Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG CƠ sở KHOA học môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.73 KB, 12 trang )

CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Khái niệm và phân loại môi trường
* Khái niệm: Theo điều 3 luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 “Môi trường là
hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và
phát triển của con người và sinh vật”
* Phân loại: Tùy theo mục tiêu nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại
môi trường khác nhau. Có thể phân loại môi trường theo các đặc trưng sau:
- Phân loại theo chức năng:
+ MT tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) tồn tại

khách quan ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu tác động
của con người như đất, nước, không khí.
+ MT XH: là tổng thể các quan hệ giữa người và người như luật lệ, thể chế quy
ước, thương ước… ở các cấp khác nhau.
+ MT nhân tạo: là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu
sự chi phối của con người làm thành những tiện nghi trong cuộc sống của con
người.
- Phân loại theo sự sống:
+ Mt vật lý: là các thành phần vô sinh của môi trường như thạch quyển, thủy

quyển hay nói cách khác mt vật lý là mt ở đó không có sự sống.
+ Mt sinh học: là thành phần hữu sinh của mt hoặc nói cách khác là ở đó có diễn
ra sự sống. Ví dụ Hst các quần thể động vật, thực vật, VSV, con người.
- Phân loại theo thành phần tự nhiên: mt đất, nước, không khí.
- Phân loại theo vị trí địa lý: mt đồng bằng, miền núi, ven biển.
- Theo khu vực dân cư sinh sống: Mt thành thị, mt nông thôn.
Câu 2: Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển.
* Khái niệm:
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật
- Phát triển là từ viết tắt của từ phát triển KTXH. Phát triển là quá trình nâng cao


điều kiện sống về vật chất và tinh thần cho con người bằng phát triển hoạt động
sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn
hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình
sống.
Phát triển là 1 quá trình bao gồm nhiều yếu tố kinh tế kỹ thuật, XH, chính trị, văn
hóa.
-

1


Phát triển = công nghệ hóa + đô thị hóa + quốc tế hóa.
* Mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển:
-

Chúng ta quan sát thấy 2 biểu hiện khá rõ rệt về tác động môi trường ở các quốc
gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau.
+ ô nhiễm do dư thừa: của các tầng lớp giàu, các nước giàu trong việc sử dụng
thức ăn, tài nguyên, năng lượng. Các nước này chiếm 20% dân số thế giới
nhưng sử dụng 80% năng lượng và của cải, 80% dân số nước nghèo sử dụng
20% năng lượng.
+ ô nhiễm do nghèo đói: của người nghèo khổ và các nước nghèo với con đường
phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn, là
đối tượng của phát triển còn phát triển là nguyên nhân tạo nên biến đổi về môi
trường.
+ MT tác động đến phát triển:
• tích cực: cung cấp nguyên vật liệu, nền móng cho quá trình phát triển của các


+



ngành sản xuất, mt còn là nơi chứa đựng chất thải của các ngành sản xuất.
tiêu cực: làm suy thoái tài nguyên hoặc gây ra các hiểm họa thiên tai đối với
sự hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
Phát triển tác động lên MT:
tích cực: cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải
tạo đó.
Tiêu cực: có thể gây thiệt hại là làm ô nhiễm môi trường

? giải thích tại sao cần phát triển bền vững
- Khái niệm về PTBV: theo ủy ban thế giới về môi trường và phát triển: PTBV là
sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của chính các thế hệ mai sau.
- Mục tiêu của PTBV: là đạt đựơc sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần
và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài
hòa giữa con người và tự nhiên.
+ PTBV về kinh tế: tăng trưởng kinh tế liên tục nhưng không gây ra sự suy thoái

mt và các nguồn tài nguyên (có GDP > 5%).
+ PTBV về xã hội: xã hội phát triển chất lượng cuộc sống về mặt vật chất và tinh

thần luôn được nâng cao không ngừng, sự công bằng của con người được đảm
bảo
+ PTBV về môi trường: chất lượng mt sống được duy trì ổn định các nguồn tài

nguyên được duy trì, đảm bảo cho phát triển và ổn định xã hội.
2



Nội dung của PTBV: nội dung cơ bản của PTBVcó thể được đánh giá bằng
những tiêu chí nhất định về kinh tế, tình trạng xã hội, sử dụng tàu nguyên thiên
nhiên và chất lượng môi trường
+ bền vững về kinh tế: đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng
kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với
việc sử dụng các nguồn lực, TNTN, khoa học, công nghệ, đặc biệt trú trọng
phát triển công nghệ sạch và năng lượng sạch.
+ bền vững về xã hội là xây dựng 1 xã hội mà trong đó nền kinh tế tăng trưởng
nhanh và ổn định phải đi đôi với dân chủ, công bằng, tiến bộ xã hội… khai
thác tiềm năng trí thức bản địa và phúc lợi xã hôi phải được chăm lo đầy đủ và
toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hôi.
+ bền vững về tài nguyên, môi trường là các dạng tài nguyên tái tạo được sử
dụng trong khả năng chịu tải của chúng nhằm khôi phục được cả về chất
lượng, số lượng, các dạng tài nguyên không tái tạo phải được sử dụng tiết
kiệm, hợp lý nhất. môi trường tự nhiên và mt xã hội không bị các hoạt động
của con người làm ô nhiễm, suy thoái.
- Mô hình PTBV (theo Jacobs và Sadler 1990)
-

Câu 3: Hãy nêu và phân tích các chức năng cơ bản của môi trường, nêu ví dụ
cụ thể?
Môi trường có 5 chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật:
+ Mỗi 1 người đều cần 1 không gian sống nhất định để phục vụ cho hoạt động
sống như nhà ở, nơi nghỉ, đất sản xuất nông nghiệp.
+ Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ phát triển
khoa học, trình độ phát triển càng cao thì yêu cầu về không gian sống càng
giảm

+ Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng, nền móng cho các đo thị, khu công
nghiệp, hạ tầng nông thôn.
3


+ Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, nền móng, khoảng không gian cho giao

thông đường bộ, đường thủy, đường không.
+ Chức năng sản xuất: cung cấp mặt bằng, nền móng, không gian cho các nhà
máy sản xuất, xí nghiệp…
+ Chức năng cung cấp năng lượng và thông tin.
+ Chức năng giải trí.
VD: cung cấp đất ở, nước cho con người và sinh vật
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho các hoạt động đời sống và
sản xuất của con người.
+ Con người lấy từ tự nhiên các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất
ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của mình. Nhu cầu của con người về tài
nguyên không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng, mức độ phức tạp theo
trình độ phát triển của xã hội.
+ Chức năng này của môi trường còn được gọi là chức năng sản xuất tự nhiên.
VD: rừng tự nhiên cung cấp nước bảo tồn tính đa dạng sinh học, độ phì nhiêu của
đất, dược liệu…
Môi trường là nơi chứa đựng chất thải do con người tạo ra trong hoạt động đời
sống và sản xuất:
+ chất thải do con người tạo ra trong quá trình sản xuất và tiêu dùng thường
được đưa trở lại môi trường. Tại đây nhờ hoạt động của các vi sinh vật và các
thành phần môi trường khác, chất thải sẽ được biến đổi thành những dạng ban
đầutrong 1 chu trình sinh địa hóa phức tạp.
+ khả năng tiếp nhận chất thải của môi trường trong điều kiện chất lượng môi
trường không thay đổi được gọi là khả năng nền.

+ khi lượng chất thải lớn hơn khả năng nền hoặc thành phần chất thải khó phân
hủy xa lạ với vi sinh vật thì chất lượng môi trường bị suy giảm và môi trường
bị ô nhiễm.
VD: con người sản xuất ra túi nilong, sau quá trình sử dụng thì thải túi nilong vào
môi trường
-

Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người:
+ cung cấp sự ghi chép lưu trữ lịch sử, địa chất, lịch sử tiến hóa của của vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người.
+ cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo hiệu và báo
động sớm các hiểm họa.
+ lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen của các loài động
thực vật, hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp cảnh quan có giá trị
thẩm mỹ, tôn giáo và văn hóa.
VD: cung cấp thông tin cho con người như:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm”
4


Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên trái đất:
+ khí quyển giữ cho nhiệt độ trái đất tránh đượ các tia bức xạ quá cao, chênh lệch
nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người.
+ thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất
khí giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật.
+ thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của trái
đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật
VD: tầng ozon ngăn cản các tia bức xạ có hại tới bề mặt trái đất.
-


Câu 4: Tai biến địa chất là gì? Nguyên nhân, hậu quả của tai biến địa chất.
-

Tai biến địa chất là hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến đổi
địa hình bề mặt thạch quyển. Các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm: phun núi
lửa, động đất, nứt đất, lún đất…
* Nguyên nhân gây tai biến địa chất và hậu quả

- Nguyên nhân tự nhiên:
+ liên quan tới các quá trình địa chất xảy ra trong lòng trái đất
+ lớp vỏ trái đất hoàn toàn không đồng nhất về thành phần và chiều dày. Tồn tại

+
+

+

+

+

những khu vực vỏ trái đất mỏng manh, hoặc các hệ thống đứt gãy chia cắt vỏ trái
đất thành những khối và mảng nhỏ, do vậy lớp vỏ trái đất trong thực tế luôn
chuyển động theo chiều đứng cũng như chiều ngang.
việc khai thác quá mức nước ngầm tại các khu vực đô thị cũng làm cho mực
nước ngầm hạ xuống và gây ra sự nún sụt cục bộ
tại các khu vực vỏ trái đất có kết cấu yếu, dòng nhiệt xuất hiện từ mantia dưới
dạng đất đá nóng chảy (dòng dung nham) hoặc khói, hơi nước: chảy theo độ dốc
địa hình kéo theo các tác động hủy diệt đối với con người. Những điểm xuất hiện

sự phun trào đất đá nóng chảy hoặc bụi, hơi nước được gọi là núi lửa.
sự phun trào dung nham hoạc sự dịch chuyển của các khối đất đá trong vỏ trái
đất thông thường xảy ra 1 cách từ từ. Đôi khi sự phun tròa xảy ra đột ngột tạo
nên hiện tượng động đất có mức độ phá hoại mạnh mẽ bề mặt và các công trình
xây dựng trên bề mặt thạch quyển. Kèm theo hiện tượng trên là sự xuất hiện các
vết nứt, khe nứt trên bề mặt thạch quyển.
Nguyên nhân nhân tạo:
các hoạt động của con người như: khai thác khoáng sản trong lòng đất ( nổ bom,
mìn), xây dựng các hồ chứa nước lớn đôi khi cũng gây ra động đất kích thích và
các khe nứt nhân tạo của thạch quyển.
Hậu quả của tai biến địa chất
Gây sụt lún đất đá ở các vùng đồng bằng (s/Hồng. s/Cửu Long) có tđ hủy diệt ts
con ng, MT sống, mất mùa, thiệt hại về of cải.
5


+ Phá hoại 1 cách đột ngột, tạo nên hiện tượng động đất có mức độ phá hủy mạnh

mẽ bề mặt các công trình xây dựng trên bề mặt thạc quyển.
+ Hđ của núi lửa thải ra các khí CO2, CO có hại cho sức khoẻ con ng và gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
+ Mất đất canh tác do nứt đất, lún đât, giảm năng suất cây trồng, thiệt hại rau màu,
vật nuôi; thất thu chon g dân và ngân sách nhà nc trong việc khắc phục hậu
Câu 5. Cấu trúc phân tầng khí quyển theo chiều thẳng đứng.

* Khí quyển TĐ có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng từ dưới lên trên như
sau: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt, tầng điện ly.
- Tầng đối lưu là 1 tầng thấp nhất của khí quyển, nằm ngang trên mặt đất, chiếm
70% không khí, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Có nhiệt độ thay đổi giảm dần từ
40oC (ở ngang mặt đất) đến -50oC (ở trên cao). Tầng này có chiều cao thay đổi từ

7-8 km ở các đới cực, 16-18 km ở xích đạo. Khối lượng khí ở tầng này chiếm
4,12x1015 tấn so với tổng là 5.1015 tấn. Tầng đối lưu là nơi tập trung nhiều hơi
nước nhất là ác hiện tượng thời tiết như mây, mưa, mưa đá.
6


- Tầng bình lưu: nằm trên tầng đối lưu, với ranh giới trên giao động trong khoảng
độ cao 50km. Không khí tầng này loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời
tiết. Ở độ cao khoảng 25km ở tầng bình lưu tồn tại 1 lớp không khí giàu khí O 3
thường được gọi là tầng ozon.
- Tầng trung gian: nằm bên trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80km. Nhiệt độ tầng
này giảm dần theo độ cao từ -2 oC ở phía dưới dến -92 oC ở phía trên.
- Tầng nhiệt quyển: có độ cao từ 80-500km, ở đây nhiệt độ không khí có xu hướng
tăng dần theo độ cao từ -92 – 1200 0C. Nhiệt độ cao vào ban ngày và thấp vào ban
đêm.
- Tầng điện li (tầng ngoại quyển) từ độ cao 500km trở lên. Là nơi xuất hiện hiện
tượng cực quang và phản xạ các sóng ngắn vô tuyến.
Cấu trúc khí quyển được hình thành do kết quả của lực hấp dẫn và nguồn phát sinh
khí của bề mặt trái đất, có tác động to lớn trong bảo vệ và duy trì sự sống trên trái
đất.
? tầng oxzzon nằm ở tầng nào, vai trò của tầng ozon
- tầng ozon nằm trong tầng bình lưu (ở độ cao 25km)
- vai trò: vai trò quan trọng nhất của tầng ozon là khả năng hấp thụ những bức xạ
có hại mà mặt trời chiếu xuống trái đất, từ đó bảo vệ con người và những sinh vật
trên trái đất khỏi những tia cực tím có hại và làm giảm hiện tượng nóng lên của trái
đất…
Câu 7. Trình bày khái niệm tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, trí thức, thông tin được con người sử dụng
để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới. Tài nguyên là đối
tượng sản xuất của con người.

- Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) bao gồm các nguồn nhiên liệu, năng lượng,
thông tin có trên TĐ và trong koảng không vũ trụ liên quan mà con người có thể
sử dụng được để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
- Phân loại tài nguyên theo khả năng tái tạo:
+ Tài nguyên tái tạo: là loại Tài nguyên mà sau 1 chu trình sử dụng sẽ trở lại ban
đầu. Tài nguyên tái tạo có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung 1 cách liên tục, khi được
quản lý 1 cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, Tài nguyên tái tạo
có thể bị suy thoái không thể tái tạo được.
VD: nước ngọt, đất, sinh vật…
+ Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, là dạng Tài nguyên
bị biến đổi và mất đi sau quá trình sử dụng. Thường giảm dần về số lượng sau
quá trình khai thác và sử dụng của con người.
VD: tài nguyên khoáng sản của 1 mỏ than có thể bị cạn kiệt sau khi khai thác...
-

7


8. Tài nguyên khoáng sản, các tác động đến môi trường do khai thác khoáng
sản
-

Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong
vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại, con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên
tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày.
Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài
người
* Tác động đến môi trường do khai thác tài nguyên khoáng sản:

- Khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường

sống
+ Việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các chất ô nhiễm như bụi,
kim loại nặng, các hóa chất độc, hơi khí độc (SO2 , CO, CH4…)
+ Khai thác khoáng sản gây ra mất đất, mất rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm bụi, khí
độc, lãng phí tài nguyên.
+ Vận chuyển, chế biến khoáng sản gây ra ô nhiễm bụi, khí, nước và chất thải rắn.
+ Làm biến đổi cảnh quan mt
+ Suy giảm đa dạng sinh học
+ Sử dụng khoáng sản gây ô nhiễm không khí, chất thải rắn
 Tàn phá môi trường, làm cạn kiệt khoáng sản trong tương lai.
* Tác động đến con người: việc khai thác và sử dụng khoáng sản trên TG có thể
gây ra nhiều bệnh tật ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người.
* Các biện pháp quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản:
- Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tích cực đến mt trong quá trình thăm dò,
khai thác, chế biến.
- Điều tra chi tết quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản, không xuất thô các
loại nguyên liệu khoáng sản, tăng cường tinh chế và tuyển luyện khoáng sản.
- Đầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong qt khai thác và sử dụng
khoáng sản như: xử lý chống bụi, chống độc, xử lý nước thải, quy hoạch xây dựng
các bãi thải.
- Thực hiện các nhóm công cụ quản lý: công cụ pháp luật, công cụ kỹ thuật, công
cụ kinh tế, công cụ phụ trợ như: luật khai thác khoáng sản, các văn bản pháp luật
liên quan, quy hoạch các khu vực khai thác khoáng sản, đầu tư công nghệ khai
thác, hỗ trợ tìm kiếm các loại tài nguyên sạch thay thế, quan trắc định kỳ các khu
vực khai thác, xử lý các hành vi vi phạm, các biện pháp tuyên truyền, đào tạo cán
bộ …
10. Tài nguyên rừng, tác động của tài nguyên rừng tới đời sống của con người
8



Tài nguyên rừng: là 1 phần của TNTN thuộc loại tài nguyên tái tạo được.
Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không
thể tái tạo được.
- Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng đối với khí quyển, đất đai, cung cấp các
nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều
hòa khí hậu. Con người có thể sử dụng tài nguyên này để khai thác sử dụng
hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống.
- Tác động của tài nguyên rừng tới mt sống của con người
+ Rừng ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm khí quyển, điều hòa khí hậu
+ Rừng là vật cản trên đường vận chuyển của gió và ảnh hưởng đến tốc độ
cung như làm thay đổi hướng gió => thay đổi hình ảnh sinh cảnh.
+ Rừng còn có tác dụng làm sạch không khí và có ảnh hưởng lớn đến vòng
tuần hoàn cacbon tự nhiên.
+ Rừng góp phần làm giảm tiếng ồn đáng kể
+ Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan tọng làm cân bằng hàm lượng O 2 và C trong
khí quyển.
+ Hiện tượng thoát hơi nước từ cây rừng có tác dụng điều tiết khí hậu, tạo mây
mưa.
+ Rừng làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không khí, tạo ra kiểu khí hậu có tác
dụng tốt với con người
+ Rừng có vai trò bảo vệ nước và chống xói mòn
+ Thảm thực vật là kho chứa các chất dinh dưỡng, khoáng mùn và ảnh hưởng
đến độ phì nhiêu của đất.
+ Mất rừng là mất dần nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến sự tuyệt chủng
các loài sinh vật.
- Nguyên nhân gây suy thoái rừng:
+ chuyển đổi mục đích sử dụng đất
+ Khai thác nguồn lâm sản quá mức
+ Cháy rừng
+ sức ép dân số

+ Nghèo đói
+ Hậu quả chiến tranh để lại
+ Tập quán du canh du cư
- Các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng
thực hiện các giải pháp về pháp luật, chính sách ,kỹ thuật, kinh tế, phụ trợ như:
xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, giao đất giao rừng và thực hiện các chính
sách hưởng lợi từ rừng cho người dân miền núi, Tạo công ăn việc làm, đào tạo
nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc,tuyên
truyền, quy hoạch, hoạch quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đất lâm nghiệp, tăng
-

9


cường năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật, xây dựng và thực hiện tốt các
phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo giai đoạn và
theo từng năm, làm tốt chính sách giao đất, giao rừng, kết hợp chặt chẽ với khuyến
nông khuyến lâm. Thực hiện tốt các dự án về xóa đói giảm nghèo, về bảo tồn đa
dạng sinh học, phát triển kinh tế xã hội cho người dân miền núi. Phát hiện và xử lý
kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Làm tốt công
tác phối kết hợp giữa 3 lực lượng kiểm lâm, quân đội và công an trong việc thực
thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, nông
lâm kết hợp, nghiên cứu các vật liệu xd thay thế gỗ từ rừng tự nhiên, nghiên cứu
ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công tác chữa cháy rừng dần dần thay
thế phương pháp thủ công hiện đang áp dụng.
11. Các vấn đề dân số, mối quan hệ giữa dân số và môi trường
* Các vấn đề dân số:
Bùng nổ dân số: là sự gai tăng dân số quá nhanh trong 1 thời gian ngắn gây ảnh
hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội.
- Tác động của sự gia tăng dân số tới môi trường

+ Tác động của sự gia tăng dân số thế giới đến môi trường mô tả bằng công thức:
I = P.C.E
-

P: gia tăng dân số tuyệt đối
C: gia tăng mức độ tiêu thụ tài nguyên trên đầu người
E: sự gia tăng kết quả tác động đến mt của 1 đơn vị tài nguyên được khai thác
+ gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá

mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực,
thực phẩm, sản xuất công nghiệp…
+ tạo các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự
nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiêp.
+ sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hóa và các
nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển
và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hóa.
+ sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn – siêu đô thị làm
cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Ô nhiễm
môi trường không khí, nước gia tăng. Các tệ nãn xã hội và vấn đề quản lý xã
hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
-

Hậu quả:

+ Thiếu lương thực, thực phẩm
+ Nghèo đói, lạc hậu, thất học, thiếu việc làm
10


+ Khai thác cạn kiệt nguồn TNTN

+ Ô nhiễm, suy thoái mt sống và gia tăng bệnh tật
+ Tăng khỏang cách giàu nghèo
+ Xung đột mt, mất trật tự an ninh xh.

12. Nguyên tắc, mục tiêu phát triển bền vững
* Khái niệm:
-

PTBV là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng được nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xh và BVMT.

* Mục tiêu của PTBV:
+ Kinh tế bền vững: tăng trưởng kinh tế liên tục nhưng không gây ra sự suy

thoái mt và các nguồn tài nguyên (có GDP > 5%).
+ Xã hội bền vững: xã hội phát triển chất lượng cuộc sống về mặt vật chất và

tinh thần luôn được nâng cao không ngừng, sự công bằng của con người
được đảm bảo
+ Môi trường bền vững: chất lượng mt sống được duy trì ổn định các nguồn tài

nguyên được duy trì, đảm bảo cho phát triển và ổn định xã hội.
* Nguyên tắc của PTBV: có 7 nguyên tắc
1. Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân: Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền

phải hoạt động để ngăn ngừa các thiệt hại mt xảy ra bất cứ nơi đâu. Nguyên
tắc này cho rằng, công chúng có quyền đòi hỏi chính quyền với tư cách là tổ
chức đại diện cho họ phải có hoạt động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường.
2. Nguyên tắc phòng ngừa: ở những nơi có thể xảy ra sự cố mt ngiêm trọng và


không đảo ngược được thì không thể lấy lí do là chưa có những hiểu biết chắc
chắn mà trì hoãn các biện pháp ngăn ngừa sự cố mt. Về chính trị nguyên tắc
này rất khó được áp dụng và trên thực tế nhiều nước đã cố tình quên. Việc
chọn lựa phương án phòng ngừa nhiều khi bị gán tội là chống lại các thành tựu
phát triển kinh tế đã hiện hình trước mắt và luôn luôn được tụng xưng ca ngợi
theo cách hiểu của tăng trưởng kinh tế.
3. Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ: đây là nguyên tắc cốt lõi của PTBV,

yêu cầu rõ rằng việc thõa mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm
phương hại đến các thế hệ tương lai. Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp
dụng tổng hợp và có hiệu quả các nguyên tắc khác của PTBV.

11


4. Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ: con người trong cùng thế hệ có quyền

được hưởng lợi 1 cách bình đẳng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên và
hưởng 1 mt trong lành. Nguyên tắc này áp dụng một cách bình đẳng trong việc
khai thác các nguồn tài nguyên và hưởng 1 mt trong lành. Nguyên tắc này áp
dụng để xử lý mqh giữa các nhóm người trong cùng 1 quốc gia và giữa các
quốc gia. Nguyên tắc này ngày càng được sd nhiều hơn trong đối thoại quốc
tế. Tuy nhiên trong phạm vi 1 quốc gia, nó cực kỳ nhạy cảm đối với các nguồn
lực kinh tế - xã hội và văn hóa.
5. Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền: các quyết định cần được soạn thảo bởi

chính các cộng đồng bị tác động hoặc bởi các tổ chức thay mặt họ và gần gũi
nhất với họ. Các quyết định cần ở mức quốc gia hơn là mức quốc tế, mức địa
phương hơn là mức quốc gia. Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm kiểm soát sự ủy

quyền của các hệ thống quy hoạch ở tầm quốc tế, nhằm cổ vũ quyền lợi của
các địa phương về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với mt và về các giải
pháp riêng của họ. Áp lực ngày càng lớn đòi hỏi sự ủy quyền ngày càng tăng.
Tuy nhiên cần phải hiểu cho đúng là: địa phương chỉ là 1 bộ phận của các hệ
thống rộng lớn hơn chứ không được thực thi chức năng 1 cách cô lập. Thường
thì các vấn đề mt có thể phát sinh ngoài tầm kiểm soát địa phương, ví dụ như
sự ô nhiễm “ ngược dòng” của nước láng giềng hay cộng đồng lân cận. Trong
trường hợp đó, nguyên tắc ủy quyền cần được sắp xếp xuống thấp hơn các
nguyên tắc khác.
6. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền : người gây ô nhiễm phải chịu

mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, phải nội bộ hóa tất cả các chi phí
mt nảy sinh từ các hđ của họ, sao cho các chi phí này được thể hiện đầy đủ
trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng. Tuy nhiên sẽ không
tránh khỏi TH là nếu áp dụng nguyên tắc này quá nghiêm khắc thì sẽ có xí
nghiệp, công ty bị đóng cửa. Cộng đồng có thể cân nhắc vì trong nhiều TH các
phúc lợi có được do có công ăn việc làm nhiều khi còn lớn hơn chi phí cho
vấn đề sức khỏe và mt bị ô nhiễm. Do đó cơ chế áp dụng nguyên tắc này cũng
cần linh hoạt và trong nhiều TH phải tạo điều kiện về thời gian để các doanh
nghiệp thích ứng dần với các tiêu chuẩn mt.
7. Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền: Khi sd hàng hóa hay dịch vụ, người sd

phải trả đủ giá tài nguyên cũng như các chi phí mt liên quan tới việc chiết tách,
chế biến và sd tài nguyên.
 Mô hình PTBV

12




×