Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đề Tài Chăm sóc rốn băng sau khi sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.7 KB, 14 trang )

SỞ Y TẾ TUYÊN QUANG
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SƠN DƢƠNG
----------***----------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
NHẬN XÉT QÚA TRÌNH CHĂM SÓC RỐN BẰNG PHƢƠNG PHÁP
KHÔNG BĂNG RỐN SAU SINH TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA
KHOA SƠN DƢƠNG NĂM 2016

Từ ngày 01/03/2016 đến 31/06/2016

NHÓM ĐỀ TÀI: NHS: TRẦN THỊ THU HẰNG
NHS: ĐỖ HỒNG MINH

Sơn Dƣơng, năm 2016


SỞ Y TẾ TUYÊN QUANG
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SƠN DƢƠNG
----------***----------

ĐỀ CƢƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
NHẬN XÉT QÚA TRÌNH CHĂM SÓC RỐN BẰNG PHƢƠNG PHÁP
KHÔNG BĂNG RỐN SAU SINH TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA
KHOA SƠN DƢƠNG NĂM 2016

NHÓM ĐỀ TÀI: NHS: TRẦN THỊ THU HẰNG
NHS: ĐỖ HỒNG MINH

2 năm 2016


Sơn Dƣơng,


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 5
Chƣơng 1 ......................................................................................................................... 6
TỔNG QUAN.................................................................................................................. 6
1. Khái niệm về chăm sóc rốn: ........................................................................................ 6
2. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của cuống rốn: .......................................................... 6
3. Cách chăm sóc rốn: ..................................................................................................... 6
- Cách chăm sóc rốn thông thƣờng
- Cách chăm sóc rốn không băng
4. Một số bất thƣờng về rốn: ........................................................................................... 7
Chƣơng 2 ......................................................................................................................... 9
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 9
1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................. 9
1.1. Tiêu chuẩn nghiên cứu: ............................................................................................ 9
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ :.................................................................................................. 9
2. Thiết kế nghiên cứu: Dùng phƣơng pháp hồi cứu. ...................................................... 9
3. Các chỉ số và các biến số nghiên cứu: ......................................................................... 9
3.1- Tuổi của mẹ: ............................................................................................................. 9
3.2- Nghề nghiệp của mẹ: ................................................................................................ 9
3.3- Tình trạng sức khỏe của mẹ: .................................................................................... 9
3.4- Tình trạng ối: ............................................................................................................ 9
3.5- Phƣơng pháp sinh : ................................................................................................... 9
3.6- Tuổi thai khi sinh: .................................................................................................. 10
3.7- Cân nặng của trẻ sơ sinh : ...................................................................................... 10
3.8 - Số lần chăm sóc rốn trẻ sau sinh . ......................................................................... 10
3.9- Tình trạng rốn sau sinh:.......................................................................................... 10
Chƣơng 3 ....................................................................................................................... 11

KẾT QUẢ ...................................................................................................................... 11
3.1. Liên quan đến tuổi của mẹ: .................................................................................... 11
3.2. Liên quan đến ghề nghiệp của mẹ. ......................................................................... 11
3.3.Tình trạng sức khỏe của mẹ . ................................................................................... 11

3


3.4. Tình trạng ối của mẹ ………………………………….……………………….12
3.5. Phƣơng pháp sinh …………………….………………………………………..12
3.6.Nhóm tuổi thai . ...................................................................................................... 12
3.7.Cân nặng của trẻ sơ sinh. ......................................................................................... 12

3.8. Số lần chăm sóc rốn sau sinh ………………………..…………………………... 13
3.9. Tình trạng rốn sau sinh ………………………………………………………………………... 13
Chƣơng 4: ...................................................................................................................... 14
BÀN LUẬN ................................................................................................................... 14

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc trẻ sơ sinh trong những ngày đầu sau đẻ là vô cùng quan trọng, ảnh
hƣởng đến sự phát triển toàn diện của bé trong tƣơng lai, tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong
của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào việc chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ rất nhiều trong đó có chăm
sóc rốn.Việc chăm sóc rốn sơ sinh, kỹ năng và biện pháp xử lý nhiễm trùng rốn là hết
sức quan trọng cần đƣợc quan tâm. Thông thƣờng rốn sẽ rụng tự nhiên sau 5-7 ngày
tuổi, nếu rốn không đƣợc chăm sóc hoặc chăm sóc không đúng cách dễ bị nhiễm
trùng.
Dây rốn bình thƣờng gồm một bao xơ bên ngoài mô liên kết nhầy, có hiện

tƣợng hoại tử khô và bốc hơi khô đi của mô nhầy. Vì vậy, việc không băng rốn sau khi
kẹp cắt rốn hai thì bằng kẹp rốn nhựa vô trùng là hết sức quan trọng.Băng kín rốn ngày
nay không còn đƣợc sử dụng với lý do băng kín rốn có thể là ổ chứa vi khuẩn và ngăn
cản rốn chậm khô. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới không nên quấn kín rốn và
mở kẹp rốn sau 24- 48 giờ, khi mặt cắt rốn khô .Theo “hƣớng dẫn cơ bản và công nhận
Ngƣời đỡ đẻ có kỹ năng khu vực ASEAN”, Bộ y tế đã ban hành tiêu chuẩn “ Kỹ năng
cơ bản của Ngƣời đỡ đẻ” kèm theo Quyết định số 3982/QĐ/BYT ngày 03/10/2014,
Căn cứ khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế thế giới về “Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ
sinh trong và ngay sau khi đẻ” Bộ Y Tế đã ban hành Hƣớng dẫn về “Chăm sóc thiết
yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau khi đẻ” kèm theo Quyết định số
4673/QĐ/BYT ngày 10/11/2014. Bắt đầu từ tháng 07/2015 khoa Sản Đẻ -BVĐK Sơn
Dƣơng đã thực hiện đỡ đẻ không băng rốn và sơ bộ thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn rốn giảm
hẳn so với thời gian trƣớc. Nhƣng chƣa có một nghiên cứu nào đánh giá về việc chăm
sóc rốn bằng phƣơng pháp không băng rốn sau khi sinh. Xuất phát từ yêu cầu trên để
góp phần chăm sóc tốt hơn cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “ Nhận xét quá trình chăm sóc rốn bằng phƣơng pháp không băng rốn sau
sinh tại khoa Sản, BVĐK sơn dƣơng năm 2016”.Với mục tiêu sau:
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến quá trình chăm sóc rốn tại khoa Sản,
BVĐK Sơn Dƣơng trong thời gian trên.
- Đánh giá kết quả chăm sóc rốn bằng phƣơng pháp không băng rốn tại khoa
sản BVĐK sơn Dƣơng.

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1. Khái niệm về chăm sóc rốn:
Đây là một quá trình chăm sóc vô khuẩn đảm bảo liên tục, phải làm từ khi trẻ

sinh ra đến khi trẻ rốn rụng liền sẹo khô.
2. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của cuống rốn:
Nhau thai đƣợc nối với thai nhi bằng cuống rốn, nó dài trung bình từ 50-60 cm,
bề dầy trung bình của cuống rốn là từ 1.5- 2cm.
Cuống rốn đƣợc cấu tạo phần lớn do các tế bào của sinh màng ối, một trong các
màng bao đứa bé. Ở mỗi đầu cuống rốn, sinh màng ối tạo thành cái bọc hoặc gọi là
vách ngăn của cuống rốn. Cuống rốn thật sự là một ống dẫn, có nhiệm vụ vận chuyển
chất dinh dƣỡng và ô xy từ cơ thể mẹ cho thai nhi, đây là một hệ thống mạch máu hai
chiều: Từ mẹ sang con và ngƣợc lại. Nó chứa chứa 1 tĩnh mạch và 2 động mạch. Tĩnh
mạch mang đến cho thai nhi thức ăn và ô xy đƣợc nhau thai rút ra và biến đổi từ máu
ngƣời mẹ. Các động mạch đƣa các chất thải quay lại nhau thai để rồi nhau thai đổ
chung vào hệ tuần hoàn của ngƣời mẹ. Cuống rốn rất mềm dẻo và đàn hồi.
Sau khi trẻ sinh ra, việc cắt rốn không gây đau cho mẹ và con, cắt cuống rốn là
cắt mối quan hệ tuần hoàn giữa mẹ và bé. Việc tuần hoàn của bé từ đây hoàn toàn độc
lập. Vài ngày sau sinh, phần còn lại của cuống rốn trên da bụng sẽ tự rụng để lại một
vết sẹo lớn đó chính là cái rốn của chúng ta.
3. Cách chăm sóc rốn:
*Cách chăm sóc rốn thông thƣờng
Trƣớc đây chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sau sinh bao gồm :
- Rửa tay bằng dung dịch khử trùng
- Pha dung dịch cồn 70 độ với dung dịch povidone
- Dùng bông vô khuẩn sát khuẩn rốn
- Lấy gạc vô khuẩn che lên cuống rốn và băng lại
- Ƣu điểm : Che đƣợc cuống rốn ,không bị bụi bẩn bám vào
- Nhƣợc điểm :Băng rốn kín có thể là ổ chứa vi trùng ,vi khuẩn yếm khí .ngăn cản lành
rốn do ẩm ƣớt ,không khô thoáng … rất dễ gây viêm rốn ,nhiễm trùng rốn .

6



Tuy nhiên chƣa có đủ nghiên cứu và bằng chứng khuyến cáo việc sử dụng rộng rãi
dung dịch sát khuẩn lên cuống rốn trẻ sơ sinh. Ngoài ra việc dùng băng rốn đã không
còn đƣợc sử dụng trong hầu hết các bệnh viện ở các nƣớc phát triển vào cuối năm
1950 và đầu năm 1960. Vì thấy rằng băng rốn dễ gây ra ổ viêm nhiễm, nhiễm trùng
.Thay vào đó là cách chăm sóc rốn không cần băng cho trẻ sơ sinh.
*Cách chăm sóc rốn để hở:
Sau khi làm rốn:
- Không băng rốn
- Hàng ngày rửa rốn bằng dung dịch cồn 70 độ với bông sạch sẽ, để thoáng, không
bằng rốn sau khi mở kẹp rốn
- Dùng bông sạch tẩm cồn 70 độ lau nhẹ nhàng từ chân rốn lên dần
- Lạp lại nhƣ trên từ 2 đến 3 lần .sát trùng rộng ra sung quanh rốn.
- Không đặt bất cứ thứ gì lên rốn
- Giữ cho rốn sạch và khô
- Không để cho cho nƣớc tiểu hay chất bài tiết dính vào rốn.
Nếu bị dính bẩn phải rửa sạch bằng nƣớc và sữa tắm cho trẻ sơ sinh rồi lau khô, dùng
bông sạch tẩm cồn 70 độ lau nhẹ nhàng từ chân rốn lên dần. Nên chú ý, việc tắm, lau
ngƣời chăm sóc rốn cho trẻ không bị ảnh đến rốn nhƣng phải đẻ rốn khô thoáng sau
chăm sóc. Kiểm tra hàng ngày xem rốn có hiện tƣợng nhiễm khuẩn (rốn ƣớt, chảy
dịch, chảy mủ, rỉ máu, có mùi bất thƣờng, chân rốn đỏ, sƣng nề lan tỏa …)
4. Một số bất thƣờng về rốn:
a. Chảy mau rốn: Kẹp lại
b. Rốn rụng sớm có chảy máu ở chân rốn: tùy theo mức độ, nếu rỉ ít thì băng ép
c. Rốn hôi, chảy nƣớc vàng, rỉ máu, chậm rụng rốn
xử trí: Sát khuẩn vệ sinh rốn hàng ngày bằng cồn 70, không rắc bột kháng sinh
vào rốn.
d. Rốn sƣng đỏ - có mủ: Vệ sinh rốn hàng ngày bằng cốn 70
e. Nhiễm trùng rốn khu trú:
Mất danh giới bình thƣờng giữa da và dây rốn, dây rốn viêm đỏ có mùi, đôi khi
có rỉ máu.

f. Nhiễm trùng rốn lan tỏa: Nhiễm trùng rốn nặng, lan ra mô liên kết xung quanh

7


gây viêm đỏ cứng quanh rốn, tạo quầng rốn đƣờng kính lớn hơn 2cm. Trẻ có kèm
theo biểu hiện nhiễm trùng toàn thân( sốt cao, lừ đừ, bỏ bú). Nhiễm trùng lan theo
đƣờng máu: thấy ổ mủ ở da,ở chi, ở phổi … kèm theo triệu chứng nhiễm trùng huyết.
g. Bệnh uấn ván rốn:
Do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắt rốn, Vi khuẩn uấn ván rốn có
thể sống trong điều kiện hiếm khí. Sau khi vào cơ thể trẻ thƣờng không làm phát sinh
ngay những triệu chứng rõ rệt.Thời kỳ ủ bệnh trung bình là 7 ngày.
Thời kỳ toàn phát: trẻ sốt 38-41C, cứng hàm ngày càng rõ, dần dần xuất hiện co
giật và co cứng, Mỗi khi lên cơn giật mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, miệng chúm chím, sùi
bọt mép, hai tay nắm chặt.
5. Cách phòng nhiễm khuẩn rốn:
Giáo dục trƣớc sinh cho các bà mẹ về cách chăm sóc rốn.
- Cho trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ ngay từ đầu sau sinh.
- Chăm sóc rốn sạch ngay sau sinh và những ngày đầu sau sinh.
- Bú sữa mẹ để cung cấp kháng thể chống nhiễm khuẩn.
- Tiêm phòng uấn ván cho mẹ lúc mang thai để tránh uấn ván rốn cho trẻ sơ
sinh.

8


Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu
1.1. Tiêu chuẩn nghiên cứu:

Tất cả trẻ sơ sinh sống sau mổ đẻ và đẻ thƣờng có cân nặng > 2500gr tại khoa
Sản –BVĐK Sơn Dƣơng từ 01/03/2016 đến 30/06/2016.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ :
- Trẻ sinh ra có cân nặng < 2500gam
- Trẻ dị tật bẩm sinhvà trẻ chết sau sinh
- Thời gian trẻ nằm viện < 2 ngày
2. Thiết kế nghiên cứu: Dùng phƣơng pháp hồi cứu
3. Các chỉ số và các biến số nghiên cứu:
3.1- Tuổi của mẹ:
+ < 17
+ 17-35
+ > 35
3.2- Nghề nghiệp của mẹ:
+ Nông dân.
+ Công nhân.
+ Cán bộ công chức,viên chức.
3.3- Tình trạng sức khỏe của mẹ:
+ Bình thƣờng.
+ Mắc bệnh toàn thân( tim, gan, thận, nội tiết).
3.4- Tình trạng ối:
+ Vỡ ối đúng thời điểm.
+ Vỡ ối non.
+ Vỡ ối sớm.
3.5- Phƣơng pháp sinh :
+ Đẻ thƣờng.
+ Đẻ mổ

9



3.6- Tuổi thai khi sinh:
+ Dƣới 37 tuần.
+ Từ 37 đến hết 41 tuần.
+ ≥ 42 Tuần.
3.7- Cân nặng của trẻ sơ sinh :
+ < 2500g
+ < 2500gr-3600gr.
+ > 3600gr.
3.8 – Thời gian dụng rốn
+ < 05 ngày.
+ 5-7ngày
+ ≥ 7 ngày
3.9- Tình trạng rốn sau sinh:
+ Nhiễm trùng .
+ Không nhiễm trùng
+ Chảy máu rốn

10


Chƣơng 3
KẾT QUẢ
3.1.Các yếu tố của mẹ:
Bảng 1:Tuổi của mẹ
Tuổi của mẹ

n

%


< 17

19

3.8

18-35

433

89.8

>35

31

6.4

Tổng cộng

493

100

*Nhận xét: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm 89.8%
Bảng 2: Nghề nghiệp của mẹ
Nghề nghiệp của mẹ

n


%

Nông dân

357

72.3

Công nhân

79

16.0

Cán bộ công
chức,viên chức

57

11.5

Tổng cộng

493

100

*Nhận xét: do sự phân bố địa lý nên số phụ nữ sinh con làm nông nghiệp chiếm
tỷ lệ khá cao 72.5%
3.2 Các yếu tố sức khỏe của mẹ

Bảng 3: Tình trạng sức khỏe của mẹ khi sinh
Tình trạng sức khỏe
của mẹ
Bình thƣờng

n

%

458

92.7

Mắc bệnh toàn thân

36

7.3

Tổng cộng

493

100

*Nhận Xét: Tình trạng sức khỏe của mẹ bình thƣờng khi sinh con chiếm tỉ lệ
khá cao 92.7%

11



Bảng 4:Tình trạng ối của mẹ:
Tình trạng ối của mẹ
khi sinh
Ối vỡ đúng thời điểm

n

%

242

49.0

Ối vỡ non

75

15.4

Ối vớ sớm

176

35.6

Tổng cộng

493


100

*Nhận xét:Tình trạng ối của mẹ khi sinh vỡ đúng thời điểm khi chuyển dạ là
không cao 49.0%
Bảng 5: Phƣơng pháp sinh của mẹ
Phƣơng pháp
sinh của mẹ
Đẻ thƣờng

n

%

280

56.7

Đẻ mổ

213

43.3

Tổng cộng
493
100
*Nhận xét:Số ngƣời mẹ đẻ thƣờng chiếm tỉ lệ cao 56.7%
3.3 Các yếu tố của thai nhi và quá trình chăm sóc rốn trẻ:
Bảng 6:Tuổi của thai nhi khi sinh
Tuổi thai

của mẹ
< 37 Tuần

n

%

31

6.2

37- hết 41 tuần

456

92.4

> 42 tuần

6

1.4

Tổng cộng

493

100

*Nhận xét: Tuổi thai của mẹ khi sinh từ 37-hết 41 tuần chiếm tỷ lệ 92.4%

Bảng 7:Cân nặng của trẻ khi sinh .
Cân nặng của trẻ sơ
sinh
<2500g

n

%

21

4.2

≤ 2500gr-3600gr

333

67.5

> 3600g

139

28.3

Tổng cộng

493

100


12


*Nhận xét:Cân nặng trẻ khi sinh đặt ≤ 2500gr-3600gr chiếm tỷ lệ 67.5%
Bảng 8:Thời gian dụng rốn

Thời gian dụng rốn

n

%

<5 Ngày

7

1.4

5-7 Ngày

459

95.2

>7 Ngày

17

3.4


Tổng cộng

493

100

*Nhận xét:Tỷ lệ dụng rốn 5-7 ngày chiếm tỷ lệ 95.2%
Bảng 9: Đánh giá tình trạng nhiễm trùng rốn, chảy máu rốn ở các trẻ đƣợc ghiên
cứu:
Tình trạng rốn

n

%

2

0.4

Không Nhiễm
trùng

491

99.6

Chảy máu rốn

0


0

Nhiễm trùng

Tổng cộng

493

100

*Nhận xét: Theo nghiên cứu của chúng tôi thì trên tổng số 493 trẻ có 2 trẻ bị nhiễm
trùng rốn chiếm tỷ lệ 0.4%

13


Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Chăm sóc rốn hở cho trẻ sơ sinh là điều rất quan trọng, đó là một quá trình liên
tục từ khi sinh ra đến khi dụng rốn. Chăm sóc rốn phải đảm bảo vô khuẩn. Qua bảng 8
ta thấy để có thời gian dụng rốn 5-7 ngày chiếm tỷ lệ khá cao 95,2%.Trong quá trình
theo rõi và chăm sóc rốn không băng ở 493 trẻ sơ sinh thì có 2 trẻ bị nhiễm trùng rốn
chiếm tỉ lệ 0.4% là do diều kiện gia đình ở xa cơ sở y tế, phong tục tập quán còn lạc
hậu đỡ đẻ tại nhà không đảm bảo đƣợc vô khuẩn ngay từ đầu.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 493 bệnh nhân sinh tại Khoa sản bệnh viện Sơn Dƣơng từ ngày
01/3/2016 đến 30/06/2016 chúng tôi thấy, chăm sóc rốn không băng là việc làm rất
quan trọng, đòi hỏi ngƣời điều dƣỡng phải đảm bảo tốt công tác vô khuẩn. Nếu bệnh

nhân không đƣợc chăm sóc tốt, không đảm bảo vô khuẩn thì dễ gây nên tình trạng
nhiễm trùng rốn, uấn ván rốn. Từ nghiên cứu này cho ta thấy việc chăm sóc rốn không
băng ở trẻ sơ sinh đạt kết quả rất tốt, vừa không mất nhiều công sức, tiết kiệm đƣợc
thời gian và không mất tiền mua băng rốn.

KIẾN NGHỊ
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền cho các sản phụ và gia đình sản phụ về chăm
sóc sức khỏe sinh sản, phụ nữ mang thai nên đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để
sinh con, để đƣợc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và con.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

14



×