Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÍ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐA ĐẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 80 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017

TÊN ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÍ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN ĐA ĐẠNG SINH HỌC RỪNG
NGẬP MẶN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI
BÌNH.
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học biển

HÀ NỘI, THÁNG 4 - NĂM 2017


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017

TÊN ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
QUẢN LÍ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN ĐA ĐẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP


MẶN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH.
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học biển
Sinh viên thực hiện: NGÔ THỊ TÂM
Nam, Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: ĐH4QB, Khoa khoa học Biển và Hải đảo
Năm thứ: 3/4
Ngành học: Quản lý biển
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Xuân Tuấn

HÀ NỘI, THÁNG 4 - NĂM 2017


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, khai thác và sử dụng tài nguyên
đa đạng sinh học rừng ngập mặn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Sinh viên thực hiện

: Lê Hoàng Đạt, Phạm Hòa Thành, Ngô Thị Tâm

- Lớp

: ĐH4QB

- Khoa

: Khoa học biển và hải đảo

- Năm thứ


:3

- Số năm đào tạo

:4

- Người hướng dẫn

: PGS.TS. Lê Xuân Tuấn.

2. Mục tiêu đề tài:
2.1. Mục tiêu chung
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác, sử
dụng tài nguyên nhằm phát triển bền vững đa dạng sinh học RNM ở huyện Thái Thụy,
tỉnh Thái Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thiết kế website về khu vực Rừng ngập mặn Thái Thụy, Thái Bình nhằm:
- Cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý tài nguyên.
- Quảng bá tài nguyên đa dạng sinh học.
- Cung cấp tài liệu phục vụ công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy của sinh viên cũng
như giảng viên.
- Góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ HST RNM nói riêng
của người dân địa phương.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Tổng hợp được một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống các thông tin có liên quan đến
Rừng ngập mặn Thái Thụy, Thái Bình.
- Ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách xây dựng Website để quản lý, khai thác và sử
dụng tài nguyên đa dang sinh học vùng RNM.



- Là Website đầu tiên cung cấp tương đối đầy đủ các thông tin liên quan đến vùng rừng
ngập mặn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Tại đây mọi người có thể dễ dàng truy cập
online để tra cứu thông tin.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Đã tổng hợp được các thông tin về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, đặc biệt là tài nguyên đa dạng sinh học tại vùng RNM Thái Thụy Thái Bình.
- Trang Web “ Rừng ngập mặn Thái Thụy” được xây dựng đã cung cấp một trang thông
tin đa dạng, bổ ích và có hệ thống về khu vực nghiên cứu.
- Xây dựng được trang web bằng phần mềm Wordpress với các nguyên tắc và kỹ thuật sử
dụng.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:
- Là công cụ để quảng bá rộng rãi, góp phần hỗ trợ khai thác những tiềm năng, - những
điểm mạnh của khu vực RNM Thái Thụy.
- Cung cấp thông tin đáng tin cậy để nâng cao hiệu quả trong quản lí, khai thác và sử
dụng tài nguyên đa dạng sinh học tại khu vực.
- Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, tra cứu thông tin có liên quan một cách nhanh chóng và có
hệ thống.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài..

Ngày

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài



Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài:
Là người hướng dẫn khoa học cho nhóm sinh viên Lê Hoàng Đạt, Phạm Hòa
Thành và Ngô Thị Tâm lớp DH4QB tôi thấy nhóm nghiên cứu luôn thể hiện tinh thần
đoàn kết, gắn bó và hỗ trợ trong nghiên cứu khoa học. Trong thời gian nghiên cứu thực
hiện đề tài, nhóm sinh viên nghiên cứu luôn có tinh thần ham học hỏi, chăm chỉ và lễ
phép với thầy, cô giáo. Mặc dù thời gian nghiên cứu không nhiều, nhưng nhóm sinh viên
nghiên cứu luôn chủ động học hỏi, tự tìm tài liệu nghiên cứu tham khảo và ứng dụng
trong nghiên cứu đề tài của mình. Đến nay, nhóm sinh viên Đạt, Thành và Tâm đã hoàn
thành đề tài với các kết quả đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài, kính đề nghị
Hội đồng khoa học cho báo báo nghiệm thu đề tài.

Ngày
Xác nhận của trường đại học

tháng

năm

Người hướng dẫn


THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Ngô Thị Tâm

Sinh ngày:

20

tháng 12

năm 1996

Nơi sinh: Hà Nội
Lớp:

ĐH4QB

Khóa: 2014 – 2018.

Khoa: Khoa học biển và hải đảo.
Địa chỉ liên hệ:

Mão Điền - Thuận Thành – Bắc Ninh

Điện thoại:

01628008588

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học:


Quản lý biển

Khoa:

Khoa học biển và hải đảo.

Kết quả xếp loại học tập:

Giỏi

Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học:

Quản lý biển

Khoa:

Khoa học biển và hải đảo

Kết quả xếp loại học tập:

Giỏi

Sơ lược thành tích:
Ngày
Xác nhận của trường đại học

tháng


năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đến PGS.TS. Lê Xuân
Tuấn, người thầy đã tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện
nghiên cứu khoa học này.
Chúng em xin cảm ơn Th.S. Vũ Văn Lân, Th.S. Nguyễn Thị Hương Liên và các
thầy cô trong Khoa khoa học biển và hải đảo thuộc trường ĐH Tài nguyên môi trường Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện nghiên
cứu.
Chúng Em xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên
và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Do điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết nhất định, chúng em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề nghiên cứu.

Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Nhóm sinh viên:
Lê Hoàng Đạt
Phạm Hòa Thành
Ngô Thị Tâm


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

BĐKH:
CV:
CTĐ:
ĐNN:
KTTS:
HST:
KT-XH:
NTTS:
RNM:
UBND:
VND:

Biến đổi khí hậu
Mã lực 1 CV=0.7355 KW

Chữ thập đỏ
Đất ngập nước
Khai thác thủy sản
Hệ sinh thái
Kinh tế xã hội
Nuôi trồng thủy sản
Rừng ngập mặn
Ủy Ban Nhân Dân
Việt Nam đồng

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Giao diện menu Website
Hình 2: Bài viết Đước chằng trên Website
Hình 3: Giao diện Header Website
Hình 4: Giao diện phần chính Website
Hình 5: Giao diện lề phải Website
Hình 6: Giao diện phần dưới Website


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Số lượng loài thực vật tìm thấy trong thảm thực vật RNM ven biển thuộc
huyện Thái Thụy.
Bảng 2: Cấu trúc thành phần loài chim vùng ven biển Thái Thụy.
Bảng 3: Danh sách các loài chim quý hiếm tại ven biển Thái Thụy.
Bảng 4: Tỷ lệ phần trăm các họ và các loài cá thuộc vùng cửa sông ven biển huyện
Thái Thụy.
Bảng 5: Danh sách các loài bò sát quý hiếm.


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
RNM là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu vùng ven biển nhiệt đới và á nhiệt đới, là
một thành phần rất quan trọng trong môi trường sống của con người và các sinh vật trên
Trái đất, là một HST độc đáo. Nó chính là nguồn tài nguyên ven biển thật sự quý giá và
hữu ích. Đặc biệt trong bối cảnh nhân loại đang phải đối mặt với BĐKH, vai trò của
RNM càng trở nên quan trong hơn vì nó là một trong những công cụ hữu hiệu, có vai trò,
chức năng to lớn trong việc giảm thiểu và chống lại các tác động rủi ro trong xu thế biến
đổi khí hậu.
Việt Nam là một trong những nước ở Đông Nam Á có RNM phát triển với nguồn tài
nguyên sinh vật đa dạng và phong phú.Tuy nhiên, trong những năm qua RNM ven biển
chịu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và nhân tạo đã bị suy giảm mạnh mẽ, những
vùng có RNM che phủ đã giảm sút mạnh....
Vùng đất ngập nước (ĐNN) ven biển huyện Thái Thụy (Thái Bình) nằm trong Khu
dự trữ sinh quyển thế giới đồng bằng sông Hồng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
văn hóa (UNESCO) công nhận vào năm 2004, gồm 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Ninh
Bình. Vùng ĐNN Thái Thụy có dải RNM với diện tích khoảng 3.500 ha tập trung tại các
xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thái Thượng, Thái Đô, có tác dụng lớn trong phòng hộ đê
biển, điều hòa khí hậu và có giá trị lớn về cảnh quan môi trường, bảo tồn hệ sinh thái
ngập nước ven biển. Tuy nhiên so với Vườn quốc gia Xuân Thủy, còn rất ít người biết đến
địa điểm này. Hơn thế nữa, những năm gần đây, do dân số đông gây sức ép lớn lên tài
nguyên của vùng nên việc quản lý, giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá là vấn đề cần thiết
đối với vùng ven biển này.
Mặt khác, ngày nay, công nghệ và Internet thực sự đã tác động và có sức ảnh
hưởng lớn tới mọi lĩnh vực của cuộc sống cũng như hoạt động của con người. Những tác
động này ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết và trực tiếp thay đổi không chỉ cuộc sống,
công việc và giải trí mà còn phục vụ tích cực cho công tác nghiên cứu, học tập của con
11


người. Tiềm năng to lớn của Internet trong việc lưu trữ thông tin và cung cấp thông tin

cho người dùng không hạn chế số lượng, phạm vi, thời gian.
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để có thể vừa nâng cao nhận thức của người dân,
vừa phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của cư dân, đồng thời duy trì và phát triển được
RNM một cách bền vững.
Việc xây dựng một website cung cấp thông tin để phục vụ công tác quản lí, khai
thác được những điểm mạnh yếu của vùng nhằm tận dụng khôn ngoan nguồn tài nguyên
RNM của địa phương, từ đó nâng cao và cải thiện đời sống của người dân địa phương
đồng thời góp phần bảo vệ tính đa dạng sinh học của nguồn tài nguyên này hiện nay là rất
cần thiết.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lí, khai thác và sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học rừng ngập mặn huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” .
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu RNM, trong cuốn "Thư mục
nghiên cứu về RNM“ (Chương trình Biển KT.03, 1991-1995) đã liệt kê hơn 420 công
trình nghiên cứu của 12 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1600
đến năm 1975. Trong đó, phần lớn các nghiên cứu này đều có đề cập đến khu hệ động
thực vật phân bố trong HST RNM một trong những định nghĩa và giá trị của HST này
được khẳng định: ĐNN rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của
các cảnh quan trên mọi miền của thế giới, ngày nay RNM đã và đang bị suy thoái và mất đi
ở mức báo động, mặc dù ngày nay người ta đã nhận biết được các chức năng và giá trị to
lớn của chúng.

12


Tài liệu đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống đầy đủ về vai trò của RNM do
Odum đưa ra đã phân tích vai trò to lớn của mùn bã phân hủy từ lá cây đước đỏ

(Rhizophora mangle) trong chuỗi thức ăn vùng cửa sông ven biển Florida. Từ đó, RNM
trở thành đối tượng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nghiên cứu của Ball ở Florida
(Mỹ) đã chỉ ra rằng “Cấu trúc mùn bã hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào mắt xích thức ăn
trong HST RNM. RNM còn là nơi ươm nuôi ấu trùng cho nhiều loại cá, giáp xác và động
vật thân mềm”. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra được sơ đồ mối quan hệ giữa RNM với các
thành phần sinh vật sống. Nghiên cứu của Robertson và Blaber (1992) đã nhận định “HST
RNM có vai trò trong việc duy trì chất lượng môi trường và năng suất đánh bắt trong
nghề cá thương mại và thủ công trên thế giới”.
Theo V.J. Chapman (1975) có 7 yếu tố sinh thái cơ bản ảnh hưởng đến sự phát
triển RNM là: Nhiệt độ, thế nền đất bùn, sự bảo vệ, độ mặn, thủy triều, dòng chảy hải lưu,
biển nông. Tổ chức UNESCO (1979) và FAO (1982) khi nghiên cứu về rừng và đất RNM
ở vùng châu Á Thái Bình Dương cho rằng: HST RNM trong khu vực này đã và đang bị
đe dọa nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân chính là
do việc khai thác tài nguyên rừng, đất RNM không hợp lý gây ra các biến đổi tiêu cực đối
với môi trường đất và nước. Các tổ chức này đã khuyến cáo các quốc gia có rừng và đất
ngập mặn, cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này bằng các
giải pháp như: xây dựng các hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về quản lý sử dụng
đất, RNM và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp
với việc xây dựng các mô hình lâm ngư kết hợp.
Nhiều công trình công bố kết quả nghiên cứu liên quan đến HST RNM đã được tổng
hợp, thống kê và đăng tải trong tuyển tập các báo cáo tại Hội thảo của các dự án thuộc
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Umali, 1986). Trong đó có một số công trình công
bố có liên quan đến các lĩnh vực: Cấu trúc quần xã và khu hệ động thực vật và các thảm
thực vật phân bố trong vùng RNM; Năng suất mạng lưới thức ăn và dòng năng lượng, chu
trình dinh dưỡng trong HST RNM; Các đặc tính thuỷ lý, thuỷ hóa trong HST RNM; Mối
liên quan giữa RNM và các HST, các quần xã động vật đáy, quần xã biển khơi, quần xã
sinh vật vùng triều và đề xuất phương hướng quản lý RNM ở các quốc gia.
13



Trong vài thập kỷ gần đây chúng ta đã chứng kiến sự biến đổi sâu sắc trong nhận thức
về ĐNN, đặc biệt là sự thay đổi trong cách nhìn nhận về tầm quan trọng của vùng ĐNN của
các cá nhân và tổ chức có liên quan. Trong cuốn “Các chức năng và giá trị của đất ngập
nước: thực trạng hiểu biết của chúng ta” của Oreeson (ghi theo Tateda, Y. (2005)) đã cho
thấy 84% tổng số các trích dẫn là của các công trình nghiên cứu trong thập kỷ 70, 14% của
các công trình thập kỷ 60 và chỉ có 2% là trích dẫn từ các công trình trước năm 1960.
Những nghiên cứu này tạo ra một bước đột phá trong hoạt động khoa học tại các trung tâm
và viện nghiên cứu có liên quan.
Khu vực Châu Á và Đông Nam Á là nơi có diện tích ĐNN lớn của thế giới. Do mật
độ dân cư cao (chiếm 60% số dân toàn thế giới) các cộng đồng dân cư nơi đây phụ thuộc
rất nhiều vào tài nguyên ĐNN. Vì thế, ĐNN của khu vực này đang phải đối mặt với tình
trạng suy thoái nghiêm trọng và một số vùng ĐNN có nguy cơ bị xoá sổ. Hiện nay, các
nghiên cứu về ĐNN tại khu vực châu Á và Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào các lĩnh
vực: Xác định loại hình và sự phân bố của ĐNN; Nghiên cứu các mối đe doạ, những ảnh
hưởng, tác động hiện nay và yêu cầu về bảo vệ ĐNN, đa dạng sinh học của các vùng ĐNN.
Hướng nghiên cứu này đã thu hút nhiều tổ chức quốc tế như Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên
thế giới (The World Conservation Union - IUCN), Chương trình môi trường của Liên hợp
quốc (UNEP), Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF), các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Trong đó quan trọng nhất là vai trò của IUCN vì đây là tổ chức trực tiếp hỗ trợ về tài chính
và là cơ quan phối hợp kết nối với các hoạt động với các tổ chức khác trong việc bảo vệ và
nghiên cứu ĐNN trên Thế giới.
2.2. Việt Nam
Một trong số những dự án đầu tiên có liên quan đến ĐNN ở Việt Nam là “Dự án
sông Mê Kông và đồng bằng sông Cửu Long” của Uỷ ban sông Mê Kông (1957) do chính
phủ bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam thành lập. Tiếp theo là một loạt các
đề tài, dự án, chương trình điều tra tổng hợp cũng như nghiên cứu các hợp phần của ĐNN
từ những năm 1980 cho đến nay. Trong chương trình điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên
toàn quốc, một chương trình cấp nhà nước do Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước chủ trì
1984 - 1986 đã bước đầu đề xuất tới việc bảo vệ thiên nhiên những vùng ĐNN. Năm 1989,
14



Việt Nam tham gia công ước Ramsar, trên cơ sở các văn bản Công ước, các tài liệu khoa
học trong nước và quốc tế về những vấn đề có liên quan đến ĐNN đã được tập hợp lại, xác
định những nội dung “nghiên cứu về đất ngập nước” một cách chính thức ở Việt Nam.
Về kiểm kê và phân tích các chức năng, giá trị của ĐNN có các công trình của Lê Diên
Dực, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng. Trong công trình nghiên cứu của Lê Diên Dực
(1989) , đã kiểm kê và công bố 32 vùng ĐNN quan trọng, cần được bảo vệ của nước ta.
Trong các nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các Khu bảo tồn ĐNN ở Việt
Nam, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng đã thống kê tương đối đầy đủ các kiểu ĐNN là
ao hồ (tự nhiên và nhân tạo), đầm phá cần quy hoạch thành các khu bảo tồn. Sau đó là hàng
loạt các công trình kiểm kê và phân loại ĐNN của Nguyễn Hoàng Trí (1995), Phan Nguyên
Hồng (1989 - 1998), Vũ Trung Tạng (1994), Mai Đình Yên (1993), Đặng Ngọc Thanh (1995
- 2000),... đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của nghiên cứu ĐNN, đánh giá tổng
quan các loại hình ĐNN, tiềm năng, tình hình quản lý, sử dụng, các áp lực, mối đe doạ, chiến
lược bảo vệ và phát triển bền vững ĐNN trên toàn lãnh thổ Việt Nam….
Chương trình khoa học bảo vệ ĐNN toàn cầu do WWF và IUCN đồng chủ trì và hỗ
trợ thực hiện năm 1985 - 1987 đã có ảnh hưởng tới sự khởi động nhận thức về lĩnh vực
ĐNN ở nước ta. Cơ quan quản lý và chỉ đạo cấp Nhà nước trong các chương trình nghiên
cứu về ĐNN là Cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực sự tạo
nên những định hướng và giải pháp phát triển nghiên cứu, chương trình hành động quản lý
và bảo vệ những vùng ĐNN của Việt Nam.
Năm 2003, Việt Nam cũng đã có những cố gắng trong công tác nghiên cứu, quản lý và
bảo tồn ĐNN như: “Chương trình bảo tồn đất ngập nước quốc gia”; Nghị định 109/2003/NĐCP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN; “Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo
tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010” (số 192/2003/QĐ-TTg), v.v...
Năm 2004, Phan Nguyên Hồng (2004) trong báo cáo về lịch sử nghiên cứu ĐNN Việt
Nam đã thống kê hơn 500 nghiên cứu về khí tượng thủy văn, địa chất, địa mạo, ĐDSH, hệ
cửa sông ven biển, hệ đầm phá, HST RNM, HST rạn san hô, thảm cỏ biển. Các nghiên cứu
này đã góp phần đóng góp vào bộ tư liệu nghiên cứu về ĐNN ven biển Việt Nam.
15



Năm 2005, Cục Bảo vệ Môi trường đã báo cáo về nghiên cứu: “Tổng quan hiện
trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar”.
Năm 2006, Cục Bảo vệ Môi trường đã báo cáo về nghiên cứu: “Chương trình bảo
tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước sông Mê Kông: Hệ thống phân loại Đất ngập
nước Việt Nam” do tác giả Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực thực hiện.
Năm 2015, Trần Văn Thụy, Pham Minh Dương, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Văn
Cường đã công bố các dẫn liệu về đa dạng sinh học HST bãi bồi trong đó các nghiên cứu
về các quần xã thực vật ngập mặn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về ĐNN ở Việt Nam chủ yếu tập
trung vào các vấn đề: Vai trò môi trường của các HST ĐNN ở Việt Nam đối với đa dạng
sinh học trong bối cảnh BĐKH (Tổng cục Môi trường, 2012) nhằm những định hướng
chiến lược về bảo tồn, sử dụng, quản lý và phát triển bền vững các vùng ĐNN trong
tương lai.
Nhìn chung những nghiên cứu trên là định hướng cơ bản cho mục tiêu nghiên cứu
của đề tài nhằm tiến tới xây dựng các giải pháp cho phát triển bền vũng lãnh thổ khu vực
nghiên cứu.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác, sử
dụng tài nguyên nhằm phát triển bền vững đa dạng sinh học RNM ở huyện Thái Thụy,
tỉnh Thái Bình.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Thiết kế website về khu vực Rừng ngập mặn Thái Thụy, Thái Bình nhằm:
- Cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý tài nguyên.
- Quảng bá tài nguyên đa dạng sinh học.
- Cung cấp tài liệu phục vụ công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy của sinh viên cũng
như giảng viên.
16



- Góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ HST RNM nói riêng
của người dân địa phương.
4. Cách tiếp cận
4.1. Cơ sở lý luận
4.1.1. Rừng ngập mặn
a. Khái niệm
RNM bao gồm nhiều loại cây sống trong các vùng nước mặn ven biển trong vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi những thực vật khác rất khó sinh trưởng. Những khu vực
này lộ ra khi thủy triều thấp và ngập trong nước mặn khi triều lên. Với các đặc tính của
mình, cây ngập mặn vẫn có thể sống và sinh trưởng tốt trong những điều kiện khắc nghiệt
đó.
b. Vai trò Rừng ngập mặn
Cung cấp sinh kế cho con người
RNM cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu mà con người cần. Con người ăn, đánh
bắt và bán nhiều loài cá và động vật có vỏ sống trong rừng ngập mặn.
RNM còn cung cấp nhiều nguyên liệu mà con người thường xuyên sử dụng như củi
và than (từ những cành cây chết),dược liệu, sợi, thuốc nhuộm, mật ong và lá dừa để lợp
mái. RNM có giá trị về văn hóa đối với rất nhiều người và còn thích hợp cho du lịch.
RNM đang là nơi cung cấp sinh kế cho nhiều người trên toàn thế giới,họ sống dựa vào
việc khai khác các giá trị từ những cánh rừng ngập mặn.
Cung cấp chức năng bảo vệ chống lại thiên tai
RNM bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng rẫy khỏi thiên tai như bão, lũ lụt và sóng
triều.

Những thân cây, cành và rễ của

cây


RNM



vai

trò

như

những rào

cản giúp giảm những ảnh hưởng của sóng, ngập lụt và gió mạnh.
Giảm xói lở và bảo vệ đất

17


RNM có một hệ thống lớn các thân, cành và rễ giúp bảo vệ bờ biển và đất
đai khỏi xói lở và ảnh hưởng của sóng. Thường tại những khu vực bờ sông và bờ biển nơi
RNM đã bị tàn phá thì hiện tượng xói lở xảy ra rất mạnh.
Hệ thống lớn các thân, cành và rễ còn giúp cho quá trình lấn biển giúp tăng diện tích
đất bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phù sa từ sông mang ra. Cũng bằng cách
này mà cây RNM tự xây dựng cho mình môi trường sống thích hợp. Loài Mắm là cây tiên
phong trong việc phát triển RNM, chúng giúp cốt kết đất bùn loãng và giữ phù sa ở lại,
sau đó là các loài khác phát triển theo như Đước, Bần, ô rô,...quá trình xảy ra liên tục,
RNM ngày càng phát triển hướng ra biển và các bãi bồi ven biển.
Giảm ô nhiễm
RNM giúp lọc bỏ các chất phú dưỡng, trầm tích và chất ô nhiễm ra khỏi đại dương
và sông ngòi. Vì thế, chúng giúp lọc sạch nước cho những hệ thống sinh thái xung quanh

(như HST san hô, cỏ biển). RNM được ví như là quả “Thận” của môi trường. Bằng các
quá trình sinh hóa phức tạp, RNM phân giải, chuyển hóa, hấp thụ các chất độc hại.
Giảm tác động của BĐKH
Với việc BĐKH được dự đoán là sẽ làm tăng mức độ xảy ra của những hiện
tượng thời tiết cực đoan như bão và lũ lụt, RNM sẽ trở nên đặc biệt quan trọng để bảo vệ
con người, nhà cửa và ruộng đồng khỏi những thiên tai này.
RNM còn có tác dụng rất tốt trong việc loại thải khí nhà kính (vốn là nguyên nhân
chính gây ra BĐKH) ra khỏi bầu khí quyển.
Cung cấp thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài động vật
RNM cung cấp chỗ cư ngụ và nguồn thức ăn cho rất nhiều loại cá, động vật có
vỏ (như nghêu, sò,cua,ốc..), chim và động vật có vú. Một vài động vật có thể được tìm
thấy trong rừng ngập mặn bao gồm: nhiều loại cá, chim, cua, sò huyết, nghêu, hàu, tôm,
ốc, chuột, dơi và khỉ.
18


RNM còn là khu vực kiếm ăn, nơi sinh sản và nuôi dưỡng quan trọng của nhiều loài
cá, động vật có vỏ và tôm. Lá và thân cây ngập mặn, khi bị phân hủy sẽ cung cấp những
vụn chất hữu cơ vốn là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài thủy sinh. Tương tự như
vậy, các loài sinh vật phù du sống dưới rễ của các cây ngập mặn là nguồn thức ăn quan
trọng cho nhiều loài cá.
RNM đặc biệt quan trọng đối với các loài cá đánh bắt thương mại, vốn có rất nhiều
loài đã đẻ trứng trong rễ cây RNM nhằm mục đích bảo vệ con của chúng. Quan trọng
hơn, 75% các loài cá đánh bắt thương mại ở vùng nhiệt đới trải qua một khoảng thời gian
nào đó trong vòng đời của mình tại các khu RNM.
RNM đóng một vai trò đặc biệt trong các hệ thống lưới thức ăn phức tạp. Điều này
có nghĩa là sự phá hủy RNM có thể có tác động rất xấu và rộng đến đời sống thủy sinh và
đại dương. Sự suy kiệt của RNM là một nguyên nhân chính dẫn đến suy kiệt đời sống
thủy sinh vì RNM không còn để đóng vai trò như vườn ươm hay chỗ kiếm ăn cho những
sinh vật thủy sinh nhỏ. Kết quả là, trữ lượng thủy sản không thể được tái tạo. Sản lượng

cá, tôm, động vật có vỏ và cua sẽ giảm khi diện tích rừng giảm. Không có các sinh vật
thủy sinh nhỏ vào thời điểm này nghĩa là không có nguồn cá để đánh bắt trong tương lai.
4.1.2. Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh
thái trong tự nhiên.
Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:


Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi
khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.



Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác
biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa
các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.

19




Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các
loài sinh sống và các HST, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và
cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

4.1.3. Web và tra cứu thông tin
World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không
gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy cập (đọc và viết) qua các máy tính nối
với mạng Internet.

Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn
bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng
một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản.
Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử
dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là URL (Uniform Resource Locator)), rồi
sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ chứa trang web (web server) và
hiển thị trên trình duyệt của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn
bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản
hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết
thường được gọi là duyệt Web.
Web được sử dụng ngày càng phổ biến trong lĩch vực tra cứu thông tin. Thông tin
được đưa lên web là thông tin trên tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống, của các nghành
nghề, dịch vụ …trong phạm vi cơ quan, tổ chức, địa phương, trong vùng, lãnh thổ, của
quốc gia hay trên toàn thế giới. Do đó web là môi trường tra cứu thông tin lí tưởng cho
ngày càng nhiều đối tượng của các quốc gia.
4.1.4. Phần mềm Wordpress
WordPress là một CMS (Hệ thống quản lý thông tin), một mã nguồn mở và hoàn
toàn miễn phí để làm blog, trang web cá nhân hoặc bất cứ gì mà bạn thích. WordPress
được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng MySQL database.
Ưu điểm:

20


- WordPress cung cấp một nền tảng thân thiện với người dùng trong việc cài đặt, sử dụng
và phát triển mà không cần biết quá nhiều kiến thức về PHP cũng như các ngôn ngữ lập
trình khác.
- WordPress cung cấp hàng loạt các blog với bố cục khác nhau, nơi bạn có thể tùy - chọn
mọi thứ theo sở thích của mình.
- Các tùy chọn menu được cung cấp trong WordPress đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so

với hầu hết các CMS khác.
- WordPress cho phép bạn nhanh chóng cập nhật bất kỳ nội dung nào của trang web của
mình và thêm tất cả thông tin sau đó (nếu cần thiết).
- Bạn có thể dễ dàng chọn một giao diện cho blog của mình từ một số lượng không giới
hạn các giao diện có sẵn dành cho WordPress.
- Thư viện WordPress plugins phong phú có sẵn giúp làm cho công việc của bạn trở nên
dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Lợi thế cộng đồng mà WordPress mang lại cho người dùng là vô cùng lớn, bạn có thể
thưởng thức, học hỏi các mẹo vặt và thủ thuật dành cho WordPress từ những người khác.
- WordPress cung cấp cho bạn nhiều lợi thế về Search Engine Optimization (SEO) thông
qua plugin, giúp nội dung của bạn có thứ hạng tốt hơn trên bảng kết quả tìm kiếm của các
công cụ như Google.
4.2. Cơ sở thực tiễn
4.2.1. Sự suy thoái tài nguyên vùng RNM Thái Thụy, Thái Bình
Nhiều hoạt động kinh tế và đời sống không cân đối đã làm phương hại đến vai trò và tài
nguyên thiên nhiên quý giá này. Hệ sinh thái RNM ở ven biển Thái Thụy đang bị đe dọa
và tổn hại do các nguyên nhân:
- Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm
Trong thời gian qua, được nhà nước hỗ trợ và khuyến khích nên nghề nuôi tôm nước
lợ ở vùng cửa sông ven biển phát triển mạnh mẽ.
Do nguồn lợi nuôi tôm lớn hơn các loại hình sản xuất khác nhiều lần nên người dân
địa phương và cả những người địa phương khác đến khai thác, phá RNM để nuôi tôm,
vượt qua tầm kiểm soát của các ngành quản lý thủy văn, lâm nghiệp và chính quyền địa
phương.
21


Việc chặt phá bữa bãi RNM để làm đầm nuôi tôm QC đã biến đất mặn giàu chất
dinh dưỡng thành đất phèn mặn. Dưới tác động của khí quyển, pyrit bị oxi hóa sinh ra axit
H2SO4. Axit này có tác động giải phóng ion sắt và nhôm dễ gây độc đối với cây. Photpho

sẽ bị kết tủa tạo thành photpho sắt và photphat nhôm không hòa tan, cây không hấp thụ
được. Ion nhôm còn gây độc hại với cá và động vật trong nước và trên bãi lầy.
- Các hoạt động khai thác RNM không theo quy hoạch
Hoạt động khai thác hải sản trên bãi triều: các hoạt động gây hại cho các dải RNM:
dùng cào để cào cua, nhổ mất cây ngập mặn mới trồng, vào trong RNM để đào bới các
loài hai mảnh vỏ đồng thời chặt luôn cả các cây trồng để mở rộng nơi đào bới, một số
thuyền đi đánh cá về không theo luồng lạch mà chạy qua RNM mới trồng cũng làm cho
nhiều cây bị bật gốc…
Hoạt động làm đầm tôm, nuôi vạng – vây vạng tự nhiên đã làm RNM bị phá hủy và
hàng trăm hecta bãi triều bị đào xới, ô nhiễm ảnh hưởng đến các HST ngập nước ven
biển.
Hoạt động NTTS và khai thác nguồn lợi tự nhiên: hoạt động này cho thu nhập
50000 – 100000đ/người/ngày, cao hơn nhiều nghề khác, do đó thu hút nhiều người vào
hoạt động đánh bắt, thu mua, vận chuyển, làm đầm thuê, chế biến… Tuy nhiên, trong quá
trình hoạt động đã thải ra môi trường nhiều phế thải với hàm lượng ngày một cao.
- Các hóa chất và chất ô nhiễm
Ô nhiễm hệ sinh thái RNM còn do các cặn bã nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu
được dùng trong nông nghiệp thường là các photphat hữu cơ, cacbonat, pyrethroit và các
gốc clorin. Các loại thuốc này có tác hại đến nguồn Thủy sản. Từ lục địa cũng mang ra
các chất thải của ngành công nghiệp và chất thải sinh hoạt, chứa nhiều chất độc, các vi
khuẩn và vi trùng gây bệnh. Các chất thải làm đục nước, làm thay đổi tính nước và đất,
tác động xấu đến thực vật và động vật ở RNM.
- Biến đổi khí hậu
Trong tương lai khi mực nước biển dâng do ảnh hưởng của sẽ đe dọa đến RNM trên
khắp thế giới. Khi nước biển dâng, một số khu vực sinh sống của một số cây RNM sẽ
bị ngập nhiều hơn (hay bị quá mặn) cho loài cây rừng đó sinh sống. Nếu cây ngập mặn
22


không thể di chuyển lên vùng đất cao hơn, do bị cản bởi đê hay các vật cản khác, cây sẽ

không có chỗ nào để sống và bị chết ngập.
BĐKH cũng được dự đoán là sẽ tăng cường độ những sự kiện thời tiết cực đoan
như bão tố và lũ lụt. Càng nhiều lần xuất hiện những sự kiện như vậy thì rừng càng bị tổn
thương (do không kịp phục hồi).
4.2.2. Tình hình tra cứu thông tin về RNM Thái Thụy, Thái Bình
Thông tin về RNM Thái Thụy, Thái Bình trên các trang web còn hạn chế, hình ảnh
còn chưa nhiều, không theo chủ đề, nội dung chưa phong phú, đặc biệt không tìm thấy
các trang web riêng của khu vực.
Khối lượng các thông tin về RNM Thái Thụy hiện có chưa đáp ứng đủ nhu cầu tìm
kiếm.
4.2.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin với vùng RNM

23


Thế giới
Hiện nay, trên thế giới nhiều nước đã xây dựng những trang Web cơ sở dữ liệu về
RNM để có thể nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý dạng tài
nguyên này, có thể kể đến các đất nước có hệ sinh thái RNM như Nhật Bản, Ấn Độ,..
Một số địa chỉ trang Web cung cấp dữ liệu về RNM đáng tin cậy như:
 />


Việt Nam
Ở Việt Nam, việc xây dựng các trang web về RNM đang ngày càng được đẩy mạnh
và phổ biến. Một số khu RNM lớn ở nước ta đã có những Website riêng cung cấp những
thông tin đáng tin cậy như:
Vườn Quốc gia Xuân Thủy:
Rừng ngập mặn Cần Giờ: />5. Phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu
5.1. Phạm vi nghiên cứu

Vùng ven biển Thái Thụy - Thái Bình bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nớc tính từ
chân đê Quốc Gia ở cửa sông Thái Bình đến cửa sông Trà Lý, cách thành phố Thái Bình
khoảng 40 km theo đường 218 về phía đông bắc, nằm trên địa bàn của 5 xã và 1 thị trấn là
: Xã Thụy Trường, Thuỵ Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô và Thị trấn Diêm Điền.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học RNM của huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.
- Thông tin về RNM huyện Thái Thụy, Thái Bình.
- Phần mềm thiết kế website Wordpress.
5.3. Thời gian nghiên cứu
Từ 8/2016 đến 4/2017.
6. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát, thu thập và tìm hiểu thông tin về Hệ sinh thái RNM Thái Thụy, Thái Bình
tương đối đầy đủ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tài nguyên đa dạng sinh học.
24


- Nghiên cứu, xây dựng và sử dụng Website trên phần mềm Wordpress với các dữ liệu sau
khi thu thập và xử lý.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu thực địa
Nghiên cứu, tìm hiểu, một số loài động, thực vật, hiện trạng đa dạng sinh học ở khu
vực RNM dưới sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn hoặc chủ rừng hay cán bộ ban quản
lý ,.. để có thể biết rõ tên, đặc điểm, tập tính của loài.
Phương pháp điều tra:
Tìm hiểu thông tin từ người dân:
- Sự đa dạng sinh học của RNM: Thông tin về số lượng loài động, thực vật, các loài đặc
hữu; tập tính của chúng;...
- Hoạt động sinh kế diễn ra tại địa phương,..
- Các ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái RNM những năm gần đây như BĐKH, khai

thác tài nguyên, ...
- Kinh nghiệm, kiến thức về việc trồng hay bảo vệ RNM.
Làm việc với cán bộ địa phương:
- Thu thập số liệu thứ cấp về hiện trạng diện tích, đa dạng sinh học ở khu vực.
- Các hoạt động quản lý và bảo vệ và tài nguyên đã, đang và sẽ được triển khai.
- Các hoạt động sinh kế của người dân ảnh hưởng đến môi trường hệ sinh thái RNM.
- Thông tin, tài liệu về các hoạt động diễn ra trên khu vực như du lịch sinh thái, nghiên
cứu khoa học, hợp tác đầu tư, phát triển cộng đồng,...
Phương pháp kế thừa
Kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học đi trước, và các tài liệu sách, internet có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài trên nguyên tắc có chọn lọc.
Phương pháp chuyên gia
Phỏng vấn 1 số chuyên gia, tiến sĩ nghiên cứu về rừng ngập mặn về 1 số vấn đề như
môi trường rừng ngập mặn, đặc điểm sinh vật cư trú,... để có thêm những kiến thức, thông
tin cần thiết, từ đó cũng làm tăng tính tin cậy cho Website.
25


×