Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện núi thành, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.73 MB, 241 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TÔ VĂN PHƯƠNG

KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI VÙNG
BIỂN VEN BỜ HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

KHÁNH HÒA - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TÔ VĂN PHƯƠNG

KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI VÙNG
BIỂN VEN BỜ HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

Ngành đào tạo : Kỹ thuật khai thác thủy sản
Mã số

: 62620304

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. TRẦN ĐỨC PHÚ
2. TS. PHAN TRỌNG HUYẾN



KHÁNH HÒA - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy
sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên
cứu của riêng cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học
nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày

tháng

Tác giả luận án

Tô Văn Phương

iii

năm 2016


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban
Giám hiệu, quý phòng ban Trường Đại học Nha Trang, khoa Sau đại học, Viện Khoa
học và Công nghệ Khai thác Thủy sản đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn
thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Đức Phú và TS. Phan
Trọng Huyến đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến sự giúp đỡ này.
Tôi cũng chân thành gửi lời cám ơn đến cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT

huyện Núi Thành – anh Trần Văn Trường, cán bộ Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Nam,
Cảng vụ Kỳ Hà, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và các cơ quan khác của tỉnh
Quảng Nam đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi tiếp cận thực tế tại các địa phương trong
tỉnh để nghiên cứu và thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn./.
Khánh Hòa, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận án

Tô Văn Phương

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... xi
DANH MỤC ĐỒ THỊ .................................................................................................. xii
TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ......................................... xiv
KEY FINDINGS ...........................................................................................................xv
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ..................................................................................1

2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................3
5. Bố cục của luận án.......................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG NGHIÊN CỨU ................................................4
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam........................................4
1.1.2. Tổng quan nghề cá huyện Núi Thành....................................................................7
1.1.3. Đặc điểm tự nhiên vùng biển ven bờ huyện Núi Thành......................................14
1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU............................................20
1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước................................................................20
1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ................................................................29
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG .............................................................................................40
v


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................41
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHAI THÁC HỢP LÝ NLTS .....................................41
2.1.1. Khái niệm khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản...................................................41
2.1.2. Nội dung khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản ....................................................42
2.1.3. Mô hình tính toán khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản.......................................44
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................49
2.2.1. Thực trạng khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ huyện Núi Thành ....................49
2.2.2. Đánh giá tính hợp lý của khai thác nguồn lợi vùng biển Núi Thành ..................49
2.2.3. Đề xuất giải pháp, mô hình quản lý nhằm khai thác hợp lý NLTS.....................49
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................50
2.3.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu.......................................................50
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................50
2.3.3. Phương pháp chọn cỡ mẫu và thu mẫu ngẫu nhiên.............................................51
2.3.4. Phương pháp điều tra kích thước sản phẩm khai thác.........................................56

2.3.5. Phương pháp xác định sản lượng khai thác.........................................................57
2.3.6. Xác định sản lượng và cường lực khai thác hợp lý .............................................59
2.3.7. Phương pháp xác định sản lượng và cường lực khai thác tối ưu ........................59
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................60
2.4. ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG MÔ HÌNH ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ THAM CHIẾU.........61
2.4.1. Tiềm năng áp dụng mô hình Schaefer.................................................................61
2.4.2. Điều kiện cần thiết để sử dụng mô hình Schaefer ...............................................62
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................63
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ
HUYỆN NÚI THÀNH ..................................................................................................63
3.1.1. Thực trạng tàu thuyền hoạt động ven bờ huyện Núi Thành................................63
3.1.2. Thực trạng về cấu trúc ngư cụ .............................................................................68
vi


3.1.3. Ngư trường khai thác...........................................................................................69
3.1.4. Thực trạng về thời gian hoạt động khai thác của đội tàu ....................................72
3.1.5. Năng suất khai thác .............................................................................................75
3.1.6. Sản lượng khai thác .............................................................................................76
3.1.7. Đánh giá thực trạng của từng nghề khai thác ......................................................77
3.1.8. Đánh giá thực trạng của tất cả nghề và theo loài khai thác .................................84
3.1.9. Tính toán trữ lượng và khai thác tối ưu nguồn lợi ven bờ huyện Núi Thành .....85
3.1.10. Thực trạng kích thước các loài thủy sản chính..................................................87
3.1.11. Thực trạng hoạt động khác ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản .................97
3.1.12. Thực trạng nguồn lợi thủy sản tại khu vực rạn san hô huyện Núi Thành .........99
3.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC .......................102
3.2.1. Sản lượng và cường lực khai thác .....................................................................102
3.2.2. Ngư trường khai thác.........................................................................................104
3.2.3. Mùa vụ khai thác ...............................................................................................105
3.2.4. Cấu trúc ngư cụ khai thác và các hoạt động khác .............................................105

3.2.5. Thành phần loài của sản lượng và kích thước một số loài chính ......................106
3.2.6. Tình trạng san hô và sử dụng nguồn lợi khu vực rạn san hô.............................107
3.3. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN ....108
3.3.1. Cường lực khai thác hợp lý ...............................................................................108
3.3.2. Sản lượng khai thác hợp lý ................................................................................112
3.3.3. Giải pháp quản lý cấu trúc ngư cụ khai thác .....................................................113
3.3.4. Giải pháp phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản..................................................114
3.3.5. Giải pháp nâng cao nhận thức ngư dân .............................................................116
3.3.6. Giải pháp về quản lý hành chính .......................................................................117
3.4. MỘT SỐ BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ........................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................123
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu

Diễn giải

1

MSY

Sản lượng bền vững tối đa


2

CPUE

Sản lượng trên một đơn vị cường lực khai thác

3

fMSY

4

XMSY

5

K

6

MEY

Sản lượng kinh tế tối đa

7

TAC

Tổng sản lượng được phép đánh bắt


8

IEQs

Hạn ngạch cường lực cá nhân

9

TURFs

10

FAO

Tổ chức Nông lương thế giới

11

NLTS

Nguồn lợi thủy sản

12

NCS

Nghiên cứu sinh

13


NN

Nông nghiệp

14

TW

Trung ương

15

THCS

Trung học cơ sở

16

THPT

Trung học phổ thông

17

KCN

Khu công nghiệp

18


BVNLTS

Cường lực tại mức khai thác sản lượng tối đa
Sinh khối sản lượng bền vững tối đa
Sức tải môi trường

Quyền sử dụng lãnh thổ trong khai thác thủy sản

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

19 KT&BVNLTS Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
20

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

21

CV

Đơn vị công suất

22

2a

Kích thước mắt lưới phần giữ cá

23


TN

Thử nghiệm

24

ĐC

Đối chứng

25

TB

Trung bình

26

TT 02

Thông tư 02/2006/TT-BTS

27

NĐ 33

Nghị định 33/2010/NĐ-CP

viii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê tàu thuyền huyện Núi Thành qua các năm theo dải công suất .......9
Bảng 1.2: Thống kê năng lực tàu thuyền, sản lượng giai đoạn 2004 ÷ 2014..................9
Bảng 1.3: Thống kê cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá ......................................................11
Bảng 1.4: MSY và TAC của nghề khai thác tôm ở Tây Nam Đài Loan.......................23
Bảng 1.5: Phương án quy hoạch tàu thuyền nghề cá đến năm 2020.............................30
Bảng 1.6: Sản lượng và cường lực bền vững tối đa ở vùng biển xa bờ Đông Nam Bộ.....38
Bảng 2.1: Thống kê tàu thuyền theo nghề, địa phương.................................................53
Bảng 2.2: Thống kê tàu thuyền theo nghề dải công suất, địa phương ..........................54
Bảng 2.3: Bảng phân bố mẫu nghiên cứu theo địa bàn, nghề khai thác........................56
Bảng 3.1: Tàu thuyền khai thác ven bờ huyện Núi Thành qua các năm.......................63
Bảng 3.2: Thống kê phân bố tàu thuyền khai thác ven bờ huyện Núi Thành (năm 2014) ... 64
Bảng 3.3: Bảng thống kê thông số tàu thuyền mẫu điều tra..........................................66
Bảng 3.4: Kích thước trung bình của tàu thuyền theo nghề khai thác ..........................67
Bảng 3.5: Trang thiết bị an toàn và phòng nạn .............................................................67
Bảng 3.6: Thống kê tình trạng kích thước ngư cụ khai thác .........................................68
Bảng 3.7: Khu vực tàu thuyền hoạt động khai thác ven bờ ..........................................70
Bảng 3.8: So sánh năng suất khai thác giữa khu vực nghiên cứu và phạm vi cả nước......72
Bảng 3.9: Số ngày hoạt động tiềm năng của các nghề khai thác. .................................73
Bảng 3.10: Hệ số hoạt động tàu (BAC).........................................................................74
Bảng 3.11: Số ngày hoạt động thực tế của các nghề khai thác .....................................75
Bảng 3.12: Năng suất khai thác của các nghề khai thác (kg/ngày tàu) .........................75
Bảng 3.13: Sản lượng của các nghề khai thác ven bờ Núi Thành.................................76
Bảng 3.14: Biến động sản lượng, cường lực của nghề lưới rê ......................................77
Bảng 3.15: Giá trị hợp lý về cường lực và sản lượng cho nghề lưới rê ........................78
Bảng 3.16: Biến động sản lượng, cường lực của nghề lưới kéo ...................................78
ix



Bảng 3.17: Giá trị hợp lý về cường lực và sản lượng cho nghề lưới kéo......................79
Bảng 3.18: Biến động sản lượng, cường lực của nghề câu ...........................................79
Bảng 3.19: Giá trị hợp lý về cường lực và sản lượng cho nghề câu .............................80
Bảng 3.20: Biến động sản lượng, cường lực của nghề lưới mành ................................81
Bảng 3.21: Các giá trị hợp lý về cường lực và sản lượng cho nghề lưới mành ............81
Bảng 3.22: Biến động sản lượng, cường lực của nghề lặn............................................82
Bảng 3.23: Giá trị hợp lý về cường lực và sản lượng cho nghề lặn ..............................83
Bảng 3.24: Biến động sản lượng, cường lực của nghề lưới vây ...................................83
Bảng 3.25: Giá trị hợp lý về cường lực và sản lượng cho nghề lưới vây......................84
Bảng 3.26: Tổng hợp giá trị ước lượng theo mô hình cho các nghề khai thác .............84
Bảng 3.27: Các tham số ước lượng qua tính toán theo mô hình ...................................85
Bảng 3.28: Thống kê xu hướng phát triển nghề khai thác rong mơ..............................97
Bảng 3.29: Thành phần loài bắt gặp trong quá trình khảo sát.......................................99
Bảng 3.30: Tần suất bắt gặp trong quá trình khảo sát (04 mặt cắt).............................101
Bảng 3.31: Mật độ trung bình bắt gặp (cá thể/100m²) tại các mặt cắt (MC) khảo sát .....102
Bảng 3.32: Cường lực khai thác theo tính toán khoa học ...........................................103
Bảng 3.33: Sản lượng khai thác hợp lý ước tính từng nghề ........................................104
Bảng 3.34: Đánh giá tương quan giữa thời gian khai thác và mùa sinh sản ...............105
Bảng 3.35: Đánh giá tính hợp lý của ngư cụ khai thác ...............................................106
Bảng 3.36: Tổng hợp đánh giá sự hợp lý đối với sản phẩm khai thác chính ..............107
Bảng 3.37: Phân bố tàu thuyền cần cắt giảm theo nghề..............................................109
Bảng 3.38: Phân bổ cường lực khai thác hợp lý theo nghề.........................................110
Bảng 3.39: Phân bổ sản lượng khai thác hợp lý theo nghề khai thác..........................113

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ địa chính khu vực huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ......................4

Hình 1.2: Sơ đồ vùng biển ven bờ huyện Núi Thành - vùng biển nghiên cứu..............15
Hình 1.3: Hình thái địa hình rạn san hô phía Đông Bắc đảo Hòn Dứa.........................17
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố về khai thác hợp lý NLTS...............................41
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa sản lượng và cường lực khai thác ....................................47
Hình 3.1: Tàu làm nghề lặn biển huyện Núi Thành ......................................................66
Hình 3.2: Bản đồ ngư trường chung các nghề khai thác tại vùng biển nghiên cứu ......71
Hình 3.3: Khai thác rong mơ bằng thúng ......................................................................98
Hình 3.4: Ngư dân khai thác rong mơ ...........................................................................98

xi


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1.1: Tổng thành phần các giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2004-2014..........8
Biểu đồ 1.2: Biểu diễn biến động sản lượng khai thác giai đoạn 2004÷2014...............10
Biểu đồ 1.3: Biểu diễn biến động sản lượng và tàu thuyền giai đoạn 2004÷2014........10
Biểu đồ 1.4: Biểu diễn xu hướng sản lượng và cường lực khai thác (CV) ...................10
Biểu đồ 1.5: Sơ đồ mô tả quá trình trao quyền..............................................................27
Biểu đồ 2.1: Đường cong mô hình Fox và Schaefer .....................................................48
Biểu đồ 3.1: Phân bố tàu thuyền theo địa phương.........................................................65
Biểu đồ 3.2: Phân bố tàu thuyền theo nghề hoạt động năm 2014 .................................65
Biểu đồ 3.3: Phạm vi hoạt động của các nghề khai thác ven bờ ...................................70
Biểu đồ 3.4: Biến động hoạt động khai thác trong năm của các nghề ..........................73
Biểu đồ 3.5: Biến động năng suất khai thác các nghề theo thời gian............................76
Biểu đồ 3.6: Mối tương quan giữa CPUE và cường lực khai thác nghề lưới Rê ..........77
Biểu đồ 3.7: Mô hình Schaefer ước tính sản lượng và cường lực khai thác hợp lý của
nghề lưới Rê ..................................................................................................................77
Biểu đồ 3.8: Mối tương quan giữa CPUE và cường lực khai thác nghề lưới kéo.........79
Biểu đồ 3.9: Mô hình Schaefer ước tính sản lượng và cường lực khai thác hợp lý của
nghề lưới kéo .................................................................................................................79

Biểu đồ 3.10: Mối tương quan giữa CPUE và cường lực khai thác nghề Câu..................80
Biểu đồ 3.11: Mô hình Schaefer ước tính sản lượng và cường lực khai thác hợp lý của
nghề Câu ........................................................................................................................80
Biểu đồ 3.12: Mối tương quan giữa CPUE và cường lực khai thác nghề lưới mành ...81
Biểu đồ 3.13: Mô hình Schaefer ước tính sản lượng và cường lực khai thác hợp lý của
nghề lưới mành ..............................................................................................................81
Biểu đồ 3.14: Mối tương quan giữa CPUE và cường lực khai thác nghề lặn ...............82
Biểu đồ 3.15: Mô hình Schaefer ước tính sản lượng và cường lực khai thác hợp lý của
nghề lặn..........................................................................................................................82
xii


Biểu đồ 3.16: Mối tương quan giữa CPUE và cường lực khai thác nghề.....................83
Biểu đồ 3.17: Mô hình Schaefer ước tính sản lượng và cường lực khai thác hợp lý của
nghề lưới vây .................................................................................................................83
Biểu đồ 3.18: Mô hình biến động trữ lượng và sản lượng theo cường lực khai thác....85
Biểu đồ 3.19: Mô hình biến động doanh thu và chi phí theo cường lực khai thác .......86
Biểu đồ 3.20: Biến động của kích thước cá chuồn nghề lưới rê ...................................87
Biểu đồ 3.21: Phân bố chiều dài cá chuồn trong nghề lưới rê.......................................88
Biểu đồ 3.22: Biến động kích thước cá mối trong lưới kéo ..........................................88
Biểu đồ 3.23: Phân bổ chiều dài thân cá mối trong nghề lưới kéo................................89
Biểu đồ 3.24: Biến động kích thước cá bánh đường trong lưới kéo .............................89
Biểu đồ 3.25: Phân bố chiều dài thân cá bánh đường nghề lưới kéo ............................90
Biểu đồ 3.26: Biến động kích thước tôm he trong lưới kéo ..........................................90
Biểu đồ 3.27: Phân bố chiều dài thân tôm he trong nghề lưới kéo ...............................91
Biểu đồ 3.28: Biến động kích thước cá hố trong nghề câu ...........................................91
Biểu đồ 3.29: Phân bố chiều dài thân cá hố trong nghề câu..........................................92
Biểu đồ 3.30: Biến động kích thước cá liệt trong nghề mành .......................................93
Biểu đồ 3.31: Phân bố chiều dài thân cá liệt trong nghề lưới mành..............................93
Biểu đồ 3.32: Biến động kích thước cá nục trong nghề lưới mành...............................94

Biểu đồ 3.33: Phân bố chiều dài thân cá nục trong nghề lưới mành .............................94
Biểu đồ 3.34: Biến động kích thước cá nục trong nghề lưới vây..................................95
Biểu đồ 3.35: Phân bố chiều dài thân cá nục trong nghề lưới vây ................................95
Biểu đồ 3.36: Biến động kích thước cá cơm trong nghề lưới vây.................................96
Biểu đồ 3.37: Phân bố chiều dài thân cá cơm trong nghề lưới vây...............................96

xiii


TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam.
Ngành: Kỹ thuật khai thác thủy sản
Mã số: 62620304
Nghiên cứu sinh: Tô Văn Phương
Khóa:

2012

Người hướng dẫn: 1. TS. Trần Đức Phú
2. TS. Phan Trọng Huyến
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha Trang
Nội dung:
- Luận án tổng hợp và phân tích rõ các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
mật thiết đến đề tài, làm cơ sở tìm ra lý luận và nội dung khai thác hợp lý nguồn lợi
thủy sản. Đưa ra phương pháp và mô hình tính toán các giá trị khai thác hợp lý NLTS.
- Luận án đánh giá thực trạng hoạt động khai thác, tìm ra giá trị sản lượng và cường
lực khai thác hợp lý cho từng nghề khai thác (MSY, fMSY), giá trị ước tính trữ lượng
nguồn lợi; đánh giá thực trạng về cấu trúc ngư cụ, ngư trường, mùa vụ và kích thước
một số loài khai thác chính tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

- Đề tài luận án đánh giá tính hợp lý về: sản lượng, cường lực khai thác từng nghề khai
thác (MSY, fMSY), cấu trúc ngư cụ, ngư trường, mùa vụ và kích thước một số loài khai
thác chính tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Đề tài luận án đã đề xuất các giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn để khai thác
hợp lý NLTS vùng biển nghiên cứu, làm cơ sở nhân rộng ra các vùng biển ven bờ khác
của nghề cá Việt Nam.
Người hướng dẫn

Nghiên cứu sinh

xiv


KEY FINDINGS

Thesis title: “Reasonable fishing on coastal marine resource in Nui Thanh district,
Quang Nam province”.
Major: Fishing Technology
Major code: 62620304
PhD Student: To Van Phuong
Supervisor: 1. Dr. Tran Duc Phu
2. Dr. Phan Trong Huyen
Institution: Nha Trang University
Key Findings:
Study results present clearly the former studies closed the our study. Those are sound
base to find theoritical fundamentory and contents out about reasonable fishing. Then,
propose the methods and models to estimate MSY, fMSY.
The thesis assess comprehensively the status fishing activities, such as: MSY, fMSY,
stock biomass, gear structures, fishing times, fishing ground and fish sizes on coastal
marine resources in Nui Thanh district, Quang Nam province.

Further, this thesis have evaluated the reasonable aspects including: landings, fishing
effort, gear structures, fishing ground, fishing season and fish sizes on coastal marine
resources in Nui Thanh district, Quang Nam province
Finally, the thesis have proposed the feasible solutions to fish reasonably marine
resource in study area. These solutions, therefore, apply further to others.

Ph.D Student

To Van Phuong

xv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Hiện nay, nghề cá đang bị khai thác quá mức cả về sinh học và kinh tế ở nhiều
nơi trên thế giới. Garcia và Newton ước lượng đội tàu khai thác trên toàn thế giới, năm
1998 đã dư thừa cường lực khoảng 25 đến 53% về sản lượng kinh tế tối đa. Cường lực
khai thác tăng nhanh gấp tám lần so với tăng trưởng về sản lượng ở qui mô toàn cầu.
Do vậy, tổ chức FAO theo kế hoạch hành động quốc tế về quản lý cường lực, kêu gọi
tất cả quốc gia phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra về cường lực khai thác hợp lý để
tránh quá tải cường lực, khai thác bất hợp lý nguồn lợi thủy sản (NLTS) [62, 90].
Nghề khai thác ven bờ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng về nguồn sinh kế và
thu nhập của hàng triệu người dân ven biển. Tuy nhiên, vùng biển ven bờ đang bị khai
thác quá mức do đánh bắt bất hợp lý, nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Tính
đến năm 2014, có khoảng 84% số lượng tàu thuyền lắp máy có công suất dưới 90CV
và thuyền thủ công hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ, dường như không đánh bắt
theo vùng biển quy định, đã gây ra sức ép lớn lên nguồn lợi nơi đây [43, 51, 80].
Vùng biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam không phải là ngoại lệ với 85%
số lượng tàu thuyền trong tổng số 1.527 chiếc của huyện này có công suất dưới 90CV

hoạt động chủ yếu ở ven bờ với nhiều ngư cụ cấm (ví dụ: sử dụng kích thước mắt lưới
nhỏ, ngư cụ cấm...) [43]. Đặc biệt, bên cạnh 871 tàu khai thác vùng biển ven bờ, trong
đó có 142 tàu lưới kéo dưới 45CV hoạt động vùng biển này (chiếm 38,5% trong tổng
số 369 tàu lưới kéo toàn tỉnh), với kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt không có chọn
lọc và gần như hoạt động quanh năm vùng ven bờ nên đã tàn phá ngư trường và nguồn
lợi, thậm chí còn phá hủy môi trường sinh thái rạn san hô, thảm cỏ, rong biển; làm mất
nơi sinh cư, tận diệt các loài thủy sản [43, 44].
Bên cạnh đó, nghề lưới kéo còn gây xung đột, cạnh tranh ngư trường khai thác
với tàu thuyền hoạt động nghề khác như nghề câu vàng tầng đáy, lưới rê dẫn đến thu
hẹp ngư trường hoạt động của các nghề này, ảnh hưởng đến an sinh xã hội cho cộng
đồng ngư dân, đặc biệt là các hộ ngư dân nghèo khai thác ven bờ. Số liệu thống kê 10
năm trở lại đây, trong sản lượng khai thác rất khó thấy xuất hiện cá chim, cá sủ, cá
thiều trên địa bàn huyện. Các đàn cá hồng, cá song không còn thấy xuất hiện nữa mà
chỉ thấy nhiều cá tạp, cá không rõ nguồn gốc [43, 44].
1


Đáng chú ý, hoạt động đánh bắt ven bờ huyện Núi Thành đã và đang diễn ra hết
sức phức tạp, làm suy thoái nguồn lợi và môi trường hệ sinh thái. Tuy nhiên, chưa có
công trình khoa học nào đánh giá chuyên sâu về nghề khai thác ven bờ huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam bằng các mô hình tính toán để giúp khai thác hợp lý NLTS
nơi đây, trong khi nghề khai thác huyện Núi Thành đang giữ vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và toàn ngành thủy sản tỉnh Quảng Nam
nói chung.
Ngoài ra, công tác quản lý nghề cá còn nhiều vấn đề nan giải, các giải pháp và
chính sách đưa ra chưa có cơ sở khoa học và con số cụ thể phục vụ quản lý. Vấn đề đặt
ra là nếu muốn khai thác hợp lý NLTS ở vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, thì có
bao nhiêu tàu thuyền được phép hoạt động, sản lượng khai thác bao nhiêu là vừa, và
đánh bắt vào khoảng thời gian nào là hợp lý?... cùng với hàng loạt câu hỏi khác đang
đặt ra, nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng và khoa học.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, cần thiết phải có nghiên cứu cụ thể về khai
thác hợp lý ở nhiều góc độ khác nhau của nghề cá ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam nhằm định hướng quy hoạch, quản lý và hoạch định chính sách nghề cá
có đầy đủ cơ sở khoa học. Đây là vấn đề thời sự có tính cấp bách mà các cơ quan quản
lý nghề cá từ trung ương đến địa phương hiện nay đang quan tâm. Chính vì vậy,
nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản
vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu cụ thể của đề tài là nhằm:
- Đánh giá toàn diện thực trạng khai thác thủy sản tại vùng biển nghiên cứu, bao
gồm: tàu thuyền, ngư cụ, trang bị an toàn hàng hải, hiệu quả sản xuất, ngư trường khai
thác, thành phần loài, kích thước các loài thủy sản, mức độ hợp lý trong khai thác
NLTS… Ước lượng tỷ lệ vi phạm các quy định về kích thước loài thủy sản, kích thước
mắt lưới, trang bị an toàn hàng hải…từ đó đánh giá tính hợp lý trong hoạt động khai
thác NLTS, đề xuất giải pháp khả thi.
- Tính toán giá trị cường lực và sản lượng khai thác hợp lý theo mô hình được áp
dụng phổ biến trên thế giới.
2


- Áp dụng mô hình kinh tế sinh học là cách tiếp cận mới chưa được áp dụng phổ
biến tại Việt Nam để ước tính trữ lượng nguồn lợi và tính toán giá trị tối ưu hóa nguồn
lợi thủy sản.
- Áp dụng mô hình tái tạo, bảo vệ và phát triển nguồn lợi, tạo môi trường sinh sôi
nảy nở… nhằm bù đắp nguồn lợi thủy sản để đạt mức khai thác hợp lý, thông qua mô
hình chà – rạn nhân tạo.
- Đề xuất một số giải pháp để khai thác hợp lý NLTS tại vùng biển ven bờ huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghề, hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian: Từ 2011 đến 2014
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các nhà quản lý, nhà khoa học có cách tiếp
cận khác trong lập kế hoạch và chính sách nghề cá nói chung; góp phần khai thác hợp
lý nguồn lợi thủy sản, quản lý và phát triển thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lợi ven bờ cạn kiệt,
hoạt động khai thác thủy sản chưa hợp lý.
5. Bố cục của luận án
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Danh mục công trình đã công bố của tác giả
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG NGHIÊN CỨU

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
1.1.1.1.


Vị trí địa lý

Núi Thành là một trong sáu huyện thị và nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Nam,
được thành lập năm 1983 trên cơ sở tách huyện Tam Kỳ (cũ) thành huyện Núi Thành
và thị xã Tam Kỳ (nay thành phố Tam Kỳ, tỉnh lị của Quảng Nam). Phía Bắc giáp Tam
Kỳ, phía Nam giáp huyện Bình Sơn, huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp
huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp Biển Đông. Huyện có bờ biển trải dài 37 km với
nhiều bãi tắm, làng chài đẹp như Biển Rạng, Tam Hải, Tam Tiến [6, 40].

Hình 1.1: Bản đồ địa chính khu vực huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Nguồn: Công thông tin điện tử huyện Núi Thành,
4


1.1.1.2.

Diện tích

Huyện Núi Thành có diện tích đất là 533,03 km2. Trong đó đất dành cho sản
xuất nông nghiệp là 110,048 km² chiếm 21% diện tích đất tự nhiên của huyện. Phần
lớn đất nông nghiệp được dành cho trồng lúa 2 vụ. Tam Xuân I, Tam Xuân II, Tam
Hòa là các vựa lúa chính của huyện. Ngoài ra, Núi Thành cũng là huyện có diện tích
mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Đất lâm nghiệp với diện tích
172,09 km², chiếm 32,3% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã phía tây của
huyện gồm Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Trà, Tam Mỹ Đông và Tam Mỹ Tây. Điểm
đáng chú ý là trong thành phần sử dụng đất, đất quân sự chiếm diện tích khá lớn so với
các địa phương khác do có sự hiện diện của sân bay Chu Lai với diện tích hơn 40 km²
chiếm gần 10% diện tích tự nhiên của huyện, còn lại là rừng núi [39].
1.1.1.3.


Địa hình

Địa hình Núi Thành có độ nghiêng lớn từ Tây Nam sang Đông Bắc, có thể chia
làm 3 dạng như sau:
- Dạng địa hình trung du và miền núi
Gồm các xã Tam Trà, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây, một
phần xã Tam Nghĩa và Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc. Phía cực tây có nhiều núi cao,
nơi cao nhất là núi Hú, Tam Trà 1.132m.
- Dạng địa hình đồng bằng
Gồm các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, Tam
Hiệp, thị trấn Núi Thành, Tam Nghĩa. Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có
một số đồi gò có độ dốc nhỏ. Nơi cao nhất là 69 m so với mặt biển.
- Dạng địa hình ven biển
Gồm các xã Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Giang, Tam Hải, Tam Quang và một
phần Tam Nghĩa. Vùng này địa hình bằng phẳng và thấp, có nhiều cồn cát ổn định;
một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nền cát biển. Ngoài ra, vùng này
còn có nhiều bãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12m thuộc xã Tam Tiến,
Tam Hải, Tam Quang như đảo hòn Mang, Hòn Dứa, Bàn Than... [39, 40].
1.1.1.4.

Sông ngòi

Hệ thống sông ngòi chảy qua huyện gồm sông Tam Kỳ, sông Trường Giang,
sông Ba Túc, sông An Tân, sông Trâu... Các con sông này đều bắt nguồn từ phía Tây,
5


Tây Bắc chảy về phía Đông đổ ra biển qua cửa An Hòa và cửa Lở, qua đây hình thành
nên khu vực cửa biển rộng là nơi neo đậu tàu thuyền, khu tránh trú bão. Ngoài ra, các

dòng sông của huyện đều hội tụ về phía Đông tạo thành những vùng xoáy bồi đắp nên
cồn cát ở xã Tam Quang, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, Tam Hòa, Tam Giang, Tam
Hải, Tam Tiến [39].
1.1.1.5.

Đặc điểm khí tượng thủy văn

Với tọa độ địa lý trên đất liền: huyện Núi Thành nằm phía Đông dãy Trường
Sơn và phía Nam đèo Hải Vân, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.
Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25,7oc, nhiệt độ cao từ tháng 4 đến tháng 8,
trong khi từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau nhiệt độ thấp. Nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa
đông lạnh miền Bắc [41, 42].
- Chế độ nắng: cũng như dải ven biển tỉnh Quảng Nam, vùng ven bờ huyện Núi
Thành, có chế độ bức xạ khá dồi dào, số giờ nắng/năm thuộc loại khá của nước ta.
Tổng số giờ nắng trung bình 2.153 giờ/năm.
- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa hàng năm dao động 2.500 ÷ 4.000mm, nhưng
phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa tập trung vào tháng 9 ÷ 12,
chiếm 80% lượng mưa cả năm, lượng mưa trung bình trong năm là 2.531,5mm. Mùa
khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4, ít mưa nhất là các tháng 2, 3, 4 khoảng 40 ÷
50mm/tháng dẫn đến sự xâm thực của nước biển vào sâu trong đất liền qua các hệ
thống sông từ 20 ÷ 40km. Mùa hè tuy khô nhưng lượng mưa hàng tháng vẫn được hơn
100 ÷ 200 mm/tháng...
- Chế độ gió: Vùng biển Nam Trung bộ nói chung và Quảng Nam nói riêng
chịu ảnh hưởng chính bởi chế độ gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau hướng gió thịnh hành là
hướng Bắc - Đông Bắc tốc độ gió trung bình đạt 3m/s, tốc độ cực đại đạt 15 ÷ 20m/s.
Gió mùa Tây Nam: Từ cuối tháng 6 đến tháng 8 hướng gió thịnh hành Tây Tây nam tốc độ gió trung bình 3,5 m/s. Tốc độ cực đại 25 ÷ 30m/s.
Ngoài gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam vùng biển Núi Thành còn chịu
ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào), tuy nhiên phạm vi hoạt động của gió Lào không lớn

nên cũng khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất của ngành thủy sản.
6


Hằng năm thường xuất hiện từ 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến huyện. Bão
thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ lụt [41, 42].
Đánh giá chung:
Với vị trí địa lý, đất nông nghiệp ít (chỉ chiếm 1/5), hoạt động trên đất liền khó
khăn nên hoạt động nghề khai thác thủy sản được coi là chủ yếu và quan trọng, đặc
biệt là khu vực ven bờ có các bãi bồi.
Địa hình ven biển đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển
cộng đồng ngư dân, hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt ở các xã ven
biển như: Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Giang, Tam Hải, Tam Quang.
Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa), mùa mưa kéo dài
từ tháng 9 đến 12, do vậy ảnh hưởng lớn đến hoạt động khai thác thủy sản, đặc biệt
khai thác ven bờ. Ngoài ra, thuộc khu vực ven biển miền Trung, hàng năm hứng chịu
nhiều cơn bão nên ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản gần và xa bờ.
1.1.2. Tổng quan nghề cá huyện Núi Thành
1.1.2.1.

Giới thiệu khái quát nghề cá huyện Núi Thành

1. Lao động nghề cá
Dân số toàn huyện có khoảng 140.000 người, với hai dân tộc chủ yếu là người
Kinh và người Cor, cư ngụ trong gần 40.000 hộ gia đình. Số người trong cơ cấu độ
tuổi lao động khoảng 73.000 người (chiếm 52%) [38, 41]. Trong số đó,
-

Nhóm lao động Nông – Lâm – Thủy sản: chiếm 58,2%


-

Nhóm lao động Công nghiệp, xây dựng: chiếm 23,5%

-

Nhóm lao động thương nghiệp dịch vụ: chiếm 18,3%
Năm 2014, tổng số lao động làm nghề thủy sản là 17.545 người (chiếm 24,82%

lao động của toàn huyện) [10, 11], trong đó:
- Khai thác thủy sản: 9.410 người, chiếm 53,63%
- Nuôi trồng thủy sản: 6.250 người, chiếm 35,62%
- Chế biến và dịch vụ thủy sản: 1.885 người, chiếm 10,75%
Lao động khai thác thủy sản chiếm số lượng lớn trong tổng số lao động làm
nghề thủy sản của huyện.
7


2. Tình hình phát triển kinh tế thủy sản qua các năm
Theo số liệu thống kê, tình hình phát triển chỉ tiêu sản xuất kinh doanh về các giá
trị sản xuất thủy sản (bao gồm: giá trị sản xuất khai thác thủy sản, giá trị sản xuất nuôi
trồng thủy sản) đều có xu hướng tăng mạnh theo thời gian, trong khi giá trị dịch vụ
thủy sản có xu hướng ngược lại [10, 11] (chi tiết tại Phụ lục 1). Cụ thể, năm 2004 giá
trị sản xuất thủy sản vào khoảng 192,5 tỷ đồng, trong đó: giá trị khai thác và nuôi
trồng thủy sản lần lượt là khoảng 167,3 tỷ và 10,7 tỷ. Tuy nhiên, 10 năm sau đó
(2014), các giá trị sản xuất thủy sản chung, khai thác và nuôi trồng tương ứng là: 437,4
tỷ, 363,5 tỷ và 75,1 tỷ đồng; với tốc độ tăng trưởng bình quân cụ thể như sau: giá trị sản
xuất thủy sản chung là 8,58%; giá trị khai thác thủy sản là 7,95% và giá trị nuôi trồng
thủy sản khoảng 25%. Ngược lại, giá trị dịch vụ thủy sản từ khoảng 14,5 tỷ năm 2004
xuống còn khoảng 4,8 tỷ đồng năm 2014 với tốc độ giảm bình quân là 12,89% [9, 10,

11]. Tỷ lệ các thành phần giá trị sản xuất được biểu diễn tại biểu đồ 1.1 dưới đây.

Biểu đồ 1.1: Tổng thành phần các giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2004-2014
Đáng chú ý, giá trị sản xuất thủy sản chiếm khoảng 1/3 tỷ trọng giá trị sản xuất
toàn ngành kinh tế và chiếm gần 2/3 tỷ trọng giá trị nông – lâm – thủy sản của toàn
huyện Núi Thành trong chuỗi thời gian này. Như vậy, nghề cá Núi Thành, bên cạnh
các ngành công nghiệp quan trọng khác, đóng vai trò quan trọng trong tỷ trọng kinh tế
của toàn huyện, góp phần sinh kế, giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng ngư dân
ven biển.
1.1.2.2.

Tổng quan nghề khai thác thủy sản huyện Núi Thành

1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản
Tổng số tàu thuyền toàn huyện năm 2014 là 2.437 chiếc, trong đó tàu thuyền
gắn máy có 1.527 chiếc (chủ yếu các tàu có công suất từ 90CV trở xuống) được thể
8


hiện tại Bảng 1.1. Tàu không gắn máy là 910 chiếc (gồm: thuyền thủ công, bè, thúng),
chỉ khai thác ở vùng nước nội địa như sông, ngòi, kênh rạch...và số liệu sản lượng khai
thác không được thống kê. Cơ cấu tàu thuyền được thể hiện chi tiết tại bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Thống kê tàu thuyền huyện Núi Thành qua các năm theo dải công suất
Dải công
suất CV
< 20
20 - 45
45 - 90
90 - 150
150 - 250

250 - 400
> 400
Tổng

Thống kê tàu thuyền qua các năm
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
500
494
466
524
796
790
790
862
862
910
931
385
392
395
406
352
352
361
293
270
200
180
74
90

96
107
221
230
232
235
246
201
194
2
15
37
43
43
45
45
38
44
75
108
14
14
35
41
41
45
47
52
65
65

58
0
2
6
6
14
16
19
30
35
35
34
0
0
0
0
1
2
4
9
22
22
22
975 1.007 1.035 1.127 1.468 1.480 1.498 1.519 1.544 1.508 1.527

Nguồn: [10, 11]
Qua bảng 1.1 cho thấy: số lượng tàu thuyền tăng lên qua các năm ở hầu hết các
dải công suất. Nhóm tàu thuộc dải công suất dưới 90CV chiếm tỷ trọng lớn (85%),
trong khi nhóm tàu trên 90CV có xu hướng tăng.
2. Tình hình tàu thuyền và sản lượng khai thác giai đoạn 2004 ÷ 2014

Thống kê về tàu thuyền và sản lượng khai thác thủy sản ở huyện Núi Thành
được thống kê ở bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2: Thống kê năng lực tàu thuyền, sản lượng giai đoạn 2004 ÷ 2014
Năm
2004

Sản lượng
(tấn)
17.000

Tổng
1.415

Số lượng tàu thuyền (chiếc)
Tàu gắn máy
Thuyền thủ công
975
440

2005

18.700

1.447

1.007

440

29.305


2006

18.850

1.470

1.035

435

35.000

2007

19.840

1.547

1.127

420

40.327

2008

21.300

2.415


1.468

947

47.950

2009

23.479

2.445

1.480

965

48.200

2010

24.000

2.445

1.498

947

51.300


2011

26.840

2.435

1.519

916

52.250

2012

28.780

2.492

1.544

948

64.000

2013

34.000

2.367


1.508

859

94.859

2014

34.750

2.437

1.527

910

103.151

Nguồn: [10, 11]
9

Tổng công
suất (CV)
27.625


Tình hình biến động tàu thuyền và sản lượng khai thác được biểu diễn qua các
biểu đồ 1.2, 1.3.


Biểu đồ 1.2: Biểu diễn biến động sản

Biểu đồ 1.3: Biểu diễn biến động sản

lượng khai thác giai đoạn 2004÷2014

lượng và tàu thuyền giai đoạn
2004÷2014

Từ biểu đồ 1.2 và 1.3 cho thấy: tàu thuyền và sản lượng khai thác thủy sản
huyện Núi Thành có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2004 ÷ 2014. Cụ thể: về
tổng số lượng tàu thuyền khai thác đã tăng từ 1.415 chiếc năm 2004 (trong đó: tàu gắn
máy là 975 chiếc và thuyền thủ công là 440 chiếc) lên đến 2.437 chiếc năm 2014
(trong đó: 1.527 chiếc tàu gắn máy và 910 thuyền thủ công). Trong khi về mặt sản
lượng khai thác thủy sản, thì năm 2004 toàn huyện Núi Thành mới chỉ có 17.000 tấn
nhưng đến 2014 đã tăng vọt lên 34.750 tấn – tăng hơn gấp 2 lần trong khoảng 10 năm
vừa qua.

Biểu đồ 1.4: Biểu diễn xu hướng sản lượng và cường lực khai thác (CV)
10


×