Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÒ ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ MAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÒ ĐOẠN
CHẢY QUA HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

1


HÀ NỘI, NĂM 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ MAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÒ ĐOẠN
CHẢY QUA HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

2

Chuyên ngành

: Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường



Mã ngành

: D510406

Người hướng dẫn

: Th.S Lê Thu Thủy


HÀ NỘI, NĂM 2017
LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân được sự nhất trí của nhà trường và khoa
Môi Trường, tôi tiến hành thực hiện đồ án tốt nghiệp: “Đánh giá chất lượng nước sông
Sò đoạn chảy qua huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 6 tháng đầu năm 2017”. Trong
quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, thầy
cô cùng gia đình bạn bè.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường ĐH Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội, các thầy cô khoa Môi trường, cùng các thầy cô làm việc tại phòng thí
nghiệm – Khoa Môi trường – Trường ĐH TN & MT Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi
phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khoa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Lê Thu Thủy giảng viên hướng dẫn tôi
đã luôn quan tâm tận tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình thực hiện
đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ động viên tôi trong
quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm còn non
trẻ nên đồ án của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến từ các quý thầy cô.
Tối xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tác giả đồ án

Trần Thị Mai

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

5

BVMT

Bảo vệ môi trường

BOD

Biochemical Oxygen Demand

BNN

Bộ Nông Nghiệp


COD

Chemical Oxygen Demand

CHC

Chất hữu cơ

CN- XD

Công nghiệp- Xây dựng

CLMT

Chất lượng môi trường

CTR

Chất thải rắn

DO

Hàm lượng oxy hòa tan

ĐH

Đại học

MPN/100ml


Most probable number 100 mililiters



Nghị định

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

Thông tư

TN&MT

Tài nguyên và Môi Trường

UBND

Ủy ban nhân dân


SMEWW

Standard Methods for the Examination of
Water and WasteWater

VQG

Vườn quốc gia

VSMT

Vệ sinh môi trường


DANH MỤC HÌNH

6


DANH MỤC BẢNG

7


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước là nguồn tài nguyên vô vùng quý giá của con người. Nước trong tự nhiên
bao gồm toàn bộ các đại dương, biển, vịnh, sông, hồ, nước ngầm … Trong trái đất
nước ngọt chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với nước mặn. Nước ngọt cần cho mọi sự sống và
sự phát triển, nước giúp cho các tế bào sinh vật trao đổi chất, tham gia vào các quá

trình phản ứng sinh hóa và tạo nên các tế bào mới. Vì vậy có thể nói rằng ở đâu có
nước ở đó có sự sống.
Trong những năm gần đây, cùng sự bùng nổ và phát triển dân số, sự phát triển
cao của công nông nghiệp đã để lại diễn biến chất lượng nước vô cùng phức tạp. Vấn
đề này đang được nhiều sự quan tâm của mọi người, của nhiều quốc gia trên thế giới.
Nguồn nước ngoài tự nhiên cũng cần phải xử lý trước khi đưa vào để phục vụ cho nhu
cầu của con người. Vì vậy chất lượng nước đang là một vấn đề cần được quan tâm để
nâng cao chất lượng sống của con người. Bên cạnh đó sự gia tăng dân số và các hoạt
động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói
chung và môi trường nước nói riêng. Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch
của con người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và
thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực ... đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm
trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt.
Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.
Giao Thủy là một trong nhiều huyện của tỉnh Nam Định có điều kiện phát triển
kinh tế thuận lợi và đạt được nhiều thành tựu về kinh tế xã hội. Đi đôi với sự phát triển
đó là nhu cầu cuộc sống của người đang cũng ngày càng một tăng cao, nước sạch được
cung cấp phục vụ nhu cầu của nhân dân. Từ nhiều nguồn vốn, huyện Giao Thủy đã
xây dựng được bốn trạm cấp nước sinh hoạt cho các xã Giao Tiến, Giao An, Giao
Phong và thị trấn Ngô Đồng nhưng chất lượng nguồn nước lấy từ các con sông chảy
qua địa bàn cũng chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Trong khi đó các xã còn lại trong
huyện vẫn đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu từ ao, hồ, nước mưa và nước từ
các giếng đào. Đây là những nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các hoạt động
sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy hải sản của người dân. Từ
nhiều năm nay, một bộ phận dân cư ở huyện Giao Thủy phải sử dụng nước sinh hoạt
không đảm bảo vệ sinh, bị ô nhiễm nặng nề do các nguồn nước từ một số con sông bị
ô nhiễm, nước ngầm bị ảnh hưởng do sự nhiễm mặn và hoạt động sản xuất nông
nghiệp của người dân.

8



Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá chất lượng nước mặt
sông Sò đoạn chảy qua huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 6 tháng đầu năm 2017”
làm đề tài nghiên cứu cho đồ án tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được chất lượng nước 6 tháng đầu năm 2017 sông Sò đoạn chảy qua
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Luận giải được nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông.
Đề xuất các biện pháp cải thiện ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước sông.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng chất lượng nước
mặt huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
- Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Sò.
- Đánh giá độ lặp của phương pháp phân tích các thông số tại một vị trí quan trắc.
- Đánh giá chất lượng nước sông thông qua các chỉ số WQI.
- Luận giải các nguyên nhân gây ô nhiễm.
- Đề xuất các giải pháp quản lý sông chảy qua huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài về các yếu tố tác động đến chất lượng nước sông Sò
và một số giải pháp đề xuất là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác quản lý môi
trường nước sông
- Việc nghiên cứu lý luận và gắn với thực tiễn của vùng nhằm hướng tới những giải
pháp mang tính khả thi sẽ có những ý nghĩa đáng kể cho định hướng quy hoạch làng
nghề nhằm bảo vệ môi trường

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu[3]
Diện tích
: 238,24 km2
Dân số
: 190.291 người (2015)
Hành chính : bao gồm 2 thị trấn và 20 xã.
Thị trấn Ngô Đồng là huyện lỵ, trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của huyện,
thị trất Quất Lâm – trung tâm kinh tế văn hoá và du lịch biển. Các xã: Giao Hương,
Giao Thiện, Giao Thanh, Giao An, Hồng Thuận, Bình Hoà, Giao Lạc, Giao Hà, Giao
Xuân, Giao Hải, Giao Long, Giao Nhân, Giao Châu, Hoành Sơn, Giao Tiến, Giao Tân,
Giao Yến, Giao Thịnh, Giao Phong, Bạch Long.
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Điều kiện tự nhiên
Huyện Giao Thủy nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định, thuộc vùng đồng bằng
Bắc Bộ, có tọa độ 20o21’ vĩ độ Bắc và từ 106o21’ đến 106o35’ kinh độ Đông.
Phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông Việt Nam, với chiều dài 32km bờ
biển.
Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường.
Phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới giữa hai huyện là con sông Sò
phân lưu của sông Hồng với chiều dài 18,7 km.
Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sông Hồng
chảy qua địa phận huyện Giao Thủy là 11,4km (chính Bắc là huyện Kiến Xương,
Đông Bắc là huyện Tiền Hải).
Cực Đông là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất Lâm. Diện tích
tự nhiên 232,1 km2. Nằm ở phía hạ lưu sông Hồng, hàng năm nhận được một lượng
phù sa rất lớn tạo nên những vùng đất bồi mới với hàng ngàn hecta khá bằng phẳng
tiến ra biển Đông.
b. Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, có thể
chia thành 2 vùng chính là vùng nội đồng và vùng bãi bồi ven biển. Đất đai của huyện

nhìn chung màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là
trồng trọt. Với 32km bờ biển, ngư trường rộng lớn, sinh vật đa dạng, bãi biển đẹp tạo
điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và ngành du lịch.

10


Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy[9]
c.

Thủy văn

-

Hệ thống sông ngòi: Giao Thủy có hệ thống sông ngòi, kênh mương khá dày đặc. Do
đặc điểm địa hình, các dòng sông chảy thường theo hướng Bắc- Nam, các sông lớn
như sông Hồng chảy qua thuộc phần hạ lưu nên dòng sông rộng lớn và không sâu lắm,
tốc độ chảy chậm hơn phía thượng lưu. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi chia theo
2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn.

-

Thủy triều: thuộc loại nhật triều, biên độ trung bình từ 1,6- 1,7m, lớn nhất là 3,3m, nhỏ
nhất là 0,1m. Thông qua hệ thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp
quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng. Dòng chảy của sông tạo thành bãi bồi
lớn là Cồn Lu, Cồn Ngạn.
d.

-


Khí hậu

Giao Thủy mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng,
là khu nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm mưa nhiều), hàng năm chia làm bốn mùa rõ rệt là
xuân, hạ, thu, đông.

11


-

Nhiệt độ trung bình trong năm là 20oC. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt
độ trung bình từ 16 – 17 °C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 39 °C.

-

Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình tương đối cao từ 75-85% với biên độ rộng, có
tháng độ ẩm lên tới hơn 90% và có tháng <30%

-

Lượng mưa: trung bình trong năm từ 1400 – 1600 mm, trong năm lượng mưa phân bố
không đều, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng
75% lượng mưa cả năm đặc biệt là tháng 7, 8, 9 mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2
năm sau. Do lượng mưa không đều nên vào mùa mưa thường có úng. Lụt gây thiệt hại
cho sản xuất nông nghiệp và gây ô nhiễm môi trường do ngập tràn các loại rác thải,
phân hủy xác chết động vật.

-


Gió: hướng gió chủ yếu là Nam Đông Nam nhưng thay đổi theo mùa. Mùa đông phần
lớn là gió Đông Bắc sau chuyển dần sang hướng Đông, mùa hạ thường chịu ảnh hưởng
của gió Lào (gió Tây). Đặc biệt trong năm địa phương còn chịu nhiều cơn bão nhiệt
đới, gió to kết hợp với mưa nhiều gây ra lụt lội và tàn phá nặng nề hệ thống đê biển và
đê sông Hồng.
e. Đặc điểm hệ sinh thái[8]

Vườn Quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa
sông Hồng, có tổng diện tích tự nhiên 7.100 ha, với sự đa dạng và phong phú về loài.
Phù sa mầu mỡ của sông Hồng đã tạo dựng nên một khu đất ngập nước với nhiều loài
động, thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm.
-

Hệ sinh thái đất ngập nước

Đa dạng sinh học: Thành phần loài sinh vật cũng như hệ sinh thái ở đây khá đa
dạng và phong phú, gồm 1 647 loài thuộc các nhóm thực vật, sinh vật nổi, rong, cỏ
biển, động vật đáy, cá, côn trùng, bò sát, ếch- nhái, chim và thú. Vườn Quốc gia Xuân
Thủy có 120 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều
kiện ngập nước cấu thành nên hàng ngàn ha rừng ngập mặn. Rừng ở đây góp phần cố
định phù sa đề tạo nên các bãi bồi mới, làm vườn ươm và cung cấp thức ăn cho các
loài động vật thủy sinh, đồng thời đóng vai trò cân bằng sinh thái trong khu vực. Thực
vật nổi có 111 loài, nhiều loài rong tảo có giá trị kinh tế cao như rong câu chỉ vàng

12


Động vật nổi và động vật đáy có trên 500 loài với nhiều loài có giá trị kinh tế
cao: tôm, cá, cua biển, ngao ... Hàng năm cho thu nhập tới hàng trăm tỷ đồng đã góp
phần tạo nên sự khởi sắc về kinh tế- xã hội cho các xã vùng đệm.

Khu hệ chim đã thống kê được 220 loài thuộc 41 hộ, 13 bộ. Hàng năm từ tháng
10, 11 đến tháng 3, 4 của năm sau, hàng chục ngàn cá thể chim di cư tránh rét từ
Phương Bắc đã chọn Vườn Quốc gia Xuân Thủy làm nơi dừng chân kiếm ăn, tích lũy
năng lượng cho hành trình di trú dài cả ngàn cây số của mình. Nơi đây thường xuyên
ghi nhận các loài chim nước quý hiếm nằm trong sách đỏ quốc tế, điển hình là Choắt
lớn mỏ vàng, Rẽ mỏ thìa, Te vàng, Bồ nông chân xám, Mòng biển mỏ ngắn, Cò quắm
đầu đen, Cò Thìa, Cò lạo Ấn Độ, Cò trắng Trung Quốc ...
Lớp thú ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy cũng có các loài quý hiếm như: Rái cá, Cá
heo, Cá đầu ông sư ... Bò sát và lưỡng cư có trên 30 loài.
Hệ sinh thái đặc trưng VQG Xuân Thủy gồm:
Hệ sinh thái bãi triều lầy có rừng ngập mặn: Có diện tích 1661 ha, có hệ thực
vật ngập mặn phát triển chủ yếu là các loài: Sú, Bần chua, Trang và Đâng.
Hệ sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn: có diện tích 2.356 ha. Do
không có thực vật che phủ, trao đổi nước tốt nên là môi trường phát triển cho nhiều
loài động vật đáy: Hàu, Ốc dạ, Ốc sắt, Ốc bùn, Sẳng, Còng đỏ, Còng vuông, Giun
nhiều tơ; phía Tây-Nam Cồn Lu là khu vực nuôi thuần loài Ngao Bến tre (Meretrix
serata).
Hệ sinh thái dải cát ven bờ ngoài Cồn Lu và cồn cát chắn vùng cửa sông: có
diện tích 988 ha. Tại đây rừng Phi lao được trồng để phòng hộ ven biển với diện tích
được xác định năm 2013 là 110 ha xen lẫn muống biển và trảng cây bụi. Đây cũng là
địa bàn tập trung của các loài ngao bản địa như Ngao dầu, Ngao vân, …; và nhiều loài
chim nước di cư.
Hệ sinh thái đầm nuôi trồng thuỷ sản: Đầm nuôi thủy sản ở khu vực VQG
Xuân Thuỷ chủ yếu tập trung ở Cồn Ngạn có diện tích 1.699 ha; đối tượng nuôi, trồng
chủ yếu là tôm, cá, cua và rau câu kết hợp; đồng thời là nơi tập trung của nhiều loài
chim nước.
Hệ sinh thái sông nhánh, lạch triều: Có hai sông nhánh ở khu vực VQG Xuân
Thuỷ là sông Trà và sông Vọp chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, diện tích khoảng
950 ha có các nhóm sinh vật nổi, động vật đáy như Ốc vân, Ốc gạo, Tôm he, Cua bơi;
13



Giun nhiều tơ và nhiều loài cá nước lợ, nước mặn, đặc biệt ven bờ sông nhánh, lạch
triều có loài Cá bống bớp và nhiều loài chim nước.
Hệ sinh thái vùng nước cửa sông Ba Lạt: Vùng nước cửa sông Ba Lạt có diện
tích khoảng 3.173 ha, có nhóm sinh vật nổi phát triển, động vật đáy gồm họ Tôm he,
họ Cua bơi, một số loài thuộc họ Tôm càng sông, họ Cua rạm, Ốc gạo, Ốc mút, Hàu
cửa sông, Hến vỏ mỏng.
Hệ sinh thái ruộng lúa nước: Đây là kiểu hệ sinh thái nông nghiệp, phân bố
chủ yếu ở vùng giáp đê thuộc các xã Giao Thiện, Giao An với diện tích là 2.232 ha, có
hệ thuỷ sinh vật nước ngọt đặc trưng và nghèo về số loài. Tại đây, có sự phân bố của
loài Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) là loài ngoại lai xâm hại.
-

Hệ sinh thái rừng
Huyện Giao Thủy có 545,7 ha rừng phòng hộ, phân bố ven đê thuộc vùng đệm
của Vườn Quốc Gia Xuân Thủy và rải rác ven đê biển của các xã Giao Long, Bạch
Long, Giao phong và Thị trấn Quất Lâm. Diện tích rừng ngập mặn 1.661 ha tại khu
vực VQG Xuân Thuỷ.
1.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Dân số và lao động[2]
Huyện Giao Thủy có số dân trên 190 ngàn người, trong đó số người trong độ tuổi
lao động chiếm với tỷ lệ cao. Số lao động đang làm việc trong ngành Nông, Lâm
nghiệp chiếm 71,36%, ngành thủy sản 4,31%, ngành CN-XD 18,37%, nhóm ngành
dịch vụ 5,96%. Số lao động đang làm việc trong nhóm ngành Nông , Lâm, Thủy sản
chiếm tỷ trọng cao nhưng thời gian lao động mới chỉ chiếm khoảng 55-60%. Nguồn
lực lao động của huyện dồi dào vừa là tiềm năng vừa là sức ép lớn về việc tạo việc làm

cho người lao động.
b. Tình hình phát triển kinh tế[2]
Phát triển kinh tế của Huyện đã có bước tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm
trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ
công ngiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân 13,01%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 ước đạt 25,5 triệu
đồng. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 thực hiện: ngành nông - lâm - thuỷ sản: 38,3% ,
ngành công nghiệp - xây dựng: 20,1% , ngành dịch vụ: 41,6% [3]



14


Hình 1.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành của huyện Giao Thủy năm 2015

Giao Thuỷ có 32km bở biển, có hai cửa sông lớn, nơi sông Hồng và sông Sò đổ
ra biển, cùng với vùng đất bãi bồi ven biển là những điều kiện thuận lợi để phát triển
các ngành kinh tế biển như: khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp đóng tàu, du
lịch. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2009-2013 là 7, 42%/năm. Toàn
huyện có 16/22 xã, thị trấn có nghề, chủ yếu là các nghề thủ công truyền thống như
mộc, mây tre đan, thêu, rèn đúc, làm muối, chế biến nước mắm ... Đặc biệt làng nghề
nước mắm Sa Châu (xã Giao Châu) nổi tiếng với các loại mắm ngon với trên 100 hộ
tham gia sản xuất, chế biến; sản lượng bình quân đạt 450.000- 500.000 lít /năm.
+ Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp: Trong những năm qua, mặc dù gặp
nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh,…nhưng sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn
phát triển ổn định, từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và tăng giá trị trên
1 đơn vị diện tích đất canh tác. Tổng sản lượng lương thực bình quân: 101.166 tấn/năm.
Giá trị sản xuất/ha canh tác đến năm 2015 đạt 97,7 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất nông
– lâm – ngư nghiệp tăng bình quân 3,5%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư

nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, đặc biệt
ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình quân 15,15%/ năm, sản lượng nuôi trồng,
khai thác thủy, hải sản năm 2015 đạt 39.000 tấn
+ Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: có bước tăng trưởng khá, giá

trị sản xuất công nghiệp – TTCN (theo giá hiện hành) bình quân đạt 767 tỷ đồng/năm. Tốc
độ tăng trưởng 20,77%, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp từng bước được mở
rộng. Một số sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng trưởng khá như nước mắm bình quân là
934.000 lít, muối Iốt 32.000 tấn, quần áo may sẵn 1.319 nghìn sản phẩm, gạch đất
nung 97.812 nghìn viên… Các ngành cơ khí, sửa chữa, đóng tàu, chế biến lâm sản, sản
xuất vật liệu xây dựng, dệt may, đan, thêu, chế biến lương thực, thực phẩm đều có
bước tăng trưởng khá góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm
nghèo tăng thu cho ngân sách địa phương.
+ Ngành nghề nông thôn: Hiện tại trên địa bàn huyện có 1.325 cơ sở sản
xuất và hộ ngành nghề nông thôn, 5 làng nghề, thu hút trên 7.000 lao động tham gia
với các cơ sở sản xuất chính là: mây tre giang, móc sợi, thêu ren, sản xuất nấm, chế
biến lương thực, thực phẩm, may mặc, nghề mộc, cơ khí, xây dựng... Ngành nghề
nông thôn với các cơ sở sản xuất rất đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu ở quy mô nhỏ,
phần nhiều là tự phát, bước đầu không có kỹ thuật cơ bản, vừa học, vừa truyền nghề,
15


vừa làm chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm thực tế gắn với nhu cầu thị hiếu hàng hoá thị
trường để phát triển sản xuất. Tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 117,6 tỷ đồng/
năm; tỷ lệ tăng bình quân là 13,5%/ năm.
+ Các ngành dịch vụ: Thị trường hàng hoá phong phú, sôi động đáp ứng đủ
các yêu cầu của sản xuất và đời sống. Các ngành dịch vụ vận tải, bưu chính - viễn
thông, tài chính - tín dụng, du lịch - thương mại ... phát triển mạnh: giá trị sản xuất
năm 2015 đạt 420,4 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,6%/ năm. Trong đó dịch
vụ du lịch tại khu nghỉ mát Quất Lâm đạt doanh thu bình quân trên 40 tỷ đồng/ năm.

+ Kết cấu hạ tầng: Hoàn thành việc bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành
điện quản lý, 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống giao thông
được đầu tư xây dựng qua nhiều năm đang phát huy tác dụng: trên địa bàn huyện hiện
có 46,4km tỉnh lộ, 19km huyện lộ, 761km đường trục xã, liên xã, đường thôn xóm
được nhựa hoá hoặc bê tông hoá.
c. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội[2]
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm, giữ vững thành tích đơn vị tiên
tiến xuất sắc đứng trong tốp đầu của ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Nam Định. Phổ cập
tiểu học, trung học cơ sở được duy trì và phát triển. Học sinh tốt nghiệp THCS vào học
THPT các loại hình đạt trên 70%. Học sinh tốt nghiệp THPT vào học các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đạt trên 80%. 100% trường tiểu học đạt chuẩn
Quốc gia mức I (trong đó 17,8% đạt chuẩn mức II); 37% trường THCS; 1 trường
THPT; 18% trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia; 25% trường tiểu học đạt tiêu chuẩn
"xanh, sạch, đẹp, an toàn". Kết quả xây dựng trường chuẩn Quốc gia cao hơn mức
trung bình của toàn tỉnh.
Phong trào xây dựng nhà văn hoá xóm, xây dựng cơ quan, gia đình văn hoá phát
triển mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực: 160/332 xóm, tổ dân phố có nhà văn hoá;
36% số xóm (tổ dân phố) đạt tiêu chuẩn "Làng văn hoá"; 61 trường học, 28 cơ quan, 20
trạm y tế được công nhận có nếp sống văn hoá; số gia đình văn hoá chiếm 68,2% tổng
số hộ gia đình toàn huyện năm 2015.
1.2 Tổng quan về sông Sò đoạn chảy qua huyện Giao Thủy, Nam Định
Sông Sò chiều dài 22,7 km, là sông được tách ra từ sông Hồng, ngay tại địa phận
của thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thuỷ, do đó còn được gọi là sông Ngô Đồng. Sông
Sò là địa giới tự nhiên giữa huyện Xuân Trường, huyện Hải Hậu với huyện Giao Thuỷ.
Sông uốn lượn ít và đổ ra biển tại cửa Hà Lạn (giữa xã Hải Phúc - huyện Hải Hậu và
xã Giao Lâm - huyện Giao Thuỷ).
16


Điểm đầu rẽ nhánh từ sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Nam Định- Thái Bình.

Điểm cuối đổ ra biển Đông tại cửa biển Hà Lạn. Các loại tàu thuyền có tải trọng 100 –
250 tấn hoạt động được trên sông trong cả 2 mùa. Đây là một dòng sông nhỏ, chiều
rộng từ 10m– 30m, dòng sông uốn khúc theo địa hình hai bên bờ.
Sông Sò thuộc hệ thống sông Hồng, chế độ thuỷ văn liên quan chặt chẽ với sông
Hồng. Đoạn sông nghiên cứu ở đây thuộc đoạn hạ lưu, vì vậy chế độ thuỷ văn lại càng
phức tạp do bị ảnh hưởng rất lớn của chế độ thuỷ triều
1.3 Tổng quan về hiện trạng môi trường nước mặt
1.3.1. Hiện trạng nước mặt tại Việt Nam
Theo báo cáo môi trường nước mặt quốc gia: Quá trình phát triển kinh tế - xã hội
cùng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tạo ra nhiều áp lực đối với môi
trường nước mặt. Hiện trạng môi trường nước mặt vẫn đang diễn biến khá phức tạp.
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa đang diễn ra ngày càng
nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quả mức tài nguyên nước và biến
đổi khí hậu. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng
khai thác được phép giới hạn trong 30% lượng dồng chảy. Thực tế hiện nay, hầu hết
các tỉnh miền Trung và Tây nguyên đã và đang khái thác trên 50% lượng dòng chảy.
Riêng tỉnh Ninh Thuận hiện các dòng chảy đã bị khai thác 60 - 80%. Việc khai thác
nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước
trên các lưu vực sông lớn của Việt Nam như sông Hồng, Thái Bình, Đồng Nai.
Bên cạnh đó, do Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên hơn 60% lưu lượng nước phụ
thuộc vào thượng lưu nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam. Những năm gần đây, do
các nước vùng thượng nguồn xây dựng các công trình khai thác, phát triển thủy năng
với quy mô lớn khiến nguồn nước chảy vào Việt Nam ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến các khu vực phụ thuộc vào nguồn nước trên. Do ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu, ở Việt Nam mùa mưa và lưu lượng mưa đang có xu hướng diễn biến thất
thường của các nguồn nước phản ánh thực tế Việt Nam đã và đang đứng trước nguy cơ
thiếu nước về mùa khô và lũ lụt về mùa mưa gây nhiều thiệt hại về người và của trên
nhiều vùng. Vài năm gần đây, mùa mưa thường kết thúc sớm và đến muộn gây hạn
hán tại nhiều vùng trên cả nước.
Tại một số nơi chất lượng nước bị suy thoái chủ yếu do nước thải sinh hoạt, một

số nơi khác do hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy
sản. Hiện nay chất lượng ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên
ở các vùng hạ lưu sông đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biết mức độ
17


ô nhiễm ở các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông
giảm. Chất lượng nước suy giảm nhiều chỉ tiêu như: BOD 5, COD, NH4+, N, P, cao hơn
cho phép nhiều lần. Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.Hồ
Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần
lớn lượng nước thải sinh hoạt khoảng (600.000 m 3 mỗi ngày với khoảng 250 tấn rác
được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000m 3 nhưng
chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy
ra các con sông lớn tại vùng Châu thổ sông Hồng và sông Mê Công. Ngoài ra nhiều
nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và bệnh viện (khoảng 7.000m 3 mỗi ngày chỉ
30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Theo kết qủa
quan trắc các hệ thống sông chính trên cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có
nồng độ vượt quá quy chuẩn cho phép, dao động từ 1.5 đến 3 lần. Tình trạng ô nhiễm
này đã kéo dài nhiều năm nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của
dân cư và làm mất mỹ quan khu vực.
1.3.2 Hiện trạng nước mặt Tỉnh Nam Định
Thành phố Nam Định là một thành phố miền bắc lớn đông dân chỉ sau Hà nội và
Hải Phòng. Đây là một trong ba cực của đồng bằng sông Hồng trù phú. Không chỉ là
thành phố có nền nông nghiệp phát triển mà còn là một tỉnh có nền công nghiệp tiên
tiến với nhiều khu công nghiệp với vốn đầu tư nước ngoài. Diện tích chỉ chiếm 46.4
km2 có 20 phường và 5 xã, số dân 352.108 người với mật độ 7589 người/ km 2. Thành
phố có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đào nối từ sông Hồng chảy
qua giữa lòng thành phố đến sông đáy trở thành điểm nút giao thông quan trọng về
đường thủy cũng như đường bộ Nam Định là nơi giao thông thuận tiện quốc lộ 10 từ
Hải Phòng Thái Bình đi Ninh Bình chạy qua quốc lộ 21A nối Nam Định với quốc lộ

1A đi Hà Nội. Chính vì là một thành phố công nghiệp, nông nghiệp phát triển kéo theo
tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng tăng cao.
Là một tỉnh với nền nông nghiệp phát triển nguồn nước tưới tiêu dồi dào nhưng
đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Chất lượng nước mặt ở các con sông
qua địa bàn tỉnh có nồng độ BOD, COD tăng cao khi chảy qua địa phận Nam Định do
sông Hồng tiếp nhận nhiều nguồn ô nhiễm dọc hai bên bờ sông đổ vào: nước thải sinh
hoạt (60.000 m3/ ngày đêm chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra sông), nước thải khu
công nghiệp Hòa Xá (1.200 m3/ ngày đêm) và nước thải làng nghề (800- 900 m3/ ngày
đêm với nồng độ các chất ô nhiễm rất cao). Kết quả quan trắc cho thấy tại các sông
đầu nguồn cung cấp nước tưới tiêu như sông Hồng đang ô nhiễm, nơi xử lý nước thải
từ các nhà máy cũng có hàm lượng chất ô nhiễm cao như coliform vượt TCVN 594218


1995, COD vượt 1,2 lần. Các kim loại nặng trong nước đạt tiêu chuẩn loại B nhưng
vượt chỉ tiêu so với tiêu chuẩn loại A theo TCVN 5942-1995.
Nước ở khu vực hạ nguồn bị ô nhiễm dầu mỡ do các phương tiện giao thông
thủy; chỉ số BOD vượt từ 3 đến 4 lần, COD vượt 1,6 đến 2,6 lần, SS vượt 4,6 đến 41
lần, Coliform từ 1 đến 1,7 lần.
Theo kết quả nghiên cứu luận án của Th.S Nguyễn Thị Hằng Nga, PGS.TS Lê
Thị Nguyên (bộ môn Cải tạo đất, Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, ĐH Thủy Lợi) về
“Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hệ thống thủy nông huyện Giao Thủy- tỉnh Nam
Định” năm 2016 ta có kết quả phân tích chất lượng nước tại các vị trí: sông Sò, sông
Ninh Cơ, trên kênh tưới tiêu, các điểm xả thải, khu sinh thái ngập mặn vườn Quốc gia
Xuân Thủy theo bảng sau:

Tên chỉ tiêu
to,oC
pH
DO(mg/l)
Độ đục

(NTU)
Cl-(mg/l)
SO42-(mg/l)
Fe(mg/l)
BOD5(mg/l)
COD(mg/l)
Coliform
(MPN/100ml
)

Nước tại
nguồn

Nước tại
kênh tưới

Nước tại
điểm xả
thải

Nước trên
kênh tiêu

26,5
7,1
4,6

26,3
7,0
4,3


26,4
6,7
3,7

26,4
7,6
4,1

Nước tại khu sinh
thái ngập mặnvườn Quốc gia
Xuân Thủy
26,5
6,9
4,1

11,2

16,5

18,2

12,5

14

23,2
18,1
1,2
22,5

26,3

11,2
8,6
1,4
6,4
8,4

23,5
10,5
5,4
32,4
52,1

15,6
12,3
2,8
30,4
46,4

214,4
286,5
2,5
42,8
62,5

3250

5410


15000

13000

2254

(Giá trị trung bình của các mẫu phân tích)
Nước tại sông Hồng, sông Sò, sông Ninh Cơ vừa là nguồn cấp nước chính cho
sản xuất nông nghiệp của huyện, vừa có chức năng tiêu úng trong mùa mưa lũ
Giao Thủy có mạng kênh mương, ao hồ khá dày đặc, đây là nguồn bổ sung và dự
trữ nước quan trọng vào mùa khô khi mực nước các sông chính hạ xuống thấp
Nước tại nguồn cấp có độ đục cao hơn tiêu chuẩn cho phép, chủ yếu do phù sa tại
sông Hồng, hàm lượng cặn và dinh dưỡng trong nước sông Sò và Ninh Cơ. Kết luận
rằng không đảm bảo cho mục đích sinh hoạt nhưng đối với cấp nước tưới không bị ảnh
hưởng nhiều

19


Độ mặn các cửa sông tương đối lớn, ranh giới xâm nhập mặn thay đổi theo con
triều và theo mùa trong năm.
Lượng bùn cát trên sông Sò và Ninh Cơ chủ yếu cung cấp từ sông Hồng. Lượng
cát trung bình vào mùa lũ lớn hơn vào mùa kiệt 2-4 lần. Kết quả phân tích độ đục cho
thấy lượng bùn cát tương đối lớn, trung bình dao động từ 11-13 NTU, thấp hơn tại
sông Hồng 15 NTU
Nước sông Sò thuộc trung tính pH khoảng 7,1, bị nhiễm các hợp chất chứa nito
(NO = 0,1mg/l; NO3- = 9,7mg/l; NH4+ = 0,06mg/l). Hàm lượng các nguyên tố kim
loại và vi lượng rất nhỏ, đạt tiêu chuẩn cho phép
2


Nước sông Ninh Cơ thuộc loại trung tính, pH= 7,06, không nhiễm bẩn các hợp
chất chứa Nito, ( NO2- = 0,24mg/l; NO3- = 0,13mg/l; NH4+ = 0,27mg/l). Hàm lượng
kim loại và các chất vi lượng rất nhỏ, không có dấu hiệu bị ô nhiễm. Tuy nhiên cả sông
Sò và sông Ninh Cơ đều bị ô nhiễm chất hữu cơ, BOD 5 dao động trên 20mg/l và COD
trung bình từ 25mg/l. Hàm lượng coliform từ 3250-5422 MNP/100ml
Nước sông Hồng tại Ngô Đồng và Cống Chúa có chất lượng tốt phù hợp với mục
đích tưới, môi trường trung tính pH dao động từ 7,2- 7,4 mang theo hàm lượng phù sa
lớn. Hàm lượng các độc tố kim loại thấp, đảm bảo chất lượng cấp nước tưới cho cây
trồng ngắn ngày
Kết luận cho thấy nước tại nguồn cấp sông Sò, sông Ninh Cơ có hàm lượng muối
cao, có biểu hiện kim loại nặng và ô nhiễm hữu cơ. Nguyên nhân do chất thải công
nghiệp, sinh hoạt và thủy sản chưa được xử lý kịp thời. Nước tại sông Hồng trung tính,
giàu phù sa, chất lượng tốt, trữ lượng dồi dào, đảm bảo yêu cầu cấp nước cho huyện.
Các tuyến kênh tưới làm nhiệm vụ chuyền tải nước từ nguồn tới các đối tượng sử
dụng. Một số tuyến dẫn nước về từ sông Sò và Ninh Cơ có chất lượng kém hơn, đặc
biệt sông Sò có biểu hiện của ô nhiễm chất hữu cơ do bị nhiễm bẩn phân bón của các
hoạt động sản xuất nông nghiệp, và các chất hữu cơ thải ra từ chất thải sinh hoạt.

20


CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu chất lượng nước mặt của sông Sò đoạn chảy qua huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 6/3/2017 đến 15/5/2017
- Đề tài chỉ tập trung khảo sát tại 5 vị trí trên sông Sò – Những vị trí đặc trưng
cho hiện trạng sông Sò thuộc địa phận huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và lựa chọn

10 chỉ tiêu phân tích mang tính đại diện.
1. Cầu Hà Lạn- đoạn cuối sông ra cửa biển Hà Lạn – xã Giao Lâm, Giao Thủy,
Nam Định
2. Cầu Thức Hóa- xã Giao Thịnh, Giao Thủy, Nam Định
3. Cầu Nam Điền B- Xã Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định
4. Cầu sông nhà bà Cao Thị Lái , đội 3 xóm Quyết Tiến, Giao Tiến, Giao Thủy,
Nam Định
5. Đê tả sông Hồng, đoạn sông phân nhánh từ sông Hồng – thị trấn Ngô Đồng,
Giao Thủy, Nam Định
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là phương pháp nghiên cứu các tài liệu, tạp chí, các báo cáo khoa học, tham
luận ngành để tìm kiếm, thu thập thông tin có liên quan đến đề tài mình đang quan
tâm. Sau khi áp dụng phương pháp tài liệu đã thu thập được những nguồn tài liệu tham
khảo về:
• Các tài liệu về điều kiện tự nhiên khu vực: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, lượng mưa,
tài nguyên khoáng sản…
• Các tài liệu về kinh tế - xã hội của khu vực: tình hình dân cư, cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ
tầng, giao thông, y tế, giáo dục…
• Thu thập các tài liệu có liên quan đến chất lượng nước sông như: đặc điểm tự nhiên,
hiện trạng sản xuất, nhu cầu dùng nước và mức độ ảnh hưởng đến sông.
• Các văn bản pháp luật về quan trắc và đánh giá chất lượng nước: QCVN
08:2015/BTNMT.
2.2.2 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
a. Phương pháp lẫy mẫu
Thời gian lẫy mẫu bao gồm 2 đợt:
21

+ Đợt 1: Ngày 23/3/2017



+ Đợt 2: Ngày 10/4/2017
Tại thời điểm lấy mẫu trời nắng nhẹ, ít mây, có gió nhẹ
Phương pháp lấy mẫu tuân thủ theo đúng hướng dẫn trong tiêu chuẩn Việt Nam. Mẫu
được ký hiệu và mã hóa tại hiện trường, bảo quản trước khi mang đi phân tích tại
phòng thí nghiệm.
Thiết bị dụng cụ lấy mẫu nước theo TCVN 6663-6 : 2011 Chất lượng nước- Lấy mẫuPhần 6 : Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối
Bảo quản mẫu nước : TCVN 6663-3 : 2011 Chất lượng nước- Lấy mẫu- Phần 3 :
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
Chai lấy mẫu phải bằng thủy tinh hoặc nhựa. Bình chứa mẫu phải được thiết kế để bảo
tồn được thành phần mẫu khỏi thất thoát do hấp thụ hoặc bay hơi hoặc bị nhiễm những
chất bẩn ngoại lai.
Bình chứa mẫu phân tích các chỉ tiêu hóa học: Sử dụng chai polyetylen cổ ngắn dung
tích 500 ml.
Lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu vi sinh sử dụng chai thủy tinh tối màu đã sấy tiệt
trùng 350 ml hoặc 330 ml.
Lấu mẫu nước sông theo tiêu chuẩn tương ứng TCVN 6663-6:2011: Chất lượng nước Lấy mẫu – Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối.
Chọn vị trí lấy mẫu tại 5 điểm theo kế hoạch quan trắc.
Tiến hành lấy mẫu: Trước khi lấy mẫu vào chai chứa mẫu phải được tráng rửa kỹ ít
nhất 3 lần bằng nước ở nơi lấy mẫu. Các mẫu dùng để lấy vi sinh vật thì không được
lấy đầy.
Đo nhanh một số chỉ tiêu tại hiện trường: Sau khi lấy mẫu đo nhanh một số chỉ tiêu bị
biến đổi nhanh như pH, DO, độ đục, nhiệt độ…
Các vị trí lấy mẫu được thể hiện ở hình 2.1

22


Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước sông Sò đoạn chảy qua hyện Giao Thủy
23



Những vấn đề liên quan đến việc lấy mẫu đều cần phải ghi chép lại cụ thể để có thể
căn cứ vào đó để đánh giá chất lượng nước tại sông Sò được một cách khách quan và
chính xác.
Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu nước sông Sò
STT

1.

Địa chỉ
điểm lấy
mẫu

Tọa độ vị trí
lấy mẫu

Đê
hữu
sông Hồng,
thị trấn Ngô
20o17’54”N
Đồng, Giao
106o25’49”E
Thủy, Nam
Định

Mã hóa
Thời gian
mẫu

lấy mẫu
theo đợt

VT1

VT12

2.

3.

24

Nguồn tác
động

- Nước thải
sinh hoạt từ
hộ dân ven
23/3/2017
sông
- Giao thông
thủy tàu phà
qua lại
10/4/2017

Ghi chú
Thời tiết râm
mát, nắng nhẹ
Cống đê mở,

lưu
lượng
nước
chảy
mạnh
Thời tiết râm
mát
Cống đê
đóng, mật độ
bèo tây và rác
thải cao

Cầu
bến
sông nhà bà
Cao
Thị
Lái,
xóm
20o16’57”N
Quyết Tiến,
106o23’51”E

Giao
Tiến, Giao
Thủy, Nam
Định

- Nước thải
23/3/2017 sinh hoạt từ

VT2
hộ dân ven
sông
- Hoạt đông
tàu phà qua
VT22 10/4/2017 lại

Thời tiết râm
mát, có tàu
vừa đi qua
Thời tiết râm
mát,
nước
sông
chảy
vừa

Cầu Nam
Điền B xã 20o15’40”N
Giao Tiến, 106o22’34”E
Giao Thủy,
Nam Định

23/3/2017 - Nước do
hoạt động
chảy tràn từ
hoạt đông
tưới
tiêu
nông nghiệp

- Nước thải
sinh hoạt từ

Thời tiết râm
mát
Có 1 số sông
nhỏ từ cánh
đồng
chảy
chung
vào
nguồn chảy
của sông

VT3


STT

Địa chỉ
điểm lấy
mẫu

Tọa độ vị trí
lấy mẫu

Mã hóa
Thời gian
mẫu
lấy mẫu

theo đợt

4.

Ghi chú

Mực
nước
thấp hơn
- Nước do Trời nắng nhẹ
VT4 23/3/2017 hoạt động Nước lợ
chảy tràn từ
hoạt đông Trời râm mát,
tưới
tiêu nước đục, có
nông nghiệp một số tàu
- Hoạt đông chở cát tập
gần
tàu phà qua trung
VT42 10/4/2017
chân cầu
lại
VT32 10/4/2017

Cầu Thức
Hóa

20o13’55”N
Giao Thịnh,
106o21’43”E

Giao Thủy,
Nam Định

Nguồn tác
động
hộ dân cư

- Gần nhà
máy
sản
xuất gạch

5.

Cầu Hà Lạn

Giao
20o12’3” N
Lâm, Giao
106o21’13”E
Thủy, Nam
Định

VT5

- Hoạt đông
tàu phà qua
lại
23/3/2017
- Hoạt động

chăn nuôi
lợn, trâu bò,
nuôi tôm

VT52 10/4/2017

Trời
nắng
vừa, có gió
Gần cửa biển
Hà Lạn – nơi
tập trung tàu

Trời râm mát,
tàu bè vừa đi
qua
Mực
nước
cạn

b. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu.
Quá trình bảo quản và vận chuyển mẫu thực hiện theo TCVN 6663-3:2011 Chất
lượng nước – Lấy mẫu- Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
Thùng chứa bảo quản mẫu: Sử dụng thùng du lịch hoặc thùng xốp có chứa đá để
bảo quản mẫu lạnh.
Hóa chất bảo quản: Một số thành phần vật lý và hóa học nhất định trong mẫu có
thể ổn định hóa bằng bổ sung các hợp chất hóa học có lựa chọn, bổ sung trực tiếp vào
mẫu sau khi thu thập xong hoặc bổ sung sẵn trước vào bình lấy mẫu.
25



×