Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Kiểm toán nâng cao chương 2 sử dụng khái niệm chi phí và phân tích CVP để ra quyết định đặng thị tâm ngọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.65 KB, 37 trang )

Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

SỬ DỤNG KHÁI NIỆM CHI PHÍ VÀ PHÂN TÍCH CVP
ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH
Mục tiêu:
Sau khi nghiên cứu chương này, chúng ta có thể:
- Hiểu được ý nghĩa và điều kiện tiên quyết của chi phí thích hợp.
- Hiểu các khái niệm chi phí khác nhau được sử dụng trong việc ra quyết định
- Tìm hiểu và ứng dụng các khái niệm chi phí khác nhau trong quá trình ra quyết
định quản lý.
- Ứng dụng các kỹ thuật chi phí gia tăng / chi phí chênh lệch trong các quyết định
quản lý.
- Xác định những cách tối ưu hóa các kế hoạch đầu tư.
- Sử dụng các kỹ thuật dòng tiền xem xét các quyết định liên quan đến các
phương án đầu tư.
- Hiểu khái niệm chi phí biên.
- Hiểu được ý nghĩa của phân tích chi phí-khối lượng-lợi nhuận và ứng dụng
trong việc ra quyết định.
2.1 Giới thiệu
Chi phí có ý nghĩa khác nhau trong các thiết lập khác nhau và tùy thuộc vào yêu
cầu của tình huống cụ thể mà sử dụng khái niệm chi phí nào. Các chi phí được trình
bày trên báo cáo tài chính là chi phí thực tế. Đối với mục đích ra quyết định và kiểm
soát, chi phí được phân biệt trên cơ sở thích hợp với từng loại quyết định và chức năng
kiểm soát. Đối với mục đích đưa ra quyết định kinh doanh, chi phí thích hợp được xem
xét tốt hơn là chi phí thực tế. Khác với phương pháp giá gốc, chi phí thích hợp hữu ích
cho việc ra quyết định.
2.2 Các khái niệm chi phí khác nhau
Để đưa ra quyết định phù hợp, nhân viên kế toán quản trị cần phải hiểu các chức
năng khác nhau liên quan đến chi phí. Mặc dù khái niệm về chi phí cho việc ra quyết
định chủ yếu phân loại thành chi phí thích hợp và chi phí không thích hợp. Tuy nhiên,


cũng cần hiểu các khái niệm chi phí khác để làm cho quá trình ra quyết định dễ dàng
hơn và để đưa ra quyết định đúng đắn cho tổ chức kinh doanh.
2.2.1 Chi phí thích hợp và chi phí không thích hợp
Chi phí thích hợp được hiểu là khoản chi phí dự kiến trong tương lai mà nó có sự
khác nhau giữa các phương án kinh doanh đang xem xét. Theo thuật ngữ CIMA, chi
phí thích hợp là những chi phí sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định. Tất cả các chi
phí thích hợp đều được xem xét khi ra quyết định quản lý.
Chi phí không thích hợp vẫn luôn tồn tại cho dù quyết định như thế nào. Ví dụ
như định phí chung không thay đổi cho dù thực hiện phương án nào, các chi phí cam
kết tức là các phí tổn sẽ phát sinh trong tương lai do nghĩa vụ nợ hiện tại.
Hai điều kiện để nhận diện một khoản chi phí là chi phí thích hợp:
1. Phát sinh trong tương lai - mỗi quyết định đều liên quan đến việc lựa chọn
phương án dựa trên kết quả mong đợi trong tương lai.
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

1


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

2. Có sự khác nhau giữa các phương án – các khoản doanh thu và chi phí
không chênh lệch sẽ không thành vấn đề và sẽ không giúp đưa ra được quyết định.
Ví dụ khi xem xét dự án thay thế máy móc thiết bị hiện tại, chi phí ban đầu và giá
trị còn lại của máy cũ là không thích hợp vì chúng không tác động đến quyết định có
nên thay thế mãy cũ không. Tuy nhiên, giá bán dự kiến của chiếc máy lại thích hợp vì
nó giúp giảm một lượng đầu tư vào việc mua máy mới và vì thế nó ảnh hưởng đến
quyết định. Hơn nữa, kết quả của việc đầu tư cũng được đưa vào xem xét để ra quyết
định.
Phân tích chi phí thích hợp giúp nhà quản lý tập trung vào những yếu tố chi phí

có ảnh hưởng đến việc ra quyết định.
Những ví dụ sau đây sẽ định nghĩa chính xác những chi phí không thích hợp cho
một quyết định. Những chi phí không thích hợp sau đây không có bất cứ vai trò nào
trong việc ra quyết định:
(i) Những chi phí lịch sử hay chi phí chìm là chi phí không thích hợp vì chúng
không có ý nghĩa cho quá trình ra quyết định. Nhưng chúng là cở sở tốt nhất
cho dự đoán chi phí trong tương lai. Chẳng hạn, một phụ tùng thay thế đã cũ và
lỗi thời có giá trị 5.000.000Rs được tháo dỡ và bán với giá 15.000Rs thì chi phí
ban đầu 5.000.000Rs là không thích hợp để quyết định.
(ii) Ngay cả trong các chi phí dự kiến, các khoản biến phí mà không có sự
khác biệt giữa các phương án cũng là chi phí không thích hợp. Ví dụ, một
công ty dự định sắp xếp lại máy móc thiết bị và ước tính chi phí tương lai của 2
phương án lựa chọn như sau:
Chi phí
Không sắp xếp lại
Sắp xếp lại
Chi phí vật liệu trực tiếp đơn vị
10Rs
10Rs
Chi phí nhân công trực tiếp đơn vị
5Rs
4Rs
Trong ví dụ trên, chi phí vật liệu trực tiếp không thay đổi ở cả 2 phương án vì vậy
nó là không thích hợp cho quyết định chọn một trong hai phương án trên. Chỉ có
chi phí nhân công trực tiếp có sự chênh lệch ở 2 phương án mới là thích hợp. Vì
phương án 2 giúp công ty tiết kiệm được 1Rs nên công ty sẽ chọn phương án này.
(iii) Nếu các chi phí cố định không thay đổi ở các phương án khác nhau như
các chi phí thì không thích hợp cho quyết định. Hãy xem xét các dữ liệu của
một công ty sau:
Sản lượng bán dự kiến

50.000Rs
Biến phí đơn vị
2,5Rs
Định phí đơn vị
1,5Rs
Giá bán
5,0Rs
Công ty nhận được một đơn hàng xuất khẩu đặc biệt 10.000 sản phẩm với giá
3,75Rs. Công ty có nên chấp nhận đơn hàng này không?
Để tư vấn cho công ty, chúng ta lập bảng tính sau:

Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

2


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

(Đvt: Rs)
Bán 50.000sp
Bán 60.000sp
Chênh lệch
Doanh thu
250.000
287.500
+37.500
(-) Biến phí
125.000
150.000

-25.000
Số dư đảm phí
125.000
137.500
+12.500
(-) Định phí
75.000
75.000
Lãi ròng
50.000
62.500
+12.500
Chi phí đơn vị là 4,0Rs, gồm biến phí đơn vị 2,5Rs và định phí đơn vị 1,5Rs.
Nếu ta dùng chi phí đơn vị này để quyết định bán thêm 10.000sp thì sẽ là sai lầm
bởi vì cứ mỗi sản phẩm bán thêm sẽ bị mất 0,25Rs (3,75Rs - 4.0Rs). Nhưng nếu
phân tích chi phí ta sẽ thấy định phí là chi phí không thích hợp để ra quyết định
và vì vậy bằng cách loại bỏ chúng thì đơn hàng mới đem lại lợi nhuận.
Tuy nhiên, chi phí cố định nên được coi là thích hợp khi nó được dự kiến sẽ thay
đổi theo quyết định. Giả sử, trong ví dụ trên, công suất nhà máy chỉ là 50.000 sản
phẩm và nếu sản xuất thêm 10.000 sản phẩm đòi hỏi phải mở rộng công suất với
chi phí cố định tăng thêm 50.000Rs. Khoản định phí tăng thêm này là chi phí
thích hợp cho quyết định và sẽ được so sánh với số dư đảm phí tăng thêm
12.500Rs. Điều này sẽ làm thay đổi các lựa chọn trước đó.
(iv) Câu hỏi khá thường xuyên được đặt ra là giá trị sổ sách của thiết bị có
thích hợp hay không? Có 3 điểm được mô tả cho trường hợp này:
(a) Giá trị sổ sách của thiết bị cũ là không thích hợp vì nó là chi phí quá khứ.
(b) Giá trị thanh lý của các thiết bị là thích hợp vì nó bổ sung vào dòng tiền
phát sinh từ các quyết định.
(c) Chi phí của thiết bị mới là thích hợp bởi dòng tiền phát sinh do quyết định
mua thiết bị mới.

Hãy xem xét một ví dụ minh họa: Một công ty đang xem xét thay thế một
máy hiện tại có nguyên giá 4.000Rs, thời gian sử dụng 4 năm. Dữ liệu được phân
tích như sau:
(Đvt: Rs)
Tính cho thời kì 4 năm
Giữ máy
Bán máy
Chênh lệch
-Doanh thu (A)
40.000
40.000
-Chi phí
32.000
22.400
+9.600
-Khấu hao:
+ Máy cũ
4.000
+4.000
+ Máy mới
6.000
-6.000
-Ghi giảm giá trị sổ sách máy cũ
4.000
-4.000
-Giá trị thanh lý máy cũ
-400
+400
-Tổng chi phí (B)
36.000

32.000
+4.000
-Lợi nhuận (A)-(B)
4.000
8.000
+4.000
Phân tích trên chỉ ra rằng việc bán máy cũ sẽ đem lại một khoản lợi nhuận
tăng thêm 4.000Rs.
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

3


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

Trong ví dụ trên lưu ý rằng, giá trị còn lại của máy cũ sẽ bị ghi giảm, coi như
khoản bị mất nếu bán máy vì nó chính là chi phí chìm. Do nó xuất hiện ở cả 2
phương án nên được loại bỏ, chứng tỏ nó là không thích hợp cho việc ra quyết
định. Giá trị thanh lý máy cũ sẽ làm giảm chi phí hoặc tăng doanh thu và chi phí
khấu hao thiết bị mới cũng ảnh hưởng như vậy nên cả hai khoản này đều thích hợp
cho quyết định.
Trong các quyết định liên quan đến việc duy trì hoặc thay thế máy máy thiết
bị, khái niệm chi phí thích hợp có thể giúp đưa ra quyết định đúng đắn. Tuy nhiên,
quyết định này được thực hiện tốt nhất thông qua phân tích chiết khấu dòng tiền.
Sở dĩ như vậy là vì khái niệm chi phí thích hợp bỏ qua thực tế rằng ở hai
phương án, dòng tiền thu vào và chi ra sẽ tích luỹ tại thời điểm khác nhau. Trong
trường hợp trên, chúng tôi đã lấy dữ liệu trong bốn năm. Tuy nhiên, nếu chúng ta
thay thế máy cũ, máy mới sẽ hoạt động hơn bốn năm. Như vậy, hai máy có số năm
phục vụ khác nhau và chúng làm tăng dòng tiền khác nhau. Cách tốt nhất là tính

toán luồng tiền và chiết khấu theo tỷ lệ lãi suất thích hợp. Điều này sẽ cho kết quả
chính xác.
2.2.2 Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội của giá trị cơ hội bị bỏ qua luôn được xem xét khi so sánh các
phương án. Chi phí cơ hội là lợi ích của phương án tốt nhất tiếp theo. Hay nói cách
khác, nó là lợi ích bị mất đi do chọn phương án này thay vì chọn phương án khác. Nó
là thước đo lợi ích của phương án bị bỏ qua. Theo định nghĩa trong thuật ngữ CIMA,
“chi phí cơ hội được định nghĩa là lợi ích phải hy sinh khi chọn một phương án nào
đó. Lợi ích tiềm năng của phương án tốt nhất trong số các phương án không được
chọn chính là chi phí cơ hội của phương án đã chọn”.
Chi phí cơ hội là rất hữu ích cho các nhà quản lý trong việc đánh giá lựa chọn các
phương án khi nguồn lực có thể được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Các
nguồn lực này luôn tạo ra lợi ích nhất định và điều này được đo bằng sự hy sinh của
một hành động trong quá trình lựa chọn các hành động khác.
Ví dụ về chi phí cơ hội:
(a) Chi phí cơ hội của việc sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm này là
khoản thu nhập dự kiến đã bị bỏ qua nếu máy được sử dụng để sản xuất sản phẩm
khác.
(b) Chi phí cơ hội của khoản đầu tư vào kinh doanh là lãi suất kiếm được bằng
cách gửi tiền vào ngân hàng.
(c) Chi phí cơ hội của thời gian của một người là mức lương mà người đó có
được từ công việc của họ.
2.2.3 Chi phí danh nghĩa:
Theo thuật ngữ CIMA 'Là chi phí sử dụng trong định giá sản phẩm, ra quyết
định và đo lường hoạt động để phản ánh việc sử dụng các nguồn tài nguyên mà không
mang giá trị thực tế (quan sát)". Ví dụ, lãi suất danh nghĩa đối với các quỹ nội bộ hoặc
tiền thuê nhà danh nghĩa.
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

4



Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

Chi phí danh nghĩa thích hợp để ra quyết định chỉ khi công ty bỏ qua các lợi ích
thực tế bằng cách sử dụng nguồn lực của mình để thực hiện phương án. Ví dụ, lãi suất
danh nghĩa trong quỹ nội bộ được coi là chi phí danh nghĩa thích hợp chỉ khi công ty
có thể kiếm được lãi từ nó.
2.2.4 Chi phí có thể tránh được:
Chi phí có thể tránh được là chi phí có thể được bỏ qua nếu phương án đang xem
xét không được thực hiện. Theo thuật ngữ CIMA, chi phí tránh được là "chi phí cụ thể
của một hoạt động hay một ngành kinh doanh của doanh nghiệp mà có thể tránh được
nếu hoạt động hoặc ngành đó không còn tồn tại '. Ví dụ, nếu một công ty muốn chấm
dứt một dòng sản phẩm sản xuất, thì chi phí có thể tiết kiệm được do ngừng sản xuất
được gọi là chi phí tránh được.
2.2.5 Chi phí lịch sử (giá gốc)
Những chi phí phát sinh trong quá khứ được gọi là chi phí lịch sử. Số tiền đầu tư
vào việc mua máy móc thiết bị, là ví dụ về chi phí lịch sử và không thích hợp cho việc
ra quyết định.
2.2.6 Chi phí chìm:
Chi phí mà không thay đổi theo hoàn cảnh nhất định và không đóng bất kỳ vai trò
gì trong quá trình ra quyết định được gọi là chi phí chìm. Đây là những chi phí phát
sinh bởi một quyết định trong quá khứ và không thể thay đổi được bằng bất cứ quyết
định nào trong trong tương lai. CIMA đã định nghĩa chi phí chìm là 'Chi phí đã phát
sinh hoặc đã cam kết và không thể phục hồi, do đó không thể được xem là thích hợp
cho việc quyết định. Chi phí chìm cũng có thể được gọi là chi phí không thể thu
hồi. Tất cả các chi phí chìm là không thích hợp cho việc ra quyết định, nhưng không
phải tất cả các chi phí không thích hợp đều là chi phí chìm.
2.2.7 Chi phí thực chi:

Đây là một phần trong chi phí có liên quan đến việc thanh toán cho người bên
ngoài, tức là nó làm phát sinh việc chi tiền mặt trái ngược với các chi phí như khấu
hao, không liên quan đến bất kỳ khoản chi tiền mặt nào. Những chi phí này là thích
hợp cho việc định hình giá cả trong suy thoái hoặc khi quyết định sản xuất hay mua
ngoài. Những chi phí này bao gồm chi phí phát sinh cho bộ máy quản lý mà không
được ghi chép trong sổ sách kế toán và đôi khi chúng được gọi là chi phí linh tinh.
2.2.8 Chi phí tùy ý:
Đây là những chi phí có thể được thay đổi với sự khôn ngoan của người quản lý
hay cấp có thẩm quyền. CIMA định nghĩa chi phí tùy ý là “những chi phí mà mức độ
nhiều hay ít tùy thuộc vào quyết định của quản lý dựa trên biến động của ngân sách
theo mức độ hoạt động (sản lượng hoặc doanh thu). Ví dụ về chi phí tùy ý: chi phí bảo
dưỡng, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân viên, quảng cáo,….
2.2.9 Chi phí cam kết:
Chi phí cam kết là những chi phí mà không thể thay đổi trong suốt thời kì dự
toán. Theo thuật ngữ CIMA 'Chi phí phát sinh từ các quyết định trước đó mà không thể
thay đổi trong ngắn hạn. Sự phát sinh chi phí cam kết thường bắt nguồn từ quyết định
chiến lược liên quan đến công suất hoạt động gắn với khoản đầu tư mua sắm máy móc
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

5


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

thiết bị và cơ sở vật chất. Kiểm soát ban đầu của chi phí cam kết tại thời điểm quyết
định là thông qua các kỹ thuật thẩm định đầu tư. Các ví dụ về chi phí cam kết là khấu
hao tài sản, tiền thuê, chi phí hợp đồng khác,…
2.2.10 Chi phí đóng cửa (ngừng sản xuất):
Khi một tổ chức đình chỉ hoạt động sản xuất của mình, chắc chắn sẽ có những

khoản định phí có thể tránh được và có các khoản định phí phát sinh thêm tùy thuộc
vào bản chất của ngành công nghiệp. Bằng cách đóng cửa sản xuất, tổ chức này sẽ tiết
kiệm được biến phí sản xuất cũng như một số định phí tùy ý. Những chi phí tùy ý đặc
biệt này được gọi là chi phí đóng cửa.
2.2.11 Chi phí theo thiết kế:
Chi phí theo thiết kế là kết quả được tính toán dựa trên mối quan hệ giữa đối
tượng chi phí và nguồn lực sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Ví dụ, để sản
xuất một đôi giày da đòi hỏi một lượng da và thời gian xác định để đóng giày. Do đó,
giá trị của da giầy, nhân công, giờ máy được gọi là chi phí theo thiết kế.
2.2.12 Chi phí tồn kho:
Chi phí được coi như là một phần của hàng hóa và coi là tài sản khi chúng được
phát sinh và những chi phí này trở thành giá vốn hàng bán khi hàng hóa được tiêu
thụ. Nói cách khác chi phí tồn kho là chi phí mua cộng với các chi phí phải bỏ ra để
hàng hóa trong trạng thái có thể bán được. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí tồn
kho bao gồm chi phí nguyên liệu sản xuất, chi phí nhân công và chi phí sản xuất
chung.
2.2.13 Chi phí thời kì:
Chi phí thời kì là tất cả các chi phí khác ngoài giá vốn hàng bán và được xem là
chi phí để xác định kết quả kinh doanh. CIMA định nghĩa nó như là 'Chi phí liên quan
đến một thời kì hơn là liên quan đến sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ. Chi phí thời kì
được tính vào phí tổn trong kỳ phát sinh. Đây là loại chi phí không bao gồm trong giá
vốn hàng bán trên báo cáo thu nhập. Đó là những phí tổn cho việc bán hàng và quản lý
doanh nghiệp. Ví dụ về chi phí thời kì là: chi phí khấu hao, hoa hồng, chi phí quảng
cáo, chi phí bán hàng,…
2.2.14 Chi phí chênh lệch, chi phí tăng thêm và doanh thu tăng thêm:
Chi phí chênh lệch (có thể tăng hoặc giảm) là sự khác biệt trong tổng chi phí sẽ
phát sinh từ lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. Nó liên quan đến việc
ước tính tác động của một quyết định lựa chọn phương án đến chi phí và doanh
thu. Hai khái niệm cơ bản đi cùng với việc phân tích loại chi phí này là doanh thu tăng
thêm và chi phí tăng thêm. Doanh thu tăng thêm là sự thay đổi trong tổng thu nhập

phát sinh từ một quyết định. Các chi phí tăng thêm đại diện cho sự thay đổi trong tổng
chi phí phát sinh từ một quyết định. Sự thay đổi này không phải là biến đổi về bản
chất.
2.2.15 Yếu tố giới hạn hoặc yếu tố quan trọng:
Một yếu tố giới hạn là yếu tố mà nguồn cung khan hiếm và không thể tiếp tục
thực hiện các hoạt động, tức là nó giới hạn các hoạt động của tổ chức.
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

6


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

CIMA định nghĩa yếu tố giới hạn hoặc yếu tố quan trọng là "Bất cứ điều gì làm
hạn chế sự hoạt động của một thực thể. Một thực thể tìm cách để tối ưu hóa lợi ích của
nó nhận được từ các yếu tố hạn chế. Ví dụ như sự thiếu hụt nguồn cung ứng nguồn lực
hoặc nhu cầu tiêu thụ hạn chế tại một mức giá cụ thể. Yếu tố quan trọng có thể được
bất cứ điều gì, vật liệu, nhân công, số giờ máy, sản lượng tiêu thụ,…
2.3 Ứng dụng các khái niệm chi phí trong việc ra quyết định.
2.3.1 Quyết định chấp nhận một đơn hàng mới.
Minh họa 1:
Một công ty đang sản xuất một loại máy theo yêu cầu của một khách hàng nhưng
khách hàng này đang dần bị phá sản và không có triển vọng thu được tiền cho công ty.
Chi phí đã phát sinh tính đến thời điểm hiện tại cho việc sản xuất máy này là
50.000Rs và theo tiến độ thanh toán khách hàng đã trả 15.000Rs trước khi phá sản.
Bộ phận bán hàng đã tìm kiếm được một công ty khác sẵn sàng mua lại máy này
với giá 34.000Rs khi nó hoàn thành.
Để hoàn thành việc sản xuất sẽ phát sinh các chi phí sau:
(a) Vật liệu đã được mua với giá 6.000Rs. Chúng không được sử dụng làm gì

khác, và nếu không sản xuất máy nữa, chúng sẽ bị bán như phế liệu với giá 2.000.
(b) Chi phí lao động sẽ phát sinh thêm là 8.000Rs. Lao động là nguồn cung ngắn
hạn, và nếu việc sản xuất máy không được hoàn thành, lực lượng lao động sẽ được
chuyển sang một công việc khác, khi đó sẽ kiếm được 30.000Rs doanh thu và chi phí
trực tiếp phát sinh (không bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, là 12.000Rs và định
phí sản xuất chung 8.000Rs).
(c) Chi phí tư vấn 4.000Rs. Nếu công việc không được hoàn thành, hợp đồng tư
vấn sẽ bị hủy bỏ với chi phí 1.500Rs.
(d) Chi phí chung tăng thêm 8000Rs nếu tiếp tục công việc.
Liệu có thể chấp nhận đơn hàng của khách hàng mới? Chuẩn bị báo cáo cho
thấy lợi ích kinh tế của phương án trên:
Giải pháp:
Một số lưu ý:
(i) Chi phí phát sinh trong quá khứ là chi phí chìm và doanh thu nhận được
trong quá khứ cũng không phải là thích hợp bởi vì chúng không giúp cho việc
ra quyết định. Do đó chi phí 50.000Rs đã bỏ ra để sản xuất cho đến thời điểm
hiện tại và khoản thanh toán theo tiến độ (doanh thu) 15.000Rs đã nhận được
là không thích hợp và cần được bỏ qua.
(ii) Giá mua vật liệu trong quá khứ là không thích hợp. Chỉ có chi phí cơ hội là
khoản doanh thu 2.000Rs từ việc bán phế liệu sẽ bị bỏ qua nếu tiếp tục sản
xuất là chi phí thích hợp ảnh hưởng đến quyết định.
(iii) Chi phí lao động: Thu nhập tăng thêm từ việc sử dụng lao động cho công
việc khác là chi phí cơ hội và là chi phí thích hợp ( 30.000Rs - 8.000Rs 12.000Rs = 10.000Rs)
(iv) Chi phí tăng thêm để hoàn thành hợp đồng tư vấn:
Chi phí hoàn thành hợp đồng
4.000
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

7



Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

Trừ: Chi phí hủy hợp đồng
1.500
Chi phí gia tăng hoàn thành hợp đồng
2.500
(v) Các chi phí chung và các chi phí quản lý là chi phí được phân bổ và cần được
bỏ qua.
Báo cáo thu nhập của phương án “Tiếp tục hoàn thành công việc sản xuất”
(Đvt: Rs)
(Chỉ xem xét chi phí thích hợp)
A. Doanh thu
34.00
0
(-) Chi phí thích hợp:
Vật liệu – Chi phí cơ hội
2.000
Nhân công – Chi phí phát sinh thêm
8.000
Chi phí cơ hội
10.000
Chi phí tư vấn gia tăng
2.500
B. Chi phí
22.50
0
Lợi nhuận tăng thêm (A)-(B)
11.50

0
Công ty nên chấp nhận đề nghị của khách hàng mới vì sẽ có thêm khoản lợi
nhuận là 11.500Rs.
Giải pháp khác dựa trên cơ sở dòng tiền:
Báo cáo thu nhập của phương án “Tiếp tục hoàn thành công việc sản xuất”
(Đvt: Rs)
Tiếp tục
Không tiếp Chênh lệch
sản xuất
tục sản xuất
dòng tiền
Tiền thu từ bán máy
34.000
34.000
Tiền thu từ:
+ Bán phế liệu
2.000
-2.000
+ Sử dụng nhân công cho công việc
10.000
-10.000
khác: 30.000- (8.000+12.000)
Tổng thu (A)
34.000
12.000
22.000
Tiền chi cho:
+ Nhân công
8.000
+ Phí tư vấn

4.000
1.500
Tổng chi (B)
12.000
1.500
-10.500
Dòng tiền thuần
22.000
10.500
11.500
Nếu hoàn thành công việc sản xuất thì sẽ thu được dòng tiền gia tăng là
11.500Rs, vì vậy nên chấp nhận đơn hàng này.
2.3.2 Bảng chi phí sản phẩm với chi phí thích hợp.
Minh họa 2:
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

8


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

Công ty dệt may Tiptop sản xuất hàng loạt các loại vải thời trang. Công ty đang
xem xét có nên sản xuất thêm một loại sản phẩm nữa là Superb. Một khảo sát nghiên
cứu nhu cầu thị trường gần đây được thực hiện với chi phí 50.000Rs cho thấy nhu cầu
đối với Superb chỉ kéo dài trong một năm, trong đó 50.000 sản phẩm có thể bán được
với mức giá 18Rs. Việc sản xuất và tiêu thụ Superb sẽ diễn ra đều đặn qua các năm.
Các thông tin có sẵn sau đây liên quan đến chi phí sản xuất Superb:
Chi phí vật liệu: Mỗi sản phẩm Superb sẽ cần 3 loại nguyên liệu thô là Posh,
Flash và Splash.

Định mức vật liệu, lượng vật liệu có sẵn và giá cả vật liệu được cho ở bảng phía
dưới. Vật liệu Posh được công ty sử dụng thường xuyên và sẽ được thay thế khi chúng
được sử dụng. Lượng vật liệu Flash hiện tại là kết quả của việc mua quá mức trong
một hợp đồng trước đó. Các vật liệu không được sử dụng thường xuyên và bất kỳ vật
liệu nào không sử dụng để sản xuất Superb sẽ đem bán. Công ty không dự trữ vật liệu
Splash và sẽ phải mua lượng vật liệu cần thiết.
Đơn giá vật liệu
Định mức Lượng vật Giá ban
Giá vật
Giá bán
Vật liệu
vật liệu
liệu có sẵn
đầu
liệu thay
lại vật
thế
liệu
Posh
1,0
100.00
2,1
2,5
1,8
0
Flash
2,0
60.000
3,3
2,8

1,1
Splash
0,5
0
5,5
5,0
Chi phí lao động: Sản xuất mỗi sản phẩm Superb sẽ cần 0,25 giờ lao động lành
nghề và 2 giờ lao động phổ thông. Đơn giá tiền lương hiện tại là 3Rs cho mỗi giờ lao
động lành nghề và 2Rs cho mỗi giờ cho lao động phổ thông. Ngoài ra, có một quản
đốc sẽ làm việc trong suốt năm để giám sát việc sản xuất. Ông hiện đang được trả
lương hàng năm là 15.000Rs. Việc tìm kiếm lao động lành nghề hiện đang rất khó
khăn. Các công nhân lành nghề cần thiết để sản xuất Superb sẽ được chuyển sang từ
một công việc có số dư đảm phí là 1,5Rs/giờ lao động, bao gồm doanh thu bán hàng
10Rs trừ chi phí tiền lương của công nhân lành nghề 3Rs và các chi phí biến đổi khác
5,5Rs. Sẽ không có công nhân lành nghề bổ sung trong các năm tới. Nếu Superb không
được sản xuất, công ty hy vọng sẽ có 200.000 giờ lao động phổ thông dư thừa trong
những năm tới. Bởi vì công ty có ý định mở rộng sản xuất trong tương lai, điều này
quyết định việc không chấm dứt hợp đồng của bất kỳ lao động phổ thông nào trong
tương lai gần. Quản đốc phân xưởng nếu nghỉ hưu ngay thì nhận một khoản lương
hưu 6.000Rs do công ty trả. Ông được thuyết phục ở lại làm thêm một năm và đổi
lương hưu để lấy lương hàng năm.
Máy móc thiết bị: Hai máy sẽ được dùng để sản xuất Superb là MT 4 và MT 7.
Thông tin chi tiết của từng máy như sau:
Đầu năm
Cuối năm
MT4
Chi phí thay thế
80.00
65.00
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán


9


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

Giá trị bán lại

0
0
60.00
47.00
0
0
MT7
Chi phí thay thế
13.00
9.000
Giá trị bán lại
0
8.000
11.00
0
Khấu hao theo đường thẳng đã được tính trên mỗi máy cho mỗi năm trong suốt
thời gian sử dụng. Công ty dệt may sở hữu một số máy MT 4 được sử dụng thường
xuyên để sản xuất các sản phẩm khác nhau. Mỗi MT 4 được thay thế ngay sau khi nó
hết thời gian sử dụng hữu ích. Máy MT 7 không còn được sử dụng và một trong số đó
sẽ được sử dụng cho Superb là chỉ duy nhất công ty có. Nếu nó không được sử dụng để
sản xuất Superb, nó sẽ được bán ngay lập tức.

Chi phí chung: Một mức phân bổ chi phí chung ước tính được tính toán và các
định phí chung được thu hồi toàn bộ từ việc sản xuất thường xuyên tại mức 3,5Rs/giờ
lao động. Chi phí chung biến đổi cho Superb được ước tính là 1,2Rs/sản phẩm.
Để ra quyết định, cần tính toán chi phí tăng thêm dựa trên chi phí thích hợp và
chi phí cơ hội.
Hãy tính toán bảng chi phí để sản xuất Superb với tất cả các thông tin chi tiết về
chi phí vật liệu, nhân công, chi phí chung cùng với các giải thích cần thiết.
Giải pháp
Giải thích chi tiết về các chi phí thích hợp:
(i) Chi phí 50.000Rs cho khảo sát nghiên cứu thị trường là chi phí chìm và do đó
không thích hợp cho quyết định.
(ii) Chi phí nguyên liệu:
(a) Posh được sử dụng thường xuyên và được thay thế khi chúng được sử dụng
sản xuất sản phẩm khác. Do đó, chi phí thay thế hiện tại 2,5Rs là thích hợp.
Posh: 50.000m (50.000 sản phẩm x 1m) × 2,5Rs = 125.000Rs
(b) 100.000m (50.000 sản phẩm x 2m) của Flash được dùng để sản xuất
Superb. Đã có sẵn 60.000 mét trong kho là kết quả của việc mua quá mức trong
một hợp đồng trước đó với giá 3,3Rs/m và 40.000 mét sẽ được mua thêm theo giá
hiện tại 2,8Rs/m. Nếu Superb không được sản xuất, công ty sẽ bán 60.000m với
mức giá 1,1Rs. Đây là chi phí cơ hội và là thông tin thích hợp. Vì thế:
Vật liệu Flash :
Chi phí tăng thêm: 40.000m × 2,8Rs = 112.000Rs
Chi phí cơ hội:
60.000m × 1,1Rs = 66.000Rs
178.000Rs
(c) 25.000m (50.000 sản phẩm x 0,5m) của vật liệu Splash sẽ được đặc biệt mua
cho sản xuất:
Splash: 25.000 mét × 5,5Rs = 137.500Rs
(iii) Lao động:
Để sản xuất 50.000 sản phẩm Superb:

Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

10


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

Lao động lành nghề: 50.000 × 1/4 = 12.500 giờ, và
Lao động phổ thông: 50.000 × 2 = 100.000 giờ.
Mức lương cho lao động lành nghề là 3Rs/giờ. Nếu Superb không được sản xuất
và lao động lành nghề không chuyển qua, họ sẽ tạo ra một khoản số dư đảm phí là
1,5Rs/giờ. Đây là chi phí cơ hội, vì thế:
Chi phí lao động lành nghề:
Chi phí triển khai (12.500 × 3Rs)
37.500Rs
Cộng: Chi phí cơ hội (12.500 × 1,5Rs)
18.750Rs
56.250Rs
Lao động phổ thông: Luôn có công việc và không phát sinh thêm chi phí vì thế
chi phí lao động phổ thông bằng 0.
Quản đốc xưởng:
Mức lương hàng năm 15.000Rs
Trừ: lương hưu
6.000Rs
Chi phí tăng thêm
9.000Rs
(iv) Máy móc thiết bị:
Máy MT 4 được sử dụng và thay thường xuyên. Sự khác biệt về chi phí thay thế
giữa đầu năm và cuối năm là thích hợp.

Do đó, chi phí sử dụng của MT4: 15.000Rs
Máy MT 7 không phải là thịnh hành và sẽ được bán ngay bây giờ hoặc trong
tương lai gần. Sự sụt giảm về giá trị hiện hành khi bán lại là chi phí thích hợp.
Do đó, chi phí sử dụng MT 7: 11.000Rs - 8.000Rs = 3.000Rs
(v) Các chi phí chung:
Các chi phí cố định đã được thu hồi hoàn toàn từ sản xuất hiện tại. Vì vậy, mức
phân bổ của nó là không thích hợp.
Các chi phí chung biến đổi: 50.000 × 1,2Rs = 60.000Rs
Bây giờ chúng ta có thể chuẩn bị bảng chi phí.
Bảng chi phí của 50.000 sản phẩm Superb
(Đvt: Rs)
Chi phí vật liệu:
440.500
Posh
125.000
Flash
178.000
Splash
137.500
Chi phí nhân công:
65.250
Có tay nghề
56.250
Phổ thông
0
Quản đốc
9.000
Chi phí máy móc thiết bị
18.000
MT4

15.000
MT7
3.000
Chi phí chung biến đổi
60.000
Tổng chi phí
583.750
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

11


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

Lợi nhuận (900.000Rs - 583.750Rs)
Doanh thu bán hàng (50.000sp x 18Rs)

316.250
900.000

2.3.3 Quyết định lựa chọn phương án có khả năng sinh lời.
Minh họa 3:
Câu lạc bộ giải trí viên chức của một khu vực công lớn có một rạp chiếu phim sử
dụng độc quyền cho viên chức và gia đình của họ. Có một bộ phim hay để trình chiếu
không phải dễ và do đó phim được đặt trước ngay khi có.
Rạp đang trình chiếu bộ phim “Blood bath” trong 2 tuần qua. Bộ phim chỉ dành
cho người lớn này đã gây tiếng vang lớn và người quản lý rạp bị thuyết phục rằng
khán giả sẽ tiếp tục đến rạp nhiều hơn bình thường trong 2 tuần nữa nếu bộ phim
“Blood bath” tiếp tục được trình chiếu. Tuy nhiên, một bộ phim nổi tiếng khác, được

cả người lớn và trẻ em háo hức mong đợi - "APPU on Airbus" đã được đặt chiếu trong
2 tuần tới. Ngay cả khi "Blood Bath" được tiếp tục công chiếu, rạp chiếu phim cũng
vẫn phải trả tiền thuê thông thường cho "APPU on Airbus".
Số khán giả thông thường đến rạp khoảng 2.000 khách quen mỗi tuần, khoảng ¼
là trẻ em ở độ tuổi dưới 12. Số khán giả đến xem “Blood bath” đã hơn 50% tổng số
khán giả bình thường. Nhà quản lý tin rằng điều này sẽ giảm từ từ trong mỗi 2 tuần
tiếp theo. Dưới 25% trong hai tuần đầu tiên của tuần lễ thứ ba và dưới 33,1 / 3%
trong hai tuần đầu tiên của tuần lễ thứ tư. Khán giả của phim "APPU on Airbus "
được dự kiến sẽ như mức bình thường trong suốt thời gian trình chiếu bộ phim này,
bất kể thời gian nào.
Các bộ phim trình chiếu tại rạp với mức giá thông thường là 2Rs cho người lớn
và 1,2Rs cho trẻ em dưới 12 tuổi. Phí thuê phim “Blood bath” là 900Rs trong 1 tuần
hoặc 1.500Rs trong 2 tuần. Đối với phim "APPU on Airbus " thì 750Rs trong 1 tuần
hoặc 1.200Rs trong 2 tuần. Các chi phí hoạt động khác cố định 4.200Rs/tuần, trừ chi
phí của bánh xốp khoai tây và bánh ngọt với mức trung bình bằng 60% doanh số.
Doanh thu bánh xốp khoai tây và bánh ngọt trung bình là 1,2Rs/khách ở mọi lứa tuổi.
Nhà quản lý có thể sắp xếp chiếu “Blood bath” trong 1 tuần và "APPU on
Airbus" trong tuần tiếp theo hoặc có thể mở rộng chiếu “Blood bath” trong 2 tuần
hoặc ngược lại chiếu "APPU on Airbus " trong 2 tuần như đã đặt ban đầu.
Dựa vào bảng tính, phương án có lợi nhuận tốt nhất được chọn.
Giải pháp:
CÂU LẠC BỘ GIẢI TRÍ VIÊN CHỨC
So sánh lợi nhuận kiến trong 2 tuần
(Đvt: Rs)
3 phương án
Chiếu “Blood Chiếu “Blood Chiếu "APPU
bath” trong 2 bath” trong 1
on Airbus "
tuần
tuần và

trong 2 tuần
"APPU on
Airbus " trong
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

12


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

tuần tiếp theo
Khán giả:
Người lớn:
Tuần đầu
Tuần thứ 2

2.250
2.000
4.250

2.250
1.500
3.750

1.500
1.500
3.000

Trẻ em:

Tuần đầu
500
Tuần thứ 2
500
500
Tổng khán giả
4.250
4.250
4.000
Doanh thu
Bán vé:
Người lớn 2Rs
8.500
7.500
6.000
Trẻ em 1,2Rs
600
1.200
Doanh thu bán bánh
5.100
5.100
4.800
(1,2Rs/khách)
Tổng doanh thu (A)
13.600
13.200
12.000
Chi phí (chỉ chi phí thích hợp):
Phí thuê “Blood bath”
1.500

900
Chi phí bánh (60% doanh thu)
3.060
3.060
2.880
Tổng chi phí thích hợp (B)
4.560
3.960
2.280
Lợi nhuận (A)-(B)
9.040
9.240
9.120
Phương án thứ 2 cho lợi nhuận dự kiến cao nhất. Vì vậy, nhà quản lý nên sắp xếp
chiếu “Blood bath” trong tuần đầu và "APPU on Airbus " trong tuần kế tiếp.
Lưu ý: Chi phí thuê phim "APPU on Airbus " và chi phí hoạt động cố định
4.200Rs/tuần thì không thích hợp đối với phân tích này vì đó là những định phí cam
kết.
2.3.4 Quyết định về giá đối với đơn hàng đặc biệt.
Minh họa 4:
(a) Một máy móc thiết bị có nguyên giá 12.000Rs, thời gian sử dụng ước tính
khoảng 10 năm và mức khấu hao 1.200 mỗi năm. Nó đã không được sử dụng một
thời gian, tuy nhiên, là vì đơn hàng sản xuất dự kiến đã không thành hiện
thực. Hiện tại, một đơn hàng đặc biệt vừa nhận được sẽ cần sử dụng máy này
trong 2 tháng.
Giá trị hiện tại ròng có thể thực hiện của máy là 8.000Rs. Nếu nó được sử dụng
cho công việc, giá trị dự kiến sẽ giảm xuống 7.500Rs. Giá trị sổ sách ròng của
máy là 8.400Rs. Chi phí bảo dưỡng định kỳ của máy hiện tại 40Rs mỗi tháng. Với
việc sử dụng, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa sẽ tăng lên 60Rs mỗi tháng.
Chi phí thích hợp của việc sử dụng máy cho đơn hàng có thể được tính với mức

tối thiểu như thế nào?
(b) Công ty X đã được tiếp cận được một khách hàng muốn đơn hàng đặc biệt
này và sẵn sàng trả 22.000Rs cho nó. Công việc đòi hỏi các loại vật liệu sau đây:
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

13


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

Vật liệu

Số lượng
cần

Số lượng
tồn kho

Giá sổ sách
của 1 đơn
vị vật liệu
tồn kho

Giá có thể
Giá thay
thực hiện
thế của 1
được của 1 đơn vị vật
đơn vị vật

liệu
liệu
A
1.000
0
6
B
1.000
600
2
2,5
5
C
1.000
700
3
2,5
4
D
200
200
4
6
9
(i) Vật liệu B được công ty X sử dụng thường xuyên và nếu vật liệu được sử dụng
cho công việc này, chúng sẽ cần được thay thế để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản
phẩm khác.
(ii) Vật liệu C và D tồn kho là kết quả của việc mua dư thừa trước đó và chúng
được sử dụng hạn chế. Vật liệu C không sử dụng làm công việc gì khác nhưng vật
liệu D có thể được sử dụng trong một công việc khác là thay thế cho 300 đơn vị

của vật liệu E mà giá hiện tại 5Rs mỗi đơn vị ( công ty không có lượng vật liệu E
tồn kho tại thời điểm này).
Các chi phí vật liệu thích hợp trong quyết định có hay không chấp nhận hợp đồng
này là gì?
Giả sử tất cả các chi phí khác phát sinh cho hợp đồng này ngoài các chi phí vật
liệu thích hợp là 550Rs.
Giải pháp
(a) Chi phí thích hợp của việc sử dụng máy cho đơn hàng
(i)
Tổn thất về giá trị thuần có thể thực hiện của máy
500
do sử dụng cho đơn hàng (8.000Rs - 7.500Rs)
(ii) Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa trong 2 tháng
40
(60Rs - 40Rs) x 2
Chi phí tối thiểu
540
Lưu ý:
(a)
(i) ) Giá trị sổ sách 8.400Rs là không thích hợp cho quyết định.
(ii) Giá trị thuần có thể thực hiện của máy giảm từ 8.000Rs xuống
7.500Rs. Khoản thiệt hại 500Rs là thích hợp để quyết định, bởi vì nó bị ảnh
hưởng bởi quyết định.
(iii) 7.500Rs sẽ thu được sau ít nhất nhiều tháng. Do đó, giá trị theo thời gian của
7.500Rs trong ít nhất hai tháng. Do đó, giá trị hiện tại của giá trị thu hồi trong
tương lai của 7.500Rs sẽ được tính và giá trị hiện tại này nên được khấu trừ từ
8.000Rs. Đây sẽ là chi phí thích hợp đúng ở vị trí của 500Rs hiển thị ở trên mà
không tính yếu tố chiết khấu.
(b)


Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

14


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

(i) Vật liệu A chưa có sẵn. Nó sẽ phải được mua toàn bộ với chi phí thay thế 6Rs
mỗi đơn vị. Do đó, chi phí thích hợp là chi phí của 1.000 đơn vị tại mức giá thay
thế.
(ii) Vật liệu B được sử dụng thường xuyên. Hiện đã có sẵn một lượng 600 đơn
vị. Nếu chúng được sử dụng trong hợp đồng này, hơn 400 đơn vị sẽ phải mua.
Chi phí thích hợp là 1.000 đơn vị được mua theo giá thay thế.
(iii) Vật liệu C: cần 1.000 đơn vị vật liệu C. 700 đơn vị đã có trong kho. Nếu nó
được sử dụng cho hợp đồng, sẽ phải mua thêm 300 đơn vị với giá thay thế
4Rs. Lượng vật liệu 700 đơn vị hiện có sẽ không được thay thế. Nếu chúng được
sử dụng cho các hợp đồng, chúng không thể được bán 2,5Rs mỗi đơn vị. Giá trị
thực hiện được của 700 đơn vị với giá 2,5Rs cho mỗi đơn vị đại diện cho chi phí
cơ hội.
(iv) Vật liệu D đã có sẵn trong kho và sẽ không được thay thế. Đây là chi phí cơ
hội của việc sử dụng D cho hợp đồng. Nó có hai cách sử dụng sau:
Nó có thể được bán để lấy 1.200Rs tức là, 200 × 6Rs
Nó cũng có thể được sử dụng thay cho E, chi phí là 1.500Rs tức là, 300 × 5Rs.
Vì việc thay thế có lợi hơn, 1.500Rs là chi phí cơ hội.
(c) Tổng hợp chi phí thích hợp:
Vật liệu A
1.000 đơn vị x 6,0Rs
6.000Rs
Vật liệu B

1.000 đơn vị x 5,0Rs
5.000Rs
Vật liệu C
700 đơn vị x 2,5Rs
1.750Rs
300 đơn vị x 4,0Rs
1.200Rs
Vật liệu D
300 đơn vị x 5,0Rs
1.500Rs
Chi phí khác
550Rs
Tổng chi phí thích hợp
16.000Rs
(d) Hợp đồng nên được chấp nhận vì giá khách hàng đề nghị 22.000Rs trong khi
chi phí thích hợp là 16.000Rs.
2.3.5 Dự toán chi phí sản xuất chung và quyết định giá bán.
Minh họa 5
Công ty Forward Foundr nhận thấy ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung trong
ngành. Dự toán trong năm tới dựa trên công suất chỉ 500 tấn đúc một tháng, ít hơn
một nửa công suất của họ. Giá của vật đúc khác nhau tùy thuộc vào các thành phần
của kim loại và hình dạng của khuôn, nhưng giá ở mức trung bình 175Rs/tấn. Bảng
chi tiết sau đây là dự toán chi phí sản xuất hàng tháng tại mức 500 tấn:
Làm lõi
Nung chảy Dập khuôn Làm sạch
và Đúc
và Mài
Chi phí lao động
10.000
16.000

6.000
4.500
Biến phí sản xuất chung
3.000
1.000
1.000
1.000
Định phí sản xuất chung
5.000
9.000
2.000
1.000
Tổng
18.000
26.000
9.000
6.500
Chi phí tính cho 1 giờ
9,0
6,5
6,0
5,2
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

15


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis


lao động trực tiếp
Hoạt động ở mức này đã đưa công ty đến bờ vực hòa vốn. Điều đáng lo là nếu
vẫn tiếp tục thiếu việc làm, công ty có thể phải sa thải một số công nhân lành nghề
nhất mà khó có thể tuyển lại được khi khối lượng hoạt động sau này tăng trở
lại. Không ngạc nhiên khi người quản lý sản xuất tại thời điểm này vui mừng nhận một
đơn đặt hàng 90.000 vật đúc, mỗi cái nặng khoảng 40 lb được cung cấp theo một lịch
trình thường xuyên trong sáu tháng tới. Vì mối quan tâm trước mắt của quản lý sản
xuất là để đuy trì việc làm, nhân công, ông không muốn mất đơn hàng và sẵn sàng đề
nghị một mức giá hòa vốn.
Vật liệu cần thiết sẽ có giá 1Rs mỗi vật đúc sau khi trừ phế liệu thu hồi. Số giờ
lao động trực tiếp/sản phẩm đúc cần thiết cho mỗi bộ phận sẽ là:
Làm lõi
0,09
Nung chảy và đúc
0,15
Dập khuôn
0,06
Làm sạch và mài
0,06
Biến phí sản xuất chung sẽ phát sinh theo chi phí lao động ở bộ phận Nóng chảy
và đúc và ở bộ phận Dập khuôn. Tuy nhiên, ở bộ phận Làm lõi, Làm sạch và mài, biến
phí sản xuất chung không tăng cùng mức khi lao động tăng thêm. Biến phí sản xuất
chung sẽ tăng 1,2Rs cho mỗi giờ lao động tăng thêm ở Làm lõi và 0,3Rs cho mỗi giờ
lao động tăng thêm ở Làm sạch và mài. Định mức tiền lương được tính toán cho mỗi
bộ phận và dự kiến không có chênh lệch chi phí lao động.
Để xử lý một đơn đặt hàng lớn như này, cần thiết gia tăng định phí sản xuất
chung 1.000Rs một tháng cho tất cả các bộ phận hợp lại. Việc sản xuất cho đơn hàng
này sẽ được trải đều trong thời gian sáu tháng.
Yêu cầu:
(a) Lập lại dự toán chi phí lao động và chi phí sản xuất chung hàng tháng phản

ánh việc nhận thêm đơn hàng này.
(b) Xác định giá thấp nhất có thể được đưa ra cho 90.000 sản phẩm đúc mà
không phát sinh lỗ.
Giải pháp
(a)
CÔNG TY FORWARD FOUNDRY
Dự toán chi phí lao động và chi phí sản xuất chung hàng tháng
(Sau khi chấp nhận đơn hàng 90.000 sản phẩm đúc) (Đvt: Rs)
Bộ phận
Làm lõi
Nung
Dập
Làm
Tổng
chảy
khuôn
sạch
và đúc
và mài
Chi phí lao động
16.750
25.000
9.600
7.740
59.090
Biến phí sản xuất chung
4.620
1.563
1.600
1.270

9.053
Định phí sản xuất chung
5.000
9.000
2.000
1.000
17.000
26.370
35.56
13.200
10.010
85.143
Định phí sản xuất chung
1.000
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

16


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

tăng thêm cho tất cả các
bộ phận
Tổng CP lao động và
86.143
CPSX chung
Giải thích:
(i) Số giờ lao động hiện tại mỗi tháng ở từng bộ phận được tính bằng cách lấy
tổng chi phí lao động và sản xuất chung chia cho chi phí lao động và sản xuất

chung/giờ lao động trực tiếp như sau:
Làm lõi
Nung chảy
Dập khuôn
Làm sạch
và đúc
và mài
18.000Rs
26.000Rs
9.000Rs
6.500Rs
9Rs/ giờ
6,5Rs/giờ
6Rs/giờ
5,2Rs/giờ
= 2.000 giờ
= 4.000 giờ
= 1.500 giờ
= 1.250 giờ
(ii) 90.000 sản phẩm đúc trong 6 tháng tính ra sản lượng 15.000 sản phẩm mỗi
tháng. Số giờ lao động gia tăng mỗi tháng được tính bằng cách nhân 15.000 sản
phẩm với số giờ lao động/sản phẩm như bảng dưới:
Làm lõi
Nung chảy
Dập khuôn
Làm sạch
và đúc
và mài
15.000 x 0,09 15.000 x 0,15
15.000 x 0,06

15.000 x 0,06
= 1.350 giờ
= 2.250 giờ
= 900 giờ
= 900 giờ
(iii) Đơn giá tiền lương mỗi giờ được tính bằng cách chia chi phí lao động theo số
giờ lao động trực tiếp như sau:
Làm lõi
Nung chảy
Dập khuôn
Làm sạch
và đúc
và mài
10.000Rs
16.000Rs
6.000Rs
4.500Rs
2.000giờ
4.000giờ
1.500giờ
1.250giờ
= 5Rs
= 4Rs
= 4Rs
= 3,6Rs
(iv) Chi phí lao động hàng tháng được điều chỉnh:
Làm lõi:
10.000Rs + (1.350 × 5Rs) = 16.750Rs
Nung chảy và đúc: 16.000Rs + (2250 × 4Rs) = 25.000Rs
Dập khuôn:

6.000Rs + (900 × 4Rs)
= 9.600Rs
Làm sạch và mài: 4.500Rs + (900 × 3,6Rs) = 7.740Rs
(v) Biến phí sản xuất chung hàng tháng được điều chỉnh:
Ở bộ phận Làm lõi, chi phí hiện tại 3.000Rs cộng với 1,2Rs × 1.350 (giờ gia
tăng):
3.000Rs + 1.620Rs = 4.620Rs
Ở bộ phận Nung chảy và đúc, biến phí sản xuất chung bằng 1/16 của chi phí lao
động. Do đó biến phí sản xuất chung:
25.000Rs × 1/16 = 1.563Rs
Ở bộ phận dập khuôn, biến phí sản xuất chung bằng 1/6 chi phí lao động. Do đó
biến phí sản xuất chung:
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

17


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

9.600Rs × 1/6 = 1.600Rs
Ở bộ phận Làm sạch và mài, chí phí hiện tại 1.000Rs cộng 0,3Rs × 900 (giờ tăng
thêm):
1.000Rs + 270Rs = 1.270Rs
(b) Xác định giá thấp nhất có thể được đưa ra cho 90.000 sản phẩm đúc mà
không phát sinh lỗ:
Chi phí vật liệu: 15.000 sản phẩm/tháng x 1Rs
15.000
Chi phí lao động và sản xuất chung:
Dự toán điều chỉnh (ở trên)

86.143
Trừ dự toán hiện tại
(18.000Rs+26.000Rs+9.000Rs+6.500Rs)
59.500
26.643
Tổng chi phí gia tăng cho 15.000sp
41.643
Giá thấp nhất tính cho 90.000sp đúc:
41.643Rs
x 90.000sp
= 249.858Rs
15.000sp
2.3.6. Quyết định với chi phí cơ hội và chi phí chìm.
Minh họa 6
Dự kiến nhu cầu nguyên liệu trực tiếp của một khách hàng kinh doanh, công ty
ABC trong năm 2011-2012 là 100.000 đơn vị. Đơn giá cho đơn hàng dưới 120.000
đơn vị là 10Rs. Khi qui mô đơn hàng bằng 120.000 đơn vị hoặc nhiều hơn khách hàng
được giảm giá 2% trên giá đơn vị tương ứng với sản lượng trên. Tiếp tục xem hai
phương án sau:
(i) Mua 120.000 đơn vị vào đầu năm;
(ii) Mua 10.000 đơn vị mỗi tháng.
Tính toán chi phí cơ hội, nếu khách hàng có cơ sở để đầu tư tiền dư thừa vào trái
phiếu chính phủ với mức lãi suất 10%.
Giải pháp:
Mức đầu tư trung bình cho hàng tồn kho trong 2 phương án đã cho là:
(i) (120.000 đơn vị × 9,8Rs) / 2
= 588.000Rs
(ii) (10.000 đơn vị × 10Rs) / 2
= 50.000Rs
Mức chênh lệch giữa 2 phương án (i) và (ii) là:

588.000Rs - 50.000Rs = 538.000Rs
Khách hàng có thể đầu tư 538.000Rs ở mức lãi 10% và có thể kiếm được 53.800
lãi hàng năm.
Tổng của 53.800Rs là một cơ hội bị bỏ qua nếu phương án (i) được chọn. Do đó
53.800Rs là chi phí cơ hội của đơn đặt hàng 120.000 đơn vị.
Lưu ý: 53.800Rs bình thường sẽ không được ghi lại trong hệ thống kế toán vì nó
là một khoản chi phí đã bỏ qua.
Minh họa 7
Một công ty sản xuất ra một loại phế liệu có giá trị thu hồi 0,9Rs/kg. Công ty
muốn tiếp tục xử lý phế liệu với chi phí lao động và chi phí sản xuất chung
0,75Rs/kg và bán nó ở một mức giá cao hơn là 1,6Rs/kg. Ở đây, doanh thu bán phế
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

18


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

liệu đã xử lý không có ý nghĩa trừ khi chúng ta tính đến chi phí cơ hội, đó là, giá trị
thanh lý của sản phẩm phế liệu. Trong quá trình phân tích lợi nhuận của việc tiếp tục
xử lý phế liệu, giá trị phế liệu thu hồi nên được xem xét là chi phí cơ hội như sau:
Bán phế liệu
Xử lý phế liệu
Thu nhập mỗi kg (A)
0,9
1,6
Chi phí lao động và sản xuất chung
0,75
Chi phí cơ hội

0,9
Tổng chi phí (B)
1,65
Lãi lỗ (A)-(B)
0,9
(0,05)
Giải pháp
Sau khi tính đến chi phí cơ hội thì lời khuyên là không nên tiếp tục xử lý phế liệu
vì sẽ phải gánh chịu một khoản thua lỗ 0,05Rs/kg. Như vậy, chi phí cơ hội đại diện
cho khoản thu nhập lớn nhất bị bỏ qua bằng cách sử dụng các nguồn lực hạn chế cho
một mục đích cụ thể.
Minh họa 8
Chủ sở hữu của một mảnh đất có ba đề xuất như dưới:
A. Bán ngay mảnh đất cho một thu nhập ròng 100.000Rs
B. Cho thuê đất với tiền thuê ròng hàng năm 8.000Rs trong 25 năm và sau đó
bán đất với giá 150.000Rs.
C. Bỏ ra 1.000.000Rs xây nhà và sau đó cho thuê nhà với tiền thuê ròng hàng
năm 110.000Rs trong 25 năm. Sau đó bán nhà với giá 300.000Rs.
Lấy tỷ lệ lợi tức 10% để tư vấn lựa chọn phương án nào có lợi nhuận cao nhất
trong 3 phương án trên.
Giải pháp
Lấy tỷ lệ lợi tức ở mức 10% kết quả có thể được lập ở bảng sau: (Đvt: Rs)
A
B
C
Bán đất
Cho thuê
Xây dựng
0 (Năm đầu)
100.000

-1.000.000
1 – 25 năm
200.000
2.750.000
Sau 25 năm
150.000
300.000
Dòng tiền thuần
100.000
350.000
2.050.000
*
Giá trị hiện tại thuần của
100.000
86.416
26.070**
dòng tiền (10%)
* 8.000 x PVIFA (10%, 25) + 150.000 x PVIF (10%, 25)
8000 x 9,077 + 150.000 x 0,092 = 86.416
** (110.000 x 9,077 + 300.000 x 0,092) – 1.000.000 = 26.070
Các chi phí cơ hội của ba phương án được hiển thị một cách rõ ràng. Phương án
đầu tiên, cụ thể là bán đất ngay bây giờ mang lại giá trị hiện tại ròng cao nhất và do đó
có thể chấp nhận phương án này.
2.3.7 Quyết định chấp nhận một đề nghị
Minh họa 9
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

19



Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

Công ty Zed có hai phân xưởng. Sản phẩm A được sản xuất tại phân xưởng 1 và
các công việc dựa theo đơn đặt hàng riêng của khách hàng đang được thực hiện tại
phân xưởng 2. Bảng báo cáo thu nhập hàng năm là:

Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

20


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

(Đvt: Rs)
Tổng

Phân xưởng 1 Phân xưởng 2
Sản phẩm A
Làm khoán
Doanh thu/Thu nhập
125.000
250.000
375.000
Vật liệu
40.000
50.000
90.000
Tiền lương

45.000
100.000
145.000
Khấu hao
18.000
31.500
49.500
Năng lượng
2.000
3.500
5.500
Tiền thuê xưởng
5.000
30.000
35.000
Điện, nhiệt
500
3.000
3.500
Chi phí khác
4.500
2.000
6.500
Tổng chi phí
115.000
220.000
335.000
Lãi ròng
10.000
30.000

40.000
Chi phí khấu hao là của các máy móc thiết bị được sử dụng tại các phân
xưởng. Chi phí thuê xưởng, nhiệt và điện phân bổ giữa các phân xưởng trên cơ sở diện
tích sàn chiếm đóng. Tất cả các chi phí khác là các phí tổn hiện hành được xác định
theo sản lượng từng phân xưởng.
Một khách hàng đáng giá đã đề nghị sản xuất 5.000 sản phẩm X ở phân xưởng 2.
Vì công ty đã làm việc hết công suất, nó sẽ phải giảm sản lượng sản phẩm A 50% để
chấp nhận công việc nói trên. Khách hàng sẵn sàng trả tiền 25Rs cho mỗi sản phẩm X.
Vật liệu và nhân công sẽ có giá 10Rs và 18Rs tương ứng cho mỗi đơn vị. Năng lượng
tiêu thụ cho công việc chỉ bằng năng lượng tiết kiệm được do giảm sản lượng của A.
Ngoài ra công ty sẽ phải gánh chịu chi phí sản xuất chung tăng thêm 10.000Rs.
Hãy tính các các chi phí của công việc này:
(a) Chi phí chênh lệch;
(b) Chi phí đầy đủ;
(c) Chi phí cơ hội; và
(d) Chi phí chìm
Tư vấn xem liệu công ty có nên chấp nhận công việc.
Giải pháp:
(a) Chi phí chênh lệch của công việc:
(Đvt: Rs)
Tăng
Giảm
Chi phí vật liệu
50.000
20.000
Chi phí nhân công
90.000
22.500
Chi phí sản xuất chung tăng thêm
10.000

Chi phí khác
2.250
Tổng
150.000
44.750
Chi phí chênh lệch của công việc: 105.250Rs ( 150.000Rs - 44.750Rs)
Lưu ý: Chi phí khấu hao, tiền thuê xưởng, nhiệt và điện và năng lượng sẽ không
ảnh hưởng đến chi phí.
(b) Chi phí đầy đủ các công việc:
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

21


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

Chi phí theo tính toán như trên ở (a) 150.000 (tức là chi phí gia tăng)
Khấu hao
9.000
Năng lượng
1.000
Tiền thuê
2.500
Nhiệt & điện
250
162.750
(c) Chi phí cơ hội của việc chấp nhận đề nghị:
(Đvt: Rs)
Doanh thu sản phẩm A

62.500
Trừ:
Vật liệu
20.000
Nhân công
22.500
Năng lượng
1.000
Chi phí khác
2.250
45.750
16.750
(d) Chi phí chìm của công việc:
Khấu hao
9.000Rs
Năng lượng*
1.000Rs
Tiền thuê
2.500Rs
Nhiệt & điện
250Rs
12.750Rs
* Nếu một sinh viên xem năng lượng là chi phí thích hợp, trong trường hợp đó nó
sẽ không xuất hiện ở đây.
Tư vấn liên quan đến công việc:
Công ty Zed không nên chấp nhận công việc vì sẽ bị tổn thất tiền mặt 42.750Rs
như tính toán dưới đây:
Doanh thu tăng thêm
125.000
5.000sp x 25Rs

Trừ: doanh thu sản phẩm A
62.500
62.500
Chi phí chênh lệch (a)
105.250
Tổn thất tiền mặt
42.750
Minh họa 10
Công ty Aylett và Co được đề nghị một hợp đồng, nếu chấp nhận sẽ làm tăng
đáng kể mức độ hoạt động trong năm tới. Hợp đồng yêu cầu sản xuất 20.000 kg sản
phẩm X và xác định mức giá của hợp đồng là 100Rs/kg. Các nguồn lực được sử dụng
sản xuất mỗi kg sản phẩm X bao gồm:
Nguồn lực cho mỗi kg sản phẩm X:
Lao động
Hạng 1
2 giờ
Hạng 2
6 giờ
Nguyên vật liệu
A
2 đơn vị
B
1 lít
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

22


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis


Lao động hạng 1 có tay nghề cao và mặc dù đang được sử dụng dưới mức ở công
ty nhưng chính sách của Aylett là tiếp tục trả lương đầy đủ cho lao động hạng 1. Chấp
nhận hợp đồng sẽ giảm được thời gian ngừng việc của lao động hạng 1. Khoản phải
trả trong thời gian ngừng việc được coi là chi phí ngừng sản xuất.
Lao động hạng 2 là lao động phổ thông với doanh thu cao và có thể được coi là
chi phí biến đổi.
Chi phí Aylett trả cho từng loại lao động là:
Hạng 1
4Rs/giờ
Hạng 2
2Rs/giờ
Các vật liệu cần thiết để thực hiện hợp đồng sẽ được rút ra từ những vật liệu đã
có sẵn trong kho. Vật liệu A được sử dụng rộng rãi trong công ty và bất kỳ việc sử
dụng nào cho hợp đồng này sẽ cần thiết được thay thế. Vật liệu B được mua để thực
hiện một hợp đồng dự kiến nhưng không thành, nếu nguyên liệu B không được sử dụng
cho hợp đồng, nó sẽ được bán. Sử dụng kế toán hàng tồn kho theo FIFO.
Giá trị khác nhau và chi phí cho A và B là:
A
B
cho một đơn vị
cho một đơn vị
Giá trị sổ sách
8
30
Chi phí thay thế
10
32
Giá trị thuần có thể thực hiện
9

25
Một đơn giá phân bổ định phí sản xuất chung duy nhất được sử dụng trong toàn
công ty mặc dù một số định phí sản xuất chung có thể được quy cho các sản phẩm
hoặc bộ phân đơn lẻ. Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho mỗi giờ lao động sản
xuất và ước tính ban đầu của mức hoạt động trong năm tới, không bao gồm hợp đồng
hiện tại, cho thấy chi phí sản xuất chung cố định là 600.000Rs và số giờ lao động sản
xuất là 300.000. Chấp nhận hợp đồng sẽ làm tăng định phí sản xuất chung
228.000Rs. Biến phí sản xuất chung được ước tính một cách chính xác 3Rs/giờ sản
xuất.
Chấp nhận hợp đồng dự kiến sẽ ảnh hưởng đến việc bán và sản xuất một sản
phẩm khác, sản phẩm Y mà cũng được Aylett sản xuất. Người ta ước tính rằng doanh
số của Y sau đó sẽ giảm 5.000 đơn vị chỉ trong năm tiếp theo. Tuy nhiên dự báo giảm
doanh thu của Y sẽ cho phép tránh được 58.000Rs định phí sản xuất chung phân
bổ. Thông tin về Y như sau:
Tính cho một đơn vị
Giá bán
70Rs
Lao động – hạng 2
4 giờ
Vật liệu – biến phí thích hợp
12Rs
Tất cả các hoạt động được thực hiện bởi công ty Aylett là công việc được tập hợp
chi phí tính giá thành đầy đủ để xác định mức lợi nhuận cho mỗi hợp đồng, nếu hợp
đồng sản xuất sản phẩm X được chấp nhận, nó sẽ được xem như một công việc riêng
biệt để tính giá thành thường xuyên. Quyết định chấp nhận hay từ chối hợp đồng sẽ
được thực hiện trong thời gian đủ để ước tính tác động đến ngân sách năm sau và
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

23



Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

cũng nằm trong các tính toán được thực hiện để xác định tỷ lệ phân bổ chi phí sản
xuất chung sử dụng trong năm sắp tới.
Yêu cầu:
(a) Tư vấn cho Aylett dựa trên những yêu cầu của hợp đồng.
(b) Nếu hợp đồng được chấp nhận, hãy lập báo cáo dựa trên hệ thống tính giá
thành theo công việc của Công ty.
(c) Giải thích ngắn gọn nguyên nhân của bất kỳ sự khác biệt nào giữa số liệu sử
dụng trong (a) và (b) ở trên.
Giải pháp:
(a) Báo cáo lợi nhuận dựa trên hệ thống giá gốc
(Đvt: Rs)
Doanh thu (A): 20.000kg x 100Rs
2.000.000
Trừ Chi phí:
Chi phí vật liệu A
20.000kg x 2đv x 8Rs
320.000
Chi phí vật liệu B
20.000kg x 1lít x 30Rs
600.000
Chi phí lao động hạng 1
20.000kg x 2giờ x 4Rs
160.000
Chi phí lao động hạng 2
20.000kg x 6giờ x 2Rs
240.000

Biến phí sản xuất chung
20.000kg x 8giờ x 3Rs
480.000
Định phí sản xuất chung
20.000kg x 8giờ x
280.000
Tổng chi phí (B)
1,75Rs
2.080.000
Lỗ (A)-(B)
80.000
Lưu ý:
Đơn giá định phí sản xuất chung/giờ được tính như sau:
Tổng định phí sản xuất chung cho 300.000 giờ
600.000Rs
Cộng: định phí sản xuất chung tăng thêm cho 160.000 giờ
228.000Rs
Trừ: Định phí sản xuất chung tiết kiệm được do giảm
sản lượng sản phẩm Y 20.000 giờ (5.000 đơn vị × 4 giờ)
58.000Rs
Tổng định phí sản xuất chung
770.000Rs
Tổng số giờ:
300.000 giờ + 160.000 giờ - 20.000 giờ = 440.000 giờ.
Do đó: đơn giá định phí sản xuất chung/giờ:
Tổng định phí sản xuất chung
770.000
=
Tổng số giờ
440.000

Kết luận: Trên cơ sở phương pháp giá gốc, nên từ chối đơn hàng vì nó làm phát sinh
lỗ.
(b) Báo cáo lợi nhuận theo hệ thống chi phí thích hợp:
(Đvt:Rs)
Doanh thu (A): 20.000kg x 100Rs
2.000.000
Trừ các khoản chi phí:
Chi phí vật liệu A: 20.000kg x 2đơn vị x 10Rs
400.000
(Xem ghi chú A)
Chi phí vật liệu B: 20.000kg x 1 lít x 25Rs
500.000
(Xem ghi chú B)
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

24


Advanced Management Accounting – Chapter 2: Decision Making Using Cost Concepts and
CVP Analysis

Chi phí lao động hạng 1
Chi phí chìm
(Xem ghi chú C)
Chi phí lao động hạng 2: 20.000kg x 6 giờ x 2Rs
240.000
(Xem ghi chú D)
Biến phí sản xuất chung: 20.000kg x 8 giờ x 3Rs
480.000
(Xem ghi chú E)

Định phí (Xem ghi chú F)
228.000
Thiệt hại lợi nhuận do Y (chi phí cơ hội)
132.000
(Xem ghi chú G)
Tổng chi phí (B)
1.980.000
Lợi nhuận (A)-(B)
20.000
Ghi chú:
A: Vật liệu A & B cần cho hợp đồng này đã có sẵn trong kho. Do đó, giá mua
ban đầu được coi là chi phí chìm. Vì A là vật liệu sử dụng thường xuyên nên số
lượng hiện tại không sử dụng cho công việc này. Do đó, vật liệu này sẽ phải mua,
chi phí thay thế được coi là thích hợp.
B: Vật liệu B sẽ được bán nếu không được sử dụng cho hợp đồng này. Do đó, giá
trị thanh lý nên được xem xét. (Mức lỗ của dòng tiền thu vào được coi là dòng
tiền chi ra).
C: Lao động hạng 1 hiện nay đang sử dụng dưới mức. Chấp nhận hợp đồng sẽ chỉ
làm giảm thời gian nhàn rỗi, tiền lương sẽ được trả theo thời gian lao động cơ
bản. Do đó chi phí này cần được xem như chi phí chìm và không thích hợp cho
việc ra quyết định.
D: Lao động hạng 2 được coi là chi phí biến đổi, nói cách khác là chi phí thực chi
và do đó thích hợp cho việc ra quyết định.
E: Các biến phí sản xuất chung là chi phí thực chi, do đó thích hợp cho việc ra
quyết định.
F: Định phí sản xuất chung đã phát sinh là chi phí chìm trong khi định phí sản
xuất chung sẽ phát sinh là thông tin thích hợp. Do đó, chỉ có định phí sản xuất
chung tăng thêm được xem xét.
G: Bởi vì chấp nhận hợp đồng này, việc sản xuất và bán 5.000 sản phẩm Y (được
tính trong ngân sách ban đầu) bị ảnh hưởng dẫn đến một khoản thiệt hại của dòng

tiền là 132.000Rs, phải được coi là chi phí cơ hội.
Tính toán chi phí cơ hội:
(Đvt: Rs)
Doanh thu: 5.000sp x 70Rs
350.000
Chi phí vật liệu: 5.000sp x 12Rs
60.000
Chi phí nhân công: 5.000sp x 4giờ x 2Rs
40.000
Biến phí sản xuất chung
60.000
5.000sp x 4giờ x 3Rs
Định phí sản xuất chung
58.000
218.000
Chi phí cơ hội
132.000
Biên dịch: Đặng Thị Tâm Ngọc – Bộ môn Kiểm Toán

25


×