
Khi khách hàng sử dụng các sản phẩm thông minh, đòi hỏi họ
phải có một tiến trình học tập. Việc coi khách hàng là học viên
là một thay đổi lớn về tư duy trong kinh doanh hiện đại. Người
tiêu dùng sẽ là bộ phận học viên mới nhất và đông nhất trong
thị trường của thế kỷ XXI
Các công ty phải xây dựng cách làm mới để thúc đẩy việc học
tập kịp thời, nhất là học tập qua công việc.

xu hướng toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là gì? Toàn cầu hoá là giai đoạn mở rộng về chất của xu
hướng tăng cường sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước
(Coitrnep - T/c Xã hội và Kinh tế Nga)

Toàn cầu hoá bao quát toàn bộ đời sống xã hội. Mắt xích trung tâm của
nó là toàn cầu hoá về kinh tế và tiếp theo là văn hoá.
Toàn cầu hoá là quá trình có sự đan xen giữa tích cực và tiêu cực:

Toàn cầu hoá làm cho cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, mà lợi thế luôn
thuộc kẻ mạnh.

Nhưng toàn cầu hoá cũng tạo cơ hội hiện đại hoá và củng cố vị thế của các
nước đang phát triển, nếu họ biết tận dụng những nguồn lực náy sinh trong
các quan hệ kinh tế thế giới.
Toàn cầu hoá về kinh tế thể hiện ở sự phân công lao động và sự phụ
thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng, trong đó:

Vai trò của các công ty đa quốc gia, các mạng thông tin liên lạc toàn cầu,
vai trò của các tổ chức kinh tế quốc tế ngày càng tăng.

Tự do hoá thương mại, đầu tư, tài chính ngày càng mở rộng.

Tính độc lập kinh tế của mỗi quốc gia sẽ chỉ là tương đối, không một nước
nào, dù là siêu cường có thể phát triện một cách độc lập.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, giao lưu văn hoá giữa các nước trên thế
giới là điều tất yếu, là điều kiện tồn tại và phát triển. Phải kết hợp
nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc với tiếp thu tinh
hoa văn hoá của thời đại.

2. Thị trường thông tin
sự ra đời của thị trường thông tin
Khung cảnh kinh tế thế giới trên dẫn đến sự ra đời của thị
trường thông tin.
Thập niên 1980-1990 chứng kiến sự ra đời của thị trường

thông tin:

Số lượng các cơ quan sản xuất thông tin gia tăng;

Hàng loạt NHDL lưu trữ thông tin với khối lượng lớn, chất lượng
cao ra đời;

Nhiều tổ chức môi giới, dịch vụ thông tin hình thành.
Bảng doanh thu của hệ thống thông tin trực tuyến ở Tâu
Âu trong năm 1983 và 1987
Bảng số liệu về sự phát triển của NHDL thế giới từ 1980
đến 1986
(trang 78 GT TTH)
Một dịch vụ thông tin mới: dịch vụ cung cấp thông tin có
giá trị gia tăng ra đời và phát triển mạnh mẽ (Doanh số
ngành này ở Mỹ năm 1993 là 13,6 tỷ $, bằng 23% giá trị
sản xuất máy tính, tốc độ tăng trưởng 14-16% năm)

Thị trường thông tin thông minh
Ra đời và phát triển thị trường sử dụng thông
tin tin thông minh trong sản xuất (CAD, CAM,
CAE)

CAD (Computer Added Disign) là chương trình thiết
kế bằng máy tính.

CAM (Computer Added Manufactoring) là chương
trình điều hành sản xuất.

CAE (Computer Added Engineering) là chương

trình điều hành sản xuất tự động kết hợp với CAD.
Thị trường thế giới đối với thông tin này năm
1993 là 16,5 tỷ $, bằng 20% thị trường sản
xuất linh kiện điện tử, trong đó Mỹ chiếm
70%, châu á 20%, châu Âu 10%.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×