Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá thực trạng và nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tình hình nhiễm HTLV (HUMAN t CELL LYMPHOTROPIC VIRUS) ở đối tượng người hiến máu tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

Trần Thị Thúy Lan

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HÌNH NHIỄM HTLV (HUMAN T-CELL
LYMPHOTROPIC VIRUS) Ở ĐỐI TƢỢNG NGƢỜI HIẾN MÁU
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

Trần Thị Thúy Lan

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HÌNH NHIỄM HTLV (HUMAN T-CELL
LYMPHOTROPIC VIRUS) Ở ĐỐI TƢỢNG NGƢỜI HIẾN MÁU
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60420107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS NGUYỄN TRIỆU VÂN
PGS.TS BÙI THỊ VIỆT HÀ

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn:
TS.BS Nguyễn Triệu Vân - Trưởng phịng Quản lý các chương trình dự án
và Đối ngoại, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
PGS.TS. Bùi Thị Việt Hà - Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh vật học, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động
viên tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy, Ban lãnh đạo Viện Huyết học
- Truyền máu TW, Phòng Tổ chức cán bộ, Khoa Hiến máu & Các thành phần máu,
Khoa Xét nghiệm Sàng lọc máu, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã ủng hộ và
tạo mọi điều kiện cho tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt, xin cảm ơn BSCKII. Phạm Tuấn Dƣơng - Phó Viện trưởng, Phụ
trách Khối Truyền máu - Viện Huyết học Truyền máu TW.
ThS. Nguyễn Thị Thanh Dung - Trưởng khoa Xét nghiệm Sàng lọc máu,
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Là những người đã ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ cho tơi trong suốt q trình
cơng tác và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại
học, các thầy, cô giáo trong khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo Bộ môn Vi sinh vật học đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày….tháng…..năm 2017
Học viên
Trần Thị Thúy Lan


DANH MỤC VIẾT TẮT
AIDS

Acquired immune deficiency syndrome/
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

ATL

Adult T-cell leukemia/
Bệnh bạch cầu cấp dòng T lympho ở người trưởng thành

CMIA

Chemiluminescent microparticle immuno assay/
Xét nghiệm miễn dịch vi hạt hóa phát quang

CMV

Cytomegalovirus

DNA

Deoxyribonucleic acid


EBV

Epstein barr virus

ELISA

Enzyme-linked immunosorbent assay/
Kỹ thuật miễn dịch gắn men

FDA

Food and Drug administration/
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

HAM

HTLV-I associated myelopathy/
Bệnh viêm tủy sống do nhiễm HTLV-I

HBV

Hepatitis B virus/Virút viêm gan B

HCV

Hepatitis C virus/Virút viêm gan C

HHTM-TW

Huyết học - Truyền máu Trung ương


HIV

Human immunodeficiency virus/
Virút gây suy giảm miễn dịch ở người

HTLV

Human T-cel lymphotropic virus

NAT

Nucleic acid testing/Xét nghiệm phát hiện acid nucleic

RLU

Relative light unit/Đơn vị ánh sáng tương đối

RNA

Ribonucleic acid

S/CO

Sample Rlu/Cutoff Rlu

TSP

Tropical spastic paraparesis/Bệnh liệt cứng chi dưới nhiệt đới


WHO

World Health Organization/Tổ chức Y tế Thế giới

i


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Tổng quan về lịch sử truyền máu ................................................................... 3
1.1.1. Lịch sử truyền máu trên thế giới ........................................................ 3
1.1.2. Lịch sử truyền máu tại Việt Nam ....................................................... 3
1.2. Tổng quan về các tác nhân lây qua đƣờng truyền máu ............................... 4
1.2.1. Tổng quan về các tác nhân lây qua đường truyền máu trên thế giới . 4
1.2.2. Tổng quan về các tác nhân lây qua đường truyền máu tại Việt Nam . 5
1.3. Tổng quan về Human T-cell lymphotropic virus (HTLV) ........................... 6
1.3.1. Cấu trúc ............................................................................................. 6
1.3.2. Phân loại ........................................................................................... 7
1.3.2.1.HTLV-I .............................................................................................. 7
1.3.2.2.HTLV-II............................................................................................. 9
1.3.2.3.HTLV-III và HTLV-IV ....................................................................... 9
1.3.3. Đường lây truyền ............................................................................... 9
1.3.3.1.Lây qua đường truyền máu ............................................................... 9
1.3.3.2.Lây truyền qua đường tình dục ....................................................... 10
1.3.3.3.Lây truyền từ mẹ sang con thơng qua sữa mẹ ................................. 11

1.3.3.4.Lây truyền do dùng chung bơm kim tiêm ........................................ 11
1.3.4. Các bệnh lý liên quan đến Human T-cell lymphotropic virus .......... 11
1.3.5. Các kỹ thuật xét nghiệm phát hiện HTLV ........................................ 12
1.3.6. Thực trạng về Human T-cell lymphotropic virus ............................. 12
1.3.6.1.Thực trạng về Human T-cell lymphotropic virus trên thế giới ........ 12

ii


1.3.6.2.Thực trạng về Human T-cell lymphotropic virus tại Việt Nam ....... 16
1.3.7. Các yếu tố liên quan ........................................................................ 17
1.3.7.1.Thực trạng nhiễm HTLV-I/II và đồng nhiễm với HBV .................... 17
1.3.7.2.Thực trạng nhiễm HTLV-I/II và đồng nhiễm với HCV .................... 17
1.3.7.3.Thực trạng nhiễm HTLV-I/II và đồng nhiễm với HIV ..................... 17
1.3.7.4.Thực trạng nhiễm HTLV-I/II và yếu tố giới tính ............................. 18
1.3.7.5.Thực trạng nhiễm HTLV-I/II và yếu tố địa lý .................................. 19
1.3.7.6.Thực trạng nhiễm HTLV-I/II và tỷ lệ tử vong, bệnh tật ................... 19
1.3.7.7.Thực trạng nhiễm HTLV-I/II và tuổi tác ......................................... 20
1.4. Thực trạng về tình hình xét nghiệm sàng lọc Human T-cell lymphotropic
virus (HTLV) cho đơn vị máu ....................................................................... 20
1.4.1. Thực trạng về tình hình xét nghiệm sàng lọc HTLV-I/II Trên thế
giới .................................................................................................. 20
1.4.2. Thực trạng về tình hình xét nghiệm sàng lọc HTLV-I/II tại Việt Nam22
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 23
2.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 23
2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 23
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 23
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 23
2.3.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu ..................................... 23
2.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 23

2.3.4. Giải thích từ ngữ.............................................................................. 23
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 24
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................... 24
2.4.2. Chọn mẫu ........................................................................................ 24
2.4.2.1.Phương pháp chọn mẫu .................................................................. 24
2.4.2.2.Cỡ mẫu............................................................................................ 24
2.5. Trang thiết bị, vật liệu, sinh phẩm................................................................ 25

iii


2.5.1. Trang thiết bị ................................................................................... 25
2.5.2. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 25
2.5.3. Sinh phẩm ........................................................................................ 25
2.6. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu.............................................................. 25
2.6.1. Nguyên lý kỹ thuật ........................................................................... 26
2.6.2. Các hóa chất sử dụng ...................................................................... 27
2.6.3. Các bước thực hiện kỹ thuật ............................................................ 28
2.6.4. Cách biện luận kết quả .................................................................... 29
2.7. Xử lý số liệu ..................................................................................................... 29
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................. 29
2.9. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................ 30
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................. 31
3.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu ............................................................. 31
3.1.1. Đặc điểm của người hiến máu bình thường ..................................... 31
3.1.1.1.Đặc điểm về tuổi của người hiến máu bình thường......................... 31
3.1.1.2.Đặc điểm về giới tính của người hiến máu bình thường ................. 32
3.1.1.3.Đặc điểm về số lần hiến máu của người hiến máu bình thường ...... 33
3.1.1.4.Đặc điểm nghề nghiệp của người hiến máu bình thường ................ 34
3.1.1.5.Đặc điểm về nhóm máu ABO của người hiến máu bình thường ...... 35

3.1.1.6.Đặc điểm về địa dư của người hiến máu bình thường..................... 36
3.1.2. Đặc điểm của người hiến máu có đồng nhiễm viêm gan B hoặc
viêm gan C hoặc HIV ....................................................................... 37
3.1.2.1.Đặc điểm về tuổi của người hiến máu có đồng nhiễm với HBV hoặc
HCV hoặc HIV ................................................................................. 38
3.1.2.2.Đặc điểm về giới tính của người hiến máu có đồng nhiễm với HBV
hoặc HCV hoặc HIV ........................................................................ 39
3.1.2.3.Đặc điểm về số lần hiến máu của người hiến máu có đồng nhiễm
HBV hoặc HCV hoặc HIV ............................................................... 40

iv


3.1.2.4.Đặc điểm về nghề nghiệp của người hiến máu có đồng nhiễm HBV
hoặc HCV hoặc HIV ........................................................................ 41
3.1.2.5.Đặc điểm về nhóm máu của người hiến máu có đồng nhiễm HBV
hoặc HCV hoặc HIV ........................................................................ 42
3.1.2.6.Đặc điểm về địa dư của người người hiến máu có đồng nhiễm với
HBV hoặc HCV hoặc HIV ............................................................... 43
3.2. Thực trạng nhiễm Human T-cell Lymphotropic virus (HTLV) ở ngƣời
hiến máu bình thƣờng .................................................................................... 44
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường...................... 44
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường theo nhóm
tuổi................................................................................................... 45
3.2.3. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường theo giới tính 46
3.2.4. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường theo số lần
hiến máu .......................................................................................... 47
3.2.5. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường theo nhóm
nghề nghiệp ..................................................................................... 48
3.2.6. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường theo hệ nhóm

máu ABO ......................................................................................... 49
3.2.7. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường theo yếu tố
địa dư............................................................................................... 49
3.3. Thực trạng nhiễm Human T-cell Lymphotropic virus (HTLV) và đồng
nhiễm với virút viêm gan B hoặc virút viêm gan C hoặc HIV ................... 50
3.3.1. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu .......................................... 50
3.3.3. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu có đồng nhiễm với HCV ... 54
3.3.4. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu có đồng nhiễm với HIV .... 55
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 58
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 60

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường ............................... 44
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường theo nhóm tuổi...... 45
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường theo giới tính ........ 46
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường theo số lần hiến
máu .............................................................................................................. 47
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường theo nhóm nghề
nghiệp .......................................................................................................... 48
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường theo hệ nhóm máu
ABO ............................................................................................................. 49
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường theo yếu tố địa dư . 49
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu bình thường và ở người hiến
máu có đồng nhiễm với HBV hoặc HCV hoặc HIV ................................... 50
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu có đồng nhiễm với HBV theo
nhóm tuổi, giới tính, số lần hiến máu, nghề nghiệp, nhóm máu và yếu tố

địa dư ........................................................................................................... 52
Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu có đồng nhiễm với HCV theo
nhóm tuổi, giới tính, số lần hiến máu, nghề nghiệp, nhóm máu và yếu tố
địa dư ........................................................................................................... 54
Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu có đồng nhiễm với HIV theo
nhóm tuổi, giới tính, số lần hiến máu, nghề nghiệp, nhóm máu và yếu tố
địa dư ........................................................................................................... 55

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của virút .................................................................................. 6
Hình 1.2. Phân bố các dưới nhóm của HTLV-I tại các quốc gia trên thế giới [37]........ 8
Hình 1.3. Phân bố HTLV-I trên tồn thế giới [37] ....................................................... 13
Hình 1.4. Tình hình xét nghiệm sàng lọc HTLV-I/II cho đơn vị máu ở một số quốc
gia trên thế giới ............................................................................................ 21
Hình 2.1. Hệ thống máy xét nghiệm tự động Abbott Architect I 4000 [5] ................... 26
Hình 2.2. Nguyên lý kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang [5] ..................... 26
Hình 3.1. Tỷ lệ nhóm tuổi của người hiến máu bình thường ........................................ 31
Hình 3.2. Tỷ lệ giới tính của người hiến máu bình thường .......................................... 32
Hình 3.3. Tỷ lệ về số lần hiến máu của người hiến máu bình thường .......................... 33
Hình 3.4. Tỷ lệ nhóm nghề nghiệp của người hiến máu bình thường .......................... 34
Hình 3.5. Tỷ lệ nhóm máu ABO của người hiến máu bình thường.............................. 35
Hình 3.6. Tỷ lệ theo yếu tố địa dư của người hiến máu bình thường ........................... 36
Hình 3.7. Tỷ lệ người hiến máu có đồng nhiễm HBV hoặc HCV hoặc HIV ............... 37
Hình 3.8. Tỷ lệ nhóm tuổi của người hiến máu có đồng nhiễm với HBV hoặc HCV
hoặc HIV ...................................................................................................... 38
Hình 3.9. Tỷ lệ giới tính của người hiến máu có đồng nhiễm với HBV hoặc HCV
hoặc HIV ...................................................................................................... 39

Hình 3.10.Tỷ lệ về số lần hiến máu ở người hiến máu có đồng nhiễm với HBV hoặc
HCV hoặc HIV ............................................................................................ 40
Hình 3.11.Tỷ lệ nghề nghiệp ở người hiến máu có đồng nhiễm HBV hoặc HCV
hoặc HIV ...................................................................................................... 41
Hình 3.12.Tỷ lệ nhóm máu của người hiến máu có đồng nhiễm HBV hoặc HCV
hoặc HIV ...................................................................................................... 42
Hình 3.13.Tỷ lệ theo địa dư của người hiến máu có đồng nhiễm với HBV hoặc
HCV hoặc HIV ............................................................................................ 43

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền máu là một biện pháp điều trị và điều trị hỗ trợ cho người bệnh. Máu
là một loại chế phẩm đặc biệt cho đến nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể
thay thế được. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi quốc gia cần phải
tiếp nhận được số lượng máu tương đương khoảng 2% dân số của quốc gia đó, thì
mới cung cấp đủ máu cho nhu cầu cấp cứu, điều trị và dự phịng. Vì vậy, việc cung
cấp máu và chế phẩm máu an toàn là mục tiêu hàng đầu của dịch vụ truyền máu ở
mỗi quốc gia. Một đơn vị máu trước khi được truyền cho người bệnh phải trải qua
hàng loạt quá trình từ bước tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện, tiếp nhận
đơn vị máu, xét nghiệm sàng lọc, sản xuất, lưu trữ và phân phối đơn vị máu. Trong
đó việc xét nghiệm sàng lọc cho đơn vị máu đóng vai trị quan trọng góp phần ngăn
ngừa lây truyền các bệnh qua đường truyền máu [2]. Các tác nhân lây qua đường
truyền máu bao gồm: virút viêm gan B, virút viêm gan C, HIV, CMV, EBV…và
HTLV cũng là một trong những tác nhân lây qua đường truyền máu.
HTLV (Human T-cel lymphotropic virus) là virút gây bệnh cho người được
phân lập từ tế bào lympho T của bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư tế bào lympho T
thể ATL (Adult T-cell Leukemia) hay còn gọi là bệnh bạch cầu cấp dòng T lympho
ở người trưởng thành và bệnh viêm tủy sống do nhiễm HTLV-I [60].

Theo ước tính có khoảng 20 triệu người nhiễm HTLV-I trên tồn thế giới và
có tới (90%) những người nhiễm HTLV-I khơng có triệu chứng lâm sàng [15].
Nhiễm HTLV-II có liên quan tới chủng tộc và hành vi nguy cơ, tỷ lệ nhiễm cao ở
người nghiện chích ma túy. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nước tiến hành xét
nghiệm sàng lọc HTLV-I/II cho đơn vị máu như: Nhật Bản, Mỹ, Canada, Pháp…
Tại Việt Nam trước năm 1995 tỷ lệ nhiễm virút Human T-cell lymphotropic
(HTLV) trong cộng đồng là tương đối thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây có
sự gia tăng số lượng bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp (leukemia) dòng T lympho tại
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (HHTM-TW) theo từng năm thể hiện
trong nghiên cứu của các tác giả Đỗ Trung Phấn, Nguyễn Triệu Vân, Nguyễn
Quang Tùng và Bạch Quốc Khánh [8].

1


Chính vì vậy, để đánh giá được thực trạng và các yếu tố liên quan đến tình hình
nhiễm HTLV ở đối tượng người hiến máu tại Việt Nam chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Đánh giá thực trạng và nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tình hình
nhiễm HTLV ở đối tượng người hiến máu tại Việt Nam” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá được thực trạng tình hình nhiễm HTLV-I/II cũng như tỷ lệ đồng
nhiễm HTLV-I/II với virút viêm gan B, virút viêm gan C và HIV ở đối tượng
người hiến máu tại Việt Nam.
2. Xác định được một số các yếu tố liên quan đến thực trạng nhiễm HTLV-I/II
ở đối tượng người hiến máu tại Việt Nam.

2


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.


Tổng quan về lịch sử truyền máu

1.1.1. Lịch sử truyền máu trên thế giới
Ý tưởng truyền máu từ một loài động vật này sang loài động vật khác hay từ
động vật sang con người hoặc từ người này sang người khác đã có từ rất xa xưa.
Năm 1628, Wiliam Harvey đã khám phá ra sự tuần hồn máu [7], chính nhờ ý
tưởng này đã tạo ra động lực thúc đẩy ngành truyền máu phát triển.
Năm 1901, Giáo sư Karl Landsteiner người Áo đã phát minh ra hệ nhóm máu
ABO [7]. Đây là một phát minh hết sức vĩ đại và đã mở ra một bước tiến hết sức
quan trọng cho lịch sử truyền máu trên thế giới. Cho tới ngày nay, truyền máu là
hoạt động không thể thiếu trong công tác cấp cứu và điều trị cho người bệnh.
1.1.2. Lịch sử truyền máu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Truyền máu được thực hiện từ thời chiến tranh. Trước năm
1954 cơ sở cung cấp máu đầu tiên do quân đội Pháp thành lập và trường hợp truyền
máu đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Đồn Thủy. Từ năm 1954 sau khi hồ
bình được lập lại, Bệnh viện Đồn Thủy được Nhà nước ta tiếp quản và đổi tên thành
Quân Y viện 108, ngày nay gọi là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [7].
Năm 1956, Bệnh viện Việt Đức đã thành lập khoa “Lấy máu và Truyền máu”.
Đến năm 1970, Bệnh viện Bạch Mai đã thành lập khoa “Lấy máu” do GS. Bạch
Quốc Tuyên là Chủ nhiệm khoa [7].
Ngày 31 tháng 12 năm 1984, Viện Huyết học và Truyền máu thuộc Bệnh viện
Bạch Mai được thành lập. Đây là cơ quan tham mưu cho Bộ Y tế và chỉ đạo các
hoạt động thuộc chuyên ngành Huyết học - Truyền máu trên phạm vi toàn quốc [7].
Quyết định số 31/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 03 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trực thuộc
Bộ Y tế [7]. Đây là một bước tiến vượt bậc của chuyên ngành Huyết học - Truyền
máu tại Việt Nam.

3



Năm 2016, cả nước tiếp nhận được 1.176.986 lượt hiến máu và các thành phần
máu đạt tỷ lệ 1,28% trên dân số tồn quốc (với dân số ước tính năm 2016 là 92.000.000
người), trong đó lượng máu tiếp nhận từ người tình nguyện đạt 97,6% [4].
1.2.

Tổng quan về các tác nhân lây qua đƣờng truyền máu
Truyền máu có vai trị thiết yếu trong điều trị và thay thế trong những trường

hợp bị mất máu do các chấn thương, phẫu thuật hay một số bệnh nội khoa khác
nhằm cứu sống người bệnh. Tuy nhiên truyền máu cũng có thể gây ra các tai biến
trong đó có các bệnh lây qua đường truyền máu, nếu việc xét nghiệm sàng lọc cho
đơn vị máu không được tuân thủ.
1.2.1. Tổng quan về các tác nhân lây qua đường truyền máu trên thế giới
Bên cạnh những thành công về việc phát hiện ra hệ thống nhóm máu ABO
góp phần đảm bảo an tồn truyền máu, từ năm 1950 đã có những phát hiện về bệnh
lây qua đường truyền máu [6].
Năm 1943, Beeson đã mô tả một bệnh nhân bị viêm gan B sau truyền máu và
thấy rằng số lượng đơn vị máu truyền càng nhiều thì khả năng mắc càng cao [68].
Đây cũng là tiền đề cho việc nghiên cứu về các virút lây qua đường truyền máu.
Cũng trong khoảng thời gian này hàng loạt các virút được phát hiện như: HBV,
HCV, HIV…[68].
Năm 1965, Blumberg và cộng sự lần đầu tiên miêu tả kháng nguyên Australia
và cho rằng kháng nguyên này có thể được phát hiện trong huyết tương của bệnh
nhân Hemophilia được truyền máu nhiều lần [17].
Năm 1970, nhà bác học Dane và cộng sự đã phân lập được viút viêm gan B
hoàn chỉnh gọi là thể Dane [6]. Từ đó việc sàng lọc HBsAg cho đơn vị máu bắt đầu
được thực hiện từ năm 1971, kỹ thuật ban đầu được sử dụng là kỹ thuật khuếch tán
trên gel thạch. Năm 1980, bắt đầu sử dụng kỹ thuật ELISA để sàng lọc HBsAg cho

đơn vị máu [14].
Năm 1988, Houghton và Ezzel đã phân lập được virút viêm gan C và năm
1989 ông cũng là người nghiên cứu thành cơng việc sản xuất kít ELISA để chẩn
đốn tình trạng nhiễm virút viêm gan C [14].

4


Năm 1998, các Quốc gia như Đức, Anh, Pháp và Mỹ đã tiến hành xét nghiệm
sàng lọc virút viêm gan C cho đơn vị máu cùng với virút viêm gan B và HIV [6].
Năm 1981, Michael Goleb đã mô tả bệnh nhân đầu tiên bị hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người [43]. Năm 1984, Montagner và Gallo đã phân lập được
HIV và đồng thời cũng xác định được đường lây truyền của HIV trong đó có
nguyên nhân do bệnh nhân đã được truyền những đơn vị máu khơng được xét
nghiệm sàng lọc HIV. Từ đó vấn đề xét nghiệm sàng lọc HIV cho đơn vị máu trở
thành yêu cầu bắt buộc [6].
Năm 1999, FDA đã cho phép sử dụng kỹ thuật NAT trong xét nghiệm sàng
lọc cho đơn vị máu để phát hiện HBV, HCV, HIV tại Mỹ [39], nhờ ứng dụng kỹ
thuật NAT đã góp phần rút ngắn được giai đoạn cửa sổ đối với HBV, HCV, HIV
ngay tại thời điểm đó các kỹ thuật huyết thanh học chưa phát hiện được [53].
Xét nghiệm sàng lọc HTLV-I/II cho đơn vị máu được thực hiện vào năm 1986
tại Nhật Bản. Nối tiếp Nhật Bản, Mỹ tiến hành xét nghiệm sàng lọc HTLV-I/II vào
cuối năm 1988 và đã mang lại được hiệu quả trong việc làm giảm sự lây truyền
HTLV-I/II qua đường truyền máu [72].
1.2.2. Tổng quan về các tác nhân lây qua đường truyền máu tại Việt Nam
Trong những năm vừa qua, công tác xét nghiệm sàng lọc cho đơn vị máu đã
có những bước tiến vượt bậc, bắt đầu từ năm 1973 đã ứng dụng kỹ thuật điện di
khuếch tán trên gel thạch để phát hiện kháng nguyên HBsAg, năm 1987 tiến hành
xét nghiệm sàng lọc HBsAg và HIV bằng kỹ thuật ELISA. Năm 1994, đã tiến hành
xét nghiệm đồng thời HBV, HCV, HIV bằng kỹ thuật ELISA [13].

Năm 2011, đã ứng dụng kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang, sử dụng các hệ
thống máy xét nghiệm tự động hoàn toàn để tiến hành xét nghiệm sàng lọc HBV,
HCV, HIV cho đơn vị máu, qua đó đã rút ngắn được thời gian thực hiện xét nghiệm
và đồng thời cũng làm giảm được các sai sót trong quá trình thực hiện xét nghiệm.
Năm 2015, được coi là năm tạo được bước đột phá trong công tác xét nghiệm
sàng lọc cho đơn vị máu với việc ứng dụng kỹ thuật NAT. Việc ứng dụng kỹ thuật
NAT đã mở ra kỷ nguyên mới trong công tác đảm bảo an tồn truyền máu góp phần

5


rút ngắn giai đoạn cửa sổ. Đối với HBV nếu sử dụng kỹ thuật huyết thanh học phát
hiện được HBsAg ở ngày thứ 59 thì khi sử dụng kỹ thuật NAT đã phát hiện được ở
ngày thứ 34, tương tự đối với HCV cũng giảm từ 82 ngày xuống còn 23 ngày và
HIV giảm từ 21 ngày xuống còn 11 ngày [53].
Hiện nay theo quy định tại Thông tư số 26/2013/TT/BYT, Hướng dẫn hoạt
động Truyền máu thì xét nghiệm sàng lọc HTLV-I/II chưa yêu cầu bắt buộc phải
thực hiện như xét nghiệm sàng lọc HBV, HCV, HIV cho đơn vị máu [2].
1.3.

Tổng quan về Human T-cell lymphotropic virus (HTLV)

1.3.1. Cấu trúc
HTLV có cấu trúc tương tự như HIV, bao gồm lớp vỏ ngồi cùng với những
chân gai có tác dụng bám dính lên bề mặt tế bào đích, sau đó đến lớp vỏ nhân và
trong cùng là nhân virút gồm RNA, enzym sao chép ngược, protease [18].

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của virút

6



Genome của HTLV là ARN sợi đơn dương với enzym phiên mã ngược.
HTLV có đường kính từ 70 - 130 nm, màng gồm lớp lipid tạo thành vỏ bọc của
virút. Nhân chứa hai chuỗi RNA giống hệt nhau có trọng lượng từ 8-10 kb, trên đó
có gắn enzym sao chép ngược và RNA vận chuyển. Genome của virút bao gồm cả
vùng mã hố và vùng khơng mã hố. Những vùng khơng mã hố cũng có vai trị
quan trọng trong q trình nhận biết tín hiệu để tổng hợp DNA và RNA đó là vị trí
tận cùng 5’ và 3’.
1.3.2. Phân loại
HTLV thuộc họ Retrovirrus, trong đó gồm có Lentivirinea mà đại diện là
HIV-I/II, nhóm Spumavirinea chưa phát hiện được khả năng gây bệnh và nhóm
Oncovirinea bao gồm HTLV-I và HTLV-II [18]. Kể từ lần đầu tiên được phát hiện
vào năm 1980 cho đến nay, sau hơn 30 năm đã có 4 chủng loại HTLV được phát
hiện. Trong đó HTLV-I và HTLV-II là những chủng loại xuất hiện nhiều trong các
đợt dịch bệnh bùng nổ và có khả năng lây lan lớn. Trong đó hai chủng loại HTLVIII và HTLV-IV được phát hiện vào năm 2005 [26].
1.3.2.1.

HTLV-I

HTLV-I lần đầu tiên được phân lập tại Nhật Bản vào năm 1980 từ tế bào T
lympho của bệnh nhân bị bệnh u lympho tế bào T thể da. Sau đó những thơng tin
khác đã chỉ ra sự khác biệt của thể u lympho này với các thể thông thường khác và
đặt tên là adult T-cell leukemia (Bệnh bạch cầu cấp dòng T lympho ở người trưởng
thành). Kết quả nghiên cứu đã dần chứng minh HTLV-I là căn nguyên của hai bệnh
đó là bệnh bạch cầu cấp dòng T lympho ở người trưởng thành (ATL) và bệnh viêm
tủy sống do nhiễm HTLV-I (HAM) [35].

7



Hình 1.2. Phân bố các dưới nhóm của HTLV-I tại các quốc gia trên thế giới [37]
Hiện nay có 4 dưới nhóm (Subtypes) chính của HTLV-I đã được phát hiện và
mỗi dưới nhóm đặc trưng cho một khu vực nhất định [37], từ đó dẫn đến sự phân
nhóm của HTLV-I và bằng chứng là tỷ lệ nhiễm HTLV-I cao ở phía Tây Nam Nhật
Bản, mặc dù những khu vực lân cận có tỷ lệ nhiễm thấp như: Hàn Quốc, Trung
Quốc và hiện tại vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của
dịch bệnh [49].
-

Dưới nhóm (Subtypes) A là nhóm có sự phân bố rộng rãi nhất bao gồm: Nhật
Bản, Tây Phi, Bắc Phi, vùng Caribe, Trung và Nam Mỹ cũng như một phần của
vùng Trung Đơng;

-

Dưới nhóm B, D phân bố ở Châu Phi;

-

Dưới nhóm C phân bố ở khu vực Thái Bình Dương;

-

Dưới nhóm ít phổ biến hơn như E,F,G phân bố ở Châu Phi [37].

8


1.3.2.2.


HTLV-II

Năm 1982, HTLV-II được phân lập từ tế bào T của bệnh nhân lơ xê mi tế bào
tóc [35].
Hiện nay có 4 dưới nhóm của HTLV-II đã được phát hiện, mỗi phân nhóm
cũng đặc trưng cho những khu vực nhất định.
-

Dưới nhóm A, B phân bố ở châu Âu và xuất hiện lẻ tẻ ở châu Á và châu Phi;
- Dưới nhóm C xuất hiện ở các khu đơ thị của Brazil;
- Dưới nhóm D được tìm thấy trong một quần thể người lùn ở châu Phi.

1.3.2.3.

HTLV-III và HTLV-IV

Cả HTLV-III và HTLV-IV được phân lập vào năm 2005. HTLV-III được
phân lập từ một bệnh nhân nam 62 tuổi ở miền nam Cameroon [26], bệnh nhân bị
nhiễm HTLV-III được mô tả là khơng có triệu chứng lâm sàng. HTLV-IV được tìm
thấy ở các bệnh nhân là thợ săn trong rừng tại Châu Phi.
Cho đến ngày nay, cả HTLV-III và HTLV-IV chưa xác định được có sự đồng
nhiễm với một nhóm bệnh cụ thể nào và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Với
việc phát hiện liên tục các dưới nhóm và chủng loại mới, các nghiên cứu cho thấy
có đến 28% dân số ở Châu Phi được báo cáo là có kết quả xét nghiệm HTLV dương
tính bằng kỹ thuật huyết thanh học [80].
1.3.3. Đường lây truyền
Đường lây truyền HTLV bao gồm: lây qua đường truyền máu, lây truyền qua
đường tình dục, lây từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ, dùng chung kim tiêm và tiêm
chích ma túy.

1.3.3.1.

Lây qua đường truyền máu

Lây qua đường truyền máu chỉ xảy ra khi sử dụng các chế phẩm có chứa tế
bào như: máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu và khối tiểu cầu. Bệnh nhân
được truyền những đơn vị máu có chứa tế bào bạch cầu lympho từ người cho bị
nhiễm HTLV-I là ngun nhân chính gây ra tình trạng nhiễm HTLV-I (15-60%)
[37]. Bệnh nhân sử dụng các chế phẩm không có chứa tế bào như huyết tương hoặc

9


các sản phẩm từ huyết tương thì rất ít khi bị lây nhiễm [57]. Nguy cơ lây nhiễm
HTLV-I/II cho người nhận khi được truyền những đơn vị khối hồng cầu, khối bạch
cầu bị nhiễm HTLV-I/II trong giai đoạn chuyển đổi huyết thanh đã được báo cáo là
40-60% và làm tăng nguy cơ suy giảm miễn dịch cho người nhận [79].
Để xác định nguy cơ lây truyền HTLV-I cho người nhận máu ở Jamaica trước
khi việc xét nghiệm sàng lọc HTLV-I cho đơn vị máu được cấp phép. Manns và
cộng sự đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu, dựa trên 14.870 mẫu máu được lấy từ
người hiến máu khỏe mạnh đã được xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền khác
như: HBV, HCV, HIV cho kết quả âm tính. Tất cả 14.870 đơn vị máu đã đã được
truyền cho bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu tiến hành làm xét nghiệm sàng lọc HTLVI cho 14.870 mẫu máu lưu tại ngân hàng máu ở Jamaica bằng kỹ thuật ELISA đã đã
phát hiện được 361 mẫu cho kết quả là dương tính với kháng thể kháng HTLV-I.
Trong số 361 mẫu dương tính với kháng thể kháng HTLV-I đã được truyền cho
bệnh nhân thì có tới 247 bệnh nhân bị nhiễm HTLV-I và tỷ lệ chuyển đổi huyết
thanh ở những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính với HTLV-I trong nghiên cứu
là 44% [50].
Một nghiên cứu khác của Murata và cộng sự đã mô tả một ca tử vong xảy ra ở
một người phụ nữ 42 tuổi sống tại Kumamoto thuộc phía nam Nhật Bản được chẩn

đốn bị bệnh bạch cầu cấp dịng T lympho ở người trưởng thành và có kèm theo hội
chứng viêm tủy sống do nhiễm HTLV-I. Đây cũng là báo cáo đầu tiên về ca khám
nghiệm tử thi, khi khám nghiệm tử thi cho thấy tế bào Lympho T xuất hiện ở phổi,
gan, thận, lá lách, tuyến giáp và hạch bạch huyết [55].
1.3.3.2.

Lây truyền qua đường tình dục

Lây truyền qua đường tình dục thì khả năng lây truyền từ nam sang nữ lớn hơn
so với từ nữ sang nam. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy tỷ lệ lây truyền từ
nam sang nữ là 60,8%, đặc biệt ở các cặp vợ chồng kết hơn trong vịng 10 năm và
chỉ có dưới 1% là lây nhiễm từ nữ sang nam. Tại Mỹ những người có quan hệ tình
dục với người nhiễm HTLV-I/II có tỷ lệ lây nhiễm từ 25-30% [71].

10


1.3.3.3.

Lây truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ

Lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu liên quan đến việc cho con bú sữa mẹ sau
6 tháng tuổi. Khoảng 10-25% trẻ em sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HTLV-I có sử
dụng sữa mẹ sẽ bị nhiễm bệnh. Với lượng virút tồn tại trong sữa mẹ, trong tế bào
máu cũng như lượng kháng thể kháng lại HTLV-I tồn tại trong huyết thanh và thời
gian cho con bú lâu (ít nhất là > 6 tháng) là những yếu tố nguy cơ chính cho sự lây
truyền HTLV-I từ mẹ sang con [37].
1.3.3.4.

Lây truyền do dùng chung bơm kim tiêm


Lây truyền do dùng chung bơm kim tiêm chủ yếu liên quan đến HTLV-II. Khi
bị nhiễm HTLV-II làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh, đặc biệt đối với
những người bệnh có mắc đồng nhiễm với HIV. Phần lớn các nghiên cứu về tỷ lệ
nhiễm HTLV-II thường tập trung vào đối tượng người bệnh có mắc đồng nhiễm
HTLV-II với HIV, đặc biệt ở những người tiêm chích ma túy. Các nghiên cứu đã
cho thấy nhiễm HTLV-II có ảnh hưởng đến sự sống sót của người bệnh [38]. Hiện
tại chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá đầy đủ về thực trạng nhiễm HTLV-I và
HTLV-II ở cộng đồng cũng như ở đối tượng người hiến máu. Trong khi nhiễm
HTLV-I có tác động bất lợi đến sức khỏe nhưng những thống kê về tỷ lệ tử vong
vẫn chưa có ý nghĩa thống kê [59]. Nhiễm HTLV-I cũng xuất hiện ở những người
tiêm chích ma tuý nhưng ở một mức độ thấp hơn HTLV-II [56].
1.3.4. Các bệnh lý liên quan đến Human T-cell lymphotropic virus
HTLV-I và HTLV-II gần với retrovirus type C ở người [62], HTLV-I có liên
quan đến tình trạng ung thư biểu mơ và các rối loạn thần kinh về bệnh thối hóa
myelin: Bệnh bạch cầu cấp dòng T lympho ở người trưởng thành (ATL) [22], bệnh
liệt cứng chi dưới nhiệt đới (TSP) [36] hay bệnh viêm tủy sống do nhiễm HTLV-I
(HAM) [60]. Gần đây là bệnh viêm đa cơ, viêm khớp và viêm da lây nhiễm được
phát hiện thấy ở những bệnh nhân bị nhiễm HTLV-I [36].

11


Với HTLV-II, tuy sự liên quan đến bệnh bạch cầu cấp chưa được chứng minh
nhưng có một số nghiên cứu cho thấy có sự liên quan với bệnh thối hóa thần kinh
tương tự như bệnh viêm tủy sống (HAM) hoặc liệt cứng chi dưới nhiệt đới (TSP)
[66] và thỉnh thoảng cũng liên quan đến bệnh tăng sinh tế bào lympho [44].
1.3.5. Các kỹ thuật xét nghiệm phát hiện HTLV
-


Xét nghiệm hóa miễn dịch phát quang;

-

Xét nghiệm ELISA (Enzyme-linked immunosorbent assay);

-

Xét nghiệm Western blot;

-

Xét nghiệm sinh học phân tử.

1.3.6. Thực trạng về Human T-cell lymphotropic virus
1.3.6.1.

Thực trạng về Human T-cell lymphotropic virus trên thế giới

Nhật Bản là Quốc gia có tỷ lệ nhiễm HTLV-I cao nhất Thế giới, có những
vùng tỷ lệ nhiễm tới 35% dân số như Okinawa. Vùng Tây Nam Nhật Bản cũng có
tỷ lệ nhiễm khá cao từ 8% - 10% như Kyushu, các khu vực khác không nằm trong
vùng dịch có tỷ lệ nhiễm từ 0,3 - 1,2% [75].
Tại Nhật Bản, HTLV-I đã được triển khai nghiên cứu rộng rãi hơn 30 năm qua
và trên thực tế có khoảng 1.000 ca mắc bệnh bạch cầu cấp dịng T lympho ở người
trưởng thành được chẩn đoán mỗi năm và hàng chục ca được chẩn đoán là viêm tủy
sống do nhiễm HTLV-I (TSP/HAM) đã được báo cáo. Tỷ lệ nhiễm HTLV-I ở người
hiến máu được ước tính khoảng 1,08 triệu người vào năm 2006. Sự phân bố tỷ lệ
nhiễm HTLV-I ở người hiến máu không đồng đều giữa các khu vực: từ 1% ở
Hokkaido đến 6% ở các đảo Kyushu và Okinawa [37].


12


Bảng 1.1. Tình hình nhiễm HTLV-I/II ở người hiến máu tại một số quốc gia
trên thế giới [56]
Khu vực

Châu Mỹ

Châu Âu

Châu Á

Quốc gia

Mẫu dƣơng
tính/tổng số
mẫu

Tỷ lệ %

Tham khảo

Ác-hen-ti-na

129/14.228

0,9%


Bra-xin

327/281.760

0,12%

Mỹ
Pháp
Anh
Hy Lạp

448/2.047.740

0,219%

54/1.115.030

4,8 × 10−5

40/850.801

4,7 × 10−5

29/1.524.568

1,9 × 10−5

Ấn Độ

14/10.000


0,1%

Biglione M, J AIDS 1999
Carneiro-Proietti AB, AIDS
Res Human Retrov 2012
(adjusted for HTLV-1 vs.
HTLV-2)
Chang YB, J Infect Dis 2014
Laperche S, Vox Sang 2009
Laperche S, Vox Sang 2009
Laperche S, Vox Sang 2009
Kumar H, Indian J Pathol
Microbiol 2006

Nhật Bản

3787/1.196.321

0,3%

Hàn Quốc

1/15.173

6,6 × 10−5

Nga

7/111.109


6,3 × 10−5

Satake M, J Med Virol 2012
Kwon SY, J Med Virol 2008
Stienlauf S, Emerg Infect Dis
2009

Hình 1.3. Phân bố HTLV-I trên toàn thế giới [37]

13


*Tại Mỹ
HTLV-I: Nhiễm HTLV-I có liên quan đến những người nhập cư, trẻ em nhập
cư, đối tượng hành nghề mại dâm và tiêm chích ma túy [65]. Dựa trên số liệu
nghiên cứu từ năm 2000-2009 với đối tượng là người hiến máu lần đầu tại Mỹ thì tỷ
lệ nhiễm HTLV-I là 0,219% và đối tượng bị nhiễm HTLV-I thường xuất hiện ở giới
tính nữ, người lớn tuổi [28].
HTLV-II: Tỷ lệ nhiễm HTLV-II trong những người tiêm chích ma túy ở Bắc
Mỹ từ 8 - 17% [34]. Nghiên cứu tại Washington từ năm 1994 -1997 cho thấy tỷ lệ
nhiễm HTLV-II dựa trên đối tượng là 2799 người tiêm chích ma túy thì có 189 người
bị nhiễm HTLV-II chiếm 6,75%. Lây nhiễm HTLV-II gặp nhiều nhất ở người Mỹ
gốc Phi (22%), ít gặp hơn ở người Mỹ gốc La tinh và người Mỹ bản địa (4,7%) và ít
gặp nhất ở người da trắng (3,0%). Cũng dựa trên một nghiên cứu khác được thực hiện
từ năm 2000-2009, tiến hành nghiên cứu trên đối tượng người hiến máu lần đầu tại
Mỹ cho thấy tỷ lệ nhiễm HTLV-II là 14,7 trường hợp/100.000 người hiến máu và
cũng thường xuất hiện ở giới nữ, người lớn tuổi [28].
Tóm lại, tỷ lệ nhiễm HTLV-I và HTLV-II ở người hiến máu tại Mỹ đã giảm từ
những năm 90 và dường như đã ổn định trong thập kỷ qua. Nhưng với 3,2 triệu đơn

vị máu được tiếp nhận từ người hiến máu lần đầu mỗi năm, tác giả ước tính rằng
hàng năm các ngân hàng máu của Mỹ vẫn phát hiện thêm gần 700 ca nhiễm HTLVI/II và đây cũng là gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng [28].
* Tại Châu Âu
Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã được thực hiện tại Châu Âu, chủ yếu các
nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là những người hiến máu và ở phụ nữ
mang thai, như nghiên cứu Courtois năm 1990 [30], Courouce 1993 [29], Zaaijer
1994 [83], Dalekos năm 1995 [31], Ferrante năm 1997 [33], Poljak năm 1998 [63],
Ades năm 2000 [16], Tseliou năm 2006 [76], Laperche năm 2009 [46], Brant năm
2011 [23], ngồi ra cũng có rất nhiều những số liệu quan trọng về bệnh bạch cầu
cấp dòng T lympho ở người trưởng thành (ATL) và bệnh liệt cứng chi dưới nhiệt
đới (TSP) hay bệnh thối hóa thần kinh tương tự như bệnh viêm tủy sống do nhiễm

14


HTLV-I (HAM) cũng đã được báo cáo như nghiên cứu của Gout năm 1989
[40], Martin năm 2010 [51], Ceesay năm 2012 [27]. Trong đó, các Quốc gia thực
hiện nghiên cứu nhiều nhất là Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Dựa trên số liệu của
những nghiên cứu trên có thể cho thấy rằng có ít nhất là 80% người nhiễm HTLV-I
hiện đang sống ở Châu Âu có nguồn gốc trực tiếp hoặc là con cháu của những
người nhập cư từ các vùng lãnh thổ chủ yếu là khu vực phía tây của Ấn độ và Châu
Phi. Ngồi ra có một tỷ lệ nhất định người bị nhiễm bệnh là phụ nữ da trắng do đã
bị lây nhiễm HTLV-I thông qua quan hệ tình dục với một người có nguồn gốc từ
những khu vực có lưu hành dịch HTLV-I.
Để ước tính được số người nhiễm HTLV-I ở Châu Âu cũng là một thách thức
lớn, dựa trên kết quả nghiên cứu của Graham Taylor và cộng sự cho thấy có 20.00030.000 người bị nhiễm HTLV-I ở Anh [37].
*Tại Châu Á
Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới với gần 3,9 tỷ người
(chiếm khoảng 60% dân số thế giới hiện nay). Châu Á được chia thành bốn khu
vực: Đông Á, Bắc Á, Nam Á và Đông Nam Á. Ngoại trừ một số khu vực có tỷ lệ

nhiễm HTLV-I cao như Nhật Bản và Iran, tỷ lệ nhiễm HTLV-I và các bệnh liên
quan ở châu Á chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, trong hầu hết các lĩnh vực do thiếu các
nghiên cứu lớn và có đủ số mẫu đại diện thì thực trạng về tình hình nhiễm HTLV-I
vẫn cịn ít được biết đến.
Tại Trung Quốc dựa trên một nghiên cứu với quy mô lớn, cỡ mẫu là 145.293
người hiến máu đại diện cho 13 tỉnh thành phố. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm
HTLV-I trên toàn quốc là 0,013% [37].
Ở Đài Loan có nhiều nghiên cứu hơn về tỷ lệ nhiễm HTLV-I. Kết quả xét
nghiệm sàng lọc HTLV-I tại 6 trung tâm truyền máu cho thấy tỷ lệ nhiễm HTLV-I
ở người hiến máu là 0,058% [37].

15


×