Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.79 KB, 75 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




CHU HỒNG DUYÊN

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI XÃ
MỸ YÊN – HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: THS. TRƯƠNG THÀNH NAM
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm








THÁI NGUYÊN - 2014
LỜI CẢM ƠN

“Lý thuyết đi đôi với thực tiễn” luôn là phương thức quan trọng giúp
học sinh, sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố, bổ xung hiểu biết về lý thuyết
học trên lớp và trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn của chính mình.
Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự đồng ý của Khoa Tài Nguyên và Môi
trường Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp tại xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian thực tập
đã kết thúc và tôi đã có được kết quả cho riêng mình.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa, đặc biệt là thầy giáo Ths.Trương Thành Nam người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiêp, người đã luôn cố
gắng hết mình cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú các anh chị đang làm việc tại ủy
ban nhân dân xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp
đỡ, chỉ đạo, để tôi có được thành công như ngày hôm nay.
Do thời gian cũng như khẳ năng của bản thân có hạn, mà kiến thức về
công tác bảo vệ môi trường hết sức phức tạp và nhạy cảm trong gian đoạn
hiện nay, nên tôi rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy,
các cô và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Chu Hồng Duyên



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt theo loại hình bể nước của xã
Mỹ Yên giai đoạn 2011 – 2013 40
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt theo lọai hình nước giếng của
xã Mỹ Yên giai đoạn 2011 - 2013 41
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt theo loại hình nước suối của xã
Mỹ Yên giai đoạn 2011 - 2013 42
Bảng 4.4: Hiện trạng môi trường nước giếng tại xóm Chùa 44
Bảng 4.5: Hiện trạng môi trường nước suối được lấy tại xóm La Hồng 45
Bảng 4.6: Hiện trạng môi trường nước máy tại xóm Đồng Khâm 46
Bảng 4.7: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân 47














DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh học

COD : Nhu cầu oxy hóa học
DO : Nồng độ oxy hòa tan
NS – VSMT : Nước sạch - vệ sinh môi trường
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
UNDP : Chương trình phát triển của liên hợp quốc
UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
VSMT : Vệ sinh môi trường
VDG : Mục tiêu phát triển của Việt Nam
WHO

: Tổ chức y tế thế giới
WWF

: Quỹ thiên nhiên thế giới
YTDP : Y tế dự phòng
MDG

: Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam







MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu nguồn nước 4
2.1.1. Tầm quan trọng của nước 4
2.1.2. Nước và một số khái niệm liên quan 5
2.2. Cơ sở thực tiễn 5
2.3. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về tài nguyên nước 7
2.4. Các loại ô nhiễm nguồn nước 9
2.5. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước 9
2.5.1. Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt 10
2.5.2. Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp và dịch vụ 11
2.5.3. Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp 12
2.6. Tình hình nghiên cứu về nước trên thế giới và tại Việt Nam 12
2.6.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới 12
2.6.2. Hậu quả của việc khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước 16
2.7.Tình hình nghiên cứu về nước tại Việt Nam 19
2.7.1. Tình hình sử dụng nước 19
2.7.2. Hiện trạng môi trường nước 20
2.7.3. Tình hình cung cấp nước sạch 22
2.7.4. Thực trạng quản lý chất lượng nước 26
2.7.4.1. Tích cực 26
2.7.4.2. Hạn chế trong công tác quản lý 27
2.7.5. Giải pháp trong tương lai 28
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 31
3.3. Nội dung nghiên cứu 31
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh
Thái Nguyên 31
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên - huyện
Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên 31
3.3.4 Một số giải pháp cung cấp nước sạch tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ -
tỉnh Thái nguyên 31
3.4. Phương pháp nghiên cứu 31
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp 31
3.4.2 Phương pháp phỏng vấn 32
3.4.3. Phương pháp khảo sát thực tế 32
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 32
3.4.5. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với QCVN 33
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Mỹ Yên – huyện Đại
Từ - tỉnh Thái Nguyên 34
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 34
4.1.1.1. Vị trí địa lý 34
4.1.1.2. Địa hình địa mạo 34
4.1.1.3. Khí hậu 34
4.1.1.4 Thủy văn 35
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 35
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế 35
4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế 35
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các nghành 36
4.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 38
4.1.2.5. Văn hóa xã hội 38
4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên 39

4.2.1. Tình hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn 39
4.2.2. Các loại hình cung cấp nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên 39
4.2.2.1. Bể lọc nước 40
4.2.2.2. Nước giếng 41
4.2.2.3. Nước suối 42
4.3. Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên 43
4.3.1. Nước giếng 43
4.3.2. Nước suối 45
4.3.3. Nước máy 46
4.4. Một số giải pháp cung cấp nước sạch tại xã Mỹ Yên 47
4.4.1. Cấp nước nhỏ lẻ ( theo quy mô hộ gia đình) 48
4.4.2. Cấp nước sinh hoạt tập chung 50
4.4.2.1. Phương án kỹ thuật 50
4.4.3. Kỹ thuật công nghệ 52
4.4.3.1. Phục hồi, nâng cấp, cải tạo và duy trì hoạt động các công trình cấp
nước hiện có 52
4.4.3.2. Áp dụng công nghệ thích hợp trên cơ sở ưu tiên các tiến bộ khoa học,
kỹ thuật và công nghệ mới trong cấp nước 53
4.4.4. Công tác quản lý 56
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1. Kết luận 57
5.2. Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
I. Tài liệu tiếng Việt 59
II. Tài liệu tiếng anh 60
III. Tài liệu trên mạng 60

PHỤ LỤC



1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa
nông thôn của đảng và nhà nước đề ra thì một số yếu tố có tính then chốt là
vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.Trong đó, vấn đề cung cấp nước
sạch sinh hoạt cho người dân là một những yếu tố tiền đề quan trọng nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn.
Nước sinh hoạt là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống con người, từ
lâu trong đấu tranh sinh tồn và phát triển, người dân nông thôn Việt Nam nói
chung và người dân Thái Nguyên nói riêng đã khai thác các nguồn nước và
hình thức cung cấp nước thô sơ để phục vụ ăn uống, đúng đắn về tầm quan
trọng của nước sinh hoạt đối với sức khỏe và cuộc sống nên việc khai thác
cũng như sử dụng các nguồn nước phục vụ ăn uống sinh hoạt, duy trì và phát
triển cuộc sống. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân chưa đúng đắn về
tầm quan trọng của nước sinh hoạt đối với sức khỏe và cuộc sống, nên việc
khai thác cũng như sử dụng các nguồn nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt và
sản xuất còn hạn chế.
Hiện nay, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các tổ chức
kinh tế xã hội trong nước, nước ta đang từng bước giải quyết vấn đề nước
sạch cho người dân. Tuy nhiên, việc thực hiên còn chưa triệt để, nhu cầu được
hưởng nước sạch vẫn còn là điều mơ ước của người dân, đặc biệt là đối với
người dân ở khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi.
Với đặc thù là huyện miền núi, xã Mỹ Yên đang gặp phải những vấn đề
khó khăn trong việc cung cấp nước sạch sinh hoạt. Người dân ở xã Mỹ Yên
sử dụng nguồn nước chủ yếu từ giếng, suối… Tuy nhiên trong những năm
gần đây, do ý thức của người dân và công tác quản lý còn yếu kém, do vậy
2
nguồn nước tại địa bàn xã suy giảm cả về số lượng và chất lượng không đảm

bảo cho sinh hoạt. Chất lượng nước bị suy giảm đến mức có một số nguồn
nước khác không thể sử dụng làm nước sinh hoạt vì quá ô nhiễm.
Đứng trước thực tế như trên và do nhu cầu sử dụng nước sạch của
người dân tại địa bàn xã, tìm ra một số giải pháp để đáp ứng nhu cầu sử dụng
nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn trở nên cấp thiết.
Xuất phất từ tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của ban
giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa
Môi trường dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Trương Thành Nam, giảng viên
khoa Quản lý Tài Nguyên – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt
tại xã Mỹ Yên - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên.
- Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên.
- Đề ra một số giải pháp cung cấp nước sạch nhằm đáp ứng nhu cầu
sử dụng nước sạch sinh hoạt của người dân địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Mỹ Yên.
- Đảm bảo số liệu, tài liệu đầy đủ, chính xác và khách quan.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị phù hợp, mang tính khả thi đối

với thực tế điều kiện kinh tế xã hội địa phương.
1.3. Ý nghĩa
- Củng cố lý thuyết kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập.
3
- Đánh giá vấn đề thực tế về hiên trạng môi trường nước sinh hoạt,
công tác cung cấp nước sinh hoạt của xã.
- Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tại địa phương.

1.4. Yêu cầu của đề tài
- Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật tài nguyên nước, các
QCVN đối với nước sinh hoạt để tiến hành đánh giá đúng chất lượng nguồn
nước hiện nay đang được dân cư xã Mỹ Yên sử dụng làm nước sinh hoạt.



4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu nguồn nước
2.1.1. Tầm quan trọng của nước
Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, bao phủ 3/4 bề mặt trái đất. Trong đó,
97% nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần
hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở
các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước
ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật
trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít
nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp.
Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44%
trọng lượng cơ thể con người. Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn
đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất
mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều
hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể
nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km
3
,

tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km
3
), còn lại trong khí quyển và
thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong
băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước
trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối
0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng
xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km
3
/năm). Lượng
nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km
3
, trong đó 8% cho
5
sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp). Hiện
nay trong quá trình khai thác và sử dụng con người đã làm cạn kiệt và ô
nhiễm các nguồn nước (Nguyễn Việt Phổ và cộng sự, 2004) [9].
2.1.2. Nước và một số khái niệm liên quan
- Trong tự nhiên nước tồn tại ở cả 3 dạng rắn, lỏng, khí, nước đóng
băng ở 0
0
C và 4
0
C nước có khối lượng riêng lớn nhất.
- Nước tham gia vào rất nhiều phản ứng hóa học ở nhiệt độ bình
thường nước không màu, không mùi, không vị.
- Nguồn nước: Là nước dùng để ăn uống, vệ sinh của con người “ nước
sạch” là nước đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của tiêu chuẩn
Việt Nam
- Nguồn nước sinh hoạt: Là nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc

nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.
- Ô nhiễm nguồn nước: Là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa
học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
- Suy thoái cạn kiệt nguồn nước: Là sự suy giảm về chất lượng và
số lượng của nguồn nước.
- Phát triển tài nguyên nước: Là biện pháp nhằm nâng cao khả năng
khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị tài nguyên
nước.
- Bảo vệ tài nguyên nước: Là biện pháp nhằm phòng chống suy thoái,
cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát
triển nguồn nước (Dư Ngọc Thành, 2006) [12].
2.2. Cơ sở thực tiễn
Vai trò của nước đối với đời sống và sản xuất
- Vai trò của nước đối với cơ thể
6
Nhiều người trong chúng ta lầm tưởng không được ăn thì sẽ chết nhưng
nếu thiếu nước không thể chết, đó là một sai lầm. Đối với cơ thể nước còn
quan trọng hơn cả chất đạm, chất đường và muối khoáng. Nếu một người
không ăn gì cả, chỉ uống nước thôi sẽ có thể sống được hai tháng nhưng nếu
không uống nước chỉ sống được không quá một tuần.
Trong cơ thể con người, chất lỏng chiếm tỷ lệ nhiều nhất, khoảng 60 -
70% thể trọng. Chất lỏng trong cơ thể như máu, tuyến dịch limpa….là do
nước và một số chất khác tạo nên, đã trở thành những dòng sông, kênh rạch
vận chuyển chất dinh dưỡng đến từng bộ phận của cơ thể. Nước tham gia vào
việc hình thành các dịch tiêu hóa, giúp con người hấp thụ chất dinh dưỡng,
cũng như tạo thành các chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các dinh dưỡng được đua vào cơ thể.
Sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch, nước còn giúp các phế
nang luôn ẩm ướt, có lợi cho việc hô hấp. Nước còn gọi là dầu bôi trơn của
các xương khớp trong cơ thể, là một chất hoãn xung của hệ thống thần kinh.

Vì vậy nước uống không chỉ đơn thuần là giải khát. Hàng ngày, nếu
lượng nước nạp vào cơ thể không đủ, hoặc bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa,
sốt cao, xuất huyết… sẽ sinh ra chủng mất nước. Khi ấy các cơ quan cảm thụ
sẽ chuyển đi chất kích thích, tác động vào “trung khu” khát nước của não
dưới lam cho người ta có cảm giác khát nước, cơ thể mất nước sẽ gây ra tình
trạng bứt rứt, không yên, kém ăn dẫn đến tay chân tê dại, thở dốc, tim đập
nhanh, thân nhiệt tăng cao, thậm chí cơ bắp co giật. Khi mất nước đến một
mức độ nhất định có thể gây ra tử vong (mất nước 5% có thể hôn mê, mất
nước 10 -15% có thể tử vong). Nước được coi là một phần tất yếu của cuộc
sống (Vũ Quang, 2006) [10].
- Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất
7
+ Đối với đời sống sinh hoạt: Nước được sử dụng cho nhu cầu ăn uống,
tắm giặt, hoạt động vui chơi giải trí (bơi lội, lướt ván…)
+ Đối với công nghiệp: Nước được sử dụng trong các khâu của quá
trình sản xuất như công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp hóa chất và kim
loại, xử lý rác thải.
+ Đối với hoạt động nông nghiệp: Trồng lúa, hoa màu… nước là yếu
tố không thể thiếu. Dân gian có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
+ Nước có vai trò đối với các hoạt động nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi,
giao thông vận tải, thủy điện.
2.3. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Luật pháp của mỗi quốc gia về bảo vệ tài nguyên nước thường là một
hệ thống phức tạp tạo các quy chuẩn pháp lý về sử dụng, bảo vệ, khôi phục,
cải thiện các nguồn nước, tạo môi trường thuận lợi cho sự rộng và hoạt động
sản xuất của con người. Tùy theo điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, địa lý và
lịch sử mà luật pháp và quản lý nhà nước ở mỗi quốc gia khác nhau.
Ở nước ta, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã có những quy chẩn để các
cấp thực hiện công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước ở địa phương mình
như các điều 45, 46,47, 48 đã quy định các tiêu chuẩn để bảo vệ tài nguyên

nước trong hoạt động sản xuất: khai thác khoáng sản, du lịch, nông
nghiệp…Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của
cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị
vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc bảo vệ khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra.
Luật tài nguyên nước có 10 chương 57 điều. Đây là sự thể hiện pháp
chế đường lối, chủ trương và quan điểm của nhà nước về tài nguyên nước.
Nhà nước ta sẽ là một mặt cung cấp kinh phí và điều kiện vật chất - kỹ thuật
cần thiết cho các biện pháp khoa học và kỹ thuật bảo vệ tài nguyên nước, một
8
mặt thiết lập các biện pháp pháp chế cần thiết cho nhiệm vụ quản lý và bảo vệ
tài nguyên nước.
Ngoài các bộ luật, Chính phủ còn ban hành các nghị định bổ xung cho
các bộ luật như:
Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của chính
phủ “ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin
về tài nguyên nước”.
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 của chính phủ “Quy
định việc cấp phép thăm dò, khai thác,sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào
nguồn nước”. Nghị định số 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định “ Về
sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch”.
- Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7
năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sán.
- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn đến năm 2020.
- Quyết định số 09/2005-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu

chuẩn vệ sinh nước sạch tới chất lượng nước.
- Một số TCVN, QCVN liên quan:
+ TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu;
+ TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
9
+ QCVN 02:2009/BYT“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt”;
+ QCVN 01:2009/BYT “ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống”;
2.4. Các loại ô nhiễm nguồn nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nguồn nước: Dựa vào nguồn gốc ô
nhiễm gồm, ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Dựa vào
môi trường nước có ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Dựa vào
tính chất của ô nhiễm gồm ô nhiễm sinh học, hóa học hạy vật lý.
- Ô nhiễm sinh học của nước: Ô nhiễm do các nguồn thải đô thị hay
công nghiệp bao gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy
đường…
- Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ: Do thải vào nước các chất nitrat,
photphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công
nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg.
- Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: Do hydrocacbon, nông dược,
chất tẩy rửa…
- Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm
tăng lượng chất lơ lửng, làm tăng mức độ đục của nước. Các chất này có thể
là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn
và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ
xuyên thấu của ánh sáng (Thu Trang, 2006) [13].
2.5. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước

Môi trường nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau gồm có
nguyên nhân khách quan (thiên tai, lũ lụt ) và nguyên nhân chủ quan do các
hoạt động của con người). Tuy nhiên có thể liệt kê một số nguyên nhân cơ
bản gây ô nhiễm môi trường nước như sau:
10
2.5.1. Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt ra môi trường mà không
qua xử lý, bên cạnh đó do dân số ngày càng tăng. Tính từ 1970 - 1990 dân số
thế giới đã tăng 40% tương đương với 1,6 tỷ người, mỗi năm thế giới tăng
120 triệu người.
Ở các nước phát triển, dân số hiện nay chỉ tăng 0,5% năm trong khi đó
tỷ lệ tăng dân số ỏ các nước đang phát triển là hơn 2%.
Ở Việt Nam mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ
12 trong số các quốc gia có dân số đông nhất thế gới. Trong vòng 70 năm gần
đây (1921 - 1992), dân số nước ta tăng gần 4 lần, từ 15,5 triệu lên đến 70
triệu. Với mức tăng dân số như hiện nay là 2%, mỗi năm tăng 1,4 triệu người
và dự báo đến năm 2015 sẽ là 100 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dung
nước cho mọi sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn chất thải tăng
lên, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.
Hầu hết các sông hồ ở thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh nơi có dân cư đông đúc, nhiều các khu công nghiệp lớn, đều bị ô nhiễm
nặng, phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m
3
/ngày, với
khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) đều không được
xử lý mà đổ thẳng vào các ao, hồ sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng
Châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, một số cơ sơ sản suất như
các lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000m
3
/ngày và chỉ có 30% được

xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Do đó nhiều sông
hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỷ lệ người chết do các
bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày
càng tăng lên. Ngoài ra tỷ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn
nước là rất cao (Thu Trang) [13].
11
2.5.2. Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp và dịch vụ
Tốc độ đô thị hóa, công nghiêp hóa ngày càng phát triển kéo theo hàng
loạt các khu công nghiệp được thành lập. Do vậy, lượng rác thải do các hoạt
động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để, ví dụ: tại các
khu vực Hà Nội mỗi ngày có khoảng 260.000m
3
rác thải công nghiệp và chỉ
có 10% được xử lý đều được đổ trực tiếp ra các con sông vùng Châu thổ sông
Hồng và sông Mê Kông.
Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví như ở các ngành
công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường
có độ pH trung bình từ 9 - 11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu
ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm lượng chất
rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng
nề các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư.
Đã có những khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì,
giấy, dệt nhuộm ở một số địa phương cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn
m
3
/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu
vực. Không chỉ ở các thành phố lớn mà ở hầu hết các đô thị khác, nước thải
do các cơ sở công nghiệp cũng không được xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước nơi
tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP). Mặt khác, còn

rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ
sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong
thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô
nhiễm nguồn nước. Các hoạt động dịch vụ thương mại cũng một lượng lớn
chất thải ra môi trường
Ngoài ra, các khu công nghiêp Hải Phòng, Việt Trì thải ra lượng lớn rác
thải gây ô nhiễm môi trường nước nặng nề.
12
2.5.3. Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp
Đã có những khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì,
giấy, dệt nhuộm ở một số địa phương cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn
m
3
/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu
vực. Không chỉ ở các thành phố lớn mà ở hầu hết các đô thị khác, nước thải
do các cơ sở công nghiệp cũng không được xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước nơi
tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP). Mặt khác, còn
rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ
sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong
thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô
nhiễm nguồn nước. Các hoạt động dịch vụ thương mại cũng một lượng lớn
chất thải ra môi trường ( Cao Liêm và cộng sự, 1990) [6].
Các hóa chất sử dụng trong nông nghệp như phân bón hóa học, thuốc
trừ cỏ, thuốc trừ sâu gây ô nhiễm nguồn nước. Theo ông Descleary cố vấn
tưởng về dự án hỗ trợ kỹ thuật đánh giá nguồn nước Việt Nam cho biết: hiện
nay ao hồ và kênh rạch ở các khu đô thị đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng.
Đặc biệt ô nhiễm nước do việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học
đến mức báo động. Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước còn do một số nguyên
nhân khác như: thiên tai, sự cố tràn dầu (Thu Trang, 2006) [13].
2.6. Tình hình nghiên cứu về nước trên thế giới và tại Việt Nam

2.6.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới
Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97,5% nước biển và chỉ có
2,5% nước ngọt. Trong 2,5% này chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao
hồ và hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm và phần còn lại là những
tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực và sau cùng trong 0,4% nước mặt đó có
67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ngòi 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi
nước trong không khí và phần còn lại gồm các vùng đất ngập nước.
13
- Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao
của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc
biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy,
luyện kim, hóa chất , chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng
lượng nước sử dụng cho công nghiệp.
- Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất
nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng
đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương
lai do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên
toàn thế giới có thể giảm đi khoảng 700 km
3
/năm. Phần lớn nhu cầu về nước
được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ
sung bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa
khô. Người ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng
sản phẩm thu được trong quá trình canh tác như sau: Để sản xuất 1 tấn lúa mì
cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải
cần đến 10.000 tấn nước.
- Nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân
sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5 - 10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do
sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh
hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị

lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự
ước tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng
gần 20 lần so với năm 1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới
(Cao Liêm, Trần Đức Viên - 1990). Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về
nước trong các hoạt động khác của con người như giao thông vận tải, giải trí
ở ngoài trời như đua thuyền, trượt ván, bơi lội nhu cầu này cũng ngày càng
tăng theo sự phát triển ( Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự, 2003) [11].
14
Sự phân bố nước trên thế giới hoàn toàn không đông đều do điều kiện
địa lý từng vùng, sự lạm dụng của những quốc gia kỹ nghệ và sự “nhắm mắt
làm ngơ” không giúp đỡ các quốc gia nghèo đói của các “nước lớn”. Ba điều
trên đã tạo ra một tình trạng mất cân đối trong việc sử dụng nguồn nước trên
thế giới. Theo ước tính có 70% lượng nước trên thế giới sử dụng cho nông
nghiệp, 20% cho kỹ nghệ và 10% cho sinh hoạt gia đình. Hàng ngày, trong
nhiều vùng ở Châu Phi, phần đông dân cư không có hơn 1 lít nước dùng cho
sinh hoạt cá nhân, trong khi đó ở Hoa Kỳ mức tiêu thụ nước cho mỗi người
dân có thể lên đến 700 lít cho một ngày và người dân ở Pari tiêu thụ
100lít/ngày.
Thêm nữa, sự ra tăng dân số kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nông
nghiệp, do đó việc tận dụng nguồn nước nhất là nguồn nước ngầm sẽ là một
nguy cơ làm cạn kiệt nguồn nước trong tương lai. Trước mắt, các quốc gia
phát triển phải trực diện với nạn gia tăng dân số vì không có khẳ năng ngăn
chặn mức sinh sản của người dân, các nước này sẽ là nạn nhân đầu tiên của
nạn khan hiếm nguồn nước (Mai Thanh Tuyết, 2003) [20].
Nước sạch từ lâu chỉ được coi là vấn đề của những nước nghèo nay lại
có nguy cơ gia tăng ở các quốc gia giàu có nhất thế giới.
Tại Châu Âu các nước ở khu vực Đại Tây Dương đang phải chịu đựng
những cơn hạn hán trong khi đó nguồn nước tập trung cho du lịch và nông
nghiệp đang đe dọa nguồn nước tại Địa Trung Hải, tại Úc, Lục Địa khô hạn
nhất thế giới, độ mặn của nước là mối đe dọa lớn một phần diện tích của khu

vực này.
Còn tại Nhật Bản, dù có lượng nước mưa cao nhưng ô nhiễm nguồn
nước cung cấp nước ngọt đang là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, trong khi tại
Mỹ một số khu vực rộng lớn đã và đang sử dụng nhiều nguồn nước hơn
những gì mà nguồn nước tự nhiên có thể cung cấp được. Tình hình này sẽ trở
15
nên càng trầm trọng khi tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ dẫn đến lượng mưa thấp
hơn. Nước bốc hơi nhiều hơn và làm thay đổi hình thức tan băng (Nguyễn
Văn Tuấn và cộng sự ,1991) [15].
Một số thành phố khan hiếm nước trên thế giới như Harstom và Sydney
đang sử dụng nhiều nước ngọt hơn cả khẳ năng cung cấp, tại London sự dò rỉ
và thất thoát nước mỗi ngày ước tính bằng vớ lượng nước cấp cho 300 bể bơi
và tiêu chuẩn Olypic do hệ thống đường ống dẫn nước đã quá cũ…
Đó là những thông tin trong bản báo cáo mới đây của tổ chức bảo tồn
toàn cầu mang tên “những nước giàu thiếu nước”. theo đó, sự thay đổi
khí hậu khô hạn và mất di các khu đất ngập nước để dự trữ nước cùng với sự
đầu tư nghèo nàn cho cơ sở hạ tầng của hệ thống nước và quản lý yếu kém
nguồn nước đang khiến cho cuộc khủng hoảng này thực sự là vấn đề của toàn
cầu. Cuộc khủng hoảng tại các quốc gia giàu đã chứng minh cho sư giàu cơ sở
hạ tầng không thể đảm bảo có thể chống lại dược sự khan hiếm, ô nhiễm, khí
hậu thay đổi và hạn hán, rõ ràng đến giờ vẫn chưa có các biện pháp thay thế
nào để bảo vệ các dòng sông và khu vực đất ngập nước và phục hồi các vùng
đồng bằng ngập lũ.
Ông Jamie Pichick, giám đốc chương trình nước ngọt toàn cầu của Quỹ
thiên nhiên thế giới (WWF) nhấn mạnh: “Nền kinh tế giàu không có nghĩa là
có nhiều nước ngọt. Việc khan hiếm và ô nhiễm đang ngày càng gia tăng và
trách nhiệm tìm ra những giải pháp thuộc về quốc gia cả giàu lẫn nghèo”.
Cũng theo ông JamineDiithick, tuần lễ nước sạch thế giới đang tới gần
(20 - 26/8) các quốc gia hãy quay trở về bảo vệ thiên nhiên, vì chính đó là
phần cung cấp nước ngọt. Chính phủ các nước cần phải đưa ra các giải pháp

cho cả nước giàu và nghèo trong đó có việc sửa chữa lại hạ tầng cơ sở đã quá
cũ, giảm các chất ô nhiễm và thay đổi các hình thức tưới tiêu trong việc trồng
hoa màu (Đặng Vũ, 1999) [16].
16
17% dân số thế giới thiếu nước sạch - đó là con số đáng lo ngại mà
chương trình phát triển của liên hợp quốc (UNDP) đã đưa ra trong bản báo
cáo ra ngày 9/11/2007. Trong đó 1,1 tỷ người chưa được sử dụng nước sạch,
2,6 tỷ người vẫn chưa tiếp cận được các điều kiện vệ sinh.
Theo đó, UNDP đặt ra yêu cầu 20lít nước sạch mỗi ngày cho những
người nghèo nhất. Mỗi năm 1,8 triệu trẻ em chết do nhiễm khuẩn truyên qua
nguồn nước bẩn. Hàng triệu phụ nữ ngày phải mất nhiều giờ để tìm được
nước cần thiết cho gia đình và các dân cư trong các khu dân nghèo của thành
phố trả tiền nước đắt từ 5 - 10 lần so với các vùng khác.Bảng báo cáo ước
tính mỗi năm rằng, Châu phi lãng phí khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội do
thiếu hụt nguồn nước sạch (Trí Nguyên, 2007) [8].
2.6.2. Hậu quả của việc khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước
Nguồn nước khan hiếm và ô nhiễm kéo theo hậu quả về bệnh tật: Theo
giám đốc điều hành Unicef, bà AnnH.Veemam cho biết: “cứ 15 giây lại có
một trẻ em tử vong bởi các bệnh do nước không sạch, và nước không sạch là
thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng trên toàn cầu”.
Trẻ em là đối tượng phải trả giá cao nhất cho một thế giới vệ sinh, nơi
có một tỷ người phải vận lộn với cuộc sống không có nước sạch và cứ 3
người là có một người không có cả đến một nhà vệ sinh đơn giản để sử dụng.
Trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị măc bệnh tiêu chảy nhất và căn bệnh này đã gây tử
vong cho 4.500 trẻ em mỗi ngày (tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong cao
thứ hai ở trẻ dưới 5 tuối). Và số trẻ em bị nguy hiểm đến tính mạng do căn
bệnh này lớn hơn gấp nhiều lần. Theo báo cáo của WHO, hiện nay, nạn thiếu
nước và ô nhiêm môi trường tác động đến hơn 1 tỷ người dân trên thế giới.
Mỗi năm hành tinh hành tinh của chúng ta có hơn 3 triệu người chết vì các
căn bệnh liên quan đến nước. Tuy nhiên, WHO cho rằng ngay cả khi nước trở

thành một vấn đề nóng bỏng ở một số nơi thì vẫn còn nhiều quốc gia trên thê
17
giới có rất nhiều nước. Có điều, nước này thường không an toàn trong thực
tế, 90% trường hợp tử vong do mắc các bệnh liên quan đến nước là xuất phát
từ việc dùng nước ô nhiễm (G. Tyler Miler. Jr,1998) [19]
Ủy ban kiểm soát ô nhiễm bang Punjab (Ấn Độ) vừa công bố một kết
quả làm rung mình: Hóa chất độc hại trong nguồn nước đang làm biến đổi gen
của dân chúng. Theo nhật báo New York TUNES (Mỹ), kết quả ban đầu của
nghiên cứu cũng cho thấy hàm lượng thạch tín, và hàm lượng thủy ngân trong
nước máy ở Punjab rất cao. Punjab nằm ở phía tây bắc ấn độ, được ví như
vành đai xanh của nước này. Đây cũng là bang thu hút nhiều nhà đầu tư nước
ngoài thiết lập xưởng sản xuất vì có cơ sở hạ tầng thuộc loại tốt nhất Ấn Độ.
Gần đây, một số ngôi làng ở Punjab đã bắt đầu có những biểu hiện như tóc
bạc, già trước tuổi… các nhà khoa học này nghi ngờ bệnh lý này có liên quan
đến hàm lượng hóa chất nguy hiểm trong nước uống. Hiện nay, giới chức
trách ấn độ đang điều tra mối liên hệ giũa những căn bệnh trên với hóa chất
dùng trong nông nghiệp và công nghiệp ở Punjab. Vào ngày 25/11, các nhà
khoa học về đất ở trường đại học Nông nghiệp Pujab công bố 80% nước
ngầm ở Punjab không thích hợp cho người sử dụng, một số nguồn nước có
hàm lượng thạch tín cao, có nguy cơ chết người. Theo ông J.S.Thakus, người
đứng đầu cuộc nghiên cứu trên, khi con người bị phơi nhiễm thuốc trừ sâu và
khi đồng ruộng được tưới tiêu bằng nước ô nhiễm thì nguy cơ mắc các bệnh
về gen, hệ thần kinh và đường sinh sản cao. Đáng lo ngại hiện nay là chỉ có
một nhà máy xử lý nước thải hoạt động ở Punjab, theo nguồn tin của ủy ban
kiểm soát ô nhiễm bang này (Chias. Daniel D,1991) [18].
Ngoài hậu quả về bệnh tật, hành tinh của chúng ta càng ngày càng khát
nước, do dân số tăng nhanh, hạn hán kéo dài, có thể dẫn tới xung đột và chiến
tranh, đe dọa hòa bình và ổn định thế giới.

×