Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phần mềm trong hỗ trợ dạy học chuyên ngành điện công nghiệp hệ cao đẳng nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 118 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là:

Nguyễn Thị Nga

Ngày sinh:

10/5/1982

Nghề nghiệp: Giáo viên
Đơn vị công tác: trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu riêng của tôi, không sao chép lại
của tài liệu khác. Mọi kết quả nghiên cứu, nguồn tư liệu khác đều có trích dẫn
nguồn gốc cụ thể. Tất cả hình vẽ, hình ảnh và kết quả thực nghiệm là do tôi thực
hiện tại Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Nga

i


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành:
Cô giáo hướng dẫn : TS Lê Huy Tùng, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ Tác giả để hoàn thành luận văn này.
Các thầy cô trong viện Sư phạm kỹ thuật, viện đào tạo Sau đại học, Ban Giám
hiệu trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho Tác giả trong


việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo và học sinh trường Cao đẳng
nghề Nông nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Thanh Hóa đã tạo điều kiện thuận lợi và
hỗ trợ cho Tác giả thực hiện luận văn này.
Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm động viên giúp đỡ trong suốt quá
trình nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thị Nga

ii


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Viết tắt

Đọc là

CNTT

Công nghệ thông tin

GV

Giáo viên

GT

Giáo trình


HS

Học sinh

HS-SV

Học sinh – sinh viên

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LĐ - TB - XH

Lao động thương binh xã hội

LT

Lý thuyết



Mô đun

MH

Môn học

NN & PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NXB

Nhà xuất bản

PMDH

Phần mềm dạy học

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

PTNT

Phát triển nông thôn

TCN

Trước công nguyên

TH

Thực hành


TS

Tổng số

UBND

Ủy ban nhân dân

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TRONG
HỖ TRỢ DẠY HỌC ..................................................................................................5
1.1 TỔNG QUAN ...................................................................................................5
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ....................................................................................6
1.2.1. Nội dung dạy học............................................................................................. 6
1.2.2. Phương pháp dạy học ..................................................................................... 7
1.2.3. Phương tiện dạy học ....................................................................................... 9
1.2.4. Phần mềm dạy học ........................................................................................15
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA PHẦN MỀM ĐẾN QUÁ TRÌNH DẠY HỌC................16
1.3.1. Phân loại phần mềm ......................................................................................16
1.3.2. Tác động của phần mềm đến quá trình dạy học ...........................................19

1.3.3. Tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm dạy học .......................................21
1.3.4. Những yêu cầu về kĩ năng công nghệ thông tin đối với giáo viên ...............23
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG PHẦN MỀM
TRONG HỖ TRỢ DẠY HỌC TẠI BỘ MÔN ĐIỆN CỦA TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ NÔNG NGHIỆP & PTNT THANH HÓA. .................................27
2.1. Thực trạng ứng dụng phần mềm trong hỗ trợ dạy học tại trường Cao đẳng
nghề Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa ...............................................................27
2.1.1. Một số nét về trường cao đẳng nghề Nông Nghiệp & PTNT Thanh Hóa ..27
2.1.2. Phân tích chương trình khung Cao đẳng nghề điện....................................30
2.1.3. Thực trạng ứng dụng phần mềm trong hỗ trợ dạy học tại Bộ môn điện .....32
2.2. Ứng dụng một số phần mềm vào dạy học chuyên ngành điện công nghiệp .36
2.2.1. Phần mềm Microsoft PowerPoint: ................................................................37

iv


2.2.2. Phần mềm Matlab [9] ....................................................................................40
2.2.3. Phần mềm CADe-SIMU .................................................................................53
2.2.4. Phần mềm ORCAD [5] ..................................................................................56
2.3. Giải pháp thực hiện ứng dụng phần mềm trong hỗ trợ dạy học ....................60
2.4. Bài soạn minh họa..........................................................................................61
KẾT LUẬN CHƯƠNG II.......................................................................................66
CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ..................................................67
3.1. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC
NGHIỆM...............................................................................................................67
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................67
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ....................................................................................67
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm .............................................................................67
3.1.4. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................67

3.2. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM ........................................68
3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm ....................................................................................68
3.2.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................68
3.3. ĐÁNH GIÁ XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................68
3.3.1. Đánh giá định tính ..........................................................................................68
3.3.2. Đánh giá định lượng .......................................................................................69
3.4. ĐÁNH GIÁ QUA PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA ...................................73
3.4.1. Mục đích, qui mô và nội dung đánh giá ........................................................73
3.4.2. Tiến trình thực hiện.........................................................................................73
3.4.3. Kết quả đánh giá .............................................................................................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG III .....................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78
Phụ lục 2.1. .............................................................................................................80
Phụ lục 2.2. .............................................................................................................88
Phụ lục 2.3 ...........................................................................................................103
Phụ lục 3.1 ...........................................................................................................105
Phụ lục 3.2 ...........................................................................................................106
Phụ lục 3.3 ............................................................................................................109

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. So sánh các phương tiện dạy học..............................................................10
Bảng 2.1: Kết quả điều tra mức độ sử dụng các phương pháp dạy học ....................28
Bảng 2.2: Kết quả điều tra mức độ sử dụng các phương tiện dạy học .....................29
Bảng 2.3. Bảng chương trình môn học/mô đun nghề điện công nghiệp hệ cao đẳng ..... 30
Bảng 2.4. Bảng thư viện Sources ..............................................................................48

Bảng 2.5. Bảng thư viện Sinks ..................................................................................50
Bảng 3.1. Bảng đánh giá kết quả học tập của họcsinh lớp ......................................70
điện công nghiệp K45A ............................................................................................70
Bảng 3.2. Bảng đánh giá kết quả học tập của họcsinh lớp ......................................71
điện công nghiệp K45B .............................................................................................71
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá ...............................................................72

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Cấu trúc nội dung dạy học ..........................................................................6
Hình 2.1. Quy trình ứng dụng phần mềm dạy học ....................................................37
Hình 2.2. Mô hình bài giảng trên PowerPoint ..........................................................39
Hình 2.3. Cửa sổ thông tin về bản quyền ..................................................................41
Hình2.4. Cửa sổ đánh họ tên, công ty .......................................................................42
Hình2.5. Cửa số thư viện Simulink ...........................................................................48
Hình 2.6. Khai báo Constant .....................................................................................49
Hình2.7. Cửa sổ Scope ..............................................................................................50
H×nh 2.8. CÊu tróc th­ viÖn cña Simulink ............. 51
H×nh2.9.

C¸ch thøc t¹o cöa sæ lµm viÖc .............. 51

Hình 2.10. Giao diện của phần mềm CADe Simu ....................................................53
Hình 2.11. Thanh công cụ phần mềm .......................................................................54
Hình 2.12.Thư viện các thiết bị bảo vệ ngắn mạch ...................................................54
Hình2.13. Thư viện tiếp điểm rơ le, công tắc tơ sử dụng mạch điều khiển ..............54
Hình 2.14. Thư viện các loại cuộn hút của rơle và contactor ...................................55

Hình 2.15. Thiết kế hệ truyền động chỉnh lưu – động cơ điện một chiều trên phần
mềm CADe-SIMU ....................................................................................................55
Hình 2.16. Thiết kế hệ truyền động khởi động thứ tự ba động cơ ............................56
Hình2.17.Cửa sổ Orcad .............................................................................................57
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ..........................72

vii


viii


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục nói
chung và giáo dục nghề nói riêng, đã có những bước phát triển đáng kể. Để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi
hỏi giáo dục cần có sự đổi mới toàn diện và sâu sắc. Một trong những giải pháp
quan trọng là nhanh chóng đổi mới phương pháp dạy.
Điều 40, Luật giáo dục nêu rõ: “ Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng,
trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng
lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành,
tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực hành, ứng dụng”. Để đào
tạo ra lớp người đáp ứng được yêu cầu đó, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên
(phương pháp dạy học tích cực) là cấp thiết hiện nay. Hỗ trợ đắc lực cho phương
pháp dạy học tích cực là công nghệ thông tin - một phương tiện dạy học hiện đại,
hữu ích và hiệu quả trong dạy học nói chung, dạy học ngành kỹ thuật nói riêng.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông tin và truyền thông đã
có nhiều ảnh hưởng quan trọng đến lĩnh vực giáo dục nói chung và đến hoạt động

dạy học nói riêng. Dạy học ứng dụng công nghệ thông tin luôn là chủ trương của Bộ
Giáo dục và Đào tạo trong những năm gần đây. Đối với việc dạy học ngành kỹ
thuật, kiến thức mang tính tổng quát và trừu tượng yêu cầu người học phải có tư
duy tốt, do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý giúp người học vừa nắm
vững lý thuyết vừa đạt được kĩ năng tốt với thời gian đào tạo tối ưu.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay quá trình dạy học các ngành kỹ thuật nói chung
vẫn còn nhiều điểm hạn chế, thể hiện rõ nét nhất về mặt sử dụng phương pháp giảng
dạy và phương tiện giảng dạy. Phần lớn các trang thiết bị được tận dụng lại với thời
gian hoạt động đã quá lâu, công nghệ lạc hậu. Bên cạnh đó, dạy học vẫn mang nặng
tính lý thuyết, chưa thực sự đề cao kĩ năng thực hành của người học. Điều này dẫn
tới quá trình đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất.

1


Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng dạy học là ứng dụng phần
mềm trong dạy học. Ứng dụng phần mềm vào dạy học nói chung và vào dạy học kỹ
thuật nói riêng ngoài việc giảm chi phí cho giáo cụ còn đảm bảo các yêu cầu về sư
phạm như tính trực quan sinh động của bài giảng, tư duy theo phương pháp mô hình
giúp học sinh hiểu sâu kiến thức và có khả năng đáp ứng được xu thế phát triển của
khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng phần mềm vào dạy học còn
nhiều hạn chế, chưa có sự áp dụng một cách hệ thống, chưa khai thác hết tiềm năng
của các thiết bị, của các phần mềm để nâng cao hiệu quả dạy học vì vậy tôi chọn đề
tài “Nghiên cứu ứng dụng phần mềm trong hỗ trợ dạy học chuyên ngành điện
công nghiệp hệ cao đẳng nghề”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc dạy học bộ môn điện ở
trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa, đề xuất việc ứng dụng
phần mềm trong hỗ trợ dạy học chuyên ngành điện tạo điều kiện cho việc đổi mới
phương pháp dạy học nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học các môn học chuyên ngành điện công nghiệp tại trường
Cao đẳng nghề Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về các phần mềm: Power Point, Matlab, CADe – Simu, OrCad.
- Về nội dung: Ứng dụng phầm mềm trong hỗ trợ dạy học chuyên ngành điện
công nghiệp.
- Về không gian: Trường cao đẳng nghề Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Thanh Hóa.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu ứng dụng phần mềm trong dạy học chuyên ngành điện công nghiệp sẽ
làm tăng hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh chủ động, tích cực, tự lực
trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học.

2


5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc ứng dụng các phần mềm trong dạy học
- Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy và học chuyên ngành điện công nghiệp tại
trường cao đẳng nghề.
- Đề xuất xây dựng bài giảng ứng dụng phần mềm trong dạy học chuyên ngành điện
công nghiệp tại trường cao đẳng nghề Nông nghiệp & PTNT Thanh Hóa nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học.
- Thực nghiệm và đánh giá
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh để hiểu và lựa chọn thông tin.

6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp qua trao đổi, dự giờ; Quan sát gián tiếp
qua hồ sơ, kế hoạch giảng dạy, giáo án.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn trao đổi trực tiếp
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp chuyên gia
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
7.1. Về mặt lí luận
- Hệ thống hóa lí luận về ứng dụng phần mềm trong dạy học, làm rõ cơ sở lý luâ ̣n
và kinh nghiê ̣m thực tiễn của viê ̣c ứng dụng phần mềm trong hỗ trợ dạy học chuyên
ngành điện hệ cao đẳng nghề.
- Phân tích các đặc điểm của ứng dụng phần mềm trong dạy học và khả năng vận
dụng nó vào quy trình dạy học chuyên ngành điện hệ cao đẳng nghề.
- Đề xuất quy trình thiết kế bài giảng ứng dụng phần mềm trong dạy học ngành điện
hệ cao đẳng nghề
7.2. Về mặt thực tiễn
- Đánh giá thực trạng dạy và học tại trường cao đẳng nghề Nông Nghiệp & PTNT
Thanh Hóa

3


- Vận dụng quy trình đề xuất xây dựng một số bài giảng thuộc chuyên ngành điện
hệ cao đẳng nghề.
8. CẤU TRÚ C LUẬN VĂN
Ngoài phầ n mở đầ u và kế t luâ ̣n, Luâ ̣n văn gồm 3 chương :
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TRONG
HỖ TRỢ DẠY HỌC
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG PHẦN MỀM

TRONG HỖ TRỢ DẠY HỌC TẠI BỘ MÔN ĐIỆN CỦA TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ NÔNG NGHIỆP & PTNT THANH HÓA.
Chương 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

4


Chương 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TRONG HỖ TRỢ
DẠY HỌC
1.1 TỔNG QUAN
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo
trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ
thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố
năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước về việc đẩy mạnh ứng dụng
CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của
ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong công tác giáo dục và đào tạo.
Hiện nay các trường học nói chung và các trường cao đẳng nghề nói riêng
đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và tin học được giảng
dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay
phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số
thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học
của mình.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến
tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng
có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng
loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công

nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính,
với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu
truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học
sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học
sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều
đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng

5


đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy
giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục nói
chung đạt được những thành tự đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile,
Violet…và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác. Các phần mềm chuyên ngành
điện nói riêng cũng phát triển mạnh mẽ như phần mềm: Matlab, Cade - Simu,
OrCad… Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm
chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập.
Việc ứng dụng các phần mềm vào dạy học có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì khi sử
dụng phần mềm trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho
học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn
thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến
khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự
học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.2.1. Nội dung dạy học
Câu hỏi cần đặt ra đầu tiên cho việc xác định nội dung dạy học là: Người học
cần phải học những nội dung gì để đạt các mục tiêu đã đặt ra trong một điều kiện
thời gian, không gian, cơ sở vật chất…và cho một đối tượng cụ thể.
Để đạt được mục tiêu dạy học trong toàn bộ nội dung cần đặt cho các phần

nội dung các trọng số ưu tiên trong quá trình tổ chức lĩnh hội trên lớp. Có thể tham
khảo sơ đồ dưới đây:
Cái
nên
biết

Cái cần
biết

Cái
phải
biết

100
100

Hình 1.1.
80 Cấu trúc nội dung dạy học
80

60
- Vòng 1 trong cùng mô tả những
nội dung cốt lõi của bài họcEast(hoặc của học phần)
60

mà người học cần phải biết

40
40


West

East

North

West

20

North

- Ô 2 tiếp theo mô tả những nội dung mà người học cần biết
20
0
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr

0
1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr

6


- Ô 3 ngoài cùng mô tả những nội dung liên quan mà người học nên biết
Việc xác định nội dung phải biết, cần biết, nên biết có thể cho một bài học,
một học phần hay của một khóa học, nó giúp cho ta xác đinh phần cứng cốt lõi và
phần mềm, phần mở rộng trong nội dung dạy học. Việc xác định các phần như trên
cũng cho phép xác định các phần bắt buộc và phần tự chọn trong nội dung học tập.
Nội dung dạy học không chỉ là nội dung học được trên lớp hay nội dung mà thầy đã
truyền đạt cho người học mà nó bao hàm cả nội dung người học được thảo luận, tự

học, tự tìm kiếm và xử lí [2].
Một hình ảnh giúp giáo viên liên tưởng khi tổ chức quá trình dạy học trên lớp
là: Nếu coi toàn bộ nội dung của một bài học (hay học phần) là một cây cổ thụ (cây
tri thức) thì phần thân, dễ, cành chính giáo viên nên tổ chức cho người học “nắm
được” ngay trên lớp; còn phần nhánh, lá nên chỉ cho họ tiếp tục “mở rộng” và hoàn
thiện “cây tri thức”ở nhà. Cũng cần lưu ý rằng khi chiếm lĩnh nội dung học người
học chiếm lĩnh cả phương pháp nhận thức khoa học vì vậy không nên quan niệm
nội dung chỉ là kiến thức mà còn có cả tri thức về cách học, về phương pháp tư duy.
1.2.2. Phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp (PP) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (Methodos) nghĩa là
con đường đạt đến mục đích. Theo đó phương pháp dạy học còn là con đường đạt
đến mục đích dạy học.
Phương pháp (PP) là một phạm trù hết sức quan trọng, nó tồn tại gắn bó với
mọi mặt hoạt động của con người. A.N Krưlốp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của
PP với quan điểm “Đối với con tàu khoa học, PP vừa là chiếc la bàn, lại vừa là bánh
lái, nó chỉ phương hướng và cách thức hoạt động”. Về phương diện triết học, PP
được hiểu là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để
giải quyết những nhiệm vụ nhất định. PP theo Hegel là “ý thức về hình thức của sự
tự vận động bên trong nội dung” [2].
Khái niệm PP được hiểu một cách chung nhất là cách thức hành động (hoạt
động) hướng tới đạt đươc những mục tiêu, mục đích đã định trong những điều kiệ
và môi trường cụ thể. Phương pháp dạy học (PPDH) được hiểu là cách thức tổ chức
hoạt động của người dạy (thầy) và người học (trò) nhằm hình thành và phát triển ở

7


người học các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và phát triển nhân cách nói chung và
nhân cách nghề nghiệp nói riêng trong quá trình giáo dục và đào tạo [2].
PPDH nói chung và PPDH tích cực nói riêng là hệ thống phương pháp dạy

học nhằm phát huy cao độ tính tích cực hoạt động của học sinh trong quá trình học
tập [2].
Trong lịch sử phát triển của giáo dục, tư tưởng về dạy học tích cực đã được
các nhà giáo dục bàn đế từ lâu: Từ thời cổ đại, các nhà sư phạm, triết gia tiền bối
như: Socrate (469 – 339TCN) nhà triết học, người thầy vĩ đại của Hy Lạp cổ đại;
Montaigne (1533-1592) nhà quý tộc Pháp, người chuyên nghiên cứu lý luận giáo
dục; J.J Rousseau (1712 - 1778), triết gia nhà lý luận của Pháp thời kỳ khai
sáng…đều đã từng nói đến tầm quan trọng to lớn của việc phát huy tính tích cực,
chủ động của người học trong học tập và cổ vũ việc sử dụng các PPDH nhằm phát
huy tính tích cực nhận thức của người học; Trong thế kỹ XX, các nhà giáo dục
phương Động, phương Tây đều quan tâm đến vấn đề phát huy tính tích cực học tập,
chủ động, sáng tạo của người học; Nhà sư phạm vĩ đại J.A.Comenxki (1592 - 1670)
đã đưa ra những yêu cầu cải tổ nền giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo của người học. Theo ông dạy học thế nào để người học thích thú học
tập và có những cố gắng bản thân để nắm lấy tri thức. I.F. Kharlamop lại đã khẳng
định vai trò to lớn của tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu tri thức mới. Ông
cho rằng: “Quá trình nắm kiến thức mới không thể hình thành bằng cách thuộc lòng
bình thường các quy tắc, các kết luận, khái quát hóa nói phải được xác định trên cơ
sở của việc cải tiến công tác tự lập của học sinh, của việc phân tích tính sâu sắc tài
liệu, sự kiện làm nền tảng cho việc hình thành các khái niệm khoa học”.
Theo I.Ia. Lecne, thì “PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích
của giảng viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm
bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn” .
Theo Iu.K. Babanxki, thì “PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò
nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình
dạy học”.

8



Theo I.D. Dverev, thì “PPDH là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và
trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Hoạt động này được thể hiện trong việc sử
dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các dạng hoạt động độc lập của
người học và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của người dạy”.
Pregent (1990) xác định PPDH như cách hoạt động tổ chức sư phạm đặc biệt
áp dụng kiến thức theo các quy tắc xác định để giúp người học đạt được các mục
tiêu đặc biệt.
Tuy có các định nghĩa khác nhau, góc nhìn khác nhau về khái niêm PPDH
nhưng có thẻ nhận thấy rằng tất cả các tác giả đều thừa nhận rằng PPDH có những
dấu hiệu đặc trưng sau:
- Phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh nhằm đạt được mục
đích đề ra dưới dự dẫn dắt, hỗ trợ của giáo viên;
- Phản ánh sự vận động của nội dung học vấn đã được nhà trường quy định;
- Phản ánh cách thức hoạt động đan xen, tương tác và trao đổi giữa thầy và trò;
- Phản ánh cách thức điều khiển hoạt động nhận thức, kích thích và xây dựng động
cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trong quá
trình dạy học.
1.2.3. Phương tiện dạy học
Cũng như các loại hình lao động khác, lao động sư phạm của người giáo viên
và hoạt động học tập của học sinh, sinh viên đòi hỏi phải có các phương tiện thích
ứng cho các hoạt động dạy và học. Phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c là tâ ̣p hơ ̣p những đố i tươ ̣ng
vâ ̣t chất đươ ̣c giáo viên sử du ̣ng với tư cách là những phương tiê ̣n điề u khiển hoa ̣t
động nhận thức của ho ̣c sinh. Đố i với học sinh, phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c còn là mô ̣t
nguồ n tri thức phong phú để lĩnh hô ̣i tri thức, rèn luyê ̣n ki ̃ năng [7].
Chức năng chủ yếu của phương tiện dạy học là tạo điều kiện cho học sinh nắm
vững chính xác, sâu sắc kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân
cách của học sinh. Trong quá trình dạy, phương tiện dạy học đã chứng tỏ vai trò to
lớn của mình ở tất cả các khâu: tạo động cơ, hứng thú học tập của học sinh; cung
cấp các cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hoá hoặc kiểm chứng các kiến thức về
các khái niệm, định luật vật lý, mô phỏng các hiện tượng, quá trình vật lý vi mô, đề


9


cập các ứng dụng của các kiến thức vật lý trong đời sống và kỹ thuật; sử dụng trong
việc ôn tập, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng của học sinh; hỗ trợ
việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng...
Với quan niệm phương tiện dạy học là những công cụ phục vụ cho việc dạy
học tức hỗ trợ giáo viên chuyển tải nội dung và giúp học sinh, sinh viên thực hiện
quá trình nhận thức nội dung của mình. Người xưa đã có câu “Trăm nghe không
bằng một thấy, trăm thấy không bằng được làm” và “tư duy nảy sinh trong hành
động”. Như vậy, phương tiện dạy học nâng cao độ nhận thức nội dung dạy học đối
với người học, tạo cơ hội và điều kiện hỗ trợ cho họ tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri
thức. Tuy nhiên vấn đề sử dụng và khai thác hiệu suất, hiệu quả của phương tiện kỹ
thuật đặt lên vai các nhà sư phạm một trách nhiệm mới đòi hỏi người giáo viên phải
có hiểu biết và năng lực khai thác hiệu quả công năng của phương tiện, thiết bị để
công nghệ hóa quá trình dạy học.
Chúng ta còn có khái niệm về phương tiện dạy học truyền thống và phương
tiện dạy học hiện đại. Phương tiện dạy học truyền thống bao gồm: bảng đen, mô
hình, thiết bị thí nghiệm, tranh ảnh, sách giáo khoa,…Còn phương tiện dạy học hiện
đại bao gồm: máy vi tính, đĩa CD, DVD, máy chiếu (projector), phần mềm dạy học
(Power Point, Violet,….), hệ thống bảng tương tác (activeboard), e-learning…
Mỗi phương tiện dạy học có những mặt mạnh và mặt yếu. Bảng dưới đây so
sánh các loại phương tiện dạy học (bảng 2).
Bảng 1.1. So sánh các phương tiện dạy học [2]
Phương

Các mặt mạnh

Các mặt yếu/hạn chế


tiện
In ấn

-Truyền đạt các ý tưởng/ hướng dẫn trọn

-Thời gian chuẩn bị lâu

(đọc)

vẹn

-Khá tốn kém

-Có thể thay đổi khá dễ dàng

-Cần mạng lưới giới thiệu,

-Không cần trang bị đặc biệt

phân phối tài liệu

-Dễ dạy

-Khó cập nhật kiến thức,

-Có thể đọc, đọc lại và chú giải

thông tin mới


10


-Có thể minh họa các điểm-ví dụ bằng các
bảng, tranh, ảnh
Nghe

-Quen thuộc đối với các học viên

-Lỗi thời nhanh chóng

-Dễ tiếp cận bằng cách nghe, hay nghe và

-Phải làm cẩn thận mới

nhìn, hay nghe, nhìn và làm

giữ được quan tâm của

-Tránh phải đọc

người sử dụng

-Có thể nghe lại

-Thụ động

-Thúc đẩy việc thực hành các kỹ năng-ví dụ -Cần làm các trang kỹ
như trình bày miệng


thuật (máy ghi âm, vi

-Rẻ tiền và sản xuất nhanh chóng

deo…)

-Có thể sử dụng ở nhiều chỗ khác nhau,
điều chỉnh nhanh chậm
Nhìn

-Cho thấy sự vận động và các vật thể trong

-Phải cập nhật thường

ba chiều

xuyên

-Có thể dùng cho số lượng đông khan giả

-Phải có các chuyên gia để

-Có thể dùng làm giải trí

sản xuất, thiết kế kịch bản

-Có thể trình bày một bức thông điệp có tác

-Chỉ giữ được trong trí


động

nhớ của người xem trong

-Dễ tiếp cận, các học viên có thể mua được

một khoảng thời gian

trang bị này
Máy tính -Có thể lưu trữ số lượng thông tin lớn

-Sử dụng còn hạn chế-các

(đa

-Cung cấp tư liệu nhất quán

học viên có thể không có

phương

-Trình bày các kích thích khác nhau trong

tiền mua máy tính

tiện và

một gói-ví dụ văn bản, âm thanh, vi deo

-Đắt tiền và tốn thời gian


đĩa CD-

-Có khả năng tương tác

sản xuất

ROM)

-Có thể bao hàm việc kiểm tra sự hiểu biết

-Cần trình độ, kỹ năng

và có ý kiến phản hồi ngay

máy tính để sử dụng

-Có thể đáp ứng các yêu cầu khác nhau

-Không vận hành được

-Không hạn chế-học viên có thể kiểm soát

với những máy tính cũ

11


phương tiện này


chưa nâng cấp

Hội nghị

-Bao quát tất cả học viên có thể tham gia

-Cần có thời gian và tổ

viễn

cùng giáo viên hướng dẫn

chức

thông

-Giải quyết các tìm hiểu, cho phép thảo luật

-Đòi hỏi phải có trang bị

nghe,

và chia sẻ ý kiến

và phương tiện-cho hội

máy

-Các học viên ở xa có thể tiếp cận qua


nghị máy tính và hội nghị

tính,

đường điện thoại

qua màn hình máy tính

trang bị

-Giảm bớt cảm giác cô đơn và có thể tăng

-Đòi hỏi bạn kiểm soát để

nối với

thêm động cơ học tập

đảm bảo rằng ai cũng có

máy tính

tiếng nói

để bàn

-Tốn kém thời gian và tài
lực

Internet


-Tạo điều kiện giao tiếp nhanh chống trong

-Sử dụng còn hạn chế-các

nước và quốc tế

học viên có thể không có

-Tạo điều kiện tổ chức hội nghị qua đường

máy tính

dây

-Thường đòi hỏi phải đào

-Tạo nên nguồn thông tin lớn, đa dạng, đa

tạo để sử dụng một cách

hình, đa nguồn

có hiệu quả

-Trình bày các kích thích khác nhau trong

-Xây dựng chương trình

một tổng thể- ví dụ bài viết, âm thanh,


đắt tiền

video

-Có thể chậm và không

-Tạo ra triển vọng hợp tác quốc tế rộng rãi

đáng tin cậy (trục trặc kỹ
thuật)

Email

-Tạo điều kiện giao tiếp nhanh chóng trong

-Sử dụng còn hạn chế-học

nước và quốc tế

viên có thể không có máy

-Cung cấp mạng lưới hỗ trợ cho các học

tính

viên

-Thường đòi hỏi phải đào


-Có thể gửi kèm các văn bản để bình luận

tạo để sử dụng một cách

hay điều chỉnh

có hiệu quả

12


-Rẻ tiền

-Có thể không đáng tin
cậy, những người sử dụng
có thể không thường
xuyên đọc và gửi thư
-Các thư gửi và nhận
không phải lúc nào cũng
tới nơi
-Có thể không mang tính
nhân văn (nhiễu thông tin)

Như vậy, mỗi phương tiện dạy học đều tồn tại những mặt mạnh và mặt
yếu/hạn chế, vậy khi sử dụng các phương tiện dạy học chúng ta cần lưu ý như sau:
* Lựa chọn và chuẩn bị
- Phù hợp với nội dung dạy học: bản thân phương tiện phải chứa đựng những
thông tin cần thiết, góp phần hỗ trợ cho nội dung dạy học.
- Phù hợp với phương pháp dạy học: phương tiện dạy học là một yếu tố hỗ
trợ, giúp phương pháp dạy học trở nên tích cực và hiệu quả hơn.

- Phù hợp với năng lực của giáo viên: không nên sử dụng những phương tiện
mà giáo viên chưa có khả năng khai thác và phát huy. Điều đó làm giáo viên cảm
thấy lúng túng, mất thời gian dạy học.
- Phù hợp với năng lực của học sinh: phương tiện cần phải gần gũi và có ích
cho học sinh, nếu sử dụng phương tiện quá mới lạ, làm học sinh phân tán sự tập
trung, kết quả học tập cũng bị hạn chế.
- Phù hợp với điều kiện và môi trường dạy học: ví dụ giáo viên không thể sử
dụng máy chiếu, máy tính nếu phòng học chưa có điện… Hạn chế dùng phương tiện
chiếm nhiều không gian của lớp học.
* Sử dụng phương tiện dạy học
- Sử dụng phương tiện đúng lúc: giáo viên sử dụng vào thời điểm phù hợp
nhất, khi học sinh đang muốn được nghe nhìn, nhớ lại hoặc hình dung, khi các em
đang muốn thay đổi trạng thái học tập…

13


- Sử dụng phương tiện đúng chỗ: giáo viên để phương tiện ở vị trí thích hợp,
giúp mọi học sinh đều nhìn thấy, nghe thấy. Phải đảm bảo sự an toàn của giáo viên,
học sinh cũng như giữ gìn phương tiện trong quá trình dạy học… Ví dụ: giáo viên
không nên treo tranh ảnh ở vị trí mà học sinh khó quan sát, không nên dùng máy
chiếu và màn hình mà chiếm hết không gian của lớp học, không nên để học sinh
tiếp xúc với nguồn điện…
- Mức độ sử dụng phù hợp: mỗi phương tiện có mức độ sử dụng khác nhau và
giáo viên phải sử dụng với mức độ phù hợp, tránh hình thức hoặc tránh lạm dụng.
Khi sử dụng phương tiện dạy học không làm hạn chế hiệu quả của các phương pháp
dạy học như phát vấn, thuyết trình…
Vẫn có giáo viên sử dụng phương tiện còn mang tính hình thức, gần như chỉ
để trưng bày. Ví dụ mang lên lớp nhiều phương tiện, nhưng mỗi loại chỉ dùng
thoáng qua, không hiệu quả. Ngược lại, có giáo viên lạm dụng một loại phương tiện

quá mức, ví dụ trong một tiết học giáo viên chỉ click chuột và trình bày nội dung
như trên màn chiếu gây cảm giác nhàm chán, thiếu tập trung cho học sinh.
Như vâ ̣y có thể nói rằ ng các phương tiê ̣n da ̣y ho ̣c nế u đươ ̣c sử du ̣ng đúng sẽ
góp phần tích cực vào viê ̣c nâng cao hiê ̣u quả giờ da ̣y, hoàn thiê ̣n phong cách ho ̣c
tâ ̣p của ho ̣c sinh và phong cách giảng da ̣y của người giáo viên.
Từ các đặc điểm cơ bản của nội dung dạy học, PPDH, phương tiện dạy học,
có thể cho rằng, đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là thay đổi từ cách
giảng dạy này bằng cách giảng dạy khác mà là sử dụng những phương pháp dạy
hiện tại như thế nào để tạo ra được những giờ học có hiệu quả. Tự thân từng
phương pháp giảng dạy sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nó không được vận dụng một
cách đúng lúc, đúng nơi và đúng mức. Đổi mới phương pháp dạy phải gắn liền với
cách học của học sinh, nếu giáo viên đơn phương đổi mới mà không để ý học sinh
học như thế nào thì đổi mới sẽ không thành công. Quan điểm đổi mới PPDH cũng
không có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn các PPDH truyền thống mà phải biết vận dụng
một cách linh hoạt, sáng tạo giữa các phương pháp đó trong quá trình dạy học nhằm
đạt được mục đích cao nhất mà giáo viên đề ra.

14


Chúng ta đang hướng tới các PPDH tích cực, nghĩa là vận dụng những PPDH
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dạy học tích
cực là sự kết hợp linh hoạt nhiều PPDH phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức
của học sinh và điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu bài học. Mỗi phương pháp
đều có những ưu điểm và hạn chế của nó, không có PPDH nào là tối ưu cả. Dạy học
tích cực đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tăng cường liên
hệ với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, việc vận dụng các PPDH đạt hiệu quả cao
hay thấp còn tuỳ thuộc vào tài năng sư phạm và khả năng sáng tạo của giáo viên.
Kết quả vận dụng sáng tạo các PPDH và phương tiện dạy học theo hướng
tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, người ta đã rút ra một phương châm về

dạy học như sau: “Tôi nghe, tôi sẽ quên. Tôi nhìn, tôi sẽ nhớ. Tôi làm, tôi sẽ hiểu”.
Có nghĩa là, trong mỗi giờ học, nếu giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp với từng nội dung bài học
(mô đun, học phần…) và học sinh được thực hành ứng dụng thì giờ học đó chắc
chắn sẽ có hiệu quả tốt. Cách dạy học này thực ra không mới và không khó nhưng
nhiều giáo viên lại không thường xuyên vận dụng.
Vậy, với kinh nghiệm đã giảng dạy tại bộ điện của trường Cao đẳng nghề
Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn cộng với kiến thức đã được học tập và
nghiên cứu trong thời gian học cao học tại trường Bách Khoa Hà Nội, Tác giả nhận
thấy một biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng
cao chất lượng dạy học là ứng dụng phần mềm trong hỗ trợ dạy học.
1.2.4. Phần mềm dạy học
Theo Hồ Sỹ Đàm [1] phần mềm (Software) là chương trình được lập trình và
cài đặt vào máy tính để điều khiển phần cứng (Hardware) hoạt động để khai thác
chức năng của máy tính và xử lý cơ sở dữ liệu. Trong lĩnh vực giáo dục, ngoài
những phần mềm được cài đặt trong các máy vi tính (hệ điều hành, ứng dụng, quản
lý dữ liệu…) còn có những phần mềm công cụ được giáo viên sử dụng, khai thác
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, gọi là phần mềm dạy học (PMDH), như: phần
mềm soạn giáo án điện tử, phần mềm thí nghiệm, phần mềm thi trắc nghiệm…
Theo nguồn [18] thì:

15


Phần mềm máy tính: (Computer Software) hay gọi tắt là Phần mềm
(Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng
một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài
liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải
quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
Phần mềm dạy học (hay phần mềm giáo dục)

Phần mềm dạy học là phần mềm máy tính có nhiệm vụ chính là hỗ trợ dạy
học hoặc tự học.
PMDH với khối lượng thông tin chọn lọc, phong phú và có chất lượng cao
hơn hẳn so với các loại phương tiện truyền thông khác (sách, báo, tranh, ảnh, phim,
đèn chiếu…). PMDH có thể được tra cứu, sao chép, in ấn, lựa chọn, thay đổi tốc độ
hiển thị nhanh chóng dễ dàng theo ý muốn của người sử dụng. Vì vậy tạo điều kiện
thuận lợi cho giảng dạy của giáo viên và việc tìm hiểu, tự học phù hợp với nhu cầu,
hứng thú, năng lực, sở thích của từng học sinh. Bên cạnh đó PMDH còn có khả
năng thông báo kịp thời thông tin phản hồi, kết quả học tập, nguyên nhân sai
lầm,…của học sinh một cách khác quan và trung thực. Do đó, PMDH là phương
tiện dạy học quan trọng tạo điều kiện thực hiện những đổi mới căn bản về nội dung,
PMDH nhằm hình thành ở học sinh năng lực làm việc, học tập một cách độc lập,
thích ứng với xã hội hiện đại [2,16].
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA PHẦN MỀM ĐẾN QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
1.3.1. Phân loại phần mềm
Phần mềm được phân loại theo các căn cứ sau: [16]
- Căn cứ vào mã nguồn: gồm có phần mềm mã nguồn mở (như phần mềm Moodle,
GeoGebra…) và phần mềm mã nguồn đóng (như phần mềm MicroSoft,
PowerPoint, Geometry SketchPad…).
- Căn cứ vào kinh tế: gồm có phần mềm miễn phí (như phần mềm TestPro,
Freemind…) và phần mềm thương mại (như phần mềm Violet, Lectora…).
- Căn cứ vào nội dung: PMDH dùng chung (như phần mềm LectureMaker, Adole
Presenter… ) và phần mềm dạy học theo môn học (như phần mềm Toán học Maple,
phần mềm tiếng anh English Study, phần mềm điện…).

16


Ngoài cách phân loại như trên, căn cứ vào chức năng của phần mềm có thể
phân loại PMDH ở từng môn học như sau:[17]

Phần mềm luyện tập và thực hành
Đây là dạng đơn giản nhất được dùng để giới thiệu cho người học một loại bài
tập mà họ phải làm bằng cách đưa vào một câu trả lời hay một đáp số. Máy tính xác
định xem câu trả lời của học sinh là đúng hay sai, nó có thể cung cấp một số thông
tin phản hồi về câu trả lời của học sinh, ví dụ như một lời chúc mừng (nếu học sinh
làm đúng), một lời chia buồn (nếu học sinh làm sai) hoặc một câu trả lời chung
chung nào đó nếu máy không nhận dạng được câu trả lời. Mức độ khó, dễ của bài
tập là phụ thuộc vào khả năng của học sinh, tức là nếu học sinh làm tốt và nhanh
những bài tập trước thì bài tập kế tiếp sẽ khó hơn, ngược lại thì phần mềm sẽ đưa ra
những bài tập dễ hơn.
Điểm đặc trưng của chương trình luyện tập và thực hành là cung cấp cho học
sinh một khả năng luyện tập vô thời hạn và theo một tốc độ mà học sinh có thể điều
khiển được. Khi học sinh trả lời sai máy tính có thể gợi ý cho học sinh tự tìm ra câu
hỏi đúng hoặc giải thích các lý do dẫn đến sai lầm của học sinh. Nếu học sinh có
quá nhiều lần sai trong một câu hỏi thì máy sẽ buộc học sinh làm lại những câu hỏi
tương tự. Sau đó dựa vào kết quả các câu trả lời của học sinh mà chương trình tiếp
tục đưa ra những câu trả lời khác.
Phần mềm gia sư
Phần mềm gia sư là phần mềm mà học sinh có thể sử dụng trong hoặc ngoài giờ
lên lớp để độc lập tìm kiếm và chiếm lĩnh những nội dung tri thức đã được cài sẵn
trong mã chương trình. Với một phần mềm gia sư, máy tính sẽ đóng vai trò của một
thầy giáo để cung cấp cho học sinh không chỉ những đơn vị kiến thức theo nội dung
của các chương trình học được quy dịnh bởi nhà trường mà còn xác định được
những nhu cầu và sở thích cá nhân của học sinh để quyết định cách thức rẽ nhánh
(Branch) qua hệ thống tài liệu học tập đã được cấu trúc trước trong mã chương
trình. Các phần mềm gia sư dược dùng nhiều trong trường hợp học sinh không có
điều kiện lên lớp hoặc thời gian lên lớp không đủ đề cập đến những nội dung mà
phần mềm có thể đề cấp đến.

17



×