Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

VẤN đề KHỦNG bố QUỐC tế TRÊN báo điện tử VIỆT NAM HIỆN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG NAM

VẤN ĐỀ KHỦNG BỐ QUỐC TẾ
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo Chí Học
Mã số: 60.32.01.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Thị Thúy Hằng

Hà Nội-2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Số liệu
trong luận văn này là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố cho bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Nam


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Đinh Thị Thúy Hằng,
Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam),
người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tác giả
thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, các cơ


quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã góp ý và hỗ trợ để tác giả hoàn
thành cuốn luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Nam


MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn nghiên cứu ................................................... 9
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 10
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG TIN KHỦNG BỐ
QUỐC TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ............................................................... 11
1.1. Khái niệm ................................................................................................ 11
1.1.1. Báo điện tử............................................................................................ 11
1.1.2. Khủng bố Quốc tế................................................................................. 14
1.2. Vài nét về vấn đề khủng bố quốc tế hiện nay trên thế giới ................ 19
1.3. Vai trò của báo chí đƣa tin về các vấn đề khủng bố quốc tế hiện nay .... 21
1.3.1. Cung cấp thông tin ............................................................................... 21
1.3.2. Định hướng chính trị ........................................................................... 22
1.3.3. Định hướng dư luận xã hội ................................................................. 23
1.4. Tiêu chí đánh giá thông tin các vấn đề khủng bố quốc tế trên báo chí
và báo điện tử Việt Nam. .............................................................................. 24

1.4.1. Mang tính thời sự, nổi bật ................................................................... 24
1.4.2. Khách quan, chân thực........................................................................ 25
1.4.3. Quan điểm chính trị rõ ràng ................................................................ 25
1.4.4. Được độc giả quan tâm ........................................................................ 26
Tiểu kết chương 1: ......................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN KHỦNG BỐ QUỐC TẾ
TRÊN 3 TỜ BÁO ĐIỆN TỬ TUOITRE.VN, VIETNAMNET.VN VÀ
VNEXPRESS.NET ........................................................................................ 28
2.1. Khảo sát 3 báo điện tử vietnamnet.vn, vnexpress.net và tuoitre.vn . 28
2.1.1. Báo tuoitre.vn ....................................................................................... 28
2.1.2. Báo vnexpress.net ................................................................................. 28
2.1.3. Báo vietnamnet.vn ................................................................................ 30

1


2.2. Khảo sát vấn đề thông tin khủng bố quốc tế trên 3 báo điện tử
tuoitre.vn, vnexpress.net và vietnamnet.vn ................................................ 31
2.2.1. Số lượng và tần suất............................................................................. 31
2.2.2. Nguồn tin .............................................................................................. 34
2.2.3 Hình thức đưa thông tin ...................................................................... 35
2.2.4. Nội dung thông tin khủng bố quốc tế.................................................. 42
2.2.5. Tương tác của độc giả đối với các tác phẩm báo chí ......................... 46
2.3. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của thông tin khủng bố quốc tế trên
báo điện tử...................................................................................................... 49
2.3.1. Ưu điểm................................................................................................. 49
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 50
2.4. Quy trình sản xuất thông tin quốc tế của các báo điện tử trong diện
khảo sát........................................................................................................... 54
2.4.1. Quá trình tác nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên ............. 54

2.4.2. Quy trình sản xuất thông tin tại tòa soạn ........................................... 57
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 60
CHƢƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN KHỦNG BỐ QUỐC TẾ
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................ 61
3.1. Những vấn đề đặt ra .............................................................................. 61
3.1.1. Chọn lọc thông tin đăng tải ................................................................. 61
3.1.2. Đa dạng hóa nội dung và hình thức thể hiện ..................................... 61
3.1.3. Kiểm chứng thông tin .......................................................................... 63
3.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực ................................................................ 64
3.2. Giải pháp ................................................................................................. 65
3.2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo và định hướng thông tin báo chí ........ 65
3.2.2. Tăng cường nội dung và làm phong phú hình thức thể hiện ............ 66
3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo,
phóng viên....................................................................................................... 68
3.2.4. Cần điều tra, nghiên cứu độc giả ........................................................ 71
Tiểu kết chương 3........................................................................................... 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75

2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nằm trong hệ thống thông tin báo chí, thông tin quốc tế cũng đóng góp
một phần rất quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước hiện nay.
Thông tin quốc tế chính là cầu nối giữa Việt Nam với bạn bè trong khu vực và
trên toàn thế giới. Nó tạo ra một bức tranh vô cùng sinh động, thay đổi liên

tục, phù hợp với những biến đổi hàng giờ, từng ngày ở mọi nơi trên thế giới.
Ngoài vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, thu hẹp khoảng cách
thông tin giữa nước ta và các nước bên ngoài, thông tin quốc tế còn có khả
năng hình thành dư luận xã hội, hành vi xã hội của công chúng trong nước
trước những vấn đề của quốc tế.
Trong đó, khủng bố quốc tế là vấn đề quốc tế đang được nhân loại đặc
biệt quan tâm. Khủng bố quốc tế trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe của
con người và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội của quốc gia và
cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua, hoạt động khủng bố quốc tế ngày
càng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và mức độ ngày càng
nghiêm trọng. Đứng trước thách thức của hoạt động khủng bố, Liên hợp quốc
đã có những nỗ lực quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý quốc tế về
chống khủng bố để thu hút và tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong
khuôn khổ đa phương cùng đấu tranh ngăn chặn các hoạt động này.
Hiện nay, báo điện tử là một trong những phương tiện truyền thông tích
cực đưa những thông tin quốc tế đến với công chúng. Với những ưu thế nổi
bật bao gồm: cập nhật nhanh chóng, tính tương tác cao, khả năng liên kết và
lưu trữ lớn và tính phi định kỳ đã tạo những điều kiện thuận lợi để thông tin
về khủng bố quốc tế được phát triển và sâu rộng hơn.

3


Nội dung thông tin khủng bố quốc tế được đăng tải trên báo điện tử rất
phong phú và đa dạng. Mỗi một trang báo điện tử lại có cách khai thác, tiếp
cận, chọn lựa những khía cạnh vấn đề khủng bố quốc tế khác nhau để tạo nên
sự độc đáo, khác biệt và đem đến nhiều góc nhìn, nhiều chiều đối với một sự
kiện, vấn đề quốc tế nào đó, giúp công chúng có thể nhìn nhận một cách sâu
rộng và toàn diện hơn.
Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, luồng thông tin từ bên ngoài

xuất hiện rất đa dạng và phong phú, với nhiều nguồn tin đến từ nhiều hướng
khác nhau. Việc chọn lọc, có quan điểm chính trị, có tầm nhìn chiến lược để
đăng tải các thông tin khủng bố quốc tế của các tờ báo là vô cùng quan trọng.
Thực tế, đã có những tờ báo đi đúng hướng và đi không đúng hướng.
Việc khảo sát và tìm vấn đề khủng bố quốc tế trên báo điện tử được đăng
tải trên chuyên mục Thế giới hiện nay là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ góp
phần chỉ ra được ưu điểm và hạn chế trong việc đưa vấn đề khủng bố quốc tế
của báo điện tử. Từ đó đề xuất những ý kiến giúp cho việc phát triển nội dung
khủng bố quốc tế trên báo điện tử được nâng cao hiệu quả hơn, góp phần thực
hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Vấn đề khủng bố quốc tế trên báo
điện tử Việt Nam hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học
tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu vấn đề liên quan đến thông tin quốc tế trong lĩnh vực báo
chí cũng đã xuất hiện trên các bài báo, bài tạp chí, một số bài phát biểu, các ý
kiến của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan báo
chí, cán bộ chuyên trách và một số nhà nghiên cứu, nhà báo. Ngoài ra, đã có
một số cuốn sách, khóa luận tốt nghiệp, luận văn và luận án tiến sĩ đề cập đến

4


vấn đề thông tin quốc tế nói chung và khủng bố quốc tế nói riêng. Có thể
điểm lại một số tác phẩm, công trình liên quan như:
Sách "Báo chí với thông tin quốc tế", Đỗ Xuân Hà - Nhà xuất bản
ĐHQGHN năm 1998. Cuốn sách này cung cấp cho bạn đọc các vấn đề lý luận
báo chí quốc tế đối nội. Đây là một tài liệu cần thiết cho đội ngũ phóng viên
nhà báo hoạt động trong lĩnh vực thông tin về vấn đề quốc tế hoặc có liên
quan tới quốc tế trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta.

Sách "Khủng bố & chống khủng bố qua lăng kính báo chí" của nhóm tác
giả Hồ Thắm, Thành Hồng Phương, Trịnh Lê Nam, Nhà xuất bản Thông tấn,
năm 2006. Đây là cuốn sách cung cấp tư liệu tham khảo về vấn đề phức tạp,
đang còn gây tranh cãi liên quan tới chủ nghĩa khủng bố quốc tế và cuộc đấu
tranh chống khủng bố: những quan điểm khác nhau về nguyên nhân gây ra
các vụ khủng bố; các hình thức, phương tiện khủng bố; nỗ lực chống khủng
bố của cộng đồng quốc tế.
Sách "Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế" của nhóm
tác giả Nguyễn Văn Dân, Ngô Thế Phúc, Hà Vinh, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội, năm 2003. Cuốn sách này trình bày khái niệm khủng bố, xác định nguyên
nhân của chủ nghĩa khủng bố theo quan điểm của các nhà nghiên cứu và quản
lí trong lĩnh vực an ninh quốc tế.
Khóa luận “Chuyển dịch tin quốc tế và sự thể hiện tin quốc tế bằng Tiếng
Việt ở báo Nhân dân” của Nguyễn Thị Thu Hường; khóa luận cử nhân báo
chí, khoa Báo chí và truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
năm 2000 nói về tin quốc tế được thể hiện bằng ngôn ngữ Tiêng Việt như thế
nào và sự thay đổi của việc dịch tin quốc tế được thể hiện như thế nào trên
báo Nhân dân. Khóa luận chủ yếu tập trung về đặc điểm ngôn ngữ của tin
quốc tế, sau khi được dịch từ ngôn ngữ nước ngoài sang ngôn ngữ tiếng Việt.

5


Khóa luận “Thông tin quốc tế trên báo Hà Nội mới giai đoạn 2003 2004” của Đinh Thị Thu Hiền, khóa luận cử nhân báo chí, khoa Báo chí và
truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2005 nghiên cứu
về nội dung chính của thông tin quốc tế trên báo Hà Nội mới trong giai đoạn
2003 - 2004. Đồng thời nghiên cứu này còn khảo sát nguồn tin và hình thức
đưa thông tin quốc tế của báo Hà Nội mới.Từ đó, nghiên cứu chỉ ra đặc trưng
của việc đưa thông tin quốc tế trên báo Hà Nội mới so với một số tờ báo khác.
Cuối cùng, nghiên cứu cũng đề ra một số giải pháp của tác giả nhằm nâng cao

chất lượng hiệu quả thông tin quốc tế trên báo Hà Nội mới bao gồm bám sát
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước; những tiêu chí cơ bản đối với đội
ngũ phóng viên, biên tập viên; lựa chọn nguồn tin có định hướng và chuyển
dịch tin quốc tế bằng Tiếng Việt chứ không phải là dịch tin đơn thuần.
Luận văn Thạc sĩ “Thông tin sự kiện quốc tế nổi bật trên báo mạng điện
tử ở Việt Nam hiện nay” của Kiều Phương Giang, chuyên ngành Báo chí, Học
viện báo chí và tuyên truyền đã tiến hành khảo sát và phân tích các sự kiện
quốc tế nổi bật bao gồm báo Vietnamplus, báo Điện tử Cộng sản Việt Nam và
báo VnExpress trong năm 2014. Trong luận văn này tác giả đã khảo sát các sự
kiện quốc tế nổi bật, bao gồm cuộc khủng hoảng Ukraine; Bất ổn chính trị tại
Thái Lan; Cuộc chiến chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng; Vụ máy
bay MH370 mất tích; Thế giới đối phó với dịch Ebola. Thông qua khảo sát và
thực hiện điều tra ý kiến bạn đọc tác giả đã phân tích, chỉ ra những ưu điểm, hạn
chế trong việc đưa tin sự kiện quốc tế nổi bật và từ đó đề ra những giải pháp.
Ngoài ra, trong số những đề tài nghiên cứu đề cập đến thông tin quốc tế,
còn có luận văn “Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt
Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Thế giới
TTXVN, giai đoạn 2006 - 2008)” của Phạm Thị Phương Thảo, luận văn thạc
sĩ, chuyên ngành Báo chí học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nghiên
6


cứu về tin quốc tế đối nội, một nguồn tin quan trọng của thông tấn xã Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2008, chỉ ra vai trò cũng như thách thức trong xu thế
hội nhập của thông tin quốc tế đối nội. Từ đó, nghiên cứu này đã đề ra một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của tin quốc tế đối nội
tại thông tấn xã Việt Nam.
Luận án tiến sĩ nghiên cứu về “Một số thể loại trong thông tin về các vấn
đề quốc tế đối nội trên báo chí Việt Nam những năm gần đây” của Bùi Tiến
Dũng, 2002 chủ yếu tập trung tìm hiểu và nghiên cứu các thể loại được sử

dụng trong các vấn đề quốc tế đối nội trên báo chí Việt Nam nói chung. Tuy
nhiên, chưa có một luận văn nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về
nội dung thông tin quốc tế trên báo điện tử hiện nay.
Do đó, kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, luận văn này sẽ đi sâu
nghiên cứu, khảo sát vấn đề khủng bố quốc tế được một số tờ báo điện tử lựa chọn
và thường xuyên đăng tải. Cụ thể ở đây là tác giả sẽ khảo sát 3 báo điện tử
tuoitre.vn, vnexpress.net và vietnamnet.vn từ tháng 1/2016 – tháng 6/2016.
Thông qua việc khảo sát, tác giả chỉ ra thực trạng, chỉ ra những điểm
mạnh và hạn chế, những nội dung khủng bố quốc tế đặc thù trong giai đoạn
hiện nay. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
nội dung khủng bố quốc tế trên báo điện tử nói riêng và trên các phương tiện
truyền thông đại chúng nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát và phân tích nội dung thông tin vấn đề về khủng bố
quốc tế đã được đăng trên ba báo điện tử vietnamnet.vn, tuoitre.vn,
vnexpress.net, tác giả đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nội
dung thông tin quốc tế nói chung và thông tin về khủng bố quốc tế nói riêng
trên các báo điện tử Việt Nam hiện nay.
7


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Thông tin về khủng bố quốc tế được phản ánh
trên ba báo điện tử vietnamnet.vn, tuoitre.vn, vnexpress.net. Cụ thể, tác giả
tiến hành phân tích nội dung và hình ảnh các bài báo viết trên mục Thế giới
của 3 báo được khảo sát.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích nội dung thông tin khủng bố quốc tế
trên ba báo điện tử vietnamnet.vn, tuoitre.vn, vnexpress.net trong khoảng thời
gian từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016.
Việc lựa chọn khảo sát tại 3 tờ báo điện tử nói trên là bởi:

+ Báo VnExpress có cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ. Đây là
báo điện tử đầu tiên tại Việt nam không có phiên bản báo giấy. Theo bảng xếp
hạng của Alexa, VnExpress luôn nằm trong top 10 những tờ báo điện tử có số
người truy cập lớn nhất.
+ Báo Vietnamnet là nhật báo online của Bộ thông tin và truyền thông
Việt Nam, Vietnamnet luôn sẵn sàng tổng hợp thông tin thời sự nhanh chóng,
đầy đủ liên tục 24 giờ và trong suốt 7 ngày để đảm bảo cho việc cập nhập tin
tức mới nhất. Tờ báo điện tử được nhiều bạn đọc tin tưởng và có lượng truy
cập nhiều tại Việt Nam hiện nay.
+ Báo Tuổi trẻ là một trang báo thu hút được số lượng khá đông đảo độc
giả. Trang báo điện tử này luôn là cổng thông tin đặc sắc, cung cấp những tin
tức nhanh chóng, đầy đủ và khá chính xác từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến
các sự kiện hàng ngày trong cuộc sống. Báo Tuổi Trẻ Online vẫn là trang báo
được bạn đọc tin tưởng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích nội dung (content analysis): Trên cơ sở các nguồn
tư liệu đã có, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức đưa tin về khủng bố quốc
tế. Từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế để đề xuất giải pháp.
8


Luận văn sẽ tiến hành theo các bước sau:
Bƣớc 1: Lựa chọn ba báo điện tử để khảo sát. Sự lựa chọn này nhằm tìm ra
những điểm khác biệt trong cách phản ánh tin tức của ba báo điện tử khác nhau.
Bƣớc 2: Lựa chọn các bài báo để khảo sát. Trước tiên, sử dụng công cụ
google và tìm kiếm với các từ khóa: “khủng bố”; “phiến quân”; “IS”; “nhóm
khủng bố” để tìm ra những bài báo có chứa chính xác các từ khóa đó trên 3
website của ba báo điện tử được khảo sát. Các bài báo được lựa chọn sẽ là
những bài báo chứa từ khóa và có dung lượng trên 160 từ. Hạn định 160 từ
nhằm loại bỏ các tin vắn ra khỏi kết quả tìm kiếm.

Bƣớc 3: Dựa vào dữ liệu thu thập được ở bước 2 mà tác giả chia ra làm
nhiều nhóm dữ liệu theo các chủ đề khác nhau theo phương pháp quy nạp.
Bƣớc 4: Thống kê các số liệu thu thập được và viết báo cáo.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý,
những nhà báo, phóng viên am hiểu về vấn đề khủng bố quốc tế, để từ đó rút
ra được những thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Chỉ ra những điểm giống và khác nhau
trong việc thông tin khủng bố quốc tế trên 3 báo điện tử được khảo sát. Từ đó,
rút ra những ưu, nhược điểm của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Thực hiện tổng hợp, phân tích những
điểm nổi bật về nội dung, hình thức thế mạnh của các tờ báo khảo sát trong
vấn đề khủng bố quốc tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn nghiên cứu
- Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu này đóng góp một phần vào hệ thống các
công trình nghiên cứu áp dụng các lý thuyết truyền thông vào việc phân tích
nội dung văn bản (text) thông qua sự kiện, vấn đề tiêu biểu của báo chí.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn cho thấy nội dung thông tin
quốc tế chủ yếu được đăng tải trên một số báo điện tử hiện nay. Chỉ ra những
9


ưu điểm và hạn chế trong việc thông tin về khủng bố quốc tên trên báo điện tử
Việt Nam hiện nay trong luận văn này. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh
giá, ý kiến riêng của tác giả.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, tài liệu tham khảo, mục lục, luận văn gồm
có 3 chương:
Chƣơng I: Những vấn đề chung về thông tin khủng bố quốc tế trên
báo điện tử
Chƣơng II: Thực trạng thông tin khủng bố quốc tế trên 3 tờ báo điện

tử vietnamnet.vn, tuoitre.vn và vnexpress.net
Chƣơng III: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng thông tin khủng bố quốc tế trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

10


CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG TIN KHỦNG
BỐ QUỐC TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Báo điện tử
Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh
và truyền hình. Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh đưa tin,
truyền hình minh họa, báo in minh họa và giải thích”. Nhưng giờ đây, báo
điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in
một cách dễ dàng. Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của phương tiện
truyền thông đại chúng truyền thống, nhưng do kết hợp với mạng máy tính
mà có nhiều ưu điểm vượt trội.
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với
loại hình báo chí mới này như: báo điện tử (Electronic), báo trực tuyến
(Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet
Newspaper) và báo mạng điện tử.
Điều 3, luật báo chí ( luật báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ
họp thứ 5 Quốc hội khoá X) quy định: “ Báo điện tử là loại hình báo chí được
thực hiện trên mạng thông tin máy tính”. Và cũng từ cách gọi này mà văn bản
pháp lý của Bộ Văn hoá- Thông tin cấp cho các bảo trực tuyến đầu tiên ở Việt
Nam gọi là “ giấy phép hoạt động báo điện tử”.
Tại Việt Nam, tờ báo trực tuyến đầu tiên là tờ tạp chí Quê hương điện tử
ra đời vào năm 1997. Đây là tờ tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước
ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao, phát hành số đầu tiên vào ngày 6/2/1997,

chính thức khai trương ngày 3/12/1997. Năm 1998, báo điện tử Vietnamnet ra
đời; năm 1999, báo Nhân dân điện tử ra đời…
Báo điện tử là một trong những loại hình báo chí ra đời muộn nhất nhưng
lại có tầm ảnh hưởng và mức độ quan trọng nhất hiện nay. Báo điện tử có khả
11


năng cung cấp thông tin sống động bằng chữ viết, hình ảnh và âm thanh một
cách cập nhật nhất với tính phi định kỳ và số trang không hạn chế. Do đó, nếu
truyền hình sử dụng thế mạnh là hình ảnh, phát thanh sử dụng âm thanh, báo
in là ngôn từ trên mặt báo thì báo điện tử có thể tích hợp đa phương tiện tất cả
các thể loại báo chí trên bằng cách sử dụng yếu tố công nghệ cao và truyền tải
thông tin dựa trên mạng internet toàn cầu.
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến là thông tin trên báo điện tử có tính thời sự
rất cao. Thông tin tức thời, gần như ngay lập tức, biết tin sớm nhất từ những
khoảng cách xa nhất. Mọi thông tin từ khi thu nhập được đến khi phát hành
được diễn ra trong thời gian ngắn hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác.
Chính khả năng này làm cho thông tin trên báo mạng điện tử luôn được cập
nhật từng ngày, từng giờ, thậm chí có khi từng phút.
Chính vì báo điện tử có thể cập nhật thông tin thường xuyên và nhanh
chóng nên có tính phi định kỳ đặc trưng. Nếu thông tin trên các thể loại báo
chí khác có tính định kỳ cao thì công chúng chỉ có thể tiếp nhận vào đúng một
cung giờ có sẵn. Nhưng báo điện tử với tính phi định kỳ có thể giúp công
chúng tiếp nhận thông tin ở bất kỳ lúc nào chỉ bằng một click chuột. Hơn nữa,
trong xã hội hiện đại, hàng ngày con người phải tiếp nhận một khối lượng
thông tin hết sức to lớn. Với công nghệ Internet, giờ đây người dùng trở thành
trung tâm, chủ động lựa chọn thông tin phù hợp với nhu cầu và khả năng ở
bất kỳ thời gian nào trên báo mạng điện tử.
Báo điện tử có thể cung cấp một ngôn ngữ truyền tải mới lạ và hấp dẫn
dưới dạng thông tin đa phương tiện với một trong những yếu tố như ngôn từ,

hình ảnh và âm thanh hay tích hợp tất cả. Nghĩa là một sự tổng hợp về báo in,
báo hình và báo phát thanh. Do đó, báo mạng điện tử đã đem đến cho công
chúng một cách thức tiếp nhận thông tin đầy đủ, đa chiều và hấp dẫn.

12


Khả năng giao lưu, tương tác giữa độc giả và tòa soạn cũng như tác giả
của chính bài báo đó cũng là ưu điểm nổi bật của báo điện tử. Báo điện tử cho
phép sự phản hồi thông tin từ người sử dụng đến tòa soạn báo nhanh chóng và
thuận tiện nhất. Bằng các phương tiện dễ dàng như email hay những dòng
comment dưới mỗi bài viết khiến cầu nối giữa bên cung cấp thông tin và bên
tiếp nhận thông tin trở nên chặt chẽ hơn. Các phương tiện truyền thông đại
chúng khác cũng đang trên cuộc chạy đua tăng tính tương tác với công chúng
bằng các cuộc tọa đàm, giao lưu trực tuyến khán giả…Nhưng trên thực tế, báo
điện tử vẫn là một thể loại có tính tương tác cao nhất.
Báo điện tử mang tính cơ bản nhất là khả năng lưu giữ thông tin. Báo điện
tử có thế mạnh hơn báo in ở khả năng lưu giữ thông tin một cách có hệ thống.
Nếu như muốn lưu giữ báo in thì chắc chắn độc giả sẽ phải có một tủ chứa
báo khá lớn. Và với một mớ lộn xộn chắc hẳn sẽ khiến họ gặp khó khăn khi
muốn tìm lại thông tin. Hay với truyền hình và phát thanh, việc lưu giữ hay
tìm kiếm thông tin cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ngược lại, báo điện tử cho
phép độc giả tìm kiếm thông tin theo chủ đề, theo thời gian rất tiện lợi so với
việc phải vào thư viện tìm số báo đã ra cách đây nhiều năm về một chủ đề nào
đó hay đến đài phát thanh truyền hình xin lại băng ghi của một chương trình
đã phát sóng. Chỉ bằng các siêu liên kết, công chúng của báo mạng có thể dễ
dàng tìm kiếm thông tin mình cần trong một biển vô vàn những thông tin ở
khắp nơi trên thế giới.
Việc xuất bản báo chí trên mạng Internet rất kinh tế. Báo điện tử không có
trọng lượng, nó không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lí, nó không hạn chế

số trang. Với khối lượng thông tin hết sức đồ sộ nhưng báo mạng điện tử lại
không tốn chi phí cho việc in ấn, phát hành. Chỉ với chi phí truy cập mạng,
công chúng có thể “sống” trong một biển thông tin khổng lồ và đa dạng.

13


Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của mình thì báo điện tử cũng có một
số hạn chế nhất định. Để đọc được báo điện tử thì yêu cầu đầu tiên và tiên
quyết nhất là độc giả phải có máy tính truy cập được mạng. Và tất nhiên,
không phải ai cũng có máy tính cá nhân để truy cập mạng đọc báo điện tử
hàng giờ, hàng ngày. Do đó việc đọc báo điện tử và sử dụng những tính năng
ưu việt của nó cũng gặp rất nhiều hạn chế. Đặc biệt, báo mạng điện tử với tích
hợp đa phương tiện yêu cầu sử dụng công nghệ hiện đại thì đối tượng tiếp
nhận thông tin đa phần chỉ giới hạn trong độ tuổi thanh niên và trung niên.
Vì chưa có chính sách thắt chặt an toàn thông tin với báo điện tử nên
thông tin trôi nổi và không được xác thực là rất nhiều. Những tin giật gân, câu
khách, không chính xác là hạn chế lớn nhất của báo điện tử hiện nay.
Mặt hạn chế tiếp theo là phạm vi thông tin của báo điện tử chỉ chủ yếu ở
đồng bằng và những thành phố lớn. Ở nông thôn và miền núi thì báo mạng
điện tử còn chưa phát triển hay thực tế là chưa đến được với độc giả. Nếu như
phát thanh hay truyền hình đã có khả năng tiếp cận công chúng ở những vùng
xa xôi thì báo điện tử còn gặp rất nhiều khó khăn.
1.1.2. Khủng bố Quốc tế
Tuy hiện tượng khủng bố đã xuất hiện từ lâu nhưng thuật ngữ khủng bố
đến thời kỳ sau này mới xuất hiện. Trên thực tế, thuật ngữ "khủng bố" và "kẻ
khủng bố" được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1795, từ Thời kỳ khủng bố
(1793 - 1794) ở nước Pháp. Chính quyền cách mạng nước Pháp lúc đó (chính
quyền Terreur) đã thiết lập một chế độ độc tài và tiến hành các biện pháp kinh
tế hà khắc. Tuy nhiên, những người Giacôbanh lãnh đạo chính phủ Pháp lúc

đó đồng thời cũng là những người cách mạng và dần dần “sự khủng bố” –
“terreur” được dùng để chỉ hoạt động bạo lực cách mạng nói chung.
Việc sử dụng thuật ngữ “kẻ khủng bố” theo nghĩa một người chống lại
chính phủ được ghi lại tại Ailen năm 1866 và tại Nga năm 1883. Khái nệm
14


này được dùng để chỉ những kẻ chống phá chính quyền với triết lý và lý
tưởng vô chính phủ, phủ nhận nhà nước, các đạo luật do nhà nước ban hành
và tài sản của công dân.
Trên bình diện quốc tế, lần đầu tiên khái niệm “khủng bố quốc tế” được
sử dụng tại diễn đàn của 06 hội nghị quốc tế về thống nhất hóa luận hình sự
(năm 1927). Các hội nghi này đã lưu ý cộng đồng quốc tế về vấn đề chống
khủng bố quốc tế và đã hoàn thành việc xếp loại các tội phạm trong nội hàm
khái niệm khủng bố quốc tế, gián tiếp góp phần đưa ra quyết định loại bỏ một
số hành vi khỏi nhóm tội phạm chính trị không bị dẫn độ trong điều ước quốc
tế về lĩnh vực này.
Khủng bố là một hiện tượng chính trị - xã hội tiêu cực, đã vượt ra bên
ngoài biên giới quốc gia. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống của
cộng đồng và ngày nay khủng bố đã trở thành hiểm họa đối với hòa bình và
an ninh quốc tế. Vào những năm 90 thế kỷ trước, nhiều hội nghị quốc tế đã được
tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp để đấu tranh với khủng bố nhưng đây là
một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn vì khủng bố là gì, bản chất của nó ra sao và
phương pháp đấu tranh với nó như thế nào vẫn đang còn là vấn đề tranh luận.
Khủng bố quốc tế đã được Ủy ban các chuyên gia đặc biệt của Hội quốc
liên nghiên cứu vào những nằm đầu thế kỷ XX, nhưng kết quả đạt được
không nhiều và không đưa ra được khái niệm về khủng bố, chỉ đến khi Ủy
ban đặc biệt về chống khủng bố quốc tế được Liên hợp quốc (LHQ) chính
thức thành lập (1972) thì mới bắt đầu có những kết quả nhất định.
Cuối cùng, khi xây dựng Dự thảo Bộ luận về các tội chống hòa bình và an

ninh nhân loại (1990), Ủy ban luật quốc tế LGQ đã soạn thảo một khái niệm
chung về khủng bố quốc tế. Theo đó, khủng bố quốc tế là việc thực hiện, tổ
chức, giúp đỡ thực hiện, cung cấp tài chính hoặc là khuyến khích các cơ quan,
các đại diện của một quốc gia này hành động chống lại một quốc gia khác
15


hoặc là dung túng cho một trong các bên thực hiện các hành động nhằm
chống con người, mang đến nỗi khiếp sợ cho các nhà hoạt động nhà nước,
cho một nhóm ngược hoặc cho thường dân nói chung.
Theo khái niệm trên thì khủng bố quốc tế là có tổ chức được một quốc gia
này thực hiện nhằm chống lại một quốc gia khác, khủng bố có thể do công
dân của một quốc gia tổ chức và thực hiện nhằm chống lại quốc gia mình trên
cùng một lãnh thổ. Mục đích của khủng bố là đưa đến nỗi khiếp sợ cho các
nhà hoạt động nhà nước, một nhóm người hoặc là dân cư nói chung.
Còn Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), định nghĩa khủng bố quốc tế là
"việc sử dụng phi pháp sức mạnh hoặc bạo lực do một nhóm hay một cá nhân
có quan hệ với một cường quốc bên ngoài hoặc có hoạt động vượt ra ngoài
biên giới, chống lại những người hay tài sản để đe dọa hoặc cưỡng ép một
chính phủ, những thường dân hoặc bất cứ một bộ phận nào trong đó nhằm
đẩy mạnh các mục tiêu chính trị hoặc xã hội".
Có thể thấy chưa có một khái niệm chung rõ ràng về khủng bố quốc tế,
mà các khái niệm nói trên chỉ mang tính liệt kê về một số hành vi cụ thể được
xem là khủng bố. Nói một cách khác là khái niệm về khủng bố quốc tế rất đa
dạng và luôn có tính hàn lâm, khó có thể soạn thảo được một khác niệm mà
đạt được sự đồng thuận của các quốc gia trên thế giới.
Theo Từ điển Bách khoa Công an Nhân dân Việt Nam do Nhà xuất bản
Công an nhân dân xuất bản năm 2000 thì:
"Khủng bố quốc tế là khủng bố nhằm vào cá nhân, tổ chức hoặc mục tiêu
được pháp luật quốc tế bảo vệ: giết người đứng đầu nhà nước, Chính phủ, đại

diện ngoại giao và các đại diện khác; phá hủy tấn công đại sứ quán, trụ sở cả
phái đoàn đại diện của các tổ chức giải phóng dân tộc, các tổ chức quốc tế;
phá hoại hệ thống giao thông quốc tế... với mục đích gây sức ép đối với chính
sách đối nội, đối ngoại của các quốc gia".
16


Qua nghiên cứu các văn bản pháp lý quốc tế, quy định pháp luật một số
quốc gia về khủng bố quốc tế, theo quan điểm của tác giả khủng bố quốc tế là
hành vi bạo lực hoặc đe dọa bạo lực do một nhóm hoặc một tổ chức thực
hiện, hoạt động trên phạm vị quốc tế, tác động đến tính mạng, sức khỏe, tài
sản của người dân và các mục tiêu dân sự khác nhằm đạt được mục đích
chính trị hoặc xã hội nào đó.
Hoạt động khủng bố quốc tế được thực hiện dưới nhiều hình thức, do
nhiều lực lượng, thế lực khác nhau thực hiện và có nhiều nguyên nhân dẫn
đến hành động này. Mặc dù vậy, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến hành động
khủng bố quốc tế đó là nguyên nhân về mặt chính trị.
Các mâu thuẫn dân tộc và xung đột sắc tộc, tôn giáo là những nguyên
nhân chính trị dẫn đến những hành động khủng bố quốc tế. Trên thực tế, chủ
nghĩa khủng bố không chỉ còn hướng hành động tấn công về trung tâm của
thế giới văn minh nữa, mà tất cả mọi điểm nóng trên thế giới gắn với bất
công, xung đột và chủ nghĩa bá quyền đều là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa
khủng bố ngóc đầu trỗi dậy.
Nếu như lâu nay Trung Đông được xem là thành trì của chủ nghĩa khủng
bố, Mỹ và các siêu cường là nơi chủ nghĩa khủng bố tấn công, thì nay khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương cũng đang trở nên hết sức nguy hiểm với những
mầm mống của chủ nghĩa dân tộc cực đoan chống lại cường quyền và bá
quyền thời hiện đại.
Sự bất ổn về mặt chính trị chính là mảnh đất màu mỡ để khủng bố xuất
hiện, len lỏi và tàn phá mọi thứ. Ở đâu có mâu thuẫn, nhất là mâu thuẫn về

mặt dân tộc, tôn giáo thì ở đó sẽ tất yếu xuất hiện những thành phần cực đoan,
sẵn sàng sử dụng bạo lực để đạt được mục đích của mình, chủ yếu là giải
quyết các xung đột, mâu thuẫn chính trị, thâu tóm quyền lực để phục vụ cho
lợi ích của một nhóm, tổ chức cụ thể nào đó. Lợi dụng tình hình rối ren, tình
17


hình bất ổn, chế độ chính trị lung lay, các phần tử khủng bố xuất hiện và ra
tay hành động.
Về đặc trưng của khủng bố quốc tế, nó có 3 đặc trưng cơ bản đó là chứa
hành vi bạo lực; nạn nhân của các vụ khủng bố là những người vô tội và mục
đích của nó ở đây chính là mục đích chính trị.
Về đặc điểm của hoạt động khủng bố quốc tế, dựa trên một số khái niệm
khủng bố quốc tế và thực tiễn quá trình phát triển của chủ nghĩa khủng bố
trong những năm trở lại đây, có thể nhận diện hoạt động khủng bố quốc tế qua
một số đặc điểm sau:
- Hoạt động khủng bố thường nhắm đến mục tiêu là cộng đồng dân cư với
mục đích gieo rắc sự sợ hãi, nỗi kinh hoàng trong một bộ phận nhân dân.
Những kẻ khủng bố muốn thông qua các hành động đó để gây ảnh hưởng xấu
sự ổn định xã hội, đến phát triển kinh tế của một thậm chí là các quốc gia có
liên quan, qua đó thực hiện được mục đích chính trị của chúng.
- Các vụ khủng bố xảy ra ở Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Đông nam Á...
cho thấy khủng bố đã mở rộng mục tiêu tấn công của mình ra ngoài phạm vi
các nước phương Tây.
- Hoạt động khủng bố quốc tế thường được thực hiện dưới nhiều hình
thức, đó là những hành vi sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực; hành
vi phá hoại, phá hủy hoặc đe dọa phá hoại, phá hủy... Việc sử dụng bạo lực
đối với con người được thực hiện dưới nhiều hành vi như bắt cóc, giết người,
hành hung, gây thương tích... Việc phá hủy, phá hoại các mục tiêu vật chất
khác được thực hiện dưới hình thức như đặt bom mìn, gây nổ, thiêu hủy hoặc

sử dụng các loại vũ khí hết sức nguy hiểm khác.
- Mục tiêu có xu hướng mở rộng. Trước kia, khi tiến hành hoạt động
khủng bố, các phần tử khủng bố đều có mục tiêu chính trị rõ ràng: khi thì để
đạt được mục đích của bản thân, khi thì nhằm thực hiện mục tiêu thay đổi xã
18


hội... nhưng nhìn chung mục tiêu mà các phần tử khủng bố tấn công thường
có ý nghĩa tượng trưng nhất định như các đại sứ quán, căn cứ quân sự, công
trình quan trọng... Nhưng thời gian gần đây, mục tiêu mà các phần tử khủng
bố nhằm vào thường không mang ý nghĩa tượng trưng rõ ràng mà mở rộng
tấn công vào các mục tiêu dân sự như tàu chở dầu, khách du lịch, sân vân
động, sân bay quốc tế...
- Hoạt động khủng bố luôn gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với một
quốc gia hoặc một chính phủ, ảnh hưởng gián tiếp đến các quốc gia có liên quan.
Ngoài ra, “tính quốc tế” trong hoạt động khủng bố cần được hiểu theo một
cách toàn diện. Trước hết, “tính quốc tế” thể hiện ở địa bàn hoạt động của tội
phạm khủng bố quốc tế. Họ hoạt động vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ của một
quốc gia, xuyên quốc gia, xuyên lục địa và có thể trên phạm vi toàn cầu. Bên
cạnh đó, các vụ khủng bố có thể xảy ra tại một quốc gia nhưng lại nhắm mục
đích gây ảnh hưởng đến một quốc gia khác. “Tính quốc tế” còn thể hiện ở chủ
thể thực hiện khủng bố bao gồm nhiều người có quốc tịch khác nhau hoặc một
người có nhiều quốc tịch, cũng có thể dựa vào nạn nhân của hành vi khủng bố
quốc tế- đó là những nạn nhân đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
“Tính quốc tế” cũng thể hiện ở chỗ việc đấu tranh phòng, chống tội phạm
khủng bố quốc tế muốn có hiệu quả phải có sự nỗ lực chung thống nhất của
loài người, sự hợp tác tích cực của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Bởi
hậu quả của tội phạm khủng bố quốc tế là làm phát sinh các mối quan hệ tố
tụng hình sự phức tạp giữa các quốc gia, đó là vấn đề thẩm quyền xét xử và
dẫn độ tội phạm.

1.2. Vài nét về vấn đề khủng bố quốc tế hiện nay trên thế giới
Chưa bao giờ vấn đề khủng bố quốc tế lại trở thành một chủ đề nóng được
quan tâm hàng đầu hiện nay. Kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001 xảy ra ở Mỹ,

19


tình hình khủng bố quốc tế hiện nay trên thế giới ngày càng diễn ra phức tạp
với nhiều hình thức tinh vi và xảo quyệt hơn.
Tuy Mỹ và liên quân đã tiêu diệt được trùm khủng bố Osama Bin Laden,
làm suy yếu phần nào mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda, lật đổ chế độ
Taliban,... nhưng Mỹ và phương Tây vẫn không thể tiêu diệt tận gốc những
mối đe dọa này, thậm chí một nhóm khủng bố mới nguy hiểm và tàn bạo hơn
đã xuất hiện, đó là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Từng là một nhánh của mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda, song mức
độ tàn bạo và tư tưởng cực đoan của IS còn nguy hiểm hơn nhiều. Thống kê
của Liên hợp quốc cho thấy ngoài sự tham gia của các nhóm chiến binh bản
địa, các tổ chức khủng bố còn thu hút hơn 30.000 chiến binh nước ngoài đến
từ 100 quốc gia trên thế giới. IS đã nhanh chóng vươn ra ra nhiều khu vực
trên thế giới, từ Trung Đông, Bắc Phi, vùng Vịnh, cho tới châu Âu, châu Mỹ
và cả châu Á... Đáng chú ý là những quốc gia vốn được xem là khá an toàn
như Đức, Pháp, Bỉ... thì nay cũng trở thành tâm điểm của nhiều kẻ khủng bố.
Các vụ tấn công ngày càng mang tính bột phát và hình thức tấn công ngày
càng đa dạng, có thể là đánh bom, xả súng kinh hoàng, bắt cóc con tin, đâm
bằng dao và thậm chí là sử dụng xe tải để lao vào đám đông. Số lượng những
“con sói đơn độc” đang gia tăng đáng kể. Đây là những kẻ không nằm trong
danh sách thành viên của tổ chức khủng bố nào, nhưng lại là những phần tử
có tư tưởng chính trị cực đoan, những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc, những kẻ
phân biệt chủng tộc... Thêm vào đó, sự bùng nổ của mạng xã hội và Internet
đã khiến tư tưởng cực đoan ngày càng lan rộng. Rõ ràng, mối đe dọa khủng

bố đang ngày càng phức tạp và khó lường, một số địa bàn trọng điểm của chủ
nghĩa khủng bố đang dần rơi vào tình trạng mất kiểm soát.
Mạng lưới khủng bố quốc tế vẫn đang tìm cách vươn dài mạnh mẽ, bất
chấp các đường biên giới quốc gia. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho khu
20


vực và quốc tế về vấn đề khủng bố và giải quyết như thế nào vấn để này để
đảm bảo an ninh vẫn đang là bài toán khó đối với từng quốc gia, từng khu
vực. Địa bàn hoạt động mở rộng từ Tây Phi sang Đông Phi, từ Châu Á sang
Châu Âu, không chỉ ở Pakistan, Iraq, mà cả nhiều nước khác.
Vào giữa tháng 1/2016, trong chương trình Toàn cảnh thế giới trên kênh
VTV1, TS. Đỗ Sơn Hải - Trưởng khoa Chính trị quốc tế, Học viện Ngoại
giao, nhận định: “Khủng bố hiện có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào, nhằm vào bất
kỳ đối tượng nào. Theo tôi, điều đáng lo ngại nhất là chúng ta không thể hiểu
rõ lý do của những vụ đánh bom nhằm vào điều gì. Nguyên nhân của các vụ
đánh bom chưa được lý giải, chúng ta chỉ biết lực lượng Nhà nước Hồi giáo
(IS) tự xưng luôn nhận trách nhiệm về họ. Chính sự khó đoán định này lại
càng gây ra tâm lý bất an”, TS Đỗ Sơn Hải nhấn mạnh.
1.3. Vai trò của báo chí đƣa tin về các vấn đề khủng bố quốc tế hiện nay
1.3.1. Cung cấp thông tin
Mục đích và tôn chỉ hoạt động của báo chí là cung cấp thông tin một cách
trung thực, khách quan, nhanh chóng, tích cực đưa tin về các sự kiện trong
đời sống xã hội. Do vậy, khủng bố quốc tế cũng là một trong những vấn đề
được xã hội quan tâm, được báo chí đưa tin đến với công chúng.
Thông tin về khủng bố quốc tế vô cùng đa dạng, xảy ra ở nhiều nơi trên
thế giới với tình hình, diễn biến phức tạp, khó lường nên việc thường xuyên
đăng tải, cập nhật thông tin liên quan đến khủng bố quốc tế sẽ giúp độc giả có
cái nhìn nhiều chiều hơn, đầy đủ hơn về vấn đề này. Ngoài việc nâng cao khả
năng nhận thức của người dân về khủng bố quốc tế, các tin bài chuyên sâu

vào nội tình, bản chất các cuộc khủng bố, cũng giúp kiều bào của Việt Nam
nắm được thông tin để đề phòng, đồng thời cũng giúp người dân trong nước
cảnh giác hơn.

21


Song song với việc cung cấp thông tin, phản ánh sự thật, báo chí cũng
quan tâm đến suy nghĩ, tâm trạng của người dân, thay vì chỉ sợ hãi, có suy
nghĩ tiêu cực, việc lựa chọn và cung cấp thông tin khủng bố sẽ giúp họ có cái
nhìn sáng suốt hơn và đôi khi thấy cuộc sống tươi đẹp hơn.
Báo chí không trực tiếp đưa cận cảnh những hình ảnh chết chóc, đầy máu
me, không dùng hình trực diện người bị nạn... mà thay vào đó là những hình
ảnh vừa phải, không gây cảm giác đau thương và ghê rợn cho độc giả. Đồng
thời, khi đưa tin về khủng bố quốc tế, báo chí cũng tránh việc thổi phồng, thêu
dệt sự thật, hạn chế dùng những từ ngữ bạo lực.
Một là, giúp cho người dân bớt đi sự hoảng loạn, bất an, đây là lương tri
xã hội mà báo chí với vai trò là một tổ chức xã hội cần phải có; Hai là, không
để phần tử khủng bố lợi dụng, vì mục đích mà các phần tử khủng bố gây ra sự
kiện khủng bố là gây sự hoảng loạn trong xã hội, làm rúng động xã hội, nếu
cố tình thêu dệt, đưa tin dồn dập, vô hình trung, báo chí lại trở thành công cụ
tuyên truyền cho các phần tử khủng bố, gây hậu quả nghiêm trọng.
1.3.2. Định hướng chính trị
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn các nhà báo: “Làm báo là làm chính
trị. Chính trị phải đúng”. Báo chí là chủ thể phản ánh đời sống xã hội, khơi
nguồn, tạo ra dư luận xã hội và do đó, có vai trò không thể thay thế trong định
hướng dư luận xã hội.
Định hướng thông tin là nhu cầu khách quan từ các cấp lãnh đạo, quản lý
xã hội và cả từ phía công chúng. Đối với các cấp lãnh đạo, quản lý xã hội,
định hướng thông tin là quá trình cung cấp thông tin, giải thích, bình luận,

hướng dẫn nhận thức của công chúng, thống nhất nhận thức nhằm đi đến
thống nhất hành động chung của cộng đồng, vì mục tiêu chung.

22


×