Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Hình ảnh người cảnh sát giao thông trên báo điện tử việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HẢI ANH

HÌNH ẢNH NGƢỜI CẢNH SÁT GIAO THÔNG
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HẢI ANH

HÌNH ẢNH NGƢỜI CẢNH SÁT GIAO THÔNG
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH BÁO CHÍ HỌC
Mã số: 60320101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Hình ảnh người Cảnh sát giao thông trên báo
điện tử Việt Nam hiện nay là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu - Ủy viên Ban biên tập, Tạp chí Cộng sản. Các nội
dung nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào trước đây. Một số tài liệu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau đều có trích
nguồn cụ thể.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Hải Anh


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Linh Khiếu - Ủy viên Ban biên tập, Tạp chí Cộng sản đã tận tình, hướng
dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài Luận văn tốt nghiệp. Tôi đã
học hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích về công tác nghiên cứu khoa học cũng như
tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc và hiệu quả của thầy.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Báo
chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội cùng các thầy, cô giáo trực tiếp tham gia giảng dạy lớp Cao học K19 đã
luôn tận tình chỉ bảo, truyền giảng cho chúng tôi những kiến thức bổ ích và mới lạ
về lĩnh vực Báo chí - Truyền thông cũng như những kinh nghiệm quý báu về hoạt
động nghiên cứu khoa học phục vụ cho Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng chí lãnh đạo cùng tập
thể cán bộ phòng Tạp chí Cảnh sát nhân dân - Học viện Cảnh sát nhân dân - nơi tôi
công tác đã luôn chia sẻ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành
chương trình học tập và đề tài Luận văn Thạc sĩ như ngày hôm nay.

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các chuyên gia có
am hiểu sâu sắc về lĩnh vực nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ, giải đáp những thắc
mắc cho tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, anh, chị
em, bạn bè - những người đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.

Xin chân thành cảm ơn!!!
Tác giả

Nguyễn Thị Hải Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 10
1.1. Lý luận chung ..................................................................................................... 10
1.1.1. Truyền thông đại chúng .................................................................................. 10
1.1.2.Báo điện tử ....................................................................................................... 13
1.1.3.Cảnh sát giao thông .......................................................................................... 15
1.1.4.Hình ảnh ........................................................................................................... 17
1.2. Ứng dụng lý thuyết truyền thông trong nghiên cứu đề tài ................................. 18
1.2.1. Lý thuyết đóng khung ..................................................................................... 18
1.2.2. Lý thuyết nhận thức phụ thuộc ....................................................................... 20
1.2.3. Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự ....................................................... 21
1.3. Vai trò của báo điện tử trong công tác tuyên truyền, xây dựng hình ảnh người
Cảnh sát giao thông ...................................................................................................24
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 27
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN
HÌNH ẢNH NGƢỜI CẢNH SÁT GIAO THÔNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ......29

2.1. Giới thiệu khái quát về các đối tượng khảo sát .................................................. 29
2.2. Hình ảnh người Cảnh sát giao thông trên báo điện tử Việt Nam hiện nay ....... 31
2.2.1. Về số lượng tin, bài ......................................................................................... 31
2.2.2. Nội dung thông tin về hình ảnh người Cảnh sát giao thông trên báo điện tử
Việt Nam hiện nay ....................................................................................................33
2.2.3. Hình thức chuyền tải thông tin tuyên truyền về hình ảnh người Cảnh sát giao
thông ..........................................................................................................................48
2.2.4. Tính tương tác của công chúng đối với các thông tin về hình ảnh người Cảnh
sát giao thông trên báo điện tử ..................................................................................51
2.2.5. Thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của báo điện tử trong hoạt động
thông tin tuyên truyền hình ảnh người Cảnh sát giao thông ..................................... 53
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 68


CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN TUYÊN
TRUYỀN HÌNH ẢNH NGƢỜI CẢNH SÁT GIAO THÔNG TRÊN BÁO ĐIỆN
TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................... 70
3.1. Những vấn đề đặt ra trong công tác thông tin tuyên truyền hình ảnh người Cảnh
sát giao thông trên báo điện tử Việt Nam hiện nay................................................... 70
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền hình ảnh người
Cảnh sát giao thông trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay ......................................75
3.3. Khuyến nghị đối với các báo điện tử luận văn khảo sát .................................... 84
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 86
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 91


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát định lượng tổng số tin, bài trên 03 tờ BĐT ..................31
Bảng 2.2: Thời gian đăng tải tác phẩm báo chí về hình ảnh người CSGT trên 03

BĐT ...........................................................................................................................32
Bảng 2.3. Thông tin đồ họa thể hiện tổng số tin, bài về hình ảnh người CSGT trên
03 BĐT ......................................................................................................................33
Bảng 2.4: Địa điểm xuất hiện của lực lượng CSGT được đề cập trong các tác phẩm
báo chí trên 03 BĐT ..................................................................................................40
Bảng 2.5: Ý nghĩa nội dung tiêu đề của các tin, bài phản ánh hình ảnh người CSGT
trên 03 tờ BĐT ..........................................................................................................49
Bảng 2.6: Các loại sapo được sử dụng trong tin, bài phản ánh hình ảnh người CSGT
trên 03 BĐT...............................................................................................................50
Bảng 2.7: Chủ đề của các tác phẩm báo chí về hình ảnh người CSGT trên BĐT có
phải là vấn đề đáng quan tâm trong thời điểm hiện tại .............................................55
Bảng 2.8: Tác giả bài viết về hình ảnh người CSGT trên 03 BĐT ...........................66


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 - Mô hình truyền thông của Claude Shannon ........................................... 11
Sơ đồ 1.2: Mô hình Lý thuyết nhận thức phụ thuộc ................................................. 20
Sơ đồ 1.3: Mô hình lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự .................................... 22
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: So sánh số lượng các tin, bài phản ánh Hình ảnh đẹp và .....................34
Hình ảnh chưa đẹp về người CSGT giữa 03 tờ BĐT ................................................34
Biểu đồ 2.2: Số lượng tin, bài phản ánh hình ảnh đẹp của người CSGT ..................35
trên 03 tờ BĐT ..........................................................................................................35
Biểu đồ 2.3: So sánh số lượng, mức độ ưu ưu tiên phản ánh các khía cạnh về hình
ảnh đẹp của người CSGT giữa 03 BĐT ....................................................................36
Biểu đồ 2.4: Số lượng tin, bài phản ánh hình ảnh chưa đẹp của người CSGT trên 03
BĐT ...........................................................................................................................44
Biểu đồ 2.5: Thể hiện số lượng các thể loại báo chí được sử dụng khi phản ánh về
hình ảnh người CSGT trên 03 tờ BĐT ......................................................................48
Biểu đồ 2.5:Thể hiện số lượng từng thể loại báo chí được sử dụng trên 03 tờ BĐT 59



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ khi ra đời (26/2/1945), lực lượng CSGT đã khẳng định được vai trò
quan trọng của mình trong công tác bảo đảm TTATGT. Hình ảnh những chiến sĩ
CSGT “căng” mình điều tiết giao thông trong giờ cao điểm tại các tuyến đường có
lưu lượng người tham gia giao thông lớn từ sáng sớm cho đến tối khuya hay vào
những dịp lễ, Tết khi mọi người trở về quây quần, sum họp bên gia đình… đã để lại
nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ CBCS thiếu rèn luyện,
tu dưỡng về phẩm chất đạo đức và kiến thức nghiệp vụ… khiến người tham gia giao
thông không khỏi ức chế, vô hình đã tạo thành định kiến về hình ảnh người CSGT
trong suy nghĩ của người dân; làm mờ đi những hành động đẹp, sự hi sinh thầm
lặng ngày đêm của lực lượng. Nghiêm trọng hơn, định kiến đó còn trở thành nguyên
nhân dẫn đến hành vi chống đối lực lượng CSGT trong khi thi hành nhiệm vụ ngày
càng gia tăng. Vì vậy, cần có giải pháp để xây dựng hình ảnh người CSGT trở nên
khách quan, toàn diện hơn trong mắt người dân.
Để làm được điều đó, ngoài các yếu tố nội lực của bản thân mỗi CBCS - những
cái cốt lõi thực sự làm nên hình ảnh như: Diện mạo, tính cách, năng lực, hành động,
cử chỉ/ thái độ, trang phục… Bộ Công an cần quan tâm đến những công cụ có thể
giúp lực lượng CSGT xây dựng được một hình ảnh, thương hiệu trong tâm trí công
chúng. Báo chí nói chung, BĐT nói riêng chính là một trong những công cụ hữu
hiệu, nhất là trong thời đại kỹ thuật số phát triển, BĐT đang hằng ngày, hằng giờ tác
động sâu sắc, toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. BĐT là yếu tố quan
trọng không thể thiếu được trong thời kỳ cách mạng mới, trong công cuộc xây
dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, mở rộng, giao lưu quốc tế.Tuy nhiên trong thời
gian qua, công tác xây dựng, tuyên truyền hình ảnh người CSGT trên BĐT vẫn còn
một số hạn chế nhất định. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về nội dung này.

Trước thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu hình ảnh người CSGT
trên BĐT một cách khoa học nhằm giúp các cơ quan báo chí nhìn nhận, đánh giá
những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác này. Đồng thời, giúp công chúng có
cái nhìn sâu sắc, rõ nét hơn về hình ảnh người CSGT trên BĐT, bởi khi công chúng
1


tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ chịu ảnh hưởng
của các thông điệp đến việc hình thành nhận thức hành vi, thái độ của họ.
Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề: “Hình ảnh người Cảnh sát giao
thông trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo
chí học.
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu truyền thông đại chúng ở nước ta được tiến hành nhiều trong
những năm gần đây, tiêu biểu như các công trình: Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi
thủy đến năm 1945(Huỳnh Văn Tòng); Vai trò của truyền thông đại chúng trong
giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay (Trần Ngọc Tăng); Tư tưởng Hồ Chí Minh về
báo chí cách Mạng (Hội Nhà báo Việt Nam)...
Một số giáo trình cung cấp các tri thức về lý luận báo chí như: Cơ sở lý luận
báo chí truyền thông (Đinh Hường - Dương Xuân Sơn - Trần Quang), Truyền thông
đại chúng (Tạ Ngọc Tấn), Thể loại báo chí thông tấn (Đinh Hường), Thể loại báo
chí chính luận (Trần Quang)...
Riêng về góc tiếp cận xã hội học truyền thông đại chúng, những đóng góp về cơ
sở lý luận cho lĩnh vực này phải kể đến tác giả Mai Quỳnh Nam với các bài viết
khoa học, công trình như: Truyền thông đại chúng và Dư luận xã hội - Tạp chí Xã
hội học số 1, 1996; Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình-Tạp chí Xã hội học số
4, 2000; Đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng - Tạp chí Xã hội học số 2,
năm 2000…tác giả Trần Hữu Quang với công trình Xã hội học báo chí, năm 2006;
bài viết Một số vấn đề về nghiên cứu truyền thông đại chúng của Vũ Trà My trong
cuốn “Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập 6...

Phân tích thông điệp báo chí là một hướng nghiên cứu rất được coi trọng trong
nghiên cứu truyền thông đại chúng. Phân tích nội dung truyền thông (media content
analysis) được xem là một nhánh của phương pháp nội dung văn bản (content
analysis). Đây là một dạng phương pháp nghiên cứu phổ biến đối với các nhà
nghiên cứu truyền thông, vì đây là cách thức hiệu quả để khám phá nội dung và
hình thức chuyển tải thông tin báo chí và truyền thông, góp phần trả lời nhiều câu
hỏi liên quan đến hoạt động báo chí - truyền thông. Lasswell, Lerner và Pool (1952)
đã cho rằng: Phân tích nội dung là kỹ thuật nhằm mô tả, với mức độ khách quan cao
nhất, rõ ràng nhất, chính xác nhất những thông điệp được đề cập trên báo chí 2


truyền thông trong một thời gian và không gian nhất định. Đây là phương pháp tiếp
cận kết hợp giữa định tính và định lượng.
Ngay từ năm 1910, trong luận chứng về nghiên cứu truyền thông - đại chúng,
M.Weber đã đề cập vấn đề này. Nó cho thấy các hiện tượng, các sự kiện xã hội và
những tác động xã hội chi phối các hiện tượng, sự kiện xã hội diễn ra vào một giai
đoạn nào đó. Tính đặc thù của phương pháp phân tích thông điệp báo chí là việc
nghiên cứu cho thấy ý nghĩa của thông điệp, tần số, diện tích của những nội dung
trình bày ở dạng cố định hóa trong các văn bản, ảnh… ở báo in, hoặc các hình ảnh,
màu sắc, âm thanh, băng chữ… ở báo hình…
Nhiệm vụ cơ bản của phương pháp phân tích thông điệp báo chí là cần thể hiện
quan hệ của thông điệp với thực tế ngoài thông điệp đã sản sinh ra thông điệp (Mai
Quỳnh Nam, 2002).
Có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu khác liên quan đến đề tài như:
- Nguyễn Thị Mai Loan (2016),Sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử
Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài;
đặc điểm, vai trò của trẻ em trên báo chí, báo mạng điện tử; các yếu tố ảnh hưởng
đến việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử; nguyên tắc sử dụng hình
ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử. Đồng thời, tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá

vấn đề sử dụng hình ảnh trẻ em trong các tác phẩm báo chí trên 03 tờ báo:
VietNamnet, VietnamPlus và Thiếu niên Tiền phong online, chỉ ra thực trạng của
việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên báo mạng điện tử. Từ đó đề xuất một số giải
pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng sử dụng hình ảnh trẻ em trên
báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm Trần Thái Ly (2014), Hình ảnh diễn viên điện ảnh Hàn Quốc trên báo
mạng điện tử Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ quan hệ công chúng, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Hà Nội. Tiếp cận từ góc độ của chuyên ngành Quan hệ công chúng,
luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài; khảo sát phân tích
thực trạng hình ảnh diễn viên điện ảnh Hàn Quốc trên: VnExpress, VietNamnet,
Thanh Niên online trong năm 2013. Từ đó, tác giả đưa ra những định hướng về mặt
giải pháp nhằm quảng bá hình ảnh diễn viên điện ảnh Hàn Quốc trên báo mạng điện
tử Việt Nam một cách hiệu quả.
3


- Mai Quỳnh Nam (2002), “Thông điệp về trẻ em trên báo hình, báo in”, Tạp
chí Xã hội học, (số 2). Trong nghiên cứu này, tác giả đã tìm hiểu báo hình, báo in và
việc đưa tin các vấn đề liên quan đến trẻ em thông qua việc quan sát các thông điệp
về trẻ em được thông báo trong tháng 10/1999 trên 10 tờ báo: Nhân dân, Sài Gòn
Giải phóng, Hà Nội mơi, Thanh niên, Lao động, Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thành
phố Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, An ninh Thủ đô, Pháp luật và
trên 2 đài truyền hình: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội; đồng
thời, tiến hành phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm những người có am hiểu về vấn đề
nghiên cứu; phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với sự tham gia nghiên cứu của 200
người tại quận Cầu Giấy, Hà Nội… nhằm phân tích cách đưa tin trên báo hình, báo
in các vấn đề liên quan đến trẻ em; vấn đề trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
trên báo hình, báo in… từ đó, đưa ra một số đề xuất, khyến nghị nhằm giúp các cơ
quan báo chí thực hiện tốt vai trò xã hội trong hoạt động báo chí vì các lợi ích cơ
bản của trẻ em.

- Lê Thị Phước Thảo (2015), Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình
thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ báo chí học, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Luận văn góp phần hệ
thống hóa và làm rõ hơn về mặt lý luận về chức năng của báo chí; việc tổ chức
thông điệp, hình ảnh, sự ảnh hưởng, tác động, của báo chí đối với giới trẻ. Kết quả
nghiên cứu của luận văn sẽ là một minh chứng về vai trò và tác động to lớn của hình
ảnh người nổi tiếng đối với công chúng nói chung và giới trẻ nói riêng. Đồng thời,
luận văn sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu báo chí - truyền thông,
nhà quản lý báo chí, nhà báo, phóng viên, sinh viên báo chí, những người làm công
tác thanh thiếu niên, những người làm công tác giáo dục… làm phong phú thêm vấn
đề lý luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí đối với việc hình thành hệ
giá trị cho giới trẻ Việt Nam.
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu hoàn thiện,
có hệ thống về hình ảnh người CSGT trên BĐT. Các đề tài đã có chủ yếu tiếp cận từ
góc độ nghiệp vụ CAND hoặc mối quan hệ giữa các phương tiện truyền thông đại
chúng với lực lượng CAND nói chung.
- Đào Gia Bảo (2017), Tăng cường phối hợp giữa Công an nhân dân với các cơ
quan báo chí trong việc tuyên truyền và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự
4


và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình hiện nay. Tọa đàm Vai trò
của báo chí trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an
nhân dân, Tổng cục Chính trị CAND, Bộ Công an ngày 06/06/2017, Hà Nội, 16 21. Bài viết đã chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong mối quan hệ phối hợp
giữa lực lượng CAND với các cơ quan báo chí trong thời gian qua. Trên cơ sở đó
đưa ra 05 giải pháp nhằm thống nhất hành động và đạt hiệu quả cao trong mối quan
hệ phối hợp giữa lực lượng CAND với các cơ quan báo chí trong công tác tuyên
truyền thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND.
- Nguyễn Thanh Bình (2017), Công tác tuyên truyền của báo An ninh Thủ đô
góp phần xây dựng hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô sáng trong lòng dân.

Tọa đàm Vai trò của báo chí trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực
lượng Công an nhân dân, Tổng cục Chính trị CAND, Bộ Công an ngày 06/06/2017,
Hà Nội, 187 - 190. Trong bài viết, tác giả đã khẳng định vai trò của báo chí nói
chung, báo chí trong lực CAND nói riêng góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo
vệ an ninh, trật tự và xây dựng hình ảnh đẹp người CAND. Thông qua hoạt động
thực tiễn của báo An ninh Thủ đô, bài viết đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của
tờ báo ngành khi phản ánh về chính lực lượng của mình. Qua đó, đưa ra một số kinh
nghiệm hiệu quả của tờ báo trong công tác tuyên truyền hình ảnh CBCS Công an
Thủ đô.
- Tô Lâm (2017), Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong sự nghiệp bảo vệ
an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Tọa đàm Vai trò của báo
chí trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân,
Tổng cục Chính trị CAND, Bộ Công an ngày 06/06/2017, Hà Nội, 9 - 12. Trong bài
viết, tác giả khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND, báo chí đã tích cực tuyên truyền, biểu
dương, nhân rộng những chiến công, hành động đẹp của lực lượng CAND. Đồng
thời, tích cực tham gia giám sát các hoạt động, công tác của lực lượng CAND; kịp
thời phát hiện, phản ánh những hành vi sai phạm của một bộ phận CBCS giúp lãnh
đạo Công an các cấp kịp thời xử lý, chấn chỉnh, góp phần xây dựng lực lượng
CAND ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng sự tin cậy của Đảng và nhân
dân. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp góp phần tăng cường mối quan

5


hệ phối hợp báo chí với lực lượng CAND nhằm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ
mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
- Bùi Ngọc Mai (2013), Hình ảnh người chiến sĩ Công an Thủ đô qua báo chí
Hà Nội (Qua khảo sát báo An ninh Thủ đô, báo Hà Nội mới, chuyên mục “truyền
hình ANTV” và chuyên mục “truyền hình Vì an ninh Thủ đô” của đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, từ tháng 1 đến tháng 6/2012), Luận văn Thạc sĩ Báo chí học,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. Luận văn nghiên cứu hình ảnh người
chiến sĩ Công an Thủ đô qua báo chí Hà Nội, phân tích và chỉ rõ ưu, nhược điểm
của báo chí Hà Nội khi thông tin về chiến sĩ Công an Thủ đô. Từ đó, đề xuất giải
pháp có tính khả thi cho các báo, đài về vấn đề này. Đồng thời, luận văn cung cấp
những luận điểm khoa học về hình ảnh người chiến sĩ Công an Thủ đô trên báo chí
giúp các cơ quan chức năng của Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội có cơ sở
đưa ra những chính sách phù hợp, góp phần xây dựng hình ảnh người chiến sĩ
CAND ngày càng đẹp hơn trong mắt người dân.
- Chu Khánh Phương (2014), Hoạt động quảng bá hình ảnh lực lượng Công an
nhân dân Việt Nam (Khảo sát các sản phẩm của Trung tâm phát thanh, Truyền
hình, Điện ảnh Công an nhân dân từ tháng 11/2011 - 6/2013), Luận văn Thạc sĩ
Quan hệ Công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. Tiếp cận từ góc
độ của chuyên ngành Quan hệ công chúng, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của
hoạt động quảng bá hình ảnh lực lượng CAND Việt Nam trên các phương tiện
truyền thông của Bộ Công an hiện nay; khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng
hoạt động quảng bá hình ảnh lực lượng CAND Việt Nam trên các sản phẩm phát
thanh và truyền hình của Trung tâm Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh CAND; phát
hiện vấn đề và tìm kiếm một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền,
quảng bá về lực lượng CAND trong thời gian tới.
- Trong bài viết “Nâng cao vai trò của lực lượng Cảnh sát giao thôngnhằm
đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới”, tác giả Trần Minh Thư
(2016) đã khẳng định: Hiện nay, do sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông không theo kịp tốc độ gia tăng của các phương tiện giao thông, ý thức chấp
hành pháp luật về TTATGT của người dân còn yếu cùng những những hạn chế, yếu
kém trong quản lý, điều hành của các lực lượng chức năng và một số nguyên nhân
khác, tình hình TTATGT trên toàn quốc diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên các
6


tuyến đường bộ. Tai nạn và ùn tắc giao thông luôn là vấn đề nóng bỏng, mối quan

tâm thường trực của toàn xã hội. Với vai trò là lực lượng nòng cốt, lực lượng CSGT
giữ vai trò chủ công trong đảm bảo TTATGT đường bộ. Bài viết đã chỉ ra thực
trạng vấn đề TTATGT hiện nay cùng những giải pháp góp phần nâng cao vai trò
của lực lượng CSGT trong đảm bảo TTATGT trên toàn quốc.
Các công trình trên ở một chừng mực nhất định có giá trị quan trọng, là sở lý
luận và cơ sở tham khảo cho đề tài nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, chưa có công
trình nghiên cứu nào đề cập đến vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền hình
ảnh người CSGT. Do đó, lựa chọn đề tài “Hình ảnh người Cảnh sát giao thông trên
báo điện tử Việt Nam hiện nay” sẽ là vấn đề nghiên cứu mới mẻ, mang tính thực
tiễn cao.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn khảo
sát, phân tích thông điệp về hình ảnh người CSGT trên BĐT trên các khía cạnh về
nội dung và hình thức truyền tải thông điệp, từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp
góp phần nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền hình ảnh người CSGT trên
BĐT ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài và cơ sở lý luận của vấn
đề nghiên cứu.
- Khảo sát, phân tích thực trạng nội dung và hình thức các tin, bài phản ánh
hình ảnh người CSGT trên BĐT.
- Qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thông tin
tuyên truyền hình ảnh người CSGT trên BĐT ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Việc nghiên cứu luận văn này được tiến hành trên cơ sở vận dụng những kiến
thức lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường
lối của Đảng, Nhà nước về báo chí - truyền thông và lực lượng CAND; lý luận báo
chí - truyền thông và lý luận xã hội học truyền thông đại chúng.


7


- Cơ sở thực tiễn của đề tài là nghiên cứu thực tiễn hình ảnh người CSGT trên
03 tờ BĐT: cand.com.vn; baogiaothong.vn và tuoitre.vn.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã sử dụng các tài liệu được công
bố trước đó, có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm cơ sở lý luận và xây dựng
khung lý thuyết để triển khai nghiên cứu vấn đề.
- Phương pháp phân tích nội dung thông điệp: Phân tích nội dung là kỹ thuật
nhằm mô tả, với mức độ khách quan cao nhất, rõ ràng nhất, chính xác nhất những
thông điệp được đề cập trong một thời gian và không gian nhất định. Tác giả sử
dụng phương pháp này để phân tích nội dung được thể hiện trong các tin, bài về
hình ảnh người CSGT trên BĐT Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Để có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn
về vấn đề nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 03 nhóm đối tượng sau:
Nhóm các nhà quản lý báo chí: Tổng biên tập một tờ báo ngành Giao thông;
Phó Tổng biên tập và Trưởng ban điện tử một tờ báo ngành Công an.
Nhóm lãnh đạo ngành Công an: Trưởng phòng phụ trách về công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, Bộ Công an.
Nhóm các phóng viên chuyên trách theo dõi mảng đề tài lực lượng CSGT:
Phóng viên một tờ báo tỉnh; nhà văn có nhiều bài viết về đề tài người CSGT.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hình ảnh người CSGT trên BĐT Việt Nam hiện nay
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hình ảnh người CSGT trên 03 tờ BĐT: cand.com.vn;
baogiaothong.vn; tuoitre.vn trong thời gian 01 năm (từ tháng 6/2016 - 6/2017).
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lí luận
Đề tài “Hình ảnh người CSGT trên BĐT Việt Nam hiện nay” góp phần làm
phong phú thêm cho lĩnh vực nghiên cứu truyền thông qua việc làm rõ mối quan hệ
giữa các phương tiện truyền thôngđại chúng trong hoạt động xây dựng, quảng bá
hình ảnh cá nhân, tổ chức...

8


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần nhận diện thực tiễn hoạt động phản ánh của BĐT về hình
ảnh người CSGT ở Việt Nam hiện nay.
- Kết quả khảo sát thực trạng cùng một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
thông tin tuyên truyền hình ảnh người CSGT trên BĐT sẽ giúp phóng viên tổ chức
thông tin hiệu quả hơn, thu hút độc giả hơn.
- Góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về công tác xây dựng hình
ảnh người CSGT trên BĐT, có giá trị tham khảo về mặt lí luận đối với các cơ sở
đào tạo, nghiên cứu báo chí - truyền thông và ngành Công an.
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn còn giúp các cấp lãnh đạo trong lực
lượng CAND và bản thân mỗi cán bộ, chiến sĩ CSGT nhìn nhận được những ưu
điểm và hạn chế của mình; công chúng đánh giá về mình như thế nào thông qua
kênh truyền BĐT để có những điều chỉnh phù hợp.
7. Kế t cấ u luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2: Nội dung và hình thức chuyển tải hình ảnh người Cảnh sát giao
thông trên báo điện tử Việt Nam hiện nay
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền hình ảnh
người Cảnh sát giao thông trên báo điện tử Việt Nam hiện nay


9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý luận chung
1.1.1. Truyền thông đại chúng
- Truyền thông
Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Commune” có nghĩa là
chung hay cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương
tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng
đồng, xã hội. Nhờ truyền thông giao tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người
xã hội.
Truyền thông từ tiếng Anh “Communication” có nghĩa là sự truyền đạt, thông
tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc…
Khái niệm “truyền thông” theo các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường,
Trần Quang: “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin,
tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi
và nhận thức.” [31, tr.13]
Theo tác giả Nguyễn Văn Dững: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi
thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều
người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh
hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng
đồng và xã hội. [9]
Như vậy, về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều diễn
ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông. Quá trình chia sẻ,
trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung dựa trên nguyên tắc bình thông nhau.
Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền
thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn ra. Quá trình

truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu
biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông.
Về mục đích, truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái
độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho
công chúng.

10


Sơ đồ 1.1 - Mô hình truyền thông của Claude Shannon
Trong đó:
- S: Ai (Source/Sender): Đây là yếu tố khởi xướng việc thực hiện truyền
thông. Yếu tố khởi xướng có thể là một nhóm người hoặc một tổ chức truyền
thông… mang nội dung thông tin muốn được trao đổi đến với người/ nhóm người/
tổ chức khác.
- M: Thông điệp (Message): Là yếu tố thứ 2 của quá trình truyền thông. Thông
điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ người truyền đến đối tượng tiếp nhận
thông qua: Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con
người… Thông điệp chính là tâm tư, tình cảm, mong muốn, hiểu biết, ý kiến, đòi
hỏi, kinh nghiệm sống, văn bản pháp luật… được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu
nào đó. Hệ thống ký hiệu này được cả người truyền và người nhận cùng chấp nhận
và có chung cách hiểu.
- C: Kênh (Channel): Là phương tiện mà người truyền sử dụng để chuyển tải
nội dung đến người nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể của mỗi loại
phương tiện để chia kênh truyền thông thành các loại hình khác nhau.
- R: Ngƣời nhận (Receiver): Là người/ nhóm người/ tổ chức tiếp nhận thông
điệp trong quá trình truyền thông. Hiệu qủa của truyền thông được xem xét trên cơ
sở những biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận.
- E: Hiệu qủa (Effect): Là sự thay đổi hành vi, nhận thức và hành động của đối
tượng truyền thông trước một tình huống nào đó của cuộc sống sau khi có thông

điệp truyền thông.

11


- Phản hồi (Feedback): Truyền thông là quá trình hai chiều. Phản hồi được
hiểu là sự tác động ngược trở lại của thông tin từ phía người tiếp nhận đối với người
truyền tin. Phản hồi là phần tử cần thiết để điều khiển quá trình truyền thông, làm
cho quá trình truyền thông được liên tục từ nguồn đến đối tượng tiếp nhận và ngược
lại. Nếu không có phản hồi, thông tin chỉ một chiều và mang tính áp đặt.
- Nhiễu (Noise): Luôn tồn tại trong quá trình truyền thông. Đó là hiện tượng
thông tin truyền đi bị ảnh hưởng bởi các điều kiện của tự nhiên và xã hội, phương
tiện kỹ thuật… gây ra sự sai lệch hay kém chất lượng về nội dung thông tin cũng
như tốc độ truyền tin. Do vậy, nhiễu là hiện tượng cần được coi như một hiện tượng
đặc biệt trong quá trình lựa chọn kênh để xây dựng nội dung thông điệp. Các dạng
nhiễu có thể có như vật lý, cơ học, luân lý, tôn giáo… Mặt khác, nhiễu vẫn luôn
được coi là quy luật của quá trình truyền thông, nếu biết xử lý nhiễu sẽ tăng thêm
hiệu quả cho quá trình truyền thông.
Như vậy, để hoạt động truyền thông đạt được hiệu quả mong muốn, cần đặc
biệt lưu ý đến hiện tượng nhiễu trong quá trình lựa chọn kênh để xây dựng nội dung
thông điệp. Đồng thời, người truyền thông điệp phải hiểu rõ đặc điểm của từng
nhóm đối tượng nhận thông điệp, để từ đó đưa ra được những nội dung dễ hiểu, dễ
sử dụng cho người nhận và lựa chọn được phương tiện truyền thông phù hợp với
từng nhóm đối tượng nhằm thỏa mãn được các nhu cầu của người nhận thông điệp.
Xác định hiệu qủa của một quá trình truyền thông căn cứ vào mức độ biến đổi về
nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận thông điệp.
- Thông điệp truyền thông
Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát (người mang nội
dung thông tin) đến đối tượng tiếp nhận (cá nhân/ tập thể). Thông điệp truyền thông
có thể được thể hiện qua chữ viết, hình ảnh, clip… và thường mang tính sáng tạo

cao. Một thông điệp truyền thông hay sẽ có khả năng kết nối mọi người lại với
nhau, tạo nên một cái “chung” giữa các cá nhân để họ cùng chia sẻ, giao lưu những
kiến thức và cảm xúc. Vì vậy, yêu cầu sống còn của thông điệp truyền thông là phải
có tính mới mẻ, rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn để công chúng có thể hiểu rõ toàn bộ
sau một hoặc vài lần tiếp cận.
Qua thông điệp truyền thông, người tiếp nhận (công chúng) sẽ hiểu rõ được
mục đích của những người sản xuất nội dung. Các thông điệp truyền thông được
12


đăng tải trên rất nhiều kênh khác nhau: Hình thức online (banner quảng cáo trên các
trang mạng, giao diện các email spam…) và hình thức offline (pano ngoài trời,
poster, tờ rơi…).
- Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng (mass communication) là quá trình truyền đạt thông tin
một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng như: Phát thanh, truyền hình, báo điện tử… (mass media).
Theo tác giả Mai Quỳnh Nam: “Truyền thông đại chúng còn được hiểu là giao
tiếp đại chúng. Đó là quá trình truyền bá với số lượng lớn nội dung giống nhau cho
những cá nhân và những nhóm đông người trong xã hội, dựa vào những kỹ thuật
truyền bá tập thể gọi là media.” [23, tr.8 - 10].
Theo tác giả Trần Hữu Quang, truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội
đặc thù bao gồm ba thành tố:
- Hoạt động truyền thông (săn tin, quay phim, chụp hình, viết bài, biên tập,
dựng và cuối cùng là xuất bản, phát hành hay phát sóng).
- Các nhà truyền thông (bao gồm: Các tổ chức truyền thông, các nhà báo, phóng
viên, biên tập viên…).
- Công chúng độc giả hoặc khán thính giả. [29]
Nhận xét về vị trí, ý nghĩa của truyền thông đại chúng trong đời sống xã hội, tác
giả Trần Ngọc Tăng cho rằng: “Truyền thông đại chúng gắn liền với xã hội hiện đại.

Nó vừa là sản phẩm của xã hội hiện đại, vừa là điều kiện tồn tại của xã hội hiện đại
và dó đó, là một yếu tố quy định đặc trưng của xã hội hiện đại.” [33]
1.1.2. Báo điện tử
Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được
chuyển tải và tiếp nhận thông qua mạng Internet vẫn chưa thống nhất, thậm chí còn
tiếp tục gây nhiều tranh cãi. Trên thế giới và Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi
khác nhau như: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online
Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper)
và báo mạng điện tử...
Tại khoản 6 Điều 3 Chương I của Luật Báo chí năm 2016 quy định: “Báo điện
tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên
môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.” [30]
13


Tác giả Phan Văn Tú cho rằng: Báo chí trực tuyến là loại hình báo chí phát
hành trên mạng Internet, sử dụng công nghệ World Wide Web với ngôn ngữ
HTML, dành cho công chúng sử dụng Internet.” [38]
Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang - Học viện Báo chí và Tuyên truyền lại sử
dụng thuật ngữ báo mạng điện tử và đưa ra khái niệm: “Báo mạng điện tử là một
loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên
mạng internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời,
đa phương tiện và tương tác cao.”[26, tr.12]
Đồng quan điểm sử dụng thuật ngữ báo mạng điện tử, tác giả Nguyễn Văn
Dững - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đưa ra khái niệm: Báo mạng điện tử là
loại hình báo chí - truyền thông tồn tại, phát triển trên mạng Internet toàn cầu.
Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm, tuy nhiên, để tạo sự thuận lợi
trong quá trình nghiên cứu, trong luận văn này, tác giả sử dụng thuật ngữ “báo điện
tử” theo quy định của Luật Báo chí năm 2016.
BĐT là loại hình hội tụ những đặc điểm của báo giấy, báo phát thanh, báo hình.

Nó mang trong mình những ưu điểm vượt trội mà không ai có thể phủ nhận như:
BĐT có tính thời sự cao, thông tin tức thời, gần như ngay lập tức; tính phi định kì
đặc trưng giúp công chúng tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, linh hoạt
hơn; khả năng tích hợp đồng thời nhiều hình thức đa phương tiện - từ chữ viết, âm
thanh cho đến hình ảnh tĩnh và động giúp đem đến cho công chúng một cách thức
tiếp nhận thông tin đầy đủ, đa chiều và hấp dẫn; khả năng lưu trữ thông tin và công
cụ tìm kiếm thông tin khoa học và hiệu quả thông qua các siêu liên kết. Ngoài ra, ưu
điểm của BĐT còn được thể hiện thông qua khả năng tương tác giữa độc giả và tòa
soạn cũng như tác giả của chính bài báo đó. BĐT cho phép sự phản hồi thông tin từ
người sử dụng đến tòa soạn nhanh chóng và thuận tiện nhất, thông qua việc độc giả
có thể gửi email hay comment trực tiếp dưới mỗi bài viết.
Tuy nhiên, BĐT cũng có những hạn chế nhất định, như: Người đọc cần có máy
tính truy cập được Internet; hiện nay, nhiều tờ báo chạy theo tiêu chí nóng, nhanh
của thông tin mà bỏ qua hoặc đặt nhẹ vai trò, yêu cầu vềbảo đảm tính chính xác của
thông tin, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Một hạn chế nữa là, phần lớn thông tin
trên nhiều BĐT còn chưa hấp dẫn, chưa nắm bắt được xu thế phát triển của báo chí
và truyền thông kỹ thuật số, các công cụ, công nghệ hiện đại dẫn tới cách trình bày
14


giao diện truyền thống, không thân thiện với độc giả, nội dung tẻ nhạt, chưa hấp dẫn
độc giả…
Nhận thức được vai trò quan trọng của báo chí trong sự nghiệp bảo vệ an ninh,
trật tự và xây dựng lực lượng CAND nói chung, lực lượng CSGT nói riêng, trong
những năm qua, Bộ Công an đã chỉ đạo Cục CSGT, CSGT Công an các đơn vị, địa
phương tăng cường phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các cơ quan báo chí, đặc biệt
là BĐT trong công tác thông tin, tuyên truyền trên cơ sở đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như
bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập
viên trong quá trình tác nghiệp, góp phần xây dựng hình ảnh người CSGT sáng mãi

trong lòng dân.
Trong nghiên cứu này, BĐT đóng vai trò là kênh truyền (yếu tố thứ 3 trong mô
hình truyền thông) truyền đi các thông điệp về hình người CSGT thông qua các tin,
bài đến với công chúng.
1.1.3. Cảnh sát giao thông
Trong cuốn giáo trình Tổ chức hoạt động của CSGT đưa ra khái niệm về CSGT
như sau: “Cảnh sát giao thông là một trong những lực lượng thuộc hệ thống tổ chức
của Cảnh sát nhân dân, có chức năng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chủ động
phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, các hoạt động
phạm tội và vi phạm pháp luật khác trên các tuyến và địa bàn giao thông công cộng
theo quy định của pháp luật, để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, góp phần giữ
gìn trật tự, an toàn xã hội…” [15, tr.41]
Về nhiệm vụ của lực lượng CSGT, tại Điều 7 của Luật Giao thông đường bộ
năm 2008 quy định: “Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm
soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi
phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao
thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối
hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định
bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.”
Như vậy, CSGT là một lực lượng nghiệp vụ của CAND Việt Nam có nhiệm vụ
quản lý, giữ gìn TTATGT, phối hợp với các lực lượng đấu tranh phòng, chống tội
phạm trên tuyến giao thông.
15


Để lực lượng CAND có thể hoàn thành được sứ mệnh đó, ngay từ những ngày
đầu thành lập, bên cạnh yêu cầu mỗi CBCS phải thạo chính trị, giỏi chuyên môn,
tinh thông nghiệp vụ, Đảng và Bác Hồ còn hết sức coi trọng đạo đức cách mạng
trong vai trò, nhiệm vụ của người chiến sĩ CAND, trong đó, bao hàm lực lượng
CSGT. Theo đó, Bác luôn nhắc nhở mỗi CBCS Công an phải ý thức đầy đủ vị trí,

trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng và Chính phủ. Người xác định rõ:
“Đối với nhân dân, đối với Đảng, đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm
của Công an rất lớn, rất nặng nề” và “Nhiệm vụ công an thì nhiều, nhưng nói tóm
lại là bảo vệ sự nghiệp xã hội chủ nghĩa”. Để hoàn thành được nhiệm vụ nặng nề, vẻ
vang đó, trước hết, Công an phải rèn luyện về đạo đức. Tư cách, đạo đức là điều
kiện tiên quyết đảm bảo cho lực lượng Công an nhân dân làm tròn nhiệm vụ to lớn,
đáp ứng được lòng tin cậy của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ. [36, tr.6]
Đặc biệt, trong bức thư gửi đồng chí Giám đốc Công an khu XII ngày
11/3/1948 đã thể hiện cô đọng, đầy đủ và sâu sắc nhất tư tưởng của Người về Tư
cách người Công an cách mạng:
- Đối với tự mình phải: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
- Đối với đồng sự phải: Thân Ái Giúp Đỡ
- Đối với Chính phủ phải: Tuyệt Đối Trung Thành
- Đối với nhân dân phải: Kính Trọng Lễ Phép
- Đối với công việc phải: Tận Tụy
- Đối với địch phải: Cƣơng Quyết, Khôn Khéo.
Suốt 72 năm qua, lực lượng CAND đã luôn học tập, quán triệt sâu sắc “Sáu
điều Bác Hồ dạy”, thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với
sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, chiến đấu
kiên cường, bền bỉ, đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù
địch, từng bước đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần quan trọng tạo môi
trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại.
Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an thường xuyên chăm lo,
đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, đạo đức cách
mạng cho CBCS, như: Lực lượng Công an nhân dân gương mẫu đi đầu trong thực
hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII; Chỉ thị số 05/CT-TW, ngày 15/5/2016 của
Bộ Chính trị về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
16



Chí Minh; Chỉ thị số 05/CT-BCA-X11 ngày 19/8/2013 của Bộ Công an về tiếp tục
đẩy mạnh phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy”
giai đoạn 2013 - 2018; Chỉ thị số 02/CT-BCA-X11 ngày 17/5/2016 của Bộ Công an
về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng trong lực lượng Công an
nhân dân giai đoạn 2016 - 2020”; Chỉ thị số 03/CT-BCA-X11 ngày 18/4/2014 của
Bộ Công an về Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh; xây dựng nếp sống
văn hóa vì nhân dân phục vụ trong Công an nhân dân”. Đặc biệt, nghiêm túc triển
khai sâu rộng, hiệu quả cuộc vận động "Xây dựng phong cách người Công an nhân
dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ".
Như vậy, xây dựng hình ảnh người CSGT chính là quá trình xây dựng hình ảnh
cá nhân của mỗi CBCS dựa trên các đặc điểm về: Diện mạo, tính cách, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, cử chỉ/thái độ… Theo đó, bản thân mỗi
CBCS CSGT phải tự xây dựng hình ảnh cá nhân là những người có đủ đức và tài,
có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng và Nhà nước; có ý
thức tổ chức kỷ luật chặt chẽ; đề cao cảnh giác, kiên quyết, mưu trí, dũng cảm đấu
tranh phòng, chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các hành vi VPPL;
luôn kính trọng, lễ phép với nhân dân, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi
Tổ quốc, Đảng và nhân dân cần đến.
1.1.4. Hình ảnh
Thuật ngữ hình ảnh có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Imago” và có quan hệ mật
thiết với một số từ latinh khác là “Imatari” - dùng để chỉ sự mô phỏng, phỏng theo.
Theo định nghĩa trong cuốn Từ điển tiếng Việt: “Hình ảnh là hình người, vật,
cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học như máy ảnh hoặc để lại ấn tượng nhất
định và tái hiện được trong trí óc, là khả năng gợi tả sống động trong cách diễn đạt.”
[27, tr.605]
Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt thì: “Hình ảnh là hình của con người hoặc vật
được biểu hiện bằng ấn tượng sâu sắc trong trí nhớ.” [41, tr.703]
Xét về góc độ của công việc tạo dựng hình ảnh, hình ảnh là khoa học và nghệ
thuật mô tả, mô phỏng hình dáng bên ngoài của đối tượng, là những hình dung về
đối tượng được hình thành trong nhận thức của con người với sự giúp đỡ của các

hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng, tuyên truyền. Có thể nói, hình ảnh quy tụ

17


×