Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.78 KB, 24 trang )

CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm và phân loại môi trường ?
- Khái niệm : Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
-

với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật ( Theo Luật BVMT 2014 )
Phân loại :

Theo chức năng , môi trường sống được chia thành 3 loại :
+ Môi trường tự nhiên : bao gồm các yếu tố thiên nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn tại

khách quan bao quanh con người. Môi trường tự nhiên lại có thể phân chia nhỏ hơn theo
các thành phần : môi trường sinh thái, ở đó yếu tố sinh học chiếm vai trò chủ đạo là môi
trường đất, không khí, nước, địa chất… Ở đây, khoa học môi trường chỉ quan tâm đến
mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên với con người.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo nên sự
thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của các cá nhân hoặc từng cộng đồng dân cư.
Thí dụ về loại này là sự gia tang dân số, định cư, di cư, môi trường sống của dân tộc
thiểu số…
+ Môi trường nhân tạo là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên và
chịu sự chi phối của con người. Thí dụ về môi trường nhân tạo là nhà ở, môi trường khu
vực đô thị và khu công nghiệp, môi trường nông thôn…
Theo thành phần môi trường : mtrg đất, mtrg nước, mtrg không khí
Theo vị trí địa lý : đồng bằng, miền núi, trung du
Theo khu vực dân cư sinh sống : mtrg đo thị và mtrg nông thôn

2. Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển ?
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự
-

-



tồn tại và phát triển của con người và sinh vật ( Theo Luật BVMT 2014 )
Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người
bằng phát triển hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng
cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người
trong quá trình sống.
Phát triển = CNH + HĐH+ Qte hóa
1


Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ tác động lẫn nhau :
Môi trường tác động lên phát triển :
+ Tích cực : môi trường cung cấp tài nguyên thiên nhiên, cung cấp mặt bằng , không
gian hỗ trợ sự phát triển, là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, là nơi chứa
đựng và đồng hóa chất thải. VD : để có giấy viết cần khai thác gỗ làm nhiên liệu
sx giấy.
+ Tiêu cực : làm suy thoái nguồn tài nguyên ; gây thảm họa thiên tai, lũ lụt, song
thần, lở đất ; gây ô nhiễm môi trường như tràn dầu, rò rỉ khí độc ; ảnh hưởng đến
hoạt động của sự phát triển,kìm hãm sự phát triển.
• Phát triển tác động lên môi trường :
+ Tích cực : cải tạo môi trường tự nhiên , tạo kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó,
thúc đẩy KHCN, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần con người.
+ Tiêu cực : gây ô nhiễm môi trường do KHCN, tạo nguồn thải lớn gây ô nhiễm môi
trường, suy thoái môi trường.
 Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Môi
trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển , còn phát triển là nguyên nhân tạo
nên các biến đổi đối với môi trường. Tác động qua lại giữa môi trường và phát
triển biểu hiện cho mối quan hệ hai chiều giữa hệ thống kinh tế xã hội và hệ thống
môi trường.Vì vậy, phát triển phải chú trọng cải tạo môi trường, tìm ra nguồn
nhiên liệu mới thay thế những tài nguyên vốn tồn tại hữu hạn trong môi trường để

đảm bảo PTBV.
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
( luật bvmt 2014 )
- Ta thường thấy hai biểu hiện khá rõ rệt về tác động môi trường :
+ Ô nhiễm do dư thừa cuả các tầng lớp giàu, các nước giàu trong việc sử dụng thức
ăn, năng lượng và tài nguyên : 20% dân số thế giới hiện sử dụng 80% của cải và
năng lượng loài người, 80% dân số còn lại chỉ sử dung 20% phần con lại
+ Ô nhiễm do nghèo đói của người nghèo khổ, các nước nghèo với con đường phát
triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên ( rừng, khoangs sản, nông
nghiệp ). Đối với các quốc gia đang phát triển, con đường nghèo đói có thể minh
họa trong một vòng khép kín


Phá rừng
Nghèo đói

thiên tai, bệnh tật

2


3. Hãy nêu và phân tích các chức năng cơ bản của môi trường ?

Môi trường sống có 5 chức năng sau :
-

Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con

người.
Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình.
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên
Trái Đất.
Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin cho con người.

Phân tích :
-

Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật :
+ Vì mỗi người cần có yêu cầu về số lượng không gian cần thiết cho các hoạt động sinh
sống : nhà nghỉ, nhà ở, đất dùng sx lương thực…. Mỗi người 1 ngày cần 4m3 không khí
sạch để thở , 2,5l nước uống , một lượng thực phẩm và lương thực tương ứng 20002500calo.
+ Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ kỹ thuật và công nghệ
sx, trình độ phát triển cuả loài người càng được nâng cao thì nhu cầu về không gian sx
càng giảm.Tuy nhiên, con người luon cần một khoảng không gian riêng cho nhà ở, sx
lương thực và tái tạo cất lượng môi trường.Con người có thể gia tang không gian sống
cần thiết nhất cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các
loại không gian khác nhau : khai khoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và vùng nước
mới.
+ Có thể phân loại chức năng không gian sống cuả con người thành các dạng cụ thể : chức
năng xây dựng, chức năng vận tải, chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất
thải, chức năng giải trí cuả con người, chức năng cung cấp mặt bằng không gian cho việc
xây dựng các nhà máy xí nghiệp, chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết
khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp-nuôi tròng thủy hải sản…
3


-


Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người :
+ Là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sx và
cuộc sống như : đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như gỗ, củi,
nắng, gió. Mọi sản phẩm công nghiệp, nông , lầm , ngư nghiệp, văn hóa, du lịch của con
người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên TĐ và không gian bao quanh TĐ.
+ Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được tuần hoàn quay trở
lại dạng ban đầu thường được gọi là tài nguyên tái tạo. Trái lại, nếu bị mất mát, biến đổi
hoặc suy thoái không trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài nguyên không tái tạo.
+ Việc khai thác nguồn tài nguyên của con người đang có xu hướng làm tài nguyên không
tái tạo bị cạn kiệt, tài nguyên tái tạo không được phục hồi, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và
suy thoái môi trường.

-

Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Phế thải do con người tạo ra trong quá trình sx và tiêu dùng, thường được đưa trở lại môi
trường. Tại đây, nhờ hđ của vsv và các thành phần môi trường khác, phế thải sẽ biến đổi trở
thành các dạng ban đầu trong một chu trình sinh địa hóa phức tạp. Khả năng tiếp nhận và
phân hủy chất thải của môi trường ( trong điều kiện chất lượng môi trường khu vực tiếp nhận
không thay đổi ) được gọi là khả năng nền, hoặc thành phần của chất thải khó phân hủy và xa
lạ với sinh vật, thì chất lượng môi trường sẽ bị suy giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm. Có
thêt phân loại chi tiết chức năng thành : chức năng biến đổi lý hóa ( pha loãng, phân hủy hóa
học nhờ ánh sang mặt trời, tách chiết các vật thải và độc tố bởi các thành phần môi trường ) ,
chức năng biến đổi sinh hóa ( sự hấp thụ các chất dư thưà, sự tuần hoàn của chu trình cacbon,
chu trình nito, phân hủy chất thải nhờ vi khuẩn, vsv ) , chức năng biến đổi sinh học ( khoáng
hóa các chất thải hữu cơ, mùn hóa …)


-

-

Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh
vật trên Trái Đất :
+ TĐ trở thành nơi sinh sống cuả con người và các sinh vật nhờ một số các điều kiện môi
trường đặc biệt : nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ oxy và các khí khác tương
đối ổn định, cân bằng nước ở các đại dương và trong đất liền. Tất cả các điều kiện trê,
cho đến nay, chưa tìm thấy trên một hành tinh nào khác trong và ngoài hệ mặt trời. Sự
phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên Trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các thành
phần của môi trường TĐ như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển.
• Khí quyển giữ cho nhiệt độ TĐ tránh đc các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn,
ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người.
• Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí,
giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật.
• Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của TĐ,
giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật
Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin cho con người :
+ Ghi chép và lưu giữ lịch sử địa chất , lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất
hiện và phát triển căn hóa của loài người
4


+ Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm

đối với con người và sinh vật sống trên TĐ như : các phản ứng sinh lý của cơ thể sống
trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động
đất
+ Lữu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật,

các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn
giáo và căn hóa khác.
Như vậy, có thể có các dạng vi phạm chức năng của môi trường sống : làm cạn kiệt nguyên liệu
và năng lượng cần cho sự tồn tại và phát triển cuả các cơ thể sống, làm ứ thừa phế thải trong
không gian sống, làm mất cân bằng sinh thái giữa các loài sinh vật với nhau và giữa chung với
các thành phần môi trường, vi phạm chức năng giảm nhẹ tác động thiên tai, vi phạm chức năng
lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

4. Tai biến địa chất là gì ? Nguyên nhân, hậu quả của tai biến địa chất ?
- Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trường phát sinh trong thạch quyển , là các hiện
-

tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển.
Các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm : phun núi lửa, động đất, nứt đất, lún đất…. chúng
thường liên quan tới các quá trình địa chất xảy ra trong lòng Trái Đất.
Nguyên nhân :
 Nguyên nhân tự nhiên :

5


+ Quá trình vận động kiến tạo : do lớp vỏ TĐ hoàn toàn không đồng nhất về thành phần

-

và chiều dày, tồn tại những khu vực vỏ TĐ mỏng manh, hoặc các hệ thống dứt gãy
chia cắt vỏ TĐ thành những khối và mảng nhỏ, do vậy lớp vỏ TĐ trong thực tế luôn
chuyển động theo chiều đứng cũng như chiều ngang.
+ Sự phun trào dung nham hoặc sự chuyển dịch các khối đất đá trong vỏ trái đất đá 1
cách đột ngột : tại các khu vực vỏ TĐ có kết cấu yếu, dòng nhiệt xuất phát từ mantia

dưới dạng đất đá nóng chảy ( dòng dung nham , hoặc khói, hơi nước) chảy theo độ
dốc địa hình và phun trào lên.
+ Khí hậu : trên bề mặt TĐ hoạt động của nước và gió gây ra sự xói mòn cũng là
nguyên nhân gây tai biến địa chất.
 Nguyên nhân nhân tạo :
+ Các hoạt động của con người do khai thác khoáng sản trong lòng đất, do thiết kế xây
dựng các công trình không hợp lý, xây dựng các hồ chứa nước lớn đôi khi cũng gây
ra động đất kích thích và các khe nứt nhân tạo trong thạch quyển.
+ Ngoài ra hoạt động khai thác nước ngầm tại các đô thị cũng làm cho mực nước ngầm
hạ xuống và gây ra sự lún sụt cục bộ.
Hậu quả :
+ Gây sụt lún đất đá ở các vùng đồng bằng có tác động hủy diệt tới con người, môi trường
sống, mất mùa, thiệt hại về của cải.
+ Phá hoại 1 cách đột ngột, tạo nên hiện tượng động đất có mức độ phá hủy mạnh mẽ bề
mặt các công trình xây dựng trên bề mặt thạc quyển.
+ Hđ của núi lửa thải ra các khí CO2, CO có hại cho sức khoẻ con ng và gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
+ Mất đất canh tác do nứt đất, lún đât, giảm năng suất cây trồng, thiệt hại rau màu, vật
nuôi; thất thu chon g dân và ngân sách nhà nc trong việc khắc phục hậu quả, phòng
chống tai biến địa chất xra bất ngờ, khó dự đoán.

5. Cấu trúc phân tầng khí quyển theo chiều thẳng đứng
Khái quát về khí quyển: Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái Đất, với ranh giới dưới là bề
mặt thủy quyển, thạch quyển và ranh giởi trên là khoảng không giữa các hành tinh.
- Khí quyển được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thủy quyển và thạch
quyển.
- Khí quyển Trái Đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng từ dưới lên trên, chia
thành 5 tầng: tầng đối lưu, bình lưu, tầng trung gian , tầng nhiệt, tầng điện ly.
+ Tầng đối lưu:
• Vị trí: là tầng thấp nhất của khí quyển

• Độ cao: ranh giới trên của tầng đối lưu trong khoảng 7-8km ở hai cực và 1618km ở vùng xích đạo.
• Đặc điểm nhiệt độ: càng lên cao nhiệt độ càng giảm
• Vai trò: là nơi tập trung nhiều hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính
như : mây, mưa, tuyết, bão….
+ Tầng bình lưu:
• Vị trí: nằm trên tầng đối lưu
• Độ cao : ranh giới giao động trong khoảng 15-50km
-

6


Đặc điểm nhiệt độ: càng lên cao nhiệt độ càng tăng
Vài trò: là nơi chứa lớp ozon bảo vệ Trái đất khỏi các tia cực tím từ Mặt Trời
+ Tầng trung gian:
• Vị trí: nằm trên tầng bình lưu
• Độ cao: khoảng 50-80km
• Đặc điểm nhiệt độ: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, từ -2oC đến -92oC
+ Tầng nhiệt:
• Vị trí: nằm trên tầng trung gian
• Độ cao: từ 80km -500km
• Đặc điểm nhiệt độ: nhiệt độ ban ngày thường rất cao, nhưng ban đêm xuống thấp.
nhiệt độ tăng dần từ -92oC đến 1200oC
+ Tầng điện ly:
• Vị trí: nằm trên tầng nhiệt
• Độ cao: 500km trở lên
• Đặc điểm nhiệt độ: nhiệt độ tăng dần theo độ cao, lên đến 2000oC
• Vai trò: có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực công nghệ truyền thông




 cấu trúc tầng của khí quyển được hình thành do kết quả của lực hấp dẫn và nguồn phát sinh khí
từ bề mặt Trái Đất, có tác động to lớn trong việc bảo vệ và duy trì sự sống TĐ.
a. Mưa axit
- Khái niệm: Mưa axit là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH<5,6
Nguyên nhân:
+ Tự nhiên: từ hoạt động núi lửa, cháy rừng hoặc sấm sét khi khí SO2 và NO2 kết

hợp với hơi nước trong khí quyển
+ Nhân tạo: được tạo ra bởi khí thải SO2 và NOx từ các nliệu máy điện, ô tô và các

-

trung tâm công nghiệp, quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, than, dầu mỡ chứa
lượng lớn S và N.
Cơ chế:
+ Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như: than đá và dầu mỏ có chứa một lượng
lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ.
+ Trong quá trình đốt than đá và dầu mỏ sản sinh ra các khí như: SO2, NO2. Các khí
này hòa tan với hơi nước trong ko khí tạo thành các hạt H2SO4; HNO3
+ PTPU :
SO2+ ½ O2 +H2O  H2SO4
2NO2 + ½ O2 +H2O  2HNO3
+ Khi mưa, H2SO4 và HNO3 lẫn vào nước mưa làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu

-

nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit .
Hậu quả :
+ Ảnh hưởng tới công trình kiến trúc : Phá hủy các vật liệu làm bằng sắt thép, làm

giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng, Làm lở loét các bề mặt bằng đá của các
công trình xây dựng, di tích lịch sử và gây ra sự phá hủy tòa nhà, tượng đài làm từ
đá vôi, đá phiến, cẩm thạch….những vật liệu này trở nên thủng lỗ chỗ và yếu đi về
mặt cơ học vì các muối sufát tan được vào nước mưa
7


+ Gây ảnh hưởng xấu đến các thủy vực ao hồ, các dòng chảy do mưa axit đổ vào ao

-

hồ sẽ làm độ pH của ao hồ giảm đi nhanh chóng từ đó làm cho các sinh vật sống
trong ao hồ suy yếu or chết hoàn toàn -) ao, hồ trở thành thủy vực chết.
+ Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngấm vào đất làm tăng độ chua của
đất, hòa tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cậy như Ca, Mg.. làm suy thoái
đất, cây trồng chậm phát triển.
+ Làm ảnh hưởng đến hệ thực vật trên trái đất, làm giảm khả năng quang hợp của
cây, giảm năng suất cây trồng.
+ Mưa axit ảnh hưởng đến khí quyển: các hạt sulphate, nitrate tạo thành trong khí
quyển sẽ làm hạn chế tầm nhìn, các sương mù axit làm ảnh hưởng đến khả năng
lan truyền ánh sáng mặt trời
+ Ảnh hưởng tới con người: gây lên các bệnh về đường hô hấp, bệnh về mắt, tim
mạch.
Biện pháp
+ Giảm, hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.
+ Sử dụng hợp lý nguồn TNTN và năng lượng.
+ Đổi mới công nghệ nhằm giảm lượng khí thải SO2 từ các nhà máy bằng cách lắp
đặt các thiết bị khử và hấp phụ SO2 và Nox
+ Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để S và N trong
dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng

+ Đối với các phương tiện giao thông tiến hành cải tiến các động cơ theo tiêu chuẩn
EURO để đốt hoàn toàn nguyên liệu, hạn chế mức thấp nhất lượng khí thải ra môi
trường.

8


b. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính:
- Khái niệm: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng các tia bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên

-

-

qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phảnxạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài rồi
được một số khí trong bầu khí quyển hấp thụ để thông qua đó làm cho khí quyển nóng lên.
Nguyên nhân:
+ Khí CO2 (carbon dioxit): Là chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính nhiều nhất.Khi nồng độ
CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi thì nhiệt độ trái đất tăng lên khoảng 300C.
+ Khí CFC (CFC – cloro floro carbon)
+ Khí CH4 (metan)
+ Mêtan là một khí gây hiệu ứng nhàkính, trung bình cứ 100 kgmêtan, mỗi năm làm ấm
Trái Đấtgấp 23 lần 1 kg CO2
+ Khí O3 (ozon): Là chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhễm chung
+ Khí NO, N2O, NO2
Cơ chế:

Bức xạ sóng ngắn xuyên qua khí quyển đến bề mặt Trái Đất, mặt đất hấp thụ chuyển năng
lượng ánh sáng đó thành nhiệt năng, đốt nóng lớp không khí bên dưới đồng thời bức xạ trở lại
khí quyển dưới dạng sóng dài. Bản thân khí quyển bị đốt nóng lại tỏa nhiệt, một phần nhiệt bốc

lên trên cao và mất đi vào không gian giữa các hành tinh, phần nhiệt còn lại được cácphân tử khí
trước hết là CO2, hơi nước hấp thụ và bức xạ ngược trở lại mặt đất.
-

-

Hậu quả:
+ Nhiều bệnh tật mới xuất hiện, sức khỏe con người suy giảm.
+ Sinh thái biến đổi lớn: xuất hiện nhiều sa mạc mở rộng, đất đai càng ngày càng xói mòn,
hạn hán nặng, mùa đông càng ấm, mùa hè càng khô.
+ Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên, tăng lượng mây bao phủ quanh trái đất
+ Băng ở hai cực tan ra và mực nước biển dâng cao
+ Toàn bộ điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất bị xáo động, làm biến
đổi nhịp sinh học.
+ Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc,các đới khí hậu có xu hướng thay đổi.
Biện pháp khắc phục:
+ Kí kết các hiệp ước về việc cắt giảm khí nhà kính như Nghị định thư Kyoto
+ Con người cần phải sử dụng năng lượng một cách hợp lý
+ Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2trong quá trình quang
hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển.

c. Suy giảm tầng Ozôn
- Khái niệm:Sự suy giảm ozon là hiện tượng giảm lượng ozon trong tầng bình lưu.

Lỗ thủng ozon dùng để chỉ sự suy giảm ozon nhất thời hằng năm ở hai cực Trái đất, những
nơi mà ozon bị suy giảm vào mùa Xuân và được tái tạo trở lại vào mùa hè
Lỗ thủng ozon là những chỗ loang lổ ozon do bị loãng
- Nguyên nhân:
9



+ Nhân tạo:
• Hợp chất hóa học của Clo, Brom, Flo, thường được sử dụng trong các bình phun,xịt bằng

áp lực đã phân hủy những hợp chất của ôzôn.
• Chất thải công nghiệp đặc biệt là các khí NOx,CO2…
• Con người thải các chất khí CFC vào khí quyển.
• Việc xả khói bụi và các chất hóa học vào bầu không khí đã gây ảnh hưởng xấu đến tầng
ozon.
• Do máy bay, tên lửa, sự nổ vũ khí hạt nhân
+ Tự nhiên:
• Do giá lạnh, acid nitric kết tủa thành giọt với nước. Khi nhiệt độ ở mức -80 oC, nó sẽ lớn
lên và tạo thành những tinh thể băng lớn. Khí CFC và những giọt chất hóa học này bào
mòn tầng ozon, là tác nhân chính phá hủy tầng ôzôn.
• Mặt khác, lốc xoáy khí ngăn cản một phần ozone tràn tới bù đắp lỗ thủng, khiến nó ngày
càng lan rộng. Đồng thời, lốc xoáy này di chuyển đến những vùng sáng, có tia nắng mặt
trời. Sự di chuyển này có liên quan tới các khí gây hiệu ứng nhà kính thải vào tầng bình
lưu.
• Hoạt động của núi lửa tạo ra khí Cl2, HCl
- Cơ chế:
+ Các phân tử Cl, F, Br của CFC và halon được biến đổi thành các nguyên tử (gốc) tự do
hoạt tính nhờ các phản ứng quang hoá:
CFCl3 + hv =>CFCl2 + Cl
CFCl2 + hv => CFCl + Cl
CF2Cl2 + hv => CF2Cl + Cl
CF2Cl + hv => CFCl + Cl
+ Sau đó, các nguyên tử Cl, F, Br tác dụng huỷ diệt O3 theo phản ứng:
Cl + O3 => ClO + O2
ClO +O3 => Cl +2O2
+ Do thải ra khí axitnitric

NO + O3 => NO2 + O2
NO2 +O => NO + O2
NO2 + O3 => NO + O2
+ Hoạt động của núi lửa:núi lửa thải ra khí Cl2, HCl
Cl2 => Cl. + Cl.
HCl + OH => Cl + H2O
- Hậu quả:
+ Tăng khả năng mắc bệnh về mắt đặc biệt là bệnh đục thủy tinh thể. Phá hủy hệ thống
miễn dịch của cơ thể người và động vật hủy hoại các sinh vật nhỏ.
+ Làm mất câng bằng hệ sinh thái động thực vật biển. Ở thực vật: lá cây hư hại, quang hợp
bị ngăn trở, tăng trưởng chậm, giảm năng suất, đột biến thậm chí có thể gây chết cây nếu
liều lượng nặng.
+ tăng lượng bức xạ tia cực tím đến mặt đất và tăng các phản ứng hóa học dẫn tới ô nhiễm
khí quyển.
+ Thay đổi khí hậu đột ngột, thiên tai gia tăng,..
- Biện pháp khắc phục:
+ Cắt giảm lượng phát thải các chất gây suy thoái tầng ozon(sản suất,sinh hoạt,xe cộ..)
10


+ Chuyển giao và áp dụng công nghệ mới nhằm sản xuất các vật liệu,chất liệu thân thiện

với môi trường
+ Nâng cao nhận thức của mọi người, thực hiện nghiêm chỉnh các hiệp ước bảo vệ tầng

ozon.

d. Biến đổi khí hậu:
- Kn: BĐKH là những dị thường khí hậu như những đợt nắng nóng hay băng giá, những đợt lũ
-


-

-

lụt, lũ quét gây sạt lở đất, hạn hán, bão tố xảy ra nhiều hơn và mạnh hơn.
Biểu hiện:
• Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
• Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mt sống của con người và
sinh vật.
• Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp,
các đảo nhỏ trên biển.
• Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng tram nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sv, các hệ sinh thái và
hoạt động khác của con người.
• Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần
hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
• Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của
thủy quyển, sinh quyển, địa quyển.
Nguyên nhân: do sự gia tang các hoạt động tạo ra chất thải, các khí nhà kính, các hoạt động
khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như: sinh khối, rừng, các hệ sinh
thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Hậu quả:
• Tác động đến vùng đất thấp ven biển:
+ Ngập lụt vùng hạ lưu, nước biển tiến sâu vào cửa sông.
+ Xói lở bờ biển
+ Rừng ngập mặn bị biến đổi.
+ Xâm nhập mặn tiến sâu vào đất liền.
+ Các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển bị tác động tiêu cực.
• Tác động đến lâm nghiệp:

+ Rừng ngập mặn bị biến đổi.
+ Rừng rụng lá, rừng chịu hạn phát triển.
+ Côn trùng, sâu bệnh gia tang.
• Tác động đến nông nghiệp:
+ Tăng nhu cầu tưới do nóng, hạn, tiêu thoát nước do mưa lớn.
+ Gia tăng sâu bệnh.
11


+ Tăng tác động của các thời tiết quá nóng, khô nóng.
+ Tăng ảnh hưởng của lũ lụt, bão.
+ Mất đất do sản xuất nông nghiệp.




Tác động đến sức khỏe con người:
+ Tăng tai nạn do thiên tai.
+ Tăng khả năng truyền nhiễm.
+ Tăng khả năng phát triển vật chủ mang bệnh.
+ Giảm sức đề kháng của cơ thể.
+ Mở rộng vùng và mùa nhiễm bệnh.
+ Gặp khó khăn về cung cấp lương thực, thực phẩm.
+ Khó khăn do chỗ ở bị thay đổi.
Biện pháp khắc phục:
+ Kí kết các hiệp ước về việc cắt giảm khí nhà kính như Nghị định thư Kyoto
+ Con người cần phải sử dụng năng lượng một cách hợp lý
+ Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2trong quá
trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển.


8. Tài nguyên khoáng sản, các tác động đến môi trường do khai thác tài nguyên
khoáng sản.
Khái niệm tài nguyên: là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử
dụng để tạo ra của cải, vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới.
- Tài nguyên khoáng sản: là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ Trái
đất, mà ở điều kiện hiện tại, con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử
dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.
- Phân loại:
+ Theo dạng tồn tại: rắn ; lỏng (Hg, dầu nước ; nước khoáng..); khí (khí đốt, Acgon, He..).
+ Theo nguồn gốc: nội sinh( sinh ra trong lòng trái đất); ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái
đất)
+ Theo thành phần hóa học: K/s kim loại( KL đen, KL màu, KL quý hiếm); K/s phi kim
loại ( vật liệu khoáng, đá quý, v/lieu xd ); K/s cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
- Vai trò: Tài nguyên khoáng sản có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của con
người. TN khoáng sản vừa là nguồn nguyên liệu tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải
-

12


của con người , song họat động việc khai thác tài nguyên này cũng tạo ra các chất ô nhiễm
như bụi, KL nặng, hóa chất độc và hơi khí độc (CO, SO2, CH4...).
- Các tác động đến MT do khai thác khoáng sản: Các hoạt động khai thác khoáng sản: xây
dựng cơ sở hạ tầng khu vực khai thác, nổ mìn và bốc xúc đất đá thải, bơm nước thải...
+ MT không khí: tạo ra bụi và các khí độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hệ
sinh thái. Bụi bao gồm: mảnh vụn đất đá, bụi than, bụi amiang, bụi phóng xạ phát sinh
trong quá trình nổ mìn, đào xúc đất đá, vận chuyển khoáng sản. Các khí độc
(cacbuahydro, CO2, SiO2, NOx, khí trơ...) phát sinh từ khối khoáng sản đang khai thác
và vật liệu nổ mìn.
+ MT nước mặt: phát sinh dòng thải bùn cát trên khai trường nước ngầm vs các tp độc hại:

chất rắn lơ lửng trong nước, KL nặng, dầu mỡ, hóa chất sử dụng trong khai thác...
+ Nước ngầm: cạn kiệt và hạ thấp mực nước ngầm do đào moong và khai thác, ô nhiễm
các tầng chứa nước ngọt.
+ MT đất: Xảy ra mất đất và mất rừng quy mô lớn do việc xây dựng các công trình hạ tầng
như đào đường, tạo moong khai thác, khai thác gỗ chống lò,...Thêm vào đó, đất dễ bị xói
mòn, không thuận tiện cho phủ xanh rừng. Mất rừng khiến nhiều loại động vật quý hiếm
trong khu vực khai thác sẽ di cư hoặc bị tiêu diệt.
+ Cảnh quan và địa hình khu vực: bị biến động mạnh, nhất là vs các mỏ khai thác bởi pp
lộ thiên như than, đá vôi, vật liệu xây dựng. Địa hình nguyên thủy bị thay đổi bởi các địa
hình như moong, núi đất đá thải.
+ Mức ồn :trong khu vực khai thác cao hơn mức cho phép do nổ mìn, hoạt động của các
thiết bị khai thác tác động tiêu cực tới sức khỏe của dân cư địa phương.
- Biện pháp sử dụng hợp lý TNKS:
+ Luật pháp, chính sách:





Ban hành các văn bản quản lý thuộc thẩm quyền chỉ đạo các cấp các ngành về tài
nguyên khoáng sản
Tăng cường và thường xuyên duy trì công tác kiểm tra, truy quét, xử lý kiên quyết và
nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng
khoáng sản
Ban hành luật, các nghị định, quy định về khai thác tài nguyên khoáng sản

+ Kinh tế: Áp dụng thuế, lệ phí, cota ô nhiễm, phát triển sạch trong hoạt động khai thác và
chế biến khoáng sản
+ Kĩ thuật:





Khai thác, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm tài nguyên
Hạn chế tổn thất tài nguyên tác động đến môi trường trong quá trình thăm dò, khai
thác, sử dụng khoáng sản
Điều tra chi tiết kế hoạch khai thác và chế biến khoáng sản, không xuất thô các
nguyên liệu khoáng sản, tăng cường tinh chế, tuyển luyện.

+ Phụ trợ: Đầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong hoạt động khai thác, sử dụng
khoáng sản

13


9. Tài nguyên nước, vai trò của nước đối với môi trường và con người.
-

Khái niệm tài nguyên: là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử
dụng ể tạo ra của cải, vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới.
K/n: Tài nguyên nước là các nguồn nước con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào các
mục đích khác nhau.
Phân loại: Có 2 loại là nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm.
Nguyên nhân: có thể chia ra các loại:.
+ Kim loại nặng (As,Pb,Cr, Sb, Cd, Hg, Mo,Cu,Zn,Fe…)
+ Anion (CN- , F-,Cl-,SO4)
+ Một số hóa chất độc: thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ, Dioxin
+ Các vi sinh vật gây bệnh: vi khuẩn ,ký sinh trùng gây bệnh.

-


Vai trò:
+ Nước có vai trò to lớn trong các quá trình của sự sống trên trái đất: hình thành thời tiết,
khí hậu, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con nguwòi.
+ Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người :thành phần cơ thể con người 70%
là nước, mỗi ngày mỗi người cần dung đến 250l nước dung cho hđ sinh hoạt.
+ Nước còn đc dung trong hđ sản xuất nông nghiệp: tưới tiêu, nuôi trồng thủy hải sản
+ Hđ công nghiệp : công nghệ chế biến lương thực thực phẩm, khai khoáng…
+ Nước còn đc dùng để sản xuất ra điện
+ Nước còn đc dùng trong hoạt động giao thông đg thủy và các hđ du lịch

 Nước có vai trò vô cùng quan trọng đvs sự sống của con người và sinh vật. Nó trực tiếp duy trì
sự sốngcủa con người và các sv. Là nguồn cung cấpvật chất cần thiết chưa thể thay thế trong
nhiều quá trình sản xuất. Là nơi nhận chứa, xử lý các loại chất thải, làm sạch MT. Là loại hình
giao thông và nguồn cung cấp năng lượng, là 1 nhân tố tự nhiên ko thể thiếu của cảnh quan, tạo
lên tính hệ thống, hoàn chỉnh nhất thể của nó và các quá trình diễn ra trong nó từ đó tạo ra các
giá trị khoa học, văn hóa thẩm mỹ.
Hậu quả:
+ Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn có trong cơ thể con người khi đạt liều lượng nhất
định sẽ gây bệnh. Một số kim loại còn có khả năng gây ung thư như:Cr,Pb,Ni…
+ Anion gây ô nhiễm nguồn nước có độc tính cao, điển hình là Xyanua.
+ Các nhóm hợp chất phenol hoặc ancaloit rất độc với ngườ và gia súc
+ Các loại thuốc trừ sâu có khả năng tích lũy theo chuỗi thức ăn và gây độc tính cho sinh vật và
con người.
-

Biện pháp:
+ Chính sách PL: Hoàn thiện chính sách PL về khai thác và sử dụng nguồn nước.
+ Kinh tế: Phí xử lý nước thải,
+ Công nghệ: Phát triển các công nghệ xử lý nước thải

+ Phụ trợ: Truyền thông bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

14


Câu 6 : Ô nhiễm không khí:
- KN: Là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm
cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa.
- Nguồn gây ÔN không khí:
+ Nguồn tự nhiên:






Phun núi lửa: núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua,
metan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất xa và được phun lên rất
cao.
Cháy rừng: các đám cháy rừng, savan và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do
sấm chớp, cọ sát giữa các thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy rừng này thường
lan truyền rộng, phát tán nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trống và gió thổi tung
lên trời thành bụi. Các quá trình phân hủy, thối giữ xác động thực vật tự nhiên cũng phát
thải nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối… tất cả các loại bụi, khí đều gây ô nhiễm không khí.

- Nguồn gốc nhân tạo: chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa
thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông…
- Tác nhân gây ô nhiễm không khí:











Các loại oxit: NO, NO2, SO2, CO, H2S và các loại khí halogen.
Các hợp chất flo.
các chất tổng hợp: ete, benzene
các chất lơ lửng ( bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các chất phân tử
cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
Các loại bụi lặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm….
Khí quang hóa như ozon, NOx, anđehit…
Chất phóng xạ
Nhiệt
Tiếng ồn.

- Hậu quả:
- Biện pháp khắc phục:

10. Tài nguyên rừng, tác động của tài nguyên rừng tới môi trường sống của con người.
a.Khái niệm:
-

Khái niệm tài nguyên: là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử
dụng để tạo ra của cải, vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới.

Khái niệm : Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực
15


vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng
trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng ( Luật
bảo vệ và phát triển rừng 2004)
b.Vai trò của tài nguyên rừng:
-

Vai trò của tài nguyên rừng đối với môi trường:

+ Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua việc giảm lượng nhiệt chiếu từ mặt
trời xuống trái đất, do rừng có độ che phủ lớn, rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc
duy trì và điều hòa lượng carbon trên trái đất do vậy rừng có tác dụng trực tiếp đến sự biến
đổi khí hậu toàn cầu.
+ Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước
giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm.
Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng
chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng
nước sông suối vào mùa mưa).
+ Rừng tạo ra và duy trì độ phì nhiêu cho đất; giúp điều chỉnh tác động tiêu cực của các hiện
tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ và hạn hán…
+ Rừng là hệ sinh thái có giá trị đa dạng lớn nhất và là nơi sinh sống của hơn một nửa các
loài động vật, thực vật và côn trùng trên cạn.
+ Rừng cũng cung cấp nơi ở, việc làm, tạo an ninh sinh kế và các nền văn hóa liên quan đến
những cộng đồng định cư trong khu vực rừng.
+ Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là yếu tố quyết định sự sống còn của hơn bảy tỷ dân trên
hành tinh.

-

Đối với kinh tế:

Rừng vừa là yếu tố bảo vệ môi trường nhưng cũng là một thành phần kinh tế quan trọng, đặc
biệt trong lĩnh vực cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
-

Đối với du lịch sinh thái:

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục
môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương
-

Đối với an ninh xã hội:

Đối với người dân sống gần rừng, giải quyết nạn thiếu lương thực làm ổn định tình hình xã
hội; giữ an ninh và phát triển đời sống cho người dân, rừng mang lại nguồn thu nhập thường
xuyên và thiết thực hơn là các nguồn nguồn khác; rừng tạo một số lượng việc làm lớn quanh
năm cho người dân ở đây; bảo tồn những kiến thức bản địa của người dân về gây trồng, chế
biến, chửa bệnh bằng cây thuốc tự nhiên; giữ gìn các giá trị văn hóa của cộng đồng của các
dân tộc.
c. Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng:
16


- Tự nhiên: cháy rừng, bão lũ, điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa lý không phù hợp, biến đổi
khí hậu…
-


Nhân tạo:








Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ cung cấp nguyên liệu chế biến và xuất khẩu,
phát triển nông nghiệp, thủy điện, hệ thống đường giao thông, bố trí tái định cư, xây
dựng các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản … …
Do chuyển đổi rừng sang đất canh tác nông nghiệp.
Do tập quán canh tác lạc hậu, du canh, du cư và phụ thuộc nặng nề vào tài nguyên
rừng để sinh tồn.
Do chưa có biện pháp quản lý và khai thác rừng hợp lý, nạn khai thác gỗ lậu vẫn xảy
ra ở nhiều địa phương. Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, năng lực thực thi pháp luật
còn hạn chế.
Do sự gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến việc thiếu đất ở, thiếu đất canh tác nên
người dân đã chặt phá rừng một cách bừa bãi để có đất sống.

d. Biện pháp bảo vệ rừng:
- Nghiêm cấm, ngăn chặn mọi hành động phá hại rừng (Chặt, đốt phá rừng, săn bắt động
vật trái phép).
-

Định canh, định cư, phòng chống cháy rừng.

-


Chỉ được phép khai thác và sản xuất trên đất rừng khi được cấp phép.

-

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ rừng.

-

Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định.

-

Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật.

- Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành,
các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng
-

Hỗ trợ nâng cao đời sống của nhân dân.

-

Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng.

-

Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo vệ rừng.

-


Tăng cường hợp tác quốc tế.

11. Các vấn đề dân số, mối quan hệ giữa dân số và môi trường.
Vấn đề về dân số chính là sự gia tăng dân số
- Về lịch sử của dân số: những người sống trên trái đất đầu tiên định cử ở châu phi sau đó
mở rộng và di cư đến khắp mọi nơi. Dân số thế giới bùng nổ mạnh trong 1-2 thế kỷ qua. Số
dân năm 1650 ước khoảng 500 triệu người, tăng gấp đôi vào năm 1850… nếu cứ tăng như
vậy dự báo đến năm 2020 là 8 tỷ người.
17


-

Sự phát triển dân số thế giới phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, xã hội của loài người.

-

Trong giai đoạn hiện đại tỉ lệ tử giảm, tỉ lệ sinh cao dẫn đến bùng nổ dân số thế giới.

-

Phân bố và di chuyển dân cư:

+ Phân bố dân cư không đồng đều và có sự thay đổi theo lịch sử
+ Sự di cư được coi là đặc trưng ban đầu ở châu Phi sau đó di cư ra khắp nơi, nguyên nhân
của di cư là do sức ép dân số, thiếu tài nguyên cơ bản.
+ Đô thị hóa là một khuynh hướng định cư lâu đời
Mối quan hệ giữa dân số và môi trường
- Dân số và môi trường là 2 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển của yếu tố

này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia. Đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế xã
hội hiện nay thì mối quan hệ này được biểu hiện rõ nét. Với sự bùng nổ dân số thế giới hiện
nay đã tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến chức năng của môi trường:
-

Đối với chức năng tài nguyên:

+ Con người khai thác quá mức các nguồn tài nguyên: đất, nước, không khí, khoáng sản,
rừng… phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công
nghiệp….khiến tài nguyên ngày càng cạn kiệt, không kịp tái tạo.
+ Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi
trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà
ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư.
+ Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên do các hoạt động sản xuất ở các khu công
nghiệp, xả thải các chất thải không qua xử lý vào môi trường, hoạt động giao thông vận tải
tăng mạnh.
+ Việc khai thác càng ngày càng tăng làm cho tài nguyên suy giảm, không thể tái tạo dẫn đến
suy thoái môi trường, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống con người.
-

Đối với chức năng môi trường là nơi chứ đựng và đồng hóa chất thải:

+ Hàng ngày con người lao động sản xuất, sinh hoạt đã thải ra môi trường một lượng lớn phế
thải, chất thải. Các chất hóa học, chất thải trong công nghiệp hay thuốc bảo vệ thực vật trong
nông nghiệp, rác thải y tế đều thải ra môi trường.
+ Dân số tăng cao khiến lượng phế thải chất thải tăng lên gấp nhiều lần, vượt quá khả năng
tiếp nhận của môi trường gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên.
+ Xung quanh các khu dân cư, trường học, các khu chợ dân sinh tập trung lượng rác thải sinh
hoạt lớn, vào những ngày trời nắng nóng gây mùi hôi thối khó chịu.
18



-

Đối với chức năng làm giảm các tác động thiên tai:

+ Dân số tăng cao dẫn đến tình trạng người dân di cư, chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy
khiến cho hệ thống rừng phòng hộ mất đi gây lũ lụt.
+ Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng mạnh, sử dụng và khai thác tài nguyên quá mức
làm biến đổi thành phần môi trường: Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển biến đổi: làm nhiệt
dộ trái đất ngày càng nóng lên, bức xạ quá cao làm tăng nhiệt độ ngoài khả năng chịu đựng,
gây ra các hiệu ứng đô thị, phát sinh hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu, thủng tầng ozon,
biến đổi khí hậu…
+ Lũ lụt, hạn hán, sóng thần, núi lưat, động đất thường xuyên xảy ra.
-

Đối với chức năng lưu giữ, cung cấp thông tin của trái đất:

+ Do dân số tăng tạo nên sức ép về vấn đề nhà ở, nguồn thức ăn, việc làm, chất lượng cuộc
sống, việc khai thác quá mức tài nguyên, chặt phá rừng, làm biến đổi thành phần môi trường
gây ra các hiện tượng thiên nhiên bất thường, tai biến môi trường gây nguy hiểm cho con
người và vi sinh vật như bão, động đất, núi lửa… mà không thể báo trước.
+ Săn bắt các loài động vật thực vật đã làm suy cạn nguồn gen quý hiếm, mát đa dạng sinh
học.
+ Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo bị phá hủy, cảnh quan bị con người phá hủy để lấy đất
canh tác, xây khu công nghiệp hoặc do bão lũ, thiên tai gây ra.
-

Đối với các vấn đề xã hội:


+ Khoảng cách giàu nghèo ngày càng biểu hiện rõ rệt.
+ Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội: ma túy, HIV, cờ bạc…
+ Gây nhiều khó khăn trong quá trình kiểm soát các ổ dịch, nâng cao dân trí của xã hội.

12. Nguyên tắc, mục tiêu phát triển bền vững.
-

-

Khai niệm : Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.( luật
bvmt 2014 )
Nguyên tắc: 7 nguyên tắc theo Luck Hen


Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân



Nguyên tắc phòng ngừa
19


-



Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ




Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ một thế hệ



Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền



Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền



Nguyên tắc xây dựng khối liên minh toàn cầu. (nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền)

Sơ đồ phát triển bền vững.
Xã hội

Tự nhiên
Kinh tế

PTBV
-

Mục tiêu phát triển bền vững:
+ Đối với môi trường:
• Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, tiết kiệm, đặc biệt là tài

nguyên không tái tạo

Duy trì khả năng tự đồng hóa của môi trường.
Giảm biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozon.
Bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Đối với xã hội:
• Ổn định dân số
• Phát triển nông thôn, miền núi.
• Nâng cao trình độ dân trí.
• Tăng cường sự tham gia của cộng đồng và quá trình ra quyết định.
+ Đối với kinh tế:
• Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế tương xứng với nền kinh tế và tốc độ gia tăng
dân số.
• Ưu tiên phát triển công nghệ sạch và thân thiện môi trường.
• Xóa đói giảm nghèo tuyệt đối.
• Thay đổi xu thế tiêu dùng.




Câu 13 : phân tích các nguyên tắc PTBV
-

-

Khai niệm : Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.( luật
bvmt 2014 )
Nguyên tắc của PTBV:

Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) năm 1991 đã nêu ra 9 nguyên tắc của một

xã hội bền vững. Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của một thế
giới đầy các biến động về chính trị, kinh tế, văn hoá. Thực tế đòi hỏi cần thiết lập một hệ thống
20


nguyên tắc khác có tính khả thi và sát thực hơn. Luc Hens (1995) đã lựa chọn trong số các
nguyên tắc của Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển để xây dựng một hệ thống 7 nguyên
tắc mới của PTBV. Những nguyên tắc đó là:
-

NT1: Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân

+Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi trường xảy
ra ở bất cứ đâu, bất kể đã có hoặc chưa có các điều luật quy định về cách ứng xử các thiệt hại đó.
+Nguyên tắc này cho rằng, công chúng có quyền đòi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện
cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môitrường.
-

NT2:Nguyên tắc phòng ngừa

Ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng và không đảo ngược được, thì
không thể lấy lý do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà trì hoãn các biện pháp ngăn ngừa sự
suy thoái môi trường. Về mặt chính trị, nguyên tắc này rất khó được áp dụng, và trên thực tế
nhiều nước đã cố tình quên. Việc chọn lựa phương án phòng ngừa nhiều khi bị gán tội là chống
lại các thành tựu phát triển kinh tế đã hiện hình trước mắt và luôn luôn được tụng xưng, ca ngợi
theo cách hiểu của tăng trưởng kinh tế.
-

NT3:Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ


Đây là nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững, yêu cầu rõ ràng ràng, việc thoả mãn nhu cầu
của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai thoả mãn nhu cầu của
họ. Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng tổng hợp và có hiệu quả các nguyên tắc khác của
phát triển bền vững.
- NT4: Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ 1 thế hệ
+Con người trong cùng thế hệ hiện nay có quyền được hưởng lợi một cách bình đẳng trong khai
thác các nguồn tài nguyên, bình đẳng chung hưởng một môi trường trong lành và sạch sẽ.
+ Nguyên tắc này được áp dụng để xử lý mối quan hệ giữa các nhóm người trong cùng một quốc
gia và giữa các quốc gia. Nguyên tắc này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong đối thoại
quốc tế.

-

NT5:Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền

+ Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác động hoặc bởi các tổ
chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ. Các quyết định cần ở mức quốc gia hơn là mức quốc tế,
mức địa phương hơn là mức quốc gia.
+Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm kiểm soát sự uỷ quyền của các hệ thống quy hoạch ở tầm quốc
tế, nhằm cổ vũ quyền lợi của các địa phương về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với môi
trường và về các giải pháp riêng của họ, áp lực ngày càng lớn đòi hỏi sự uỷ quyền ngày càng
tăng.

21


+ Tuy nhiên, địa phương chỉ là một bộ phận của các hệ thống rộng lớn hơn chứ không được thực
thi chức năng một cách cô lập. Thường thì các vấn đề môi trường có thể phát sinh ngoài tầm
kiểm soát địa phương, ví dụ như sự ô nhiễm “ngược dòng" của nước láng giềng hay cộng đồng
lân cận. Trong trường hợp đó, nguyên tắc uỷ quyền cần được xếp xuống thấp hơn các nguyên tắc

khác.
-

NT6:Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền

Khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, người sử dụng phải trang trải đủ giá tài nguyên cũng như các
chi phí môi trường liên quan tới việc chiết tách, chế biến và sử dụng tài nguyên.
-

NT7: Xây dựng khối liên minh toàn cầu

Muốn BVMTBV cta k thể làm riêng lẻ đc mà phải có 1 sự liên minh giữa các nc. Các qgia phải
nhận thức đc quyền lợi chung of mk trong MT chung trên Trái Đất này. Các qgia cần tích cực
tham gia ký kết và thực hiện các công ước q/tế quan trọng như: Công ước CITES, Công ước
Ramsa, Công ước luật biển,…

Câu 5 : Tương tác giữa các quần thể sinh vật
-

-

-

Quan hệ trung lập : xác lập mối quan hệ của các loài sinh vật sống bên cạnh nhau, nhưng
loài này không làm lợi hoặc gây hại cho sự phát triển số lượng loài kia. Thí dụ : chim và
động vật ăn cỏ cùng sống trong một khu rừng, nhưng chim thì sống ở trên cây, còn động
vật ăn cỏ sống ở mặt đất.
Quan hệ lợi một bên : hai loài sinh vật sống chung trên một địa bàn, loài thứ nhất lợi
dụng điều kiện so loài thứ hai đem lại nhưng không gây hại cho loài thứ hai. VD : vi
khuẩn cố định đạm trong cay họ đậu, VK sống trong đường ruột động vật. Cả hai loài VK

đều lợi dụng thức ăn và môi trường sống của cơ thể động vật và con người, nhưng không
gây hại hoặc ít gây hại cho vật chủ.
Quan hệ ký sinh: là quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh vật chủ với vật
chủ, có thể gây hại và giết chết vật chủ như: giun, sán trong cơ thể động vật và người.
22


-

-

-

Quan hệ thú dữ con mồi: là quan hệ giữa một loài thú ăn thịt và loài kia là con mồi của
nó. VD: sư tử, hổ ăn thịt các loài động vật ăn cỏ sống trên các đồng cỏ.
Quan hệ cộng sinh: là quan hệ của hai loài sinh vật, sống dựa vào nhau, loài này dem lại
lợi ích cho loài kia và ngược lại. VD: tảo và địa y, cá mập và cá kiếp. Tảo cung cấp thức
ăn cho địa y, còn địa y tạo ra môi trường cư trú cho tảo, cá mập tạo ra thức ăn trong bộ
răng của nó cho cá kiếm, còn cá kiếm thì giúp cá mập làm vệ sinh bộ răng của mình.
Quan hệ cạnh tranh: là quan hệ giữa hai hay nhiều loài sinh vật, cạnh tranh với nhau về
nguồn thức ăn và không gian sống. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của chúng có thể dẫn tới việc
loài này tiêu diệu loài thứ hai. VD: quan hệ giữa thỏ và vật nuôi ở Châu Úc trong cuộc
cạnh tranh giành thức ăn trên các đồng cỏ.
Quan hệ hạn chế: là quan hệ giữa hai loài sinh vật, loài thứ nhất đem lại lợi ích cho loài
kia và loài thứ hai khi phát triển lại hạn chế sự phát triển của loài thứ nhất. VD: quan hệ
của cây dây leo đối với cây thân gỗ trong các khu rừng nhiệt đới. Cây dây leo là loài hạn
chế đối với sự phát triển của cây thân gỗ.

Quan hệ giữa nhiều loài trong hệ sinh thái cũng có thể xem xét tương tự như trên. Tuy vậy,
các dạng quan hệ trên mang ý nghĩa tương đối. Trong thực tế, các loài sinh vật có thể thay đổi

quan hệ theo thời gian. VD: quan hệ giữa chuột và rắn trong một quần đảo Thái Bình Dương
trong một năm có thể thay đổi:
Mùa đông: chuột bắt rắn, chuột là thú ăn thịt.
Mùa hè: rắn bắt chuột, rắn là thú ăn thịt.
Trong các quan hệ trên, có hai loại quan hệ giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng
sinh thái tự nhiên là quan hệ thú dữ, con mồi và quan hệ ký sinh.
-

Quan hệ thú dữ - con mồi giúp cho quần thể con mồi duy trì tính chống chọi cao với thiên
nhiên, không phát triển bùng nổ về số lượng cả thể.
Quan hệ kí sinh: giúp cho các các sinh vật chủ không phát triển về mặt số lượng, tới mức
có hại cho môi trường sống. Các sinh vật kí sinh trên sâu bệnh và các loài thiên địch của
sâu bệnh trong môi trường giữ cho số lượng sâu bệnh nằm trong giới hạn nhất định. .

Câu 10: Năng lượng và môi trường
-

-

Kn: Năng lượng là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và tiến hóa của mọi sinh vật.
Năng lượng là một dạng tài nguyên quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của xã
hội loài người.
Phân loại: chia thành 3 nhóm lớn:
• Năng lượng hóa thạch: than, dầu, khí đốt.
• Năng lượng tái sinh: sinh khối, thực vật, thủy điện, sóng, gió, ánh sáng mặt
trời.
• Năng lượng tàn dư của TĐ : địa nhiệt , năng lượng hạt nhân

23



+ Than đá : than đá là một dạng năng lượng mặt trời đc tích trữ trong lòng TĐ

+

+

+

+

+

, than đá đc dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, các hoạt động
công nghiệp khác. Sd than đá tạo ra bụi, khí CO2 , SO2, NOx và các dạng ô
nhiễm khác. Khai thác than tạo ra nhiều loại ô nhiễm
Dầu mỏ và khí thiên nhiên : là dạng nhiên liệu hóa thạch lỏng hoặc khí , tồn
tại trong lòng TĐ. Khai thác dầu mỏ tạo ra ô nhiễm dầu . Sd dầu tạo ra các
loại ô nhiễm tương tự như than.
Thủy điện : được xếp vào loại năng lượng sạch, không thải ra chất ô nhiễm.
Tuy nhiên, việc xd các hố chứa lớn và đập chắn có thể tạo ra các tác động
lớn tới mtrg và tài nguyên thiên nhiên khu vực .
Năng lượng hạt nhân : có 2 dạng : năng lượng phân hủy chất phóng xạ như
uran , thori và năng lượng tổng hợp hạt nhân các nguyên tố nhẹ như tritium.
Việc khai thác và sd điện hạt nhân tránh đc các ô nhiễm thông thường
nhưng tiềm ẩn các nguy hiểm cho mtrg khu vực như rò rỉ chất phóng xạ, nổ
thiết bị…..
Các nguồn năng lượng truyền thống khác : như gỗ , củi , năng lượng gió,
thủy triều đc sd từ thời xa xưa trong nhiều lĩnh vực , các nguồn năng lượng
này thường tồn tại 1 cách phân tán . Các nguồn năng lượng truyền thống

không gây ra các tác động tiêu cực đến mtrg trong quá trình khai thác và sử
dụng.
Năng lượng mặt trời và địa nhiệt : là 2 dạng năng lượng sạch có tiềm năng
nhất trên TĐ . Việc khai thác loại năng lượng này đang đc nghiên cứu và đc
triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới.

24



×