Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------------

ĐỖ ĐĂNG KHOA

ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
LỢN QUY MÔ TRANG TRẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ NGHIÊN CỨU ÁP
DỤNG CÁC GIẢI PHÁP 3R (GIẢM THIỂU, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ) ĐỂ
QUẢN LÝ LOẠI CHẤT THẢI NÀY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HUỲNH TRUNG HẢI

HÀ NỘI - 2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội nơi tôi đã học tập trong thời gian qua. Tại đây, tôi đã được các thầy cô
trong Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu. Nhờ
những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình học tập tôi đã hoàn
thành bản luận văn tốt nghiệp này.


Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi cũng nhận được nhiều sự
quan tâm và giúp đỡ của thầy cô trong Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn và chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Huỳnh Trung Hải, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường,
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Phòng chăn nuôi-Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, Cục Chăn Nuôi, Phòng môi trườngViện chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi tôi đến điều tra trên địa bàn Hà Nội... đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè
đã chăm sóc, giúp đỡ và động viên tôi trong toàn bộ quá trình học tập.

1

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn "Đánh giá các ảnh hưởng chất thải chăn nuôi
lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3R (giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế) để quản lý loại chất thải này trên địa bàn Hà Nội" là công
trình nghiên cứu do tôi thực hiện.
Những số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu
được trình bầy trong luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.


Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Tác Giả luận văn:
Đỗ Đăng Khoa

2

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ·················································································································· 1
Lời cam đoan··············································································································· 2
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt·············································································· 5
Danh mục bảng ··········································································································· 6
Danh mục hình ············································································································ 8
MỞ ĐẦU····················································································································· 10
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CHĂN NUÔI LỢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG LIÊN QUAN ····························································································· 12
1.1. Giới thiệu về chăn nuôi ······················································································· 12
1.1.1. Chăn nuôi lợn trên thế giới ··············································································· 12
1.1.2. Chăn nuôi lợn tại Việt Nam··············································································· 16
1.2. Các vấn đề môi trường phát sinh trong hoạt động chăn nuôi lợn·························· 26
1.2.1. Các dạng chất thải ····························································································· 26
1.2.2. Đặc trưng ô nhiễm của chất thải chăn nuôi························································ 29

1.3. Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3R) chất thải chăn nuôi ····································· 32
1.3.1. Tình hình áp dụng các giải pháp 3R đối với chất thải chăn nuôi một số nước
trên Thế giới ··············································································································· 33
1.3.2. Tình hình áp dụng các giải pháp 3R đối với chất thải chăn nuôi ở Việt Nam···· 39
Chương 2. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ TRANG TRẠI TẠI HÀ
NỘI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG············································· 51
2.1. Tình hình chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại Hà Nội ·········································· 51
2.1.1. Giới thiệu về Hà Nội ························································································· 51

3

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

2.1.2. Hiện trạng chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại Hà Nội······································ 54
2.1.3. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn tại Hà Nội················································ 56
2.2. Chất thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội················ 57
2.2.1. Nguồn phát thải ································································································· 57
2.2.2. Tính toán lượng chất thải phát sinh ··································································· 58
2.3. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi quy mô trang trại đến chất lượng môi
trường tại Hà Nội ········································································································ 62
2.4. Công tác quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Hà Nội ············································ 65
2.4.1. Thu gom chất thải chăn nuôi lợn ······································································· 65
2.4.2. Xử lý chất thải nuôi lợn tại Hà Nội···································································· 66
2.4.3. Quản lý chất thải chăn nuôi lợn ········································································· 67
Chương 3. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP 3R ĐỐI VỚI CHẤT THẢI

CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ TRANG TRẠI TẠI HÀ NỘI ····································· 71
3.1. Các giải pháp kỹ thuật ·························································································· 71
3.1.1. Giải pháp tái sử dụng năng lượng từ chất thải chăn nuôi lợn bằng cách sản
xuất khí sinh học (KSH) ······························································································ 71
3.1.2. Giải pháp ủ phân compost-sản xuất phân vi sinh··············································· 100
3.1.3. Giải pháp nuôi giun quế kết hợp xử lý chất thải ················································ 107
3.1.4. Các giải pháp cải tiến kỹ thuật chăn nuôi nhằm giảm thiểu chất thải ················ 116
3.2. Các giải pháp về giáo dục môi trường trong chăn nuôi ········································ 120
3.3. Các giải pháp về quản lý ······················································································ 122
KẾT LUẬN················································································································· 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ··························································································· 128
PHỤ LỤC ························································································································ 131

4

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3R

Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế

BOD5

Nhu cầu oxy sinh học


COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

GEF

Quỹ Môi trường toàn cầu

KSH, Biogas

Khí sinh học

LWMEA

Dự án Quản lý chất thải vật nuôi ở Đông Á

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

SS

Chất rắn lơ lửng

TB

Trung bình

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSVSV

Tổng số vi sinh vật

VietGAHP

Quy trình thực hành chăn nuôi tốt


VK

Vi khuẩn

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSV

Vi sinh vật

5

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Số lượng vật nuôi và tỷ trọng các loại thịt

Bảng 1.2.

Bình quân tiêu thụ thịt trên thế giới trong một số năm gần đây


Bảng 1.3.

Tình hình sản xuất thịt trên thế giới một số năm gần đây

Bảng 1.4.

Số lượng lợn và sản lượng lợn hơi qua các năm

Bảng 1.5.

Số lượng trang trại chăn nuôi của nước ta tính đến cuối năm 2008

Bảng 1.6.

Tổng đàn gia súc và sản lượng thịt ở thời điềm năm 2009 trong cả
nước

Bảng 1.7.

Chỉ tiêu phát triển chăn nuôi

Bảng 1.8.

Mục tiêu tăng trưởng chăn nuôi qua các giai đoạn

Bảng 1.9.

Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn năm 2010 và các năm tiếp theo


Bảng 1.10. Lượng phân và nước tiểu thải ra hàng ngày của lợn
Bảng 1.11. Thành phần dinh dưỡng của phân lợn
Bảng 1.12. Kết quả khảo sát hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi tại xã Trực
thái, Trực Ninh, Nam Định và xã Trung Châu, Đan Phượng, Hà Nội
Bảng 1.13. Chỉ tiêu vi sinh vật trong phế thải chăn nuôi lợn sau 1 tuần thải ra môi
trường
Bảng 1.14. Kết quả khảo sát mức độ nhiễm khuẩn không khí trong chuồng nuôi
Bảng 2.1.

Tăng trưởng và tỉ trọng của các ngành kinh tế Hà Nội qua các năm

Bảng 2.2.

Giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội

Bảng 2.3.

Số lượng lợn và sản lượng thịt của Hà Nội qua các năm

Bảng 2.4.

Chỉ tiêu phát triển chăn nuôi lợn của Hà Nội trong năm 2010

Bảng 2.5.

Lượng chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi lợn thịt và lợn nái tại các
trang trại ở Hà Nội

Bảng 2.6.


Lượng nước thải phát sinh từ chăn nuôi lợn thịt và lợn tại các trang
trại ở Hà Nội

6

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

Bảng 2.7.

Kết quả hàm lượng COD của nước thải trước và sau xử lý của một số
trang trại lợn tại Hà Nội

Bảng 2.8.

Kết quả khảo sát hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi lợn tại một số
trang trại ở Hà Nội

Bảng 2.9.

Kết quả khảo sát mức độ nhiễm khuẩn không khí trong chuồng nuôi
lợn tại một số trang trại ở Hà Nội

Bảng 2.10. Đặc trưng hàm lượng chất ô nhiễm không khí xung quanh tại một số
trang trại chăn nuôi
Bảng 2.11. Một số trang trại sử dụng KSH phát điện và tình trạng thiết bị

Bảng 3.1.

Tỉ lệ phần trăm các khí trong biogas

Bảng 3.2.

Ưu nhược, điểm của các công trình KSH

Bảng 3.3

Thời gian lưu chọn theo nhiệt độ

Bảng 3.4.

Tóm tắt các bước tính để xác định kích thước thiết bị KSH và ví dụ cụ
thể

Bảng 3.5.

Môi trường không khí xung quanh các công trình KSH tại các trại

Bảng 3.6.

Đặc trưng nước thải trước và sau công trình KSH của các trang trại
khảo sát

Bảng 3.7.

Đặc trưng thành phần đất khu vực công trình KSH


Bảng 3.8.

Nguyên liệu sản xuất phân vi sinh

Bảng 3.9.

Tính chi phí mua men vi sinh, supe lân và chất độn cho sản xuất phân
vi sinh đối với trang trại nuôi lợn thịt có quy mô 1.000 con/năm

Bảng 3.10. Thành phần chất dinh dưỡng trước và sau xử lý
Bảng 3.11. Phối trộn các nguyên liệu cho việc ủ phân
Bảng 3.12. Lượng nguyên liệu dùng cho việc ủ phân
Bảng 3.13. Tính toán chi phí nuôi giun cho trang trại 1.000 con lợn thịt
Bảng 3.14. Số tiền thu được từ nuôi giun cho trang trại 1.000 con lợn thịt

7

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình chăn nuôi lợn nái kèm dòng thải
Hình 1.2. Quy trình chăn nuôi lợn thịt kèm dòng thải
Hình 1.3. Hiện trạng sử dụng phân lợn của 54 trang trại lợn tại Thái Bình và Bắc
Giang
Hình 1.4. Một công trình bể biogas theo công nghệ Trung Quốc đang được xây

dựng tại Sơn Tây
Hình 1.5. Phân compost được phủ bên ngoài bởi plastic
Hình 1.6. Phân lợn ủ ngoài đồng
Hình 1.7. Phân lợn ủ trong chuồng nuôi
Hình 1.8. Giun quế
Hình 1.9. Nuôi giun quế tại Diên Khánh, Khánh Hòa
Hình 2.1. Bản đồ Hà Nội (2009)
Hình 3.1. Những phần chính của thiết bị KSH
Hình 3.2. Ba giai đoạn chuyển hóa chất hữu cơ tạo khí sinh học
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ công trình KSH dạng bể vòm cầu nắp cố định
Hình 3.4. Công trình KSH dạng bể nhiều ngăn nắp kín
Hình 3.5. Công trình KSH dạng hồ phủ bạt HDPE
Hình 3.6. Công trình KSH dạng ống
Hình 3.7. Công trình bể biogas nắp nổi kiểu Trung Quốc
Hình 3.8. Mô tả các đại lượng đặc trưng của thiết bị KSH dạng bể vòm cầu nắp
cố định (1) và dạng ống (2)
Hình 3.9. Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng công trình KSH

8

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

Hình 3.10. Bộ phận xử lý gas
Hình 3.11. Sơ đồ các quá trình sinh học chính trong hồ tùy tiện
Hình 3.12. Quy trình sản xuất phân vi sinh

Hình 3.13. Chế phẩm vi sinh Bima
Hình 3.14. Phân vi sinh được trộn với trấu
Hình 3.15. Đề xuất mô hình trang trại chăn nuôi lợn sử dụng phân lợn sản xuất
phân vi sinh
Hình 3.16. Giun quế
Hình 3.17. Lán nuôi giun quế
Hình 3.18. Lán nuôi giun mái lá
Hình 3.19. Mô hình chăn nuôi lợn kết hợp xử lý chất thải bằng giun quế
Hình 3.20. Mô hình chuồng nuôi lợn sử dụng độn lót sinh thái
Hình 3.21. Hình ảnh chuồng nuôi lợn sử dụng độn lót sinh thái

9

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

MỞ ĐẦU
Chăn nuôi là một lĩnh vực của ngành nông nghiệp gắn liền với cuộc sống con
người. Những năm gần đây với chủ trương mở cửa phát triển kinh tế của nước ta,
lĩnh vực chăn nuôi đã đạt được rất nhiều tiến bộ về cả quy mô lẫn chất lượng. Trong
đó chăn nuôi lợn đã đóng góp đáng kể vào những thành tựu to lớn mà nền kinh tế
nước ta đã đạt được trong những năm qua.
Hiện chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển theo hướng chăn nuôi trang
trại, chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Với hướng phát triển như
vậy, chăn nuôi lợn đã đạt được những thành tựu lớn. Cho đến năm 2008 tổng số trại
lợn cả nước là 7.475, đàn lợn đạt 27 triệu con, chiếm 69,5% tổng đàn gia súc. Năm

2009 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 châu Á sau Trung Quốc về sản lượng thịt
lợn [26].
Đối với Hà Nội, cho đến năm 2008 lĩnh vực chăn nuôi chiếm 44% GDP của
ngành nông nghiệp, số đầu lợn đạt 1,67 triệu con và sản lượng thịt là 276.341 tấn.
Chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại phát triển mạnh, sản lượng thịt lợn từ chăn
nuôi trang trại chiếm 70% tổng sản lượng toàn thành phố. Số lượng trang trại chăn
nuôi đạt 1.184 trang trại, chiếm khoảng 44,6% số trang trại nông nghiệp của toàn
thành phố [18].
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã
hội và đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho nhân dân Thủ đô thì việc phát triển các
trang trại chăn nuôi lợn trong hoàn cảnh trình độ kiến thức, ý thức của người dân
trong việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao, cơ chế chính sách về phát triển chăn
nuôi còn nhiều bất cập… đã để lại nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng môi
trường từ chất thải chăn nuôi. Đã có nhiều biện pháp quản lý và xử lý chất thải chăn
nuôi lợn được sử dụng trên địa bàn Hà Nội, nhưng kết quả thu được chưa tốt, hầu
hết các thông số đầu ra của dòng thải sau các công trình xử lý chất thải chăn nuôi
vẫn chưa đạt yêu cầu.

10

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

Vì vậy, việc làm giảm các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn đến chất
lượng môi trường thành phố Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước có vai
trò rất quan trọng. Trong số các giải pháp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng của chất

thải chăn nuôi lợn đến môi trường thì việc triển khai nghiên cứu và áp dụng các giải
pháp 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) để quản lý chất thải chăn nuôi lợn có ý
nghĩa hết sức quan trọng.
Mục tiêu của luận văn thạc sỹ khoa học “Đánh giá các ảnh hưởng chất
thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các
giải pháp 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) để quản lý loại chất thải này trên địa
bàn Hà Nội” là đánh giá hiện trạng và các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn
quy mô trang trại đến chất lượng môi trường nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói
riêng để trên cơ sở đó đề ra các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế loại chất
thải này trên địa bàn Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chất thải từ chăn nuôi lợn từ các cơ sở
chăn nuôi có quy mô trang trại trên địa bàn Hà Nội.
Nội dung chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về chăn nuôi lợn và những vấn đề môi trường liên
quan.
Chương 2. Hiện trạng chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại Hà Nội và những
ảnh hưởng tới môi trường.
Chương 3. Đề xuất áp dụng các giải pháp 3R đối với chất thải chăn nuôi lợn
quy mô trang trại tại Hà Nội.
Kết quả của việc đánh giá các ảnh hưởng chất thải chăn nuôi lợn quy mô
trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp để quản lý loại chất
thải chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội có ý nghĩa khoa học, mang tính thực tế cao,
có thể triển khai áp dụng để quản lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại cho
nhiều địa phương khác của Việt Nam.

11

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010



Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CHĂN NUÔI LỢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN
1.1. Giới thiệu về chăn nuôi lợn
1.1.1. Chăn nuôi lợn trên thế giới
Chăn nuôi không đóng vai trò quá lớn trong nền kinh tế quốc dân nói chung,
nhưng chăn nuôi có một vai trò quan trọng trong đời sống và xã hội. Đối với nền
kinh tế quốc dân, giá trị sản phẩm của lĩnh vực chăn nuôi chiếm 1,4% tổng sản
phẩm quốc nội (Gross Domestic Product-GDP) của thế giới (2005) và tốc độ tăng
trưởng hàng năm của chăn nuôi trên thế giới (1995-2005) là 2,2%.
Đối với nền nông nghiệp, giá trị sản phẩm từ chăn nuôi chiếm 40% tổng giá
trị sản phẩm nông nghiệp, ở các nước công nghiệp phát triển giá trị sản phẩm từ
chăn nuôi chiếm 50-60% tổng sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm từ chăn nuôi đã
đóng góp 17% giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp.
Hiện nay, số lượng lao động trên thế giới trong lĩnh vực chăn nuôi là 1,3 tỷ
và lĩnh vực chăn nuôi đảm bảo đời sống cho 987 triệu người nghèo (tức 30% người
nghèo trên thế giới). Do nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày một tăng, người ta dự
đoán sản lượng thịt trên toàn thế giới sẽ tăng từ 229 triệu tấn năm 2001 lên đến 465
triệu tấn vào năm 2050.
Đối với đời sống xã hội, chăn nuôi đã cung cấp các loại sản phẩm động vật
có giá trị dinh dưỡng cao cho loài người. Cụ thể, chăn nuôi đã cung cấp 17% nhu
cầu năng lượng, 33% nhu cầu protein cho loài người và bổ sung các chất dinh
dưỡng cho 944 triệu người bị suy dinh dưỡng [9].
Ngày nay, thịt động vật cung cấp cho con người có nguồn gốc từ chăn nuôi
lợn, bò, gia cầm và một lượng nhỏ hơn từ trâu, dê và cừu... Trong đó, thịt lợn là phổ
biến nhất (bảng 1.1). Theo số liệu thống kê, tỷ trọng của thịt lợn trong tổng sản
lượng các loại thịt đạt cao nhất, chiếm trên 36%, tiếp theo là gia cầm chiếm 33% và

thịt bò với 24% tổng sản lượng thịt tiêu dùng hàng năm. Bình quân tiêu thụ thịt trên
12

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

thế giới trong một số năm gần đây được nêu trong bảng1.2.
Bảng 1.1. Số lượng vật nuôi và tỷ trọng các loại thịt [26]
(Đơn vị tính: triệu con)
Tăng từ

Tỷ trọng thịt

1987-2007 (%)

(%)

Loại vật nuôi

1987

1997

2007




1345

1469

1558

16

24

Lợn

821

831

993

21

36

Gia cầm (tỷ)

10

16

19


95

33

Dê, cừu…

1431

1721

1931

34

7

Bảng 1.2. Bình quân tiêu thụ thịt trên thế giới trong một số năm gần đây [26]
(Đơn vị tính: kg/đầu người/năm)
Mức tăng của năm 2008

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

Các nước phát triển


81.1

82.4

82.9

0.7

Đang phát triển

30.7

30.5

31.1

1.8

Toàn thế giới

41.6

41.6

42.1

1.1

so với năm 2007 (%)


Mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người trên thế giới là gần 42 kg/năm, chỉ tiêu
này vẫn không ngừng tăng lên và rất chênh lệch giữa các vùng và khu vực. Tại các
nước đang phát triển, tiêu thụ bình quân chỉ là 30 kg/người/năm, trong khi tại các
nước phát triển là trên 80 kg/người/năm. Tình hình sản xuất thịt trên thế giới được
nêu trong bảng 1.3.

13

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất thịt trên thế giới một số năm gần đây [26]
(Đơn vị tính: triệu tấn)
Chỉ tiêu

2006

2007

2008

Thịt bò

65.7


67.2

68.0

Thịt gia cầm

85.4

89.5

92.9

Thịt lợn

101.7

98.8

100.6

Thịt dê cừu

13.3

13.7

14.0

Tổng sản xuất


271.5

274.7

280.9

Qua các năm, tổng sản lượng thịt và tính riêng cho thịt lợn trên thế giới khá
ổn định, tỷ trọng của thịt lợn thường duy trì ở mức khoảng 36% tổng lượng thịt.
Theo phụ lục 1 về thống kê và ước tính sản lượng thịt lợn thế giới, tổng sản
lượng trên thế giới khá ổn định qua các năm, và sản lượng thịt lợn năm 2009 đạt
100.318 nghìn tấn và hiện nay Trung Quốc đứng thứ nhất về sản lượng thịt lợn toàn
thế giới (sản lượng thịt lợn của Trung Quốc đang chiếm gần 50% tổng sản lượng
thịt lợn toàn thế giới). Đứng thứ hai là tổng sản lượng thịt lợn của các nước EU
(EU-27), tiếp theo là Mỹ, Brazil, Liên Bang Nga...
Sản lượng của Trung Quốc năm 2009 ước tính đạt 48.700 nghìn tấn, tăng 2%
so với năm 2008 do việc sản xuất ở Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2009. Trong
năm 2010 sản lượng thịt lợn Trung Quốc đã hoàn toàn hồi phục sau dịch tai xanh
năm 2007, cho phép nước này giảm nhập khẩu. Sản lượng của Canada cũng sẽ tăng
từ 1.770 nghìn tấn lên 1.960 nghìn tấn. Tuy nhiên, sản lượng của Mỹ giảm từ
10.507 nghìn tấn tấn xuống 10.399 nghìn tấn, trong khi của Brazil sẽ giảm từ 3.160
nghìn tấn xuống 3.010 nghìn tấn bởi những khó khăn về tín dụng và bởi nhu cầu
nhập khẩu thịt lợn vào Nga giảm. Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu
dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất [26].

14

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học


Kỹ thuật môi trường

Sản lượng thịt lợn qua các năm trên toàn thế giới các năm đều đạt tăng
trưởng dương về tổng sản lượng, chỉ riêng năm 2007-2008 do có dịch cúm H5N1,
dịch lợn tai xanh phát triển mạnh và một số dịch bệnh nguy hiểm khác đối với động
vật nên sản lượng thịt lợn toàn thế giới giảm.
Về các hình thức chăn nuôi, theo FAO (Sere và Steinfeld, 1996) trên thế giới
hiện có 3 loại hình chăn nuôi chính: loại hình chăn nuôi công nghiệp, loại hình chăn
nuôi hỗn hợp và loại hình chăn thả [26].
Loại hình chăn nuôi công nghiệp là những hệ thống các vật nuôi được tách
khỏi môi trường chăn nuôi tự nhiên, toàn bộ thức ăn, nước uống… do con người
cung cấp và có hệ thống thu gom chất thải. Các hệ thống này cung cấp trên 50% thịt
lợn và thịt gia cầm toàn cầu, 10% thịt bò và cừu. Các hệ thống này thải ra một
lượng chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất.
Loại hình chăn nuôi hỗn hợp là hệ thống trang trại trong đó có cả sản xuất
trồng trọt và chăn nuôi. Đây là hệ thống cung cấp 54% lượng thịt và cũng là hệ
thống chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nước đang phát triển.
Loại hình chăn thả là hệ thống chăn nuôi mà trên 90% thức ăn cho vật nuôi
được cung cấp từ đồng cỏ, bãi chăn thả… dưới 10% còn lại được cung cấp từ các cơ
sở khác. Các hệ thống này chỉ cung cấp được cho thế giới 9% tổng sản phẩm thịt
toàn cầu, nhưng là nguồn thu nhập chính của trên 20 triệu gia đình trên thế giới.
Tại Phương tây, chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt công nghiệp đang có
xu thế giảm (do những hậu quả về môi trường và xã hội) thì tại Châu Á phương
thức chăn nuôi này lại đang có xu thế phát triển mạnh. Các trang trại này lại thường
nằm lân cận các thành phố lớn, nên nó đã góp phần làm ảnh hưởng xấu đến chất
lượng môi trường đô thị, đây cũng là một trong những thách thức lớn của thế kỷ 21.
Về tình hình dịch bệnh, trong thời gian gần đây chăn nuôi lợn trên thế giới
xuất hiện ngày càng nhiều bệnh dịch mới, điển hình là dịch tai xanh, cúm
lợn…chúng lây lan rất nhanh trong điều kiện chăn nuôi chật chội, tập trung đông


15

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

đúc. Việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan trong các trang trại công nghiệp đã làm
cho hiện tượng nhờn thuốc trở nên phổ biến.
Về ảnh hưởng đến chất lượng môi trường toàn cầu thì chăn nuôi hiện đang
thải ra khoảng 18% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse gas-GHG), lượng
carbon dioxide do chăn nuôi thải ra cao hơn nhiều so với ngành giao thông vận tải.
Bên cạnh đó, ngành này còn thải ra 37% khí mêtan (làm nóng trái đất, tác hại gấp
21 lần ảnh hưởng của khí carbon dioxide), 65% nitơ oxide, một trong những loại
khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất, hầu hết đều từ phân động vật. Phần lớn chất
thải của các trang trại chăn nuôi công nghiệp đã vượt quá nhu cầu sử dụng của các
trang trại trồng trọt lân cận. Kết quả là, phân từ chỗ là một nguồn phân bón có lợi
trở thành chất thải độc hại: nitrat, kim loại nặng, thuốc kháng sinh… trong phân
thấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm nước bề mặt, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe
cộng đồng [26].
Do vậy chúng ta cần phải hướng tới một nền chăn nuôi chất lượng cao không
chỉ có thể giúp đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm
có nguồn gốc động vật mà đồng thời phải chịu trách nhiệm với chính con người về
mặt môi trường và xã hội khi sản xuất ra những sản phẩm đó.
1.1.2. Chăn nuôi lợn tại Việt Nam
1.1.2.1. Các giai đoạn phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Chăn nuôi lợn được phát triển qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ 1960-1969: Giai đoạn khởi xướng các qui trình chăn nuôi lợn
theo hướng chăn nuôi công nghiệp.
Giai đoạn từ 1970-1980: Giai đoạn hình thành các nông trường lợn giống
quốc doanh với các mô hình chăn nuôi lợn công nghiệp, có đầu tư và hỗ trợ của các
nước trong khối xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũ, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc và Cu Ba.
Hệ thống nông trường quốc doanh được hình thành và Công ty giống lợn công
nghiệp Trung ương cũng phát triển tốt và đảm đương việc cung cấp các giống lợn

16

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

theo hệ thống công tác giống 3 cấp từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, trong
những năm chuyển đổi kinh tế sự hỗ trợ của nước ngoài giảm, cộng thêm đó là tình
hình dịch bệnh đã làm cho hệ thống các nông trường giống lợn dần dần tan rã hay
chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang cổ phần hóa hay tư nhân.
Giai đoạn từ 1986 đến nay: Đây là giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và nông nghiệp sản
xuất hàng hóa để tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Từ đó, các mô hình chăn nuôi lợn được hình thành và phát triển ở các
tỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc, hình thức chăn nuôi lợn theo trang trại và
doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển mạnh [3].
Hiện nay ngành nông nghiệp chiếm 22% GDP và thu hút hơn 60% nguồn lao
động của cả nước, trong đó chăn nuôi đóng góp 27% GDP của ngành nông nghiệp
(khoảng 6% tổng số GDP quốc gia). Trong lĩnh vực chăn nuôi thì chăn nuôi lợn

đóng góp một phần lớn nhất, chiếm khoảng 71% tổng sản phẩm chăn nuôi. Sản xuất
chăn nuôi là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất và dự kiến chiếm
khoảng 42% GDP về nông nghiệp vào năm 2020 [29].
Với những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, lĩnh vực chăn nuôi
gần đây đạt được nhiều thành tựu phát triển mạnh mẽ, số lượng lợn và sản lượng
lợn hơi liên tục tăng qua các năm (bảng 1.4).
Bảng 1.4. Số lượng lợn và sản lượng lợn hơi qua các năm [27]
Năm

1996

2001

2005

2007

2009

Số lượng lợn

Miền Bắc

10.706

14.169

14.568

16.610


17.207

(nghìn con)

Miền Nam

6.215

7.631

8.853

9.950

10.421

Sản lượng lợn

Miền Bắc

618

861

1.317

1.423

1.695


hơi (nghìn tấn)

Miền Nam

462

655

971

1.130

1.236

17

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

Nếu phân vùng chăn nuôi của nước ta theo hai vùng là Miền Bắc và Miền
Nam thì riêng đối với Miền Bắc, gần đây số lượng trang trại lợn nhiều hẳn so với
trang trại nuôi các loại vật nuôi khác.
Bảng 1.5. Số lượng trang trại chăn nuôi của nước ta tính đến
cuối năm 2008 [26]
Trang trại


Trang trại

Trang

Trang

Trang

lợn

gia cầm

trại bò

trại trâu

trại dê

Miền Bắc

3.069 (41%)

1.274

1.547

222

201


6.313

Miền Nam

4.406 (59%)

1.563

4.858

25

556

11.408

Cả nước

7.475

2.837

6.405

247

757

17.721


Miền

Tổng số

Hiện nay, với chính sách tập trung ưu tiên cho phát triển lĩnh vực chăn nuôi
của nhà nước ta nên lĩnh vực này đã phát triển mạnh mẽ với những thành tựu lớn.
Tổng đàn gia súc và sản lượng thịt ở thời điềm năm 2009 trong cả nước được nêu
trong bảng 1.6.
Bảng 1.6. Tổng đàn gia súc và sản lượng thịt ở thời điềm năm 2009
trong cả nước [27]
Loại

Gia

Dê,

Hươu,

cầm

cừu

nai

Lợn

Trâu




27.628

2.887

6.103

Tăng so với năm 2008 (%)

3,47

-0,38

-3,7

13,29

Sản lượng thịt (nghìn tấn)

2.931

75

258

503

Tăng so với năm 2008 (%)

5,79


4,78

13,46

20,58

Số con (nghìn con)

280.181 1.375
-3,34

43
12,4

Như vậy, có thể thấy rõ sự vượt trội của tỉ trọng thịt lợn trong tổng sản lượng
thịt gia súc hàng năm, điều này minh chứng rằng chăn nuôi lợn đã và đang đóng vai
trò rất quan trọng trọng lĩnh vực chăn nuôi ở Việt Nam.

18

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

1.1.2.2. Mục tiêu và định hướng phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam
a. Mục tiêu phát triển

Một trong những điểm yếu của chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay là quy mô
nhỏ lẻ, manh mún, mang tính tận dụng, thiếu chuyên nghiệp và đang là tác nhân gây
ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm chăn nuôi còn cao do giá
thức ăn chăn nuôi cao hơn 10-15% so với các nước trong khu vực; hệ thống thông
tin dự báo và khả năng kiểm soát sản xuất, thị trường đối với nguyên liệu và sản
phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập... để khắc phục những điểm yếu trên ngày 16
tháng 1 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phát
triển chăn nuôi đến năm 2020, theo đó thì mục tiêu chung của Chính phủ về phát
triển chăn nuôi đến năm 2020 là chăn nuôi cơ bản chuyển sang phương thức chăn
nuôi trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất
lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tỉ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp nói
chung sẽ tăng mạnh trong những năm tới và đến năm 2020 tỉ trọng chăn nuôi sẽ gần
bằng tỉ trọng trồng trọt. Cụ thể về chỉ tiêu tăng tỉ trọng của lĩnh vực chăn nuôi trong
ngành nông nghiệp và các chỉ tiêu phát triển khác được nêu chi tiết trong bảng 1.7.
Bảng 1.7. Chỉ tiêu phát triển chăn nuôi [20]
Năm

2010

2015

2020

32

38

> 42

Sản lượng thịt xẻ


3.200

4.300

5.500

(nghìn tấn)

(68% thịt lợn)

(65% thịt lợn)

(63% thịt lợn)

36

46

56

15

25

>40

Tỉ trọng chăn nuôi trong
ngành nông nghiệp (%)


Mức tiêu thụ thịt
(kg thịt xẻ/người)
Tỉ trọng thịt được chế biến
công nghiệp (%)

19

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

Như vậy theo mục tiêu phát triển thì tỉ trọng chăn nuôi liên tục được tăng qua
các năm từ 32% năm 2010 lên 38% năm 2015 và trên 42% vào năm 2020. Tương
ứng với sự gia tăng tỉ trọng trên thì sản lượng thịt xẻ sẽ được tăng từ 3.200 tấn năm
2010 lên 4.300 tấn và 5.500 tấn tương ứng vào các năm 2015 và năm 2020. Cũng
qua bảng 1.7 về chỉ tiêu phát triển ta thấy, mặc dù tỉ lệ % thịt lợn xẻ trong cơ cấu
thịt xẻ có giảm qua các năm nhưng do chỉ tiêu tổng lượng thịt xẻ gia tăng mạnh nên
sản lượng thịt lợn xẻ theo tính toán vẫn vẫn được tăng từ 2.176 nghìn tấn năm 2010
lên 2.795 nghìn tấn và 3.465 nghìn tấn tương ứng vào các năm 2015 và 2020.
Để đạt được các mục tiêu phát triển như đã đề ra và căn cứ theo xu hướng
phát triển thì qua các giai đoạn lĩnh vực chăn nuôi cần phải có những mức tăng
trưởng nhất định. Cụ thể về mục tiêu các mức tăng trưởng cần đạt được của lĩnh vực
chăn nuôi được nêu chi tiết trong bảng 1.8.
Bảng 1.8. Mục tiêu tăng trưởng chăn nuôi qua các giai đoạn [20]
Giai đoạn

2008-2010


2010-2015

2015-2020

Tăng trưởng bình quân (% / năm)

8-9

6-7

5-6

Trên cơ sở mục tiêu của Chiến lược quốc gia về phát triển chăn nuôi đến năm
2020. Năm 2009 Bộ Nông nghiệp đã đưa ra một số chỉ tiêu phát triển cho riêng lĩnh
vực chăn nuôi lợn trong năm 2010 và các năm tới cụ thể như trong bảng 1.9.
Bảng 1.9. Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn năm 2010
và các năm tiếp theo [25]
Năm

2010

2015

2020

Quy mô chăn nuôi trang trại (%)

46,9


56,0

62,2

Tỉ trọng giết mổ và chế biến công nghiệp (%)

12,4

23,5

35

Tỉ lệ trang trại có hệ thống xử lý chất thải (%)

50

65

80

55,5

67,3

70,1

Tỉ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp (%)

20


Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

Ngoài ra Bộ cũng đặt ra mục tiêu là cần phải tăng khả năng kiểm soát dịch
bệnh, nhất là những bệnh nguy hiểm. Kiểm soát và khống chế hoàn toàn bệnh lở
mồm long móng, lợn tai xanh, dịch tả và cúm gia cầm. Không ngừng xây dựng
thương hiệu và tiêu chuẩn hóa các sản phẩm chăn nuôi.
b. Định hướng phát triển
Để đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra thì lĩnh vực chăn nuôi cần phải
có những định hướng phát triển đúng đắn, linh hoạt và phù hợp với xu hướng phát
triển của thế giới. Theo đó, định hướng phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi
lợn nói riêng trong những năm tới của Việt Nam cần phải tập trung vào các hướng
sau: i) Tăng cường hợp tác quốc tế về tăng cường về kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an
toàn thực phẩm (VSATTP) và môi trường chăn nuôi; Phát triển mạnh hơn hình thức
chăn nuôi trang trại, công nghiệp khu vực đầu tư và liên doanh với nước ngoài;
Kiểm soát khống chế kịp thời các loại dịch bệnh như dịch lợn tai xanh, cúm gia
cầm. Khi có dịch phải ngăn chặn kịp thời tại nguồn bệnh, không để dịch xảy ra trên
quy mô lớn và trên diện rộng; ii) Khôi phục sản xuất trên các địa phương sau khi bị
dịch bệnh và phát triển chăn nuôi một cách đồng bộ trong các khu vực chăn nuôi
bằng những hỗ trợ của chính quyền và tự hỗ trợ lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất,
con giống, vốn... để cùng có những bước phát triển đồng bộ; iii) Giảm dần loại hình
chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán-hiện đang còn chiếm tỉ trọng cao trong ngành chăn nuôi
nước ta, tập trung đầu tư thâm canh, đổi mới công nghệ, phòng chống dịch bệnh và
kiểm soát chất lượng và VSATTP; iv) Ổn định nguyên liệu đầu vào, đảm bảo nguồn
cung cấp về con giống và thức ăn cho chăn nuôi lợn, không để xảy ra hiện tượng
thiếu con giống hay giá thức ăn bất ổn định; v) Hình thành các vùng chăn nuôi trọng

điểm gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học. Mở rộng và khai thác triệt để
thị trường trong nước, từng bước hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Sản
xuất chăn nuôi phải thỏa mãn nhu cầu trong nước về các loại thịt, trứng với mức
tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa hàng năm là 8-9%; vi) Cập nhật và vận dụng linh hoạt
các quy trình quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại trong chăn nuôi trang trại, công

21

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

nghệ vệ sinh phòng dịch, xử lý chất thải và công nghiệp hóa hoạt động giết mổ, chế
biến để từng bước nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực
phẩm; vii) Hình thành hệ thống dịch vụ chăn nuôi, thú y phù hợp với kinh tế thị
trường có sự kiểm soát của nhà nước; viii) Củng cố hệ thống và tăng cường năng lực
quản lý nhà nước về chăn nuôi từ Trung ương đến các địa phương [20].
1.1.2.3 Các hình thức và mô hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam
a. Các loại hình chăn nuôi
Chăn nuôi lợn của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những tiến bộ rất
đáng kể, nhiều phương thức và công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong sản xuất.
Tuy chăn nuôi trang trại và gia trại đã có nhiều phát triển, nhưng hình thức chăn
nuôi lợn truyền thống, phân tán nhỏ lẻ trong các nông hộ vẫn là chủ yếu.
Chăn nuôi truyền thống, tận dụng: đây là phương thức chăn nuôi đang tồn
tại ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước, chiếm khoảng 75-80% về đầu con, nhưng sản
lượng chỉ chiếm khoảng 65-70% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất cả nước, quy mô
chăn nuôi dao động từ 1-10 con; thức ăn đầu tư chủ yếu là tận dụng sản phẩm nông

nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ hoặc tận dụng các sản phẩm trồng trọt và sản
phẩm ngành nghề phụ (làm đậu, nấu rượu, làm mì...).
Chăn nuôi gia trại: Phương thức chăn nuôi nuôi này phổ biến ở các tỉnh
Đồng bằng Sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam...)
và phát triển mạnh trong những năm gần đây; chiếm khoảng 10-15% đầu con, quy
mô chăn nuôi phổ biến là từ 10-30 nái, hoặc từ 10-50 lợn thịt có mặt thường xuyên,
ngoài các phụ phẩm nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử
dụng cho lợn. Khối lượng xuất chuồng bình quân 70-75 kg/con.
Chăn nuôi trang trại: Đây là phương thức chăn nuôi được phát triển mạnh
trong 5 năm gần đây, đặc biệt các tỉnh Đông Nam Bộ có 2.268 trang trại, Đồng bằng
Sông Hồng có 1.254 trang trại và Đồng bằng sông Cửu Long có 748 trang trại;
chiếm khoảng 10% về đầu con, 20-25% về sản lượng thịt; quy mô từ trên 20 nái

22

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

hoặc trên 100 lợn thịt có mặt thường xuyên (có trường hợp 11 nghìn lợn nái bố mẹ/1
trại) [6].
Các tỉnh có chăn nuôi lợn trang trại nhiều là Đồng Nai, Bình Dương, thành
phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Hà Nội, Đắc Lắc, Hải Dương, Thanh Hoá, Thái Bình,
Tiền Giang... đã có một số điển hình hợp tác xã chăn nuôi lợn hướng nạc như Nam
Sách-Hải Dương; Đan Phượng-Hà Nội; Yên Định-Thanh Hoá. Đây là loại hình tổ
chức sản xuất có nhiều lợi thế giảm chi phí đầu vào vì đã tập trung các dịch vụ như
cung cấp con giống, thức ăn công nghiệp, thú y, thụ tinh nhân tạo và bao tiêu sản

phẩm...
Tỷ trọng chăn nuôi lợn trang trại (công nghiệp và bán công nghiệp) tăng
nhanh. Hơn 6 triệu lợn thịt ngoại và phần lớn lợn lai F2, F3 được chăn nuôi trang
trại, gia trại. Năm 2005, cả nước có khoảng 10 triệu lợn giết mổ đạt tỉ lệ nạc từ 5058%/tổng số 36,3 triệu lợn giết thịt.
Hệ thống chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm
cho lợn con, hệ thống máng ăn, núm uống tự động là những tiến bộ kỹ thuật về
chuồng trại đã được áp dụng tại các trang trại chăn nuôi lợn ở các vùng chăn nuôi
lợn trọng điểm như Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu
Long và Tây Nguyên.
Tuy nhiên, chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn phổ biến là nhỏ, phân tán trong nông
hộ; năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao: Năm 2005, sản lượng thịt sản xuất
trung bình/nái/năm đạt 589kg (nái ngoại đạt 1.423 kg/nái/năm; lợn lai nội ngoại 563
kg/nái/năm, lợn nội 248 kg/nái/năm), trong khi đó các nước có trình độ chăn nuôi
lợn tiên tiến là 1.800-1.900 kg/nái/năm. Công tác chọn lọc, nuôi dưỡng và quản lý
đực giống chưa tốt; giết mổ, chế biến thịt phổ biến còn thủ công, chưa đáp ứng tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm [20].

23

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


Luận văn Thạc sĩ Khoa học

Kỹ thuật môi trường

b. Quy trình chăn nuôi lợn trang trại điển hình tại Việt Nam
Trong bối cảnh thức ăn, vật tư chăn nuôi đều tăng, dịch bệnh diễn biến phức
tạp… nên loại hình chăn nuôi truyền thông, tận dụng ở quy mô hộ gia đình không
còn thích hợp và đang có xu hướng giảm trong khi chăn nuôi gia trại, trang trại tăng

nhanh và tạo được khả năng cạnh tranh trên thị trường [26].
Đối với loại hình chăn nuôi lợn trang trại, theo thực tế đi khảo sát tại địa bàn
Hà Nội, hầu hết các trang trại đều phân định rõ ràng chức năng là trang trại nuôi lợn
thịt hay trang trại nuôi lợn nái.
Đối với lợn nái, theo khảo sát thực tế trên địa bàn, các giống lợn nái chủ yếu
được các trại nuôi là giống Yorkshire thuần hoặc con lai của giống Yorkshire và
Landrace bởi so với các giống khác thì các giống này có ưu điểm là nó phù với điều
kiện khí hậu nước ta hơn, mỗi lứa đẻ nhiều con hơn, lợn mẹ nhiều sữa hơn… Quy
trình chăn nuôi lợn nái kèm dòng thải được mô tả chi tiết trong hình 1.1.
Lợn giống con

Thức ăn, nước,
thuốc, vắc-xin

Thức ăn, nước,
thuốc, vắc-xin

Nuôi trong lồng
ấm

Khí thải: CO2, H2S, CH4…
Chất thải rắn: Phân, thức ăn thừa
Nước thải: Nước tiểu, nước vệ
sinh

Nuôi chuồng trại

Khí thải: CO2, H2S, CH4…
Chất thải rắn: Phân, thức ăn thừa
Nước thải: Nước tiểu, nước vệ

sinh

Lợn nái không
đủ tiêu chuẩn

Thức ăn, nước,
thuốc, vắc-xin

Tiêu thụ
Khí CO2, H2S, CH4…
Chất thải rắn: Phân, thức ăn thừa
Nước thải: Nước tiểu, nước vệ
sinh

Lợn nái sinh sản

Hình 1.1. Quy trình chăn nuôi lợn nái kèm dòng thải
24

Đỗ Đăng Khoa, khóa 2008-2010


×