Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TỔN THƯƠNG NIÊM mạc MIỆNG DO VIRUS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.74 KB, 7 trang )

TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG DO VIRUS
ThS.BS NGUYỄN VĂN MINH

1.Viêm niêm mạc miệng do herpes
Herpes simplex virus (HSV) là DNA virus và là thành viên của gia đình
human herpes virus (HHV) có tên gọi chính thức là Herpetoviridae. Có hai type là
type 1 (HSV-1 hay HHV-1) và type 2 (HSV-2 hay HHV-2). Những thành viên khác
của gia đình HHV bao gồm varicella zoster virus (VZV hay HHV-3), Epstein-Barr
virus (EBV hay HHV-4), cytomegalovirus (CMV hay HHV-5). HHV-8 đóng vai
trò trong bệnh sinh Kaposi’s sarcoma (KS) ở bệnh nhân nhiễm HIV
HSV-1 lây truyền qua đường nước bọt và những tổn thương đang hoạt động.
Chúng gây bệnh chủ yếu ở niêm mạc miệng, lợi, mắt, hầu họng
HSV-2 lây truyền và gây bệnh chủ yếu ở vùng sinh dục
Về mặt lâm sàng, chia nhiễm HSV-1 làm hai thể:
Nhiễm virus nguyên phát (primary infection): xuất hiện lần đầu khi chưa có
kháng thể kháng lại virus. Thường chúng ta nhiễm virus mà không có triệu chứng
gì, sau đó virus đi theo các sợi thần kinh cảm giác đến ẩn náu ở hạch thần kinh cảm
giác hay tự chủ. Ở vùng hàm mặt, virus thường đến cư trú ở hạch thần kinh sinh ba
Nhiễm virus tái phát (recurrent infection): xuất hiện do sự tái hoạt của virus,
lúc này có sự xuất hiện những tổn thương ở niêm mạc nơi dây thần kinh cảm giác
có sự cư trú của virus chi phối
Một số điều kiện tái hoạt virus:
Tuổi già
Chịu tác động của tia cực tím
Stress tình cảm
Chấn thương


Dị ứng
Mang thai
Bệnh toàn thân


Lâm sàng:
Viêm niêm mạc miệng- nướu do herpes cấp (acute herpetic gingivostomatitis): Đây
là thể hay gặp nhất của nhiễm VR nguyên phát có triệu chứng
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi, trong đó lứa tuổi hay gặp
nhất là từ 2-3 tuổi
Bệnh xuất hiện đột ngột, trẻ sốt 38 đến 39 độ, ớn lạnh, đau đầu
Toàn trạng biểu hiện sự mệt mỏi
Xuất hiện phản ứng hạch vùng một hoặc hai bên
Tổn thương có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng, nướu, vòm miệng, lưỡi. Tổn
thương ở niêm mạc môi ít gặp hơn, tuy nhiên khi tổn thương xuất hiện ở môi thì ít
khi tổn thương vượt quá ranh giới môi ướt
Tổn thương cơ bản xuất hiện ở niêm mạc miệng là các bọng nước (vesicule).
Chúng nhanh chóng bị vỡ hình thành nên các ổ loét nông (shallow ulceration),
được bao phủ bằng một màng sợi fibrin màu vàng. Bờ viền xung quanh đỏ
Các ổ loét ở gần nhau kết hợp với nhau để tạo thành những ổ loét lớn hơn.
Các tổn thương phát triển cho đến ngày thứ 3 hoặc thứ 5 thì dừng lại
Các ổ loét gây đau nhức, ảnh hưởng đến ăn uống của trẻ
Những trường hợp nhẹ có thể tự lành sau 5 - 7 ngày. Những trường hợp
nặng có thể kéo dài đến hai tuần


Tái phát viêm niêm mạc miệng - nướu do herpes
Nhiễm virus tái phát có thể xuất hiện ở ngay trên vị trí tổn thương nguyên
phát hoặc những vị trí bên cạnh. Trong đó vị trí hay gặp nhất của nhiễm virus tái
phát là làn môi đỏ và da môi xung quanh. Còn được gọi tên là viêm môi do herpes
(herpes labialis)
Bệnh nhân có thể có các triệu chứng như đau, cảm giác nóng bỏng niêm mạc
hay ngứa. Các triệu chứng này thường xuất hiện từ 6 đến 24 giờ trước khi xuất
hiện những tổn thương đầu tiên
Tổn thương cơ bản là bọng nước xuất hiện thành từng chùm, chúng nhanh

chóng bị vỡ và được bao phủ bởi một màng cứng. Sự lành thường sau khoảng 7
đến 10 ngày


Tái phát có thể xuất hiện tổn thương ở một số vị trí khác ở trên niêm mạc
miệng, trong đó hay gặp ở vị trí là nướu dính và vòm miệng cứng
Triệu chứng thường không có gì đặc biệt. Những bọng nước có đường kính
từ 1-3mm xuất hiện sau đó nhanh chóng vỡ ra tạo thành những đám hồng ban.
Tổn thương mất lớp biểu mô tạo thành những ổ loét nông được bao phủ bởi
một lớp mô sợi vàng. Những tổn thương này thường tự lành sau 7-10 ngày

Chẩn đoán: Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng
Cận lâm sàng: phân lập virus dựa vào nuôi cấy dịch chứa trong bọng nước của tổn
thương
Chẩn đoán phân biệt:
Viêm niêm mạc miệng aphtous
Bệnh tay chân miệng
Bệnh viêm loét miệng
Viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính
Hồng ban đa dạng...
Điều trị:


Trước đây, điều trị viêm miệng do herpes chỉ là điều trị triệu chứng. Tuy
nhiên, nếu được phát hiện và chẩn đoán sớm thì việc điều trị bằng thuốc kháng
virus có ý nghĩa (bôi tại chỗ hay dùng bằng đường toàn thân)
2.Tổn thương niêm mạc miệng-mặt do Herpes Zoster
Sau khi mắc thủy đậu với Varicella Zoster Virus (VZV), virus theo các dây
thần kinh cảm giác đến cư trú tại các hạch gai sống. Bệnh xuất hiện khi có sự tái
hoạt của virus theo sự phân bố của dây thần kinh cảm giác

Các yếu tố làm tái hoạt virus:
Tuổi già
Suy giảm miễn dịch
Điều trị với thuốc ức chế miễn dịch
Tia xạ
Nghiện rượu
Bệnh ác tính
Can thiệp nha khoa
Biểu hiện lâm sàng:
Trải qua 3 giai đoạn: tiền triệu, cấp tính và mạn tính
Giai đoạn tiền triệu:
Xuất hiện khoảng 4 ngày trước khi xuất hiện những tổn thương ở da hoặc
niêm mạc
Đau: có thể như là ê buốt ở răng, đau tai, đau đầu, nhức đầu, đau nhói ở tim
tùy thuộc vào vùng da bị tổn thương
Giai đoạn cấp:
Trên vùng da tổn thương xuất hiện những đám bọng nước, 3 - 4 ngày sau tạo
thành các mụn mủ sau đó vở ra tạo thành các ổ loét nông


Những tổn thương nay chỉ ở một bên và ít khi lan qua đường giữa
Những tổn thương ở niêm mạc miệng bao gồm niêm mạc di động và niêm
mạc phủ trên xương
Liệt mặt có thể xảy ra do herpes zoster ở mặt hay ống tai ngoài

Giai đoạn mạn (đau thần kinh hậu herpes: postherpetic neuralgia):
Khi bệnh nhân có đau thần kinh kéo dài hơn 3 tháng từ khi xuất hiện những
tổn thương cấp tính đầu tiên
Có khoảng 15% bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mạn tính, trong đó có
50% trên 60 tuổi

Biểu hiện của cơn đau có thể là cảm giác nóng bỏng (burning), đau nhói
(throbbing), châm chích, ngứa (itching), dao đâm (stabbing)
Đa số những triệu chứng này sẽ biến mất trong vòng một năm


Chẩn đoán:
Dựa vào thăm hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng
Điều trị:
Điều trị herpes zoster thường thiên về điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng
Những vùng da bị tổn thương nên giữ sạch để tránh nhiễm trùng thứ phát
Điều trị sớm với các thuốc kháng virus như acyclovir (200mg),
valacyclovir...giúp tăng khả năng lành thương, giảm triệu chứng đau kéo dài ở giai
đoạn cấp và giai đoạn mạn



×