Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Người tày và du lịch sinh thái ở bản pác ngòi, xã nam mẫu, huyện ba bể, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ ANH ĐỨC

NGƢỜI TÀY VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Ở BẢN PÁC NGÕI, XÃ NAM MẪU,
HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Nhân học

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ ANH ĐỨC

NGƢỜI TÀY VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Ở BẢN PÁC NGÕI, XÃ NAM MẪU,
HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Nhân học

Mã số: 60 31 03 02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ NGỌC THẮNG



Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành Luận văn này, trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Thầy PGS.TS Lê Ngọc Thắng, ngƣời đã đồng hành, định hƣớng đề tài và giúp đỡ
tận tình cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này; Tiến sĩ Trần Hữu Sơn,
Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đã cung cấp những nguồn tƣ liệu
thực sự quý báu phục vụ trực tiếp cho đề tài nghiên cứu và luận văn đƣợc thực hiện
với sự hỗ trợ của đề tài Xây dựng mô hình sinh thái khu vực Tây Bắc Thầy đã cho
tôi vốn sống, phƣơng pháp làm việc nghiêm túc, khoa học trong quá trình thực địa
và giúp tôi chỉnh lý thông tin cho đề tài. Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè; các cô, chú, anh, chị trong UBND xã Nam Mẫu, và
đặc biệt là gia đình chú Hoàng Văn Chuyền đã tạo điều kiện về nơi ăn, chỗ ở, chỗ
làm việc trong thời gian đi điền dã.
Cuối cùng, tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình với các
Thầy, Cô giáo trong khoa Nhân học trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã trao truyền lại những kiến thức căn bản trong suốt thời
gian tôi học đại học và cao học tại Khoa.

Tác giả

Lê Anh Đức


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tƣ

liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ rang,
những phát hiện đƣa ra trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tác giả.

Tác giả

Lê Anh Đức


Danh mục từ viết tắt

ASEAN: Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
ATK: An toàn khu
BQL : Ban quản lý
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
CP: Chính phủ
CT: Chỉ thị
DLST: Du lịch sinh thái
ĐHKHXH&NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
ĐHQG HN: Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐTQH: Điều tra quy hoạch
EU: Liên minh Châu Âu
GEF: Quỹ môi trƣờng toàn cầu
HTX: Hợp tác xã
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
PARC: Protected areas for Resource Conservation ( Dự án bảo tồn tài nguyên ở
những khu vực đƣợc bảo vệ).
PGS: Phó giáo sƣ
PTNT: Phát triển Nông thôn
QĐ: Quyết định
RAMSAR: Công ƣớc Quốc tế về các khu đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc tế



TCN: Trƣớc công nguyên
Ths: Thạc sĩ
TK: Thế kỷ
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TS: Tiến sĩ
TTg: Thủ tƣớng
UB: Uỷ ban
UBND: Uỷ ban nhân dân
UNDP: Quỹ phát triển liên hợp quốc
VCF: Quỹ bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
VH-TT&DL: Văn hóa Thể thao và Du lịch
VQG: Vƣờn quốc gia
WB: Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 1: Định hƣớng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
Sơ đồ 1: Cấu trúc sinh thái tự nhiên
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................4
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................4
4. Tiếp cận và Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................7

5. Đóng góp của đề tài ..........................................................................................11
6. Bố cục luận văn .................................................................................................12
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỘC NGƢỜI VÀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU....................................................................................................................... 13
1.1.

Khái quát cơ sở lý luận về Du lịch và Du lịch sinh thái ............................13

1.2.

Tộc ngƣời và Địa bàn nghiên cứu ...............................................................21

Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................31
CHƢƠNG 2. DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO TIỀM NĂNG
VĂN HÓA TỘC NGƢỜI TÀY Ở PÁC NGÕI .....................................................32
2.1 Du lịch sinh thái ở Vƣờn quốc gia Ba Bể ........................................................32
2.2 Pác Ngòi trong bối cảnh du lịch sinh thái ở Ba Bể .........................................43
2.3 Văn hóa tộc ngƣời Tày ở Pác Ngòi với họat động du lịch sinh thái ............65
2.4 . Bài học kinh nghiệm từ Pác Ngòi ..................................................................71
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................74
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI GẮN VỚI VĂN HÓA TỘC NGƢỜI TÀY Ở PÁC NGÕI ............75
3.1. Giải pháp ...........................................................................................................75
3.2. Một số kiến nghị và định hƣớng cho phát triển du lịch sinh thái ở Pác Ngòi.... 86
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................92
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96
PHỤ LỤC ...............................................................................................................101

1



MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

“Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của xã hội
loài người ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Thực chất của du lịch là một hoạt
động tiêu dùng xã hội cao, nó nảy sinh theo sự phát triển sức sản xuất xã hội tới
trình độ cao. Khi con người có cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần đầy đủ thì nhu
cầu đi du lịch sẽ nảy sinh thường xuyên hơn” [40, Tr. 101] . Du lịch góp phần tạo
nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ dân trí… Trong những năm
gần đây, đi đôi với quá trình phát triển kinh tế là sự biến đổi môi trƣờng sống, nhu
cầu du lịch đã thay đổi theo hƣớng trở về với thiên nhiên, tạo điều kiện cho sự phát
triển của loại hình du lịch sinh thái. Chính vì vậy, du lịch đã nằm trong chiến lƣợc
phát triển của nhiều quốc gia và trở thành nền kinh tế quan trọng.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của du lịch thì ngành du lịch sinh thái đang
phát triển mạnh mẽ và là một trong những mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia.
Với mô hình du lịch sinh thái này thì đã mang lại cho con ngƣời những điều kiện tốt
nhất nhằm tiếp cận với thiên nhiên hoang sơ, môi trƣờng trong lành và có thêm
những hiểu biết cũng nhƣ có điều kiện tìm hiểu những bản sắc của nền văn hóa bản
địa và thỏa mãn nhu cầu khám phá của con ngƣời.
Thực tế cho thấy, phát triển du lịch dựa vào tiềm năng văn hoá là một hƣớng
đi đã đƣợc khai thác và đúc kết thành một xu hƣớng phát triển du lịch, trong đó văn
hoá là yếu tố nội sinh của du lịch. Phát triển du lịch là một phƣơng thức để bảo tồn
và phát huy các di sản văn hoá truyền thống của cộng đồng, làm sống lại nền văn
hoá truyền thống nhiều màu sắc của dân tộc. Bên cạnh đó, xu hƣớng này cũng bộc
lộ một số hạn chế cần nghiên cứu giải quyết.
Du lịch đang phát triển nhanh, đƣợc nhiều quốc gia xác định là “ngành công

nghiệp không khói” cho nền kinh tế, một ngành dịch vụ quan trọng hoặc mũi nhọn
để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Ngày nay xuất hiện nhiều loại hình du lịch
nhƣ du lịch có sự tham gia của cộng đồng (community - based tourism), du lịch dựa

2


vào thiên nhiên (nature tourism), du lịch xanh (green tourism), du lịch văn hóa
(culture tourism),… nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con ngƣời ngày một đa
dạng.
Du lịch sinh thái đang trở thành mối quan tâm của nhiều lĩnh vực, để góp
phần vào việc phát triển du lịch của đất nƣớc, khai thác có hiệu quả tiềm năng du
lịch sinh thái tại bản Pác Ngòi, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn…. Nhằm nghiên cứu,
đánh giá vai trò của văn hóa tộc ngƣời với phát triển du lịch sinh thái, trên cơ sở đó
có những định hƣớng cho phát triển du lịch, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, mang lại
hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống của ngƣời dân địa phƣơng.
Trong những năm gần đây, du lịch Bắc Kạn phát triển mạnh, đặc biệt là du
lịch, du lịch sinh thái. Mỗi năm các điểm du lịch thu hút hàng vạn lƣợt khách trong
nƣớc và quốc tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho
đồng bào địa phƣơng.
Pác Ngòi, một bản thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, là một
tuyến trong hệ thống du lịch của Ba Bể. Đây là địa danh du lịch kì thú và là địa bàn
cƣ trú chủ yếu của ngƣời Tày. Pác Ngòi chứa đựng nhiều điều kiện thuận lợi cả về
cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng nhân văn để phát triển loại hình du lịch sinh
thái. Trên thực tế, mô hình du lịch sinh thái tại Pác Ngòi đã đƣợc hình thành và
đang tiếp tục đƣợc phát triển. Tuy nhiên, những tác động từ du lịch nói chung và du
lịch sinh thái nói riêng đang có những biểu hiện ngày một rõ hơn tới đời sống kinh
tế, xã hội cũng nhƣ truyền thống văn hóa của đồng bào Tày tại nơi đây. Bên cạnh
đó, mô hình du lịch sinh thái tại Pác Ngòi còn phụ thuộc vào những yếu tố bên
ngoài, thiếu đi tính bền vững. Điều này đặt ra những yêu cầu cấp thiết với việc

nghiên cứu, đánh giá, định hƣớng nhằm phát triển du lịch sinh thái của Pác Ngòi nói
riêng và toàn tỉnh Bắc Kạn nói chung.

3


2.

Mục tiêu nghiên cứu

Trong nghiên cứu của mình, tôi muốn đề cập đến khai thác tiềm năng du lịch
Ba Bể, đồng thời nghiên cứu về những biến đổi của văn hóa tộc ngƣời dƣới tác
động của hoạt động du lịch với những yếu tố mang tính phát triển, hợp lý và những
hạn chế nhất định đối với cuộc sống ngƣời dân nơi đây. Qua đó, đánh giá tính hiệu
quả của một số chính sách, mô hình phát triển đối với đồng bào khu vực vùng hồ
trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đƣa ra giải pháp cho vấn đề phát triển du lịch
bền vững của Ba Bể trong những năm tiếp theo.
Hệ thống hóa một cách chọn lọc những khái niệm và vấn đề lý luận để hình
thành cơ sở lý luận về văn hóa tộc ngƣời và du lịch sinh thái, cũng nhƣ mối liên hệ
giữa văn hóa tộc ngƣời với phát triển du lịch sinh thái.
Đánh giá cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái tại một số vùng dân
tộc ít ngƣời ở Việt Nam, thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại bản Pác Ngòi gắn
với bảo tồn văn hóa ngƣời Tày.
3.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 2006, Nhà xuất bản CABI (Anh) đã thống kê đƣợc hơn 75.000 bản tóm
tắt tài liệu và 6.000 đầu sách liên quan đến du lịch nghỉ dƣỡng nói chung trong đó

có đề cập đến các thuật ngữ liên quan đến du lịch sinh thái nhƣ: khách du lịch sinh
thái, du lịch thiên nhiên, du lịch hoang dã; du lịch dựa và tự nhiên; du lịch ngắm
chim, ngắm cá voi, ngắm san hô…(David B, 2007).
Trong báo cáo “Quá trình 20 năm quản lý du lịch: Thực trạng nghiên cứu du
lịch sinh thái” của David B. Weave và Laura J. Lawton (2007), các tác giả đã nhận
định các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái trƣớc thời điểm 2007 tập trung
chủ yếu vào: phân đoạn thị trƣờng và ảnh hƣởng đến hệ sinh thái của du lịch hoang
dã, du lịch cộng đồng. Các nghiên cứu chƣa thực sự quan tâm nhiều đến lĩnh vực

4


quản lý chất lƣợng, các vấn đề tác động từ ngoại cảnh, vấn đề quản lý và ngay cả
các thành tố tạo nên du lịch sinh thái. Sự mất cân bằng này cùng với sự thiếu thông
tin một cách hệ thống trong lĩnh vực nghiên cứu đòi hỏi du lịch sinh thái - một lĩnh
vực nghiên cứu khoa học cần đƣợc quan tâm hơn nữa.
Tại Trung Quốc, việc nghiên cứu du lịch sinh thái phát triển tƣơng đối mạnh
từ năm 1993. Nghiên cứu về lý luận hay thực tiễn của du lịch sinh thái là chủ đề
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm (Khƣu Tẫn Dƣơng,Viên Sƣơng Lăng, 2009;
Trần Linh Linh, Nghiêm Vĩ, Phan Hồng Lôi, 2012; Khƣu Vân Mĩ, 2011; Dƣơng
Quế Hoa, Chung Lâm Sinh, Minh Khánh Trung, 2010; Vƣơng Đại Ngộ, 1999;
Trƣơng Quảng Thụy, 2004; Phùng Khánh Húc, 2003; Trình Chiêm Hồng, Khổng
Đức An, 2005…). Các tác giả đều dựa trên tổng quát du lịch sinh thái để nghiên
cứu, bao gồm nội hàm du lịch sinh thái, đặc trƣng, phân loại, lý luận hoặc các vấn
đề trong thực hành du lịch sinh thái, kinh nghiệm, đối sách, tổng thuật nghiên cứu,
nghiên cứu du lịch sinh thái nƣớc ngoài…
Khi nghiên cứu về vấn đề quy hoạch, khai thác và phát triển khu du lịch sinh
thái, các nhà khoa học đã chú ý đến việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và thƣơng
hiệu cảnh quan, quy hoạch các dây chuyền phục vụ tự động... (Chung Lâm Sinh,
Trần Điền Vƣơng, 2013; Vƣơng Đức Cƣơng, 2010; Trân Lâm Sinh,Tiếu Đốc Ninh,

2000; Dƣơng Quý Phƣơng, Diêu Trƣờng Hồng, Ân Hồng Phú, 2002; Chung Lâm
Sinh, Trần Điền Vƣơng, 2013; Trân Vĩnh Đức, Vƣơng Hoài Thái, 2008…)
Tổng quan tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài, đề tài phân tích một cách có
chọn lọc và hiệu quả các nghiên cứu về du lịch sinh thái theo hƣớng phát triển bền
vững.
3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam: “Đây là khái niệm khá mới mẻ nhưng cũng đã được chú ý. Cho
đến nay, công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển du lịch sinh
thái còn nhiều hạn chế”(Vũ Thị Thoa và Đỗ Việt Dũng, 2013; Lê Văn Minh, 2013).

5


Trong khoảng một vài thập niên trở lại đây khách du lịch thƣờng có xu
hƣớng nhắm đến du lịch tự nhiên. Năm 1995 Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
Việt Nam đã thực hiện đề tài “ Hiện trạng và những định hướng cho công tác phát
triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”. Nghiên cứu này đã đƣa ra và đề
xuất một số loại hình du lịch và bên cạnh đó căn cứ vào tiềm năng du lịch của
vùng. Năm 1998, công trình nghiên cứu của PGS-TS Phan Huy Xu và Ths. Trần
Văn Thành “ Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và định hướng khai thác du lịch
sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã xây dựng cơ sở khoa học cho việc
thiết kế các tuyến điểm và trên cơ sở xây dựng các sản phẩm đặc trƣng, đa dạng.
Năm 2002, PGS - TS Phạm Trung Lƣơng “ Du lịch sinh thái với vấn đề lý luận và
thực tiễn phát triển ở Việt Nam” đã đề cập đến những vấn đề lý luận về du lịch
sinh thái cũng nhƣ có những đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của
Việt Nam.
Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu khác đã và đang đƣợc hình thành xoay
quanh vấn đề nhận thức và áp dụng thực tiễn du lịch sinh thái ở Việt Nam nhƣ:
Đặng Duy Lợi (1992), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (1998), Nguyễn Thị
Sơn (2000), Phạm Trung Lƣơng (2002), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh,

Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông (2002), Nguyễn Quyết Thắng (2005), Nguyễn
Thị Hải (2007), Lê Huy Bá (2008), Nguyễn Xuân Hoà (2009), Trần Đức
Thanh.(2003, 2009), Đỗ Trọng Dũng (2011), Trần Đức Thanh và cộng sự (2014)...
Hầu hết những công trình này đều đƣa ra những định hƣớng phát triển du lịch sinh
thái theo hƣớng phát triển bền vững cho khu vực nghiên cứu mà chƣa nghiên cứu
thấu đáo các nguồn lực bên trong để giúp các địa phƣơng, khu vực nhận diện
những thế mạnh trong phát triển du lịch sinh thái và hƣớng tới phát triển bền vững
khu vực.

6


4.

Tiếp cận và Phƣơng pháp nghiên cứu

4.1

Tiếp cận nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu Ngƣời Tày và du lịch sinh thái ở bản Pác Ngòi, xã Nam
Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn sử dụng các cách tiếp cận sau đây:
-

Tiếp cận chủ thể văn hóa - chủ thể phát triển

Cách tiếp cận này đòi hỏi phải xem xét cộng đồng các dân tộc ở vùng hồ Ba
Bể nhƣ là điểm xuất phát cho việc hoạch định chƣơng trình phát triển du lịch sinh
thái dựa trên tiềm năng bản sắc văn hoá tộc ngƣời Tày của vùng hồ Ba Bể nói riêng
và toàn tỉnh Bắc Kạn nói chung.

Cộng đồng các dân tộc ít ngƣời ở vùng hồ Ba Bể - chủ thể văn hóa - là đối
tƣợng liên quan chặt chẽ đến các chính sách, các chƣơng trình phát triển du lịch
sinh thái. Chỉ khi ngƣời dân đƣợc tôn trọng, đƣợc hƣởng lợi và bình đẳng về việc
chia sẻ lợi ích thì mới tạo ra động lực phát triển và phát triển bền vững.
Ngƣời dân là đối tƣợng tham gia vào quá trình xây dựng, hoạch định, tổ
chức thực hiện, giám sát, đánh giá các chính sách và đề xuất các nhu cầu cũng nhƣ
các giải pháp phát triển du lịch sinh thái. Các chủ thể văn hóa - các cộng đồng dân
cƣ, tộc ngƣời phải đóng vai trò trung tâm của phát triển trong tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Đánh giá thực trạng các tộc ngƣời cần có sự nhìn nhận từ phía cộng đồng,
khắc phục cách nhìn từ trên xuống, từ ngoài vào, tránh cách làm áp đặt, duy ý chí.
-

Tiếp cận chuyên ngành kết hợp liên ngành, đa ngành

Đối tƣợng nghiên cứu là tiềm năng du lịch sinh thái do đó tiếp cận chủ yếu là
Dân tộc học; tiếp cận Nhân học, mà trọng tâm là tiếp cận Nhân học du lịch và Nhân
học sinh thái; có liên ngành với Xã hội học, Văn hóa học; tiếp cận Sinh thái học
nhân văn. Việc sử dụng phƣơng pháp tiếp cận liên, đa ngành cho phép nhận diện
đúng về lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái ở vùng Ba Bể, bao gồm cả tiềm

7


năng thiên nhiên và tiềm năng nhân văn góp phần phục vụ phát triển du lịch sinh
thái bền vững trên toàn tỉnh Bắc Kạn.
-

Tiếp cận Nhân học du lịch (Tourism Anthropology Approach)


Tiếp cận Nhân học du lịch trong nghiên cứu của đề tài này sẽ tập trung xem
xét các nội dung chủ yếu vào du lịch sinh thái với việc tìm hiểu bản sắc văn hoá của
các dân tộc ít ngƣời ở vùng hồ Ba Bể; với phát triển kinh tế, xã hội vùng hồ; và phát
triển bền vững du lịch sinh thái với vấn đề bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bản sắc văn
hoá tộc ngƣời và bảo vệ di sản văn hoá dân tộc của vùng hồ Ba Bể.
-

Tiếp cận Sinh thái học nhân văn (Human Ecology Approach)

Sinh thái học nhân văn thƣờng đƣợc tuyên bố nhƣ một cách tiếp cận tổng
quát, hữu ích cho việc nghiên cứu đời sống xã hội của nhiều ngành khoa học khác
nhau, bao gồm nhân học, địa lý nhân văn và kinh tế học đô thị. Tiếp cận sinh thái
học nhân văn nghiên cứu về mối quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội với môi
trƣờng xã hội của họ.
Áp dụng tiếp cận này trong nghiên cứu của đề tài để tìm hiểu về mối quan hệ
ngƣời dân địa phƣơng với môi trƣờng thiên nhiên của khu du lịch sinh thái; mối
quan hệ của du khách, hƣớng dẫn viên du lịch, các nhà quản lý khu du lịch và chính
quyền địa phƣơng với môi trƣờng thiên nhiên và môi trƣờng nhân văn của khu du
lịch sinh thái ở vùng Hồ Ba Bể.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Quan điểm của Đảng, Nhà nước về du lịch và văn hóa tộc người
Những vấn đề văn hoá, du lịch và con ngƣời là vấn đề trọng tâm phản ánh sự
ƣu việt của chế độ chính trị xã hội, phản ánh chất lƣợng và mục đích cuối cùng của
sự tăng trƣởng kinh tế trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề này gắn bó,

8


thống nhất hữu cơ với nhau đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc.

Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển bền vững của đất nƣớc đƣợc thể hiện ở việc
giải quyết thành công các mối quan hệ cơ bản: Giữa tăng trƣởng kinh tế và phát
triển văn hoá. xã hội; Giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng; Giữa lợi
ích của hiện tại và lợi ích của tƣơng lai; Giữa lợi ích của con ngƣời và lợi ích của
môi trƣờng.
4.2.2. Phương pháp Dân tộc học - Nhân học.
Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình thực địa tôi sử dụng phƣơng pháp
này với mục địch tìm hiểu thông tin về quá trình hình thành ngành du lịch sinh thái
của địa phƣơng, tôi đã phỏng vấn các chủ nhà nghỉ là những ngƣời, thành viên trực
tiếp tham gia vào hoạt động du lịch. Những ngƣời đầu tiên mở đầu cho sự phát triển
du lịch của bản nhƣ hiện nay. Ngoài ra, tôi còn thực hiện phóng vấn với những
ngƣời dân trong làng, những ngƣời làm nghề chài lƣới, đánh bắt cá trên hồ Ba Bể,
những ngƣời dân trực tiếp là những thợ thủ công đã chính tay họ làm nên những sản
phẩm du lịch để bán cho khách du lịch khi họ đến nghỉ dƣỡng và du lịch. Tôi đã
phóng vấn và thu thập thông tin với 30 ngƣời trong đó có 10 ngƣời (5 nam, 5 nữ) là
chủ các nhà nghỉ, họ chủ yếu là những cán bộ công, viên chức Nhà nƣớc đã về hƣu
và là những ngƣời tiên phong cho du lịch của bản. 10 ngƣời (5 nam, 5 nữ) họ là
ngƣời đánh cá, chài lƣới trên hồ. 10 ngƣời ( 5 nam, 5 nữ) là những cán bộ địa
phƣơng từ cấp cơ sở đến cán bộ xã, Ban quản lý Vƣờn quốc gia Ba Bể và ban
ngành, đoàn thể trong xã.
Phương pháp quan sát tham dự: Thực hiện quan sát tham dự tại khu du lịch
sinh thái ở vùng hồ Ba Bể, xem xét thực trạng tiềm năng du lịch sinh thái, ngƣời
dân địa phƣơng với tài nguyên thiên nhiên; ứng xử xã hội giữa du khách, nhà quản
lý và hoạt động du lịch và ngƣời dân địa phƣơng trong các hoạt động du lịch…
tham dự vào các hoạt động nhƣ đƣa dẫn khách đến các điểm du lịch trên hồ, cùng
ngƣời dân đi đánh các trên hồ, tham gia nấu các món ẩm thực cùng chủ nhà cho

9



khách du lịch, tham gia sinh hoạt cộng đồng, hoạt đông vui chơi, thể thao cùng
thanh niên làng và ngƣời dân.
Khai thác tài liệu lưu trữ ở địa phương: Để thực hiện đề tài nghiên cứu này,
tôi đã tìm đến các nguồn tài liệu đã nghiên cứu từ trƣớc có liên quan đến du lịch và
du lịch sinh thái tại trung tâm thƣ viện trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn (ĐHQG HN), sau khi nghiên cứu xong tôi khai thác tại các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, huyện Ba Bể và xã Nam Mẫu. Các tài liệu trong Ban
quản lý Vƣờn quốc gia Ba Bể, tôi đã đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các bác, các cô và
anh chị tại những nơi tôi đến. Ngoài ra, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ tận tình của ngƣời
dân trong bản Pác Ngòi, là những ngƣời cho tôi những nguồn tài liệu quý giá và
những thông tin hữu ích để tôi hoàn thành đƣợc bài nghiên cứu của mình.
Đề tài tập trung thu thập các số liệu thứ cấp và nguồn tài liệu đã công bố, bao
gồm: các báo cáo của các ban, ngành, tổ chức… ; các bài tạp chí, bài hội thảo, báo
cáo kết quả nghiên cứu, sách chuyên khảo, luận văn, luận án…Phân tích hệ thống
nguồn tài liệu này tập trung một cách chọn lọc và hiệu quả vào các nội dung nghiên
cứu liên quan đến phát triển du lịch sinh thái bền vững. Qua đó, tiếp cận đƣợc lý
thuyết và thực tiễn nghiên cứu và phát triển bền vững du lịch sinh thái từ các cách
tiếp cận khác nhau
Trong quá trình tham gia điền dã, tôi đã gặp một số khó khăn nhất định về
thời gian và khoảng cách di chuyển. Tuy nhiên, tôi đã khắc phục và hoàn thành
đƣợc nhiệm vụ đề ra và có đƣợc những thuận lợi khi đến địa bàn nghiên cứu, đƣợc
sự giúp đỡ tận tình của cán bộ địa phƣơng cũng nhƣ các bác, các chú trong Ban
quản lý Vƣờn quốc gia, các cô, anh, chị làm việc trong xã, cán bộ đã về hƣu tại bản
và ngƣời dân trong bản.
4.2.3. Phương pháp xử lý thông tin, trình bày kết quả nghiên cứu
Hệ thống: Sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có cùng với những nguồn tài
liệu trong thực địa qua đó phân tích mối quan hệ và tác động của du lịch sinh thái

10



đối với các mặt trong xã hội – kinh tế - môi trƣờng của với ngƣời dân và du lịch
vùng hồ Ba Bể.
Phân tích, tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu đã
có về du lịch, du lịch cộng đồng, quan hệ giữa du lịch và bảo tồn, phát huy giá trị di
sản…
Thống kê: đƣợc sử dụng để thu thập các số liệu thống kê về phát triển kinh tế
xã hội, văn hóa, các nội dung có liên quan đến hoạt động du lịch cộng đồng tại địa
bàn nghiên cứu.
5.

Đóng góp của đề tài

Đề tài đóng góp những luận cứ khoa học và có những quan điểm mang tính
giải pháp, nhằm bảo tồn sự đa dạng văn hóa các tộc ngƣời trong xu thế phát triển du
lịch sinh thái. Thông qua trƣờng hợp ngƣời Tày tại bản Pác Ngòi,xã Nam Mẫu,
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cho thấy các tiềm năng văn hóa tộc ngƣời trong hoạt
động phát triển du lịch sinh thái; ngƣợc lại, du lịch sinh thái đã và sẽ là một công cụ
quan trọng để bảo tồn và phát huy văn hóa tộc ngƣời, nếu chúng ta có một định
hƣớng, nguyên tắc, lựa chọn đúng các loại hình và có các biện pháp can thiệp phù
hợp.
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch phù hợp với văn hóa tộc ngƣời, ở
đó, nó không lấy lợi ích kinh tế làm trọng mà có sự cân bằng hơn giữa bảo tồn và
phát huy văn hóa tộc ngƣời và phát triển du lịch.
Sau khi hoàn thành, luận văn hy vọng sẽ đóng góp những quan điểm, những
minh chứng cụ thể về thực trạng phát triển du lịch ở bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu,
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Tác giả mong muốn công trình sẽ góp một phần nhỏ vào việc bổ sung thêm
nguồn tài liệu nghiên cứu về ngƣời Tày ở Bắc Kạn, đặc biệt về mảng du lịch, một
trong những yếu tố hiện nay đang tác động mạnh mẽ nhất tới đời sống của ngƣời


11


Tày ở huyện Ba Bể. Qua đó đóng góp những ý tƣởng, những giải pháp nhằm bảo
tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ngƣời Tày, tạo điều kiện cho du lịch sinh thái tại
Bắc Kạn phát triển mạnh mẽ, bền vững. Đồng thời, làm cơ sở lý luận cho việc phát
triển du lịch sinh thái tại những vùng có đồng bào dân tộc ít ngƣời sinh sống với
việc bảo tồn một cách bền vững văn hóa tộc ngƣời tại Việt Nam.
6.

Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Khái quát cơ sở lý luận, tộc người và địa bàn nghiên cứu
Chƣơng 2. Du lịch sinh thái dựa vào tiềm năng văn hóa tộc người Tày ở Pác
Ngòi
Chƣơng 3. Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với
văn hóa tộc người Tày ở Pác Ngòi

12


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỘC NGƢỜI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1.

Khái quát cơ sở lý luận về Du lịch và Du lịch sinh thái


1.1.1. Quan điểm của Đảng Nhà nước về Du lịch và Du lịch sinh thái
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hƣớng chiến lƣợc
quan trọng để phát triển đất nƣớc, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các
ngành, lĩnh vực khác, nhƣng không nhất thiết địa phƣơng nào cũng xác định du lịch
là ngành kinh tế mũi nhọn.
Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên
ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thƣơng hiệu và khả năng
cạnh tranh cao ; xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cƣờng liên kết
trong nƣớc và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành, lĩnh
vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch.
Phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa; tạo điều kiện thuận
lợi để nhân dân và du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan, di
sản thiên nhiên và văn hóa của đất nƣớc; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với
khách du lịch từ tất cả các thị trƣờng.
Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trƣờng và thiên nhiên; giải
quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh,
trật tự an toàn xã hội.
Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các
ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát
huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ, sự quản lý
thống nhất của Nhà nƣớc; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch.

13


1.1.2. Các khái niệm cơ bản
ịch
Du lịch đƣợc hiểu là một kỳ nghỉ hay một chuyến đi, mục đích của du lịch
phục vụ nhu cầu hiểu biết, vui chơi, giải trí, nâng cao sức khỏe của du khách trên

cơ sở thay đổi môi trƣờng sống, thƣởng thức và hòa nhập với vẻ đẹp của thiên
nhiên, con ngƣời. Trong xu thế hiện nay, du lịch đƣợc định nghĩa bao hàm các nội
dung liên quan đến dạng chuyển cƣ đặc biệt, cách thức sử dụng thời gian tại nơi
đến và các hoạt động kinh tế xã hội liên quan.Có nhiều quan niệm khác nhau về du
lịch:
Theo Mathieson và Wall “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của ngƣời dân
đến những nơi ngƣời ngoài khu vực cƣ trú và làm việc thƣờng xuyên của họ, các
hoạt động đƣợc thực hiện trong thời gian lƣu trú tại những nơi đó và các tiện nghi
đƣợc sinh ra nhằm thỏa mãn nhu cầu họ”. [Trích 72]
Theo Liên hiệp quốc (1963) định nghĩa về du lịch nhƣ sau: "Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi
làm việc của họ".
Theo luật du lịch Việt Nam (2005):”Du lịch là hoạt động của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải
trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [67]
Từ các quan điểm, định nghĩa trên cho thấy khái niệm du lịch hàm chứa
những nội dung cơ bản sau:
Là sự di chuyển và cư trú tạm thời ngoài nơi thường trú thường xuyên
trong thời gian rỗi của khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của họ.
Cùng với mục đích du lịch là việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên,kinh tế,văn hóa và dịch vụ ở nơi đến của du khách.
- Là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế có
liên quan đến khách du lịch.

14


ịch sinh thái

Theo Luật du Lịch Việt Nam (2005), du lịch sinh thái đƣợc quan niệm: “Du
lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa
phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.
Các hoạt động đặc trƣng chủ yếu của du lịch sinh thái bao gồm: Đi bộ (trên
cạn), lặn (dƣới nƣớc) tiếp cận quan sát các hệ sinh thái đặc thù; Quan sát, chụp ảnh
các loài động thực vật quý hiến, đặc hữu, các cảnh quan đặc sắc, các sinh hoạt văn
hóa bản địa; Nghe thuyết minh, Trao đổi với hƣớng dẫn viên, cộng đồng về các giá
trị tự nhiên, văn hóa bản địa; Lƣu trú.
Có thể thấy du lịch sinh thái đƣợc coi là du lịch lựa chọn những mặt tích
cực của một số loại hình du lịch, đó là sự kết hợp của cả du lịch tự nhiên và du lịch
mạo hiểm và bao hàm cả các yếu tố trong du lịch bền vững nhƣ: mang tính giáo
dục cao, hỗ trợ bảo tồn và quan tâm tới cộng đồng, có sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phƣơng.
ự nhiên
Là hệ thống các yếu tố tự nhiên và nhân tạo với 2 thành phần chính là quần
xã sinh vật và môi trƣờng vô sinh mà ở đó sinh vật hoạt động sống. Các sinh vật
này tác động với nhau và đồng thời tác động lên môi trƣờng xung quanh tạo ra các
vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lƣợng xuyên qua các bậc vật chất.

Sơ đồ 1. Cấu trúc sinh thái tự nhiên
Là tập hợp các nhân tố tạo nên môi trƣờng sống của cộng đồng, thể hiện mối
quan hệ tƣơng tác giữa cộng đồng và sinh thái tự nhiên trong các hoạt động sống
của con ngƣời. Nhƣ vậy, sinh thái nhân văn miền núi, hệ thống kinh tế - văn hóa –
xã hội luôn mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phƣơng. Trong một hệ

15


sinh thái nhân văn yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội luôn gắn bó chặt chẽ với nhau,
nƣơng tựa vào nhau. Đây là đặc điểm quan trọng cần đƣợc quan tâm hàng đầu trong

quá trình giải quyết các vấn đề về môi trƣờng, nghèo đói, thiên tai, dịch bệnh, và
phát triển bền vững.
ộc người
Tộc ngƣời (ethnic) - theo thuật ngữ thƣờng dùng - là một cộng đồng ngƣời
đƣợc hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, cùng có chung đặc điểm
tƣơng đối bền vững về ngôn ngữ, văn hóa tạo thành một tính cách tộc ngƣời và đặc
biệt là cùng có chung một ý thức tự giác tộc ngƣời, đƣợc thể hiện ở tên tự gọi.
Tộc ngƣời theo nghĩa rộng là một nhóm cá nhân liên kết với nhau bởi một
tính chất chủng – về mặt nhân chủng – ngôn ngữ - chính trị - lịch sử,… và sự kết
hợp đó làm một hệ thống riêng, một cơ cấu mang tính văn hóa là chủ yếu; một nền
văn hóa. Nhƣ thế, tộc ngƣời đƣợc coi là một tập thể, hay đúng hơn là một cộng
đồng gắn bó với nhau bởi một nền văn hóa riêng1.
Tộc ngƣời theo nghĩa hẹp là tổng hợp những con ngƣời đƣợc hình thành về
mặt lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, dƣới một cái tên tự gọi (tộc danh), có những
đặc điểm chung tƣơng đối bền vững về văn hóa và tâm lí (trong đó nổi trội là ngôn
ngữ); có ý thức về sự thống nhất của họ cũng nhƣ sự khác nhau giữa họ với các tộc
ngƣời khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc ngƣời)2.
Trong khi đó,PGS.TS Lê Sĩ Giáo,PGS.TS Hoàng Lƣơng,PGS.TS Lâm Bá
Nam, PGS.TS Lê Ngọc Thắng nhấn mạnh: Tộc ngƣời là hình thức đặc biệt của một
tập đoàn xã hội xuất hiện không phải do ý nguyện của con ngƣời mà là kết quả
trong quá trình tự nhiên – lịch sử3.

1

R.Bredon, Các tộc ngƣời,(les Ethnies, Presses Univer Sitaires de France, Paris – 1980) trong Nghiêm Văn Thái (chủ
biên), Tộc ngƣời và xung đột – tộc ngƣời trên thế giới hiện nay, Nxb Thông tin Khoa học xã hội, H 2001, tr 163-166.
2
Trần Long, Văn hóa tộc ngƣời, ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP. HCM
3


PGS.TS. Lê Sĩ Giáo (chủ biên) – PGS.TS. Hoàng Lƣơng – PGS.TS Lâm Bá Nam – PGS. TS. Lê Ngọc Thắng, Dân tộc
học đại cương, Nxb Giáo dục (tái bản lần thứ 3),1999,tr8.

16


Văn hóa tộc người
Văn hóa với tính cách là yếu tố cấu thành tộc ngƣời bao gồm tri thức, tín
ngƣỡng, đạo đức, nghệ thuật, luật pháp, tập quán, sinh hoạt … là sự thể hiện bản
chất năng lực con ngƣời với tính cách là thành viên của cộng đồng xã hội. “Văn hóa
là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”4.
Nghiên cứu văn hóa với tính cách là yếu tố cấu thành tộc ngƣời cần phải xem
xét trên cả trục đồng đại và lịch đại. Với sự liệt kê đầy đủ danh mục các hiện tƣợng
văn hóa của một tộc ngƣời cho phép chúng ta có những nhận định sơ bộ về văn hóa
tộc ngƣời cũng nhƣ bản sắc văn hoá tộc ngƣời. “Khi nói đến văn hóa tộc người là
nói đến những khía cạnh tiêu biểu của tộc người đó tạo nên những nét khác biệt với
văn hóa các tộc người khác”5.
Cũng cần thấy rằng văn hoá tộc ngƣời là một thực thể đa dạng và thống nhất.
“Nếu coi thống nhất của văn hóa từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy,
phải trên cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ
nhất là đa dạng văn hóa tộc ngƣời và văn hóa địa phƣơng (văn hóa vùng). Sẽ không
có sự thống nhất văn hóa nào vững chắc và lành mạnh lại dựa trên cơ sở thuần nhất
hóa hay đơn nhất hóa văn hóa”6.
Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hiện tƣợng phổ quát của các tộc
ngƣời. Mặt khác, sự vận động về mặt tinh thần và vật chất của chủ thể văn hoá luôn
gắn với không gian thời gian cụ thể. Nhờ có quan hệ với tự nhiên và xã hội mà chủ
thể văn hoá sáng tạo ra những sản phẩm có giá trị, đồng thời nhờ đó mà chủ thể có
thể thể hiện mình trƣớc tự nhiên và xã hội. Văn hoá là sự thể hiện mình theo một
cách riêng, trong điều kiện lịch sử cụ thể của một chủ thể văn hoá. Văn hoá theo

hƣớng này có nghĩa là nét đặc thù về phong cách sống của tộc ngƣời. Nét đặc thù về
phong cách sống của mỗi tộc ngƣời nhƣ là phƣơng thức tái hiện những tập hợp tình
cảm và lí trí nhằm khẳng định các giá trị chung của cộng đồng tộc ngƣời. Nói
4

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.431

5

/>Ngô Đức Thịnh, Văn hóa, văn hóa tộc ngƣời và văn hóa Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006, tr.845

6

17


chung, nét đặc thù về phong cách sống là một biểu hiện của bản sắc văn hoá tộc
ngƣời7.
1.1.3 Người Tày ở Việt Nam
Tên tự gọi: Tày
Tên gọi khác: Thổ
Nhóm địa phương: Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí.
Số dân: 1.626.392 ngƣời8.
Ngôn ngữ và chữ viết : Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, ngữ hệ
Thái - Ka Đai. Đồng bào có chữ nôm Tày.
Địa bàn cư trú : Ngƣời Tày chủ yếu sinh sống ở miền Đông Bắc (Lạng Sơn,
Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Quảng Ninh, Bắc Giang... )
Nguồn gốc lịch sử: Ngƣời Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa
cuối thiên niên kỷ thứ nhất trƣớc Công nguyên.
Đặc điểm kinh tế: Ngƣời Tày có truyền thống trồng lúa nƣớc lâu đời với kỹ

thuật thâm canh các biện pháp thuỷ lợi. Ngoài ra, đồng bào còn trồng trọt trên đất
bãi với lúa khô, hoa màu, cây ăn quả... Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc,
gia cầm. Các nghề thủ công gia đình đƣợc chú ý, nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm
với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là một hoạt động kinh tế quan trọng.
Đặc điểm văn hóa
Ăn: Ngƣời Tày thích ăn nếp. Trong các ngày tết, ngày lễ thƣờng làm nhiều
loại bánh làm từ bột nế.. Ðặc biệt ngƣời Tày có bánh bột nhân bằng trứng kiến và
cốm nếp.
Ở: Ngƣời Tày cƣ trú tập trung ở những thung lũng ven suối hoặc triền núi
thấp. Cƣ trú theo đơn vị làng, bản. Nhà ở có nhà sàn, nhà đất và một số vùng giáp
biên giới có loại nhà phòng thủ đƣợc xây dựng theo kiểu pháo đài đề phòng hoả
hoạn. Nhà sàn là nhà truyền thống có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ; thƣng
ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.
7
8

Trần Long, Văn hóa Tộc ngƣời, ĐHKHXHNV, TP HCM.
Tổng cục Thống kê năm 2009.

18


×