TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
HƢỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 TRƢỜNG THPT
DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH SƠN LA ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM
“TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG
Thuộc nhóm ngành khoa học: Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn
Sơn La, tháng 4 năm 2017
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
HƢỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 TRƢỜNG THPT
DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH SƠN LA ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM
“TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG
Thuộc nhóm ngành khoa học: Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Hảo
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Nguyễn Thị Dung
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Nguyễn Thị Thu Hằng
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Đỗ Thị Yến
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp: K54 ĐHSP Ngữ văn B
Khoa: Ngữ văn
Năm thứ 4/ số năm đào tạo: 4
Ngành học: ĐHSP Ngữ văn
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Bùi Thị Hảo
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hồng
Sơn La, tháng 4 năm 2017
Lời cảm ơn
Trong quá trình nghiên cứu đề tài của nhóm chúng em đã nhận đƣợc sự hƣớng
dẫn tận tình của cô giáo Thạc sĩ Trịnh Thị Hồng - giảng viên bộ mơn phƣơng pháp, sự
góp ý giúp đỡ của các thầy cơ giáo trong Khoa Ngữ văn, phịng thƣ viện nhà trƣờng,
sự động viên của tập thế lớp K54 ĐHSP Ngữ văn B. Đồng thời chúng em cũng nhận
đƣợc sự tƣ vấn, cộng tác của các thầy cô giáo tổ chuyên môn và các em học sinh khối
12 Trƣờng THPT dân tộc nội trú tỉnh Sơn La
Nhân dịp hoàn thiện và công bố đề tài, chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ và các bạn, đặc biệt là cơ giáo Thạc sĩ Trịnh Thị Hồng.
Đề tài kính mong nhận đƣợc sự góp ý bổ sung của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
Sơn La ngày 20 tháng 4 năm 2017
Nhóm tác giả:
Bùi Thị Hảo
Nguyễn Thị Dung
Đỗ Thị Yến
Nguyễn Thị Thu Hằng.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .......................................................................................................3
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................................4
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................4
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................................4
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................5
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................................5
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ....................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN .....................................................................................7
1.1. Đặc trƣng của tác phẩm trữ tình ................................................................................7
1.1.1. Đặc trƣng về nội dung phản ánh.............................................................................7
1.1.2. Đặc trƣng về hình thức ...........................................................................................7
1.1.3. Vấn đề giảng dạy thơ trữ tình trong trƣờng phổ thơng ..........................................8
1.2. Bản chất của đọc - hiểu thơ trữ tình ........................................................................10
1.3. Đọc - hiểu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ....................................................11
1.3.1. Khổ thơ 1 ..............................................................................................................11
1.3.2. Khổ thơ 2 ..............................................................................................................15
1.3.3. Khổ thơ 3 ..............................................................................................................17
1.4. Hiệu quả nhận thức đối với học sinh phổ thông qua đọc hiểu tác phẩm “Tây Tiến”
- Quang Dũng ..................................................................................................................21
Tiểu kết............................................................................................................................21
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN TẠI TRƢỜNG
THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH SƠN LA.............................................................22
2.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................................22
2.2. Nội dung khảo sát ....................................................................................................23
2.3. Thời gian , địa điểm khảo sát ..................................................................................23
2.4. Cách thức khảo sát ...................................................................................................23
2.5. Kết quả khảo sát .......................................................................................................23
2.5.1. Khảo sát chƣơng trình...........................................................................................23
2.5.2. Phƣơng pháp dạy của giáo viên ............................................................................23
2.5.3. Phƣơng pháp học tập của học sinh .......................................................................29
Tiểu kết............................................................................................................................32
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP ĐỌC HIỂU BÀI THƠ TÂY TIẾN ...............................33
3.1. Đọc sáng tạo .............................................................................................................33
3.1.1. Cách thức đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm trữ tình .....................................35
3.1.2. Nhƣ̃ng điề u kiện và yêu cầu cầ n thiế t để thực hiện phƣơng pháp đọc sáng tạo..35
3.1.3. Nguyên tắc vận dụng phƣơng pháp đọc sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn
chƣơng .............................................................................................................................36
3.1.4. Phát huy hiệu quả phƣơng pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng ....................................................................................................................36
3.2. Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi .....................................................................37
3.2.1. Khái niệm ..............................................................................................................37
3.2.2. Câu hỏi thảo luận ..................................................................................................37
3.2.3. Câu hỏi trắc nghiệm ..............................................................................................39
3.3. Sử dụng Sơ đồ tƣ duy (SĐTD) ................................................................................44
3.3.1. Khái niệm ..............................................................................................................44
3.3.2. Sử dụng sơ đồ tƣ duy ............................................................................................44
3.3.3. Các bƣớc thiết kế một sơ đồ tƣ duy......................................................................45
3.3.4. Quy trình tổ chức hoạt động vẽ sơ đồ tƣ duy trên lớp .........................................46
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tác phẩm (sử dụng giáo án điện tử) .....48
3.4.1. Khái niệm ..............................................................................................................48
3.4.2. Vai trị - mục đích .................................................................................................49
3.4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn .......................................50
3.4.4. Cách thức thực hiện ..............................................................................................51
Tiểu kết . .........................................................................................................................53
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Danh mục các từ viết tắt trong đề tài
Trung học phổ thông
: THPT
Nhà xuất bản
: NXB
Sách giáo khoa
: GSK
Giáo sƣ
: GS
Giáo viên
: GV
Học sinh
: HS
Sơ đồ tƣ duy
: SĐTD
Công nghệ thông tin
: CNTT
Dân Tộc Nội trú
: DTNT
Sách giáo khoa
: SGK
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học đặt ra trong thực tế với hai hình thức:
Thay đổi phƣơng pháp có tính toàn diện, triệt để và cải tiến, đổi mới phƣơng pháp
từng phần trong công việc hàng ngày. Hiện nay, cùng với việc đổi mới chƣơng trình và
sách giáo khoa, việc thay đổi phƣơng pháp có tính chiến lƣợc về cơ bản đã xong.
Nhƣng việc cải tiến, đổi mới phƣơng pháp từng phần vẫn luôn luôn đặt ra với mỗi giáo
viên trong từng ngày lên lớp.
Việc đổi mới nhận thức về q trình giáo dục theo tinh thần nói trên địi hỏi
ngƣời giáo viên phải có một sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức cho tới thái độ và
niềm tin vào vấn đề cơ bản, vai trị chủ thể tích cực học sinh trong học tập.
Thực tiễn của hoạt động dạy học trong nhà trƣờng thời gian qua cho thấy tác
động lớn lao của việc thay đổi quan điểm giáo dục: Đó là bƣớc chuyển biến từ lối dạy
học cổ truyền lấy thầy làm trung tâm chi phối toàn bộ và tuyệt đối quá trình giáo dục,
áp đặt, nhồi nhét những giá trị đạo đức và kiến thức, kĩ năng lên ngƣời học, sang việc
lấy trò là trung tâm, là chủ thể. Bằng vai trị tích cực chủ động, ngƣời học tự nỗ lực tìm
tịi khám phá tri thức, nắm kĩ năng với sự hƣớng dẫn của thầy. Đây chính là tinh thần
cơ bản của giáo dục hiện đại, quan điểm giáo dục tích cực.
Với q trình triển khai thay đổi chƣơng trình và SGK Ngữ văn THPT, việc vận
dụng quan điểm dạy học tích cực lấy học sinh là trung tâm nhằm phát huy tính năng
động, sáng tạo của chủ thể ngƣời học trong giờ học văn đã mang tới những triển vọng
khả quan. Bƣớc chuyển của tình hình dạy học văn theo quan điểm giáo dục tích cực đã
tạo những thay đổi quan trọng về nhận thức và hành động tại các trƣờng THPT. Thế hệ
học sinh ngồi trên ghế nhà trƣờng hơm nay có điều kiện tiếp nhận cách thức dạy học
tiến tiến, từ đó các em có khả năng tích lũy hiểu biết và trau dồi thái độ, cảm xúc để
hoàn thiện nhân cách theo mục tiêu đào tạo đã đề ra.
1.2. Môn Ngữ văn với đặc thù vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật,
là một môn học rất hấp dẫn, lý thú, bổ ích, có khả năng giúp học sinh phát triển tồn
diện về trí tuệ, nhân cách, tâm hồn.
Tuy nhiên, có một thực tế dễ thấy là những vƣớng mắc, lúng túng trong quá trình
đổi mới phƣơng thức dạy học do sự níu kéo của thói quen cũ đã làm hạn chế một phần
vai trị chủ thể tích cực của học sinh để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Từ đó
1
dẫn tới hiện tƣợng học sinh kém hào hứng học văn, chất lƣợng dạy học văn có phần
giảm sút, các em học với tâm thế bị cƣỡng ép, mang tính bắt buộc, đối phó. Tình hình
trên đang thu hút sự chú ý của dƣ luận xã hội.
Vì vậy, việc đổi mới, cải tiến phƣơng pháp dạy học bộ mơn có vai trò rất quan
trọng, quyết định đối với việc tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, nâng cao chất
lƣợng dạy học. Chúng tôi cho rằng việc vận dụng các biện pháp dạy học tích cực vào
dạy học Ngữ văn nói chung, thơ trữ tình nói riêng chính là một trong những giải pháp
nhằm đổi mới phƣơng pháp dạy học đáp ứng yêu cầu trên.
1.3. Trong chƣơng trình phổ thơng, tác phẩm trữ tình là một kiểu loại văn bản
chính. Có thể nói, đây là loại văn bản “khó đọc nhất trong tất cả các kiểu loại văn bản
bởi đặc trƣng nắm bắt thế giới một cách đặc biệt, bởi kiểu cấu trúc hình tƣợng phi
logic, đúng hơn là chỉ tn theo logic của cảm xúc. Cũng khơng ít ngƣời cho rằng việc
đọc và thƣởng thức tác phẩm trữ tình nói chung, thơ trữ tình nói riêng là lĩnh vực của
những gì thiêng liêng, huyền bí chỉ những cá nhân mang những phẩm chất “thiên phú
đặc biệt mới có thể bƣớc chân vào. Không cực đoan nhƣ thế nhƣng số đơng đều cho
rằng tác phẩm trữ tình “khó đọc”, kén ngƣời đọc hơn tác phẩm tự sự. Học sinh trong
nhà trƣờng cũng vậy. Thơ (nói rộng ra là tác phẩm trữ tình) đối với các em thì có vẻ
ngắn hơn, dễ thuộc hơn tác phẩm tự sự nhƣng cảm nhận, phân tích, lí giải, bình giá
những vẻ đẹp của nó thì bội phần khó khăn thử thách.
Chƣơng trình và SGK mới đƣợc xây dựng theo hƣớng tăng cƣờng khả năng hoạt
động của ngƣời học. Vì vậy, việc vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực để dạy
học Ngữ văn là một hình thức góp phần tạo điều kiện giúp học sinh phát huy vai trò
chủ động, năng động sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của một công dân trong thời kì hội
nhập khu vực và thế giới của đất nƣớc.
1.4. Ở tỉnh Sơn La, do hoàn cảnh và điều kiện thực tế ở một địa phƣơng thuộc
vùng sâu vùng xa của Tây Bắc, việc đổi mới quan điểm dạy học văn nói riêng theo
tinh thần phát huy vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học cịn gặp nhiều
khó khăn, trở ngại. Bản thân chúng tơi cũng muốn tìm hiểu và góp phần vào việc cải
thiện tình hình dạy học văn tại trƣờng học ở địa bàn của mình.
Với các lí do trên, chúng tơi thực hiện đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 12
trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Sơn La đọc - hiểu tác phẩm “Tây tiến của Quang
Dũng”. Trƣớc hết nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phƣơng pháp và nâng cao chất
2
lƣợng dạy học cho chính mình, sau nữa có thể góp một phần vào tháo gỡ những khó
khăn, lúng túng của các bạn đồng nghiệp.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Phƣơng pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, đƣợc dùng ở nhiều nƣớc
để chỉ những phƣơng pháp giáo dục, dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của ngƣời học. Phƣơng pháp dạy học tích cực hƣớng tới việc hoạt động
hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học, nghĩa là tập trung phát huy tính
tích cực của ngƣời học chứ khơng phải là tập trung phát huy tính tích cực của ngƣời
dạy. Tuy nhiên, để dạy học theo phƣơng pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều
so với dạy theo phƣơng pháp thụ động.
Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy và học đã đƣợc xác định trong Nghị quyết
Trung ƣơng 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII (12 - 1996),
đƣợc thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), đƣợc cụ thể hóa trong các chỉ thị
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999).
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh”.
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hƣớng tới hoạt động học tập chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Việc vận dụng các biện pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tác phẩm thơ trong
nhà trƣờng có một vai trị quan trọng trong nâng cao năng lực dạy và học văn trong
giai đoạn hiện nay. Nó có tác dụng phát huy tối đa khả năng của học sinh trong việc tự
chiếm lĩnh tri thức văn bản thơ trữ tình trên cơ sở gợi ý của giáo viên.
Vấn đề vận dụng các biện pháp dạy học tích cực trong nhà trƣờng nói chung, bộ
mơn Ngữ văn nói riêng đƣợc nói đến khá nhiều. Tiêu biểu có các tài liệu, giáo trình về
giáo dục học, Lí luận dạy học:
- Mảng sách dịch của nƣớc ngoài (chủ yếu từ Liên Xơ cũ): Giáo dục học của
Babanxki; Lí luận dạy học của Exipop, Lecne, Scatkin; Giáo trình Phương pháp luận
dạy văn học do Z. Ia rez chủ biên.
3
Gần đây, nhờ mở rộng giao lƣu, một số công trình nghiên cứu của các nhà giáo
dục các nƣớc Phƣơng Tây đƣợc giới thiệu (Ruxso, Dewey, Skinner…)
- Tài liệu biên soạn trong nƣớc có: Các giáo trình giáo dục học và tâm lí học (Tủ
sách Đại học sƣ phạm); Giáo trình Phƣơng pháp dạy học văn (do Phan Trọng Luận
chủ biên); Tiếp cận văn học (Nguyễn Trọng Hoàn); Lý luận và phê bình văn học (Trần
Đình Sử); Nguyễn Viết Chữ thì có những quyển: Phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn
chƣơng trong nhà trƣờng ; Phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng theo loại thể.
Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Nhƣ Mai, biên soạn quyển: Vấn đề giảng dạy tác
phẩm văn học theo loại thể, …
Ngoài ra, chúng ta không thể bỏ qua một nguồn tài liệu tham khảo quý báu đó là
các sáng kiến kinh nghiệm về dạy học văn theo hƣớng vận dụng các biện pháp tích cực
đƣợc đúc kết từ phong trào thi đua “dạy tốt học tốt trong nhà trƣờng thời gian qua.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học tác phẩm trữ tình, nhằm đề xuất
một số biện pháp hƣớng dẫn học sinh lớp 12 trƣờng THPT dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La
đọc – hiểu bài thơ “ Tây tiến” của Quang Dũng.
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu đề của tài: nghiên cứu một số biện pháp dạy học nhằm
hƣớng tới việc tích cực hoạt động học tập của học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản
“Tây tiến của Quang Dũng (lớp 12) cho đối tƣợng học sinh tại trƣờng THPT dân tộc
Nội trú tỉnh Sơn La”.
- Phạm vi nghiên cứu:
Ở đề tài này chúng tôi đƣa ra một số biện pháp dạy học tích cực và việc vận dụng
các biện pháp đó trong giờ đọc - hiểu văn bản. Vì vậy, chúng tơi quyết định lựa chọn
khối lớp 12 tại trƣờng THPT Nội trú tỉnh Sơn La để nghiên cứu.
Với số lƣợng giáo viên dạy môn Ngữ văn lớp 12 là 2 ngƣời. Số lƣợng học sinh
đƣợc khảo sát là 92 học sinh trên 2 lớp. Trong đó số lƣợng học sinh dân tộc thiểu số là
89 học sinh
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu những kiến thức lý luận về các biện pháp dạy học tích cực và việc vận
dụng các biện pháp đó trong giờ đọc - hiểu văn bản.
4
Tìm hiểu tình hình thực hiện dạy học văn trên cơ sở áp dụng các biện pháp tích
cực trong dạy học tác phẩm trữ tình cho học sinh lớp 12 tại trƣờng THPT Nội trú tỉnh
Sơn La.
Lựa chọn một số biện pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa hiệu quả giảng
dạy trong giờ đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại, cụ thể là dạy đọc- hiểu bài thơ
“Tây tiến” của Quang Dũng cho học sinh lớp 12 trƣờng Nội trú tỉnh Sơn La
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và tìm hiểu các tài liệu về thơ trữ tình hiện đại, phƣơng pháp giáo dục học,
chƣơng trình, sách giáo khoa Ngữ văn 12, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học trong
những năm gần đây, … đƣợc chúng tôi tập trung nghiên cứu, làm tiền đề cơ sở vững
chắc cho việc thực hiện đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tham gia dự giờ, quan sát, tìm hiểu nắm bắt tình hình dạy học thơ trữ tình ở khối
lớp 12 trƣờng THPT Nội trú tỉnh Sơn La, bao gồm các hoạt động nhƣ dạy học, chất
lƣợng dạy học, các biện pháp dạy học, từ đó rút ra những nhận định về thực trạng cũng
nhƣ phƣơng hƣớng phát triển dạy học cụ thể sẽ đề xuất trong đề tài.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Bƣớc đầu định hƣớng triển khai thiết kế mơ hình dạy học tác phẩm thơ trữ tình
bằng các biện pháp dạy học tích cực phù hợp.
Tổ chức lấy ý kiến đánh giá, nhận xét của giáo viên phổ thông về thiết kế giáo án
Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh bằng phiếu khảo sát, bài kiểm tra
cả trƣớc, trong và sau quá trình học tập.
Phương pháp thống kê
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi sử dụng các biện pháp thống kê, so sánh,
đối chiếu để đi đến những kết luận cần thiết cho luận văn.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về lí luận:
Tìm hiểu những lí luận khoa học về các biện pháp dạy học tích cực trong dạy học
mơn Ngữ văn nói chung, thơ trữ tình hiện đại nói riêng tại trƣờng THPT. Tìm tịi
những biện pháp thích hợp nhằm đạt hiệu quả tối ƣu khi vận dụng vào văn bản - tác
phẩm Tây tiến của Quang Dũng.
5
- Về thực tiễn:
Góp phần khắc phục thiếu sót, nhƣợc điểm thƣờng gặp trong dạy học là chƣa chú
ý đúng mức hoặc còn lúng túng trong việc áp dụng các biện pháp dạy học văn bản thơ
trữ tình hiện đại. Thúc đẩy tối đa khả năng tích cực chủ động của học sinh trong giờ
đọc – hiểu thơ trữ tình, tránh lối dạy thụ động một chiều theo kiều giảng giải - ghi nhớ,
đọc - chép còn ảnh hƣởng khá nặng tại trƣờng THPT, đặc biệt ở vùng miền núi.
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài đƣợc chia làm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận.
Chƣơng 2: Khảo sát thực trạng dạy học văn tại trƣờng trung học phổ thông
dân tộc Nội trú tỉnh Sơn La.
Chƣơng 3: Biện pháp đọc hiểu bài thơ Tây Tiến.
6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Đặc trƣng của tác phẩm trữ tình
1.1.1. Đặc trƣng về nội dung phản ánh
1.1.1.1. Khái niệm:
Theo Trần Thanh Đạm trong quyển Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại
thể thì trữ tình là “sự bộc lộ trực tiếp tƣ tƣởng, cảm xúc, nhiệt tình, tâm tƣ, những
trạng thái mạnh mẽ, xao động, phong phú của tâm hồn và trí tuệ con ngƣời. Mọi hình
ảnh cuộc sống đều bộc lộ qua cảm quan và ngôn ngữ cá nhân của tác giả hoặc của
nhân vật mà tác giả nhân danh để phát biểu, của cái ngơi thứ nhất”. Nội dung của tác
phẩm trữ tình là biểu hiện tƣ tƣởng, tình cảm “làm sống dậy cái thế giới chủ thể của
hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tƣ tâm trạng, nỗi
niềm…(Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Lí luận văn học, tập 2).
1.1.1.2. Đặc điểm nội dung:
Cũng theo Trần Thanh Đạm trong quyển Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học
theo loại thể thì Trung tâm của tác phẩm trữ tình là hình tƣợng- tâm tƣ”. Sự rung động,
truyền cảm của tác phẩm trữ tình chủ yếu dựa vào lời nói tràn đầy cảm xúc suy nghĩ
của nhà thơ, nhà văn, những lời nói thốt ra “tự đáy lịng”.
Nhân vật trữ tình là hình tƣợng ngƣời trực tiếp thổ lộ suy tƣ, cảm xúc, tâm trạng
trong tác phẩm”; “cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ
…(Trần Đình Sử, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Lí luận văn học, tập 2). Nhân vật
trữ tình là hiện thân của tác giả cịn trữ tình là lời tự thuật của tác giả nhƣng không
đồng nhất với tác giả.
“Thƣờng thƣờng tác phẩm trữ tình hay viết bằng thơ, tức là thứ ngôn ngữ tràn
đầy âm thanh, nhịp điệu ngƣng đọng cảm xúc, suy nghĩ, kết tinh hiện thực cuộc sống,
có sức xun thấm mạnh mẽ vào lịng ngƣời đọc”. “Tác phẩm trữ tình viết bằng văn
xi thì thƣờng cũng là thứ văn xi giàu chất thơ”. Trữ tình là sự bộc lộ trực tiếp mọi
trạng thái phong phú, tinh vi, sâu sắc trong đời sống tâm tƣ, cảm xúc của con ngƣời
nảy sinh từ sự tiếp xúc, va chạm với cuộc sống- chính là linh hồn của thơ ca(Trần
Thanh Đạm, Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể).
1.1.2. Đặc trƣng về hình thức
Tính hình tƣợng trong ngôn ngữ. Nhƣng “ngôn ngữ thơ là một kiểu cấu tạo đặc
biệt của ngơn ngữ văn học”, đó là ngơn ngữ đã đƣợc cách điệu hóa cũng nhƣ bƣớc
7
chân trong vũ điệu so với bƣớc đi thƣờng, ngôn ngữ đã đƣợc “chƣng cất từ ngơn ngữ
đời sống”. Nó “tận dụng và phát huy cao độ cả ruột lẫn vỏ của ngơn ngữ và mục đích
nghệ thuật (Trần Thanh Đạm, Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể). Ngơn
ngữ thơ trữ tình là ngơn ngữ bão hịa cảm xúc”, “tập trung sức nặng của tình cảm(Trần
Đình Sử, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Lí luận văn học, tập 2).
Do cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ thơ nên thơ có những đặc trƣng riêng. Thơ có
thể nói đƣợc những điều hết sức lắng đọng kết tinh mà nhiều khi văn xi khơng nói
đƣợc, lời thơ chặt chẽ mà ý thơ mênh mông (Trần Thanh Đạm, Vấn đề giảng dạy tác
phẩm văn học theo loại thể). Thơ có khả năng bao quát sâu rộng…” (Sóng Hồng). Thơ
là sự sống tập trung cao độ, là cái lõi của cuộc sống. Phải đào, phải xới, phải chắt, phải
lọc mới ra thơ đƣợc…Sự sống phải ủ thành men và bốc lên trong tâm hồn thi sĩ
(Chuyển dẫn từ [Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Nhƣ Mai, Vấn đề giảng dạy tác
phẩm văn học theo loại thể], Lƣu Trọng Lƣ, Các nhà thơ nói về thơ, tạp chí Văn nghệ
tháng 5/1961).
Đặc trƣng thứ hai của thơ là: Sự hòa hợp, nhịp nhàng (nhịp điệu của lời thơ), thơ
vừa có “hình”, vừa có “nhạc”. “Cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ thơ thể hiện ở hệ thống
thi pháp của mỗi nền thơ dân tộc nhất định (Trần Thanh Đạm, Vấn đề giảng dạy tác
phẩm văn học theo loại thể). Ngơn ngữ Việt có đặc tính âm thanh đƣợc tạo nên bởi các
âm tiết tách rời nhau (ngôn ngữ đơn lập) và hệ thống thanh điệu gồm sáu thanh rất
giàu chất thơ, chất nhạc. Ngơn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó, “nhƣ nhịp đập của
trái tim khi xúc động ”, thế giới nội tâm của nhà thơ…biểu hiện bằng cả âm thanh nhịp
điệu của từ ngữ ấy. Tính nhịp điệu là nét đặc thù rất cơ bản của tác phẩm trữ tình (Trần
Đình Sử, Phƣơng Lựu, Nguyễn Xn Nam, Lí luận văn học, tập 2). Ngƣời ta ngâm thơ
gần nhƣ hát và các bà mẹ du con mà hát, chí ra là họ ngâm thơ (Chuyển dẫn từ [Trần
Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Nhƣ Mai, Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo
loại thể], Chế Lan Viên, Những ý nghĩ của một ngƣời làm thơ về nền thơ Việt Nam,
Tạp chí Văn nghệ số tháng 5/1961).
1.1.3. Vấn đề giảng dạy thơ trữ tình trong trƣờng phổ thơng
Chƣơng trình Ngữ văn hiện hành trong trƣờng THPT, sự phân bổ số lƣợng tác
phẩm thơ trữ tình hiện đại với một lƣợng vừa phải, chủ yếu tập trung trong SGK Ngữ
văn 11, tập 2 và SGK Ngữ văn 12, tập 1. Với một số lƣợng không phải là nhiều nên đa
8
số những tác giả đƣợc chọn đƣa thơ vào SGK đều là những tên tuổi tiểu biểu trong thơ
đàn Việt Nam.
Văn bản văn chƣơng là sự hƣ cấu. Bằng một bài thơ, tác giả trình bày một bức
tranh về thế giới bằng ngơn ngữ nghệ thuật. Thế giới đó thƣờng có thể có hoặc khơng
có trong thực tế, cho nên, thơ trữ tình là thế giới khách quan đƣợc chủ quan hoá và
đƣợc cá thể hoá. Nhƣ vậy, nguồn gốc và điểm tựa của trữ tình là ở chủ thể và chủ thể
là ngƣời duy nhất mang nội dung.
Cái đặc biệt của một bài thơ trữ tình là ln có một ngƣời nói bên trong về quan
hệ của họ với thế giới (thiên nhiên, xã hội, gia đình, bạn bè, có khi đề cập cả tới những
vấn đề lớn lao), về mối quan hệ của họ với con ngƣời (hi vọng, thất vọng, nỗi buồn,
tình bạn, tình yêu, sự trung thành hoặc phản bội...). Chẳng hạn các nhà thơ tìm hiểu:
Con ngƣời là gì? Tơi là ai? Tơi muốn gì và muốn nhƣ thế nào ?...
Trong thơ trữ tình, tình cảm có vai trị hết sức quan trọng. Tình cảm trong thơ gắn
trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhƣng khơng phải là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh
và phát triển. Thực ra đó chính là q trình tích tụ những cảm xúc, những suy nghĩ của
nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Không có cuộc sống, khơng có thơ.
Vì thơ thƣờng ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch) nên các tác giả có thể thể
hiện cảm xúc về con ngƣời, cuộc sống, thiên nhiên... tập trung hơn thơng qua hình
tƣợng thơ, đặc biệt thơng qua ngơn ngữ nghệ thuật, qua dịng thơ, qua vần điệu, tiết
tấu... Nhiều khi, cảm xúc vƣợt ra ngồi cái vỏ chật hẹp của ngơn từ, cho nên thơ
thƣờng lời ít, ý khơn cùng.
Vì những vấn đề trên, khi dạy thơ, ta có thể tạo điều kiện cho học sinh phát hiện
đời sống. Nó động viên học sinh phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật
của tác giả cũng nhƣ nét đặc sắc trong tƣ duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Việc học thơ
còn giúp cho các em nhận thức đƣợc các phạm trù thẩm mĩ nhƣ: Cái đẹp, cái cao
thƣợng, cái hài hồ, cái xót thƣơng...
Chính vì thế, để dạy học thơ trữ tình cịn phải sử dụng những phƣơng pháp và
biện pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng theo loại thể.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy tại nhà trƣờng phổ thông hiện nay cho thấy, giáo
viên dạy học tác phẩm văn chƣơng phần lớn chỉ quan tâm đến thể loại, khơng quan
tâm hoặc chƣa quan tâm đúng mức tính chất của loại thể trong thể. Ngay cả sách tham
khảo và những tài liệu hƣớng dẫn cũng chƣa chú ý đến loại thể trong quá trình phân
9
tích tác phẩm văn học, đặc biệt là vấn đề chất của loại trong thể. Hệ quả tất yếu của
những nguyên nhân trên dẫn đến việc nhiều tác phẩm thơ trữ tình hiện đại chƣa đƣợc
khai thác đúng và “trúng”.
Do vậy, chúng tôi hi vọng, với bài nghiên cứu này chúng tơi có thể góp phần nhỏ
vào việc tìm ra cách dạy học thơ trữ tình nói riêng, dạy học văn nói chung, một mơn
học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật trong nhà trƣờng
1.2. Bản chất của đọc - hiểu thơ trữ tình
Bản chất của đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học phần đọc văn
nói riêng, phƣơng pháp dạy học là một vấn đề vô cùng quan trọng. G.S Phan Trọng
Luận cho rằng: Dạy nhƣ thế nào còn quan trọng hơn là dạy cái gì đồng thời GS cũng
chỉ rõ.Vấn đề quan hệ giữa cái học và cách học cũng đã đƣợc đặt ra nhƣ một nguyên
tắc của cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy học. Học để biết là cần nhƣng biết cách để biết
còn quan trọng hơn nhiều”. Do khi dạy học phần đọc văn trong môn Ngữ văn ở nhà
trƣờng phổ thông trung học một vấn đề đƣợc đặt ra là dạy học nhƣ thế nào để học sinh
có thể chủ động tiếp cận với tác phẩm văn học thông qua sự hƣớng dẫn của giáo viên?
Nhƣ vậy học sinh là chủ thể trung tâm trong quá trình khai thác và tiếp cận tác phẩm
văn học thông qua quá trình đọc hiểu tác phẩm. Thuật ngữ “đọc - hiểu đƣợc nhắc đến
từ hai trăm năm nay trong hoạt động giáo dục của các quốc gia phát triển. Nhƣng ở
Việt Nam, mãi đến những năm gần đây, thuật ngữ đọc - hiểu mới chính thức đƣợc sử
dụng với tƣ cách là một thuật ngữ khoa học. Khi chƣơng trình mới đƣợc ban hành và
sách giáo khoa mới đƣợc thực hiện, giờ học văn trở thành giờ “đọc - hiểu văn bản Ngữ
văn thì đọc - hiểu đã trở thành một vấn đề thời sự khoa học đƣợc quan tâm không chỉ
bởi ngành giáo dục và những ngƣời làm khoa học phƣơng pháp giảng dạy. Hoạt động
đọc - hiểu văn bản Ngữ văn là một quá trình. Khi đọc, học sinh đối diện với tác phẩm
trong suy nghĩ sẽ nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa cách cảm thụ và
hiểu biết chi tiết nghệ thuật, mâu thuẫn giữa cảm nhận của bản thân với dƣ luận xã hội
về tác phẩm, mâu thuẫn giữa số lƣợng chi ti?t đời sống sinh động cụ thể trong tác
phẩm và ý nghĩa kết quả của hiện tƣợng nghệ thuật, mâu thuẫn giữa tính đơn nghĩa và
đa nghĩa của tác phẩm, mâu thuẫn giữa đồng nhất thẩm mĩ và khoảng cách thẩm mĩ,
mâu thuẫn giữa năng lực tƣởng tƣợng trong sáng tạo và sáng tạo trong tiếp nhận. Giáo
viên hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểu nghĩa của từ, sắc
thái biểu cảm, bố cục..nắm đƣợc ý chính của chủ đề tác phẩm. Sau đó cần lí giải đƣợc
10
đặc sắc về mặt nghệ thuật, ý nghĩa xuất hiện hình ảnh điển hình trong tác phẩm đó.
Vậy bản chất của đọc hiểu là quá trình giải mã văn bản thơng qua đọc và tìm hiểu văn
bản. Q trình đó bao hàm cả đọc văn bản, tìm hiểu văn bản và mở rộng những kiến
thức bên ngoài văn bản. Trong q trình đó, ngƣời giáo viên phải là ngƣời định hƣớng
cho học sinh đi đúng hƣớng tiếp cận và tiếp nhận tác phẩm.
Tác phẩm đƣợc chọn vào giảng dạy chƣơng trình Ngữ văn 12. Tác phẩm đƣợc
đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất của Quang Dũng. Tầm vóc của tác
phẩm khơng thật sự lớn lao nhƣng nó có giá trị to lớn về mặt nghệ thuật với cách sử
dụng ngôn ngữ tinh tế, bút pháp gợi tả, hình ảnh giàu liên tƣởng qua đó thấy đƣợc vẻ
đẹp bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc và chân dung ngƣời lính Tây Tiến...
1.3. Đọc - hiểu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
1.3.1. Khổ thơ 1
Nỗi nhớ của tác giả và con đƣờng hành quân của trung đoàn Tây Tiến:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sƣơng lấp đoàn quân mỏi
Mƣờng Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thƣớc lên cao, ngàn thƣớc xuống
Nhà ai Pha Luông mƣa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bƣớc nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mƣờng Hịch cọp trêu ngƣời
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Nỗi nhớ của tác giả:
Nhà thơ Quang Dũng gắn bó với trung đồn Tây Tiến, gắn bó với núi rừng Tây
Bắc trong những năm kháng chiến. Vì thế mà khi xa Tây Tiến, xa Tây Bắc – xa đơn vị
bộ đội, xa vùng đất nhiều kỉ niệm kháng chiến tác giả nhớ nhung da diết:
11
„„Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi‟‟
Mở đầu bài thơ là lời gọi tha thiết, ngọt ngào. Tác giả gọi tên đơn vị Tây Tiến,
gọi tên con sông vùng Tây Bắc sông mã mà thân thiết, dạt dào cảm tình nhƣ gọi tên
những ngƣời thân thƣơng trong cuộc đời mình.Phải chăng trung đồn Tây Tiến, núi
rừng Tây Bắc gần gũi, thân thƣơng với tác giả và khi xa thì Tây Bắc, Tây Tiến trở
thành một mảnh tâm hồn của tác giả.
Tác giả rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật điệp từ nhớ và từ láy chơi
vơi”, tác giả nhớ chơi vơi nỗi nhớ ấy không xác định đƣợc hết đối tƣợng, nhớ sông
Mã, nhớ Tây tiến, nhớ núi rừng Tây Bắc,... nhớ tất cả. Những nơi trung đoàn Tây Tiến
đã đi qua, những đồng đội từng gắn bó,... tất cả đều trở thành kỉ niệm khơng thể nào
qn.Chính vì thế mà khi xa Tây Tiến, xa Tây Bắc trong tâm hồn tác giả trào dâng nỗi
nhớ da diết, mãnh liệt.
Con đƣờng hành quân của trung đoàn Tây Tiến: Qua nỗi nhớ da diết của nhà thơ,
con đƣờng hành quân của trung đoàn Tây Tiến nơi Tây Bắc hiện lên khá rõ nét.
Trƣớc hết là những vùng đất mà đoàn quân đã đi qua, gắn bó, mỗi vùng đất với
một nét riêng khơng dễ gì qn:
“Sài Khao sƣơng lấp đồn qn mỏi
Mƣờng Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thƣớc lên cao, ngàn thƣớc xuống
Nhà ai Pha Luông mƣa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bƣớc nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mƣờng Hịch cọp trêu ngƣời
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
12
Ở Sài Khao thì sƣơng nhiều nhƣ muốn che lấp cả đồn qn khiến cho đồn qn
mỏi mệt Đó cũng chính là những gian khổ mà chiến sĩ phải vƣợt qua.
Nếu nhƣ ở Sài Khao đoàn quân phải vất vả, mệt nhọc thì khi về Mƣờng Lát thật
ấm áp, lãng mạn bởi hoa về “trong đêm hơi”, “hoa”, hơi là hai hình ảnh làm cho bức
tranh Mƣờng Lát thêm gần gũi, trìu mến.
Về Pha Lng thì mƣa rừng thật thú vị, vừa hành quân vừa ngắm cảnh vật dƣới
mƣa thật lãng mạn, trữ tình.
Có lẽ “ấm long nhất là khi hành quân về vùng Mai Châu, hƣơng vị đặc sản nếp
xôi của vùng đất ấy khiến các anh chiến sĩ dẫu có xa cũng khơng thể nào qn.
Cịn ghê rợn nhất là khi về Mƣờng Hịch, cái âm thanh phát ra từ núi rừng ấy thật
là khiến cho con ngƣời cảm giác bất an: “cọp trêu người”.
Mỗi vùng đất trung đoàn Tây Tiến đi qua đều để lại dấu ấn trong tâm hồn, tuy có
nhiều gian nan, vất vả nhƣng cũng rất lãng mạn, trữ tình.
Con đƣờng hành quân của trung đoàn Tây Tiến đƣợc tác giả khái quát rõ nhất qua
đoạn thơ:
„„Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thƣớc lên cao, ngàn thƣớc xuống
Nhà ai Pha Luông mƣa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bƣớc nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mƣờng Hịch cọp trêu ngƣời ‟‟
Đoạn thơ ngắn nhƣng thể hiện nét bút tài hoa của Quang Dũng. Ơng thành cơng
trong việc sử dụng ngơn từ, hình ảnh, bút pháp,...
Hàng loạt từ láy gợi hình ảnh, cảm xúc “khúc khuỷu”, thăm thẳm”, Heo hút”
Hình ảnh vừa hiện thực vừa táo bạo, phi thƣờng nhƣ dốc cao khiến súng chạm
trời súng ngửi trời”, dốc lên bao nhiêu thì xuống bấy nhiêu ngàn thƣớc lên cao, ngàn
thƣớc xuống.
Kết hợp hình ảnh với những âm thanh đặc sắc nhƣ thác gầm thét”, cọp trêu ngƣời
Đoạn thơ đậm khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
13
Nét bút tài hoa của Quang Dũng đã vẽ lại con đƣờng hành quân chiến đấu của
trung đoàn Tây Tiến trong những năm kháng chiến chống Pháp, con đƣờng ấy thật
gian khổ, hiểm nguy với đèo cao, dốc hiểm và thú rừng dữ tợn nhƣng cũng thật lãng
mạn, khó quên.
Sau hàng loạt những câu thơ sử dụng thanh Trắc tác giả phóng bút một câu thơ
tồn thanh Bằng khá độc đáo Nhà ai Pha Luông mƣa xa khơi”
Phải chăng sau những đoạn đƣờng hành quân, chiến đấu vất vả thì chiến sĩ Tây
Tiến đƣợc thƣởng thức nét lãng mạn của cơn mƣa rừng, đƣợc thƣởng thức nét đẹp của
nhà ai thấp thoáng trong màn mƣa. Những giây phút lãng mạn, thơ mộng trên con
đƣờng hành quân là ngọn nguồn sức mạnh để các chiến sĩ vƣợt qua gian lao, thử thách.
Qua con đƣờng hành quân của trung đoàn Tây Tiến ta cảm nhận đƣợc vẻ đẹp
riêng của núi rừng Tây Bắc và trung đoàn Tây Tiến. Tây Bắc vừa hùng vĩ, tráng lệ vừa
nên thơ, trữ tình. Chiến sĩ Tây Tiến kiên cƣờng, bất khuất, sẵn sàng vƣợt gian lao thử
thách để thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh đất nƣớc có chiến tranh.
Và trên con đƣờng hành quân, chiến đấu, cũng có những chiến sĩ khơng cịn đủ
sức để tiếp tục nhiệm vụ, lí tƣởng của mình:
„„Anh bạn dãi dầu không bƣớc nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!‟‟
Hai câu thơ gợi cái bi, sự mất mác, đau thƣơng. Nhƣng dẫu các anh khơng bƣớc
nữa”, bỏ qn đời thì vẫn trong tƣ thế cầm súng. Một số chiến sĩ Tây Tiến khơng tiếp
tục sự nghiệp, lí tƣởng bởi lẽ sức đã kiệt. Các anh sống và chiến đấu trong điều kiện
thiếu thốn thuốc men, lƣơng thực, lại bị những cơn sốt rét rừng hồnh hành nên khơng
cịn đủ sức để tiếp bƣớc. Đây là hiện thực đau thƣơng khó tránh khỏi trong những năm
kháng chiến nên Quang Dũng cũng không ngần ngại khi nhắc đến. sự ra đi của đồng
đội là mất mác không thể nào quên của đại đội trƣởng Quang Dũng. Tác giả nhắc đến
để tƣởng nhớ, buồn thƣơng, tự hào về đồng đội của mình và càng thôi thúc tinh thần
chiến đấu để giành lấy sự bình yên, hạnh phúc, độc lập, tự do.
Đoạn mở đầu bài thơ Tây tiến da diết nỗi nhớ đồng đội, nhớ núi rừng Tây Bắc
của tác giả Quang Dũng. Qua nỗi nhớ, con đƣờng hành quân của trung đoàn Tây Tiến
và bức tranh núi rừng Tây Bắc hiện về khá rõ nét.
Đó cũng chính là cái “Tình mà Quang Dũng dành cho Tây Tiến,Tây Bắc: Yêu
mến, gắn bó và tự hào.
14
„„Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn‟‟
(Chế Lan Viên)
1.3.2. Khổ thơ 2
Những kỉ niệm đẹp của trung đoàn Tây Tiến trong những năm kháng chiến
chống Pháp.
Kỷ niệm đẹp một thời trận mạc đã trở thành hành trang của ngƣời lính Tây Tiến.
Đúng vậy, các chiến sĩ Tây Tiến cũng nhƣ chính tác giả cũng không thể nào quên
những kỉ niệm trong những năm kháng chiến cùng đồng đội, quân dân. Kỉ niệm khó
quên nhất có lẽ là những đêm liên hoan lửa trại:
„„Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ‟‟
Đêm hội đuốc hoa là đêm liên hoan lửa trại giữa chiến sĩ Tây Tiến với đồng bào
(Tây Bắc, Lào).
Doanh trại bừng lên – tác giả sử dụng từ bừng lên thật hay, làm bừng sáng và tỏa
hơi ấm cho không gian đêm hội. Đêm hội có ánh sáng, hơi ấm của đuốc hoa”, có tiếng
khèn, điệu nhạc và có em trong trang phục xiêm áo đang yểu điệu, thƣớt tha, e ấp, dịu
dàng. em ở đây là cơ gái, có thể là các cơ gái miền núi Tây Bắc nƣớc ta, có thể là các
cơ gái Lào. Sự xuất hiện của các cô gái làm cho đêm hội thêm vui vẻ, ấm áp và quyến
rũ, say lòng ngƣời.
Chiến sĩ Tây Tiến đa phần là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn và có
chút đa tình nên khi các cơ gái xuất hiện trong ánh lửa, tiếng khèn điệu nhạc khiến các
anh ngạc nhiên, thích thú, say mê. Niềm vui, thái độ thích thú của các anh đƣợc tác giả
diễn tả ở từ “Kìa”. Phải chăng các anh ngạc nhiên vì nơi núi rừng ấy lại có những đóa
hoa say lịng ngƣời đến thế.
Say mê, thích thú trong đêm hội để về xây hồn thơ các chiến sĩ xây mộng với các
cô gái Các chiến sĩ thật là lãng mạn.
Tài hoa của Quang Dũng trong đoạn thơ là kết hợp hài hịa hình ảnh, âm thanh,
ánh sáng,... Đoạn thơ là bức tranh đêm hội đuốc hoa thật vui vẻ, ấm áp, lãng mạn. Và
đó cũng chính là một trong những kỉ niệm khơng thể nào quên của trung đoàn Tây
15
Tiến, minh chứng cho tình cảm đồng đội, tình quân dân nồng nàn, thắm thiết. Giây
phút vui vẻ, hạnh phúc cùng đồng bào, tình cảm quân dân thắm thiết là hành trang của
các chiến sĩ trên chiến trƣờng ác liệt.
Trung đoàn Tây Tiến qua nhiều vùng đất nơi Tây Bắc, mỗi vùng đất với nét đẹp
riêng khó quên. Nếu Sài Khao có sƣơng nhiều nhƣ che lấp cả đồn qn Tây Tiến,
Mƣờng Hịch có tiếng cọp khiến con ngƣời ghê sợ, vùng Mai Châu có hƣơng vị cơm
nếp thật hấp dẫn,...thì Châu Mộc cũng thật lãng mạn, trữ tình.
„„Ngƣời đi Châu Mộc chiều sƣơng ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng ngƣời trên độc mộc
Trơi dịng nƣớc lũ hoa đong đƣa‟‟
Bốn câu thơ theo dịng hồi tƣởng trơi về miền đất lạ, đó là Châu Mộc thuộc tỉnh
Sơn La, nơi có những bãi cỏ bát ngát mênh mơng, có dãy núi Pha Lng cao 1884
mét, nơi có bản Pha Luông sầm uất của ngƣời Thái. Quang Dũng đã khám phá ra bao
vẻ kì thú của miền Châu Mộc. Năm tháng đã đi qua và miền đất ấy trở thành một
mảnh trong tâm hồn của bao ngƣời.
„„Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”
(Chế Lan Viên)
“Chiều sƣơng ấy là chiều thu năm 1947, sƣơng trắng phủ mờ núi rừng chiến khu
làm cho cảnh, ngƣời càng thêm thơ mộng, trữ tình. Buổi chiều thu đầy sƣơng ấy in
đậm hồn ngƣời khiến cho hoài niệm thêm mênh mang. Chữ “ấy bắt vần với chữ thấy
tạo nên một vần lƣng giàu âm điệu, nhƣ một tiếng khẽ hỏi “có thấy cất lên trong lịng.
Hồn lau là hồn mùa thu, hoa lau nở trắng, lá lau xào xạc trong gió thu nơi bờ
sơng bờ suối nẻo bến bờ”.
Với tâm hồn thi sĩ tài hoa, Quang Dũng đã cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của thiên
nhiên Châu Mộc qua cảnh sắc chiều sƣơng và hồn lau nẻo bến bờ”.
Điệp ngữ có thấy”, có nhớ làm cho hồi niệm về chiều sƣơng Châu Mộc thêm
phần man mác, bâng khng. Trong chia phơi cịn có nhớ, nhớ cảnh rồi nhớ đến ngƣời.
Có nhớ con thuyền độc mộc và dáng ngƣời chèo thuyền độc mộc? Có nhớ hình ảnh
“hoa đong đƣa trên dòng nƣớc lũ ? Hoa đong đƣa là hoa rừng đong đƣa làm duyên trên
dòng nƣớc hay là hình ảnh ẩn dụ gợi tả các cơ gái miền Tây Bắc xinh đẹp lái thuyền
16
duyên dáng, uyển chuyển nhƣ những bông hoa rừng đang đong đƣa trên dịng suối? Và
nếu là hình ảnh gợi tả các cơ gái Tây Bắc thì các cơ gái ấy phải có “tay lái ra hoa mới có
thể đong đƣa đƣợc nhƣ vậy. Quang Dũng thật tài tình và con ngƣời Tây Bắc thật tài hoa!
Bốn câu thơ là những dòng hồi tƣởng về cảnh sắc và con ngƣời nơi Tây Bắc, nơi
cao nguyên Châu Mộc.Với bút pháp tài hoa và tâm hồn lãng mạn, Quang Dũng vẽ lại
bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và con ngƣời Tây Bắc.
Thuở ấy, núi rừng Tây Bắc thật hoang vu, là chốn rừng thiêng nƣớc độc nhƣng
tác giả đã khám phá ra đƣợc nét đẹp thật thơ mộng, lãng mạn của cảnh và ngƣời.Nhà
thơ gắn bó với cảnh vật, với con ngƣời Tây Bắc, vào sinh ra tử với đồng đội mới có
những kỉ niệm đẹp và sâu sắc nhƣ vậy, mới có thể viết nên những vần thơ sáng giá đến
nhƣ thế.
Bức tranh chiều sƣơng Châu Mộc và đêm hội đuốc hoa nhƣ một bức tranh sơn
mài của một danh họa mang vẻ đẹp màu sắc cổ điển và lãng mạn, kết hợp hài hịa tính
thời đại và hiện đại trong máu lửa chiến tranh.
Bức tranh chiều sƣơng Châu Mộc và đêm hội đuốc hoa là tài năng, tâm hồn và sự
gắn bó sâu nặng của Quang Dũng với trung đoàn Tây Tiến, với núi rừng Tây Bắc và
với quê hƣơng đất nƣớc trong những năm kháng chiến chống Pháp.
1.3.3. Khổ thơ 3
Chân dung chiến sĩ Tây Tiến với khí phách anh hùng, tâm hồn lãng mạn trong
máu lửa chiến tranh.
„„Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cƣơng mồ viễn xứ
Chiến trƣờng đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành‟‟
Trên những nẻo đƣờng hành quân, chiến đấu, vƣợt qua bao đèo cao dốc hiểm,
đoàn quân Tây Tiến hiện ra giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp vừa kiêu hùng vừa
17
cảm động. Ngƣời chiến binh với quân trang màu xanh của lá rừng, với nƣớc da phong
sƣơng vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men, lƣơng thực,...
„„Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm‟‟
Hai câu thơ trần trụi nhƣ hiên thực chiến tranh những năm tháng kháng chiến
chống Pháp. Hình ảnh đồn qn khơng mọc tóc vừa gợi nét bi hài vừa phản ánh cái
khốc liệt của chiến tranh.
Cái hình hài khơng lấy gì làm đẹp “khơng mọc tóc”, xanh màu lá tƣơng phản với
nét dữ oai hùm”. Với bút pháp tài hoa, Quang Dũng làm bật chí khí hiên ngang, tinh
thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm quân giặc khiếp sợ.
Dữ oai hùm là hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí của ngƣời lính Tây Tiến, tuy các
chiến sĩ có gầy, xanh nhƣng khơng hề yếu, chí khí của ngƣời lính vẫn nhƣ con hổ nơi
rừng xanh. Cái tài của Quang Dũng là khắc họa chân dung bên ngoài của chiến sĩ
Tây Tiến tuy gầy, xanh nhƣng vẫn tốt lên đƣợc cái oai phong, khí phách của ngƣời
lính cụ Hồ.
Các chiến sĩ Tây Tiến tuy hành quân, chiến đấu trong muôn vàn gian khổ, thiếu
thốn, bệnh tật,...nhƣng vẫn có những giấc mơ, giấc mộng rất đẹp:
„„Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm‟‟
Các chiến sĩ Tây Tiến mộng và mơ gửi về hai phía chân trời: biên giới và Hà Nội,
biên giới là nơi cịn đầy bóng giặc, Hà Nội là nơi cịn đó những kỉ niệm, những ngƣời
thân thƣơng,...
Mắt trừng – hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tinh thần cảnh giác,
tỉnh táo của ngƣời lính trong khói lửa ác liệt, “gửi mộng qua biên giới là mộng tiêu
diệt kẻ thù, bảo vệ biên cƣơng, lập nên chiến cơng nêu cao truyền thống anh hùng của
đồn qn Tây Tiến, của chiến sĩ cụ Hồ.
Các chiến sĩ Tây Tiến lại có những giấc mộng đẹp về Hà Nội,về dáng kiều
thơm”. Chiến sĩ Tây Tiến vốn là những thanh niên Hà Nội Xếp bút nghiên theo việc
đao, cung”, họ là những chàng thanh niên trẻ hào hoa, lãng mạn và có chút đa tình.
Khi xa Hà Nội, tiến về Tây Bắc để thực hiện nhiệm vụ thì các chiến sĩ luôn “Ngàn
năm thƣơng nhớ đất Thăng Long”. Sống giữa chiến trƣờng ác liệt nhƣng tâm hồn các
anh luôn hƣớng về Hà Nội, mơ về Hà Nội. Đúng vậy, làm sao các anh có thể quên
18
đƣợc hàng me, hàng sấu, phố cổ trƣờng xƣa?,... Làm sao các anh quên đƣợc những tà
áo trắng, những cô gái thân thƣơng,... những “dáng kiều thơm đã từng hò hẹn,...? Hình
ảnh dáng kiều thơm của Quang Dũng đem đến cho ngƣời đọc nhiều điều thú vị, ngơn
từ vốn có trong thơ lãng mạn thời “tiền chiến nhƣng dƣới ngòi bút của Quang Dũng nó
trở nên có hồn, đặc tả đƣợc chất lính trẻ trung, hào hoa, lãng mạn của binh đoàn Tây
Tiến trong trận mạc.
Viết về mộng và mơ của trung đoàn Tây Tiến, Quang Dũng đã ca ngợi tinh thần
lạc quan, yêu đời của đồng đội. Đó cũng chính là nét khám phá của nhà thơ khi vẽ
chân dung ngƣời lính cụ Hồ xuất thân từ tầng lớp tiểu tƣ sản trong những năm kháng
chiến chống Pháp.
Bốn câu thơ tiếp theo tô đậm chân dung chiến sĩ Tây Tiến:
Trong gian khổ chiến trận, bao đồng đội đã ngã xuống trên mảnh đất miền Tây,
họ nằm lại nơi chân đèo góc núi:
“Rải rác biên cƣơng mồ viễn xứ
Chiến trƣờng đi chẳng tiếc đời xanh”
Câu thơ “Rải rác biên cƣơng mồ viễn xứ để lại trong lòng ta nhiều thƣơng cảm,
biết ơn, tự hào,.... Câu thơ gợi cái bi, nếu đứng một mình thì nó gợi một bức tranh xám
lạnh, ảm đạm, hiu hắt,...và đem đến cho ngƣời đọc nhiều xót thƣơng. Nhƣng cái tài của
Quang Dũng là đã tạo cho nó một văn cảnh, tiếp theo sau là “Chiến trƣờng đi chẳng tiếc
đời xanh”. Khi nằm trong văn cảnh ấy thì câu thơ càng thể hiện chí khí, tinh thần của
ngƣời lính Tây Tiến. “Đời xanh là đời trai trẻ, tuổi xuân. “Chiến trƣờng đi chẳng tiếc đời
xanh là họ sẵn sàng ra trận vì lí tƣởng cao đẹp: bảo vệ biên cƣơng, tiêu diệt kẻ thù, giành
độc lập tự do,... Họ là những thanh niên Hà Nội, họ tiến về miền Tây của Tố quốc vì
nghĩa lớn của chí khí làm trai. Dẫu thấy cái chết trƣớc mắt họ vẫn không sợ, họ coi cái
chết nhẹ nhƣ lông hồng. Họ sẵn sàng quyết tử cho Tố quốc quyết sinh”.
Câu thơ “Chiến trƣờng đi chẳng tiếc đời xanh vang lên nhƣ một lời thề thiêng
liêng, cao cả. Các anh quyết đem xƣơng máu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập tự do cho
dân tộc. Tinh thần của ngƣời lính Tây Tiến cũng nhƣ quyết tâm sắt đá của dân tộc ta
trong những năm kháng chiến chống Pháp:chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định
không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Cảnh trƣờng bi tráng giữa chiến trƣờng miền Tây thuở ấy đƣợc tác giả ghi lại ở
hai câu cuối của đoạn thơ:
19