ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------
NGUYỄN HỒNG TIỆP
VẤN ĐỀ NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TRÊN
BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội, 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------
NGUYỄN HỒNG TIỆP
VẤN ĐỀ NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TRÊN
BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ ANH ĐỨC
Hà Nội, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Đỗ Anh Đức và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
.
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Tiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ quý báu đó.
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ
Anh Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cũng như định hướng về phương
pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong chuyên ngành
Báo chí học, các thầy cô trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi
trong suốt những năm học vừa qua.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo, ban biên tập, phóng
viên báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động. Cuối cùng, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn với gia đình, người thân và bạn bè về sự động viên giúp đỡ
trong suốt quá trình học tập và hoành thành luận văn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Tiệp
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ......................................................... 8
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ
VÀ VẤN ĐỀ NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ........................................... 9
1.1. Hệ thống khái niệm về di cƣ và lao động nhập cƣ ............................... 9
1.1.1. Khái niệm “di động xã hội”................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm chung về địa vị xã hội ......................................................... 11
1.1.3. Sự phân tầng xã hội.............................................................................. 12
1.1.4. Khái niệm lao động nhập cƣ ................................................................ 16
1.2. Vùng văn hóa và vấn đề bản sắc văn hóa của ngƣời lao động nhập cƣ. .... 18
1.2.1. Quan niệm vùng văn hóa ..................................................................... 18
1.2.2. Vấn đề bản sắc văn hóa vùng của ngƣời lao động nhập cƣ ................ 21
1.3. Đặc điểm và xu hƣớng của lao động nhập cƣ tại Việt Nam hiện nay ........ 23
1.3.1. Đặc điểm của lao động nhập cƣ tại Việt Nam ..................................... 23
1.3.2. Xu hƣớng của lao động nhập cƣ tại Việt Nam hiện nay ...................... 27
1.4. Báo điện tử với việc thông tin về ngƣời lao động nhập cƣ ở Việt Nam...... 31
1.4.1. Khái niệm báo điện tử ......................................................................... 31
1.4.2. Vai trò của báo điện tử trong việc thông tin về ngƣời lao động nhập cƣ .... 33
1.4.3. Ƣu thế của báo điện tử trong việc thông tin về ngƣời lao động nhập cƣ ......... 35
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN CỦA BÁO ĐIỆN TỬ VỀ
VẤN ĐỀ NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 41
2.1. Lý do lựa chọn các tờ báo điện tử đƣợc khảo sát .............................. 41
2.2. Kết quả khảo sát báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Ngƣời
lao động. ........................................................................................................ 46
2.2.1. Thống kê số lƣợng tin, bài về chủ đề ngƣời lao động nhập cƣ, từ tháng
01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016 ............................................................ 46
2.2.2. Nội dung thông tin về vấn đề ngƣời lao động nhập cƣ đăng tải trên
báo điện tử Lao động, Lao động Thủ đô và Ngƣời lao động......................... 48
2.2.2.1. Thông tin về vấn đề việc làm và tiền lƣơng của ngƣời lao động nhập cƣ ....... 50
2.2.2.2. Vấn đề an sinh xã hội của ngƣời lao động nhập cƣ ......................... 56
2.2.2.3. Thông tin về đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời lao động nhập cƣ .... 60
2.2.2.4. Thông tin về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của ngƣời lao động
nhập cƣ ........................................................................................................... 65
2.2.3. Hình thức truyền tải thông tin về vấn đề ngƣời lao động nhập cƣ đăng
tải trên báo điện tử Lao động, Lao động Thủ đô và Ngƣời lao động ............ 69
2.2.3.1. Hệ thống thể loại báo chí đƣợc sử dụng ........................................... 69
2.2.3.2. Về việc sử dụng các chất liệu đa phƣơng tiện .................................. 73
2.2.3.3. Về cách thức tƣơng tác với độc giả................................................... 83
2.3. Đánh giá thành công và hạn chế của báo điện tử với vấn đề ngƣời
lao động nhập cƣ tại Việt Nam hiện nay .................................................... 86
2.3.1. Thành công và nguyên nhân ............................................................... 86
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 90
2.4. Kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của công chúng .................................. 94
Tiểu kết chương 2......................................................................................... 102
CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN CỦA BÁO ĐIỆN TỬ VỀ VẤN ĐỀ LAO
ĐỘNG NHẬP CƢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................ 103
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc thông tin về ngƣời lao động nhập cƣ....... 103
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin của báo điện tử về vấn đề
ngƣời lao động nhập cƣ hiện nay .............................................................. 106
3.2.1. Cần có chủ trƣơng, chiến lƣợc thông tin về vấn đề ngƣời lao động
nhập cƣ trên báo điện tử .............................................................................. 106
3.2.2. Phối hợp giữa cơ quan báo điện tử với các ban ngành liên quan để
cung cấp thông tin về vấn đề lao động nhập cƣ........................................... 107
3.2.3. Hình thành chuyên mục riêng dành cho ngƣời lao động nhập cƣ..... 109
3.2.4. Nâng cao hiểu biết và nhận thức của ngƣời làm báo về các vấn đề
ngƣời lao động nhập cƣ ............................................................................... 110
3.2.5. Tận dụng và phát huy tính đa phƣơng tiện và tính tƣơng tác của báo
điện tử ........................................................................................................... 111
3.2.6. Tăng cƣờng sử dụng các công cụ tối ƣu hóa tìm kiếm thông tin ....... 113
3.3. Những ý kiến nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tác phẩm báo chí
thông tin về vấn đề ngƣời lao động nhập cƣ trên báo điện tử Lao động,
Ngƣời lao động và Lao động thủ đô ......................................................... 114
3.3.1. Đối với tòa soạn ................................................................................. 116
3.3.2. Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên ......................................... 117
3.3.3. Phát triển, đổi mới chuyên mục Công đoàn....................................... 120
Tiểu kết chương 3......................................................................................... 121
KẾT LUẬN ................................................................................................. 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 126
PHỤ LỤC .................................................................................................... 132
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Bộ LĐTB&XH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Bộ TT&TT: Bộ Thông tin và Truyền thông
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
CĐ: Công đoàn
CN&CĐ: Công nhân và Công đoàn
CN: Công nhân
CNH: Công nghiệp hóa
DN: Doanh nghiệp
HĐH: Hiện đại hóa
KCN : Khu công nghiệp
KCX: Khu chế xuất
LĐLĐVN: Liên đoàn lao động Việt Nam
LĐ: Lao động
NXB: Nhà xuất bản
NLĐNC: Người lao động nhập cư
NLĐ: Người lao động
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1.1. Số người lao động nhập cư năm 1999 và 2012 ............................. 24
Bảng 2.1. Thống kê tin, bài đề cập tới vấn đề người lao động nhập cư ........ 46
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ phần trăm lượng tin, bài đề cập tới vấn đề người lao động
nhập cư đăng trên 3 tờ báo điện tử được khảo sát từ tháng 01 năm 2015 đến
tháng 12/2016 ................................................................................................. 47
Biểu đồ 2.2. Thống kê tin, bài viết về vấn đề người lao động nhập cư ......... 48
trong từng năm ............................................................................................... 48
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nội dung các tác phẩm trên báo điện tử Lao động, Lao
động Thủ đô và Người lao động từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016 ......... 49
Bảng 2.2. Thống kê thể loại báo chí được sử dụng........................................ 69
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ so sánh tỷ lệ phần trăm các thể loại báo chí được sử
dụng để viết tin, bài về vấn đề người lao động nhập cư đăng trên 3 tờ báo
điện tử được khảo sát từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12/2016 .................. 69
Biểu đồ 2.5. Tần suất xuất hiện các thông tin về người lao động .................. 91
nhập cư trên báo điện tử. ................................................................................ 91
Biểu đồ 3.0: Khảo sát phương tiện tiếp cận thông tin về người lao động nhập cư 96
Biểu đồ 3.1: Mức độ quan tâm của độc giả về vấn đề người lao động nhập cư
trên các trang báo điện tử được khảo sát ........................................................ 97
Biểu đồ 3.2: Tần suất xuất hiện các thông tin về người lao động nhập cư trên
báo điện tử hiện nay ....................................................................................... 98
Biểu đồ 3.3:Mức độ tương tác với báo điện từ về thông tin liên quan đến
người lao động nhập cư .................................................................................. 99
Bảng 3.1: Tầm quan trọng của các vấn đề về người lao động nhập cư hiện nay ....... 99
Bảng 3.2: Giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả thông tin đối với vấn đề
người lao động nhập cư ................................................................................ 100
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp và khu đô thị mới liên tiếp mọc lên, tạo ra nhiều
cơ hội việc làm, đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh về các thành phố lớn
để tìm việc làm. Điều này làm cho việc di dân đến các thành phố lớn ngày càng trở
nên phổ biến. Quy mô của n ền kinh tế tăng nhanh, thu nhập đầu người vượt khỏi
ngưỡng thu nhập thấp, đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở
thành nước có mức thu nh ập trung bình. Kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập sâu
vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Những thành tựu của quá trình CNH , HĐH
đưa đất nước ngày càng phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân và góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Những năm qua , quá trình cơ cấu lại nề n kinh t ế gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng bước đầu đạt được mô ̣t số k ết quả nhấ t đinh
̣ . Hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng và hiệu quả đã đem l ại nhiề u ngu ồn lực bên ngoài cho công cuô ̣c
CNH, HĐH của nước ta . Sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp đã thu hút
một lượng lớn nguồn lao động, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người
lao động trên khắp các tỉnh thành trên cả nước. Năm 2014 cả nước có khoảng 2,1
triệu lao động đang làm việc tại các KCN, KCX. Trong số 2,1 triệu lao động này
có đến 70% là lao động ngoại tỉnh. Lao động nhập cư chủ yếu tại các KCN, KCX
tại Hà Nội, Bình Dương và Tp Hồ Chí Minh là lao động tại các tỉnh miền trung,
phổ biến là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Đây là các tỉnh khó khăn về
kinh tế mức sống người dân chưa cao. Lại ảnh hưởng bởi thiên tai tàn phá hàng
năm do vậy để khắc phục khó khăn những lao động này tìm đến các đô thị, khu
công nghiệp để tìm kiếm việc làm.
Lao động nhập cư luôn là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc dân số của
các đô thị lớn. Các lớp người di cư vào thành phố không chỉ mang lại sức sống, sự
năng năng động kinh tế - xã hội cho khu vực đô thị, họ còn góp phần tạo nên bức
tranh đa dạng và sống động trong đời sống văn hóa. Hơn nữa trong bối cảnh hiện
nay, vai trò của người lao động nhập cư ngày càng được khẳng định, đời sống vật
1
chất, tinh thần ngày được quan tâm hơn, tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng người lao
động nhập cư gặp khó khăn trong vấn đề thu nhập và việc làm, tiếp cận chính sách
an sinh xã hội, hòa nhập với văn hóa nơi nhập cư hay còn gặp tình trạng bị kỳ thị
nhất là những người lao động nhập cư nghèo…Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này
được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và được bàn bạc trong nhiều hội thảo quốc gia và
quốc tế nhưng vẫn chưa tìm được một lời giải khả thi. Vậy làm thế nào để bảo vệ
quyền lợi cho người lao động nhập cư? Giúp người lao động nhập cư hòa nhập với
nơi tiếp nhận, tránh tình trạng kỳ thị, phân biệt giữa lao động nhập cư và cư dân
bản địa? Cần có phương án nào để người lao động nhập cư tiếp cận với các chính
sách an sinh xã hội, giáo dục, y tế, chỗ ở…Đó là những câu hỏi tồn tại đã lâu và
thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực lao
động và đặc biệt là báo chí.
Mang trọng trách là cơ quan “quyền lực thứ tư” trong xã hội, báo chí đảm
nhận vai trò phản ánh khách quan, minh bạch, đưa tin kịp thời các vấn đề nảy sinh
trong xã hội. Vấn đề người lao động nhập cư đã có nhiều cơ quan báo chí, loại hình
báo chí phản ánh. Tuy nhiên, báo điện tử Lao động, cơ quan ngôn luận của Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam là đơn vị trực tiếp quản lý về mặt Nhà nước người lao
động. Ngoài ra còn có báo điện tử Lao động thủ đô, cơ quan ngôn luận của liên
đoàn lao động Tp. Hà Nội, báo điện tử Người lao động, cơ quan ngôn luận của liên
đoàn lao động Tp. HCM là có nội dung thông tin tuyên truyền về người lao động
nhập cư hơn cả. Các tác phẩm trên các báo điện tử này đã phản ánh kịp thời những
sự kiện, vấn đề liên quan đến người lao động nhập cư như: vấn đề bảo hiểm xã hội,
những bất cập trong sinh hoạt hàng ngày của người lao động nhập cư hay các cuộc
đình công, bãi công của lao động nhập cư…đã phần nào giải quyết được mâu
thuẫn đôi bên.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Vấn đề người lao động nhập cư
trên báo điện tử Việt Nam” nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá thực trạng các tác phẩm
trên báo điện tử để từ đó có những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của báo điện tử
nói chung và các tác phẩm với vấn đề người lao động nhập cư nói riêng.
2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thực tế, đối với các vấn đề liên quan đến đề tài về di cư, chuyển cư và lao
động nhập cư đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên, vẫn đặt ra
nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết để phù hợp với thực tiễn phát triển xã hội.
Liên quan đến chủ đề này đã có những công trình nghiên cứu tiêu biểu như
sau: Đầu tiên, có thể kể đến cuốn sách “Đời sống xã hội Việt Nam đƣơng đại” do
Nguyễn Đức Lộc chủ biên Nhà xuất bản Tri thức phát hành tháng 06/2015. Công
trình này có những góc nhìn tổng quan, đa dạng về cuộc sống của lao động nhập cư
tại các KCN, KCX chủ yếu tại Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh. Nơi đây tập trung
lượng lớn lao động nhập cư các tỉnh thành trong cả nước nhưng tiêu biểu nhất là
lao động các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh… Không chỉ
miêu tả khái quát cuộc sống của lao động nhập cư tại đây mà còn nêu ra những khó
khăn bất cập mà lao động nhập cư phải trải qua. Cuộc sống công nhân mà các lao
động này chấp nhận bám trụ mưu sinh. Đây có thể nói là công trình nghiên cứu có
giá trị về tầng lớp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Trong số những nghiên cứu về di dân, di cư, không thể không nhắc đến
Đặng Nguyên Anh ông là tác giả của hàng loạt các bài báo khoa học, công trình
nghiên cứu về hiện tượng di dân, di cư tại Việt Nam hiện nay như sau: Đặng
Nguyên Anh (1997), “Về vai trò di cƣ nông thôn - đô thị trong sự nghiệp phát
triển nông thôn hiện nay”. Tạp chí Xã hội học, số 1, tr.36-39; Đặng Nguyên Anh
(1998), “Vai trò của mạng lƣới xã hội trong quá trình di cƣ, trong Chính sách di
dân ở Châu Á”, Đỗ Văn Hòa (cb), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; Đặng Nguyên Anh
(2005), “Di dân trong nƣớc: vận hội và thách thức đối với công cuộc đổi mới và
phát triển ở Việt Nam”. Nxb Thế giới, Hà Nội;…Những công trình nghiên cứu của
Đặng Nguyên Anh là một bức tranh tương đối toàn diện về vấn đề di cư, chuyển cư
và lao động nhập cư tại Việt Nam hiện nay. Đây cũng là nguồn tư liệu quan trọng
để tham khảo cho các nhà nghiên cứu sau này cũng như cho các cơ quan quản lý
3
nhà nước vận dụng, để có những điều chỉnh chính sách hợp lý bảo vệ quyền lợi
chính đáng của người lao động nhập cư.
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề
nhập cư, di cư của các tác giả khác điển hình như: Tống Văn Chung (2011),
“Những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự chuyển cƣ của cƣ dân nông thôn
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Xã hội học: 62.31.30.01. Đại học
khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội; Guest Philip (1998)“Động lực di dân nội địa
ở Việt Nam”. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; Lê Văn Thành (2008)“Đô thị hóa và vấn
đề dân nhập cƣ tại TP.HCM”, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM; Nguyễn Hữu
Minh & cộng sự ( 2005). “Ngƣời nhập cƣ từ nông thôn vào đô thị và những vấn đề
đặt ra về hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam”. Đề tài cấp Viện năm 2005- giai
đoạn I, Viện Xã hội học, Hà Nội; Đỗ Minh Khuê (2007)“Những vấn đề an sinh xã
hội của nhóm cƣ dân lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức ở đô thị”. Tạp
chí Xã hội học, Số 1(97), tr. 76-84; Đỗ Thị Thanh Hồng (2001), “Thực trạng quản
lý ngƣời nhập cƣ tự do trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn cao học. Viện
Xã hội học. Hà Nội;…Đây là những công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn
cao, đi thẳng vào những vấn đề mà người lao động nhập cư phải đối mặt khi sinh
sống tại các đô thị lớn đồng thời lý giải nguyên nhân của hiện tượng di cư ngày
càng gia tăng, đặc biệt tại các KCN – KCX tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội,
Bình Dương, Tp. HCM...Các công trình nghiên cứu này cũng đưa ra những giải
pháp phục vụ trong công tác quản lý cho các cơ quan nhà nước đối với thực trạng
về người lao động nhập cư hiện nay.
Vào năm 2004, nhà xuất bản Lao động đã xuất bản cuốn sách “Một số vấn
đề về lao động, việc làm và đời sống ngƣời lao động ở Việt Nam hiện nay” các tác
giả Đinh Đăng Định, Hoàng Văn Cảnh, Dương Thị Thanh Xuân. Trên cơ sở phân
tích thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam, các tác giả đã đưa ra một cái nhìn
tổng quan về cơ cấu lao động, khả năng giải quyết việc làm, đời sống người lao
động. Nêu lên những phương hướng và giải pháp căn bản nhằm nâng cao chất
lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách là
4
nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến quyền lợi người lao động, lao
động nhập cư.
Năm 2005, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã xuất bản cuốn sách
“Những tác động tới việc làm, đời sống của ngƣời lao động và các giải pháp hoạt
động công đoàn khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO)” Một
trong những tác động của việc gia nhậpWTO mà cuốn sách đề cập đến đó là việc
đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, sẽ có một lượng
lớn lao động nông nghiệp, thanh niên nông thôn nhàn rỗi, thiếu việc làm tham gia
vào hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp, các họ gia đình, đơn vị kinh doanh
cá thể…có thể dẫn tới nguy cơ tăng khoảng cách thu nhập của người lao động.
Canh tranh khốc liệt do quá trình toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại đẩy
nhanh tốc độ phân cực giữa các nhóm lao động khác nhau. Điều này góp phần làm
tăng khoảng cách về quyền lợi và địa vị xã hội giữa các nhóm lao động. Chính vì
vậy cần phải có những giải pháp cho công đoàn Việt Nam để tránh các tranh chấp
lao động lớn hơn về số lượng và quy mô, phức tạp hơn về tính chất khi gia nhập
WTO.
Xuất phát từ việc đánh giá ưu điểm và hạn chế của các công trình nghiên
cứu trước đó, tác giả sẽ có tham khảo, kế thừa và vận dụng những điểm cần thiết
để nghiên cứu và khảo sát quá trình truyền thông vấn đề người lao động nhập cư
trên báo điện tử Việt Nam.
Vì vậy, việc điều tra khảo sát thực tiễn và khảo cứu trên báo điện tử về
người lao động nhập cư sẽ góp phần nêu lên thực trạng về quyền lợi người lao
động nói chung và người lao động nhập cư nói riêng. Chính vì vậy tác giả luận văn
chọn đề tài“Vấn đề ngƣời lao động nhập cƣ trên báo điện tử Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sỹ báo chí học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm làm sáng tỏ thực trạng truyền thông về vấn đề người lao
động nhập cư trên báo điện tử, từ đó nêu ra kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao
5
chất lượng thông tin về vấn đề này trên báo điện tử nói chung và các báo điện tử
Lao động, Người lao động và Lao động thủ đô nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo cứu các tài liệu lý luận chung về báo điện tử; vấn đề di cư, chuyển cư, lao
động nhập cư liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin, tuyên truyền
về NLĐNC trên báo điện tử, cụ thể là các báo điện tử Lao động, Người lao động
và Lao động thủ đô (từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016) về đề tài người lao động
nhập cư để tìm ra những ưu điểm và hạn chế.
- Khảo sát, đánh giá của phóng viên, nhà báo, lãnh đạo các báo điện tử Lao
động, Người lao động và Lao động thủ đô cùng các độc giả về vấn đề người lao
động nhập cư.
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền
thông các tác phẩm trên báo điện tử nói chung và các báo điện tử Lao động, Người
lao động và Lao động thủ đô nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng thông tin trên báo điện tử
về vấn đề người lao động nhập cư.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung, hình thức của những tác phẩm báo chí về vấn đề
NLĐNC trên báo điện tử cụ thể là các báo điện tử được khảo sát như: báo điện tử
Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động. Thời gian khảo sát: từ 01/2015 đến
tháng 12/2016.
- Nghiên cứu ý kiến công chúng báo điện tử bằng phiếu điều tra ý kiến và
phỏng vấn sâu các phóng viên, nhà báo, lãnh đạo các báo điện tử được khảo sát.
Thời gian thu thập ý kiến: từ 01/2016 đến tháng 12/2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận văn này được thực hiện bằng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng cách thức: sƣu tầm, tra cứu và
đọc, nghe, xem các tài liệu bằng văn bản, hình ảnh, băng từ, đĩa compac, internet…
6
về khoa học báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng; tổng hợp các khuynh hướng,
nội dung nghiên cứu về di cư, lao động nhập cư đã được thực hiê ̣n và những công
trình khoa học của những người đi trước; tìm hiểu báo điện tử cụ thể là báo điện tử
Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động... để khai thác những tư liệu cần
thiết có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích nội dung: Bằng cách tập hợp, thống kê, phân tích,
chứng minh, đánh giá... các bài viết, tác phẩm báo chí đăng tải trên 3 tờ báo điện
tử Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động về vấn đề NLĐNC trong thời
gian khảo sát từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016 để làm rõ nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
+ Điều tra định tính: Bằng phương pháp phỏng vấn sâu được tác giả luận
văn tiến hành đối với các phóng viên, nhà báo và các lãnh đạo quản lý báo chí
nhằm tìm hiểu những đánh giá của các đối tượng về hiệu quả của thông tin về vấn
đề người lao động nhập cư trên báo điện tử Việt Nam. Có thể kể đến những cá
nhân tiêu biểu như ông Nguyễn Ngọc Hiển Tổng biên tập báo điện tử Lao động,
ông Đỗ Danh Phương Tổng biên tập báo Người lao động và bà Lê Thị Bích Ngọc
Tổng biên tập báo Lao động thủ đô, cùng với các phóng viên, nhà báo trực tiếp
tuyên truyền về vấn đề người lao động nhập cư như nhà báo Linh Nguyên báo điện
tử Lao động, nhà báo Thanh Nga báo điện tử Người lao động và nhà báo Ngọc Tú
báo điện tử Lao động thủ đô nhằm thu được những đánh giá khách quan, có trọng
lượng về hoạt động tuyên truyền vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử,
thời gian từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016 và những gợi ý của họ về giải pháp
nâng cao chất lượng của hoạt động này trong tương lai.
+ Điều tra định lượng: Bằng phƣơng pháp thăm dò ý kiến công chúng qua
Phiếu thăm dò ý kiến nhằm thu thập được thông tin về thực trạng của báo điện tử
để có thêm cơ sở dữ liệu tham khảo xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng thông
tin về vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử, tìm hiểu xem báo điện tử
cung cấp thông tin về NLĐNC ra sao? Cách thức công chúng tiếp nhận thông tin
về NLĐNC trên các phương tiện truyền thông này như thế nào; báo điện tử có đáp
ứng được nhu cầu của công chúng hay không? Công chúng đánh giá gì về chất
lượng thông tin mà báo điện tử cung cấp về vấn đề NLĐNC? Họ có nhu cầu thông
7
tin về NLĐNC ra sao? Họ có mong muốn gì, gợi ý gì để báo điện tử nâng cao chất
lượng hoạt động tuyên truyền về NLĐNC?...Tác giả sử dụng phương pháp điều tra
khảo sát bằng bảng hỏi, với những câu hỏi in sẵn trên giấy, gửi lấy ý kiến trực tiến
đối tượng cần hỏi. Để đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu, tác giả chọn mẫu
điều tra vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang tính đại diện, với cách tiếp cận phi
xác xuất.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về báo điện tử, lao động nhập cư,
đồng thời góp phần xây dựng phương pháp luận khi nghiên cứu thực trạng truyền
thông về vấn đề người lao động nhập cư trên một loại hình truyền thông cụ thể đó
là báo điện tử.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Việc phân tích các tác phẩm báo chí giúp đội ngũ phóng viên, biên tập
viên báo điện tử nhìn rõ thực trạng nội dung các tác phẩm với vấn đề vấn đề người
lao động nhập cư tại Việt Nam.
- Việc chỉ ra những thành công và hạn chế còn tồn tại trong thực trạng
truyền thông sẽ đóng góp, bổ sung những tư tưởng mới, cách thức mới, phù hợp
với xu thế phát triển truyền thông hiện đại để nâng cao chất lượng bài viết về vấn
đề người lao động nhập cư trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể thành tài liệu tham khảo hữu ích
cho những người quan tâm về vấn đề này, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
phóng viên, các sinh viên báo chí, các nhà quản lý và các cơ sở đào tạo báo chí.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận
văn bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về báo điện tử và vấn đề người lao động nhập cư
Chương 2: Thực trạng thông tin của báo điện tử với vấn đề người lao động
nhập cư hiện nay
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng báo điện
tử với vấn đề người lao động nhập cư hiện nay
8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ VÀ
VẤN ĐỀ NGƢỜI LAO ĐỘNG NHẬP CƢ
1.1. Hệ thống khái niệm về di cƣ và lao động nhập cƣ
1.1.1. Khái niệm “di động xã hội”
Cùng quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, sự tăng trưởng kinh
tế luôn kèm theo sự thay đổi dân cư. Đây là một quá trình mang tính quy luật. Quá
trình này chịu ảnh hưởng của ba nhân tố: sinh, tử và di dân. Sự di chuyển dân cư là
một yếu tố động, nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chi phối khác như những
nhân tố kinh tế, xã hội và văn hóa...gây ra những tác động khác nhau lên quá trình
này. Đây là một hiện tượng xã hội phức tạp. Lý do là đối với mỗi cá nhân luôn
chịu sự tác động của một quy luật sống bất di bất dịch của tự nhiên: sinh ra - bước
chân vào xã hội và chết đi ra khỏi xã hội đó hay di chuyển sang xã hội khác dưới
những hình thức ra đi khác nhau.
Trong quá trình hoạt động sống có những cá nhân luôn di chuyển nơi
sinh sống, cư trú, hoạt động lao động của mình. Sự di chuyển của những cá nhân
này không chỉ tạo ra mặt “động” của quá trình dân số mà nó cũng đem lại những
hậu quả kinh tế-xã hội nhất định, có những hậu quả đôi khi khó lường trước được.
Sự di chuyển dân cư luôn là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử và là
một hiện tượng nảy sinh mang tính phổ biến trong mọi xã hội. Mỗi dân tộc, trong
tiến trình lịch sử đều gắn liền với quá trình di dân được xác định. Điều đó đúng với
mọi quốc gia, mọi dân tộc. Hoạt động di chuyển dân cư đã từng tồn tại suốt nhiều
thế kỷ và luôn gắn liền với một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Từ xa xưa, trong mỗi
giai đoạn lịch sử, hoạt động này diễn ra với những đặc điểm riêng của nó, chẳng
hạn như sự di chuyển dân cư trong lịch sử luôn gắn liền với sự mở mang bờ cõi,
đất đai..., và hệ quả là tạo nên nét đặc thù riêng cho mỗi xã hội cụ thể. Lịch sử phát
triển của dân tộc Việt Nam cũng cũng chứng tỏ điều đó, nhất là đối với tộc người
Việt trong vòng hơn mười thế kỷ gần đây [29].
Nhận thức đầy đủ về sự chuyển cư trong trong quá khứ cũng như hiện tại là
một nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển tri thức khoa học. Nhưng vấn đề đặt ra
9
là phải nhận thức thật đầy đủ, khoa học về quá trình di cư đang diễn ra xã hội Việt
Nam hiện đại, chẳng hạn như: Tình trạng di cư hiện nay ra sao? Di dân sẽ là biến
đổi cấu trúc (cơ cấu) dân số-xã hội như thế nào? Những gì là nguyên nhân, là các
yếu tố, là những điều kiện... gây tác động, ảnh hưởng đến sự di chuyển dân cư như
vậy? Vai trò của quá trình chuyển cư như vậy đối với công cuộc xây dựng, kiến
thiết đất nước và phát triển mọi mặt khác nhau của đời sống xã hội nói chung và
của từng địa phương cụ thể nói riêng? Hậu quả của nó có ảnh hưởng gì đến sự phát
triển kinh tế - xã hội - văn hóa của từng vùng, từng dân tộc? Có sự thay đổi gì về
lối sống của họ trong những điều kiện hoạt động sống mới? Những mối quan hệ xã
hội mới được định hình như thế nào? Hậu quả môi trường nơi họ mới chuyển đến
ra sao? Sự lan truyền văn hóa, lối sống cũng như sự “giao thoa” văn hóa giữa
những nhóm xã hội “đi”, “đến" như thế nào?... Hàng loạt câu hỏi được đặt ra khi
quan tâm nghiên cứu hiện tượng xã hội nóng bỏng và bức xúc này.
Trong những năm bắt đầu của thời kỳ đổi mới trở lại đây, ở Việt Nam sự di
chuyển dân cư đang diễn ra mạnh mẽ. Những nghiên cứu công bố gần đây cho
thấy chuyển cư trong nông thôn là một hiện tượng tất yếu. Vấn đề đặt ra là cần
xem di chuyển dân cư như hiện tượng khách quan như những hiện tượng xã hội
khác đã và đang nảy sinh cần được tìm hiểu, nghiên cứu một cách khoa học, nhằm
xác định đúng những quy luật và tính quy luật xã hội tác động, chi phối nó. Từ đó
có sự nhận thức đúng về hiện tượng xã hội này và đề ra những chính sách, những
giải pháp xã hội đúng đắn điều tiết chính quá trình chuyển cư sao cho hợp lý, phù
hợp với tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội trong quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước, cũng như quá trình hòa nhập vào khu vực và quốc tế
hiện nay.
Một lý do khác cũng cần xem xét vấn đề chuyển cư ở chỗ trong quá trình di
chuyển, người di cư sẽ di chuyển đến đâu để sinh sống, những nhân tố nào tác
động lôi kéo họ ra khỏi mảnh đất quê hương, “nơi chôn rau, cắt rốn của họ”. Điều
cần nghiên cứu xem xét sâu sắc thêm ở đây là nhận thức truyền thống về nơi cư trú
của những người trong dòng di cư này đã thay đổi như thế nào? Phải chăng đối với
10
họ, quê hương bản quán không còn ý nghĩa nặng nề như những người người còn ở
lại? Phải chăng cơ chế kinh tế thị trường đã làm cho họ thay đổi những quan niệm
truyền thống kiểu như vậy? Một lý do khác cũng cần được đặt ra đó là những yếu
tố kinh tế trong hoạt động lao động sản xuất của những người di cư. Từ những năm
1990 cho đến nay, đất nước ta chuyển dần từng bước sang nền kinh tế thị trường,
những giá trị xã hội cũng đã ít nhiều thay đổi tầm ảnh hưởng của nó. Bên cạnh
những giá trị truyền thống còn lưu giữ trong lòng xã hội, có những giá trị xã hội
mới đang “lên ngôi”, gây không ít những ảnh hưởng, tác động đến hành vi, sự lựa
chọn của các cá nhân trong xã hội Việt Nam đương đại.
Hệ những giá trị mới, cũ đan xen trong đó phải kể đến những giá trị “trọng
sang, trọng giàu, trong vật chất, trọng văn minh, hiện đại...”[43]. Điều này cho thấy
những nhân tố kinh tế sẽ góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến sự lựa chọn lý do để
di cư. Vì vậy, nghiên cứu những nhân tố kinh tế - xã hội gây tác động, ảnh hưởng
đến di chuyển dân cư là cần thiết, bởi vì những nhân tố này sẽ tạo ra những giá trị
xã hội (và cũng là những tính quy luật xã hội) tác động đến nhận thức, hành vi của
các thành viên trong xã hội Việt Nam. Chẳng hạn như đất đai canh tác, thu nhập,
việc làm v.v., và cả những cơ hội nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh tế đều là
những nhân tố tác động đến quyết định ra đi, sự lựa chọn nơi di chuyển đến của
những người di cư. Và tự nó, những yếu tố này là những nguyên nhân cụ thể làm
nảy sinh và thúc đẩy dòng di cư hiện đại.
1.1.2. Khái niệm chung về địa vị xã hội
Địa vị (status) xã hội của mỗi chủ thể hành động được xác định như là “sự
xác định vị trí xã hội trong một cơ cấu xã hội”[18], thực chất đó là sự thẩm định
của xã hội dành cho một vị trí trong hệ thống xã hội. Sự chuyển đổi địa vị xã hội
cư trú của họ tạo ra và là sự biểu hiện của quá trình thay đổi địa vị cư trú-xã hội, và
điều đó cho thấy sự di động xã hội của chủ thể hành động đó.
Trước hết cần hiểu mỗi cá nhân, nhóm xã hội đều chiếm giữ một vị trí nhất
định trong hệ thống xã hội. Khi đó, địa vị (status) là khái niệm chỉ một vị trí xã hội
11
trong một hệ thống đó mang tính ổn định, gắn liền với một sự mong đợi đặc thù,
những quyền và trách nhiệm [2].
Ở mỗi xã hội có một hệ thống những địa vị khác nhau, được xem như là
“mạng các địa vị”, và mỗi chủ thể đều có được một địa vị xã hội trong tương quan
với chủ thể khác. Khi nghiên cứu về địa vị xã hội, J. Fichter đã chỉ ra những yếu tố
cấu thành địa vị xã hội bao gồm: dòng dõi, của cải (dưới hình thức này hay hình
thức khác), lợi ích của một chức vụ, trình độ học vấn, tôn giáo, các đặc trưng cá
nhân như giới tính, tuổi...[16], kể cả “cơ hội cuộc sống”, cũng như khả năng của cá
nhân nắm bắt cơ hội đó, điều mà M. Weber luôn nhấn mạnh.
Theo quan niệm của T.Parsons, hệ thống xã hội như là một hệ thống các cá
nhân tương tác với nhau trong một hoàn cảnh mà ít nhất cần có yếu tố vật chất
hoặc môi trường, những chủ thể hành động (actors) được khuyến khích theo xu
hướng thoả mãn. Mối quan hệ giữa họ và với hoàn cảnh của họ được xác định
trong một hệ thống các biểu trưng được cấu trúc và cùng chia sẻ về mặt văn hóa.
Ông đã đưa ra quan niệm của mình về phức hợp (complex) địa vị - vai trò với tư
cách là sự thống nhất nền tảng của hệ thống xã hội. Địa vị gán cho một vị trí cấu
trúc trong hệ thống xã hội, và vai trò, theo ông, là cái mà người hành động (actor)
phải làm ở trong vị trí đó trong quan hệ với những người hành động khác nằm
trong mối liên kết (context) và có tầm quan trọng về chức năng đối với hệ thống
[40, tr 25]. Như thế, sự phân tầng (stratification) các địa vị xã hội - vai trò xã hội
làm thành cấu trúc của xã hội, và nhờ đó có được sự di động xã hội giữa các tầng
lớp xã hội.
1.1.3. Sự phân tầng xã hội
Sự thay đổi này được xác định như là một sự di động xã hội. Các nhà xã hội
học coi “sự di động xã hội là sự vận động của cá nhân, đôi khi là nhóm xã hội, giữa
những vị trí trong hệ thống tầng lớp xã hội, trong nội bộ xã hội [2],…được cấu trúc
theo một cách mà tầng lớp nào đó có quyền lực và có tiền thưởng hơn những người
khác”[50].
12
Vấn đề đặt ra ở đây là khái niệm tầng lớp xã hội, nó chỉ một nhóm xã hội
đặc thù trong đó các thành viên của nó có địa vị xã hội ngang bằng nhau hay tương
đối giống nhau theo một tiếu chí nhất định. Các nhóm xã hội này không bao quát
các dấu hiệu của giai cấp xã hội, nhưng luôn nằm trong mối liên hệ với cấu trúc
giai cấp xã hội” [51]. Ví dụ như trong xã hội có những vị trí của các giai cấp xã hội
khác nhau tạo ra các tầng lớp khác nhau về sở hữu, và trong một hình thái kinh tếxã hội đều có những giai cấp xã hội có một vị trí xác định về mặt lịch sử với một
sứ mệnh nhất định; hay một hệ thống vị trí về nghề nghiệp, việc làm tạo ra các tầng
lớp xã hội khác nhau trong cơ cấu nghề nghiệp, theo tính chất của lao động tạo
thành tầng lớp xã hội lao động chân tay, lao động trí óc, lao động kỹ thuật,...
Tên tuổi các học giả nghiên cứu về phân tầng xã hội Mỹ gắn liền với các
công trình của W. Moore, K. Davis, B. Baber, S. Lipets, T. Parsons, P. Sorokin, W.
Worner,S. Kerbo,...Ví dụ như W. Worner đã đưa ra mô hình phân cấp xã hội sau
đây: tầng lớp thượng lưu cao, tầng lớp thượng lưu thấp, tầng lớp trung lưu cao,
tầng lớp trung, tầng lớp trung lưu thấp, tầng lớp hạ lưu cao, tầng lớp hạ và hạ lưu
thấp. Ở ông, phân tầng luôn gắn trật tự thứ bậc của nó với bất bình đẳng.
Sự phân hóa các thành viên xã hội vào những tầng lớp xã hội khác nhau
được gọi là sự phân tầng xã hội, “có nghĩa là sự bất bình đẳng xã hội tương đối bền
vững hay được thiết chế hóa (instutionalized) và đó là một hệ thống các quan hệ
qua lại quyết định ai được phép nhận cái gì và tại sao lại như vậy. Sự thiết chế hóa
ở đây có nghĩa là hệ thống các tầng lớp được xác lập”. Ở đây di động xã hội được
xác định như là sự vận động của cá nhân hay nhóm trong hệ thống giai cấp xã hội
[16]. Nếu xét về bản chất là sự thay đổi địa vị cá nhân trong hệ thống giữa các tầng
lớp xã hội.
Theo lý thuyết xã hội học về di động xã hội, thì khái niệm di động xã hội
(social mobility) có thể được xem xét như là sự thay đổi bởi một nhóm xã hội
trong một cá nhân về địa vị xã hội, trong một cơ cấu xã hội của một xã hội. Nghĩa
là từ những lợi thế khác biệt có được của các thành viên, và nó diễn ra theo bối
cảnh khác nhau, dưới những dạng khác nhau.
13
Nội dung của di động xã hội bao gồm các vấn đề về cường độ, khối lượng,
phương hướng, phương pháp, sự ổn định các xu hướng chuyển dịch, những thay
đổi về cơ cấu xã hội và các mối liên hệ của nó với những biến đổi trong các lĩnh
vực kinh tế chính trị, văn hóa - xã hội và các lĩnh vực đời sống xã hội khác.
Tính di động nhóm gắn liền với những thay đổi sâu sắc...Những sự chuyển
dịch của các nhóm theo nấc thang phân cấp cũng làm cho cơ cấu phân tầng thay
đổi. Những chuyển dịch theo những chiều hướng lên cao hoặc xuống thấp, có thể
mang tính tạm thời hay kiên định [14].
Di động ngang chỉ sự thay đổi địa vị của cá nhân hay nhóm xã hội trong
cùng một tầng lớp xã hội. Điều này thể hiện rõ trong sự dịch chuyển địa vị việc
làm. Đó chính “là sự chuyển dịch từ một vị trí này tới một vị trí khác trong cùng
một hạng tương ứng trong cấu trúc nghề nghiệp”[45].
Di động dọc là khái niệm chỉ sự thay đổi địa vị xã hội của cá nhân hay
nhóm xã hội từ địa vị xã hội thấp lên tầng lớp có địa vị xã hội cao trong hệ thống
xã hội (thăng tiến xã hội) hay ngược lại, từ tầng lớp có địa vị xã hội cao sang tầng
lớp xã hội có địa vị xã hội thấp (suy giảm xã hội). Hay nói cách khác, di động dọc
(vertical social mobility)... là sự chuyển dịch từ một vị trí xã hội này sang vị trí xã
hội khác thuộc thứ hạng (rank) cao hơn hay thấp hơn.
Khi nghiên cứu, xem xét những thay đổi về địa vị xã hội - nghề nghiệp của
cá nhân hay nhóm xã hội cho thấy những nghề nghiệp, việc làm mà họ trải qua
trong những giai đoạn nhất định biểu đạt sự di động giữa các thế hệ
(intergeneratonal mobility) của họ, nghĩa là sự thay đổi địa vị xã hội của con cái họ
so với chính bản thân họ.
Trong dòng di chuyển hiện nay của các cá nhân, nhóm xã hội sẽ có những
cá nhân luôn thay đổi nghề nghiệp, việc làm. Và sau một khoảng thời gian nhất
định, có thể so sánh sự thay đổi địa vị xã hội - nghề nghiệp của họ. Nhờ so sánh
như thế cho thấy một kiểu di động khác - di động nội thế hệ (intragenerational
mobility)[54].
14
Mô hình di động cấu trúc
Cấu trúc nghề nghiệp,
việc làm
Di động trong các
tầng lớp nghề
nghiệp mà chúng
có thể thay đổi,
ví dụ như chuyển
nghề
Các thiết chế giáo dục
Như vậy việc vận dụng lý thuyết di động xã hội vào quá trình nghiên cứu
chuyển cư cho phép ta xem xét khía cạnh khác nhau về sở hữu, uy tín (địa vị) xã
hội của người di cư không chỉ về mặt sở hữu mà cả về vị thế của họ trong các mối
tương tác với những người khác, nhóm khác mà nơi họ đến, kể cả cơ hội cũng như
“khả năng tiếp cận” để chiếm lĩnh cơ hội của họ.
Vận dụng lý thuyết di động xã hội vào nghiên cứu di chuyển dân cư cho phép
chỉ ra được sự biến động xã hội thông qua sự thay đổi địa vị của họ không chỉ về
lĩnh vực cư trú mà còn cho thấy được những thay đổi trong nhận thức của người dân
tham gia vào dòng di cư. Sự thay đổi địa vị của họ buộc họ phải thực hiện những
chức năng mới trong khu vực định cư như thay đổi nghề nghiệp hoạt động lao động,
ứng xử xã hội với những dân cư nơi đến cũng như với chính quyền sở tại.
Những tác động của những người đến di cư sẽ tạo ra những thay đổi về môi
trường xã hội, môi trường văn hóa và lối sống không chỉ cho những người di cư và
cho những người chính cư. Chuyển cư là một quá trình xã hội phức tạp, không đơn
thuần chỉ nhìn nhận như là một quá trình di trú. Quá trình này ảnh hưởng không
chỉ đến nơi đến, mà còn ảnh hưởng đến cả nơi xuất cư. Trong các hướng di chuyển
dân cư tạo ra những hệ quả xã hội khác nhau, như làm thay đổi quan niệm, lối
sống, ảnh hưởng đến quan hệ tình cảm, quan hệ thân thuộc, và tất yếu sẽ tạo ra
những "sức hút" đối với cả hai nơi: đi đến và trở về.
15
Vận dụng lý thuyết di động xã hội cũng cho phép ta xem xét những hậu quả
của quá trình di dân cả về mặt tích cực cũng như tiêu cực không chỉ đối với môi
trường xã hội, môi trường văn hóa mà cả môi trường sinh thái - tự nhiên.
1.1.4. Khái niệm lao động nhập cư
Hoạt động lao động của con người là nền tảng của sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Nhờ lao động con người sản xuất ra tư liệu sinh hoạt đảm bảo cho sự
tồn tại, và như vậy thông qua hoạt động lao động con người đã tạo ra lịch sử - xã
hội của mình. Theo C.Mac, lao động là hoạt động có ý thức và có mục đích cụ thể
của con người, là hoạt động mang bản chất của con người, loài người. Thông qua
lao động, con người tác động vào giới tự nhiên, làm ra sản phẩm vật chất, thỏa mãn
nhu cầu sống của con người. Như vậy, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của
toàn bộ loài người; nói cách khác, lao động đã tạo ra con người và loài người.
Trong lịch sử, lao động đã được nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác
nhau, trên nhiều phương diện khác nhau; và như vậy, đã có nhiều quan niệm khác
nhau về lao động. Tiếp cận trên phương diện lịch sử, triết học và kinh tế - chính trị
học, tổng hợp toàn bộ các quan niệm khác nhau về lao động, tác giả luận văn đã
khái quát rằ ng “Lao động là hoạt động có mục đích của con ngƣời trong những
lĩnh vực, ngành, nghề kinh tế khác nhau, nhằ m tạo ra các sản phẩm vật chất, các
sản phẩm tinh thần để đáp ứng nhu cầu của xã hội”.
Trong lịch sử nhân loại, hoạt động lao động gắn liền với con người – chủ
thể của tiến trình lao động, sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội - con
người là nhân tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động lao động. Trong khi đó, con
người – lao động – bị phụ thuộc và ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, môi trường
sống, môi trường lao động xã hội,…Do vậy, sự dịch chuyển lao động, nhập cư, di
dân,…là hiện tượng tất yếu khách quan và phổ biến trong lịch sử nhân loại, đã là
nguyên nhân chủ yếu tạo ra hiện tượng lao động nhập cư. Và khi bàn về lao động
nhập cư, đã có nhiều quan niệm khác nhau; trong đó, tác giả đã khái quát “Lao
động nhập cƣ là những ngƣời lao động di chuyển từ nơi này sang nơi khác để làm
việc, sinh sống” để xác định khái niệm lao động nhập cư một cách chung nhất.
16