Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Đánh giá vòng đời sản phẩm gạo Bắc Hương tại xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.94 KB, 34 trang )

1. Đặt vấn đề

Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, giữ một
vị trí hết sức quan trọng. Vì nông nghiệp sản xuất ra những sản phẩm nuôi sống con
người mà bất kỳ ngành sản xuất khác không thể thay thế được. Đặc biệt trong sản xuất
nông nghiệp ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan trọng quyết định sự thành
bại, ấm no hay phồn vinh của nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy việc phát triển sản
xuất lượng thực không những là quan trọng mà còn là chỗ dựa vững chắc để tạo đà
phát triển cho các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế quốc dân.
Đối với nước ta, sản xuất lương thực chủ yếu và quyết định vẫn là lúa gạo. Do vậy
việc thâm canh sản xuất lúa vẫn là mục tiêu hàng đầu đặt ra. Xã Mê Linh là một xã
thuộc địa phận huyện Đông Hưng tình Thái Bình. Nơi đây đa số dân cư sống dựa chủ
yếu vào nông nghiệp.Cơ cấu nông nghiệp của xã Mê Linh hiện nay chủ yếu là trồng
trọt đặc biệt là ngành sản xuất lúa gạo chiếm cơ cấu và diện tích chủ yếu trong lĩnh
vực sản xuất này. Vì vậy mà sản xuất lúa gạo quyết định lớn đến thu nhập và đời sống
của các hộ sản xuất lúa gạo trên địa bàn xã. Nơi đây nổi tiếng với nhiều giống gạo
ngon chất lượng tốt trong đó phải kể đến giống gạo Bắc Hương đang rất được ưa
chuộng tại thị trường hiện nay. Gạo Bắc Hương được người dân xã Mê Linh sản xuất
chính vì giống gạo này rất thơm ngon lại đem lại hiểu quả kinh tế cao. Phát triền kinh
tế quan trọng là thế tuy nhiên song hành với đó trong suốt quá trình sản xuất gạo lại sử
dụng nhiều loại phân bón thuốc hóa học trừ sâu gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi
trường sống của người dân nơi đây. Với mong muốn quê hương mình ngày càng phát
triển kinh tế, đời sống nhân dân ấm no đồng thời bảo vệ môi trường trong lành giảm
tác động xấu từ hoạt động sản xuất lúa gạo để hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế
bền vững địa phương.
Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá vòng đời sản phẩm gạo
Bắc Hương tại xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái bình” để đánh giá các tác
động đến môi trường trong suốt quá trình sản xuất gạo Bắc Hương từ đó đề xuất giải
pháp canh tác phù hợp theo hướng bền vững đối với hoạt động nông nghiệp trồng lúa
sản xuất gạo hiện nay tại địa bàn xã Mê Linh.


1


2. Mục tiêu nghiên cứu.

-

Đánh giá tác động môi trường từ hoạt động sản xuất gạo bao gồm các hoạt động
liên quan đến : Tiêu thụ nước, sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu , năng
lượng.

-

Đề xuất các giải pháp canh tác phù hợp, thân thiện với môi trường.

3. Nội dung nghiên cứu

- Áp dụng công cụ LCA để tính toán lượng phát phát thải, lượng nguyên vật liệu sử
dụng, năng lượng sử dụng và chất thải phát sinh.
- Nghiên cứu phương pháp sản xuất lúa gạo theo hướng phát triển bền vững.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan về đánh giá vòng đời sản phẩm

1.1.1 Khái niệm về đánh giá vòng đời sản phẩm
Theo UNEP- Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, đánh giá vòng đời sản phẩm
(Life Cycle Assessment- LCA) được định nghĩa như sau:
“Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) là một công cụ cho việc đánh giá có hệ thống về
các khía cạnh môi trường của một hệ thống sản phẩm dịch vụ thông qua tất cả các giai

đoạn của chu kỳ sống của nó”.[16]
Theo SETAC- Hội chất độc môi trường và hóa học, đánh giá vòng đời sản phẩm được
định nghĩa như sau:
“Đánh giá vòng đời sản phẩm là 1 quá trình đánh giá các tác động lên môi trường liên
quan đến một sản phẩm, một quá trình hay một hoạt động bằng cách xác định và lượng
hóa năng lượng, nguyên liệu sử dụng và các chất thải ra môi trường; và nhận diện,
đánh giá các cơ hội cải tiến môi trường. công việc đánh giá bao gồm toàn bộ vòng đời
sản phẩm, quá trình hay hoạt động, xuyên suốt từ khi khai thác và xử lý nguyên liệu ;
sản xuất vận chuyển và phân phối; sử dụng, tái sử dụng, bảo hành, tái chế và sau cùng
là thải bỏ”.
Theo bộ tiêu chuẩn ISO 14040, đánh giá vòng đời sản phẩm được định nghĩa như
sau:
2


“Đánh giá vòng đời sản phẩm là một kỹ thuật để đánh giá các khía cạnh môi trường và
các tác động tiềm ẩn đối với một sản phẩm bởi
- Thống kê đầu vào và đầu ra của một sản phẩm
- Đánh giá các tác động có liên quan
- Giải thích các kết quả phân tích kiểm kê và đánh giá mối quan hệ tác động trong từng
giai đoạn tương ứng với mục tiêu nghiên cứu”.[17]
LCA có thể được dùng như một cách khoa học để đo lường tác động môi trường tổng
thể của mộ vật liệu hoặc sản phẩm trên toàn bộ vòng đời của nó. Bao gồm việc đo chi
tiết trong quá trình sản xuất sản phẩm, từ khai thác các nguyên liệu trong sản xuất và
phân phối đến việc sử dụng, tái sử dụng, tái chế và xử lý cuối cùng của vật liệu- sản
phẩm đó.
Theo Jim Fava, một trong những người đầu tiên nghiên cứu về LCA, “Đánh giá vòng
đời đã trở thành 1 công cụ để đánh giá công nhận những gánh nặng sinh thái và ảnh
hưởng sức khỏe con người kết nối với các chu kì cuộc sống đầy đủ về sản phẩm, quy
trình và các hoạt động, tạo điều kiện cho các học viên để mô hình toàn bộ hệ thống

mà từ đó các sản phẩm có nguồn gốc hoặc trong đó các quá trình và các hoạt động.”
Các giai đoạn thực hiện LCA:
Theo bộ tiêu chuẩn ISO 14040, LCA gồm 4 giai đoạn như sau:

1 – Goal and Scope Deffinition
(Mục tiêu và phạm vi)

4 – Interpretation

2 – Inventory Analysis

(đánh giá cải tiến)

(Phân tích- thống kê)

3 – Impact Assessment
(Đánh giá tác động)
3


Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện các giai đoạn thực hiện LCA.[17]
-

Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu, phạm vi thực hiện LCA

-

Giai đoạn 2: Thống kê- phân tích vòng đời sản phẩm gồm các quá trình, nguyên- nhiên
liệu đầu vào, năng lượng sử dụng, sản phẩm đầu ra, lượng thải của khí thải, nước thải,
định lượng cho mỗi quá trình.


-

Giai đoạn 3: Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm thông qua tính toán của bước 2
tương ứng với mỗi quá trình.

-

Giai đoạn 4: Đánh giá cải tiến: đánh giá nhu cầu và cơ hội giảm thiểu tác động đến
môi trường của các sản phẩm, dịch vụ.

1.1.2 Lợi ích của công cụ Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)
-

Lợi ích mà LCA đối với các doanh nghiệp khi thực hiện:
+ Đổi mới: Các dữ liệu LCA cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được rõ hơn về
sản phẩm và đưa ra các chương trình đổi mới, ý tưởng mới cải tiến sản phẩm, hướng
sản phẩm tới nhãn sinh thái.
+ Giảm phát thải khí nhà kính
+ Tiết kiệm chi phí: từ các thông tin LCA cung cấp, hiểu được nguyên nhân tác động
môi trường và chi phí tương ứng, các doanh nghiệp có thể tính toán chi phí đầu tư.
Giảm số lượng nguyên liệu và năng lượng sử dụng cũng như tiết kiệm các vật liệu bị
loại bỏ và chi phí xử lý.
+ Liên kết nội bộ: LCA có thể cung cấp một nền tảng chung để doanh nghiệp căn cứ
thiết lập mục tiêu và truyền thông, đạt được sự đồng thuận toàn doanh nghiệp.
+ Uy tín doanh nghiệp: LCA chứng minh sự cam kết của doanh nghiệp để cải thiện
môi trường. Doanh nghiệp thực hiện LCA có thể nhận được sự ủng hộ lớn từ khách
hàng và cơ quan quản lý môi trường từ đó gia tăng và nâng cao được uy tín doanh
nghiệp.


-

Lợi ích mà LCA đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm tốt hơn, thân thiện với môi trường
hơn.

-

Lợi ích của LCA đối với các nhà quản lý môi trường
4


LCA cung cấp thông tin định lượng được năng lượng và nguyên- vật liệu thô sử
dụng là bao nhiêu, và bao nhiêu chất thải rắn, lỏng, khí được thu lại mỗi giai đoạn
của vòng đời sản phẩm. Vì tất cả có thể dùng để nhận biết những thành phần có
gánh nặng lớn hơn, giúp xác định cách thức cải tiến sản phẩm doanh nghiệp, giảm
thiểu tác động môi trường. Là công cụ đắc lực phục vụ cho sản xuất sạch hơn và
cấp LCA đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, với mục
đích là công cụ hỗ trợ để đưa các quyết định về môi trường. Bằng công thức Bilan
Cacbon tính toán lượng thải khí Cacbon của tất cả các hoạt động, sản phẩm, các nhà
khoa học đã sử dụng LCA một cách hữu hiệu, cải tiến sản phẩm vừa đem lại hiệu
quả
kinh tế đồng thời giảm thiểu phát thải nhà kính đến môi trường.
Sự ra đời của công cụ đánh giá vòng đời sản phẩm bắt đầu từ thời điểm năm 1969,
các nghiên cứu về môi trường của công ty Coca-Cola đã chỉ ra rằng tất cả các vật
liệu chứa trong quá trình tiêu thụ có tác động đến môi trường lớn hơn nhiều lần so
với tác động môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm. Họ đã liên kết với chính
quyền địa phương, tổ chức thu mua lại vỏ chai, lon Coca-Cola và tiến hành tái chế
chúng. Khi làm như vậy, Coca-Cola nhận thất họ đã giảm được đến 90% tác động
môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm. Những gì công ty Coca-Cola thực hiện

được đã thay đổi về cách tìm ra phương pháp hữu hiệu trong quản lý môi trường và
kinh doanh doanh nghiệp.
Năm 1979, hiệp hội các nhà độc chất học môi trường và hóa học (SETAC) thành
lập để phục vụ như một tổ chức phi lợi nhuận xã hội chuyên nghiệp để thúc đẩy
cách tiếp cận đa ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề môi trường.
Cuối những năm 1980, đánh giá vòng đời nổi lên như một công cụ để hiểu rõ hơn
về rủi ro, cơ hội và tính thương mại hóa của các hệ thống sản phẩm cũng như bản
chất tác động của môi trường. Tại cuộc hôi thảo quốc tế đầu tiên do SETAC tài trợ
năm
1990, thuật ngữ “Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)” được đặt ra, với ưu điểm
tránh chuyển gánh nặng môi trường của một sản phẩm đến một giai đoạn chu kỳ
sống khác hoặc các bộ phận khác của hệ thống sản phẩm.
Năm 1993, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã liên kết với các chuyên gia của
SETAC với mục đích nhằm chuẩn hóa LCA. Năm 1997, tiêu chuẩn ISO 14040 cho
đánh giá vòng đời sản phẩm- nguyên tắc và khuôn khổ đã được hoàn tất. Năm 2006,
tiêu chuẩn ISO 14040 hoàn tất quy định về yêu cầu và hướng dẫn cụ thể cho đánh
giá vòng đời sản phẩm.

5


Công cụ Bilan Cacbon được Cơ quan quản lý Năng lượng và Môi trường Pháp xây
dựng với 6 phiên bản nhằm giúp các công ty, chính quyền địa phương và các vùng
lãnh thổ phân tích chi tiết các phát thải khí nhà kính và ưu tiên hóa các hành động
giảm thiểu phát thải. Việc tính toán các mức phát thải của công cụ Bilan Cacbon cũng
tương tự như kĩ thuật đánh giá nhanh các nguồn thải, nghĩa là dựa trên quy mô nguồn
thải và các hệ số phát thải tương ứng.
Đầu tiên phải kể đến là chuỗi các nghiên cứu về “Dấu chân Carbon” của Ngân hàng
đầu tư Châu Âu và Quỹ đầu tư châu Âu. Trong nghiên cứu này, khi không có các
con số có sẵn cho yếu tố phát thải, các chuyên gia đã sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ

liệu C-EQ-logic và nghiên cứu xem xét khả năng thích nghi với tình hình cụ thể.
Các yếu tố phát thải được cập nhật qua thời gian (từ năm 2008 đến năm 2010) và áp
dụng đối với các công ty có hoạt động như sưởi ấm, sử dụng điện cho phương tiện
di chuyển, tiêu thụ giấy. Kết quả thu được cho thấy trong 2 năm, lượng thải Cacbon
tăng lên 13% mà nguyên nhân chính là do lượng điện và lượng giấy tiêu thụ không
kiểm soát. Qua kết quả đó , ngân hàng đầu tư châu Âu và Quỹ đầu tư châu Âu đã
đưa ra một loạt các giải pháp để thay đổi thói quen sử dụng, tiết kiệm điện-giấy,
tránh lãng phí tài nguyên.[26]
Tại Anh, ngành giáo dục có thể giúp đỡ để giảm Cacbon cộng đồng như là một
phần của Chính phủ cũng như đóng góp vào các nỗ lực quốc gia để đáp ứng mục
tiêu đề ra. Có khoảng 34.000 trường học ở Vương quốc Anh đã tham gia vào hoạt
động kiểm toán Cacbon (Southampton, Trung tâm Môi trường và Năng lượng
Maverick, 2001). Kết quả cho thấy, mặc dù không phải là nguyên nhân chính gây
nên hiệu ứng nhà kính nhưng lượng điện năng sử dụng tại các trường học Anh quốc
chiếm 13% tổng điện năng tiêu thụ toàn nước Anh. Vì vậy, việc truyền thông môi
trường đã được áp dụng mạnh mẽ tại các trường học với mục tiêu tiết kiệm năng
lượng điện cho quốc
gia.[4]
-

Nghiên cứu về đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) tại Việt Nam

Dù đã có mặt từ lâu trên thế giới nhưng LCA vẫn còn là một khái niệm mới tại Việt
Nam. Trên cơ sở khảo sát và xác định các nguồn khí thải Cacbon tại trường tiểu học
Quang Trung, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, chi cục Bảo Vệ Môi Trường đã
tính toán ước tính ban đầu lượng khí thải nhà kính trung bình mỗi năm tại Trường
tiểu học Quang Trung khoảng 84 tấn Cacbon dựa trên công cụ “Bilan Cacbon”, từ
các nguồn: Năng lượng sử dụng, nguyên vật liệu, sản phẩm và dịch vụ mua sắm,
hoạt động đi lại của giáo viên, học sinh và phụ huynh có sử dụng nhiên liệu, chất
thải trực tiếp (nước thải và chất thải rắn), cơ sở hạ tầng, nội thất và thiết bị các loại.

6


Đây là công cụ mới, việc tính toán rất chi tiết song cũng đơn giản, dựa trên phần mềm
excel đã được Viện công nghệ Châu Á tại Thái Lan chuyển giao. Để cho
đội ngũ giáo viên biết ý nghĩa, mục đích của việc tính toán khí nhà kính, tiếp cận
được phương pháp mới và chủ động tính toán trên cơ sở xác định các dữ liệu đầu
vào mỗi năm của nhà trường. Từ đó, ban giám hiệu nhà trường có thể kiểm soát các
nguồn thải và mức độ sử dụng tài nguyên có hiệu quả, góp phần giảm thiểu phát
thải nhà kính.
Tiếp theo là nghiên cứu- trao đổi “Dấu chân Cacbon trong sản phẩm bia tại công ty
cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh” của Hồ Thị Phương, Đào Thị Minh Châu, Nguyễn
Thị Oanh- Đại học Vinh. Qua nghiên cứu dấu chân Cacbon trong sản phẩm bia tại
Công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh đã cho thấy dấu chân Cacbon của sản
phẩn bia là 1554.52kgC-eq/1000 lít bia đóng chai loại 355 ml, trong đó: Nguyên liệu
đầu vào:13,19%; Vật liệu đóng chai: 32,97%; Sản xuất và đóng chai: 19,89%; Phân
phối: 33,26%; Xử lý chất thải:0,68%. Kết quả nghiên cứu đã cho tấy các tiềm năng
để giảm thiểu phát thải khí nhà kính:
Tăng tỷ lệ tái sử dụng chai bia cũ (hiện tại là 80%), giả sử tỷ lệ thu gom và tái sử dụng
chai bia cũ tăng lên 90% thì sẽ giảm được khoảng 12% dấu chân Cacbon.
Tìm các nguồn nguyên vật liệu đầu vào có cơ sở gần với tỉnh Nghệ An để giảm bớ
sự phát thải khí nhà kính do sự đốt cháy nhiên liệu trong quá trình vận chuyển, đặt
biệt là nguồn cung cấp malt và các phụ liệu cho quy trình đóng chai.
Chuyển dần thị trường tiêu thụ tại Bình Dương sang các thị trường gần với địa bàn nhà
máy sản xuất nhằm giảm lượng khí nhà kính phát thải do phân phối.
Mặc dù than là nguồn nguyên liệu có sẵn tại tỉnh Nghệ An và có giá thành thấp
nhưng do lượng khí phát thải nhà kính lớn, vì vậy cần tìm nguyên liệu sạch hơn
thay thế.[7]
LCA đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, với mục đích là
công cụ hỗ trợ để đưa các quyết định về môi trường. Bằng công thức Bilan Cacbon

tính toán lượng thải khí Cacbon của tất cả các hoạt động, sản phẩm, các nhà khoa học
đã sử dụng LCA một cách hữu hiệu, cải tiến sản phẩm vừa đem lại hiệu quả
kinh tế đồng thời giảm thiểu phát thải nhà kính đến môi trường.
Sự ra đời của công cụ đánh giá vòng đời sản phẩm bắt đầu từ thời điểm năm 1969, các
nghiên cứu về môi trường của công ty Coca-Cola đã chỉ ra rằng tất cả các vật liệu chứa
trong quá trình tiêu thụ có tác động đến môi trường lớn hơn nhiều lần so với tác động
môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm. Họ đã liên kết với chính quyền địa
7


phương, tổ chức thu mua lại vỏ chai, lon Coca-Cola và tiến hành tái chế chúng. Khi
làm như vậy, Coca-Cola nhận thất họ đã giảm được đến 90% tác động môi trường
trong suốt vòng đời sản phẩm. Những gì công ty Coca-Cola thực hiện được đã thay đổi
về cách tìm ra phương pháp hữu hiệu trong quản lý môi trường và kinh doanh doanh
nghiệp.
Năm 1979, hiệp hội các nhà độc chất học môi trường và hóa học (SETAC) thành lập
để phục vụ như một tổ chức phi lợi nhuận xã hội chuyên nghiệp để thúc đẩy cách tiếp
cận đa ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề môi trường.
Cuối những năm 1980, đánh giá vòng đời nổi lên như một công cụ để hiểu rõ hơn về
rủi ro, cơ hội và tính thương mại hóa của các hệ thống sản phẩm cũng như bản chất tác
động của môi trường. Tại cuộc hôi thảo quốc tế đầu tiên do SETAC tài trợ năm
1990, thuật ngữ “Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)” được đặt ra, với ưu điểm tránh
chuyển gánh nặng môi trường của một sản phẩm đến một giai đoạn chu kỳ sống khác
hoặc các bộ phận khác của hệ thống sản phẩm.
Năm 1993, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã liên kết với các chuyên gia của
SETAC với mục đích nhằm chuẩn hóa LCA. Năm 1997, tiêu chuẩn ISO 14040 cho
đánh giá vòng đời sản phẩm- nguyên tắc và khuôn khổ đã được hoàn tất. Năm 2006,
tiêu chuẩn ISO 14040 hoàn tất quy định về yêu cầu và hướng dẫn cụ thể cho đánh giá
vòng đời sản phẩm.
Công cụ Bilan Cacbon được Cơ quan quản lý Năng lượng và Môi trường Pháp xây

dựng với 6 phiên bản nhằm giúp các công ty, chính quyền địa phương và các vùng
lãnh thổ phân tích chi tiết các phát thải khí nhà kính và ưu tiên hóa các hành động
giảm thiểu phát thải. Việc tính toán các mức phát thải của công cụ Bilan Cacbon cũng
tương tự như kĩ thuật đánh giá nhanh các nguồn thải, nghĩa là dựa trên quy mô nguồn
thải và các hệ số phát thải tương ứng.
Đầu tiên phải kể đến là chuỗi các nghiên cứu về “Dấu chân Carbon” của Ngân hàng
đầu tư Châu Âu và Quỹ đầu tư châu Âu. Trong nghiên cứu này, khi không có các con
số có sẵn cho yếu tố phát thải, các chuyên gia đã sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu CEQ-logic và nghiên cứu xem xét khả năng thích nghi với tình hình cụ thể. Các yếu tố
phát thải được cập nhật qua thời gian (từ năm 2008 đến năm 2010) và áp dụng đối với
các công ty có hoạt động như sưởi ấm, sử dụng điện cho phương tiện di chuyển, tiêu
thụ giấy. Kết quả thu được cho thấy trong 2 năm, lượng thải Cacbon tăng lên 13% mà
nguyên nhân chính là do lượng điện và lượng giấy tiêu thụ không kiểm soát. Qua kết
quả đó , ngân hàng đầu tư châu Âu và Quỹ đầu tư châu Âu đã đưa ra một loạt các giải
pháp để thay đổi thói quen sử dụng, tiết kiệm điện-giấy, tránh lãng phí tài nguyên.[26]
8


Tại Anh, ngành giáo dục có thể giúp đỡ để giảm Cacbon cộng đồng như là một
phần của Chính phủ cũng như đóng góp vào các nỗ lực quốc gia để đáp ứng mục
tiêu đề ra. Có khoảng 34.000 trường học ở Vương quốc Anh đã tham gia vào hoạt
động kiểm toán Cacbon (Southampton, Trung tâm Môi trường và Năng lượng
Maverick, 2001). Kết quả cho thấy, mặc dù không phải là nguyên nhân chính gây
nên hiệu ứng nhà kính nhưng lượng điện năng sử dụng tại các trường học Anh quốc
chiếm 13% tổng điện năng tiêu thụ toàn nước Anh. Vì vậy, việc truyền thông môi
trường đã được áp dụng mạnh mẽ tại các trường học với mục tiêu tiết kiệm năng
lượng điện cho quốc
gia.[4]
-

Nghiên cứu về đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) tại Việt Nam


Dù đã có mặt từ lâu trên thế giới nhưng LCA vẫn còn là một khái niệm mới tại Việt
Nam. Trên cơ sở khảo sát và xác định các nguồn khí thải Cacbon tại trường tiểu học
Quang Trung, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, chi cục Bảo Vệ Môi Trường đã
tính toán ước tính ban đầu lượng khí thải nhà kính trung bình mỗi năm tại Trường
tiểu học Quang Trung khoảng 84 tấn Cacbon dựa trên công cụ “Bilan Cacbon”, từ
các nguồn: Năng lượng sử dụng, nguyên vật liệu, sản phẩm và dịch vụ mua sắm,
hoạt động đi lại của giáo viên, học sinh và phụ huynh có sử dụng nhiên liệu, chất
thải trực tiếp (nước thải và chất thải rắn), cơ sở hạ tầng, nội thất và thiết bị các loại.
Đây là công cụ mới, việc tính toán rất chi tiết song cũng đơn giản, dựa trên phần mềm
excel đã được Viện công nghệ Châu Á tại Thái Lan chuyển giao. Để cho
đội ngũ giáo viên biết ý nghĩa, mục đích của việc tính toán khí nhà kính, tiếp cận
được phương pháp mới và chủ động tính toán trên cơ sở xác định các dữ liệu đầu
vào mỗi năm của nhà trường. Từ đó, ban giám hiệu nhà trường có thể kiểm soát các
nguồn thải và mức độ sử dụng tài nguyên có hiệu quả, góp phần giảm thiểu phát
thải nhà kính.
Tiếp theo là nghiên cứu- trao đổi “Dấu chân Cacbon trong sản phẩm bia tại công ty
cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh” của Hồ Thị Phương, Đào Thị Minh Châu, Nguyễn
Thị Oanh- Đại học Vinh. Qua nghiên cứu dấu chân Cacbon trong sản phẩm bia tại
Công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh đã cho thấy dấu chân Cacbon của sản
phẩn bia là 1554.52kgC-eq/1000 lít bia đóng chai loại 355 ml, trong đó: Nguyên liệu
đầu vào:13,19%; Vật liệu đóng chai: 32,97%; Sản xuất và đóng chai: 19,89%; Phân
phối: 33,26%; Xử lý chất thải:0,68%. Kết quả nghiên cứu đã cho tấy các tiềm năng
để giảm thiểu phát thải khí nhà kính:

9


Tăng tỷ lệ tái sử dụng chai bia cũ (hiện tại là 80%), giả sử tỷ lệ thu gom và tái sử dụng
chai bia cũ tăng lên 90% thì sẽ giảm được khoảng 12% dấu chân Cacbon.

Tìm các nguồn nguyên vật liệu đầu vào có cơ sở gần với tỉnh Nghệ An để giảm bớ sự
phát thải khí nhà kính do sự đốt cháy nhiên liệu trong quá trình vận chuyển, đặt biệt là
nguồn cung cấp malt và các phụ liệu cho quy trình đóng chai.
Chuyển dần thị trường tiêu thụ tại Bình Dương sang các thị trường gần với địa bàn nhà
máy sản xuất nhằm giảm lượng khí nhà kính phát thải do phân phối.
Mặc dù than là nguồn nguyên liệu có sẵn tại tỉnh Nghệ An và có giá thành thấp nhưng
do lượng khí phát thải nhà kính lớn, vì vậy cần tìm nguyên liệu sạch hơn thay thế.[7]
1.1.3

-

Cơ sở pháp lý liên quan đến Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)

Quyết định 166/QĐ-TTg ban hành ngày 21/1/2014 quyết định về việc ban hành
kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 có nêu “Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14000; các quy định về hướng dẫn sử dụng hạn ngạch phát thải
và hình thành thị trường chuyển nhượng hạn ngạch phát thải; quy định về kiểm
toán chất thải và đánh giá vòng đời sản phẩm.”

-

Quyết định 733/QĐ-UBND ban hành ngày 5 tháng 8 năm 2011 quyết định về
việc phê duyệt quy hoạch chungxaay dựng thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên
Phủ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có nêu: “ Quản lý và giám sát tại các
nguồn phát sinh chất thải: áp dụng các biện pháp kiểm toán môi trường đối với
các cơ sở sản xuất công nghiệp, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhằm hạn chế
lượng nước thải sinh ra.”


1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Mê Linh là 1 xã của huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nước Việt Nam.
Xã Mê Linh nằm ở phía tây bắc huyện Đông Hưng, thuộc tả ngạn sông Tiên Hưng.

10


Hình 1.2: Bản đồ vị trí xã Mê Linh huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.
Phía đông giáp với xã Phú Lương, huyện Đông Hưng;
Phía nam giáp với các xã Phong Châu và Hợp Tiến, huyện Đông Hưng;
Phía tây giáp với xã Lô Giang, huyện Đông Hưng;
Phía bắc giáp với xã Tây Đô, huyện Hưng Hà và xã An Châu, huyện Đông Hưng.
Diện tích xã Mê Linh: 5,61 km².
b. Khí hậu và thủy văn

Nhiệt độ trung bình: Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 24 oC, nhiệt độ trung
bình tháng cao nhất là 30oC, tháng thấp nhất là 16oC.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1260 mm, phân bố không
đều trong năm, được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa (mùa mưa từ tháng
V đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau).
Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm từ 1.400 – 1.600 giờ. Tháng có số giờ
nắng cao nhất đạt khoảng 220 giờ thường vào tháng VII, tháng có số giờ nắng thấp
nhất thường vào tháng I, II, III khoảng 30 giờ. Số giờ nắng thuộc loại khá cao thích
hợp với sản xuất 2 đến 3 vụ trong năm.

11



Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 86% cao nhất vào các
tháng I, IV, V, VIII từ 90-94%, thấp nhất là 78-81% vào tháng XI, VII, XI. Nhìn chung
độ ẩm không khí không chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.
Lượng nước bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 950 mm, tháng thấp
nhất là 90 mm và cao nhất là 110 mm.
Chế độ gió: Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt, gió Đông Bắc mang theo không khí lạnh về
mùa đông và gió Tây Nam mang theo không khí nóng về mùa hè.
Tốc độ gió trung bình là 2,5 m/s và cao nhất là 38 m/s khi có bão. Bão thường xuất
hiện vào khoảng thời gian tháng VII và tháng VIII với sức gió cấp 8 – cấp 10, đôi khi
tới cấp 12. Chế độ gió không ổn định trong năm kéo theo các điều kiện thời tiết cực
đoan khác đã gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Nhìn chung hệ thống thuỷ văn, nguồn nước mặt của xã Mê Linh dồi dào, đáp ứng đủ
nhu cầu về nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong cả mùa
khô, ngoài ra còn bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê tạo nên đất bãi phì nhiêu màu
mỡ thích hợp cho canh tác rau màu.
c. Điều kiện về tài nguyên
Xã Mê Linh huyện Đông Hưng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
một năm có đủ 4 mùa, trong đó có 2 mùa phân chia rõ rệt: nắng nóng, mưa nhiều về
mùa hè và sương mù, lạnh, khô, đôi khi có sương muối về mùa đông. Tỉnh Thái Bình
có biển và thuộc vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu (nước biển dâng) nên Đông
Hưng cũng chịu tác động nhất định từ hiện tượng biến đổi khí hậu. Đặc điểm khí hậu
thời tiết một vài năm gần đây trên địa bàn xã.
Tài nguyên đất
Địa hình xã Mê Linh tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc
xuống Nam. Đất đai có độ phì nhiêu cao, thích hợp cho việc trồng cây lương thực, rau
quả thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
Diện tích đất tự nhiên của thị trấn bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất
chưa sử dụng. Cơ cấu sử dụng đất theo các mục đích như sau:
- Đất nông nghiệp chiếm 73,02% tổng diện tích tự nhiên.


12


- Đất phi nông nghiệp chiếm 26,72% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng chiếm 0,28% tổng diện tích tự nhiên.
Tài nguyên nước mặt
Xã Mê Linh có nguồn nước mặt khá dồi dào. Hầu như quanh năm mức nước ngoài
sông đều lớn hơn mặt ruộng, thuận lợi tưới tiêu, bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê
và giao thông thuỷ thuận tiện. Nước tưới lấy từ sông Tiên Hưng. Sông Tiên Hưng là
trục sông tiêu của huyện Đông Hưng đã được chặn dòng ngăn mặn bằng cống Trà Linh
nên ít chịu ảnh hưởng bởi nước biển và có khả năng tiêu nước tương đối tốt.
Nguồn nước ngầm
Xã Mê Linh nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thuỷ
văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ. Nguồn nước cung cấp cho tầng chứa
nước là nước mặt và có liên quan đến nước của hệ thống sông trục trong vùng, về mùa
mưa mực nước tĩnh thường dâng lên cao theo với mức độ dâng cao của nước sông.
Qua điều tra sơ bộ, nhìn chung nguồn nước ngầm đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản
xuất, tuy nhiên phải được xử lý mới sử dụng được.
1.2.2

Điều kiện kinh tế xã hội

a. Dân số
Tính đến năm 2015 Dân số xã Mê Linh có số dân là 7.367 người.
Mật độ dân số của thị trấn năm 2015 là 6.642 người/km 2. Dân số phân bố không đều,
mật độ dân số ở xã Mê Linh cao gấp 1,5 lần mật độ trung bình chung của tỉnh.
b.Phát triển kinh tế xã hội.
Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) thực hiện đạt 281.830 triệu đồng, tốc
độ tăng trưởng 8,5% đạt 98,6% so với kế hoạch năm, trong đó sản xuất nông nghiệp –

thủy sản đạt 96.441 triệu đồng tăng 1,5% so với cùng kỳ, sán xuất tiểu thủ công nghiệp
- xây dựng cơ bản 131.182 triệu đồng tăng 13% so với cùng kỳ, thương mại dịch vụ
đạt 54.207 triệu đổng tăng 12,9% so với cùng kỳ.
Cơ cấu kinh tế:
Nông nghiệp, thuỷ sản đạt: 34,2%.
Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản: 46,6%.
Thương mại dịch vụ đạt:

19,2%.
13




Sản xuất nông nghiệp, thủy sản:

- Giá trị sản xuất ước thực hiện đạt 96.441 triệu đồng, tăng 1,5% đạt 99.5% so với kế
hoạch.
Trong đó:
Ngành trồng trọt: Tổng diện tích gieo trổng 732 ha, diện tích cây vụ đông đạt 70ha rau
màu xuân hè - hè thu 12 ha. Năng suất lúa cả năm đạt 130 tạ/ha sản lượng thóc ước đạt
4.758 tấn. Giá trị sản xuất thực hiện đạt 56.823 triệu đồng tăng 1% so với năm 2015.
Năm 2016 bước đầu đã có một số hộ gia đình ở đơn vị An Vĩnh, đơn vị An Thái, đơn
vị thôn Hữu bỏ lúa thực hiện mô hình luân canh 4 vụ/năm mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
Ngành chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra, quy
mô và cơ cấu đàn vật nuôi chuyển biến tích cực, chăn nuôi gia trại tiếp tục phát triển
toàn xã có 34 gia trại trong đó nhiều gia trại đã được đầu tư xây dựng đạt các tiêu
chuẩn kĩ thuật, vệ sinh môi trường. Công tác thú y được chú trọng triển khai thực hiện
tốt kế hoạch tiêm phòng vệ sinh tiêu độc khử trùng cho đàn gia súc gia cầm, tỷ lệ tiêm

phòng đạt khá cao so với năm 2015 nên kết quả chăn nuôi trên địa bàn xã có mức tăng
trưởng khá. Tổng đàn trâu bò tại thời điểm
01/10/2015 có 121 con tăng 26 con. Đàn lợn có 2.300 con. Trong đó đàn lợn nái có
380 con tăng 95 con. Đàn gia cầm có 47.000 con. Sản lượng lợn hơi xuất chuồng ước
đạt 300 tấn, sản lương thịt gia cầm giết bán ước đạt 290 tấn. Giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi đạt 38.618 triệu đồng tăng so với năm 2015 là 3%, trong đó thủy sản là 998
triệu đồng, trong nuôi trồng thủy sản có 5 hộ gia đình đầu tư nuôi cá lồng trên sông
Tiên Hưng, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao.
Hoạt dộng cùa HTXDVNN: Thực hiện chỉ đạo của UBND xã, để đạt được kết quả cao
trong sản xuất nông nghiệp, HTXDVNN đã xây dựng các biện pháp triển khai có hiệu
quả đề án sản xuất vụ xuân, vụ mùa, vụ đông tới từng thôn, chủ động mở các lớp tập
huấn chuyển giao KHKT, gieo trổng, chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, phòng trừ
dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Chi đạo các thôn khơi thông hệ thống kênh mương
đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng. Năm 2016 tranh thủ nguổn vốn hỗ trợ của công
ty Khai thác công trình thủy lợi bắc Thái Bình, cùng với nguồn vốn từ miễn giảm thủy
lợi phí, HTXDVNN đã tổ chức cho khơi 4,8 km kênh tiêu phục vụ tốt cho việc tưới
tiêu trên địa bàn toàn xã.
Hoạt động cùa HTXDV Điện năng
+ Năm 2016 là năm cuối của nhiệm kỳ 2, HTXĐN tiếp tục duy trì thực hiện tốt nghị
quyết đại hội đại biểu xã viên HTX, trên cơ sờ bám sát các nguyên tắc quy định của
14


ngành, giá bán điện theo đúng giá quy định của nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
nộp thuế cho nhà nước và chủ động nguổn trả nợ dự án REII đúng thời gian quy định.
+ Tổ chức làm tốt công tác điều tra kỹ thuật, công tác phát tuyến. Để đảm bảo nguồn
điện áp ổn định trong năm HTX đã đầu tư bổ sung nâng cấp tuyến đường dây đê Đoài
và tuyến thôn Tiền từ lưới điện 1 pha 2 dây lên lưới điện 3 pha 4 dây, đảm bảo lưới
điện luôn được an toàn thông suốt, đáp ứng nhu cẩu sử dụng điện trong sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân.

Kết quả doanh thu năm 2016
Sản lượng điện mua vào : 3.390.780 Kw
Sản lượng điện bán ra: 3.020.365 Kw đạt 89,8%
Tổng doanh thu: 5.507.797.200 đồng, tăng 11% cùng kỳ năm 2015.


Về sản lượng tiểu thủ công nghệp, xây dựng cơ bản.

- Tổng giá trị sản xuất – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng cơ bản năm 2016 ước
131.182 triệu đồng, tăng 13%.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Năm 2016 sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa phương ổn định, các nghề truyền
thống như: Dũa cưa, cạm chuột, chế biến gỗ, máy may gia công và một số nghề khác.
Có tổng hơn 500 hộ với hon 1500 lao động được duy trì sản xuất đã giải quyết tốt việc
làm cho người lao động cải thiện đời sống các hộ gia đình
Tổng giá trị ngành tiểu thủ công nghiêkp ước đạt 70.558 triệu đồng tăng 20% so với
cùng kỳ.
- Về xây dựng cơ bản.
Thực hiện quyết định số 09/2016 của UBND tỉnh về kế hoạch đầu tư công trên địa bàn
tỉnh Thái Bình. Căn cứ vào khả năng huy động nguồn vốn của địa phương năm 2016,
hội đồng nhân dân xã kù họp thứ 11 khóa 19 đã ra nghị quỵết huy động nguồn vốn
ngân sách tập trung cho thanh toán nợ công, các công trình hoàn thành và phấn đấu
hoàn thành công trình nhà làm việc trụ sở xã. Kêt quả đến hết 31/12/2016 huy động từ
sự hổ trợ của cấp trên, từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất đã cơ bản thanh toán xong
các hợp đổng công trình xây dựng nông thôn mới.
Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 60.624 triệu đồng chủ yếu là giá trị đầu tư công
trình dân dụng ờ các khu dân cư


Hoạt đông thương mại, dịch vụ


15


Gía trị ngành thương mại dịch vụ ước thực hiện đạt 54.207 triệu đồng tăng 12.9% so
với cùng kỳ. Các hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ được duy trì phát triển đáp
úng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, các mật hàng thiết yếu như điện
sinh hoạt, nước sạch, tài chính tín dụng, hàng gia dụng, thức ăn chăn nuôi có mức tăng
trưởng khá hơn so với năm 2015. Công tác phối hợp kiểm tra liên ngành về vệ sinh an
toàn thực phẩm và hàng giả hàng kém chất lượng tại một số cơ sở sản xuất, chế biến
và kinh doanh đã được chú trọng.


Công tác tài chính

Tổng thu ngân sách xã 11.292.416.826 đồng đạt 110,06% dự toán năm
Tổng chi ngân sách xã 11.194.291.100 đồng đạt 109,1 % dự toán năm
Trong đó:
Chi đẩu tư phát triển 4.425.018.000 đổng đạt 134,61 % dự toán năm
Chi tiêu dùng thường xuyên 6.509.273.100 đổng đạt 93,35% dự toán năm
Các hoạt động tài chính khác trên địa bàn như Ngân hàng nông nghiệp, vốn ưu đãi,
quỹ tín dụng, UBND xã đã tạo điều kiện để các hộ nông dân, các đối tượng có đầy đủ
thủ tục hổ sơ hợp pháp được vay vốn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa
phương.


Công tác quản lý đất đai, giao thông thuỳ lợi, môi trường

Đã hoàn thành thống kê đất dai 2015, hoàn thành việc lập kế hoạch đất năm 2016 thực
hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai doạn 2016-2020 và tiến hành lập kế hoạch

sử dụng đất năm 2017, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quyết định 372 của
UBND tỉnh được 27 lô với diện tích 2.750m 2, làm thủ tục hoàn thiện hồ sơ hợp thức
hóa cho 2 thửa đất, cấp giấy cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2 thửa, hoàn
thiện hồ sơ thuê đất cho 2 đơn vị vào mục đích kinh doanh. Trong năm đã tiến hành
kiểm tra và phát hiện 16 trường hợp vi phạm sử dụng đất không đúng mục đích, trong
đó lập biên bản đình chỉ 13 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính 10 trường hợp,
phạt tiền 9.300.000 ngàn đồng.
- Về giao thông đã thường xuyên làm tốt công tác quản lý các tuyến đường giao thông
trên địa bàn, kịp thời nhắc nhở các hộ gia đình, cá nhân có biểu hiện vi phạm hành
lang giao thông như đổ vật liệu, đỗ xe trái phép hàng quán gây cản trờ giao thôn, tổ
chức phát quang cây cối che khuất tầm nhìn, rẫy dọn thoát nước mặt đường.
- Công tác vệ sinh môi trường được chú trọng, các cấp ngành, các cơ sở chỉ đạo khá tốt
việc thu gom xử lý chất thải, rác thải. Đã phát động phong trào toàn dân thu gom rác
giữ gìn vệ sinh môi trường vào ngày 24 hàng tháng, toàn xã không có điểm rác thải tự
16


phát. Năm 2016 tiếp tục thành lập tổ thu gom rác thải ở xóm Quyết Trung thôn An
Vĩnh, thôn Đầm, thôn An Thái, đến nay 7/7 thôn, các khu dân cư trên địa bàn xã đều
đã có tổ thu gom rác thải và đi vào hoạt động đạt hiệu quả khá tốt.
- Năm 2016 lượng mưa ờ mức trung bình hàng năm xong UBND xã luôn chù động chỉ
đạo tập trung khơi thông hệ thống cống rãnh các tuyến chính, đồng thời đã xây dựng
triển khai phương án phòng chống lụt bão, kiện toàn ban chi huy phòng chống lụt bão
để chỉ đạo khi có bão lũ xảy ra.
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 . Đối tượng nghiên cứu

Gạo Bắc Hương tại xã Mê Linh huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.

Gạo Bắc Hương có đặc điểm: hẹt nhỏ dài, màu trắng, dẻo nhiều, có độ dính. Khi nấu

có mùi thơm, cơm để nguội vẫn giữ được độ dẻo và mùi thơm.
2.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: đề tài được bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ ngày 01/03/2017 đến
ngày 26/05/2017.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu Đánh giá vòng đời quy trình sản xuất gạo Bắc
Hương tại xã Mê Linh huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.
2.3 . Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Trực tiếp xuống địa bàn xã Mê Linh , hợp tác xã và UBND xin các số liệu, báo cáo
về :
+ Năng suất và loại hình trồng lúa
+ Diện tích canh tác đất trồng lúa
+ Số lượng sử dụng , mua bán các loại phân bón thuốc trừ sâu…
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa

17


Khảo sát thực tế tại địa bàn xã Mê Linh nhằm tìm hiểu quy trình sản xuất gạo Bắc
Hương và các chi phí cần thiết trong suốt quá trình sản xuất gạo, xác định các nguồn
thải, các chất thải phát sinh tại từng công đoạn, xác định các mô hình canh tác hiện tại
ở địa phương.
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Đối tượng phỏng vấn là: Cán bộ làm việc tại UBND và hợp tác xã Mê Linh, người dân
trồng lúa gạo tại địa bàn xã.
Nội dung phỏng vấn: Người dân các nội dung câu hỏi bao gồm: quy trình sản xuất, các
nguyên nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất, đặc điểm chất thải phát sinh, chi
phí cần thiết để sản xuất gạo .

2.3.4. Phương pháp kiểm kê

Kiểm tra các loại thiết bị, máy móc có sử dụng trong quá trình sản xuất gạo cam nhằm
biết được các thông tin về số lượng, thông số kỹ thuật của loại thiết bị đó.
Tổng hợp các loại phân bón, thuốc hóa học bảo vệ thực vật được sử dụng trong quá
trình sản xuất để phục vụ cho tính toán sau này.
1.1.1

Phương pháp tính lượng phát thải Cacbon
CO2eq = M x Ef x 1,08

Trong đó:
CO2eq là lượng cacbon phát thải
M là quy mô nguồn thải
Ef là hệ số phát thải của điện ( Ef = 0,5603 tấn CO2/MWh) (Nguồn: Viện Khoa học và
Công nghệ)
1,08: hệ số hao tổn đường dây
1.1.2 Tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về cấu trúc và cách viết đồ án.
1.1.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng Word, excel

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
18


3.1. Mô tả vòng đời của sản phẩm và nguyên nhiên liệu dùng cho quá trình sản
xuất
Vòng đời của một quy trình sản xuất gạo Bắc Hương trải qua 3 giai đoạn là:
-


Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu

-

Giai đoạn 2: Giai đoạn sản xuất gạo

-

Giai đoạn 3: Giai đoạn sử dụng và thải bỏ

Mỗi giai đoạn vòng đời của sản phẩm đều phát sinh ra môi trường 1 lượng
chất thải bao gồm: chất thải rắn, nước thải và khí thải. Lượng chất thải phát sinh ở
cả 3 giai đoạn đều có tác động đến môi trường và cần được xem xét đánh giá.
3.1.1

Qúa trình làm ruộng và chuẩn bị thóc giống

Trước khi tiến hành vào quy trình sản xuất cần phải chuẩn bị các loại nguyên vật
liệu nhu thóc giống, bao bì đựng từ đó với một sào ruộng thì cần nguyên liệu là thóc
giống , nước , bao bì đựng từ đó ta tính toán được từ 1 kg gạo Bắc Hương phát thải
bao nhiêu chất thải nhờ có bảng định mức của nguyên liệu đầu vào cho quá trình
sản xuất sản phẩm.
3.1.2

Giai đoạn sản xuất gạo

Tại giai đoạn này, các nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra được sản phẩm hoàn chỉnh,
ta sẽ làm rõ các yêu cầu sau:
-


Làm rõ quy trình sản xuất lúa gạo tại xã Mê Linh

-

Làm rõ được các loại máy móc- thiết bị và số lượng nhân công trong quy trình
sản xuất sản phẩm để tính toán lượng thải từ quy trình sản xuất cho một kilogam
gạo Bắc Hương.

-

Lượng nhiên liệu sử dụng để sản xuất ra 1 kilogam gạo Bắc Hơng hoàn chỉnh
(như: nước, phân bón đạm, kali, thuốc trừ sâu, điện, dầu trong vận chuyển, bảo
quản nguyên liệu sản xuất)

-

Lượng chất thải rắn phát sinh trong quy trình sản xuất gạo Bắc Hương (như bao
bì, túi bóng, vỏ chai,)

-

Lượng nước tiêu thụ trong quá trình sản xuất sản phẩm .
Tính toán tổng lượng thải của các thành phần cho một 1 kilogam gạo trong quy
trình sản xuất gạo Bắc Hương.

19


Cốt lõi của việc thực hiện tốt giai đoạn này là việc đi khảo sát thực tế, nắm vững các

công đoạn sản xuất để tính toán rõ ràng lượng thải trong từng công đoạn cũng như các
phát sinh khác của chất thải trong việc sản xuất sản phẩm.
Giai đoạn sử dụng và thải bỏ.

3.1.3

Trong giai đoạn này, sản phẩm đã được đưa vào sử dụng cho con người làm thức ăn .
Tại giai đoạn này cần tìm hiểu quy trình sử dụng của sản phẩm. Thông thường, gạo sẽ
được nấu bằng nôi cơm điện phục vụ cho bữa cơm sinh hoạt thường ngày của con
người. Một phần thừa lại sẽ được cho động vật trong nhà nuôi và không phát sinh
thêm chất thải nào khác nữa.
Tuy vậy trong giai đoạn này vẫn cần sử dụng đến điện và nước chính vì vậy ta có thể
tính toán được nước lượng nước thải và lượng khí phát phát sinh trong quá trình sử
dụng
3.2

Đánh giá vòng đời sản phẩm

3.2.1 Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu
Tính cho 1 sào ruộng để sản xuất sản phẩm gạo cần những nguyên liệu chính
như sau :
-

Thóc giống Bắc Hương mua tại trại giống huyện Đông Hưng.
Nước sạch 9 lít nước dùng để ngâm thóc giống
1 bao bì dùng để dựng thóc giống

Ngoài ra còn sử dụng một số nguyên liệu khác như dây buộc , thun buộc và thúng
đựng.
Bên cạnh nguyên liệu để sản xuất, ta cũng xem xét đến việc vận chuyển nguyên liệu

từ nơi sản xuất đến khu đồng ruộng để tiến hành công đoạn tiếp theo.Lượng mạ, bao
bì và dụng cụ làm việc được vận chuyển bằng xe máy kéo từ hộ gia đình đến ruộng
lúa. Sau khi đến ruộng lúa, chúng được tiến hành vào công đoạn sau.
Định mức sản xuất cho một sào ruộng Bắc Bộ được thống kê qua bảng sau:
Bảng 3.1 : Định mức nguyên liệu, nhiên liệu cho một sào ruộng
STT
1.

Tên nguyên liệu, nhiên
liệu sử dụng

Đơn vị

Định mức sản xuất

Nguyên liệu
1

Thóc giống

kg

2

2

Dây đai

kg


0,0012

20


3

Bìa cacton

kg

0,15

4

Bao bì

kg

0,08

Dầu Diesel

lít

1,4

2.

Nhiên liệu

1

(Nguồn: Phỏng vấn người dân tại địa phương, 2017 )
a. Lượng phát thải trong quá trình sản xuất của các nguyên liệu đầu vào

Do thời gian thực hiện đề tài bị giới hạn nên các hệ số phát thải được tôi tham khảo
từ các nghiên cứu trước đó đã được người dân trực tiếp sản xuất trong hoạt động
chuẩn bị nguyên liệu sản xuất, quá trình sản xuất lúa , hoạt động vận chuyển nguyên
liệu .
- Khí thải - Lượng phát thải khí thải của các nguyên liệu đầu vào trong quá
trình sản xuất các nguyên liệu
Hệ số phát thải khí thải của các nhiên liệu đầu vào trong quá trình vận
chuyển nguyên liệu sản xuất ra đồng ruộng.
 Hệ số phát thải khí thải của các nhiên liệu đầu vào trong quá trình vận
chuyển và bảo quản nguyên liệu để sản xuất tôi tham khảo qua các nguồn tài liệu và
thống kê tại bảng sau:
Bảng 3.4: Hệ số phát thải của các nhiên liệu đầu vào
Nhiên
Hệ số phát thải
liệu
CO2
CH4
NO2
Dầu
Diesel

10,21
kgCO2/gallon

0,0051 g/dặm


0,0048g/ dặm

Tài liệu tham khảo
EPA, 2015, Emission
Factors for Greenhouse
Gas Inventories.

 Từ số liệu của bảng 3.1, ta dễ dàng tính toán được lượng phát thải đối với
từng loại nhiên liệu đầu vào so với từng định mức nguyên liệu. Kết quả tính toán
được thống kê qua bảng sau:
Bảng 3.5: Lượng phát thải khí thải theo định mức nhiên liệu đầu vào
STT
1

Nhiên liệu
Dầu Diesel

Lượng phát thải khí thải/ 1 sào ruộng
CO2 (kg)
CH4 (kg)
N2O (kg)
0,019849
4,4183x 10-8
4,1584x 10-8

o Lượng phát thải khí thải của các nguyên- nhiên liệu đầu vào trong quá trình sản
xuất các nguyên liệu và vận chuyển để phục vụ sản xuất tính trên 1 sào ruộng tại
xã Mê Linh
Phát sinh khí thải tại giai đoạn 1 gồm nguyên liệu và hao phí dầu trong quá trình vận

chuyển nguyên liệu. Với số liệu từ bảng 3.5- Lượng phát thải khí thải theo định mức
21


nhiên liệu đầu vào, ta có lượng khí thải phát sinh trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu
được tính toán như sau:
Ta có công thức tính: ECO2eq= ECO2+ 25x ECH4+ 298x EN2O (Công thức tiềm năng nóng
lên toàn cầu- Global warming potential-GWP)
Trong đó:

ECO2eq: Tổng lượng CO2 tương đương phát thải
ECO2: Lượng CO2 phát thải (kg)
ECH4: Lượng CH4 phát thải (kg)
EN2O: Lượng N2O phát thải (kg)

Dựa theo hệ số phát thải ở bảng 3.6 ta có thể tính tính toán tổng lượng CO 2 theo công
thức trên như sau:
Tổng lượng CO2 phát thải từ nhiên liệu dầu diesel là:
EC-eq= 0,019849+ 25x 4,4183x 10-8+ 298x 4,1584x 10-8= 0,019862 (kg CO2eq)
Vậy lượng thải CO2 phát sinh từ hoạt động chuẩn bị nguyên- nhiên liệu được
thông kê qua bảng sau:
Bảng 3.6: Thống kê tổng lượng khí thái trong quá trình chuẩn bị nguyên- nhiên liệu
STT
2.

Nhiên liệu

Hệ số phát thải CO2 (kg CO2eq)

Nhiên liệu


1

Dầu Diesel

0,019862

Tổng

4,52

Như vậy, tổng lượng khí thải phát sinh vào môi trường của nguyên– nhiên
liệu là: 4,25 (kgCO2eq). Lượng phát thải khí thải trong sản xuất nguyên liệu
đầu vào lớn hơn lượng phát thải của quá trình sử dụng nhiên liệu.
Nước thải :


Nước thải trong quá trình ngâm mạ
Trong công đoạn làm mạ dùng nước máy sạch để ngâm mạ trong suốt quá trình tính
cho 1 sào ruộng cụ thể như sau:
Bảng 3.1 :
Quy trình
Lượng nước sử dụng (lít)
Ngâm mạ
6
Ủ mạ lần 1
0
Sấp nước
3
Ủ mạ lần 2

0
Tổng
9
Áp dụng cân bằng vật chất ta có:
Lượng nước thất thoát trong công đoạn ngâm mạ:
22

Nước thải (lít)
4
0
3
0
7


ΔM= M1 – M2 = 9-7= 2 ( lít )
Tổng lượng nước thải trong quá trình này là 0,007m3 nước
Chất thải rắn:
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu trong quá trình này là bao bì nilon thừa sau khi bỏ thóc
giống để ngâm mạ.
Theo điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân thì lượng chất thải rắn phát sinh như sau:
Bảng 3. :
STT
1
2

Tên
Dây đai
Bìa cacton


Đơn vị
kg
kg

Định mức
0,0012
0,15

3

Bao bì

kg

0,08

4

Tổng

0,2312

Vậy lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu tính
trên 1 sào ruộng lúa là 0,2312 kg.
b. Tổng kết lượng thải của quá trình 1 - quá trình chuẩn bị nguyên liệu sản xuất
và nhiên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất gạo tại địa phương
Lượng phát thải trong sản xuất của các nguyên liệu đầu vảo và lượng phát thải của
các nhiên liệu trong quá trình vận chuyển và làm mạ được thống kê qua bảng sau:
Bảng 3.14: Thống kê lượng thải của quá trình sản xuất nguyên liệu đầu vào


STT
1
2
3

Thành phần chất thải

Lượng thải

Chất thải rắn

0,2312 kg

Nước thải

0,007 m3

Khí thải

4,52 kg CO2eq

Ngoài ra, do hoạt động sản xuất các nguyên liệu đầu vào phát sinh nước thải nên ta
có tổng tại lượng ô nhiễm của nước với 3 thông số BOD, COD, SS lần lượt là 0,161
kg/1 bộ; 0,089 kg/1 bộ; 0,06 kg/1 bộ.
Lượng nước thải tại giai đoạn 1phát sinh khá lớn lên tới 0,007m 3 nước cho nguyên
liệu để phục vụ sản xuất cho 1 sào ruộng.
Lượng khí thải phát sinh tại giai đoạn này là 4,52 kg CO 2eq. Lượng khí thải được
thống kê phát sinh theo 2 nguồn là sản xuất nguyên liệu đầu vào cho quá trình và
nhiên liệu phục vụ vận chuyển và bảo quản nguyên liệu.
23



Chất thải rắn phát sinh được thống kê tại giai đoạn là 0,2312 kg. Lượng phát sinh
CTR chủ yếu phát sinh sau khi đã sử dụng nguyên liệu để làm mạ giống phục vụ
cho công đoạn tiếp theo.

3.2.2. Giai đoạn 2 :Giai đoạn sản xuất gạo Bắc Hương
a. Quy trình sản xuất gạo
Chuẩn bị nguyên vật liệu
Cây mạ
Thóc
Cây
Mạ
mạ,
giống
nẩy
đạm
, chồi,
bao

bì,
Bắc,
Cây
Thóc,
lúa,
Lúa
điện,dầu,
thuốc
lên
đòng

trừ
bao
sâu,bì
bao
thuốc
kali,đạm,nước.
bì,đạm
cỏ,
thúng
nước.
,kaliđựng

24
B3: Bón thúc
B2: Chăm bón, tỉa dặm

Cây lúa


B1: Gieo sạ

Bao bì, túi nylon,nước
thải, khí thải
Mạ nảy chồi
Bao bì, túi
nylon,nước thải, khí
thải, mạ thừa

Bao bì, nước thải,
khí thải.

Lúa lên đòng

B4: Phòng trừ sâu bệnh
Bao bì, nước thải, khí
thải.
Thóc

B5: Thu hoạch lúa
Bao bì, rơm rạ,khí
thải, bụi, tiếng ồn
Gạo thành phẩm

B6: Sơ chế, bảo quản
Cám gạo, bụi, tiếng
ồn, khí thải

Hình 3.1 : Quy trình sản xuất gạo Bắc Hương

Ghi chú:
: Các bước chính trong quy trình sản xuất sản phẩm
: Dòng nguyên- nhiên liệu đầu vào của quá trình
25


×